Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sỹ: Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình (19912010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.5 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp phát triển chung của toàn nhân loại, giáo dục luôn giữ một vai
trò vô cùng quan trọng. Nó là chìa khoá dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến tới
một thế giới tốt đẹp hơn. Nó góp phần vào việc lưu giữ những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và phát triển, truyền bá văn minh nhân loại. Trong thời đại ngày naythời đại của sự bùng nổ tin học, thời đại “kinh tế tri thức”, thời đại “ toàn cầu hoá” …
đặc biệt là sự phát triển của công nghệ cao thì giáo dục- đào đạo là động lực chính
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế- xã hội, là nguồn lực quan trọng quyết định vị thế
của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy trong thời đại ngày nay, các quốc
gia đều rất coi trọng sự phát triển của giáo dục- đào tạo. Ở nước ta, giáo dục và đào
tạo đã được coi là quốc sách hàng đầu, với quan điểm giáo dục của dân, do dân, vì
dân, giáo dục gắn chặt với nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng.
Sự phát triển của giáo dục và đào tạo trải qua một quá trình diễn ra liên tục
trong nhiều năm theo các cấp học, bậc học: từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học…Trong đó, giáo
dục trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và phẩm chất nhân
cách tốt. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói
riêng là nhanh chóng nâng cao chất lượng dạy học ở các ngành học, cấp học, đặc biệt
là đổi mới công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông-cấp học cuối cùng để
người học bước vào đời.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục
THPT nói riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nổi bật cả
về chất lượng và số lượng: chất lượng giáo dục-đào tạo không ngừng được nâng cao,
mạng lưới giáo dục không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn
những hạn chế nhất định cần khắc phục, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trình độ quản
lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng
yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục-đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Do đó, việc nghiên cứu lịch sử của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh
Bình trong thời kỳ từ khi tái lập tỉnh 1991 đến năm 2010 là một việc hết sức cần thiết,


sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử giáo dục của đất nước nói chung, của tỉnh
nói riêng, từ đó rút ra những hạn chế, những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp giáo dục của tỉnh trong tương lai. Bản thân tôi là một người con của
1


quê hương Ninh Bình và tương lai sẽ là một giáo viên lịch sử, nhận thức được vai trò,
vị trí của sự nghiệp giáo dục- đào tạo, đặc biệt là tầm quan trọng của giáo dục trung
học phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài “ Giáo dục trung học phổ thông tỉnh
Ninh Bình (1991-2010)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giáo dục luôn là một trong những vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt là
trong giai đoạn “hiện đại hoá” đất nước hiện nay. Vì vậy mà nó luôn được nhiều các
cá nhân và tổ chức quan tâm nghiên cứu. Trong đó vấn đề giáo dục Ninh Bình, nhất
là từ khi tỉnh được tái lập (1991) đã có một số người quan tâm nghiên cứu :
Năm 2005, cuốn “Lịch sử Đảng bộ Ninh Bình”, tập 2 (1975-2000) được xuất
bản đã phản ánh lịch sử Đảng bộ tỉnh, trong đó có đề cập khái quát về giáo dục Ninh
Bình trong 25 năm kể từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên
cũng mới chỉ đề cập tới một số ít số lượng trường, lớp trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Mặc dù vậy những số liệu đó là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu giáo
dục Ninh Bình
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục đề tài “Các giải pháp thực hiện phổ cập
giáo dục bậc trung học của tỉnh Ninh Bình đến 2015” của tác giả Ngô Thành Hưng
(năm 2007) trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng của công
tác phổ cập giáo dục, đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi thực hiện phổ cập
bậc trung học ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình đến năm 2020” của tác giả Đinh
Hữu Lực (2008) đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Ninh Bình.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục đề tài “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của hiệu trưởng các trường trung học phổ
thông thành phố Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Hữu Tính (năm 2008) đã nghiên
cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Ninh Bình và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục.
Năm 2010, Ban tuyên giáo Ninh Bình và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã
phát hành cuốn “Địa chí Ninh Bình”, gồm gần 1500 trang với 6 phần, đã trình bày
một cách có hệ thống các lĩnh vực như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, hệ thống
2


chính trị, quốc phòng, an ninh...của tỉnh Ninh Bình. Trong đó đã đề cập một cách
khái quát nhất đến giáo dục Ninh Bình qua từng thời kỳ lịch sử từ thời kỳ phong kiến
đến nay. Đó là những tư liệu hết sức quý giá đối với việc nghiên cứu về giáo dục
Ninh Bình nói chung và giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình nói riêng.
Bên cạnh đó là một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục khác như: đề tài “
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ
thông huyện Yên Khánh-Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay” của Đỗ Văn Thông
(năm 2008); đề tài “ Dự báo, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên huyện Nho
quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2015” của Nguyễn Thị Yến ( năm 2008); “ Biện pháp
phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường trung
học phổ thông ở thành phố Ninh Bình-tỉnh Ninh Bình” của Lê Quốc Huy (năm 2009).
Ngoài ra trên các báo, tạp chí địa phương và đặc biệt là trong các báo cáo tổng kết
hàng năm của Sở giáo dục-đào tạo Ninh Bình cũng đề cập tới sự phát triển của giáo
dục phổ thông tỉnh.
Nói tóm lại, cho đến nay đã có một số bài báo, luận văn có đề cập đến giáo dục
trung học phổ thông Ninh Bình nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ

và hệ thống về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình từ khi tách tỉnh đến nay.
Tất cả các công trình, bài viết nói trên mới chỉ đề cập một cách sơ lược hoặc chỉ đi
sâu nghiên cứu một mặt cụ thể. Tuy nhiên đã chứa đựng những tư liệu hết sức quý
giá về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình để tôi tham khảo cho công trình
nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục THPT Ninh Bình gồm quá trình phát
triển, những thành tựu, hạn chế của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Toàn bộ hệ thống giáo dục trung học phổ thông trong tỉnh
Ninh Bình
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh
Bình từ năm 1991 khi tách tỉnh đến năm 2010.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những điều kiện ảnh hưởng đến giáo dục trung học phổ thông tỉnh
và tình hình giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình trước khi tái lập tỉnh năm 1991
- Khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh
Bình từ năm 1991 đến năm 2010
3


-Rút ra được những thành tựu, hạn chế, những đặc điểm và những vấn đề còn tồn
tại của giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình để có những giải pháp cho quá trình
phát triển của giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình trong những năm tiếp theo.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng khai thác triệt để các nguồn
sử liệu viết về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 19912010, gồm các nguồn tài liệu sau:
-Các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng làm cơ sở lí luận

nghiên cứu.
-Các niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình từ 1991 đến 2010.
-Các báo cáo tổng kết năm học của Sở giáo dục-đào tạo Ninh Bình giai đoạn
1991-2010.
-Các văn bản chỉ thị, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Bộ giáo
dục-đào tạo liên quan đến giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình.
-Các tác phẩm lịch sử có liên quan đến giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
-Các luận văn, bài viết liên quan đến giáo dục phổ thông Ninh Bình.
-Các tài liệu lưu trữ ở một số trường trung học phổ thông tiêu biểu.
Ngoài ra là các kết quả có được khi đi điền dã, thực tế ở một số trường trung
học phổ thông.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
-Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những biểu hiện khác nhau của
phương pháp biện chứng macxit:
+Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét các hiện tượng, sự vật qua các
giai đoạn cụ thể với mọi tính chất cụ thể của nó.
+Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, sự vật trong
hình thức tổng quát của nó, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung
trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức này.
-Phương pháp thống kê, hệ thống, đối chiếu, so sánh các sự kiện để thấy được
sự phát triển qua các thời kỳ của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình từ
1991-2010
-Phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động qua lại
giữa bối cảnh lịch sử với tình hình giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình trong thời
kỳ 1991-2010.
4


- Phương pháp điền dã để khảo sát tình hình thực tế.

5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình ngiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống giáo dục trung
học phổ thông tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ từ sau khi tách tỉnh năm 1991 đến năm
2010. Trên cơ sở đó, luận văn làm rõ đặc điểm, sự phát triển của giáo dục trung học
phổ thông tỉnh Ninh Bình và rút ra được những nguyên nhân của sự phát triển đó.
Đồng thời rút ra được những vấn đề còn tồn tại trong giáo dục trung học phổ thông
Ninh Bình ngày nay để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu để giáo
dục trung học phổ thông Ninh Bình ngày càng phát triển.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình trước năm
1991.
Chương 2: Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ 1991-2010.
Chương 3: Thành tích, hạn chế và những đặc điểm của giáo dục trung học phổ
thông tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1991-2010
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 1991
1.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là một tỉnh cực nam đồng bằng Bắc Bộ, là một địa bàn chiến lược
vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích nhỏ so với cả nước và trung bình so với
đồng bằng sông Hồng với 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện,1 thị xã, 1 thành phố.
Địa hình tự nhiên phân thành 3 vùng rõ rệt:
Thứ nhất là vùng núi đá vôi ở phía Tây và Tây Bắc của tỉnh với những dãy núi
đá vôi trùng điệp. Thứ hai là vùng đồng bằng chiêm trũng. Thứ ba là vùng đồng bằng
ven biển ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh và phía Nam huyện Yên Mô.
Khí hậu ở Ninh Bình tương đối đồng nhất. Hệ thống giao thông thủy bộ ở Ninh
Bình tương đối thuận lợi.

1.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
Dân số Ninh Bình hiện nay khoảng 920.000 người. Nhân dân Ninh Bình sống
chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi còn có các ngành nghề thủ công
5


mỹ nghệ phát triển mạnh như khai thác đá và trạm trổ đá mỹ nghệ, thêu ren, dệt chiếu
và hàng cói, đồ gốm, đan lát…
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế Ninh Bình đã có bước phát triển, tốc độ
tăng trưởng khá. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và
được cải thiện nhiều mặt. Vị thế Ninh Bình được khẳng định và nâng cao.
1.1.3. Dân cư và truyền thống hiếu học
*Dân cư
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, hiện nay Ninh Bình có hơn 900 nghìn người,
trong đó người Kinh đông trên 98 %; người dân tộc Mường ở 5 xã Nho Quan có trên
100 ngìn người; người theo đạo Thiên chúa có hơn 135 ngìn người, chiếm 15 % dân
số toàn tỉnh.
Nhân dân Ninh Bình đã có nhiều đóng góp vào lịch sử chung của dân tộc.
Trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ thời kỳ mở nước đến nay
đã mấy nghìn năm, thời nào Ninh Bình cũng có nhiều anh hùng hào kiệt.
* Truyền thống hiếu học
Ninh Bình là vùng đất có truyền thống hiếu học. Tỉnh đã có nhiều người đỗ đạt
cao trong các khoa thi thời phong kiến. Nổi bật như: Trương Hán Siêu (thời Trần),
Vũ Duy Thanh (thời Nguyễn), Phạm Thận Duật (thời Nguyễn)…Ngoài ra còn rất
nhiều người đỗ đạt các vị như tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, sinh đồ…
Ngày nay, kế thừa những di sản vô giá đó, tỉnh Ninh Bình có những nhà giáo
giàu tâm huyết, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc, thành tài, hoạt động trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Truyền thống hiếu học là sự thể hiện tính cần cù và chịu khó học
hỏi của người dân Ninh Bình.
1.2. Khái quát về giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình từ sau Cách

mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1991
1.2.1. Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình từ sau cách mạng
Tháng 8 năm 1945 đến năm 1954
Do chính sách “ngu dân” của thực dân pháp nên đến trước Cách mạng Tháng
8/1945 người biết chữ toàn tỉnh chiếm 3% dân số. Suốt 80 năm Pháp thuộc chỉ có cấp
tiểu học ở Ninh Bình, không có lớp cấp trung học (dù là cấp Trung học cơ sở).
Cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung
ương Đảng, Ngành giáo dục và đào tạo Ninh Bình đã tiến hành triển khai công tác
diệt giặc dốt và xây dựng hệ thống trường lớp cấp phổ thông trong tỉnh. Thời kỳ này,
giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình đã có những bước tiến đáng kể.
6


Tháng 9/1949, trường trung học đầu tiên của tỉnh được thành lập, đó là trường
Hoa Lư. Sau có thêm trường tư thục La Văn Cầu.
Ngày 30/6/1954, Ninh Bình được hoàn toàn giải phóng. Thành tích giáo dục
cấp 3 ở vùng tự do đến lúc này đã đạt được là có một trường, 320 học sinh, 10 giáo
viên quốc lập.
1.2.2. Giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình trong những năm 1954-1965
Sau ngày hòa bình lập lại (1954), sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh được tích cực
phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1959, giáo dục Ninh Bình được phát triển hơn trước, hoàn chỉnh về tất cả
các ngành học, cấp học, ở tất cả các địa bàn, cả miền núi, vùng Thiên chúa giáo. Trong
đó giáo dục phổ thông cấp III có những bước tiến mạnh.
* Phát triển trường lớp:
Năm học 1959-1960: Mở trường cấp III Ninh Bình (ngày 7/11/1960 mang tên
Lương Văn Tụy).
Đến năm 1964-1965 Ninh Bình đã có 5 trường cấp 3. Năm học này có 2.504
học sinh, giáo viên có 198 người.
Về nội dung giáo dục: thực hiện giáo dục toàn diện về 7 mặt: Đức-Trí-Kỹ-LaoQuân-Thể-Mỹ. Các trường đẩy mạnh thi đua cải tiến giảng dạy và học tập, làm đồ

dùng dạy và học, mở hội thi giảng dạy, hội thao thể dục quân sự.
Tóm lại trong hơn 10 năm hòa bình ở Miền Bắc, giáo dục Ninh Bình đã khắc
phục khó khăn, có bước phát triển mạnh, toàn diện, đồng đều. Nghành học nào cũng
có điển hình tốt, giữ được vị trí tiên tiến về nhiều mặt trong phong trào giáo dục
chung của cả nước.
1.1.3. Giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình thời kỳ chống Mỹ cứu nước
1965-1975
Cuộc kháng chiến chống Mỹ tuy rất gay gắt, ác liệt nhưng không thể hạn chế
bước tiến của giáo dục. Trong khó khăn và bom đạn của chiến tranh, các trường cấp
III tỉnh Ninh Bình vẫn phát triển rất nhanh
Giai đoạn này hệ thống trường lớp được mở rộng: Năm 1964-1965 toàn tỉnh có
5 trường cấp III với 2504 học sinh. Đến năm 1972-1973 có 13 trường.
Số lớp, giáo viên, học sinh cũng tăng đáng kể.
Trong suốt 10 năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, giáo dục Ninh Bình nói
chung, giáo dục cấp III Ninh Bình nói riêng luôn duy trì phong trào học tập. Chất
lượng dạy và học được cố gắng bảo đảm và tích cực nâng cao.
7


1.1.4. Giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình trong thời kỳ hợp tỉnh Hà
Nam Ninh (1976-1991)
Theo chủ trương của BCH Trương ương Đảng, quốc hội khóa III, kỳ họp thứ II
ngày 27/12/1975 đã quyết định: hợp nhất 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành tỉnh Hà
Nam Ninh.
Trong thời kỳ hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh, nền giáo dục của Tỉnh tiếp
tục được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Quy mô trường lớp được mở rộng hơn.
Giáo dục của tỉnh Hà Nam Ninh những năm 1976-1991 là một trong những địa
phương mạnh trong cả nước. Giáo dục Ninh Bình với những nỗ lực tích cực vượt bậc,
đã góp phần xứng đáng vào những thành tích lớn được chính phủ và Bộ Giáo dục ghi

nhận và biểu dương chung trong Hà Nam Ninh
Tiểu kết chương 1
Nhân dân Ninh Bình có truyền thống hiếu học qua các thời đại. Trong mọi
hoàn cảnh, Ninh Bình luôn vươn lên khắc phục và chiến thắng khó khăn trở ngại.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giáo dục Ninh Bình đã không phát triển
được do sự kìm hãm của chế độ phong kiến thực dân. Cách mạng tháng 8-1945 thành
công, phong trào giáo dục Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh, đạt nhiều thành
tích nổi bật. Trong đó giáo dục cấp III đạt được những thành tích hết sức to lớn, phát
triển mạnh về quy mô lẫn chất lượng. Khi hợp nhất tỉnh, phong trào giáo dục Ninh Bình
đã phát triển mạnh đều về tất cả các ngành học, cấp học. Tuy giáo dục cấp III giai đoạn
hợp nhất có sự suy giảm đáng kể do điều kiện khó khăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
dạy và học, đào tạo ra nguồn nhân lực quý giá cho đất nước. Đặc biệt những kết quả đạt
dược trong 5 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã đặt cơ sở cho ngành giáo dục
trung học phổ thông Ninh Bình phát triển mạnh mẽ từ sau khi tái lập tỉnh
Chương 2: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH
TRONG THỜI KỲ 1991-2010
2.1. Giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình trong những năm 1991-1996
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Bước vào những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế có những diễn biến
phức tạp .
-Chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở vào giai đoạn thoái trào. Chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ.
8


-Đế quốc Mỹ tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, câu kết
với các thế lực phản động trong nước và quốc tế tăng cường chống phá cách mạng
Việt Nam.
Ngày 26/12/1991 tỉnh Hà Nam Ninh được chia tách thành 2 tỉnh là Ninh Bình
và Nam Hà.

Thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình khi tách tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó cũng đã tác động rất lớn tới tình hình giáo dục THPT thời kỳ này.
2.1.2. Chủ trương về giáo dục Trung học phổ thông của tỉnh
Ngay từ khi tái lập, Đảng bộ Tỉnh đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí quốc sách
hàng đầu của giáo dục và đào tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội
ở địa phương.
Tỉnh ủy Ninh Bình đã đề ra mục tiêu: Tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển sự
nghiệp giáo dục ở Ninh Bình trên cơ sở giữ vững những kết quả đã đạt được, từng
bước trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Các chủ trương về giáo dục đó của lãnh đạo Tỉnh có tác dụng rất lớn trong việc
giúp giáo dục THPT Ninh Bình khắc phục được những khó khăn và phát huy những thành
quả đã đạt được nhằm đưa giáo dục Ninh Bình tiến lên một giai đoạn phát triển mới.
2.1.3. Tình hình giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình trong những
năm 1991-1996
2.1.3.1. Hệ thống trường, lớp, học sinh
Sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND
tỉnh, Sở Giáo dục-Đào tạo, cấp học THPT Ninh Bình bắt đầu ổn định và có sự
chuyển biến dần về số lượng và chất lượng.
Bảng thống kê tình hình trường, lớp, số lượng học sinh
từ năm 1991-1996
Năm học
1991-1992
1992-1993
1993-1994
1994-1995
1995-1996

Trường
15
15

17
18
18

Lớp
160
174
215
249
281

Học sinh
6.628
6.850
10.167
12.419
14.781

(Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình).
Qua bảng thống kê ta thấy: Số học sinh THPT năm học 1995-1996 tăng 223%
so với năm học 1991-1992. Đó thực sự là sự tiến bộ vượt bậc của giáo dục THPT
Ninh Bình.
9


Cùng với đó là tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng.
Số học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng mỗi năm một tăng. Tỉ lệ
học sinh tốt nghiệp cao.
2.1.3.2. Đội ngũ giáo viên
Sau khi tách tỉnh vào cuối năm 1991, đội ngũ cán bộ, giáo viên của Ngành giáo

dục Ninh Bình có sự thiếu hụt, do cán bộ Ngành phải chia đôi , giáo viên cũng bị
phân tán.
Trong những năm 1991-1996, Ngành đã cố gắng tìm mọi biện pháp để đảm
bảo số lượng giáo viên đứng lớp. Qua 5 năm tách tỉnh, số lượng giáo viên ngày càng
tăng cao và về cơ bản đã bố trí đủ giáo viên dạy văn hóa. Có thể thấy sự phát triển
của nguồn giáo viên qua bảng thống kê sau
Bảng thống kê số lượng giáo viên giai đoạn 1991-1996
Năm học
Tổng số GV
GV nam
GV nữ
1991-1992
469
307
162
1992-1993
526
345
181
1993-1994
464
221
243
1994-1995
483
226
257
1995-1996
504
232

272
(Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình)
Ngành đã tiến hành bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ 1992-1996. Đến năm
1996, Ngành đã tiến hành triển khai thi cấp chứng chỉ cho các giáo viên tham gia bồi
dưỡng. Kết quả là tất cả các giáo viên tham gia bồi dưỡng đều đã được cấp chứng chỉ,
đạt tỉ lệ 100 %.
Ngành đã mở các lớp học để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên theo hệ thống chương trình đào tạo.
Tuy nhiên việc xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý còn bộc
lộ những tồn tại sau đây:
Thứ nhất, giáo viên còn thiếu và không đồng bộ:
Thứ hai, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm, vai trò là “tấm gương sáng”
của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Thu nhập của đại bộ phận giáo viên
còn thấp nên đời sống giáo viên nhìn chung còn gặp khó khăn.
Thứ ba, công tác bồi dưỡng ở một số nơi hiệu quả đạt dược còn thấp. Việc tổ
chức thi cử để đạt chuẩn chưa được chỉ đạo thực sự chặt chẽ và nghiêm túc.
2.1.3.3. Cơ sở vật chất của nhà trường và các trang thiết bị dạy học
Khi tách tỉnh Ninh Bình thì việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và cung
cấp các trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học vẫn được chú
trọng đầu tư.
10


* Về cơ sở vật chất:
Tính chung trong toàn ngành giáo dục Ninh Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh chủ trương tập trung đầu tư thích đáng cho giáo dục với mức chi hơn 25 % tổng
ngân sách địa phương hàng năm.
Với cấp THPT, số lớp học năm học 1995-1996 gấp hơn 1,7 lần năm 19911992, tỉ lệ phòng xây lợp ngói rất cao, trường học cao tầng nhiều lên đáng kể.
Năm 1996, thiên tai bão lụt liên tiếp đã làm cho rất nhiều phòng học bị hư hại
cùng với số học sinh tăng nhanh làm tăng thêm khó khăn về cơ sở vật chất. Mặc dù

vậy, các địa phương đã tích cực sửa chữa và xây dựng mới đảm bảo có đủ phòng học
cho học sinh học hai ca.
* Thiết bị trường học:
Công ty phát hành sách giáo khoa tiếp tục hoạt động tích cực. Có nhiều cố
gắng bảo đảm phục vụ các yêu cầu thay sách giáo khoa, cung cấp sách cho giáo viên
cũng như sách tham khảo.
Nhiều thư viện trường học đã đạt tiêu chuẩn quy định với lượng sách phong
phú và sử dụng có hiệu quả.
Toàn tỉnh đã có phong trào thi đua cải tiến, sưu tầm, tự sáng tạo đồ dùng dạy
học và mua sắm thiết bị dạy giảng dạy đạt kết quả khá.
Cho đến năm 1996, hầu hết các trường THPT đã được đầu tư trang bị máy vi
tính, một số trường được trang bị phòng học tiếng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời kỳ 1991-1996, cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học cũng còn những khó khăn hạn chế nhất định như:
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật các trường học còn nghèo nàn. Nhiều trường
không có đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập và hoạt động
của học sinh.
Việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học chưa được quan tâm đúng mức
nên còn để hư hỏng, mất mát và lãng phí nhiều.
Như vậy, dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự cố gắng của Ngành, sự quan tâm
đầu tư của Trung ương và địa phương, hệ thống cơ sở trường lớp và trang thiết bị từng
bước được tăng cường, góp phần tạo sự chuyển biến chất lượng giáo dục trong các
trường phổ thông.

11


2.1.3.4. Các hoạt động giáo dục
Các cấp quản lý giáo dục từ Sở Giáo dục-Đào tạo đến Phòng giáo dục và các
nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo và quản lý để nâng cao chất lượng dạy và

học với những hoạt động chủ yếu là:
Quy định nề nếp dạy và học, chỉ đạo dạy đủ và đúng phân phối chương trình,
kế hoạch dạy học.
Việc dạy và học nghề phổ thông đã đi dần vào nề nếp. Việc dạy ngoại ngữ, tin
học ở một số trường THPT đã được quan tâm hơn.
Nhiều trường đã chú trọng giảng dạy môn Giáo dục công dân, giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật, giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình, giáo dục an toàn giao
thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
Giáo dục quốc phòng tiếp tục được duy trì và đi vào nề nếp ở các trường THPT.
Giáo dục thể chất và vệ sinh môi trường có tiến bộ.
Các hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn hóa xã hội, phong trào giúp
bạn nghèo vượt khó trong học tập, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, chăm sóc
bà mẹ Việt Nam anh hùng và các hoạt động Đoàn…đã có tác dụng tốt, góp phần hình
thành nhân cách trong học sinh.
Như vậy, ngành giáo dục THPT Ninh Bình trong những năm 1991-1996 đã có
nhiều tiến bộ và phát triển theo hướng xã hội hoá. Cấp học THPT đến năm 1996 tăng
trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng so với năm 1991. Đó là cơ sở để Ngành Giáo dụcĐào tạo Ninh Bình tiếp tục phát huy đạt kết quả cao hơn trong những giai đoạn sau.
2.2. Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình trong những năm
1996-2010
2.2.1. Những thuận lợi mới
Sau 10 năm thực hiện đổi mới nhân dân ta đã giành được những thành tựu to
lớn trên các lĩnh vực. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Chính điều đó
là nền tảng, là điều kiện thúc đẩy giáo dục ngày càng phát triển.
Để triển khai thực hiện NQ Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ 2 BCH TW ngày
24/12/1996 đã thông qua “ Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ
công nghiệp hóa-hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”,.
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) ra đời là một định hướng phát triển GD-ĐT đúng
đắn, là mốc đánh dấu sự chuyển biến lớn về tư duy trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo
12



của Đảng, có ý nghĩa thúc đẩy giáo dục phát triển tiếp theo sau Nghị quyết TW 4
(khóa VII) của Đảng.
12/1998 luật giáo dục được thông qua
Tất cả những sự kiện trên là những nhân tố mới trực tiếp tác động tới sự nghiệp
xây dựng và phát triển giáo dục-đào tạo của cả nước nói chung, của tỉnh Ninh Bình
nói riêng.
Sau 5 năm tách tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội cũng như các lĩnh vực văn hóa-xã
hội của tỉnh có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Điều đó
đã tạo cơ sở rất tốt cho sự vươn lên mạnh mẽ của giáo dục Ninh Bình.
2.2.2. Chủ trương về giáo dục Trung học phổ thông của tỉnh Ninh Bình
Thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 2 (Khóa VIII), quán triệt
sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục-đào tạo và chủ trương vận động xã hội hóa
giáo dục, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đầu tư, phát triển sự nghiệp
giáo dục ở địa phương với những nhiệm vụ cơ bản như:
Tăng cường đội ngũ giáo viên về số lượng và nâng cao chất lượng
Mở rộng qui mô và có biện pháp quản lý chặt chẽ trường lớp bán công bậc THPT.
Củng cố hệ chuyên tại trường THPT Lương Văn Tụy cũng như củng cố và nâng
cao chất lượng trường phổ thông dân tộc nội trú.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học
ở các trường THPT.
Lập lại kỷ cương, xây dựng nề nếp trong dạy và học. Đảm bảo dạy đủ và đúng
chương trình các môn học.
Tiếp tục đổi mới việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh cũng nêu ra các giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, lập lại trật tự kỷ cương trong Ngành giáo
dục-đào tạo.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học cho các trường học:
Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.
Như vậy, bước vào giai đoạn mới tỉnh Ninh Bình đã có những chủ trương hết
sức đúng đắn về giáo dục và đào tạo. Nhờ đó, giáo dục thời kỳ này có bước phát triển
hết sức mạnh mẽ.
13


2.2.3. Tình hình giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình giai đoạn
1996-2010
2.2.3.1. Hệ thống trường, lớp, học sinh
Giai đoạn này số lượng trường lớp phát triển mạnh với nhiều loại hình khác
nhau. Số lượng trường, lớp, học sinh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng số liệu thống kê tình hình trường, lớp, số lượng học sinh
từ 1996 đến 2010
Năm học
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010


Số trường

Số lớp

Số học sinh

19
20
20
20
22
23
23
23
25
25
26
27
27
27

324
362
418
474
519
560
603
636

675
716
761
761
739
712

17.205
19.876
23.249
26.841
29.352
31.210
33.003
33.792
35.352
37.247
40.002
38.992
35.306
32.443

¬

(Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình)
Tính đến năm học 2009-2010, so với năm 1996 giáo dục THPT Ninh Bình tăng
8 trường, 388 lớp và 15238 học sinh. Điều đó cho thấy sự phát triển vượt bậc của giáo
dục THPT Ninh Bình.
2.2.3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên
Trong vài năm gần đây, tình hình giáo dục trung học phổ thông nói chung đã đi

vào ổn định, đội ngũ giáo viên khá đồng đều về chất lượng và cơ cấu bộ môn, đáp
ứng những đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục tỉnh
* Về số lượng:
Tỉnh Ninh Bình đã có những biện pháp, chính sách riêng đối với cán bộ, giáo
viên. Tỉnh đã áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên mềm
dẻo, linh hoạt trên cơ sở khung chương trình đào tạo.
Tỉnh còn tích cực công việc đào tạo thêm bằng việc kết hợp với các trường đại
học khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Do đó,
Ninh Bình đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên khá đồng đều.
14


Sau 15 năm, số lượng giáo viên tăng từ 556 người năm 1996 lên 1586 người
năm 2010, tăng gần 3 lần.
*Về chất lượng
Trong các năm học từ 1996-2010, công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có những bước tiến đáng kể. Việc
chuẩn hóa đội ngũ và cử đi đào tạo trên chuẩn trở thành một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các nhà trường. Hàng năm tỉnh đã dành khoản kinh phí hàng tỷ đồng
để đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên
Công tác bồi dưỡng giáo viên được triển khai đầy đủ, thường xuyên và kịp thời
ở các trường THPT góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Tỉ lệ đạt chuẩn luôn ở mức cao, trên 97%.
Song song với các hoạt động chuyên môn, Công đoàn Ngành tổ chức hoạt
động thi đua “Hai tốt”, chỉ đạo cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”,
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, động viên
giúp đỡ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
2.2.3.3. Cơ sở vật chất của nhà trường và các trang thiết bị dạy học
Thời kỳ 1996-2010 Ngành Giáo dục-Đào tạo Ninh Bình tiếp tục nhận được sự

quan tâm, đầu tư của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Tỉnh để tăng cường củng cố, xây dựng cơ
sở vật chất trường, lớp…..Ngành đã sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, để xây
dựng cơ sở vật chất theo đúng kế hoạch
* Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng đảm bảo, dần đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đối với cấp THPT, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện xây dựng phòng học
theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo hướng
chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
Tính đến năm 2010, 27 trường THPT trên địa bàn tỉnh có phòng học kiên cố
đạt tỉ lệ cao tới hơn 90 %.
Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư xây dựng khối phòng phục vụ làm việc của
giám hiệu và các tổ chức đoàn thể, khối công trình phụ trợ…ở các trường còn thiếu
và đang từng bước được bổ sung.
Trên thực tế, Ninh Bình là một trong những tỉnh gặp nhiều khó khăn trong
công tác xây dựng cơ sở vật chất. Mới chỉ có một số trường trọng điểm được đầu tư
15


toàn diện về cơ sở vật chất như trường chuyên Lương Văn Tụy, Nguyễn Huệ, Yên
Khánh A…
Cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và công tác y tế học đường cũng được chú
trọng đầu tư.
* Trang thiết bị dạy học
Ngành giáo dục và đào tạo cũng tăng dần nguồn kinh phí để phục vụ mua sắm
sách giáo khoa và các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học.
Trang thiết bị và đồ dùng dạy học được cấp theo dự án đổi mới giáo dục phổ
thông; trang thiết bị tự mua sắm…trong những năm qua đã tăng nhanh và đã phát huy
được tác dụng
Tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 27/27 trường THPT có thư viện, đạt 100%.

Các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về cơ bản là đầy đủ. Các thiết bị phục vụ
dạy và học ngày càng được tăng cường và hoàn thiện hơn.
2.2.3.4. Các hoạt động giáo dục
* Các hoạt động giáo dục ở nhà trường
Sở Giáo dục-Đào tạo đã liên tục triển khai tập huấn chuyên đề để nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dụcĐào tạo
Ngoài ra, Sở còn chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy tích hợp giáo dục pháp
luật, luật giao thông đường bộ, hướng nghiệp dạy nghề phổ thông, giáo dục dân số và
kế hoạch hóa gia đình…để góp phần nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm công dân
cho học sinh
Các hoạt động thao giảng chọn giáo viên dạy giỏi đã thành nề nếp thường
xuyên ở tất cả các trường học.
Tại các trường học, nề nếp học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. Số học sinh
chăm học tăng lên nhiều, học sinh đã có ý thức tự học độc lập. Số lượng học sinh và
chất lượng các giải học sinh giỏi về văn hóa, TDTT ở cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày
càng cao.
Về công tác giáo dục thể chất: 100% các trường THPT đều tiến hành giảng dạy
theo chương trình của Bộ GD - ĐT, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên thể dục.
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Đi đôi với các hoạt động học tập của học sinh, các hoạt động ngoài giờ của học
sinh cũng được đẩy mạnh với sự chỉ đạo của toàn ngành giáo dục
16


Các trường THPT đã vận động phong trào “sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật”, xây dựng nề nếp tự quản của học sinh.
Tăng cường giáo dục đạo đức trong trường học, coi trọng công tác chủ nhiệm
lớp, tập trung giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, nếp sống văn
minh lành mạnh, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản

vị thành niên…
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút đông đảo học sinh
tham gia. Các hoạt động từ thiện góp tiền ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, ủng hộ
người nghèo, người khuyết tật…được duy trì thường xuyên và có hiệu quả.
Trong những năm gần dây Sở Giáo dục-Đào tạo đã triển khai, tổ chức thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở diện rộng.
Công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội cũng được
đẩy mạnh ở các trường, đưa vào trong các giáo dục chính khóa và ngoại khóa.
Về công tác Chữ Thập Đỏ trường học: Công tác xã hội nhân đạo, từ thiện và
đền ơn đáp nghĩa với các phong trào “Giúp đỡ bạn nghèo”. “Ngày vàng vì tình bạn”,
“ Cứu giúp thiên tai”, “Gúp giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” , chăm sóc
và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng…
* Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề
Các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề được đẩy mạnh ở hầu hết các trường
THPT. Gần 100% các trường THPT tham gia học nghề, chủ yếu là các nghề: công
nhiệp dân dụng, nông nghiệp, lâm nghiệp…Hằng năm, Sở tổ chức thi nghề cho học
sinh lớp 12. Kết quả xếp loại được tính điểm khuyến khích cộng vào điểm thi tốt
nghiệp THPT.
Các hoạt động đó đã giúp gắn kết nhà trường và học sinh với thực tiễn sản xuất
và đời sống địa phương.
Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại, yếu kém trong công tác hướng nghiệp,
dạy nghề cần phải khắc phục như:
Do nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ này nên một số cơ sở giáo dục, một số
cán bộ, giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc, thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn.
2.2.3.5. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
Trong những năm qua công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc trung học
ở Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng.
Sở GD - ĐT Ninh Bình đã ban hành những văn bản hướng dẫn các trường
THPT triển khai công tác tổng kết xây dựng trường chuẩn quốc gia tại cơ sở theo các
nội dung hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17


UBND tỉnh cũng như Sở Giáo dục và đào tạo và các Ban, Ngành tìm mọi cách
để huy động các nguồn lực tài chính: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương,
nhân dân đóng góp để đầu tư phát triển trường học.
Các địa phương có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học trên cơ sở
đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia của địa phương tập trung kiên cố hóa phòng
học; xây dựng các phòng học bộ môn, khuôn viên, cảnh quan nhà trường…
Kết quả đến năm 2010, cấp THPT Ninh Bình đã có 2 trường đạt chuẩn quốc
gia. Đó là trường THPT Nguyễn Huệ (năm 2007) và trường THPT Yên Khánh A
(năm 2009).
Tuy nhiên nhìn chung, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn gặp
nhiều khó khăn, tiến độ xây dựng còn chậm.
Tiểu kết chương 2
Trải qua gần 20 năm (1991-2010), dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các
Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực của toàn dân, giáo dục trung học phổ
thông Ninh Bình đã vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.
Sau gần 20 năm được lập lại, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng được cơ cấu, hệ
thống giáo dục trung học phổ thông tương đối phù hợp, các loại hình trường lớp được
sắp xếp tổ chức lại và phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Cùng với đó là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như sự gia tăng về
số lượng học sinh.
Những tiến bộ và thành tích mà giáo dục trung học phổ thông Ninh Bình đạt
được trong gần 20 năm xây dựng và phát triển vừa qua chính là cơ sở tạo đà cho
những bước tiến mạnh mẽ hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
Chương 3: THÀNH TÍCH, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 1991 - 2010
3.1. Những thành tích
3.1.1. Về quy mô giáo dục
Quy mô giáo dục Trung học phổ thông được mở rộng trong cả tỉnh ở các vùng
với nhiều loại hình trường lớp
Cùng với sự phát triển của mạng lưới trường lớp là sự phát triển của đội ngũ
học sinh và đội ngũ giáo viên.
18


Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng được tăng cường về số lượng và chất lượng,
từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành.
Chất lượng giáo viên cũng từng bước được nâng lên. Sau gần 20 năm Ngành
giáo dục đã có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn.
Cơ sở trường, lớp cũng như các trang thiết bị dạy học trên địa bàn tỉnh đã được
tăng cường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục trung học phổ
thông của tỉnh.
3.1.2. Về chất lượng giáo dục
* Chất lượng giáo dục toàn diện
Chất lượng giáo dục trung học phổ thông đã có nhiều chuyển biến.
Bên cạnh các tiết học chính khóa, truyền thụ kiến thức cơ bản tới cho học sinh
thì các hoạt động như giáo dục đạo đức, các hoạt động nhân đạo, môi trường, pháp
luật, dân số…cũng được đưa vào giảng dạy.
Chính nhờ những cố gắng, nỗ lực phấn dấu với nhiều biện pháp thiết thực, phù
hợp nên chất lượng giáo dục THPT ở Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến cả về hạnh
kiểm, học lực cũng như ý thức trách nhiệm công dân trong học sinh được tăng lên, tỉ
lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm cao, đạt bình quân trên 90%.
Bảng thống kê kết quả giáo dục qua một số năm
Năm học


HS

Hạnhkiểm
(khá,giỏi)
1999-2000 26.841 24.988
2000-2001 29.352 28.265
2001-2002 31.210 30.102
2002-2003 33.003 31.837
2003-2004 33.792 32.727
2006-2007 40.002 38.137
2009-2010 32.443 30.931
* Chất lượng giáo dục mũi nhọn

Tỉ lệ
%
93.1
96.3
96.45
96.47
96.85
92.81
95.34

Học lực
(Khá,giỏi)
9.958
10.918
11.023
11.082
8.904

8.832
10.693

Tỉ lệ
%
37.1
37.2
35.32
33.58
26.35
22.08
32.96

Tỉ lệ tốt
nghiệp %

93.27
97.74
98.33
95.85
98.66
71.07
98.66

Giáo dục THPT Ninh Bình đã đạt được những thành tích đáng kể trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia và Quốc tế…Số học sinh tốt
nghiệp THPT thi vào đại học, cao đẳng, trung bình hàng năm có khoảng hơn 20% .
Chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước tiến bộ vượt bậc. Số lượng học sinh đạt
giải trong kỳ thi học sinh giỏi khá cao.


19


Bảng thống kê thành tích học sinh giỏi quốc gia qua một số năm
Năm học
1997-1998
1998-1999
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2009-2010

Tổng số giải
59
47
51
44
50
46
49
40
33
37
25

51

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Giải KK

1
2
1
0
3

11
6
16
14
9

26
27
17
20
19

13
9

16
12
18

0
0
2

6
2
9

13
10
27

18
13
13

(Nguồn: Sở GD-ĐT Ninh Bình)
Ngoài ra Ninh Bình cũng đã có một số học sinh xuất sắc được cử đi tham dự kì thi
học sinh giỏi quốc tế và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với 1 giải nhì, 2 giải
ba và 1 bằng khen.
Đây là kết quả rất đáng trân trọng và là niểm tự hào của nhân dân Ninh Bình
trong chiến lược bồi dưỡng nhân tài.
Ninh Bình cũng là tỉnh đã tổ chức nhiều sân chơi bổ ích nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Như vậy, trong chiến lược bồi dưỡng nhân tài mà Đảng và nhà nước ta đang
tập trung chỉ đạo Ngành giáo dục và đào tạo cả nước thực hiện thì những đóng góp

của cấp Trung học phổ thông Ninh Bình thật sự là đáng phấn khởi và đáng kể.
3.1.3. Công tác quản lý giáo dục
Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới. Các cấp quản lý giáo dục đã quan
tâm chỉ đạo thực hiện nền nếp dạy và học, thực hiện cuộc vận động Dân chủ-Kỷ
cương-Tình thương-Trách nhiệm.
Công tác kế hoạch được coi trọng. Sở đã tổ chức duyệt kế hoạch năm học cho
100% các Phòng giáo dục và các trường trực thuộc; văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo
đã xây dựng lịch chi tiết cho từng tuần, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo theo kế hoạch.
Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên, công tác tổ chức các
kỳ thi tiếp tục được đổi mới.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thành lập Trung tâm
Tin học, ngoại ngữ trực thuộc Sở.
3.1.4. Công tác xã hội hóa giáo dục
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, giáo dục
Ninh Bình đã huy động được sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân, các tổ
chức kinh tế, xã hội vào sự nghiệp giáo dục
20


Nhiều loại hình quỹ khuyến học, khuyến tài giúp học sinh nghèo vượt khó…đã
được hình thành. Đó thực sự là một nguồn khích lệ to lớn đối với giáo dục Ninh Bình
nói chung và giáo dục THPT Ninh Bình nói riêng.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã thu được những kết quả quan trọng trong việc
huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục, góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa
các loại hình trường lớp học, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội trong tỉnh.
3.1.5. Những nguyên nhân đạt được thành tích của giáo dục trung học phổ
thông tỉnh Ninh Bình
Sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Sự cố gắng, nỗ lực của
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn tỉnh.

Nhận thức về giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, nguồn lực huy động
được từ công tác xã hội hóa ngày càng cao.
Công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh Ninh Bình giành
được những thành tựu quan trọng, là sự hậu thuẫn vững chắc cho quá trình phát triển
của giáo dục và đào tạo.
Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm chú trọng, động viên
khuyến khích kịp thời thầy và trò
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
3.2.1. Những hạn chế
Chất lượng giáo dục chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Đội ngũ giáo viên tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng hiệu qủa,
chất lượng giảng dạy chưa tăng lên tương xứng.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông.
Công tác quản lý, chỉ đạo ở một số đơn vị chưa sâu sát, chặt chẽ.
Chưa khắc phục triệt để bệnh thành tích trong giáo dục.
Chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên nhưng chuyển biến còn chậm,
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chất lượng các trường THPT ngoài công lập, các lớp bán công trong trường
công lập chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ngoài ra, là những tác động của mặt trái của cơ chế thị trường cũng như những
khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội…
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Có sự bất cập giữa nhu cầu phát triển số lượng với yêu cầu về chất lượng giáo
dục. Nhu cầu học tập của con em nhân dân ngày càng cao trong khi các điều kiện để
đảm bảo chất lượng dạy học lại không theo kịp và không đáp ứng được yêu cầu.
21



Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ở một số nơi còn nghèo, thiếu thốn trang
thiết bị dạy học đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập ở các nhà trường.
Cơ chế phân cấp quản lý hiện nay vẫn còn chưa hợp lý, gây khó khăn cho
ngành trong việc điều hành, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.
Các trường ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn, bất cập về cơ chế chính
sách nhưng chậm được tháo gỡ. Đầu tư của nhà nước đối với loại hình này còn quá
thấp do vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chất lượng dạy học.
Mặt khác, những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động, làm ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục.
* Nguyên nhân chủ quan
Trước hết, cán bộ quản lí giáo dục chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo,
nhạy bén.
Thứ hai, một bộ phận giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng
nghề nghiệp còn hạn chế. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh còn
chạy theo thành tích.
3.3. Đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình giai đoạn
1991-2010
Đã phát triển đa dạng các loại hình trường lớp.
Có bước tiến bộ nhanh chóng, toàn diện và vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng so với thời kỳ trước khi tách tỉnh.
Các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cũng như các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp được chú trọng.
Số lượng học sinh theo Đạo cũng khá đông đảo.
3.4. Những vấn đề đặt ra cho giáo dục Trung học phổ thông Ninh Bình
hiện nay
Tiếp tục củng cố, kế thừa và phát huy những thành quả của giáo dục trung học
phổ thông đã đạt được trong gần 20 năm qua.
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị
vững vàng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh.
Cần phải có quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo

dục, đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy học.
Cần phải coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, đi đôi với việc khen
thưởng và kỷ luật hợp lý.
Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp, thiết bị dạy và học.
Trong nhà trường cần phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “dạy tốt-học
tốt”, xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục, đấu tranh chống tiêu cực.
Tiểu kết chương 3
Trải qua gần 20 năm (1991-2010) xây dựng và phát triển, giáo dục Trung học
phổ thông tỉnh Ninh Bình đã giành được những kết quả quan trọng, đó là: Quy mô
các cấp học được giữ vững và có bước phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
22


tiếp tục được tăng cường theo hướng phục vụ tốt hơn cho việc đảm bảo các yêu cầu
về chất lượng; xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh. Chất lượng
đội ngũ được nâng lên, phong trào học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ được đông đảo cán bộ, giáo viên tích cực hưởng ứng. Các hoạt động giáo
dục đạo đức lối sống, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã có bước phát triển tích
cực. Công tác quản lí, chỉ đạo của Ngành có nhiều đổi mới và mang lại những hiệu
quả thiết thực. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nên
giáo dục THPT Ninh Bình vẫn còn có nhiều hạn chế. Do vậy yêu cầu đặt ra cho giáo
dục THPT Ninh Bình là phải có những giải pháp thật hiệu quả nhằm hạn chế những
thiếu sót, phát huy những thành tích đã đạt được để đưa giáo dục THPT tỉnh ngày
càng vươn lên những tầm cao mới.

KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian gần 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1991) đến
năm 2010, dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Ninh Bình đã có những thuận lợi mới
để tập trung phát triển kinh tế-xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói
riêng. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Ngành giáo dục-đào tạo

Ninh Bình đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công
tác phát triển giáo dục và đào tạo và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh, Đảng bộ về
phát triển giáo dục của địa phương. Vì vậy, giáo dục Ninh Bình nói chung và giáo
dục THPT Ninh Bình nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào
việc thực hiện chiến lược phát triển con người và phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương, cũng như của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng dân chủ văn minh. Gần 20 năm về trước, sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo
của tỉnh chỉ được xếp vào loại trung bình và có biết bao khó khăn, thiếu thốn, vậy mà
hiện nay giáo dục Ninh Bình đã đổi mới rất nhiều, đã được Bộ GD-ĐT tặng cờ đơn vị
thi đua xuất sắc. Đó là những cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ lao động cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục và trên
hết là sự chăm lo, hiếu học của người dân Ninh Bình.
Hệ thống giáo dục THPT của Ninh Bình đã được củng cố, hoàn thiện và từng
bước phát triển. Điều đó được thể hiện trên các mặt sau:
Về quy mô giáo dục: được mở rộng và từng bước ổn định. Tỷ lệ học sinh vào
THPT cũng như học sinh tốt nghiệp lớp 12 hằng năm cao. Quy mô mạng lưới trường,
lớp được mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục với nhiều loại hình
trường lớp khác nhau như công lập, bán công, dân lập, dân tộc nội trú, đáp ứng nhu
cầu học tập của con em trong tỉnh. Số trường lớp, học sinh tăng nhanh theo từng năm.
23


Cho đến năm 2010 toàn tỉnh có 27 trường THPT, 32.443 học sinh với đội ngũ giáo
viên 1586 người trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng giáo dục ở bậc học THPT cũng có nhiều chuyển biến, tiến bộ vượt
bậc. Công tác giáo dục toàn diện cho học sinh THPT từng bước được nâng cao. Tỉ lệ
học sinh xếp loại khá, tốt về hai mặt giáo dục đều tăng lên. Mục tiêu giáo dục xã hội
chủ nghĩa được giữ vững. Các địa phương trong tỉnh đã kết hợp chặt chẽ với các
trường THPT, có nhiều biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh, qua đó các nhà trường có điều kiện để thực hiện xã hội hóa giáo dục

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng hiệu
quả giáo dục đã được chú trọng, đầu tư. Đội ngũ giáo viên chất lượng cao được bổ
sung qua hàng năm. Cơ sở vật chất phòng học ngày càng khang trang và các trang
thiết bị dạy học hiện đại dần được đưa vào trường học, từng bước đáp ứng nhu cầu
dạy và học.
Đạt được những thành tựu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó xuất phát điểm từ công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Cùng với đó là sự nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi khó khăn của đội
ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể học sinh các trường THPT trong
tỉnh đã góp phần đưa giáo dục THPT tỉnh nhà có bước khởi sắc to lớn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục THPT tỉnh Ninh Bình vẫn còn
bộc lộ những khó khăn, yếu kếm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước như: Chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh vẫn
chưa cao. Tỉ lệ học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế
chưa nhiều. Nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tiếp cận các thành tựu mới về
công nghệ dạy học hiện đại. Căn bệnh chạy theo thành tích vẫn là căn bệnh cố hữu
trong các trường THPT.
Tóm lại, trải qua 20 năm kể từ khi tái lập tỉnh, cùng với những chuyển biến
trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, ngành giáo dục-đào tạo Ninh Bình nói chung, giáo
dục THPT Ninh Bình nói riêng đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn thiếu
thốn, từng bước vươn lên đạt được những thành tựu cơ bản, góp phần to lớn trong
việc phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
nói riêng và của cả nước nói chung. Mặc dù trong sự phát triển đó, còn có nhiều hạn
chế, thiếu sót nhưng qua đó cũng giúp các cấp quản lí giáo dục địa phương rút ra
những bài học kinh nghiệm để tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm đưa giáo dục
THPT Ninh Bình phát triển lên một tầm cao mới trong những giai đoạn tiếp theo.

24




×