Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số quy định của WTO về rào cản phi thuế quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.3 KB, 7 trang )

2.1.1. Khái quát chung về việc sử dụng hàng rào phi thuế quan

Cùng với việc tham gia các FTA, các dòng thuế ngày càng giảm và hàng rào thuế
quan không còn nhiều ý nghĩa. Đây cũng là xu hướng chung trong quan hệ thương mại
giữa các nước trên thế giới. Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
về chủ đề “Thương mại và chính sách công: Cần giám sát chặt chẽ hơn các biện pháp phi
thuế quan trong thế kỷ 21" cảnh báo xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để
bảo hộ mậu dịch đang gia tăng trong thương mại quốc tế. Báo cáo công bố ngày 20/7 nêu
rõ các biện pháp phi thuế quan (NTM) - như các tiêu chuẩn, quy chế đối với hàng công
nghiệp và nông sản - tác động đến hoạt động thương mại thậm chí còn lớn hơn cả thuế
quan, làm nảy sinh các thách thức mới và rắc rối lớn hơn trong hợp tác quốc tế trong thế
kỷ 21.
Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hàng rào kỹ thuật hợp pháp, nhằm đảm
bảo cung ứng các hàng hóa đạt yêu cầu chất lượng. Một trong những hàng rào hiệu quả
nhất mà nhiều quốc gia phát triển hiện đang áp dụng hiệu quả chính là việc thiết lập các
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Việc thiết lập các hàng rào tiêu chuẩn về môi trường,
an toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tễ thông qua các biện pháp kiểm tra, kiểm định hoặc
kiểm dịch động thực vật vừa không vi phạm các cam kết của các hiệp định quốc tế mà
còn giúp bảo hộ tốt ngành sản xuất nội địa. Các biện pháp liên quan tới môi trường là một
xu hướng mới trong thương mại quốc tế. Có thể xem xét xây dựng cơ sở pháp lý để áp
dụng nhãn sinh thái là một tiêu chuẩn, không chỉ giúp người tiêu dùng nhận thức về sản
phẩm, tác động đối với môi trường mà còn là một hàng rào giúp bảo hộ ngành sản xuất
trong nước. Xu thế hội nhập quốc tế sẽ ngày càng khẳng định giá trị của tài sản trí tuệ, vì
vậy bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng sẽ là một hàng rào bảo hộ rất tốt đối với hàng hóa nhập
khẩu vào trong nước. Trong các thành viên của WTO, Hoa Kỳ và EU là 2 nước và khu
vực áp dụng các rào cản kỹ thuật nhiều nhất. Quy định và tiêu chuẩn hàng hóa tại các
nước đang phát triển tiếp tục được hoàn thiện, thể hiện qua sự phong phú về các biện
pháp TBT được công bố và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm quốc gia.


Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, ngành nông sản – thực phẩm đặc biệt


chịu tác động của các biện pháp phi thuế. Các sản phẩm nông sản thô và thực phẩm tươi
chịu tác động mạnh nhất bởi các rào cản phi thuế khi khảo sát của tổ chức này trên 23
quốc gia cho thấy mức độ chịu ảnh hưởng của các nhà xuất khẩu là trên 60%; theo sau là
thực phẩm chế biến với mức độ ảnh hưởng 55%. Các rào cản phi thuế tác động lên doanh
nghiệp vừa và nhỏ mạnh hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn do doanh nghiệp càng nhỏ
càng khó trang trải chi phí xuất khẩu (bao gồm chi phí liên quan đến các biện pháp kỹ
thuật). Trong khi đó, doanh nghiệp càng lớn thì càng đa dạng sản phẩm nên khả năng có
dòng sản phẩm vượt qua được các rào cản phi thuế cao hơn. Đối với cả doanh nghiệp lớn
cũng như vừa và nhỏ, tiếp cận thông tin về cơ hội xuất khẩu được xem là ưu tiên hàng
đầu trong hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản phi thuế. Trong khảo sát nói trên của
ITC, chi phí liên quan đến tiếp cận thông tin về quy trình và thủ tục được đề cập thường
xuyên hơn so với chi phí thực tế để vượt qua các rào cản kỹ thuật.
2.1.2. Một số quy định của WTO về rào cản phi thuế quan hiện nay
2.1.2.1.
Các biện pháp hạn chế định lượng

WTO quy định ngoài thuế quan, thuế nội địa và các loại phí khác, các thành viên
không được tạo ra hay duy trì những biện pháp như hạn ngạch, giấy phép hay các biện
pháp khác nhằm hạn chế số lượng nhập khẩu từ những thành viên khác, hay hạn chế số
lượng xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu tới các thành viên khác. Đó là các biện pháp hạn
chế định lượng:
+ Cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Prohibitions)
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất
đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập
khẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy
cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu…. WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu
không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm
xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ ví dụ như: cần thiết để đảm bảo



an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích công cộng; cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ
con người, động vật và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các
tài sản quốc gia;…
+ Hạn ngạch (quotas)
Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu
một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thể xác định hoặc không
xác định cụ thể. Theo điều XI – GATT/1994 có quy định các nước không được sử dụng
biện pháp này vì nó làm ảnh hưởng đến thương mại thế giới. Tuy nhiên, tại điều XVIII –
GATT/1994, WTO vẫn cho phép được áp dụng hạn ngạch trong những trường hợp đặc
biệt như: nhằm mục đích hạn chế tạm thời, khắc phục sự khan hiêm trầm trọng vè lương
thực và các sản phẩm thiết yêu khác, nhằm mục đích bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại
và các cân thanh toán của nước mình,…
+ Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ)
Đối với các sản phẩm nông nghiệp (Phụ lục I, Hiệp định Nông nghiệp) có thể áp dụng
một

hình

thức

hạn

ngạch

đặc

biệt

gọi




hạn

ngạch

thuế

quan.

Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, WTO cho phép áp dụng biện pháp
TRQ. TRQ cho phép sử dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng trong hạn
ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Hạn ngạch có thể
được tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước. Việc quản lý TRQ
tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá
rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất trong nước.
+ Giấy phép nhập khẩu (Import licences)
Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ILP của WTO yêu cầu rằng: chế độ cấp và
quản lý giấy phép không được gây phiền toái hơn mức cần thiết; nội dung giấy phép và
thủ tục cần phải minh bach, rõ ràng và có thể dự đoán được; bảo vệ những nhà nhập khẩu
và nhà cung cấp nước ngoài khỏi bị chậm trễ không cần thiết do những quyết định độc
đoán. Cũng theo ILP, các nước thành viên phải công bố tất cả quy định về thủ tục cấp
giấy phép nhập khẩu đề các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và Chính phủ của họ có thể hiểu


đầy đủ về chúng. Có hai trường hợp cấp giấy phép của WTO đó là: cấp giấy phép nhập
khẩu tự động và không tự động. Cấp phép nhập khẩu tự động là khi tất cả đơn đều được
chấp thuận, không hạn chế khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra
hạn chế với nhà nhập khẩu, được chấp thuận trong vòng 10 ngày. Cấp phép nhập khẩu
không tự động là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự động. Cấp phép không tự

động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu
cầu cấp phép đặt ra.
Rào cản kỹ thuật thương mại

2.1.2.2.

Các biện pháp kỹ thuật thương mại về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo
vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi
nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng
đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp
kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể
được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc
thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu.
Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) là một trong số
29 văn bản pháp lý nằm trong Hiệp định WTO, quy định nghĩa vụ của các thành viên
nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp
không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại.
Các nhóm nghĩa vụ trong Hiệp định TBT bao gồm :
-

Đối xử với hàng hoá xuất khẩu của một nước không kém ưu đãi hơn so với cơ
chế đối xử đối với hàng hoá sản xuất trong nước (đối xử quốc gia) hoặc đối với

-

hàng xuất khẩu của một nước khác (đối xử tối huệ quốc);
Khuyến khích các thành viên dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đó hài hoà;
Minh bạch trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn và

-


quy chuẩn kỹ thuật;
Các yêu cầu về thủ tục liên quan tới việc thông báo cho WTO các vấn đề có
liên quan tới TBT.


Hiệp định TBT không áp dụng với: Mua sắm Chính phủ, các quy định và tiêu
chuẩn liên quan đến dịch vụ, các biện pháp vệ sinh dịch tể (SPS). Hiệp định TBT áp dụng
với:
-

Quy chuẩn kỹ thuật;
Quy trình đánh giá sự phù hợp;
Tiêu chuẩn;
Tất cả các sản phẩm gồm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng điều
chỉnh.

Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT: Có 6 nguyên tắc cơ bản
-

Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương mại.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Gồm đãi ngộ tối huệ quốc MFN (mỗi
thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém
ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba),
đãi ngộ quốc gia (mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân

-

nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài).
Nguyên tắc hài hòa của Hiệp định TBT.

Nguyên tắc về tính tương đương: yêu cầu các thành viên chấp nhận các quy
chuẩn KT khác với quy chuẩn KT của chính quốc gia đó, miễn sao đáp ứng

2.1.2.3.

được cùng một mục tiêu chính sách.
Nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau: tiến đến cấp một chứng chỉ - Kiểm tra một lần
- Được chấp nhận ở một nơi.
Nguyên tắc minh bạch hóa.
Các biện pháp phòng vệ thương mại

+ Các biện pháp tự vệ
Các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại:
Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp định SG). Các nước thành
viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên
tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được
tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên
quan của WTO.


Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều
tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
-

Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó

-

bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.

+ Chống bán phá giá
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có
thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều
tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện
sau:
-

Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%).

-

Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng
kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”).

-

Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại
nói trên;

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống
bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá. WTO cũng đưa ra các quy định cụ thể để xác định “thiệt
hại” trong các vụ chống bán phá giá. Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02
dạng: thiệt hại thực tế, hoặcnguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần). Về mức độ, các thiệt hại
này phải ở mức đáng kể. Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ

sở phân tíchtất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ
tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh
số, sản lượng, năng suất, nhân công…)


+ Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc
một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang
lại lợi íchcho doanh nghiệp/ngành sản xuất. Theo WTO, các chính phủ được phép trợ
cấp, nhưng chỉ trong các giới hạn và điều kiện nhất định. WTO có hai hệ thống quy định
riêng về trợ cấp, áp dụng cho hai nhóm sản phẩm:
-

Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng
loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại
được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - Hiệp định

-

SCM);
Đối với hàng nông sản: Tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp của WTO.



×