Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tieu luan tam ly hoc Sinh vien va nha tro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.22 KB, 4 trang )

Mã lớp học phần:

18.302.3

Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần

32

Tâm lý giáo dục học đại học
NGUYỄN THỊ TỨ

TÂN SINH VIÊN VÀ NỖI LO NHÀ TRỌ
Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 12/03/2015

MỤC LỤC
Mã lớp học phần:.....................................................................................................1
18.302.3...................................................................................................................1
Số thứ tự theo danh sách lớp học phần..................................................................1
32.............................................................................................................................1
Tâm lý giáo dục học đại học....................................................................................1
NGUYỄN THỊ TỨ....................................................................................................1
TÂN SINH VIÊN VÀ NỖI LO NHÀ TRỌ..................................................................1
Loại Tiểu luận :........................................................................................................1
Cuối kì.....................................................................................................................1


Giữa kì....................................................................................................................1
Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 12/03/2015............................................1
MỤC LỤC................................................................................................................1

Trang 1/4


Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Vì có an cư mới lạc nghiệp, nên không quản khó khăn, mệt nhọc, nhiều tân sinh viên
cùng phụ huynh tay xách nách mang tìm nhà trọ len lỏi vào từng ngõ ngách. Với các tân
sinh viên, một suất ở ký túc xá là niềm mơ ước quá xa vời bởi các trường đều đưa ra chỉ
tiêu ở ký túc phải là con thương binh, liệt sĩ, con em vùng sâu vùng xa...Thậm chí nhiều
thủ khoa của các trường đại học cũng chỉ có ước mơ nhỏ nhoi là được sống trong ký túc
xá.
Đa số sinh viên luôn có nhu cầu sống trong nội trú nhưng thực tế các trường chỉ đáp
ứng được rất ít ỏi, khoảng 20-30%, chưa kể các trường dân lập còn không có cả ký túc xá.
Đi tìm nhà trọ thực sự là “cuộc chiến” vô cùng gay go và khốc liệt không những của tân
sinh viên mà còn cả những đối tượng khác. Tất cả mọi ngõ ngách, mọi nơi đều được sục
sạo tận nơi, thà mệt mỏi chứ không bỏ sót một nhà nào.
Thực trạng hiện nay
Qua khảo sát, nhà trọ bây giờ rẻ cũng 400.000 đến 1 triệu đồng/tháng với một căn
phòng độ 12 - 20 mét vuông, đủ cho 2-3 người có thể chui ra chui vào. Thường, chủ nhà
xây theo dãy cho sinh viên thuê nên những dãy nhà kiểu này không hiếm. Cùng chung
công trình phụ, nước non, lối ra vào nên các sinh viên phải biết nhường nhịn nhau mà
sống. Có lỡ đụng chạm cũng phải nuốt giận vào người. Những nhà rộng rãi, có thể cho
sinh viên thuê ở trong nhà hoặc tầng hai, tầng ba tuỳ theo thoả thuận. Với kiểu nhà này,
mức giá tương đối cao, khoảng 800.000 đồng trở lên tuỳ theo phòng chật hay rộng dành
cho một đến ba người.
Quận Thủ Đức là khu vực “nóng” nhất vì tập trung nhiều trường đại học, nhưng số
lượng phòng trọ lại có hạn. Theo các tân sinh viên các trường đại học nằm trong làng đại

học đi khắp các con hẻm thuộc các phường Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Phước,
thấy hầu hết phòng trọ đã được thuê. Phòng lớn có giá thuê từ 1,2 đến 1,5 triệu
đồng/tháng; phòng nhỏ chỉ từ 6m2 đến 8m2 , ở trên gác, được ngăn bằng những tấm tôn,
tấm gỗ cũng có giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/tháng.
Phỏng vấn nhanh một bạn sinh viên năm 3 trường ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, bạn
cho biết, ban đang thuê một phòng khoảng 16 mét vuông ở tầng ba của một gia đình với
giá 800.000 nghìn đồng, chưa kể tiền điện nước. “Cứ vèo một cái là hết tháng, lại đóng
tiền nhà”, bạn tâm sự.
Trang 2/4


Với những căn hộ độc lập, nhà chung cư, thì giá không rẻ chút nào, từ 1 triệu đồng cho
đến cả trăm đô la Mỹ. Giá cả nhà ở còn phụ thuộc địa bàn. Ngoài tiền nhà, còn cả trăm
khoản phát sinh. Với những căn nhà cho thuê, tiền điện, tiền nước tính theo giá kinh
doanh, được chủ nhà nâng thêm nên trung bình mỗi người một tháng tiền trọ ít nhất cũng
khoảng 300.000 đồng trở lên. Với những người sang, tiền nhà hàng tháng có thể lên đến
tiền triệu. Dẫu vẫn đang an cư trong một phòng trọ nào đấy, bạn vẫn phải chuẩn bị tinh
thần cho chiến dịch tìm nhà trọ khi chủ nhà đột nhiên “dở chứng”.
Nhận xét chung
Theo nhận định của cá nhân, nếu ở nhà trọ, các bạn tân sinh viên sẽ phải tập thích nghi
với môi trường sống mới, với những người hàng xóm mới, tự lập trong ăn uống, chi tiêu
sinh hoạt hằng ngày, cũng như tự giác trong việc học tập trên lớp.
Đối với những nhà trọ, ở chung chủ thì bị giới hạn về giờ giấc sinh hoạt, các bạn phải đi
và về đúng giờ, nếu không muốn bị cho ngủ ở ngoài. Mặt khác, chủ nhà sẽ quản lý được
người ra vào nên ít xảy ra mất cắp, mất trộm.
Ngược lại, đối với những trường hợp ở trọ theo dạng tự quản có thể tự do ra vào, tự do
về giờ giấc dễ biến cho khu nhà trọ thành cái chợ, là điều kiện tốt để các thành phần xấu
trà trộn vào trộm cắp.
Với những bạn mới bước chân vào giảng đường Đại học, một chân trời mới, một vùng
kiến thức mới, những cái mới lạ về cuộc sống về môi trường mới. Xa cha mẹ và có tiền

trong túi là những nguy cơ tiềm ẩn về một cuộc sống không kiểm soát và tự do chi tiêu.
Những người có ý chí và nghị lực vươn lên sẽ vượt qua được những cám dỗ, còn những
bạn chỉ biết dựa vào bố mẹ, người khác thì dễ bị sa ngã khi bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi
kéo.
Kiến nghị
Như đã phân tích ở trên, giai đoạn chuyển cấp từ học sinh cấp 3 lên thành sinh viên là
giai đoạn đặc biệt ở mỗi con người. Do đó, nhà trường, gia đình và xã hội phải có trách
nhiệm hướng dẫn, định hướng các bạn tân sinh viên đi đúng hướng để trở thành người có
ích cho xã hội.
Về phía nhà trường, Đoàn Hội và các tổ chức câu lạc bộ cần tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khóa, làm quen và giới thiệu với các bạn tân sinh viên môi trường học tập mới và

Trang 3/4


hướng dẫn các kỹ năng sống cần thiết, hỗ trợ và tạo điều kiện tìm chỗ trọ tốt cho tân sinh
viên.
Về phía gia đình, gia đình cần quan tâm, định hướng cho các bạn về con đường trước
mắt. Cha mẹ cần phải theo sát con cái của mình trong những tháng đầu bước chân vào
giảng đường đại học, cần hướng dẫn con cái chi tiêu hợp lý và đúng mức.
Về phía xã hội, đặc biệt là bên Công an khu vực cần phải mạnh tay truy quét tội phạm,
vận động các chủ nhà trọ cũng với an ninh khu phố giữ gìn vệ sinh, an toàn trật tự dãy nhà
trọ sinh viên.

Trang 4/4



×