Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Cac nhan to ben trong cua CTKT tac dong den chat luong DVKT tai TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----

----

TRƯƠNG VĨNH THẮNG

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CỦA
CÔNG TY KIỂM TOÁN TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----

----

TRƯƠNG VĨNH THẮNG

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CỦA
CÔNG TY KIỂM TOÁN TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH:



KẾ TOÁN

MÃ SỐ:

60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tên đề tài: “Các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh”.
- Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hà Xuân Thạch
- Tên học viên:

Trương Vĩnh Thắng

- Địa chỉ liên lạc:

Phan Thiết, Bình Thuận

- Email liên lạc:



- Ngày nộp luận văn:


…../…../…..

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố bên trong của công ty kiểm
toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí
Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc
không sao chép của bất kì tác giả nào khác. Số liệu và thông tin trong đề tài đều
trung thực và được sử dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Tài liệu tham khảo trong
đề tài được ghi nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm
nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng…..năm 2015
Học viên thực hiện

Trương Vĩnh Thắng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính......................................................... 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 7
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ................................................. 7
1.1.1 Nhóm nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KTĐL ................................ 7
1.1.2 Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
KTĐL ............................................................................................................. 8
1.1.3 Nhận xét chung về các nghiên bố công bố ở nước ngoài ..................12
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước ....................................................13
1.2.1 Nhóm nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KTĐL ...............................13
1.2.2 Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
KTĐL ............................................................................................................13
1.2.3 Nhận xét chung về các nghiên bố công bố trong nước ......................16
1.3 Khe hổng nghiên cứu ...........................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................18


2.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán .......................................................18
2.1.1 Lịch sử hình thành và khái niệm kiểm toán ......................................18
2.1.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán ......................................................20
2.2 Chất lượng và chất lượng dịch vụ kiểm toán .......................................22
2.2.1 Khái niệm chất lượng .......................................................................22
2.2.2 Khái niệm chất lượng kiểm toán độc lập ..........................................22
2.2.2.1 Chất lượng dịch vụ KTĐL theo quan điểm thỏa mãn đối tượng sử
dụng dịch vụ ..................................................................................................24
2.2.2.2 Chất lượng dịch vụ KTĐL theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai
sót trọng yếu trong BCTC ..............................................................................25
2.3 Các nhân tố bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

KTĐL ............................................................................................................27
2.3.1 Ảnh hưởng của Quy mô đến chất lượng dịch vụ KTĐL (Firms’
Size) ..............................................................................................................27
2.2.2 Ảnh hưởng của Phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ KTĐL (Audit
Fees)..............................................................................................................28
2.2.3 Ảnh hưởng của Phí dịch vụ kiểm toán bất thường đến chất lượng dịch
vụ KTĐL (Abnormal Audit Fees) ..................................................................29
2.2.4 Ảnh hưởng của Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán đến chất lượng dịch vụ
KTĐL (Non-audit Services) ..........................................................................30
2.2.5 Ảnh hưởng của Phí dịch vụ phi kiểm toán đến chất lượng dịch vụ KTĐL
(Non-Audit Fees)...........................................................................................32
2.2.6. Ảnh hưởng Nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lượng dịch vụ KTĐL (Audit
Tenure) ..........................................................................................................32
2.2.7. Ảnh hưởng của Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
đến chất lượng KTĐL (Industry Expertise)....................................................34
2.2.8 Ảnh hưởng của Hệ thống KSCL bên trong đến chất lượng dịch vụ
KTĐL (Quality Control) ................................................................................35
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................36
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................37
3.1 Quy trình nghiên cứu chung ................................................................37


3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .......................................................38
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................38
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................41
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................42
3.3.1 Đối tượng khảo sát ...........................................................................42
3.3.2 Thiết kế thang đo .............................................................................42
3.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi.....................................................................51
3.3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................53

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................57
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................57
4.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu..........................................................57
4.1.2 Thống kê mô tả thang đo ..................................................................57
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha...................58
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................62
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ..........................................................64
4.4.1 Phân tích tương quan Pearson ..........................................................64
4.4.2 Phân tích hồi quy bội........................................................................65
4.4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận......................................68
4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu......................................................72
4.4.5 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến
tính ................................................................................................................74
4.5 Phân tích ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng khảo sát đến chất
lượng dịch vụ KTĐL .....................................................................................76
4.5.1 Phân tích ảnh hưởng thông qua Giới tính đối tượng được khảo sát (Nam
– Nữ) .............................................................................................................76
4.5.2 Phân tích ảnh hưởng thông qua Danh tiếng công ty được khảo sát (Big
4 – Non-Big 4) ..............................................................................................77
4.5.3 Phân tích ảnh hưởng thông qua Chức vụ của đối tượng khảo sát ......77


4.5.4 Phân tích ảnh hưởng thông qua Thời gian công tác của đối tượng khảo
sát ..................................................................................................................78
4.5.6 Phân tích ảnh hưởng thông qua Chứng chỉ hành nghề của đối tượng
được khảo sát ................................................................................................78
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................80

5.1 Kết luận ................................................................................................80
5.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL ...................81
5.3 Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................85
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..............................................................................86
KẾT LUẬN ..................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................88
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt

Từ gốc

BCTC

Báo cáo tài chính

CTKT


Công ty kiểm toán

KSCL

Kiểm soát chất lượng

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTV

Kiểm toán viên

2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ gốc bằng tiếng Anh

Từ gốc bằng tiếng Việt

DA

Discretionary Accruals

Các khoản dồn tích

ISA

Intenational Standards on Auditing


Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Vietnam Association of Certified

Hiệp hội Kiểm toán viên hành

Publics Accountants

nghề Việt Nam

VACPA

VSA

Vietnam Accounting Standards

Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thang đo chất lượng dịch vụ KTĐL .............................................. 43
Bảng 3.2 Thang đo Quy mô CTKT ............................................................... 45
Bảng 3.3 Thang đo Phí dịch vụ kiểm toán .................................................... 46
Bảng 3.4 Thang đo Phạm vi và phí dịch vụ phi kiểm toán ............................ 47
Bảng 3.5 Thang đo Nhiệm kỳ kiểm toán ....................................................... 48
Bảng 3.6 Thang đo Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng .... 49
Bảng 3.7 Thang đo Phương pháp kiểm toán ................................................. 51
Bảng 3.8 Thang đo KSCL bên trong ............................................................. 50

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp các biến đo lường chất lượng dịch vụ KTĐL ......... 52
Bảng 4.1 Thống kê thông tin mẫu khảo sát ................................................... 57
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s alpha – Quy mô CTKT .................................. 58
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s alpha – Phí dịch vụ kiểm toán ........................ 59
Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s alpha – Phạm vi và phí dịch vụ phi kiểm toán 59
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s alpha – Nhiệm kỳ kiểm toán .......................... 60
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s alpha – Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng ................................................................................................... 60
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s alpha – Phương pháp kiểm toán ..................... 61
Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s alpha – Kiểm soát chất lượng bên trong ......... 61
Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s alpha – Chất lượng kiểm toán ........................ 62
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến độc lập ......................... 63
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc ..................... 64
Bảng 4.12 Tóm tắt các hệ số về sự phù hợp của mô hình .............................. 66
Bảng 4.13 Tổng hợp các kết luận giả thuyết được đặt ra ............................... 74


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hinh 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 37
Hinh 3.2 Mô hình nghiên cứu các đặc điểm của CTKT ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ KTĐL .................................................................................... 41
Hình 4.1 Đồ thị phân tán Scatterplot ............................................................. 75
Hình 4.2 Biểu đồ Histogram ......................................................................... 75
Hình 4.3 Đồ thị Q-Q plot của phần dư chuẩn hóa ......................................... 75
Hình 5.1 Mô hình các đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ KTĐL .............................................................................................. 81


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kiểm toán nói chung và KTĐL nói riêng từ khi thành lập vào năm 1991
với hai công ty kiểm toán đầu tiên1 và cho đến năm 2013, cả nước Việt Nam có
khoảng 134 doanh nghiệp kiểm toán hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Việc
ra đời của nghề nghiệp kiểm toán đóng góp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trên cả nước và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế
quốc gia. BCTC đã được kiểm toán bởi các KTV và doanh nghiệp kiểm toán là “bức
tranh” đáng tin cậy về tình hình tài chính của các doanh nghiệp; từ đó thu hút sự
tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì thế, các văn bản pháp
luật2 quy định đối với nghề nghiệp kiểm toán cũng lần lượt ra đời nhằm tăng tính
pháp lý, ràng buộc và định hướng CTKT hoạt động theo yêu cầu của pháp luật.
Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định về kiểm toán BCTC nhưng vẫn
còn rất nhiều trường hợp CTKT và KTV vô tình hay cố ý làm sai nhằm đạt được một
mục đích nhất định. Căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2011 của
30 công ty kiểm toán được Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
công bố cũng cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế: từ chấp hành chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp đến ký kết hợp đồng dịch vụ và quản lý khách hàng, cũng như quy trình
kiểm toán và hồ sơ làm việc…Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến
vi phạm trong BCTC của các doanh nghiệp đã không được CTKT phát hiện, kiến
nghị và xử lý kịp thời. Đơn cử như trường hợp công ty Dược Viễn Đông (DVD – sàn
HSX), kinh doanh thua lỗ song báo cáo tài chính vẫn thể hiện kết quả ấn tượng, song
cả cả hai công ty kiểm toán lớn là là ACC và Ernst & Young đều không phát hiện ra,
khiến cho hàng ngàn nhà đầu tư “chết đứng” vì tin tưởng vào báo cáo đã “qua tay”
CTKT. Gần đây nhất năm 2012, Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
đã ký quyết định xử lý kỷ luật khiển trách/cảnh cáo đối với 28 KTV thuộc 09 CTKT
vì có những sai phạm về chất lượng kiểm toán BCTC. Thông qua các sự kiện này

1
2


Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC)
Luật 67/2011/QH12 về Luật Kiểm toán độc lập
Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập
Thông tư 64/2004/TT-BTC về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP
Quyết định 87/2005/QĐ-BTC về Chuẩn mực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam


2
càng làm cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước, Bộ Tài chính, VACPA…lo ngại nhiều hơn về chất lượng dịch vụ kiểm
toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết, cũng như vai trò của các CTKT độc lập, nếu
các BCTC đã được kiểm toán trở nên không đáng tin cậy.
Các KTV và CTKT độc lập với trách nhiệm xác minh độ tin cậy của các BCTC,
sẽ đưa ra ý kiến về BCTC đã được kiểm toán và cho rằng BCTC không còn chứa
đựng các sai sót trọng yếu, hoặc nếu có thì chúng đều đã được phát hiện và báo cáo.
Thông qua khả năng đảm bảo này của KTV và CTKT, chất lượng cuộc kiểm toán
được đánh giá đạt hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán không dễ
dàng đánh giá và nhận biết. Các thước đo kết quả kiểm toán có thể cho biết chất
lượng dịch vụ KTĐL nhưng lại không cho biết nhân tố nào giúp chất lượng dịch vụ
KTĐL đạt chất lượng và quan trọng hơn là không cho biết cơ sở để nâng cao chất
lượng dịch vụ KTĐL. Do đó, thông qua việc hiểu rõ, nắm vững và kiểm soát được
các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ KTĐL giúp nhà quản lý, CTKT xác
định được phương hướng nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL nói riêng và đáp ứng
yêu cầu của khách hàng kiểm toán nói chung.
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ KTĐL. Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về CTKT và
nhóm nhân tố bên ngoài. Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của
tác giả chỉ có một số nghiên cứu các đặc điểm, tính cách của KTV tác động đến chất

lượng dịch vụ KTĐL tại Việt Nam và chưa có một nghiên cứu chính thức nào nghiên
cứu các đặc điểm của CTKT tác động đến chất lượng dịch vụ KTĐL tại Việt Nam.
Do vậy, với những lý do đã chỉ ra, đề tài “Các nhân tố bên trong của công ty kiểm
toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh”
phản ánh tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời
là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ kiểm toán tại các CTKT độc lập.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các đặc điểm của CTKT ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ KTĐL thông qua khảo sát các đối tượng đang công tác trong
ngành kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm đến chất lượng
dịch vụ KTĐL ở thành phố Hồ Chí Minh; qua đó làm cơ sở đề xuất kiến nghị cần
tập trung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL tại các CTKT ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Mục tiêu chi tiết
Thông qua việc xác định mục tiêu tổng quát, những mục tiêu cụ thể của nghiên
cứu được chỉ ra như sau:
- Tìm hiểu khái niệm, lịch sử hình thành kiểm toán, KTĐL và vai trò của KTĐL
trong nền kinh tế thị trường.
- Xác định các đặc điểm của CTKT ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ KTĐL trên
thế giới và tại Việt Nam.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm bên trong của CTKT tới chất
lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả khảo sát thực tế
đối tượng khảo sát là các trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm
toán và chủ phần hùn kiểm toán.
- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ

Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm hướng tới mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như
sau:
Câu hỏi số 1: Các nhân tố/đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Câu hỏi số 2: Nhân tố/đặc điểm nào có mức độ ảnh hưởng mạnh đến chất lượng
dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi số 3: Có đề xuất kiến nghị nào nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL
tại thành phố Hồ Chí Minh?


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố/đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đối tượng khảo sát: Trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm
toán và chủ phần hùn đang công tác trong các CTKT tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ phần hùn: là các KTV cao cấp, có phần hùn trong công ty, có thẩm quyền
đại diện công ty và ký báo cáo kiểm toán;
Chủ nhiệm kiểm toán: là những KTV có kinh nghiệm, thường được giao giám
sát các hợp đồng kiểm toán, thảo luận với khách hàng;
Trưởng nhóm kiểm toán (KTV chính): là người được giao lập kế hoạch, trực
tiếp điều hành cuộc kiểm toán, soạn thảo báo cáo kiểm toán;
Trợ lý kiểm toán (KTV phụ): là trợ lý phụ KTV chính thực hiện kế hoạch, trực
tiếp tiến hành kiểm tra các thông tin trên báo cáo tài chính của khách hàng.
(Mai Thị Hoàng Minh và cộng sự, 2012)3
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2015 đến tháng

09/2015.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các CTKT trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài cần giải quyết hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là:
(1) Xác định các nhân tố bên trong của CTKT tác động đến chất lượng dịch vụ
KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh;
(2) Phân tích mức độ tác động của các đặc điểm bên trong CTKT đến chất lượng
dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra đặc điểm tác động mạnh nhất

3

Mai Thị Hoàng Minh và cộng sự (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
trong điều kiện Luật kiểm toán độc lập đã được ban hành và áp dụng. Đề tài nghiên cứu khoa học và công
nghệ cấp trường. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


5
để có các chính sách, kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ KTĐL.
Do vậy, tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng, trong
đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. Các phương pháp thực hiện theo
trình tự như sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 114)4, phương pháp nghiên cứu GT
(Grounded theory) là phương pháp phổ biến dùng để xây dựng mô hình lý thuyết
khoa học dựa trên dữ liệu thông qua thu thập, so sánh dữ liệu, xây dựng và kết nối
các khái niệm với nhau để tạo thành lý thuyết khoa học. Tuy nhiên, tác giả không sử
dụng nguyên phương pháp GT mà chỉ sử dụng một phần phương pháp này để tổng

hợp các biến của các nghiên cứu liên quan trong mối liên hệ với nhau, mà cụ thể ở
đây là các biến thuộc về đặc điểm bên trong của CTKT. Bên cạnh đó, tác giả còn
phát phiếu khảo sát tới các chuyên gia để tìm hiểu ý kiến và đánh giá về các đặc điểm
bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Công cụ nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, công cụ nghiên cứu chính là tổng hợp các bài nghiên cứu
liên quan và phiếu khảo sát chuyên gia để tìm hiểu và xác định những biến phù hợp
hoặc chưa phù hợp tại thành phố Hồ Chí Minh.
5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là khảo sát các đối tượng thông qua bảng câu hỏi
khảo sát trực tiếp và khảo sát thông qua công cụ khảo sát trực tuyến Google Docs.
Công cụ nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phát triển mầm thông qua khảo sát các
đối tượng đang công tác tại CTKT và các đối tượng này giới thiệu những phần tử
khác có cùng tính chất tham gia vào mẫu.
4
Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh. NXB
Lao động xã hội.


6
Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thông kê để nhận dạng một số đặc
điểm nhân khẩu học (giới tính, chức vụ, thời gian công tác…) của đối tượng khảo
sát, tần số xuất hiện, trung bình, sai số các ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát.
Ngoài ra, do tính chất của dữ liệu nghiên cứu là chưa có sẵn, nên tác giả thực hiện
các phương pháp thống kê suy diễn thông qua hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s
alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm loại bỏ các biến rác, rút gọn các biến
thành một tập biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2012,

trang 156). Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson và phân tích
hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bổ sung vào công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ KTĐL thông qua việc tìm hiểu các nhân tố bên trong của CTKT.
Tác giả đã hình thành cơ sở lý thuyết về kiểm toán, chất lượng dịch vụ KTĐL,
đánh giá về chất lượng dịch vụ KTĐL dưới các góc nhìn khác nhau, cũng như tổng
hợp các đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán
trên thế giới và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu được đánh giá một cách khách quan dựa trên kết quả từ các
bảng khảo sát gửi về cho phép tác giả phân tích và đánh giá trung thực tác động của
các biến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu gồm năm (05) chương:
-

Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu

-

Chương 2. Cơ sở lý thuyết

-

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu

-

Chương 4. Kết quả và bàn luận


-

Chương 5. Kết luận và kiến nghị


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL luôn là chủ đề thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, trong đó có các nhà nghiên cứu ở
Việt Nam. Mục đích thực hiện các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng và của tác giả là tìm ra những nhân tố
tác động đến chất lượng dịch vụ KTĐL, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ KTĐL và đáp ứng kỳ vọng của xã hội.
Các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KTĐL được tác giả chia thành hai nhóm:
(i) các nghiên cứu công bố ở nước ngoài; và (ii) các nghiên cứu công bố trong nước:
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
1.1.1 Nhóm nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KTĐL
[1] Adeyemi và cộng sự (2012)5: “Factors Affecting Audit Quality in Nigeria”.
Nghiên cứu được thực hiện để điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán tại Nigeria. Dữ liệu chính được cung cấp bởi 430 người trả lời từ một số bên
liên quan trong các lĩnh vực báo cáo tài chính và kiểm toán. Các dữ liệu thứ cấp được
tạo ra từ các báo cáo tài chính của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nigeria. Kết quả kiểm định cho biết việc giữ nhiều chức vụ giám đốc ở nhiều công
ty khác nhau có ảnh hưởng đáng kể nhất đến chất lượng kiểm toán ở Nigeria. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán có khả
năng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán ở Nigeria. Tuy nhiên nghiên cứu
không tìm thấy sự luân phiên CTKT là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất
lượng kiểm toán tại Nigeria. Nghiên cứu đề xuất các nỗ lực cần được thực hiện để
tăng cường chất lượng kiểm toán nếu chất lượng các BCTC được cải thiện. Ngoài ra,

cơ quan quản lý quy định CTKT không được làm cả dịch vụ kiểm kiểm toán và dịch
vụ tư vấn quản lý cho một khách hàng tại cùng thời điểm.
[2] Tepalagul and Lin (2014)6: “Auditor Independence and Audit Quality - A
Literature Review”. Nghiên cứu trình bày một cách toàn diện về nghiên cứu hàn lâm
liên quan đến tính độc lập của KTV và chất lượng kiểm toán. Tổng quan tài liệu dựa
trên các bài báo đã được xuất bản trong giai đoạn 1976-2013 trên 09 tạp chí hàng

5
Adeyemi, S. B., Dabor, E. L., & Okpala, O. (2012). Factors affecting audit quality in Nigeria.
International Journal of Business and Management, 3(20), 198-209.
6
Tepalagul, N., & Lin, L. (2014). Auditor Independence and Audit Quality A Literature Review. Journal
of Accounting, Auditing & Finance, 30(1), 101-121.


8
đầu về kiểm toán. Nhóm tác giả đã tổng hợp được bốn ảnh hưởng chính đến tính độc
lập của KTV là (a) tầm quan trọng của khách hàng, (b) các dịch vụ phi kiểm toán,
(c) nhiệm kỳ kiểm toán, và (d) mối liên hệ giữa khách hàng với CTKT. Đối với mỗi
nhân tố ảnh hưởng, nhóm tác giả thảo luận các vần đề liên quan tới động cơ, nhận
thức và thái độ của KTV với khách hàng, cũng như ảnh hưởng của từng yếu tố tác
động đến thực tế và nhận thức về kiểm toán và BCTC. Nghiên cứu kết luận rằng với
những bằng chứng khác nhau cùng với những thay đổi về mặt pháp lý gần đây sẽ
cung cấp cơ hội, nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về tính độc lập của KTV
và chất lượng kiểm toán.
1.1.2 Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
KTĐL
Nhân tố Quy mô CTKT
DeAngelo (1981b)7: “Audit size and Audit quality”. Nghiên cứu của DeAngelo
(1981b) tạm dịch là: “Quy mô công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán”. Theo

DeAngelo, để tồn tại và phát triển CTKT phải nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL.
Tuy nhiên, khi phát triển cần nhắc đến biên độ tăng thêm (quasi-rents), đó là áp lực
kinh tế khiến cho CTKT cân nhắc đến việc cân bằng chất lượng dịch vụ KTĐL. Cụ
thể, CTKT phải xem xét đến việc: (i) có được một đơn vị biên độ tăng thêm từ một
khách hàng cụ thể (do CTKT cố tình giảm chất lượng dịch vụ KTĐL để duy trì khách
hàng); và (ii) dòng các đơn vị biên độ tăng thêm từ nhiều khách hàng khác có thể bị
mất khi những hành vi cố tình làm giảm chất lượng dịch vụ KTĐL của CTKT bị
công chúng phát hiện. Nói cách khác, CTKT nào có càng nhiều khách hàng (số lượng
khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá quy mô của CTKT) thì càng có khả
năng bị mất càng nhiều biên độ tăng thêm trong trường hợp những sai phạm của
KTV bị phát hiện. Như vậy, quy mô (số lượng khách hàng) của CTKT càng lớn thì
họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL.
Nhân tố Phí dịch vụ kiểm toán
DeAngelo (1981a)8: “Auditor independence, ‘low balling’, and disclosure
regulation”. Nghiên cứu của DeAngelo (1981a) tạm dịch là: “Tính độc lập của kiểm
toán viên, mức phí thấp và quy định về công bố thông tin”. Nghiên cứu đã thiết lập
7

DeAngelo, L. E. (1981b). Auditor size and audit quality. Journal of accounting and economics, 3(3), 183-

199.
8
DeAngelo, L. E. (1981a). Auditor independence,‘low balling’, and disclosure regulation. Journal of
accounting and Economics, 3(2), 113-127.


9
mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (chi phí khởi động kiểm toán - start-up cost) với
chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi CTKT của đơn vị được kiểm toán. Theo
mô hình này thì phí dịch vụ kiểm toán năm đầu tiên sẽ là: A1 = A + K (với A là chi

phí kiểm toán; K là chi phí bắt đầu năm 1), các năm sau sẽ là A2 = A,…, An = A.
Như vậy, mức phí của KTV đương nhiệm sẽ có lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trong tương lai của cùng một khách hàng nhất định. Đứng về góc độ quản lý thì các
nhà quản lý và chuyên gia cho rằng với mức phí thấp sẽ làm giảm tính độc lập của
KTV. Tuy nhiên, trái ngược với những nhận định trên, DeAngle cho rằng phí dịch
vụ kiểm toán thấp là một phản ứng cạnh tranh với mức phí kiểm toán trong tương lai
của đối thủ cạnh tranh, và tự nó không làm giảm tính độc lập của KTV.
Nhân tố Phí dịch vụ kiểm toán bất thường
Choi và cộng sự (2009)9: “Do abnormally high audit fees impair Audit
Quality?”. Nghiên cứu của Choi và cộng sự (2009) tạm dịch là: “Phí dịch vụ kiểm
toán bất thường làm giảm chất lượng kiểm toán?”. Nghiên cứu biểu diễn mối tương
quan tuyến tính giữa phí dịch vụ kiểm toán bất thường và chất lượng kiểm toán.
Trong đó, chất lượng kiểm toán được đo lường bằng các khoản dồn tích (DA), cụ thể
qua hai mô hình: (1) mô hình của Ball và Shivakumar (2006); và (2) mô hình của
Jone (Kothari, Leone và Wasley, 2005). Trong khi đó, dữ liệu về phí dịch vụ kiểm
toán và phi kiểm toán được các tác giả thu thập từ dữ liệu công nghiệp hàng năm
(Compustat Industrial Annual File) gồm 9.815 công ty trong gian đoạn từ năm 2000
đến năm 2003. Các kết quả hồi quy của nghiên cứu khẳng định phí dịch vụ bất thường
tác động tiêu cực đến chất lượng kiểm toán. Cuối cùng, nhóm tác giả đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ phi tuyến tính giữa phí dịch vụ kiểm toán bất
thường và chất lượng kiểm toán.
Nhân tố Phí dịch vụ phi kiểm toán
DeFond và cộng sự (2002)10: “Do Non–Audit Service Fees Impair Auditor
Independence - Evidence from Going Concern Audit Opinions”. Nghiên cứu của
DeFond và cộng sự (2002) tạm dịch là: “Phí dịch vụ phi kiểm toán làm giảm tính độc
lập – Bằng chứng từ ý kiến hoạt động liên tục của kiểm toán viên”. Nghiên cứu này
được thực hiện sau sự sụp đổ của tập đoàn dầu khí Enron, thông qua việc sử dụng dữ
9
Choi, J. H., Kim, J. B., & Zang, Y. (2009). Do abnormally high audit fees impair audit quality?. Auditing:
A Journal of Practice & Theory, 29(2), 115-140.

10
DeFond, M. L., Raghunandan, K., & Subramanyam, K. R. (2002). Do non-audit service fees impair
auditor independence? Evidence from going concern audit opinions. Journal of accounting research, 12471274.


10
liệu thứ cấp trên trang dữ liệu Edgar Online. Đằng sau sự sụp đổ của tập đoàn dầu
khí Enron là sự tiếp tay của CTKT Arthur Andersen cho những sai phạm về kế toán,
kiểm toán tại Enron. Nguyên nhân chính của sự sai phạm này là do Andersen đã nhận
hợp đồng tư vấn dịch vụ cho Enron, mà phí dịch vụ này tỷ lệ cao trong doanh thu
của Andersen, điều đó đã làm giảm tính độc lập của CTKT Andersen. Chính vì những
sai phạm đã xảy ra nên những nhà quản lý đã có những hành động để hạn chế các
CTKT cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho cùng một khách hàng. Trái với những lo
ngại của những nhà quản lý, nghiên cứu đã không tìm thấy mối quan hệ giữa phí dịch
vụ phi kiểm toán và khuynh hướng KTV đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên
tục của khách hàng. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng không tìm thấy mối quan hệ
giữa phí dịch vụ kiểm toán và khuynh hướng KTV đưa ra ý kiến về tính hoạt động
liên tục. Nghiên cứu đề xuất khuyến khích cơ chế thị trường cạnh tranh (chẳng hạn
như việc sợ mất uy tín, chi phí kiện tụng) sẽ thúc đẩy tính độc lập của các CTKT.
Nhân tố Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán
Lennox (1998)11: “Audit Quality and Auditor Switching - Some Lessons for
Policy Makers”. Nghiên cứu của Lennox (1998) tạm dịch là “Chất lượng kiểm toán
và luân chuyển kiểm toán – Bài học từ xây dựng chính sách”. Bài báo tập trung xem
xét, đánh giá các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán và luân
chuyển kiểm toán ở các nước khác nhau. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính
sách nên hạn chế ảnh hưởng của các nhà quản lý lên luân chuyển kiểm toán chứ
không phải là giảm sự phụ thuộc về kinh tế của công ty kiểm toán vào khách hàng.
Đặc biệt là các quy định về liên lạc giữa các cổ đông và kiểm toán viên, cũng như
một chính sách về việc duy trì luân chuyển kiểm toán bắt buộc. Ngược lại, ở một số
nước đã áp dụng chính sách luân chuyển bắt buộc, cấm các dịch vụ phi kiểm toán và

phí giới thiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ không rõ ràng giữa dịch vụ
phi kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên, và ít bằng chứng cho rằng phí dịch
vụ phi kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Tương tự như vậy,
không có bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ giữa phí dịch vụ thấp và chất lượng kiểm
toán.

11
Lennox, C. S. (1998). Audit quality and auditor switching: some lessons for policy makers. Available at
SSRN 121048.


11
Son (2005)12: “Do non-audit services influence audit quality?”. Nghiên cứu của
Myungsoo Son (2005) tạm dịch là “Dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán?”. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của dịch vụ phi kiểm toán đến
chất lượng kiểm toán bằng cách sử dụng hai phương pháp đo lường chất lượng BCTC
là các khoản dồn tích (Discretionary Accruals – DA) và hệ số phản ứng thu nhập
(Earnings Response Coefficients – ERC). Trong đó, DA được sử dụng để phản ánh
chất lượng kiểm toán thực tế và ERC phản ánh nhận thức của nhà đầu tư về chất
lượng BCTC. Ngoài ra, nghiên cứu còn kiểm tra tác động của dịch vụ kiểm toán đến
chất lượng dịch vụ KTĐL bằng cách so sánh chất lượng dịch vụ KTĐL trước và sai
khi Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) ra đời. Mẫu khảo sát của tác giả là BCTC của
1.865 công ty niêm yết trên sàn NYSE, NASDAQ, AMEX tại Mỹ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tác động tiêu cực của dịch vụ phi kiểm toán đến chất lượng dịch vụ
KTĐL và chất lượng dịch vụ KTĐL được cải thiện sai khi thực hiện yêu cầu của Đạo
luật SOX đối với những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phi kiểm toán.
Nhân tố Nhiệm kỳ kiểm toán
Brooks và cộng sự (2012)13: “Audit Firm Tenure and Audit Quality Evidence from U.S. Firms”. Nghiên cứu của Brooks và cộng sự (2012) tạm dịch là:
“Nhiệm kỳ công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán – Bằng chứng từ các công ty
Mỹ”. Nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán với chất lượng kiểm

toán thông qua hai biến trung gian là kinh nghiệm và tính độc lập của KTV. Kết quả
khảo sát chỉ ra do “ảnh hưởng tay nghề” (Learning Effect) nên chất lượng kiểm toán
tăng cùng chiều với nhiệm kỳ CTKT trong những năm đầu tiên. Tuy nhiên càng về
những năm cuối, chất lượng kiểm toán giảm do “ảnh hưởng liên kết” (Bonding
Effect). Thêm vào đó, để củng cố và bổ sung vào cơ sở lý thuyết cho những nghiên
cứu sau, nhóm nghiên cứu đã nêu rõ giới hạn của nghiên cứu là thiếu biến quan sát
về ảnh hưởng của Ủy ban kiểm tra đến chất lượng kiểm toán BCTC, tuyển dụng và
kiểm soát KTV. Do đó, việc không xem xét tác động của Ủy ban kiểm tra có thể bỏ
qua một biến quan sát quan trọng. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu tiếp theo
về tác động của Ủy ban kiểm tra đến mối quan hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán và chất
lượng kiểm toán.

12
Son, M. (2005). Do non-audit services influence audit quality?. A Dissertation presented to the Faculty
of The Graduate College at the University of Nebraska for the Degree of Doctor Philosophy.
13
Brooks, L. Z., Cheng, C. S., & Reichelt, K. J. (2012). Audit firm tenure and audit quality: Evidence from
US firms. In CAAA Annual Conference.


12
Nhân tố Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
Minutti-Meza (2013)14: “Does Auditor Industry Specialization Improve Audit
Quality?”. Nghiên cứu của Minutti-Meza (2011) tạm dịch là: “Mức độ chuyên sâu
trong một lĩnh vực chuyên biệt của kiểm toán viên có nâng cao chất lượng kiểm
toán?”. Các kết quả nghiên cứu trước cho thấy hiểu biết của KTV về lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng sẽ làm tăng chất lượng kiểm toán, nâng cao khả năng phát
hiện sai sót (Owhoso, Messier và Lynch, 2002), tăng cường chất lượng đánh giá rủi
ro kiểm toán (Taylor, 2000) và ảnh hưởng đến sự lựa chọn các thử nghiệm kiểm toán
và phân bổ số giờ kiểm toán phù hợp (Low, 2004). Nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ

cùng chiều giữa chất lượng kiểm toán và mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực riêng
biệt của KTV, phí dịch vụ kiểm toán và mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt
của KTV. Bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp từ hệ thống dữ liệu Compustat và Audit
analytics từ năm 2000 đến năm 2008, nghiên cứu đánh giá mức độ chuyên sâu trong
lĩnh vực chuyên biệt thông qua thang đo tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần (industry market
share); và chất lượng kiểm toán được đo lường bằng các khoản dồn tích
(Discretionary Accruals - DA), doanh thu dồn tích (Discretionary Revenue - DR) và
phát hành ý kiến kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục.
1.1.3 Nhận xét chung về các nghiên bố công bố ở nước ngoài
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu xác định một cách riêng
lẻ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, chưa có sự phân loại và kết hợp
các yếu tố này thành từng nhóm có liên hệ với nhau.
Thứ hai, đa số các nghiên cứu đều sử dụng và đo lường chất lượng kiểm toán bằng
cơ sở dồn tích (DA), do đó tác giả muốn nghiên cứu theo một hướng khác đó là dùng
thang đo thông qua các câu hỏi khảo sát để đo lường chất lượng dịch vụ KTĐL.
Thứ ba, các nghiên cứu được thực hiện đa số ở các nước phát triển, nơi có hoạt
động KTĐL ra đời và phát triển. Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam thì nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL còn
quá ít. Đây cũng được xem là khoảng trống nghiên cứu để tác giả tập trung giải quyết.

14
Minutti‐Meza, (2013). Does auditor industry specialization improve audit quality?. Journal of
Accounting Research, 51(4), 779-817.


13
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước
1.2.1 Nhóm nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KTĐL
Nghiên cứu của Phan Thanh Hải (2014)15. Luận án tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hoạt động KTĐL và việc ứng dụng cụ thể vào điều

kiện mối quốc gia. Trong đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá các mô hình
tổ chức hoạt động KTĐL trên thế giới từ trước đến nay dựa trên các tiêu chí phân
loại, các đặc điểm về cấu trúc và cơ chế vận hành của từng mô hình cũng như các
điều kiện để ứng dụng mô hình tổ chức hoạt động KTĐL tại mỗi quốc gia. Thông
qua đó, tác giả đánh giá thực trạng mô hình tổ chức hoạt động KTĐL tại Việt Nam
trong những năm qua và kết hợp mối quan hệ ảnh hưởng của từng yếu tố (yếu tố
thuộc về môi trường bên ngoài; yếu tố thuộc về môi trường bên trong) của mô hình
có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL. Luận án đã đưa ra những đề xuất
mang tính định hướng và các giải pháp để xác lập và hoàn thiện các yếu tố cụ thể,
trong đó trọng tâm là các yếu tố bên trong (công tác nội kiểm là yếu tố quyết định)
liên quan đến việc ứng dụng mô hình tổ chức hoạt động KTĐL trong xu thế hội nhập
hiện nay ở nước ta.
1.2.2 Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
KTĐL
Nhân tố Nhiệm kỳ kiểm toán
Nghiên cứu của Lâm Huỳnh Phương (2013)16. Luận văn xác định mối quan hệ
giữa việc luân chuyển KTV đến chất lượng kiểm toán BCTC thông qua việc tìm hiểu
mối quan hệ giữa các khoản dồn tích (DA) và nhiệm kỳ kiểm toán. Mẫu nghiên cứu
được tác giả lấy từ BCTC các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2012. Tổng cộng có 39 mẫu được
lấy ra đáp ứng đủ điều kiện của tác giả.
Cách thức thực hiện nghiên cứu được mô tả lại như sau:
Đầu tiên, tác giả xây dựng và đo lường biến chất lượng kiểm toán bằng
DA;
Sau đó xây dựng mối quan hệ giữa DA với nhiệm kỳ kiểm toán.

15
Phan Thanh Hải (2014). Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam để nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.

16
Lâm Huỳnh Phương (2013). Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng hoạt động
kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


14
Trong trường hợp phân biệt được dấu DA (nếu dấu DA dương thể hiện động cơ
các nhà quản trị muốn khai khống lợi nhuận; và ngược lại dấu DA âm thể hiện rằng
các nhà quản trị muốn che giấu bớt lợi nhuận để chuyển sang kỳ kế toán sau), kết
quả cho thấy rằng nhiệm kỳ kiểm toán càng dài sẽ giúp KTV dễ dàng phát hiện và
điều chỉnh những khoản dồn tích làm tăng việc khai khống lợi nhuận, giúp thông tin
lợi nhuận không bị phóng đại và đáng tin cậy hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng nhiệm kỳ của CTKT hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán.
Nhân tố Hệ thống KSCL bên trong
[1] Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2011)17. Đề tài nghiên cứu lý luận cơ
bản về chất lượng và KSCL hoạt động KTĐL. Tác giả khảo sát và đúc kết kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng các quy định về KSCL đối với
hoạt động KTĐL nhằm áp dụng cho các CTKT ở Việt Nam. Nguồn dữ liệu sử dụng
là các báo cáo hoạt động thường niên của 55 CTKT qua hai năm 2009, 2010, cùng
với báo cáo về KSCL của Vụ chế độ kế toán – kiểm toán và VACPA. Qua đó, tác
giả bổ sung về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập các quy định về KSCL và
đề ra các kiến nghị mang tính định hướng đến các cơ quan chức năng cho việc thiết
lập các quy định KSCL đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam.
[2] Nghiên cứu của Trần Khánh Lâm (2011)18. Luận án đi sâu vào việc đánh
giá những hạn chế cơ bản của cơ chế KSCL đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam
trên cả hai phương diện KSCL từ bên trong và bên ngoài. Trên cơ sở kết hợp phương
pháp định tính và định lượng (chủ yếu là định lượng) thực hiện trên cơ sở mẫu khảo
sát là 35 công ty KTĐL khác nhau trong năm 2009 tác giả đã đưa ra kết luận:
(1) Các công ty KTĐL tại Việt Nam có quy mô càng lớn, nguồn lực tài chính càng

dồi dào thì chỉ số chất lượng kiểm toán càng cao;
(2) CTKT có mức độ chuyên sâu và thực hiện việc luân chuyển KTV định kỳ thì
luôn đạt được chất lượng kiểm toán tốt;
(3) Việc hạ thấp giá phí kiểm toán có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kiểm
toán và phần lớn các CTKT nhỏ do thiếu nguồn lực nên không thể duy trì hoặc thực
hiện đều đặn các việc xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục KSCL đạt hiệu quả;
17
Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2011). Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ. Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
18
Trần Khánh Lâm (2011). Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại
Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


15
(4) Việc thực hiện KSCL từ bên trong của các công ty KTĐL tại Việt Nam còn
chưa được quan tâm đúng mức.
Trên cơ sở các kết luận rút ra tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm
xây dựng cơ chế KSCL hoạt động KTĐL theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng
kiểm toán như điều chỉnh quy mô CTKT, tăng cường quản lý về giá phí kiểm toán,
nâng cao trình độ KTV, xây dựng cơ chế KSCL từ bên trong và bên ngoài.
[3] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013)19. Đề tài được thực hiện
đối với các CTKT được kiểm tra và trình bày trong “Báo cáo kết quả kiểm tra tình
hình hoạt đông năm 2010 của 20 công ty kiểm toán” và “Báo cáo kết quả kiểm tra
tình hình hoạt động năm 2011 của 30 công ty kiểm toán” do VACPA thực hiện.
Thông qua các báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động 2 năm 2010-2011, tác
giả chọn lọc các thông tin có liên quan đến: tính độc lập; năng lực chuyên môn; tuân
thủ chuẩn mực chuyên môn và tổng hợp kết quả chấm điểm của Hiệp hội kiểm toán.
Tác giả tiến hành thống kê và trả lời các câu hỏi như: (1) Ba nhân tố về tính độc lập,

năng lực chuyên môn, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn có ảnh hưởng đến kết quả
chấm điểm hay không? (2) Các công ty bị chấm điểm chất lượng thấp có phải là do
các nhân tố này yếu hay không?
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các công ty đạt điểm chất lượng thấp là do
không thực hiện đầy đủ các yếu tố về tính độc lập trong công tác kiểm toán; năng
lực chuyên môn của KTV và CKT; và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn của KTV và
CTKT. Qua đó, tác giả khẳng định, tính độc lập và tuân thủ các chuẩn mực chuyên
môn của KTV và CTKT có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán và năng
lực chuyên môn của KTV và CTKT có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến chất lượng
kiểm toán.
Nhân tố Hệ thống KSCL bên ngoài
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Uyên Phương (2014)20. Thông qua việc phân
tích và tổng hợp kết quả của các cuộc khảo sát các cuộc KSCL từ bên ngoài đối với
hoạt động KTĐL do Bộ Tài chính và VACPA tiến hành từ năm 2010 đến 2013, tác
giả nêu lên những mặt được và còn tồn tại của hệ thống KSCL từ bên ngoài. Sau đó,

19
Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến
chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
20
Nguyễn Hoàng Uyên Phương (2014). Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với
hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


×