Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những lỗi thường gặp khi giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 5 trang )

Những lỗi thường gặp khi giao tiếp
Bạn có nhận thấy rằng có nhiều người được mọi người yêu quý dù chỉ qua một vài câu
chuyện? Còn bạn, dù là một người tốt, nhiệt tình với mọi người và rất muốn yêu quý những
người xung quanh nhưng dường như luôn có điều gì ngăn cản những người xung quanh yêu
mến bạn. Có thể vì bạn thường mắc những lỗi trong giao tiếp. Hãy thử nhìn nhận lại và cùng
sửa chữa.

Dù là một người tốt, nhiệt tình với mọi người và rất muốn yêu quý những người xung quanh
nhưng dường như luôn có điều gì ngăn cản những người xung quanh yêu mến bạn. Có thể vì
bạn thường mắc những lỗi trong giao tiếp.


1. Không lắng nghe
Khi người khác nói, bạn có nóng vội đợi đến lượt mình nói hay không? Nếu bạn không gác
“cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không bao giờ bạn có thể thực sự lắng nghe điều mà
người khác đang nói.
Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói, bạn sẽ hiểu được nội dung họ muốn đề cập. Khi
bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung cuộc nói chuyện, người nói sẽ cảm thấy được
bạn tôn trọng và nhận thấy bạn thích câu chuyện của họ. Hãy khéo léo hỏi những câu hỏi khơi
gợi được nhiều thông tin. Cuộc hội thoại không thể là “một chiều”, cũng không phải là một
chương trình chạy tự động. Sự tương tác giữa hai người sẽ khiến cuộc đối thoại diễn ra theo
chiều hướng tốt đẹp.
2. Hỏi quá nhiều
Khi bạn hỏi quá nhiều, người nói sẽ cảm thấy như đang bị bạn thẩm vấn hoặc họ nghĩ bạn
không thích cuộc nói chuyện này. Hãy tìm cách đặt câu hỏi khôn ngoan hơn.
3. Lúng túng
Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có nhiều điều chung để nói,
bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ im lặng, ngại ngùng. Những khi đó, bạn sẽ
thấy căng thẳng, hồi hộp. Để cải thiện được điều này, hãy dành thời gian đọc một vài tờ báo
mỗi ngày. Mỗi khi lúng túng vì không có đề tài cho cuộc nói chuyện, bạn có thể chuyển sang
nói về những vấn đề đang nổi bật trên báo chí.


Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc này, ví dụ đồ uống ra sao,
bản nhạc mà quán đang chơi. Điểm mấu chốt là bạn hãy cố gắng làm cho tinh thần mình thoải
mái hơn, ví dụ, với người mới gặp, bạn hãy tưởng tượng như đó là người bạn thân rất lâu ngày
với gặp lại và bạn muốn nói rất nhiều điều với họ. Như vậy, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi
chuyện trò. Nhưng đừng lạm dụng điều này, và cũng đừng làm điều gì “lố” quá, chẳng hạn
như ôm hôn một người mới gặp thì không hay.


4. Diễn đạt khó hiểu
Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn không thể diễn đạt được
điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay điệu bộ, cử chỉ. Hãy thử một số cách như dưới
đây:
 Nói chậm lại: khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu hướng nói nhanh
hơn, nhiều hơn về chủ đề đó. Hãy cố nói chậm lại. Điều này sẽ giúp người nghe có thể
nghe những gì bạn muốn nói tốt hơn, chính xác hơn và hiểu nội dung đó dễ hơn.
 Nói to hơn để người khác dễ nghe.
 Nói rõ ràng, đừng ậm ừ
 Nói có cảm xúc hơn: nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang sách thì chắc
không ai muốn nghe bạn nói. Hãy nói với ngữ điệu phù hợp với cảm xúc, nó sẽ khiến
người nghe chăm chú hơn
 Có những đoạn nghỉ: khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện, hãy dừng lại đôi
chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo.
 Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp
5. Phải tranh luận cho ra đúng-sai
Đừng bao giờ cố tranh luận cho đến khi bạn nắm được phần đúng. Một cuộc nói chuyện chỉ là
nói chuyện chứ không phải một cuộc thảo luận, họp hành. Điều quan trọng của một cuộc nói
chuyện là mọi người đều thấy vui vẻ chứ không ai thấy ấn tượng khi lần nào nói chuyện bạn
cũng là người “thắng”. Hãy giữ tâm trạng thư giãn, giải trí trong các cuộc nói chuyện.
6. Nói về những chủ đề không thích hợp
Ví dụ, tại một bữa tiệc mà bạn lại nói về trộm cướp, bệnh tật thì thật không phù hợp. Hãy chọn

những chủ đề hợp với người nghe và với hoàn cảnh của buổi nói chuyện.
7. Không có sự trao đổi
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin với những người khác.
Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá nhân của họ, hãy lắng nghe và nói với họ


về những kinh nghiệm tương tự của bạn. Đừng thụ động, im lặng, đợi người khác hỏi rồi mới
nói. Những người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện,
đừng để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.

Những người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng
để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.
8. Không có đóng góp gì cho cuộc nói chuyện
Đôi lúc, bạn thấy mình chẳng có gì để nói, nhưng hãy cố gắng thể hiện mình. Ví dụ, lắng nghe
và tỏ ra thích thú với những gì người khác nói, hỏi những câu hỏi thích hợp hoặc những lời
nhận xét thích hợp. Hãy sử dụng điệu bộ, cử chỉ nhiều hơn.
Ngoài ra, hãy đọc báo, theo dõi TV nhiều hơn để nắm được nhiều vấn đề, có hiểu biết về nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, đừng cố gồng mình lên quá.
Giao tiếp tốt là chìa khóa cho những mối quan hệ tốt đẹp, cho công việc thuận lợi, thậm chí là
cơ hội cho chúng ta tiếp cận với bạn đời của mình. Nếu bạn chưa phải một người “ăn nói có
duyên”, hãy dành thời gian xem xét và sửa đổi những gì chưa tốt ở bản thân mình. Chúc các
bạn thành công.




×