Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

So sanh nang suat va pham chat cua 16 giong MLT mien tay lua trien vong ngan ngay chiu phen tai hoa an vu dong xuan 2012 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 86 trang )

VI ỆN NGHI ÊN C

TRƯ ỜNG Đ ẠI HỌC C ẦN THƠ
ỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG

NGUY

ỄN THỊ DIỆU TÂM

SO SÁNH NĂNG SUẤT V À PHẨ M CH ẤT CỦA 16
GI
ỐNG MTL (MIỀN TÂY LÚA) TRIỂN
V ỌNG
NG ẮN NG ÀY CH ỊU PH ÈN T ẠI H ÒA AN
V Ụ ĐÔNG XUÂN 2012- 2013

LU
ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn
– Khóa 36
Mã ngành: 52 62 01 01

C ần Thơ, 05 /2013


VI ỆN NGHI ÊN C

TRƯ ỜNG Đ ẠI HỌC C ẦN THƠ
ỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG



NGUY

ỄN THỊ DIỆU TÂM

SO SÁNH NĂNG SUẤT V À PH
ẨM CHẤT CỦA 16
GI
ỐNG MTL (MIỀN TÂY LÚA) TRIỂN VỌNG
NG ẮN NG ÀY CH ỊU PH ÈN T ẠI H ÒA AN
V
Ụ ĐÔNG XUÂN 2012
- 2013

LU
ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn
– Khóa 36
Mã ngành: 52 62 01 01
MSSV: 4105401

Cán bộ hư ớng dẫn
ThS. Tr ần Hữu Phúc

C ần Thơ, 05/2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ tài liệu nào trước đây.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Diệu Tâm

3
3


TIỂU SỬ BẢN THÂN
1. LÝ LỊCH SƠ BỘ
Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Tâm
Năm sinh: 16/02/1992

Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh

Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang
Nơi sinh: Long Mỹ - Cần Thơ
Ngành học: Phát triển nông thôn
Lớp: CA1087A1

Khóa 36
Điện thoại: 01666412281

Email:
Cha: Nguyễn Văn Đậm
Năm sinh: 1970


MSSV: 410541
Mẹ: Lê Thị Lệ
Năm sinh: 1968

Nghề nghiệp: Làm ruộng

Nghề nghiệp: Buôn bán

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1997-2003: Học tại Trường tiểu học Long Trị I, xã Long Trị, huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang.
Năm 2003-2007: Học tại Trường THCS Long Trị II, xã Long Trị, huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang.
Năm 2007-2010: Học tại Trường THPT Long Mỹ, thị trấn Long Mỹ, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang. .
Năm 2010 đến nay (2013): Học ngành Phát triển nông thôn (Khóa 36) tại Trường
Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Người khai

Nguyễn Thị Diệu Tâm

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
4
4



Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “So sánh năng suất và phẩm chất của 16
giống MLT (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông
Xuân 2012 - 2013” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Tâm lớp Phát triển nông thôn A1
khóa 36 (CA1087A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2013.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... ......
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.....tháng....năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Trần Hữu Phúc

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN CÂY TRỒNG
Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên Cây trồng, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng
sông Cửu Long về đề tài: “So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền
Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 - 2013”
5
5


do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Tâm lớp Phát triển nông thôn A1 khóa 36 (CA1087A1)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2013. Ý
kiến của Bộ môn Tài nguyên Cây trồng
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... ......
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2013
B.M Tài nguyên Cây trồng
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo với đề tài: “So sánh
năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày
chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 - 2013” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Tâm
lớp Phát triển nông thôn A1 khóa 36 (CA1087A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng
03/2013 và bảo vệ trước hội đồng.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức...........................................
Ý kiến hội đồng: ............................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
6
6


....................................................................................................................................... ......
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2013
Chủ tịch hội đồng
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin kính gởi đến đấng sinh thành lòng biết ơn sâu sắc nhất, cha mẹ đã ban
cho tôi hình hài, khối óc và không ngại những khó khăn, vất vả, tảo tần chăm lo, dành
những điều kiện tốt nhất để tôi có thể được ăn học đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ Thạc sĩ Ông Huỳnh Nguyệt Ánh đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này, đặc biệt là những tình cảm, sự quan tâm của cô giành cho lớp, tận
tình dìu dắt chúng tôi bước qua giảng đường đại học.
Xin chân thành cảm tạ Thạc sĩ Trần Hữu Phúc đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm tạ quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long – Trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông
Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Nguyễn Thành Công, bạn Kim Thành Đô, bạn Đặng
Văn Bân, bạn Mai Hoàng Xuyên và bạn Phạm Văn Kết đã nhiệt tình giúp đở tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn của lớp Phát triển nông thôn khóa 36 đã luôn ở
bên cạnh cùng tôi nỗ lực và phấn đấu trong học tập và rèn luyện suốt thời gian học Đại
học.

TÓM TẮT
Đề tài “ So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền Tây Lúa)
triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 – 2013” được thí
nghiệm ngoài đồng được bố trí theo phương thức khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Mỗi
lần lặp lại có 16 nghiệm thức tương ứng với 16 giống lúa, kích thước mỗi nghiệm thức là
10m2. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp làm mạ ướt, mật độ cấy là 15 x 20
cm, cấy 1 tép/bụi, công thức phân bón theo công thức 80 – 60 – 30. Các chỉ tiêu theo
dõi: đặc tính nông học, các thành phần năng suất và năng suất, một số đặc tính về phẩm
chất hạt gạo, khả năng thích ứng với vùng đất phèn, tính kháng và nhiễm với bệnh đạo
ôn, sâu cuốn lá và bù lạch.

7
7


Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 giống lúa được lựa chọn là MTL826, MTL749,
MTL827, MTL822 ngoài việc thích nghi với vùng đất phèn còn có những đặc điểm nổi
bật như sau:
 Giống MTL826 có thời gian sinh trưởng là 93 ngày, năng suất đạt 6,9 tấn/ha, có phẩm
chất gạo tốt, lúa thơm nhẹ và hàm lượng amylose trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là
8,3%, giống lúa này hơi kháng đạo ôn ở cấp 3.
 Giống MTL749 với thời gian sinh trưởng là 92 ngày, cho năng suất khá (6 tấn/ha), phẩm
chất gạo tốt, lúa thơm, hàm lượng amylose thấp, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 thấp (7%) và hơi
kháng bệnh đạo ôn ở cấp 3.
 Giống MTL827 có thời gian sinh trưởng là 92 ngày, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, phẩm chất
gạo tốt, hàm lượng amylose trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 11,3%, kháng bệnh đạo
ôn ở cấp 2.
 Thời gian sinh trưởng của giống MTL822 là 92 ngày cho năng suất khá cao (7,3 tấn/ha),
phẩm chất gạo tốt, lúa thơm, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 18,7%, hàm lượng amylose trung
bình và chống chịu được đạo ôn ở cấp 4.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
TIỂU SỬ BẢN THÂN .............................................................................................ii
XÁC NHẬN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN....................................................................iii
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN ..................................................................................iv
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG................................................................................v
LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................vi
TÓM TẮT..............................................................................................................vii
MỤC LỤC.............................................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................xiv
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................xvi

8
8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................xvii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..........................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................3
2.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA HIỆN NAY ......................................................3
2.1.1 Tình hình canh tác lúa trong nước...............................................................3
2.1.2 Tình hình canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................3
2.2 ĐẤT PHÈN ........................................................................................................4
2.2.1 Sự hình thành đất phèn ...............................................................................4
2.2.2 Sự phân bố đất phèn ...................................................................................7

2.2.2.1 Sự phân bố đất phèn trong nước.....................................................7
2.2.2.2 Phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long...............................7
2.2.2.3 Những trở ngại khi canh tác lúa trên đất phèn................................7
2.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA........................................................8
2.4 SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA......................................................................9
2.4.1 Giai đoạn tăng trưởng.................................................................................9
2.4.2 Giai đoạn sinh sản ......................................................................................9
2.4.3 Giai đoạn chín ............................................................................................9
2.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH DẠNG CÂY LÚA CÓ
9
9


NĂNG SUẤT CAO .........................................................................................10
2.6 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA................11
2.6.1 Thời gian sinh trưởng ...............................................................................11
2.6.2 Số chồi .....................................................................................................11
2.6.3 Chiều cao cây ...........................................................................................12
2.6.4 Chiều dài bông .........................................................................................12
2.7 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ...........................................12
2.7.1 Số bông /m2 ..............................................................................................12
2.7.2 Số hạt chắc/bông ......................................................................................13
2.7.3 Trọng lượng 1000 hạt ...............................................................................13
2.7.4 Năng suất thực tế......................................................................................13
2.8 MỘT SỐ SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN RUỘNG LÚA.......................................14
2.8.1 Bù lạch .....................................................................................................14
2.8.2 Sâu cuốn lá...............................................................................................15
2.8.3 Bệnh cháy lá.............................................................................................16
2.9 PHẨM CHẤT HẠT GẠO ................................................................................16
2.9.1 Tỷ lệ xay chà ............................................................................................16

2.9.2 Kích thước và hình dạng hạt.....................................................................17
2.9.3 Độ bạc bụng .............................................................................................17
2.9.4 Độ trở hồ..................................................................................................18
2.9.5 Hàm lượng amylose..................................................................................18
2.9.6 Mùi thơm..................................................................................................19
10
10


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................20
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU......................................................................20
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................20
3.1.2 Giống lúa..................................................................................................20
3.1.3 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm...........................................................21
3.1.4 Phương pháp canh tác...............................................................................22
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU...........................................................23
3.2.1 Điểu tra khảo sát tình hình Đông Xuân (2011 – 2012)..............................23
3.2.2 Thời gian sinh trưởng ...............................................................................23
3.2.3 Đếm số chồi..............................................................................................23
3.2.4 Chiều cao cây ...........................................................................................23
3.2.5 Chiều dài bông .........................................................................................24
3.2.6 Số lá .........................................................................................................24
3.2.7 Độ pH.......................................................................................................24
3.3 KHẢO SÁT THIỆT HẠI TRÊN ĐỒNG RUỘNG............................................24
3.3.1 Sâu cuốn lá...............................................................................................24
3.3.2 Bù lạch .....................................................................................................24
3.3.3 Bệnh đạo ôn..............................................................................................24
3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT..........................25
3.4.1 Thành phần năng suất...............................................................................25
3.4.2 Năng suất..................................................................................................26

3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT HẠT GẠO...............................26
11
11


3.5.1 Tỷ lệ xay chà ............................................................................................26
3.5.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo...............................................................28
3.5.3 Độ bạc bụng .............................................................................................28
3.5.4 Độ trở hồ..................................................................................................28
3.5.5 Hàm lượng amylose..................................................................................29
3.5.6 Mùi thơm..................................................................................................30
3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.........................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................31
4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ ĐÔNG XUÂN (2011 – 2012)................................31
4.1.1 Thông tin về diện tích đất của nông hộ .....................................................31
4.1.2 Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ .................................................31
4.1.3 Cơ cấu giống lúa trong vùng điều tra........................................................33
4.1.4 Những khó khăn trong sản xuất ................................................................34
4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC..................................................................................34
4.2.1 Thời gian sinh trưởng ...............................................................................34
4.2.2 Độ pH.......................................................................................................36
4.2.3 Ghi nhận sâu bệnh ngoài đồng..................................................................37
4.2.4 Diễn biến số chồi......................................................................................38
4.2.5 Chiều cao cây ...........................................................................................40
4.2.6 Số lá .........................................................................................................43
4.2.7 Chiều dài bông .........................................................................................45
4.3 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ...........................................45
12
12



4.3.1 Số bông/m2 ...............................................................................................45
4.3.2 Hạt chắc/bông...........................................................................................47
4.3.3 Trọng lượng 1000 hạt ...............................................................................47
4.3.4 Năng suất thực tế......................................................................................48
4.4 ĐÁNG GIÁ PHẨM CHẤT GẠO .....................................................................48
4.4.1 Tỷ lệ xay chà ............................................................................................48
4.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo...............................................................50
4.4.3 Độ bạc bụng .............................................................................................51
4.4.4 Độ trỏ hồ ..................................................................................................53
4.4.5 Hàm lượng amylose..................................................................................54
4.4.6 Mùi thơm..................................................................................................55
4.6 THẢO LUẬN CHUNG....................................................................................56
4.6.1 Kết quả khảo sát tình hình vụ Đông Xuân (2012 – 2013)...............................56
4.6.2 Các giống lúa thí nghiệm ...............................................................................57
4.6.3 Các giống lúa triển vọng ................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................59
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................59
5.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

13
13


DANH SÁCH BẢNG

B ảng


Tên b ảng

Trang

Danh sách 16 giống lúa MTL cao sản ngắn ngày chịu phèn tại Hòa
3.1

20
An vụ Đông Xuân 2012 – 2013

3.2

Các thời điểm bón phân và lượng phân bón sử dụng

23

3.3

Phân cấp thiệt hại do bệnh đạo ôn theo IRRI (1996)

25

3.4

Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996)

27

3.5


Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1996)

27

3.6

Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996)

28

3.7

Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

28

Phân loại cấp bạc bụng theo theo phần trăm vết đục của hạt IRRI
3.8

28
(1998)

3.9

Thang điểm đánh giá độ trở hồ theo IRRI 1980

29

3.10


Thang đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI (1980)

30

3.11

Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI (1996)

30

4.1

Tiêu chuẩn chọn giống lúa của nông hộ

33

4.2 Thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn 35 Hòa An vụ
Đông Xuân 2012 – 2013
4.3

Diễn biến độ pH qua các giai đoạn sinh trưởng

37

4.4 Đánh giá mức độ bệnh đạo ôn của 16 giống lúa sản xuất trên vùng 37 đất phèn Hòa
An vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4.5

Diễn biến số chồi của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa
An vụ Đông Xuân 2012 – 2013


40

Diễn biến chiều cao cây của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn
4.6

42
14
14


Hòa An vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4.7 Diễn biến số lá của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An 44 vụ Đông
Xuân 2012 – 2013
4.8 Diễn biến chiều dài bông của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất 45 phèn Hòa An
vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4.9 Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 16 giống lúa sản xuất 46
trên vùng đất phèn Hòa An vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4.10

Tỷ lệ gạo lức (%), tỷ lệ gạo nguyên (%) và tỷ lệ gạo trắng (%) của 16
giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ Đông Xuân 2012 –
2013

49

Chiều dài hạt gạo (mm), chiều rộng hạt gạo (mm) và hình dạng hạt
4.11 gạo của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ Đông 50 Xuân 2012
– 2013
4.12 Tỷ lệ bạc bụng (%) các cấp của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất 52 phèn Hòa

An vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4.13 Độ trở hồ của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ 54 Đông Xuân
2012 – 2013
4.14 Hàm lượng amylose của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn 55 Hòa An vụ
Đông Xuân 2012 – 2013
4.15 Mùi thơm của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ 56
Đông Xuân 2012 – 2013
DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bù lạch và vòng đời của chúng

14

2.2

Sâu cuốn lá nhỏ

15

2.3

Sâu cuốn lá lớn


15

2.4

Bệnh đạo ôn

16

3.1

Máy đếm 1000 hạt

21

3.2

Máy tách vỏ trấu

21
15
15


3.3

Sơ đố bố trí thí nghiệm của 16 giống lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013

22


4.1

Diện tích canh tác nông hộ

31

4.2

Mô hình canh tác ở địa phương

31

4.3

Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ

32

4.4

Cơ cấu giống lúa trong vùng

33

4.5

Tình hình sâu bệnh gây hại

34


4.6

Biểu dồ thể hiện thời gian sinh trưởng của 16 giống MTL

36

16
16


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ch ữ viết tắt

Di ễn giải

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IRRI

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (International Rice
Research Institute)

NSKC

Ngày sau khi cấy

đ/c


Đối chứng

17
17


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, với tiềm năng đa
dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm
khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng
gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc sản xuất lúa hiện nay còn nhiều trở ngại do thời tiết diễn biến thất
thường tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh hại phát triển, đặc biệt là ảnh hưởng của đất
phèn, diện tích đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long khá lớn, chiếm tới hơn 88 % diện
tích đất phèn trong cả nước (2,1 triệu ha) và 40% tổng diện tích tự nhiên của toàn đồng
bằng (1,6 triệu ha). Hậu Giang là một tỉnh nghèo thuộc vùng ĐBSCL, đời sống người
dân của tỉnh chủ yếu là nghề nông, nhưng phần lớn diện tích đất ở đây là đất phèn nặng
chiếm 34% (tương đương với 5.073 ha) tổng diện tích đất của tỉnh nên việc canh tác lúa
còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều công lao động dẫn đến thu nhập
của người dân còn thấp, chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện. Do đó, việc tìm ra
những giống lúa thích hợp với vùng đất phèn và có năng suất cao ở ĐBSCL nói chung
và ở Hậu Giang nói riêng là rất quan trọng. Vì thế, việc chọn tạo ra các giống lúa mới
ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với vùng đất phèn và chống chịu
được sâu bệnh hại để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, góp phần an ninh lương thực và
xuất khẩu là vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong thời điểm hiện nay. Nên đề tài “So sánh
năng suất và phẩm chất của 16 giống MTL (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày

chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 - 2013” được thực hiện nhằm tìm ra những
giống lúa cao sản có năng suất cao và phẩm chất tốt trong bộ giống lúa, qua đó giúp
người nông dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giống thích hợp cho từng mùa vụ và
gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MTL (Miền Tây Lúa) triển vọng
ngắn ngày, chịu phèn tại Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân
2012 - 2013 nhằm tìm ra giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và phẩm
chất tốt phù hợp với vùng đất phèn để đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng đất
phèn.

2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng tình hình canh tác ở địa phương để:
18
18


 Chọn ra được các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được sâu
bệnh, thích ứng với vùng đất phèn và cho năng suất cao.
 Tìm ra những giống có phẩm chất tốt thông qua những giống có tỷ lệ gạo
nguyên cao, độ bạc bụng thấp, hàm lượng amylose trung bình đến thấp và có
đặc tính gạo thơm.

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA HIỆN NAY
2.1.1 Tình hình canh tác lúa trong nước
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm trồng lúa lâu đời nhất ở Châu Á.
Lúa gạo là thức ăn chính của người Việt Nam. Năm 2004 diện tích trồng lúa cả nước

trên 7,4 triệu ha, năng suất bình quân 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt 36 triệu tấn. Lúa được
trồng khắp nước, từ đồng bằng đến trung du và miền núi, trong đó tập trung ở đồng bằng
sông Cửu Long 3,8 triệu ha và đồng bằng sông Hồng 1,2 triệu ha. Cả nước có 5 hệ
thống sinh thái trồng lúa chính là lúa tưới tiêu (65%), lúa ngập nước trời (25%), lúa
nước mặn và lúa nổi (5%), lúa cạn (5%). Lúa nổi hiện đang giảm sút nhiều do tăng
cường hệ thống tưới tiêu. Sản xuất lúa lai đang phát triển với gần 0,5 triệu ha, đứng thứ
2 sau Trung Quốc. Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của cả nước. Năm
2005 cả nước xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo (đứng thứ 2 sau Thái Lan), nhà nước ta đang
có nhiều chính sách tích cực để tiếp phát triển sản xuất lúa gạo, đảm bảo an ninh lương
thực và tăng nguồn xuất khẩu (Nguyễn Đăng Minh và ctv., 2009).

19
19


2.1.2 Tình hình canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã vươn lên
mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng, cùng
những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành vùng trọng
điểm sản xuất lúa xứng đáng của cả nước. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng
Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên với chỉ một vụ lúa mùa,
năng suất thấp và bấp bênh… nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn ngày năng
suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã góp phần đáng kể vào
sản lượng lương thực và lương nông sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm của cả nước.
Năng suất bình quân cả năm của toàn vùng đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980)
đến 3,64 tấn/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt năng suất bình quân trên 6,5
tấn/ha/vụ và 12-17 tấn/ha/năm với 2-3 vụ lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Theo Tổng Cục Thống Kê (2009), đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1,9 triệu ha
diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản lượng hàng năm khoảng 21
triệu tấn lúa; năng lực xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo/năm, tương đương 9-10 triệu

tấn lúa.
Theo Cục Trồng Trọt (2010), sản lượng lúa cả năm 2010 của cả nước đạt 39,8 triệu
tấn (cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 900 ngàn tấn so với năm 2009). Trong đó các
tỉnh phía Bắc đạt 13,2 triệu tấn và các tỉnh phía Nam đạt 26,6 triệu tấn. Riêng diện tích
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là 3.939.799 ha, tăng 104.808 ha so với năm
2009 (do tăng diện tích sản xuất lúa Thu Đông), năng suất bình quân 5,47 tấn/ha, tăng
0,128 tấn/ha so với năm 2009, sản lượng 21.557.936 tấn, tăng 1.064.957 tấn so với năm
2009 (Oanh Lê, 2010).
2.2 ĐẤT PHÈN
2.2.1 Sự hình thành đất phèn
Đất phèn là tên gọi loại đất sau khi cày trục, nước trong như được đánh phèn. Nước
có vị chua chát như phèn chua, độ pH dưới 4, đất phèn chứa nhiều muối tan mà thành
phần chủ yếu là các sulfat sắt (phèn nóng) hoặc sulfat nhôm (phèn lạnh). Đất phèn có độ
pH thấp nên sắt, nhôm, mangan hòa tan hoạt động rất mạnh gây ngộ độc cho cây lúa,
làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, thậm chí có thể làm cây lúa bị chết.
Sắt, nhôm di động còn cố định chất lân hòa tan trong đất làm lân bị giữ chặt trong
đất (trở nên khó tiêu), cây lúa không hấp thu được nên thường bị thiếu lân. Đất phèn
cũng thường thiếu các nguyên tố vi lượng. Các loại khí như sulfur hydro, cacbonic tích
lũy trong đất phèn cũng có thể gây độc cho cây lúa. Tùy theo điều kiện hình thành mà có
nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống
với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc
quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là
chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh
bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng
đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc
20
20


vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất

1-2 m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng
sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60 cm chẳng hạn) thì người ta
thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện
pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.
Thời kỳ đất phèn tác động rõ rệt nhất đối với sản xuất nông nghiệp là vào cuối mùa
khô, đầu mùa mưa-trùng với vụ Hè Thu. Vì vào vụ này, ruộng đồng được cày ải, phơi
khô dài ngày, đây là điều kiện thuận lợi giúp tầng sinh phèn được đưa lên tiếp xúc với
không khí, các vật liệu sinh phèn trong đất phèn tiềm tàng dễ bị oxy hóa hơn tạo thành
những chất độc và môi trường đất và nước bị chua do axit khi gặp nước mưa hoặc nước
xả đồng. Các độc chất hòa tan trong đất sẽ tác dụng với dung dịch đất và một phần
phóng thích ra nguồn nước trong đất, nước trong kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước.
Tuy nhiên, thông thường, sau khi cày ải xong, bà con nông dân thường đóng cống dí khô
ruộng trong nhiều ngày (khoảng 1 tháng), nước trong kinh, rạch nội đồng cũng khô luôn.
Cách làm này làm cho mực thủy cấp ở mặt ruộng bị sụt giảm đáng kể, ở những nơi có
đất phèn tiềm tàng và tầng sinh phèn nằm gần mặt đất dễ chuyển thành phèn hoạt động,
bị oxy hóa tạo ra những chất độc. Hoặc trước khi sạ, bà con nông dân thả nước tràn
đồng, rồi ngâm đồng từ 7-10 ngày và tiến hành xới, trục đất, tháo nước ra một lần, làm
cho mặt ruộng phẳng là sạ ngay. Làm như vậy là chưa tháo hết chua phèn và các độc
chất ra khỏi ruộng. Có thể thấy, mặt ruộng còn một lớp mỏng màu nâu, màu vàng rơm
hoặc màu trắng trên mặt ruộng sau khi tháo nước ngâm đồng chờ sạ.
Trong xây dựng công trình thủy lợi, giao thông: việc đào đất đắp nền đường giao
thông, đê bao xuyên qua vùng đất phèn thì những vật liệu phèn đã có trong đất và những
vật liệu sinh phèn sẽ bị oxy hóa khi được đào đưa lên trên trở thành các độc chất gây ô
nhiễm môi trường và chúng bị rữa trôi bởi nước mưa, nước lũ chảy ra đồng, xuống dòng
kinh, rạch. Việc nạo vét các kinh, rạch sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm cho môi trường
đất bị chua và các chất độc khác như sắt Fe 2+, nhôm Al3+, magiê Mg2+, sunfat SO42- sẽ
làm ô nhiễm nguồn nước.
Các chất độc trong đất phèn:
 Nhôm ( Al3+)
Độc chất nhôm có hoá trị là +3 (Al 3+). Trong dung dịch khi pH = 4,1 nhôm sẽ lắng

tụ (điểm đó được gọi là điểm trầm lắng của nhôm). Trong môi trường axit H 2SO4, Al3+
có khả năng di động mạnh. Nhôm trong đất phèn, một phần là sản phẩm của sự rửa trôi
tích tụ, trong quá trình Feralit; phần chủ yếu do quá trình phèn hoá : sau khi đã có H 2SO4
trong đất, H2SO4 liền tác dụng vào keo đất đã giải phóng ra Al 3+ tự do, trong điều kiện
đó pH giảm xuống 2- 3,5 trong dung dịch, Al3+ có thể ở dạng Al3+ tự do, cũng có thể liên
kết với sắt, kali, và sunfat, tạo nên những sunfat sắt II và sunfat sắt III, nhôm lơ lửng
trong nước, khi gặp những hạt bụi sét, sẽ kéo các hạt bụi này lắng xuống đáy ruộng đó
cũng chính là nguyên nhân làm cho nước ở các vùng đất phèn nhôm rất trong. Trong các
21
21


tầng đất phèn Al3+ thường rất cao và rất biến động. Có lúc từ vài chục ppm, rồi tăng cao
đột ngột 500 - 1000 - 1500 và có khi trên 2000ppm, khi pH giảm. Al 3+ có trong đất phèn
với nồng độ 150 – 3000ppm. Đó là các cation độc nhất trong số các chất độc. Al 3+ làm
kết tủa các keo sét và các chất lơ lửng trong nước nên nước phèn càng trong, càng nhiều
Al3+ thì càng độc. Nông dân gọi là “phèn lạnh”; tức là, trong đó có rất nhiều nhôm sunfat
(Al2(SO4)3). Trong dung dịch đất, ở thực địa Al 3+ = 500ppm đã độc cho cây lúa, nhất là
thời kì ba lá thực, đến 800ppm gây chết và 1000ppm gây chết nhanh chống và cây lúa
chết như bị luộc nước sôi. Tuy nhiên, trong dung dịch dinh dưỡng ngưỡng giới hạn độc
này chỉ có 135ppm. Cây lúa ngộ độc Al 3+ thì rễ không bị đên nhưng mất hết lông hút, rễ
ngắn nhất là trọng lượng rễ bị ảnh hưởng lớn. Trong đất Al 3+ có thể ở dạng Al2(SO4)3 là
những tinh thể khi khô dòn, xốp dễ vỡ, khi ẩm lờm nhờm, tê lưỡi hoặc có trong thành
phần của jarosite.Trong dung dịch đất, Al3+ được giải phóng từ các alumin silicat khi pH
thấp. Trong đất phèn hoạt tính Al3+ mới xuất hiện nhiều; còn trong đất phèn tiềm tàng,
Al3+ vẫn chưa được xuất hiện mà còn ở trong keo đất. Nhôm biến động rất phức tạp, tuy
nhiên các nghiên cứu lại cho thấy nó có quan hệ khá chặt chẽ với pH ở trong đất. Sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa pH môi trường và Al3+ là một đường hyberbol, mà đường tiệm cận
dưới pH = 2,95, nghĩa là pH giảm từ 6 xuống 2,95 thì Al 3+ tăng rất cao. Nhưng khi pH
4,1; Al3+ có khả năng trầm lắng và pH ≥ 6; Al3+ → 0. Khi cây bị ngộ độc, trong cây tích

lũy cao Al trong các bộ phận cơ thể, nhất là ở rễ.
 Sắt (Fe2+ và Fe3+)
Đây cũng là nguyên tố độc trong môi trường đất phèn Fe2+ xuất hiện trong đất phèn
trước Al3+. Trong đất yếm khí chúng có thể ở dạng FeSO4 không màu hay Fe(OH) 2.
Trong dung dịch Fe2+ là cation linh động có thể kết hợp H 2S → FeS bám dính vào rễ cây
làm ngộ độc cây. Khi nồng độ Fe 2+ ≥ 600ppm bắt đầu có ảnh hưởng, trên 1000ppm gây
chết cây lúa. Tuy nhiên, Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+ có màu vàng nâu đỏ, mà Fe3+ có
độ hòa tan thấp nên ít độc. Đất phèn nhiều Fe nông dân gọi là “đất phèn nóng”. Tuy
không độc bằng Al3+ nhưng Fe2+ gây độc cho cây con, bộ phận rễ bị đen, chóp rễ bị vẹt,
trong cây tích lũy cao Fe do Fe đã xâm nhập vào cây.
 Sunfat (SO42-) và Lưu huỳnh (S)
Cùng với Fe thì SO42- là một trong hai nguyên tố đầu tiên tạo nên phèn. Dạng gây
độc chủ yếu là : H2S, SO42-, SO2 và SO32-. Lưu huỳnh là dinh dưỡng của cây trồng nếu
không vượt quá 2 – 5% và lượng SO 42- cao trong đất phèn biến động với đặc tính rửa trôi
chậm nên gây độc cho cây trồng và cho sản xuất.
 Clo (Cl-)
22
22


Trong đất phèn nhiều ( phèn hoạt tình) thì Clo ít ( <0,1%) nhưng đối với phèn mặn
và phèn tiềm tàng thì tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên độ di động của nó rất lớn và rất dễ bị rửa
trôi.
 Độc chất axit hữu cơ
Ngộ độc axit hữu cơ có thể xảy ra trong đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Các
axit hữu cơ được tạo ra từ quá trình phân giải chất hữu cơ , xác sinh vật trong điều kiện
ngập nước. Chúng có thể ngăn cản quá trình vươn dài của rễ, hô hấp và hút chất dinh
dưỡng.
 Pyrit
Pyrit là hợp chất của lưu huỳnh và sắt, là sản phẩm của quá trình yếm khí dưới sự

tác động của các vi sinh vật yếm khí. Quá trình Oxy hoá Pyrit sẽ tạo ra axit, gây chua
cho đất và gây hại cho cây trồng, súc vật và con người. Sự tích tụ của pyrit trong đất
được thực hiện trong điều kiện ngập nước, đất trầm tích trong nước mặn và có nhiều
chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật yếm khí có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ làm cho
các ion sunfat hoà tan trở thành sunfit, ion sắt III trở thành ion sắt II.
 Jarosit
Là một hợp chất, là kết quả của quá trình oxyhoá sunfit và Pyrit (đã được trình bày
phần cấu tạo đất phèn). Trong đất khi đã xuất hiện Jarosit tức là pH trong đất thấp, kéo
theo việc tăng hàm lượng các độc tố gây hại cho cây. Trong thực tế không chỉ các độc tố
Al3+, Fe3+, Fe2+, SO42-, Cl-, H+ gây hại cho cây mà chính hợp chất. Jarosit được hình thành
cũng tham gia phá huỷ các bộ rễ của cây.
2.2.2 Sự phân bố đất phèn
2.2.2.1 Sự phân bố đất phèn ở trong nước
Đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm hôn 6,5% dất tự nhiên toàn quốc,
phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, …, ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hải
Phòng, Thái Bình, …, ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh miền Trung (Trần Văn
Chính, 2006).
2.2.2.1 Phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có 1,68 triệu ha đất phèn (chiếm 44% diện tích chung), tập
trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Ở vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hình thành từ trầm tích sét nặng có thấm
cao, khi bị ôxy hóa dể dàng xuất hiện khoáng Jarosite. Ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn
tương đối đồng đều về nguồn gốc và độc tố, ít có biến động lớn trong cùng một khu vực.
Đất phèn vùng bán đảo Cà Mau hình thành trên trầm tích sông mỏng bên trên, do đó
23
23


lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn

vào sông rạch.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL thường có 3 tầng chính là
tầng A, tầng B và tầng C.
Tầng A: hay tầng canh tác, có màu nâu đen, nhiều chất hữu cơ và các ống rễ chưa phân
hủy hết, đất tơi xốp.
Tầng B: gọi là tầng phèn, đất sét nặng, màu xám, rất dẽ chặt, có nhiều đốm rỉ (Fe 2O3)
lẫn những ống phèn vàng tươi (Jarosite) dọc theo ống rễ hoặc đường nứt trong đất. Tầng
này tích tụ được nhiều chất rửa trôi từ tầng A nên gọi là tầng tích tụ.
2.2.3 Những trở ngại khi canh tác lúa trên đất phèn
Ảnh hưởng của các độc chất với cây lúa là lảm hạn chế sự sinh trưởng của cây lúa như:
làm giảm số lá, chiều cao cây, độ dài rễ, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn mạ và ảnh hưởng đến
năng suất (Nguyễn Thị Ngọc Tuyết và Trần Thị Ngọc Huân, 1984).
Ảnh hưởng của H+: Theo Lê Huy Bá (2000), H+ là một cation gây độc thông qua
môi trường pH thấp và làm cho độ hòa tan chuyển hóa dinh dưỡng kém. Nồng độ H +
trong đất phèn thấp, gây hại cho lúa một cách trực tiếp và gián tiếp. Khi pH từ 3,5 – 4
trong dung dịch đất thì lúa bị ngộ độc trực tiếp bởi H +, nhưng ở khoảng pH này ngộ độc
Al3+ thì quan trọng hơn. Trên đất phèn pH thấp làm cản trở quá trình hydrat hóa, sunfat
hóa, amon hóa. Ành hưởng đến các yếu tố dinh dưỡng như lân, gây hại cho lân khó tiêu
hơn.
Ảnh hưởng của sắt: hàm lượng chất bình thường trong dung dịch đất là 2 – 5
ppm. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm giảm sự hấp phụ Lân và Kali do đó ảnh hưởng
đến cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Lê Huy Bá (2000), thì cây lúa chứa 300ppm
sắt sẽ biểu hiện độc khi pH là 3,7 nhưng chịu chứng gây độc rỏ nhất ở hàm lượng
500ppm. Còn theo Yoshida (1981), thì sự ngộ độc sắt xảy ra khi cây lúa tích lũy sắt
trong lá, sự nhiễm độc do nồng độ cao của sắt nhị trong đất. Nồng độ sắt tới hạn trong
dung dịch thay đổi theo pH, khoảng 100ppm ở pH = 3,7 và 300ppm hoặc 500pmm ở pH
= 5,0.
2.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA
Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngoài ra còn có các vitamin đặc biệt là các loại vitamin B.

- Tinh bột: Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo, so với
lúa mì là 3610calo, độ đồng hóa đạt đến 95,9%. Hàm lượng amylose trong hạt quyết
định độ dẻo của hạt.
- Protein: Tỷ lệ chiếm khoảng 6 – 8%, thấp hơn so với lúa mì và các loại khác. Các giống
lúa Việt Nam có lượng protein thấp nhất là 5,25%, cao nhất là 12,84%, phần lớn trong
24
24


khoảng 7 – 8%, lúa nếp có lượng protein cao hơn lúa tẻ, lúa chiêm cũng có lượng
protein cao.
- Lipit: Vào loại trung bình phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở
gạo giả chỉ còn 0,52%.
- Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B như B1, B2,
B6,…lượng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt (trong đó phân bố ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%
trong hạt chỉ có 3,8%).
Từ đặc điểm dinh dưỡng của hạt, từ lâu lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm có
giá trị. Tổ chức dinh dưỡng Quốc Tế đã gọi “Hạt gạo là hạt của sự sống” (Grain de riz,
Grain de vie). Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của hạt cần phải lưu ý đến công nghệ sau
thu hoạch kết hợp với việc chọn tạo giống có phẩm chất tốt, đầu tư các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt.
2.4 SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia làm
3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản
(sinh dục) và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.4.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa
đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới
(nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận
nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và

chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết
thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong nương mạ
gọi là chồi ngạnh trê. Sau khi cấy, cây mạ mất một thời gian để hồi phục, bén rễ rồi nở
bụi rất nhanh, cùng với sự gia tăng chiều cao, kích thước lá đến khi đạt số chồi tối đa thì
không tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vô hiệu hay còn gọi là chồi vô
ích), số chồi giảm xuống. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hay
sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa.
2.4.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn
này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn
ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao
tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển
qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúa trổ bông. Trong suốt thời
gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh
và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích
thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này.

25
25


×