Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TKNM sx sữa không đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.17 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP.HCM
[Type here]
[Type here]
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

[Type here]

Môn: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ
VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM

Tp. HCM - 2015


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

MỤC LỤC

THIẾT LẬP MẶT BẰ

2


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

LỜI MỞ ĐẦU
Sữa là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Sữa cung cấp cho chúng ta
một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, glucid, lipit, chất
khoáng, vitamin…. Những hợp chất này rất cần thiết trong khẩu phần thức ăn hằng


ngày của con người. Do đó, sữa là thực phẩm không thể thiếu, đặc biệt là dành cho
trẻ em, người già và người ốm.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ chế biến sữa
hiện nay phát triển rất mạnh mẽ. Các công ty sữa với trang thiết bị, máy móc hiện
đại hơn đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng
loại mẫu mã.
Ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam cũng đang trên đà phát
triển mạnh với những thương hiệu lớn như Vinamilk, Nutifood, TH True milk…
Nói đến các sản phẩm sữa có không thể không nhắc đến sữa tươi tiệt trùng.
Đây là sản phẩm lâu đời của ngành công nghệ chế biến sữa và nó không thể thiếu
trên thị trường cũng như trong nhu cầu của người tiêu dùng hàng ngày.

3


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
I.
I.1.

GIỚI THIỆU CHUNG:
Khái niệm:
Sữa tiệt trùng (sterilized fresh milk) là sản phẩm được chế biến từ

sữa nguyên liệu, có hoặc không bổ sung phụ gia và qua xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao.
Để chuẩn hóa nguyên liệu, cho phép bổ sung sữa bột hoặc chất béo sữa nhưng
không quá 1% tính theo khối lượng của sữa tươi nguyên liệu.

Hình 1: sữa tươi tiệt trùng không đường.
I.2.


Phân loại

Có hai loại:
- Sữa tiệt trùng có đường.
- Sữa tiệt trùng không đường.

4


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
I.3.


Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
- Thời gian bảo quản sản phẩm kéo dài .
- Tiết kiệm được chi phí cho viêc vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ bình
thường.



- Phục vụ cho đối tượng người tiêu dùng ở xa nơi sản xuất.
Nhược điểm:

- Không giữ nguyên tính chất ban đầu của sữa.
- Bị tách béo trong quá trình sản xuất.
I.4.

Nguyên liệu:


Sữa tươi: được lấy trực tiếp từ các động vật khỏe mạnh đã tách béo hoặc không
tách chất béo.
I.5.


Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:
Chỉ tiêu cảm quan:
Chỉ tiêu
Màu sắc
Mùi vị
Trạng thái



Yêu cầu
Màu đặc trưng của sản phẩm
Mùi, vi đặc trưng của sản phẩm, không có mùi,
vị lạ
Dịch thể đồng nhất

Chỉ tiêu lý – hóa của sữa tươi tiệt trùng
Tên chỉ tiêu
Hàm lượng chất khô, % khối lượng, không
nhỏ hơn
Hàm lượng chất béo, % khối lượng, không nhỏ
hơn
Tỉ trọng sữa ở 200C, g/ml, không nhỏ hơn
Độ acid, 0T

Mức yêu cầu

11,5
3,2
1,027
16-18
5


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền



Các chất nhiễm bẩn: Hàm lượng kim loại nặng của sữa tươi tiệt trùng
Tên chỉ tiêu
Asen, mg/l
Chì, mg/l
Cadimi, mg/l
Thủy ngân, mg/l



Mức tối đa
0,5
0,5
1,0
0,05

Các chỉ tiêu vi sinh vật:

Tên chỉ tiêu
Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml

sản phẩm
Coliforms, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm
E.Coli, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm
Salmonella, số vi khuẩn trong 25 ml sản phẩm
Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 ml sản
phẩm
Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 ml sản
phẩm



Mức cho phép
10
0
0
0
0
0

Thành phần serum-protein trong sữa tươi.
Hàm lượng của chúng dao động 0.1÷0.4g/l riêng sữa non chứa hàm lượng

rất cao serum-protein. Đấy là những protein kém bền nhiệt. một số phân tử serumalbumin dễ bị đông tụ khi ta xử lý ở nhiệt độ cao. Do đó, để sản xuất sữa tiệt
trùng , hàm lượng serum-protein không vượt quá 1.4g/l.


Chỉ tiêu của sản phẩm sữa tiệt trùng.

- Bao gói: sản phẩm được đựng trong bao bì chuyên dùng.
- Bảo quản: ở những nơi khô sạch, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời.

6


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

- Thời hạn bảo quản: tính từ ngày sản xuất:
+ Không quá 2 tháng đối với sản phẩm đựng trong bao bì bằng polyetylen.

+ Không quá 6 tháng đối với sản phẩm đựng trong bao bì bằng hộp giấy.
- Vận chuyển: phương tiên vận chuyển phải khô, sạch không có mùi lạ ảnh hưởng
đến sản phẩm.

7


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
II.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng không đường.

Sữa nguyên liệu

Chuẩn hóa

Chất ổn định, chất nhũ hóa

Phối trộn


Bài khí

Đồng hóa

Tiệt trùng UHT

Bao bì giấy vô trùng

Bao gói

Sữa tiệt trùng UHT

8


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
III.
III.1.

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sữa nguyên liệu

Sữa nguyên liệu sau khi được thu mua và bảo quản lạnh tại nhà máy sẽ được
đưa vào sản xuất.
III.2.

Quá trình chuẩn hóa

Mục đích: hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa đến giá trị 3,5%.
Phương pháp thực hiện: sữa được gia nhiệt đến 65oC ở thiết bị trao đổi nhiệt

dạng bảng mỏng, sau đó sẽ được bơm vào máy li tâm hoạt động theo phương pháp
liên tục. Hai dòng sản phẩm thoát ra khỏi thiết bị: một dòng là sữa gầy và một
dòng là cream. Hàm lượng béo trong hai dòng sản phẩm trên sẽ phụ thuộc vào chế
độ hoạt động của máy li tâm. Sau đó, một phần cream sẽ được phối trộn lại với
dòng sữa gầy để đạt hàm lượng chất béo theo yêu cầu sản xuất. Ở đây, ta chọn giá
trị đó là 3,5%. Phần cream dư sẽ đưa đi xử lý tiếp để hoàn thiện sản phẩm cream.
Các biến đổi chính:
Vật lý: khối lượng riêng tăng, độ nhớt giảm, nhiệt độ tăng,...
Thiết bị: máy li tâm và hệ thống hiệu chỉnh hàm lượng chất béo hoàn toàn tự


III.3.

động.
Quá trình phối trộn

Mục đích: tăng tính ổn định và cảm quan cho sản phẩm.


Chất ổn đinh và chất nhũ hóa: sử dụng với hàm lượng 0,1% khối
lượng nguyên liệu.

Các biến đổi chính:


Vật lý: có sự thay đổi về tỷ trọng, nhiệt độ, thể tích.
9


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền


Thiết bị: bồn hình trụ đứng có cánh khuấy.
III.4.

Quá trình bài khí

Mục đích: cải thiện mùi của sữa, tăng hệ số truyền nhiệt.
Phương pháp thực hiện: Một áp lực chân không thích hợp sẽ được tạo ra
làm cho các khí ở dạng phân tán, hòa tan và một phần hơi nước cùng các hợp chất
dễ bay hơi thoát ra khỏi thiết bị. Toàn bộ hỗn hợp này sẽ được đưa vào bộ phận
ngưng tụ được đặt trên đỉnh thiết bị bài khí. Nước và một số cấu tử sẽ chuyển sang
dạng lỏng và chảy xuống đáy thiết bị, còn khí và các cấu tử không ngưng tụ sẽ
được bơm chân không hút ra ngoài.
Thông số kỹ thuật: nhiệt độ sữa 65oC, áp lực chân không 580 mmHg.
Các biến đổi chính:




Vật lý: thể tích giảm.
Hóa lý: nước bay hơi.
Cảm quan: cải thiện mùi của sữa.

Thiết bị: thiết bị hình trụ đứng, đáy nón với phần kích đỉnh nón được quay
lên phía trên. Dưới nắp thiết bị là bộ phận ngưng tụ được nối với chân không.
III.5.

Quá trình đồng hóa

Mục đích: ổn định hệ nhũ tương, chống lại sự tách pha dưới tác dụng của

trọng lực, tăng hệ số truyền nhiệt chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng, tránh hiện
tượng có cặn lợn cợn khi bảo quản sản phẩm.
Phương pháp thực hiện: đồng hóa toàn phần, 2 cấp.
Thông số kĩ thuật: nhiệt độ sữa trước khi đồng hóa 65oC, áp suất 250bar.

10


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Các biến đổi chính:


Vật lý: giảm kích thước các hạt của pha phân tán, nhiệt độ tăng, thể



tích thay đổi.
Hóa lý: ổn định hệ nhũ tương.

Thiết bị: thiết bị đồng hóa sử dụng áp lực cao.
III.6.

Quá trình tiệt trùng UHT

Mục đích: vô hoạt toàn bộ hệ vi sinh vật và enzyme có trong sữa.
Phương pháp thực hiện: sữa sẽ được gia nhiệt lên 80oC trong thiết bị trao
đổi nhiệt dạng bảng mỏng, sau đó được trộn với hơi để đạt đến 140 oC. Thời gian
tiệt trùng chỉ kéo dài vài giây, sau đó hỗn hợp sẽ được làm nguội và tách bớt một
phần nước trong thiết bị chân không. Rời thiết bị này, nhiệt độ sữa giảm còn 80 oC.

Sữa sẽ tiếp tục được làm nguội trong thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng xuống
còn 20oC rồi vào bồn trữ vô trùng hoặc rót sản phẩm. Từ bồn trữ vô trùng, sữa sẽ
được bơm qua thiết bị đóng gói.
Thông số kỹ thuật: nhiệt độ: 140oC, thời gian: 4 giây.
Các biến đổi chính:
Hóa sinh: enzyme và toàn bộ hệ vi sinh vật bị vô hoạt.
Hóa học: phản ứng Maillard, caramen.
Vật lý: nhiệt độ tăng.
Quá trình bao gói



III.7.

Mục đích: Phân chia sản phẩm thành các dạng khác nhau để phù hợp với
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và tiện dụng.
Sử dụng bao bì giấy bảy lớp, vô trùng.

11


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
IV.

CÂN BẰNG VẬT CHẤT.
Năng suất đầu vào: G=20 tấn sữa tươi nguyên liệu.
Tổn thất trong quá trình sản xuất:
Tổn thất
Trên đường ống từ bồn chứa sữa nguyên
liệu đến hệ thống thiết bị chuẩn hóa

Quá trình chuẩn hóa
Trên đường ống từ hệ thống thiết bị chuẩn
hóa đến thiết bị phối trộn
Quá trình phối trộn
Trên đường ống từ thiết bị phối trộn đến
thiết bị bài khí

Kí hiệu

Giá trị (%)

q1

0.1

p1

0,2

q2

0.1

p2

0,2

q3

0,2


Quá trình bài khí

p3

1

Trên đường ống từ thiết bị bài khí đến thiết
q4
bị đồng hóa

0.2

Quá trình đồng hóa

p4

0.3

Trên đường ống từ thiết bị đồng hóa đến
q5
thiết bị tiệt trùng

0,2

Quá trình tiệt trùng

p5

0,2


Trên đường ống từ hệ thống tiệt trùng đến
q6
thiết bị đóng gói

0,5

Quá trình đóng gói

2

p6

12


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Sản phẩm sữa tiệt trùng không đường
Thành phần sữa nguyên liệu.
• Hàm lượng chất khô: TS=12,9% khối lượng.
• Hàm lượng chất béo: F=3,9% khối lượng.
 Thành phần sản phẩm:
• Hàm lượng chất béo: Fsp=3,5% khối lượng.
• Hàm lượng chất nhũ hóa: E=0,1% khối lượng.
Tổn thất trên đường ống từ bồn chứa sữa nguyên liệu đến hệ thống


IV.1.


thiết bị chuẩn hóa
Q1= G * q1 = 20000 * 0,1 % = 20 (kg)
• Khối lượng sữa vào thiết bị chuẩn hóa:
Mch = G - Q1
= 20000 - 20 = 19980 (kg)
• Tổn thất trong quá trình chuẩn hóa: p1 = 0,2%
Sơ đồ nguyên lý hiệu chỉnh chất béo:
18001,98 kg sữa gầy
0,05% chất béo

19980 kg
sữa
3,9% chất béo

Phối trộn

1749,49 kg cream
39% chất béo

Ly tâm
1978,02kg cream

228,53 kg cream

Khối lượng sữa sau
hóa có hàm lượng chất béo 3,5%:
39%chuẩn
chất béo
39% chất béo
Ms1 = 19751,47 * (100-0,2) % = 19711,97 (kg)

• Khối lượng cream thu được:
Gc = 228,53 * (100 - 0,2)% = 228,07 (kg)
Tổn thất trên đường ống từ hệ thống thiết bị chuẩn hóa đến thiết bị


IV.2.

19751,47 kg
3,5% chất béo

phối trộn
Q2 = Ms1 * q2 = 19711,97 * 0,1% = 19,71 (kg)
• Khối lượng sữa vào thiết bị phối trộn:
Mpt = Ms1 - Q2
= 19711,97 - 19,71 = 19692,26 (kg)

13


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Khối lượng chất ổn định:
Môđ = Mpt * 0.1% = 19692,26 * 0,1% = 19,69 (kg)
• Tổng khối lượng nguyên liệu vào thiết bị phối trộn:
Mv2 = Mpt + Môđ = 19692,26 + 19,69 = 19711,95 (kg)
• Khối lượng nguyên liệu sau phối trộn:
Ms2 = Mv2 * (100 - p2)
= 19711,95 * (100 - 0,2) % = 19672,53 (kg)
Tổn thất trên đường ống từ hệ thống thiết bị phối trộn đến thiết bị



IV.3.

bài khí
Q3



= Ms2 * q3
= 19672,53 * 0,2% = 39,34 (kg)
Khối lượng nguyên liệu vào thiết bị bài khí:
Mbk



IV.4.

= Ms2 - Q3

=19672,53 - 39,34 = 19633,19 (kg)
Khối lượng nguyên liệu sau bài khí:
Ms3 = Mbk * (100 – 1)%
= 19633,19 * 99% = 19436,86 (kg)

Tổn thất trên đường ống từ hệ thống thiết bị bài khí đến thiết bị
đồng hóa
Q4 = Ms3 * q4 =19436,86 * 0,2%=38,87 (kg)
• Khối lượng nguyên liệu vào thiết bị đồng hóa:
Mđh = Ms3 - Q4
= 19436,86 - 38,87 = 19397,99 (kg)

Khối lượng nguyên liệu sau đồng hóa:
Ms4 = Mđh * (100 – p4) %
= 19397,99 * (100 – 0,3) % = 19339,8 (kg)
Tổn thất trên đường ống từ hệ thống thiết bị đồng hóa đến hệ thống


IV.5.

tiệt trùng
Q5 = Ms4 * q5 %
=19339,8*0,2%=38,68 (kg)
• Khối lượng nguyên liệu vào thiết bị tiệt trùng:
14


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Mtt = Ms4 - Q5

IV.6.

= 19339,8 - 38,68 = 19301,12 (kg)
• Khối lượng nguyên liệu sau tiệt trùng:
Ms5 = Mtt * (100 – p5) %
= 19301,12 * (100 – 0,2) %=19262,52 (kg)
Tổn thất trên đường ống từ hệ thống thiết bị tiệt trùng đến thiết bị
đóng gói





Q6 = Ms5 * q6
= 19262,52 * 0,5% = 96,31 (kg)
Khối lượng nguyên liệu vào thiết bị đóng gói:
Mđg = Ms5 - Q6
= 19262,52 - 96,31 =19166,21 (kg)
Khối lượng nguyên liệu sau đóng gói:
Ms6 = Mđg * (100 – p6) %
= 19166,21 * (100 – 2) % = 18782,89 (kg)

Bảng: khối lượng nguyên liệu trong từng quá trình cho 20000 kg sữa tươi
nguyên liệu.
Quá trình
Nhập liệu
Chuẩn hóa
Phối trộn
Bài khí
Đồng hóa
Tiệt trùng
Đóng gói

Sữa tiệt trùng không đường (kg)
20000
19980
19692,26
19633,19
19397,99
19301,12
19166,21


15


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
V.

CHỌN THIẾT BỊ

Tỉ trọng của sữa ở 15,5oC được xác định theo công thức như sau:
D15,5oC ’ (kg/l)
Trong đó: F- hàm lượng chất béo trong sữa (% khối lượng)
SNF-hàm lượng chất béo khô không béo trong sữa (% khối lượng)
W- hàm lượng nước trong sữa (% khối lượng)
SNF= 100-W-F, chọn F=3,5%
W=87%
SNF=100-87-3,5=9,5%
Vậy ta có:
D15,5oC == 1,034 (kg/l)
V.1.

Sữa nguyên liệu

Khối lượng sữa
Thể tích nhập liệu V= 20000/1,034=19342,36 (l)


Chọn thiết bị có năng suất vượt 20% năng suất thực tế nên thể tích thiết bị cần




chọn:
V = 19432,36 * 1,2 = 23210,832 (l)
Chọn 2 bồn loại Tetra Alsafe LA, 1 bồn dùng để chứa sữa nguyên lệu, 1 bồn
dùng để chứa bán thành phẩm, có kích thước:
- Thể tích: 30000l.
- Đường kính: 3600mm.
16


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
-

Chiều cao: 5650mm
Khối lượng thiết bị: 6000kg

Hình 2: bồn chứa sữa nguyên liệu.
V.2.
Quá trình chuẩn hóa
Khối lượng sữa cần chuẩn hóa trong một mẻ: 19980 kg
Thể tích sữa cần chuẩn hóa trong một mẻ:
V2 (l)
Chọn thời gian chuẩn hóa là 30 phút, cần thiết bị có năng suất:
(l/h)
Chọn thiết bị có năng suất cao hơn 20% năng suất thực tế. Năng suất thiết bị
cần chọn:


Vậy ta chọn máy ly tâm loại Tetra Centri C50 có :
Kích thước:
- Chiều dài : 2800mm

- Chiều rộng: 2800mm
- Chiều cao: 2800mm

17


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Hình 3: thiết bị ly tâm.
V.3.

Quá trình phối trộn

Khối lượng sữa cần phối trộn trong một mẻ là: 19692,26 kg
Thể tích sữa cần phối trộn trong một mẻ là:
(l)
Chọn thời gian phối trộn là 45 phút, vậy năng suất thiết bị là:
(l/h)
Chọn thiết bị có năng suất cao hơn 20% năng suất thực tế. năng suất thiết bị cần
chọn:
Chọn thiết bị phối trộn loại Tetra Almix 10 in-line vacuum mixer của Tetra Pak,
năng suất phối trộn 40000 l/h.
Bồn phối trộn có kích thước:
18


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
-

Chiều dài: 3737 mm.

Chiều rộng: 2745 mm.
Chiều cao: 3898 mm.

Hình 4: thiết bị phối trộn.
V.4.

Quá trình bài khí

Khối lượng sữa cần bài khí trong một mẻ là: 19633,19kg
Thể tích sữa cần bài khí trong một mẻ là:
(l)
Chọn thời gian bài khí là 30 phút, vậy năng suất thiết bị là:
(l/h)
Chọn thiết bị có năng suất cao hơn 20% năng suất thực tế. năng suất thiết bị cần



chọn:
(l/h)
Chọn thiết bị bài khí Tetra Scherping Horizontal có công suất 50000l/h. Kích
thước:
19


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
-

Chiều dài 2600mm.
Chiều rộng: 1800mm.
Chiều cao: 1900mm.


Hình 5: thiết bị bài khí.
Quá trình đồng hóa
Khối lượng sữa cần đồng hóa trong một mẻ là: 19397,99 kg
Thể tích sữa cần đồng hóa trong một mẻ là:
V.5.

Chọn thời gian đồng hóa là 1 giờ, vậy năng suất thiết bị là: /h
Chọn thiết bị có năng suất cao hơn 20% năng suất thực tế. năng suất thiết bị cần
chọn:
/h


Vậy ta chọn thiết bị đồng hóa Tetra Alex 400 của Tetra Pak.
Kích thước:
- Chiều dài: 2075mm.
- Chiều rộng: 1950 mm.
- Chiều cao: 2005 mm.
20


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Hình 6: thiết bị đồng hóa.
Quá trình tiệt trùng:
Khối lượng sữa cần tiệt trùng trong một mẻ là: 19301,12kg
Thể tích sữa cần bài khí trong một mẻ là:
V.6.

Chọn thời gian tiệt trùng là 1 giờ, vậy năng suất thiết bị là: N6=18666,46 l/h

Chọn thiết bị có năng suất cao hơn 20% năng suất thực tế. năng suất thiết bị
cần chọn:


Chọn hệ thống tiệt trùng Tetra Therm Aseptic VTIS 10 cuûa Tetra Pak có năng
suất 26000 l/h
Kích thước:
- Chiều dài: 5500mm.
- Chiều rộng: 3000mm.
- Chiều cao: 2500mm.

21


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Hình 7: thiết bị tiệt trùng UHT.
V.7.

Quá trình bao gói

Khối lượng sữa cần bao gói trong một mẻ là: 19166,21 kg
Thể tích sữa cần bài khí trong một mẻ là:
Chọn thời gian bao gói là 1 giờ, sản phẩm đóng gói dạng 250ml/hộp



Chọn thiết bị bao gói TBA/22 có công suất 20000 hộp/h.
Kích thước:
- Chiều dài: 5000m.

- Chiều rộng: 2500mm.
- Chiều cao: 2700mm.

22


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Hình 8: thiết bị đóng hộp.

23


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
VI.
-

BẢN VẼ MẶT CẮT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH:
Tổng diện tích phân xưởng:
660m2.
Chiều cao phân xưởng:
7m.
Chiều cao mái:
1m.
Chiều dài bước cột:
5m.
Khoảng cách thiệt bị với tường: 2m.
Khoảng cách thiết bị với thiết bị: 1,5m.

Phân xưởng sản xuất chính gồm có 4 phòng:

-

Phòng 1: đặt bồn chứa sữa nguyên liệu.
Phòng 2: đặt các thiết bị chế biến.
Phòng 3: đặt thiết bị đóng hộp.
Phòng 4: chứa sữa thành phẩm.

Bản vẽ mặt cắt phân xưởng: (bản vẽ đính kèm).

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×