Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.62 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BẠCH THỊ HÀ

PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thường

Hà Nội-2014

1


MỤC LỤC

2


1. Lý do chọn đề tài
Sau đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt,
lịch sử Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới, có vị trí quan trọng trên trường
quốc tế. Đạt được những thành tựu đó là do Đảng và Nhà nước ta sau nhiều
lần sửa đổi, bổ sung và phát triển Nghị quyết tại Đại hội VII và Đại hội VIII
đã xác định: tập trung phát triển mọi mặt, trong đó lấy phát triển kinh tế là
trung tâm và kinh tế phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất


nước. Điều này được khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết của Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao nội lực đồng
thời tranh thủ ngoại lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững…”.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn
đề mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là
bước đi ngắn và nhanh nhất để dưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020. Do đó, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
một tất yếu.
Là một nước nghèo, chậm phát triển, điểm xuất phát lại thấp, muốn đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta cần “đi tắt
đón đầu” ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, điều đó có nghĩa là phải thay
đổi chiến lược phát triển của phương thức sản xuất để đưa xã hội loài người
lên một tầm cao mới. Điều này đã được các nhà Duy vật biện chứng chứng
minh thông qua quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đây là quy luật cơ bản nhất về sự vận động và
phát triển xã hội.

3


Nhận thức và nắm rõ vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã vận dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển quy luật này trong quá
trình phát triển kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo tiềm lực
kinh tế đủ mạnh để hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thởi đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, con đường mà chúng ta đã chọn.

Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình cũng đang tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình. Là một tỉnh miền núi Tây Bắc,
có nhiều dân tộc anh em, tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng về kinh tế, có vị trí
quan trọng về chính trị, quốc phòng và an ninh. Do vậy, việc tổng kết thực tiễn,
cũng như việc vận dụng lý luận vào thực tiễn đời sống để rút ra những bài học,
kinh nghiệm nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: "Phát triển lực lượng sản
xuất ở tỉnh Hòa Bình hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã được các nhà khoa học đề cập đến từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển
lực lượng sản xuất của các tác giả được xuất bản như: Phát triển kinh tế - xã
hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Mai Quốc Chánh,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Xây dựng quan
hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng, xã
hội ở Việt Nam, Lương Xuân Quỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002...
đều bàn đến các khía cạnh của việc phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế...
4


Vấn đề này còn được nêu ra trong các tạp chí, cụ thể là các nhân tố như
khoa học - công nghệ, nguồn lực con người... có tác động như thế nào tới sự
phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước như hiện nay. Tiêu biểu phải kể đến các bài viết: Ưu tiên

phát triển lực lượng sản xuất, của Lê Xuân Đình,Tạp chí Cộng sản, số 5
(03/1999); Khoa học - công nghệ phải là động lực mạnh mẽ đưa nông nghiệp,
nông thôn sang bước phát triển mới, của Lê Huy Ngọ, Tạp chí Cộng sản số 3
(02-1999); Có phải khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, của
Nguyễn Cảnh Hồ, Tạp chí Triết học, số 2 (02/2002); hay Vấn đề đổi mới lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn, của Lê Văn Dương, Tạp chí Triết học, số 1
(01/2002)….
Những công trình, luận án tiêu biểu của các nhà khoa học liên quan đến
vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, cũng như quy luật về quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã
được bảo vệ trong những năm qua, tiêu biểu như: Vấn đề phát triển lực lượng
sản xuất ở miền núi phía Bắc nước ta (Luận án tiến sĩ, Vi Thái Lang, 2002);
Nghiên cứu về biểu hiện đặc thù của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam (Luận án phó tiến sĩ, Nguyễn Tĩnh Gia, 1987);
Nghiên cứu nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (Luận án tiến sĩ, Đoàn Văn Khái, 2000)… Các luận văn, luận án trên đã
đi sâu đánh giá thực trạng của việc phát triển lực lượng sản xuất hay giải
quyết các vấn đề, các khía cạnh của lực lượng sản xuất, đề từ đó vạch ra
những hướng đi mới, giải pháp mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Vấn đề "Phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa" đã được các nhà khoa học đề cập nhiều và có những kết quả nghiên
cứu có giá trị lịch sử nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận động, biến đổi
và phát triển nên mọi kết luận, tổng kết vẫn cần được bổ sung, phát triển cho
hoàn thiện hơn.
5



Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về việc
phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hòa
Bình dưới dạng một luận văn khoa học. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài
trên làm luận văn thạc sĩ của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển lực lượng sản xuất nhằm đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực
trạng, triển vọng, giải pháp phát triển lực lượng sản xuất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
4. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hòa Bình hiện nay, luận văn phát hiện vấn đề nảy sinh
và đưa ra những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lực lượng sản
xuất, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hòa Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của nó trong sự
phát triển xã hội.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình
và chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản
xuất ở tỉnh Hòa Bình, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những tác phẩm chính yếu của triết học
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận hình thái kinh tế xã hội, về quy
luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất; các Văn kiện của Đẳng Cộng sản Việt Nam; đồng thời, tham khảo các công
trình nghiên cứu của nhều nhà khoa học có liên quan đến đề tài.
6



- Phương pháp được sử dụng nghiên cứu và thực hiện luận văn là
phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp với các phương pháp:lịch sử và
lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn
5.1. Những luận điểm cơ bản của luận văn:
- Cơ sở khoa học của việc phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình
hiện nay.
- Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình.
- Thực trạng lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình.
- Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh
Hòa Bình, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5.2. Những đóng góp của luận văn:
- Luận văn góp phần nhận thức rõ hơn những vấn đề lý luận về lực
lượng sản xuất và vai trò của lực lượng sản xuất đối với CNH, HĐH hiện nay.
- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh
Hòa Bình, xu hướng vận động và phát triển của lực lượng sản xuất thời kỳ CNH,
HĐH ở tỉnh Hòa Bình.
- Góp phần đề ra những phương hướng, giải pháp đặc thù nhằm phát triển
lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các ban ngành của
tỉnh, địa phương tham khảo trong việc đề ra các chính sách nhằm nâng cao vai
trò của lực lượng sản xuất, đồng thời luận văn còn là tư liệu tham khảo cho
những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy bộ môn triết học Mác - Lênin.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


7


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận của việc phát triển lực lượng sản xuất ở Hòa Bình
hiện nay
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành lao động sản xuất vật
chất. Muốn hoạt động đó của con người được tiến hành bình thường, cần phải có
một số điều kiện nhất định như: môi trường địa lý, điều kiện dân số, phương
thức sản xuất. Các yếu tố kể trên đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất vật chất nói chung; nhưng trong đó
phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản và có ý nghĩa quyết định nhất.
Phương thức sản xuất là cách thức làm ra của cải vật chất của con
người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất đóng vai
trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội : kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong
lịch sử quyết định sự phát triển của lịch sử loài người từ thấp đến cao.
Trong sản xuất, con người có quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ
giữa người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa
người với người, tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự
thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản
xuất tương ứng.
1.1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành của nó
Trong nghiên cứu sự vận động, phát triển của xã hội loài người, điểm
cơ bản làm cho C. Mác thành công và khác về chất so với các nhà triết học
trước C. Mác ở chỗ ông đã vận dụng phép biện chứng duy vật để giải quyết
những vấn đề của lịch sử. Cụ thể hơn, ông đã xuất phát từ những "sự thật giản
đơn" trong đời sống vật chất của con người và xã hội để giải thích các hiện

tượng của đời sống xã hội. Ph. Ăngghen đã nhận xét: "Cái sự thật hiển nhiên...
8


là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động,
trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt
động chính trị, tôn giáo, triết học..." [12, tr. 166]. Nhờ đó mà C.Mác đã phát
hiện hàng loạt các quy luật của lịch sử, đó là các quy luật: tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, v.v...
Trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
Khi bàn về hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác, Ph.Ăngghen cũng như
V.I.Lênin không dành nhiều công sức cho việc định nghĩa các khái niệm lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà các ông sử dụng và trình bày các khái
niệm này thông qua phân tích nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất và các hình thức biểu hiện của nó trong
những chế độ xã hội khác nhau. Tuy nhiên, qua việc các nhà kinh điển sử
dụng những khái niệm này, chúng ta có thể hiểu nội dung, cấu trúc của các
khái niệm đó như sau:
Thứ nhất: Lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, đó là một hệ thống lực lượng vật chất do con người và xã
hội loài người tạo ra để cải tạo, chinh phục tự nhiên. Hệ thống lực lượng vật
chất này đồng thời biểu hiện luôn cả sức mạnh, năng lực chinh phục tự nhiên
của con người.
Thứ hai: Lực lượng sản xuất là một thể thống nhất bao gồm yếu tố
người và các yếu tố vật, trong đó con người là yếu tố đặc biệt. Bởi vì, con
người là chủ thể sáng tạo, chế tạo ra những công cụ, các phương tiện bổ trợ
cho các khí quan của mình, tác động đến khách thể - đối tượng lao động để
tạo ra những vật phẩm đáp ứng những nhu cầu của bản thân và của xã hội.

Trong quá trình đó, con người đồng thời tự cải tạo bản thân mình cả về sinh
thể và trí tuệ. Ngày nay, yếu tố trí tuệ đang ngày càng trở nên chiếm ưu thế và
được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp.
9


Thứ ba: Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong
phương thức sản xuất, nó thường xuyên vận động và phát triển; nó quyết định
sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Thông qua việc các nhà kinh điển sử dụng khái niệm lực lượng sản
xuất, đã có khá nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về lực lượng
sản xuất. Trong số đó, theo chúng tôi, định nghĩa sau đây phản ánh tương đối
đầy đủ nội hàm và ngoại diên của khái niệm này:
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất (trước
hết là công cụ lao động) và những người sử dụng những tư liệu này để sản
xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất chủ yếu là những con người có
thói quen, kinh nghiệm, tri thức và trình độ chuyên môn nắm được kỹ thuật,
sử dụng được công cụ để tiến hành sản xuất [từ điển triết học, (1986), Nxb
Tiến Bộ, Mátxcơva,tr. 281-282].
Như vậy, lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố:
1.1.1. 1. Người lao động
Người lao động là yếu tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất.
V.I Lênin đã từng viết: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là
người công nhân, là người lao động" [11, tr. 430]. Con người là chủ thể tích
cực, sáng tạo và quyết định hoạt động tác động đến tự nhiên. Trong hoạt động
sản xuất, con người không chỉ tác động một cách đơn giản bằng sức mạnh cơ
bắp của mình đến tự nhiên, mà con người với trí tuệ là chủ đạo, biết vận dụng
tri thức khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, kỹ xảo, v.v... còn biết tạo ra những
công cụ bổ trợ cho các khí quan của mình, và sử dụng những công cụ đó làm
cho tự nhiên thay đổi theo mục đích, yêu cầu có sẵn hình ảnh trong tư duy từ

trước đó. Do đó, trong lực lượng sản xuất, con người phải là một yếu tố đặc
biệt và được xem xét ở những mặt cơ bản như sức lao động, bao gồm cả sức
cơ bắp và sức thần kinh (trí tuệ) tham gia vào quá trình lao động.
Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học - công nghệ đã và đang đòi hỏi
con người sử dụng sức mạnh thần kinh - trí tuệ ngày một nhiều hơn. Sức
10


mạnh thần kinh - trí tuệ của con người là một loại nguồn lực đặc biệt.
A.Toffler trong tác phẩm "Thăng trầm quyền lực" đã cho rằng, mọi nguồn lực
khác của thiên nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, còn "tri thức có tính lấy
không bao giờ hết". Để tiến hành lao động được, đòi hỏi người lao động phải
có một mức độ hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, nhất là những hiểu
biết về những khách thể mà mình sẽ trực tiếp tác động đến nó. Nếu những
hiểu biết đó càng sâu sắc, càng có tính khái quát cao thì càng tạo điều kiện
cho hoạt động sản xuất phát triển, bởi vì nhờ đó quá trình khai thác, tác động
đến khách thể sẽ đơn giản nhất, đem lại hiệu quả cao nhất và ít lãng phí nhất.
Trên thực tế, trình độ hiểu biết (tri thức) của người lao động đóng vai trò
quyết định trong chất lượng của người lao động. Đương nhiên là những hiểu
biết - thế giới quan đó phải là đúng đắn và khoa học. Người lao động còn có
kỹ năng, kinh nghiệm lao động, dù là lao động đơn giản đến đâu chăng nữa,
thì người lao động trước hết phải học những thao tác, rèn luyện những thao
tác đó thành thục ở một mức độ nhất định; sau đó mới có thể tiến hành hoạt
động lao động được, lao động càng phức tạp thì quá trình rèn luyện các thao
tác đó càng đòi hỏi công phu và lâu dài hơn.
Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động
của con người ngày được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ con người không ngừng
phát triển, hàm lượng trí tuệ lao động ngày càng cao. Ngày nay, với các cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, lao động trí tuệ ngày
càng đóng vai trò chính yếu.

1.1.1.2. Tư liệu sản xuất
Cùng với người lao động, tư liệu sản xuất là một trong những mặt cơ
bản của lực lượng sản xuất. Theo C.Mác, tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Ông viết: "Nếu đứng về mặt kết quả của nó, tức
là đứng về mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình, thì cả tư liệu lao động lẫn đối
tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất" [12, tr. 271].

11


Trong những yếu tố của tư liệu sản xuất, tư liệu lao động - được hiểu là
những công cụ lao động, đó là một trong những yếu tố thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
thông qua nó, sức mạnh của con người trước tự nhiên được tăng lên nhiều lần.
Công cụ lao động là những vật thể hay những phức hợp vật thể do con
người và xã hội tạo ra để "đặt" giữa con người và đối tượng lao động. Chúng
có vai trò truyền dẫn sức lực và trí tuệ của con người đến đối tượng lao động,
cải biến những vật liệu tự nhiên thành những vật phẩm theo mục đích, yêu
cầu có trước của một quy trình sản xuất cụ thể nào đó. Tùy thuộc vào loại
công cụ và trình độ kỹ thuật của nó mà con người có thể sử dụng nó. Có những
công cụ lao động có kết cấu đơn giản như: công cụ thô sơ, công cụ thủ công; có
những công cụ phức tạp, tinh xảo như máy móc cơ khí, máy móc bán tự động
hoặc tự động, v.v... Trình độ phát triển của công cụ lao động chỉ rõ trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, mức độ tinh xảo của công cụ lao động giúp
chúng ta phân biệt được lực lượng sản xuất đó ở nền văn minh nào, ở giai
đoạn lịch sử nào. Nếu công cụ lao động càng tinh xảo, nó càng truyền dẫn
được nhiều sức lực của con người tác động đến đối tượng lao động thì năng
suất lao động càng cao. Vì thế có thể gọi công cụ lao động là "hệ thống xương
cốt" của nền sản xuất xã hội.
Hiện nay, trong quá trình sản xuất vật chất, mục đích lớn nhất của các nhà

tư bản là thu được nhiều lợi nhuận. Bởi thế, họ tìm mọi cách rút ngắn, cắt giảm
mọi chi phí sản xuất có thể để kiếm được nhiều lợi nhất về mình như: giảm chi
phí sức lao động, tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động… Điều này
có nghĩa là con người phải không ngừng cải tiến công cụ lao động, biến nó trở
nên tinh xảo và hiện đại nhất có thể. Công cụ lao động càng tinh xảo và hiện đại
thì năng suất lao động càng cao và xét đến cùng, nó chính là nguyên nhân sâu xa
của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo
trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại
kinh tế trong lịch sử.
12


Cùng với công cụ lao động, đối tượng lao động là một trong hai yếu tố
quan trọng cấu thành tư liệu sản xuất.
Đối tượng lao động trước hết là những dạng vật chất có sẵn trong tự
nhiên, kể cả trên mặt và trong lòng đất, dưới đại dương và trong khí quyển
như đất đai, sông, biển, rừng núi, động thực vật, tài nguyên khoáng sản, v.v...
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi dạng vật chất trong tự nhiên đều là đối
tượng lao động, chỉ có những dạng vật chất nào có khả năng tạo thành những vật
phẩm theo những mục đích, yêu cầu và đáp ứng được những nhu cầu nào đó
của con người, đã và đang được con người tác động, cải tạo, khai thác chúng thì
dạng vật chất tự nhiên đó mới là đối tượng của lao động xã hội. Chẳng hạn,
những loại vật liệu, khoáng sản như than đá, dầu mỏ, v.v... khi con người chưa
biết sử dụng nó để phục vụ đời sống và sản xuất, thì khi đó bản thân các yếu
tố đó chưa trở thành đối tượng lao động của xã hội loài người. Trình độ khoa
học - công nghệ càng cao, sản xuất - xã hội càng phát triển, thì khả năng cải
tạo tự nhiên của con người ngày càng cao, khi đó càng nhiều những dạng vật
chất trong tự nhiên trở thành đối tượng lao động hơn.
Đối tượng lao động rất phong phú, đa dạng và có nhiều cấp độ khác
nhau. Trong quá trình sản xuất, có những vật phẩm trong tự nhiên con người chỉ

việc khai thác mang về là có thể đáp ứng ngay được những nhu cầu nào đó
của mình, cũng có những loại vật phẩm lại phải qua nhiều lần cải tạo, nhiều
khâu trung gian, mới trở thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Khi
nền sản xuất xã hội càng phát triển, khoa học - công nghệ càng cao, thì loại
đối tượng phải cải tạo nhiều lần càng được mở rộng, điều này là do nhu cầu
ngày càng cao của con người quy định.
Chúng ta đã biết rằng, trong sản xuất con người thường xuyên tự cải
tạo mình về mọi mặt, cũng như liên tục cải tiến công cụ lao động, để ngày
càng làm ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của
con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu của xã hội cũng tác động làm cho sản
xuất ngày càng phát triển, kéo theo các lĩnh vực phục vụ cho hoạt động sản
xuất cũng phát triển theo. Đặc biệt là sự phát triển của công cụ lao động và
13


việc ứng dụng các thành tựu của khoa học để cải tiến, sáng chế, phát minh
những công cụ lao động đó, đã làm cho con người ngày càng có vai trò to lớn,
càng có sức mạnh ghê gớm trước tự nhiên. Sức mạnh của con người phát triển
ở cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong việc tác động, khai thác đối tượng lao
động. Vì thế mà hiện nay, vấn đề đối tượng lao động cần phải được xem xét
và quan tâm đặc biệt, để tránh những hiểm họa do chính sự phát triển của nó
gây ra như tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái và ô nhiễm... làm cho sự
sống của con người đang bị đe dọa
Trong những đối tượng lao động mà con người tác động, khai thác, có
những yếu tố có khả năng phục hồi trở lại, cũng có những yếu tố không thể
hồi phục được bởi quá trình sinh thành nó phải trải qua một thời kỳ thiên tạo
rất lâu dài so với lịch sử của xã hội con người. Do đó, hiện nay
vấn đề cạn kiệt tài nguyên, cạn kiệt năng lượng, ô nhiễm môi trường, bệnh tật,
v.v... đã trở thành vấn đề toàn cầu, thách thức toàn nhân loại, bắt buộc mọi
quốc gia, mọi dân tộc, mọi khu vực phải xem xét lại những vấn đề thuộc về

đối tượng lao động của mình.
Trong tư liệu sản xuất, ngoài các yếu tố công cụ lao động và đối tượng
lao động, còn cần phải có rất nhiều các điều kiện, phương tiện khác hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất như đường sá, các phương tiện vận chuyển, bến bãi, nhà
kho, thông tin phối hợp sản xuất, v.v... Mặc dù những yếu tố này không trực
tiếp làm ra sản phẩm, nhưng có những ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sản xuất
càng phát triển đòi hỏi những điều kiện và phương tiện phục vụ sản xuất càng
phải phát triển theo.
1.1.1.3. Khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ là tri thức của nhân loại, ở một phạm vi nhất
định nào đó nó được xem như một yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội, nhưng ngày nay người ta đã thừa nhận khoa học - công nghệ là
một nhân tố đặc biệt của lực lượng sản xuất, nhân tố này chỉ thực sự phát
huy được vai trò của nó khi được kết hợp với con người và các yếu tố của
tư liệu lao động.
14


Khoa học - công nghệ được ra đời trên cơ sở nhu cầu và mục đích của
đời sống thực tiễn xã hội, chính thực tiễn là động lực thúc đẩy nó phát triển.
Khoa học – công nghệ bao gồm toàn bộ các quá trình phản ánh đúng đắn hiện
thực khách quan và các quá trình cải tạo thế giới khách quan đó. Về tổng thể,
có thể coi khoa học - công nghệ là một hệ thống những tri thức căn bản phản
ánh đúng đắn hiện thực khách quan và những tri thức về các giải pháp hành
động để cải tạo hiện thực đã được thực tiễn kiểm nghiệm; được ứng dụng
nhanh chóng vào quá trình sản xuất vật chất. Như vậy, khoa học - công nghệ
có nội dung khá phong phú, trong đó bao hàm các nhân tố thuộc lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội và cả các nhân tố vật chất và cải tạo thế giới vật chất.
Công nghệ hiện đại là kết quả của sự kết hợp khoa học và kỹ thuật với hoạt
động của con người. Nó là tập hợp những công cụ, phương tiện một cách hợp

lý, có hiệu quả cao nhằm biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành những
vật phẩm hay hàng hóa. Công nghệ còn là kỹ năng chế tạo, sử dụng những
công cụ lao động, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và mua, bán sản phẩm,
v.v... Nhờ những thành tựu của khoa học - công nghệ mà sản xuất xã hội có
những thay đổi to lớn. Nó không chỉ là sự thay đổi, phát triển trong kỹ thuật
sản xuất mà còn đưa đến những công nghệ mới, những ngành sản xuất mới;
phát hiện và đề ra nhiều phương pháp mới trong sản xuất, nhất là những phát
hiện về nguồn nguyên liệu và nguồn năng lượng mới. Nó đã làm cho hoạt
động sản xuất của xã hội phát triển với một tốc độ chưa từng có, đáp ứng
nhanh chóng tất cả các nhu cầu của con người.
Nhân loại đã từng chứng kiến nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất vật
chất do những cuộc cách mạng về khoa học - công nghệ đem lại. Càng về sau,
khoa học càng đem lại cho con người những đổi thay mạnh mẽ và sâu sắc.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay, vừa phát triển mạnh về
chiều sâu, vừa mở rộng ra nhiều lĩnh vực và đang được đặc biệt quan tâm ở ba
mũi nhọn cơ bản là:

15


Thứ nhất: Công nghệ điện tử, tin học và viễn thông. Bằng kỹ thuật số
và ứng dụng rộng rãi tin học vào đời sống và sản xuất: từ tổ chức, quản lý,
điều hành cho đến mua bán các sản phẩm, tạo mẫu mã, v.v... quá trình sản
xuất vật chất và hoạt động của con người đã ngày càng tự động hóa cao.
Trong đời sống - xã hội đã xuất hiện nhiều thuật ngữ mới như: nền kinh tế ảo,
thị trường ảo hoặc kinh tế mạng, kinh tế tri thức... Sự toàn cầu hóa thông tin
và thị trường kinh tế làm cho thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn đối với
con người. Điều đó cho phép những quốc gia chậm phát triển có cơ hội tránh
được các bước phát triển tuần tự không cần thiết trong lịch sử để đi tắt, đón
đầu tạo ra sự phát triển mới của mình. Nhưng đó cũng chính là rào cản lớn

nhất, làm giãn khoảng cách phát triển giữa các nước phát triển cao với các
nước đang phát triển và các nước chậm phát triển nếu như không có các chiến
lược phát triển đúng đắn, không có các chính sách và biện pháp đi tắt đón đầu
một cách phù hợp.
Thứ hai: Công nghệ vật liệu, năng lượng mới. Nhờ các thành tựu của
khoa học - công nghệ, hàng loạt các loại vật liệu mới ra đời như: vật liệu cách
điện cao cấp, vật liệu siêu dẫn, siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ,... và các dạng
năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng
gió,... cũng đã được khai thác theo công nghệ mới, giúp con người làm tăng
giá trị các vật liệu tự nhiên lên nhiều lần, thay thế được nhiều vật liệu gây ô
nhiễm môi trường và khan hiếm mà trước đây con người quen sử dụng.
Thứ ba: Công nghệ sinh học. Chỉ vài thập kỷ gần đây, công nghệ sinh
học đã chứng tỏ sức mạnh kỳ diệu của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung, đối với lực lượng sản xuất nói riêng. Bằng những phát hiện
mới về công nghệ tế bào, công nghệ sinh sản, công nghệ gen và các phương
pháp sinh học mới, con người tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi mới
có nhiều ưu điểm lớn cả về chất lượng cũng như năng suất và giá thành. Đặc
biệt nhờ công nghệ sinh học, làm cho con người ngày càng khỏe mạnh, có
tuổi thọ cao và ngày càng đẹp hơn. Hiện nay khoa học sinh học đã công bố
16


bản đồ gen con người và đã bắt đầu giải mã một phần bộ gen đó. Với thành
tựu này, khoa học còn có thể ứng dụng và chế tạo những người máy sinh học
và giải quyết nhiều vấn đề về sự sống nói chung.
Cùng với những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn cũng đang ngày một phát huy vai trò to lớn của mình trong đời sống
- sản xuất vật chất xã hội. Một mặt, khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu
các quá trình tâm, sinh lý của con người và tìm cách phát huy cao độ tính tích
cực, sáng tạo của con người trong sản xuất vật chất. Mặt khác, nó còn tìm ra

những khuynh hướng vận động của xã hội nói chung và của nền kinh tế nói
riêng, nhờ đó có những chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội một
cách phù hợp.
1.1.2. Vị trí và vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản than con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã
hội. Theo Ph. Ăngghen, “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người và xã
hội loài vật là ở chỗ: loài vật chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”
[cm, ă,(1998), Toàn tập, tâp 34, tr.241].
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra
của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng thỏa mãn
với những cái có sẵn trong giới tự nhiên, mà luôn luôn tiến hành sản xuất vật
chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng
phong phú, đa dạng của con người. Việc sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt là
yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Bằng việc “sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống
vật chất của mình”[giáo trình triết học, tr.350].
17


Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển
của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã
hội. Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuât,
tôn giáo… đều hình thành biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất. Khái quát lịch
sử phát triển của nhân loại, C.Mác đã kết luận: “Việc sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta

phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và
thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”.
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi
tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật
chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự
biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển của
xã hội từ thấp đến cao. Chính vì vậy, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng
xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội.
Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất
vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất đinh của xã hội loài người.
Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đói với tất cả các mặt của đời
sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của
các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài
người từ thấp đến cao.
Trong sản xuất, con người có “quan hệ song trùng”: một mặt là quan hệ
giữa người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa
người với người, tức là quan hệ sản xuất. Tóm lại, phương thức sản xuất
chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và
quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản
xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách
18


biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận
động, phát triển xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của

lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của
công cụ lao động; trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người;
trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học
vào sản xuất. Do đó, khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công
lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa. Như
vậy, có thể nói, lực lượng sản xuất có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự vân động và phát triển của xã hội loài người. Điều này được thể hiện
rõ nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất như sau:
Thứ nhất, sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và
làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó.
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó, quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, xã hội luôn vận
động và phát triển làm cho lực lượng sản xuất cũng không ngừng biến đổi
theo. Do vậy, lực lượng sản xuất nào, quan hệ sản xuất ấy; lực lượng sản xuất
thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo. Nghĩa là, nếu quan hệ
sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không biến đổi kịp thời thì đến
một lúc nào đó nó trở nên lạc hậu, không phù hợp với lực lượng sản xuất nữa,
nó trở thành xiềng xích, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu
khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay thế
quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Vì vây, C.Mác viết:
“Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật
chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó, từ
19


trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những

xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc
cách mạng xã hội”
Thứ hai, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan
hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản
xuất. Bởi, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thì nó là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan
hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Theo quy luật, đương nhiên quan hệ sản xuất mới ra đời thay thế quan hệ sản
xuất cũ và một phương thức sản xuất mới ra đời. Do vậy, mâu thuẫn này chỉ
có thể giải quyết bằng một cược cách mạng xã hội.
1.1.3. Yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất ở Hòa Bình hiện nay
Trong công cuộc đổi mới, lực lượng sản xuất đã có những bước phát
triển rất quan trọng. Nhận thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam thực
hiện nhất quán đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Vấn đề này được nêu rõ trong các Nghị
quyết Đại hội toàn quốc của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7-1994), Nghị quyết nêu rõ:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao”. Đó là một quá trình lâu dài, “Mục tiêu lâu dài của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có
cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh”.
20



Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), xác định rõ: “có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp”. Cương lĩnh
nhấn mạnh việc nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có quan
hệ “giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa”, đây chính là điểm mấu chốt, là nguyên nhân sâu xa
góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước
ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp.
Là một tỉnh miền núi nghèo phía Tây Bắc, Hòa Bình còn nhiều khó
khăn, yếu kém trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Những hạn chế, khuyết
điểm này của tỉnh chỉ có thể khắc phục bằng việc phát triển lực lượng sản
xuất. Vì vậy, tỉnh Hòa Bình phải biết vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một cách
linh hoạt, mềm dẻo vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh
mình, có như vậy mới góp phần thúc đẩy sự nghiệp của đất nước đi lên.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của quy luật trong sự phát triển kinh tế
của tỉnh cũng như của cả nước, tỉnh Hòa Bình cũng đã có những thay đổi
trong chiến lược, cũng như sách lược nhằm đưa nền kinh tế cũng như mọi lĩnh
vực của tỉnh đi lên theo hướng tích cực.
Hòa chung với không khí đổi mới của đất nước, cố gắng bắt kịp theo xu
hướng của thời đại, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hòa
Bình cũng đã có những thay đổi trong cơ cấu và điều chỉnh chiến lược phát
triển kinh tế của tỉnh. Cải tạo và đổi mới tư liệu sản xuất sẵn có trong tỉnh,
phát triển hơn nữa những tư liệu chưa có. Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng hơn
trong việc nâng cao trình độ cũng như chất lượng người lao động bằng việc
đổi mới và đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, ưu tiên trong việc phát triển y tế
các cấp… Quan trọng hơn nữa, tỉnh Hòa Bình đã có những bước tiến mới
đáng kể trong việc tiếp thu cũng như sử dụng rộng rãi những thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực… Trải qua nhiều năm thực hiện

21


Nghị quyết tại các Đại hội Đảng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tỉnh Hòa Bình cũng đã đạt được nhiều thành tích quan trọng,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước có những bước tiến mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Hòa
Bình hiện nay
1.2.1. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hóa Hòa Bình
nổi tiếng, là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này
những cảnh sắc hấp dẫn và kỳ vĩ. Hòa Bình được coi là vùng đệm giữa một
bên là châu thổ vùng Bắc bộ với một bên là núi non điệp trùng Tây Bắc. Địa
hình Hòa Bình bị chia cắt bởi nhiều thung lũng với hàng trăm con sông, suối
lớn nhỏ tạo nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng và màu mỡ. Những
núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức bình phong che chắn như một tiền đề
khởi nguồn hình thành nên các quần thể cư trú của các cư dân nguyên thủy
ngày xưa.
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ
quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền
núi. Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 4.662,53 km2, giới hạn tọa độ
20019’ – 21008’ vĩ Bắc và 104028 – 105050’ kinh Đông, phía bắc giáp với tỉnh
Phú Thọ; phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía đông và đông
bắc giáp với thủ đô Hà Nội; phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn
La, Thanh Hóa. Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ ngày 22-6 – 1886, khi chính
quyền thực dân Pháp ký nghị định cắt các vùng đất có nhiều đồng bào Mường
cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập
một tỉnh mới gọi là tỉnh Mường. Vào thời kỳ này, tỉnh Mường có 4 phủ: Vàng
An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình và Hà

Tây sát nhập thành Hà Sơn Bình. Năm 1991, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa VIII
đã quyết định điều chỉnh lại địa giới và chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh
Hà Tây và Hòa Bình.
22


Tỉnh Hòa Bình có 10 huyện và một thị xã, bao gồm 195 xã, 8 phường
và 11 thị trấn. Tỉnh lỵ của Hòa Bình hiện nay là thị xã Hòa Bình, cách trung
tâm thành phố Hà Nội 76 km. Đường quốc lộ số 6 đi qua Hòa Bình dài 125
km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào. Các
tuyến đường 12, 15, 21 đã nối liền Hòa Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh
Hóa, Hà Nam. Hiện nay tuyến đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc
lộ 21, giao với quốc lộ 12 tại Thanh Hà, Lạc Thủy, nối liền với các tỉnh bạn
rất thuận lợi cho việc thông thương, giao lưu phát triển kinh tế xã hôi.
Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm
trở nằm ở phíaTây Bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ
cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển và độ dốc 300 - 350, có nơi
có độ dốc trên 400. Phía đông nam là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tự
nhiên của tỉnh, với độ cao trung bình 100 – 200 m và độ dốc 200 – 250.
Trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ biển
tỉnh Ninh Bình, hoạt động cácxtơ hóa đã tạo ra các bồn địa giữa núi có điều
kiện cư trú thuận lợi (địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có
nguồn nước…), hình thành nên các xứ Mường trù phú thường được người
Mường ca tụng: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (nay thuộc địa
phận các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi).
1.2.1.2. Điều kiện lịch sử, dân cư
* Điều kiện lịch sử:
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị
định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có
người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình..

Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu,Yên Châu và Phù Yên Châu.
Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi
tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn,
Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.

23


Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà
Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp
thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa
Bình và Hà Tây.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên
Bình và Yên Trung, đều nằm ở phía bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra
và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Điều kiện dân cư:
Theo kết quả chính thức điều tra dân số năm 2013, dân số tỉnh Hòa
Bình có 808.200 người, với mật độ dân số trung bình là 175 người/km2.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 5 dân
tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,82%; người Việt
(Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%;
người Tày chiếm 2,7%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa
phương trong tỉnh.
Hòa Bình được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân
tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện
văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của
người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh
và các dân tộc khác.
Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở
Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời. Trong những năm gần đây, sự giao lưu

về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều
tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần
với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống
(đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Hiện
nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hàng đầu ở Hòa
Bình hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
24


Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người
Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống
với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang
phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái Trắng thuộc các huyện Phù
Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La.
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương
Sơn, Kim

Bôi, Cao

Phong, Kỳ

Sơn và thành

phố

Hòa

Bình. Người


H'mông sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu.
Với sự đa dạng về sắc tộc và phong phú về điểm du lịch thì đây là tiềm
năng lớn để phát triển các ngành dịch vụ.
1.2.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, khoa học
Về mặt kinh tế:
Hòa Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, là nguồn lực
rất quan trọng để phát triển kinh tế.
Tài nguyên đất đai:
Đây là nguồn tài nguyên quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, mỗi địa phương. Tổng diện tích đất đai tự nhiên của Hòa Bình là
466.252,86 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 66.758,92 ha, chiếm 14,3%
tổng diện tích đất đai toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 194.308,2
ha, chiếm 41,67% tổng diện tích đất đai toàn tỉnh. Diện tích đất chuyên dùng
là 27.363,96 ha, chiếm 5,87%. Diện tích đất ở là 5.806,77 ha, chiếm 1,25%.
Diện tích đất chưa sử dụng còn tới 172.014,97 ha, chiếm tới 36,89% tổng diện
tích đất đai toàn tỉnh. Đây là một tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế toàn
diện của Hòa Bình.
Tài nguyên nước:
Hòa Bình có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào. Nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình có lượng mưa bình quân lớn từ 1500 – 2000
mm và tập trung vào mùa mưa, chiếm 85 – 90%, thừa nước vào mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10) và thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4).
25


×