Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.36 KB, 23 trang )

i

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM





ĐOÀN THỊ THẢO UYÊN

BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008

ĐOÀN THỊ THẢO UYÊN

BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008

Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán
Mã số
: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẨN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẢO

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009

iii

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn
Thảo, Thầy đã hướng dẫn tận tình và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu

IAS:

International Accouning Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế

VAS:

Vietnamese Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam


IASB:

International Accouning Standards Board
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế

FASB:

Financial Accounting Standards Board
Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ)

CON:

Statement of Financial Accounting Concepts
Khái niệm về Báo cáo tài chính

GAPP:

Generally Accepted Accounting Principles
Nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (Mỹ)

SEC:

Securities and Exchange Commission
Ủy ban chứng khoán và hối đoái (Mỹ)

FED:

Federal Reserve System
Cục dự trữ liên bang (Mỹ)


MBS:

Mortgage-backed Securities
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp

cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại khoa Kế toán –
Kiểm toán, trường đại học dân lập Văn Lang đã tạo điều kiện về
thời gian và giúp đỡ tài liệu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận
văn.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ cho công việc
cũng như việc học của tôi.

Chân thành cảm ơn.
Đoàn Thị Thảo Uyên


v

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

MỤC LỤC
Trang

Bảng 1.1: Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng của thông tin kế toán ......................................... 6

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1


Bảng 1.2.Quy trình kế toán ................................................................................................... 12

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ

Bảng 1.3: Giá trị tài sản và thông tin cung cấp .................................................................... 13

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ .........................................................................................4

Bảng 1.4: Cơ sở định giá các loại tài sản trên báo cáo tài chính .......................................... 14

1.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN ........................................................................................ 4

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman Brothers................................................ 31

1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán ............................................................................. 4

Bảng 2.2:Tình hình tăng giảm doanh thu của Lehman Brothers .......................................... 33
Bảng 2.3:Báo cáo thu nhập hợp nhất quý của Lehman Brothes trong năm 2008. ................ 35
Bảng 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Lehman qua các năm .................... 36

1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin kế toán ................................................... 4
1.1.3. Vai trò của thông tin kế toán ............................................................................ 9

Bảng 2.5: Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất Lehman Brohers 2006 .............................. 38
Bảng 2.6: Bảng mô tả tỷ trọng phân bổ tài sản của Lehman Brothers ................................ 39
Bảng 2.7: Bảng mô tả những công cụ tài chính và những tài sản ngắn hạn ........................ 39
Bảng 2.8: Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Lehman Brothers ...................................... 42
Bảng 2.9:Cơ cấu vốn của Lehman năm 2006. ..................................................................... 43


1.1.3.1. Vai trò thông tin kế toán đối với nền kinh tế .......................................... 9
1.1.3.2. Vai trò thông tin kế toán đối với nền kinh tế .........................................12
1.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ....................................................................................... 16

Bảng 2.10:Bảng mô tả kết cấu của Financial instruments and other inventory position
sold but not yet purchased .................................................................................................... 44
Bảng 2.11: Bảng mô tả nợ dài hạn của Lehman năm 2005-2006 ........................................ 45
Bảng 2.12: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman Brothers ............................. 46
Bảng 2.13: Biểu đồ mô tả lượng tiền mặt của Lehman Brothers qua các năm..................... 52
Bảng 2.14: SIB Financial Highlights .................................................................................... 57
Bảng 2.15: SIB Balance sheet .............................................................................................. 58
Bảng 2.16: SIB Financial assets at fair value ...................................................................... 59

1.2.1. Mục đích báo cáo tài chính ............................................................................ 16
1.2.2. Các yếu tố của báo cáo tài chính.....................................................................18
1.2.3. Hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài chính....................................... 19
1.2.3.1. Khái quát hệ thống thông tin kế toán tài chính ..................................... 19
1.2.3.2. Hệ thống báo cáo tài chính ....................................................................20

Bảng 2.17: SIB Income statement ........................................................................................ 60
Bảng 2.18: SIB Net investment income ............................................................................... 61
Bảng 2.19: SIB Statement of cash flows .............................................................................. 62

1.3. NHU CẦU THÔNG TIN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ................ 23
1.4. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ............................................................................... 24
1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế .................................................................... 24
1.4.2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ................................................................ 26
1.4.3. Thông tin kế toán có thật sự hữu ích trong việc dự báo các vấn đề kinh
tế vĩ mô .................................................................................................................... 26


vii

viii

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH

2.3. PHÂN TÍCH VỀ HAI VỤ LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH CỦA QUỸ ĐẦU TƢ

TẾ KHỦNG HOẢNG .................................................................................................. 28

BENARD MADOFF VÀ TẬP ĐOÀN STANFORD FINANCIAL GROUP. .........54

2.1. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
VÀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN .................................................................... 28
2.1.1. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 xảy ra ........... 28

2.3.1. Quỹ đầu tư Benard Madof ............................................................................ 54
2.3.1.1. Bennard Madoff là ai? .................................................................... 54
2.3.1.2. Bài học rút ra từ vụ lừa của quỹ đầu tư Madoff .............................. 55

2.1.2. Thực trạng sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế tài
chính Mỹ do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ

2.3.2. Vụ lừa đảo tài chính của Allen Standford ...................................................... 56

nước Mỹ ....................................................................................................................29

2.3.2.1. Giới thiệu về Allen Stadford ........................................................... 56

2.1.3. Thực trạng về sự kém minh bạch hóa thông tin kế toán tài chính và năng


2.3.2.2. Phân tích Báo cáo tài chính của SIB ............................................... 57

lực kiểm tra giám sát của chính phủ không theo kịp sự phát triển của thị trường ........ 29

2.3.2.2.1. Tình hình tài chính của SIB ....................................................58

2.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ
NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ ...........................................................................................30
2.2.1. Lehman Brothers Holding Inc đã hình thành và phát triển như thế nào? ...... 30
2.2.2. Vì sao Lehman Brothers Holding Inc sụp đổ? ............................................... 31
2.2.3. Phân tích thông tin trên Báo cáo tài chính của Lehman Brother Holding Inc .............31

2.2.3.1. Phân tích Báo cáo thu nhập của Lehman Brothers Holding Inc
qua các năm. ...................................................................................................... 31
2.2.3.2. Phân tích tình hình tài chính của Lehman Brothers Holding Inc
qua các năm. ...................................................................................................... 38
2.2.3.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman
Brothers Holding Inc. ........................................................................................ 46

2.3.2.2.2. Phân tích báo cáo thu nhập SIB ............................................. 60
2.3.2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ SIB .............................. 61
2.3.2.3. Kết luận về vụ lừa đảo của SIB về vai trò thông tin kế toán đối
với sự quản lý và kiểm soát thị trường của chính phủ .................................63


ix

1


CHƢƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ

MỞ ĐẦU

THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ – BÀI HỌC CHO NỀN

1. Sự cần thiết khách quan của đề tài:
Thế giới và Việt Nam đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm

KINH TẾ VIỆT NAM ..................................................................................................64
3.1. BÀI HỌC VỀ VIỆC XEM NHẸ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG VIỆC
RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI BAN QUẢN TRỊ, NHÀ ĐẦU TƢ VÀ CHÍNH
PHỦ. .............................................................................................................................. 64
3.1.1. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với ban quản trị doanh nghiệp ........ 64
3.1.2. Bài học về vai trò của thông tin kế toán đối với các quyết định của nhà
đầu tư ....................................................................................................................... 65
3.1.3. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định của chính

2008 lớn nhất trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ hàng loạt các ngân
hàng, các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Cuộc đại khủng
hoảng kinh tế tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ vào ngày thứ hai, 15 tháng 9 năm
2008. Đó là ngày Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới với
158 năm lịch sử và trên 26000 nhân viên tuyên bố phá sản, đẩy nước Mỹ và cả thế
giới vào tình thế phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mà nguyên nhân cũng
như hậu quả kinh tế, xã hội và chính trị của nó vẫn chưa lường hết được. Cuộc
khủng hoảng tiếp theo sau đó đã hạ gục những tên tuổi lừng lẫy của Mỹ như AIG,
Washington Mutual, Merrill Lynch… và sau đó là Bradford & Bingley, Fortis,
Hypo Real Estate… của châu Âu và đã quét sang châu Á với trường hợp phá sản
đầu tiên là tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamato Life

Insurance Co. Cuộc khủng hoảng chưa dừng lại ở đây, tiếp theo sự sụp đổ dây

phủ trong vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế. ............................................................65
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG NỀN KINH TẾ ............................................................................................69
3.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp ........ 69
3.2.2. Giải pháp nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với chính phủ. ............ 70
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ THÔNG
TIN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ................ 72
3.3.1. Tăng cường vai trò thông tin kế toán trong quản lý vĩ mô của chính phủ .............. 72
3.3.2. Nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư ......... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 78
PHỤ LỤC

chuyền của các ngân hàng và các định chế tài chính Mỹ là hàng loạt các vụ lừa đảo
tài chính vào đầu năm 2009 làm cho tình tình kinh tế đang khủng hoảng lại càng
thêm tồi tệ. Nổi tiếng nhất là vụ lừa đảo 65 tỷ USD của nhà tỷ phú Mỹ Bernard
Madoff thông qua quỹ đầu tư tài chính và vụ lừa chứng chỉ tiền gởi 8 tỷ USD của
nhà tỷ phú Allen Stanford.
Hiện tại, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ
dù chính phủ các nước đang ráo riết sử dụng những biện pháp tài chính là các gói
cứu trợ để kích thích nền kinh tế cũng như sự thay đổi trong cách thức điều hành
và quản lý nền kinh tế của mình. Còn quá sớm và quá lớn lao để nói đến một mô
hình phát triển mới cho nền kinh tế thế giới nhưng chúng ta sẽ có được nhiều kinh
nghiệm và bài học quý báu rút ra từ cuộc khủng hoảng năm 2008 này. Khi cuộc
khủng hoảng đã thật sự xảy ra, câu hỏi được cả thế giới đặt ra là vì sao các tập
đoàn tài chính của Mỹ phá sản hàng loạt, vì sao các nhà đầu tư kỳ cựu và khôn
ngoan của phố Wall bị mất nhiều tỷ USD trong các vụ lừa đảo tài chính và vì sao
chính phủ Mỹ lại thất bại trong việc quản lý nền kinh tế tài chính của mình?


2

3

Đứng ở góc độ người nghiên cứu về Kế toán-Tài chính, chúng tôi đặt câu hỏi: Tại
sao những cảnh báo của các nhà kinh tế nhiều năm trước đó như Paul Krugman…
đã không được chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm? Phải chăng những
cảnh báo đó thiếu cơ sở thuyết phục? Vậy thì thông tin kế toán đóng vai trò gì ở
đây? Người ta đã sử dụng nó như thế nào? Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài:
“Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng
kinh tế 2008 ” để nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là làm rõ vấn đề thông tin kế toán trong các Báo cáo tài
chính đã không được các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ Mỹ sử dụng một
cách có hiệu quả để ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, những thông tin hiện
tại trình bày trên Báo cáo tài chính chưa thực sự hữu ích để giúp cho các nhà đầu
tư, chính phủ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như dự báo tương lai. Thông tin kế toán chưa đủ sức mạnh để
các nhà nghiên cứu kinh tế như Paul Krugman… thuyết phục chính phủ và công
chúng về những dự báo nền kinh tế. Từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho
Việt Nam trong việc nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định kinh
doanh của doanh nghiệp, của nhà đầu đầu tư, đặc biệt là đối với việc quản lý và
kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của chính phủ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông tin kế toán đặt trong bối cảnh
trước và trong khủng hoảng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu là thông tin kế toán trình bày trên Báo cáo tài chính của
các định chế tài chính lớn của Mỹ là Lehman Brothers Holding Inc, đã sụp đổ do
thông tin kế toán đã không được sử dụng để ra quyết định kinh doanh và kiểm soát
rủi ro và Báo cáo tài chính của hai tập đoàn lừa đảo là quỹ đầu tư của Bernard

Madoff và Stanford International Bank, đã bị đưa ra xét xử do ngụy tạo thông tin
kế toán để lừa gạt tiền của nhà đầu tư. Sự nghiên cứu này sẽ rút ra những bài học
và đề xuất những giải pháp thiết thực cho Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ nhận thức luận: Từ hiện tượng thực tế để tìm ra bản chất và quy luật của
đối tượng nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu
sau đây:

Phương pháp nghiên cứu hiện tượng chung dựa trên việc nghiên cứu
chọn mẫu.
Phương pháp thống kê, khảo sát, đồ thị.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp khảo sát tình hình thực tế.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thực tiễn phát triển của thị trường tài chính Mỹ đã đi theo một quy luật mới
ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường bởi vì chưa có sự nhìn
5.

nhận đúng về vai trò của thông tin kế toán đối với nền kinh tế của các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán. Đề tài sẽ đưa ra những bằng chứng và lý luận để làm sáng
tỏ lập luận trên đồng thời sẽ nêu lên những kiến nghị để nâng cao vai trò thông tin
kế toán trong nền kinh tế hiện nay. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam trong
cuộc khủng hoảng kinh tế lần này, đề tài cũng sẽ đưa ra những bài học và đề xuất
những giải pháp cho Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về vai trò thông tin
kế toán đối với từng đối tượng cụ thể là chính phủ, doanh nghiệp và các nhà đầu tư
để góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển đúng định hướng và bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về thông tin kế toán và khủng hoảng kinh tế
Chương 2: Thực trạng thông tin kế toán trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.

Chương 3: Những bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán. Bài học
và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


4

5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN
VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN (ACCOUNTING INFORMATION)
1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán
Mục đích nguyên thuỷ của kế toán là cung cấp những thông tin hữu ích cho
việc ra quyết định kinh tế. Đã từ lâu chúng ta nhấn mạnh, kế toán không phải là
mục đích mà đúng hơn đó là một phương tiện để đạt mục đích. Sản phẩm cuối
cùng của thông tin kế toán là những quyết định kinh tế hiệu quả từ việc sử dụng
những thông tin kế toán đó của các đối tượng là cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ,
chính phủ, liên đoàn lao động hoặc những đối tượng khác có quyền lợi đối với
doanh nghiệp.
Bởi vì kế toán được sử dụng rộng rãi để mô tả mọi hoạt động của doanh
nghiệp nên kế toán được mô tả như là “Ngôn ngữ kinh doanh”. Chi phí, lợi nhuận,
doanh thu, cổ tức…đều là những thước đo kế toán. Những nhà đầu tư, chủ nợ, ban
giám đốc và những đối tượng có quyền lợi đối với doanh nghiệp cần có một sự

1.1.2.Tiêu chuẩn chất lƣợng của thông tin kế toán
(Qualitative Characteristics of Accounting Information)
Theo khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày Báo cáo tài chính

(Conceptual Framework for Financial Accounting and reporting) thì việc soạn thảo
và trình báy báo cáo tài chính liên quan đến những thông tin nào sẽ được cung cấp,
ai cung cấp thông tin đó và những thông tin đó sẽ trình bày ở đâu. Mục đích của
báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích cho những người sử dụng thông tin
để ra quyết định. Để trở nên hữu ích, thông tin kế toán phải thể hiện được từng tính
chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa
các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định
là ưu tiên, hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những
tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin. Theo các khái niệm
về Báo cáo tài chính (Statement of financial Accounting Concepts) viết tắt là CON,
Hệ thống các tính chất thông tin kế toán được CON2 trình bày tại hình sau:

hiểu biết rõ ràng về những khái niệm cũng như các chỉ tiêu của kế toán nếu họ là
những người truyền đạt thông tin và hiểu thông tin của doanh nghiệp. Theo những
quan niệm nguyên thuỷ thì thông tin kế toán được sử dụng để ra quyết định liên
quan đến doanh nghiệp. Theo thời gian, người ta càng nhấn mạnh thông tin kế toán
cũng được sử dụng bởi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà nghiên
cứu…cho nhiều mục đích khác nữa.
“Thông tin kế toán là phương tiện mà chúng ta sử dụng để đo lường và
truyền đạt thông tin về các hoạt động kinh tế. Cho dù chúng ta điều hành doanh
nghiệp, đầu tư vốn hay tính toán số tiền lãi từ đầu tư… chúng ta đều tiếp cận với
các khái niệm kế toán và thông tin kế toán.”1

1

.Jan R Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello (2008), Financial Accounting,McGrow-Hill International

Edition, [14]trang 4-5

6


7

Bảng 1.1
Hệ thống các chỉ tiêu chất lƣợng của thông tin kế toán
Người ra quyết định và các
tiêu chuẩn của họ (Ví dụ,
sự hiểu biết hay sự am hiểu
)

Người sử dụng
thông tin kế toán
Áp lực cân
đối lợi ích và
chi phí

Lợi ích>Chi phí

Người sử dụng:
Các tiêu chuẩn
cụ thể

Có thể hiểu được
Quyết định hữu ích

Các quyết định
-Tiêu chuẩn cụ thể
Thích hợp
Tiêu chuẩn
quan trọng


Kịp thời

Giá trị
dự báo
Tiêu chuẩn thứ
yếu và sự tương
tác chất lượng
Ngưỡng
nhận thức

Đáng tin cậy

Có thể
kiểm chứng

Trình bày
trung thực

Giá trị
phản hồi
Có thể so sánh
(Bao gồm nhất quán)

Khách quan

Trọng yếu

Nguồn: Wiley GAPP 2009 [16]
Hữu ích cho việc ra quyết định (Usefulness for decision making): Đây là

chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất của thông tin. Thông tin kế toán phải hữu ích
cho người sử dụng. Để trở thành hữu ích thì thông tin phải thích hợp (Relevant) và
đáng tin cậy (Reliable)
Tính thích hợp (Relevant): Thông tin là thích hợp cho việc ra quyết định
nếu nó có khả năng tạo ra sự khác biệt cho những quyết định của người sử dụng
thông tin trong việc dự báo kết quả. Tính thích hợp của thông tin tài chính bao gồm

hai thành tố là giá trị dự báo (Predictive value) và giá trị phản hồi (Feedback
value), bởi vì không nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo, không
có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô dụng. Mặc dù tính kịp
thời thì độc lập với tính thích hợp, tuy nhiên thông tin kịp thời thì mới thích hợp
bởi nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã được báo
cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính thích hợp và ít được sử dụng.
Tính đáng tin cậy (Reliability): Báo cáo tài chính là một bản tóm tắt mọi
hoạt động của một doanh nghiệp. Thông tin kế toán đáng tin cậy trong phạm vi nó
có thể kiểm chứng (Verifiability), trung lập (Neutrality), và được trình bày trung
thực (Representational faithfulness). Thông tin không trình bày trung thực khi có
sai sót hoặc thiên lệch. Trình bày trung thực là sự phù hợp giữa thông tin kế toán
(bao gồm sự đánh giá và diễn đạt) với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày.
Tính trung lập (Neutrality): Trung lập là các thông tin báo cáo không bị
thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái
độ cá biệt.
Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực nhất
trong khả năng có thể, không nhằm tô vẽ các hình ảnh thông tin để tác động đến
hành vi theo một hướng đặc biệt.
Có thể kiểm chứng (Verifiability): Có thể kiểm chứng là khả năng thông
qua sự đồng thuận giữa những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để bảo
đảm thông tin phù hợp với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày hoặc phương pháp
đánh giá được chọn không có sai sót hoặc thiên lệch.
Mục đích của yêu cầu có thể kiểm chứng là khẳng định sự trình bày trung

thực của thông tin.
Có thể so sánh (Comparable): Thông tin kế toán hữu ích khi nó có thể so
sánh được. Tính có thể so sánh được giúp người sử dụng thông tin có thể so sánh
sự giống nhau và khác nhau của những doanh nghiệp trong một kỳ nhất định hay
so sánh kết quả của một doanh nghiệp trong nhiều kỳ khác nhau.
Tính nhất quán (Consistency): Tính nhất quán cũng là một đặc điểm chất
lượng của thông tin kế toán. Yêu cầu nhất quán đòi hỏi sự phù hợp giữa các kỳ
thông qua việc không thay đổi chính sách và thủ tục kế toán
Nhất quán không có nghĩa là không được áp dụng phương pháp kế toán mới
hoặc tốt hơn. Khi đó, để bảo đảm khả năng so sánh được cần có những thuyết
minh thích hợp.


8

9

Tính trọng yếu (Trade-off): “Mặc dù như đã trình bày ở trên các tiêu chuẩn
chất lượng hay tính chất của thông tin kế toán, tuy nhiên không phải tất cả các tiêu
chuẩn chất lượng trên đều trọng yếu như nhau. Thông thường một tiêu chuẩn chất
lượng này được hình thành trên sự đánh dổi một tiêu chuẩn chất lượng khác”2.

1.1.3. Vai trò thông tin kế toán
1.1.3.1. Vai trò thông tin kế toán đối với doanh nghiệp
Chức năng của kế toán là tạo ra thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ các
hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường của nó. Kết quả của kế toán được

Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất

trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được trình bày trên các Báo cáo tài


khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên; hơn nữa, một loại tính
chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm

chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập Báo cáo tài chính và những
thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán, theo nghĩa kiểm toán viên đã

sự hữu ích của thông tin.
Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí (Constraints): Việc cung cấp thông tin

phán xét độc lập để chứng nhận sự việc những báo cáo này trình bày trung thực
với tình hình và kết quả của doanh nghiệp và phù hợp với nguyên tắc kế toán được

tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính
hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người
sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi

thừa nhận chung.
Đối với bản thân một doanh nghiệp, một tế bào của nền kinh tế thì thông tin
kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng, là công cụ hữu dụng trong hệ thống các

ích mang lại từ thông tin chẳng hạn như sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương
mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng
và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích,
dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng
thông tin) vv… có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính
hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ

công cụ quản lý sản xuất kinh doanh và các hoạt động phi sản xuất. Thông tin kế
toán không chỉ cung cấp thông tin cho những người bên trong doanh nghiệp mà

cần cho cả những người bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan đến doanh
nghiệp. Hệ thống thông tin kế toán thể hiện dưới hai hình thức là thông tin kế toán
tài chính và thông tin kế toán quản trị trong đó thông tin kế toán tài chính chủ yếu
cung cấp cho những người bên ngoài doanh nghiệp, còn thông tin kế toán quản trị

việc cung cấp, sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp

chỉ cung cấp cho nội bộ doanh nghiệp. Kế toán tài chính và kế toán quản trị có đặc

thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ
phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Nguyên tắc thận trọng (Role of conservatism): Là phản ứng thận trọng đối
với các tình huống chưa rõ ràng để bảo đảm rằng tình huống chưa rõ ràng và các
rủi ro tiềm tàng được xem xét một cách đầy đủ.
Rất nhiều năm qua, kế toán viên đã quen với tính thận trọng. Tính thận
trọng trong kế toán có thể dẩn đến những sai lầm cho người sử dụng thông tin kế
toán nếu kết quả thông tin dẩn đến sự cố ý giấu bớt tài sản và thu nhập. Sự giấu bớt

điểm giống nhau: đều sử dụng các số liệu ghi chép ban đầu của kế toán, đều quan
tâm đến các sự kiện kinh tế, thể hiện trách nhiệm quản lý doanh nghiệp…nhưng
bên cạnh đó kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt về
đối tượng phục vụ, đặc điểm thông tin, phạm vi báo cáo, tính pháp lệnh…
Vai trò thông tin kế toán tài chính phản ánh hiện trạng tình hình tài chính,
sự thay đổi tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các thông tin kế toán tài chính cần thiết bao gồm các nguồn lực trực tiếp
tạo ra dòng tiền, các nghĩa vụ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trực tiếp tạo

này được cam kết để tối thiểu hoá những rủi ro không chắc chắn cho những người
cho vay bên ngoài. Tuy nhiên sự giấu bớt đó thường dẩn đến sự thổi phồng trong
những năm sau, báo cáo tài chính sẽ thiên lệch, xung đột với những tính chất như

trình bày trung thực, có thể kiểm chứng, có thể so sánh và trung lập2.

ra dòng tiền, sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra tiền, khả năng các dòng tiền
ra để phân phối cổ tức, khả năng thanh toán của doanh nghiệp… Hay nói các khác
là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với môi trường kinh tế bên ngoài từ đó nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng thông
tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện,
đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết để hoạt động kinh
doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò của thông tin kế toán tài chính còn giúp

10

11

doanh nghiệp thực hiện các chính sách kinh doanh, tài chính thông qua việc tiếp
cận các nguồn vốn bên ngoài như vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, hoặc chiếm dụng,
vay mượn vốn từ ngân hàng, chủ nợ. Tuy nhiên đối tượng phục vụ chủ yếu của kế
toán tài chính là những người bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà
cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước…Các đối tượng
này đều cần thông tin của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích khác nhau
của mình. Nhưng các đối tượng này đều có yêu cầu chung là thông tin đó phải
trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dể hiểu.
Vai trò thông tin kế toán quản trị là giúp ban quản trị doanh nghiệp cân

Vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là
nhằm liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi
trường bên ngoài.
Chủ nhân hay cổ đông: Là những người có quyền sở hữu với vốn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như cổ đông, người góp vốn liên doanh, Nhà
nước trong các doanh nghiệp quốc doanh và công ty cổ phần…Họ quan tâm đến

lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần
thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi tức cho họ. Đồng thời, qua việc xem xét
thông tin trên báo cáo kế toán họ có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ

nhắc và quyết định lựa chọn phương án sản suất kinh doanh để sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn lực và phát triển tốt nhất khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vì
vậy kế toán quản trị thiết kế một hệ thống thông tin kế toán quản trị vừa có thể sử
dụng thông tin kế toán tài chính kết hợp với các số liệu ước tính để hổ trợ cho nhà
quản trị điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai có cơ sở
hợp lý. Trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp các thông tin và các báo cáo kế
toán quản trị thích hợp, đúng lúc cho nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp nhằm
giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Thông tin kế toán
quản trị còn giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá về tiềm năng phát triển tương

phận quản lý ở doanh nghiệp là tốt hay xấu.
Các nhà cho vay hay cung cấp hàng hóa dịch vụ: Các ngân hàng, các tổ
chức tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay
hoặc cung cấp đều có nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
như thế nào. Nghĩa là doanh nghiệp đã có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến
hạn hay không? Để có được thông tin này họ phải sử dụng thông tin kế toán của
doanh nghiệp để có thể ra những quyết định cho vay hay quyết định bán chịu đúng
đắn nhất.
Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt

lai của doanh nghiệp, từ đó hoạch định chương trình phát triển phù hợp với mục
tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mình. Vai trò thông tin kế toán còn
thể hiện trong việc các nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán để thực hiện chức
năng kiểm soát các quyết định kinh doanh của mình. Các quyết định kinh tế của
nhà quản trị đều phải dựa vào thông tin kế toán. Khi các quyết định kinh tế được
thực hiện dựa vào thông tin kế toán sẽ hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh

doanh cũng như phát huy tốt nhất năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Các thông tin của kế toán được tao ra nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin kế
toán cho nhiều đối tượng khác nhau với những mục đích sử dụng thông tin khác

động kinh doanh với hy vọng thu được lợi tức trên vốn đầu tư. Họ luôn luôn muốn
đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất. Do vậy,
trước khi đầu tư, họ cần thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để qua
đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đến quyết định
Các cơ quan thuế: Các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa vào tài
liệu của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Các cơ quan thuế thường
lấy số liệu lợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm
thuế theo luật định để xác định lợi tức chịu thuế.
Các cơ quan Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của

nhau:

doanh nghiệp, để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích đánh
giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh
và điều hành kinh tế vĩ mô.
Cơ quan truyền thông: Sử dụng thông tin tài chính để thông báo tình hình
doanh nghiệp và nền kinh tế.
Các nhà nghiên cứu kinh tế: Giới học thuật nghiên cứu theo hướng thực
chứng và hành vi. Các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng thông tin tài chính kế toán

Các nhà quản trị doanh nghiệp: Bao gồm các nhà quản trị ở từng cấp độ
quản trị khác nhau trong doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Họ sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu
kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều
chỉnh, nếu thấy cần thiết, để hoạt động kinh doanh của họ luôn đạt mục tiêu cao
nhất.



12

13

để nghiên cứu về doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó họ sẽ phân tích đánh giá thực
trạng nền kinh tế, dự báo xu thế phát triển để từ đó tham mưu cho chính phủ những

phải sử dụng phương pháp nào để đo lường tốt nhất các giá trị tài sản, công nợ và
thu nhập liên quan. Có nhiều cơ sở đánh giá tài sản được đề nghị đưa ra.

chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.

Cơ sở định giá tài sản là phương pháp xác định giá trị tài sản được lựa chọn
ghi nhận trên các báo cáo tài chính. Cơ sở định giá tài sản được xác định căn cứ
vào giá trị đo lường tài sản và đơn vị đo lường là đơn vị tiền tệ không đổi hay mức

Bảng 1.2.
Quy trình kế toán

giá chung.
Theo khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB, các giá trị có thể sử dụng để đo lƣờng tài sản là:
Giá gốc: Tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương

Hoạt động
kế toán

Hoạt động

kinh tế

Thông tin
kế toán
Ngƣời ra quyết
định kinh tế

Trình bày
kết quả của các
quyết định kinh tế.

Ra quyết định

tiền đã trả hoặc ghi theo giá trị thực tế của tài sản đó vào thời điểm có được tài sản.
Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc (Giá đầu ra hiện tại): Tài sản được ghi
nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền hiện tại có thể thu được nếu
bán các tài sản đó.
Giá hiện hành (Giá thay thế hay giá đầu vào hiện tại): Tài sản được ghi
nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ phải trả nếu như tài sản đó
có được tại thời điểm hiện tại.
Giá hiện tại chiết khấu (Hiện giá): Tài sản được ghi nhận theo giá trị hiện
tại của các luồng tiền dự định thu vào trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị hợp lý: Giá trị tài sản hay nợ phải trả có thể trao đổi giữa các bên có

Nguồn: Jan R Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello
(2008), Financial Accounting,McGrow-Hill International Edition [14]

hiểu biết, thiện chí trong sự trao đổi ngang giá.
Bảng 1.3: Giá trị tài sản và thông tin cung cấp
Giá gốc


Giá trị thuần có thể thực
hiện được

Giá trị hiện
hành

Hiện giá

Thông tin
cung cấp

Quá khứ

Hiện tại

Hiện tại

Tương
lai

Nghiệp vụ

Mua tài sản

Bán tài sản

Mua tài sản

Bán

Tài sản

Bản chất sự kiện

Thực tế phát sinh

Giả định

Giả định

Dự tính

1.1.3.2.Vai trò thông tin kế toán đối với nền kinh tế.
 Thông tin kế toán mô tả thực trạng hiện hành của doanh nghiệp từ đó
tổng quát thực trạng nền kinh tế:
Nhìn từ góc độ nền kinh tế, thông tin kế toán được xem xét như là một
phương tiện phản ánh thực trạng kinh tế hiện hành của doanh nghiệp, từ đó tổng
quát thực trạng kinh tế hiện hành của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền
kinh tế quốc gia.
Theo quan điểm này thì cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh đều phải dựa trên cơ sở đánh giá nào mà nó phản ánh nhiều nhất
thực trạng kinh tế hiện hành của doanh nghiệp thay vì phản ánh giá trị lịch sử. Mục
tiêu chính của quan điểm này của kế toán là để xác định thu nhập thực sự, là quan
điểm phản ánh sự thay đổi về của cải của doanh nghiệp theo thời gian. Kế toán

14

15

Bảng 1.4: Cơ sở định giá các loại tài sản trên báo cáo tài chính

Loại tài sản

Chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS)

Tiền

Giá trị danh nghĩa

Chuẩn mực kế toán VN
(VAS)
Giá trị danh nghĩa

Giá thị trường
(giá trị hợp lý)

Mức thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể thực
hiện.

Giá trị thuần có thể thực

Giá trị thuần có thể

hiện

thực hiện

Hàng tồn kho


Mức thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể
thực hiện.

Mức thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể
thực hiện.

Tài sản cố định
hữu hình

Giá gốc trừ (-) Khấu hao
lũy kế, hay đánh giá lại
theo giá thị trường

Giá gốc trừ (–) Khấu hao
lũy kế

Chứng khoán đầu tư
(có sẵn để bán)
Các khoản phải thu

tương lai. Nó cũng cung cấp những nguyên tắc kế toán chi phối đến phương pháp
định giá bằng hiện giá khi thông tin của dòng tiền không chắc chắn Tuy nhiên
CON 7 không chỉ ra khi nào thì nên sử dụng phương pháp định giá theo hiện giá
hoặc khi nào là thời điểm thích hợp để đánh giá lại tài sản.”2
Giá trị hợp lý là mục đích của hầu hết các phương pháp định giá vào thời
điểm ghi nhận ban đầu và khi đánh giá lại tài sản. Vào thời điểm ghi nhận ban đầu,
giá gốc là số tiền hoặc khoản tương đương tiền người mua sẵn sàng bỏ ra để mua
và người bán sẵn sàng bán trong một thị trường mở được coi như giá trị hợp lý với

những bằng chứng rỏ ràng, cũng giống như giá hiện tại (Current cost) hay giá thị
trường hiện tại (Current market value). Vào thời điểm đánh giá lại, nếu kế toán có
thể tìm thấy một mức giá trên thị trường cho tài sản hoặc nợ phải trả tương tự là
giá trị hợp lý thì họ sử dụng giá trị hợp lý. Lúc này họ không cần sử dụng hiện giá
hay thông tin dòng tiền. Tuy nhiên khi kế toán không thể xác định giá trị hợp lý thì
họ phải sử dụng phương pháp định giá bằng hiện giá và dòng tiên tương lai.
Phương pháp định giá giá trị hợp lý dựa hiện giá gồm:
Các ước tính dòng tiền tương lai hoặc chuỗi các dòng tiền tương lai
tại những thời điểm khác nhau

Tài sản cố định vô hình Giá gốc trừ (-) khấu hao lũy
(thời gian hữu dụng
xác định)

Giá gốc trừ (–) Khấu hao
kế, hay đánh giá lại theo giá
lũy kế
thị trường

Tài sản cố định vô hình Giá gốc (không khấu hao),
Giá gốc trừ (–) Khấu hao
(thời gian hữu dụng
hay đánh giá lại theo giá thị
lũy kế
không xác định)
trường
Tài sản thuê tài chính

Mức thấp hơn giữa giá trị
hợp lý và hiện giá của

khoản tiền thuê tối thiểu.

Mức thấp hơn giữa giá trị
hợp lý và hiện giá của
khoản tiền thuê tối thiểu.

“Nguồn:http:// www.kiemtoan.com.vn”
Theo uỷ ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ FASB, CON 7: Sử dụng
thông tin về dòng tiền và hiện giá để định giá trong kế toán
“CON 7 cung cấp khuôn mẫu lý thuyết cho việc sử dụng hiện giá và thông
tin về dòng tiền tương lai như là một công cụ tính giá cho cả việc ghi nhận ban đầu
và khi tài sản được đánh giá lại sau đó theo giá trị hợp lý (Fair value). CON 7 cũng
cung cấp khuôn mẩu lý thuyết cho phương pháp tính khấu hao dựa vào dòng tiền

Thời giá tiền tệ
Tính không thanh khoản hay thị trường không hoàn hảo
Chi phí rủi ro cho sự không chắc chắn của tài sản và nợ phải trả.
Mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin hữu ích
cho các đối tượng sử dụng. Nhìn từ góc độ này, báo cáo tài chính cần cung cấp các
thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, sự kết hợp giữa các loại giá sử
dụng trên báo cáo tài chính như quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế
cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam là nhằm mục tiêu cung cấp thông tin đầy
đủ, và đa dạng đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng. Tuy nhiên theo
FASB trong CON 7 việc sử dụng hiện giá và dòng tiền để định giá cũng đang được
áp dụng, nhất là việc định giá cho những tài sản tài chính (Financial assets).
 Công cụ để chính phủ điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế
Một nền kinh tế trong đó bao gồm nhiều thành phần kinh tế, mỗi doanh
nghiệp là một tế bào cấu thành nên nó. Với mối quan hệ ngày càng sâu rộng và đan
2


.Wiley GAPP 2009, [16], trang 37


16

17

xen nhau giữa các chủ thể kinh tế thì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp không
chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến các chủ thể có

phủ, tạp chí tài chính, hiệp hội kinh doanh, liên đoàn lao động, đối thủ cạnh tranh,
công chúng…Mục đích thứ nhất này hướng đến mục đích chung của báo cáo tài

liên quan và đến toàn bộ nền kinh tế một quốc gia, thậm chí nền kinh tế khu vực và
thế giới. Nền kinh tế của quốc gia chịu sự điều hành và quản lý của chính phủ.

chính là khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp, thông tin này không thoả mãn
nhu cầu của mọi đối tượng. Nhu cầu thông tin của đối tượng bên ngoài được nhấn

Thông tin kế toán của toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế là những số liệu cần

mạnh bởi vì họ không có quyền yêu cầu tất cả những thông tin họ muốn và họ cần

thiết để chính phủ kiểm soát và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp
đồng thời dự báo được những chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát, suy thoái hay tăng

từ doanh nghiệp. Chính vì thế họ chỉ dựa vào thông tin trên Báo cáo tài chính mà
Ban giám đốc cung cấp.

trưởng…để từ đó có những chính sách phù hợp. Tổng hợp thông tin kế toán của

nhiều doanh nghiệp sẽ cho thông tin kế toán theo ngành, địa phương và thông tin

Mục đích thứ hai của Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin có
thể hiểu được mà qua đó giúp nhà đầu tư và chủ nợ có thể dự báo được dòng tiền

về toàn nền kinh tế, từ đó chính phủ có thể kiểm soát và quản lý tốt toàn bộ nền
kinh tế. Thông tin kế toán của toàn bộ nền kinh tế còn là số liệu cần thiết để các
nhà nghiên cứu phân tích đánh giá và tham mưu kịp thời cho chính phủ trong việc

của doanh nghiệp. Nhà đầu tư và chủ nợ muốn thông tin về dòng tiền bởi vì dòng
tiền ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ và cổ tức của doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

quản lý nền kinh tế. Quản lý tốt đang trở thành một nhu cầu chung mang tính toàn
cầu. Một quốc gia có hệ thống, phương pháp quản lý tốt sẽ đạt được một sức đề
kháng cũng như phục hồi tốt từ các khủng khoảng tài chính. Khi nền kinh tế phát
triển ngoài tầm kiểm soát của chính phủ thì có thể dẩn đến sự thất bại trong quản lý
vĩ mô của chính phủ và nền kinh tế dể rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Mục đích thứ ba của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin liên quan đến
những nguồn lực của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ liên quan đến những nguồn
lực này và ảnh hưởng của những nghiệp vụ kinh tế, sự kiện và hoàn cảnh làm thay
đổi những nguồn lực và quyền đối với những nguồn lực. Những thông tin đó bao
gồm:
Nguồn lực kinh tế, nghĩa vụ và vốn chủ sở hữu (Economic resourses,

1.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính
(Objectives of Financial reporting)
Theo các khái niệm về Báo cáo tài chính (Statement of financial Accounting

Concepts), trong khái niệm số 1 ( CON1) đã nêu lên ba mục đích của báo cáo tài
chính (Objectives of Financial reporting by Business Enterprises) gồm:
Mục đích thứ nhất của Báo cáo tài chính là cung cấp thông tin kế toán hữu
ích cho hoạt động của doanh nghiệp và ra những quyết định kinh tế. Những người
sử dụng thông tin kế toán được chia làm hai nhóm: Những người bên trong và

obligations, and owner’ equity): Thông tin này cung cấp cho những người sử dụng

những người bên ngoài doanh nghiệp. Những người bên trong là ban quản trị, Ban
giám đốc doanh nghiệp. Báo cáo cho những đối tượng bên trong hướng đến việc
cung cấp những thông tin chi tiết hơn những thông tin cung cấp cho những đối
tượng bên ngoài. Những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là những tổ chức các
nhân có quyền lợi trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp. Họ bao gồm cổ
đông, chủ nợ, người cho vay, nhà cung cấp, nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng,
nhân viên, cơ quan thuế, cơ quan chính phủ, nhà phân tích tư vấn, cơ quan chính

thu nhập. Đó là sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Kết quả tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng dòng tiền thuần hay tổng thu
nhập của doanh nghiệp.
Tính thanh khoản, khả năng thanh toán và các dòng vốn (Liquidity,
solvency and funds flows): Thông tin về tiền và những dòng vốn từ vay mượn, trả
vốn vay, chi tiêu, nguồn lực kinh tế, nghĩa vụ nợ, vốn chủ sở hữu và thu nhập có

18

19

thể giúp những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong việc đánh giá tính
thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thành quả quản lý điều hành kinh doanh (Management stewardship and

performance): Việc đánh giá thành quả quản lý của ban giám đốc về hiệu quả và
lợi ích từ việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp thường dựa vào kết quả thu
nhập từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thu nhập chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố hơn thành quả quản lý hiện tại, nên thu nhập có thể không phải là một thước đo
đánh tin cậy để đánh giá thành quả quản lý.
Sự thuyết minh và giải trình của ban giám đốc (Managenent explanations

Lợi nhuận tổng hợp (Comprehension incomes): Sự thay đổi tài sản thuần
của doanh nghiệp xuất phát từ các nghiệp vụ không có nguồn từ chủ sở hữu.
Doanh thu (Revenues): Dòng vào hay các hình thức nâng cao giá trị khác
của tài sản hoặc việc thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp (hoặc kết hợp
cả hai) trong một kỳ kế toán xuất phát từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc
thực hiện các công việc khác tạo thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên của
doanh nghiệp.
Chi phí (Expenses): Dòng ra hoặc các hình thức sử dụng khác của tài sản
hoặc hình thành nợ phải trả của doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai trong một kỳ kế

and interpretations): Ban giám đốc có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực kinh tế của doanh nghiệp. Điều này yêu cầu ban giám đốc phải có những hiểu
biết thấu đáo về doanh nghiệp và những thành quả của nó mà những đối tượng bên
ngoài không thể biết được. Sự thuyết minh của Ban giám đốc về tình hình tài
chính, các sự kiện, nghiệp vụ, các ước tính, sự điều chỉnh…làm tăng tính hữu ích
của thông tin kế toán.

toán xuất phát từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện các công việc
khác tạo thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên của doanh nghiệp.
Thu nhập khác (Gains): Sự gia tăng tài sản thuần từ các nghiệp vụ phụ
hoặc không thường xuyên của doanh nghiệp và các trường hợp khác ảnh hưởng
đến doanh nghiệp trong kỳ kế toán ngoại trừ những khoản xuất phát từ doanh thu
hoặc đầu tư của chủ nhân.

Chi phí khác (Losses): Sự giảm đi tài sản thuần từ các nghiệp vụ phụ hoặc
không thường xuyên của doanh nghiệp và các trường hợp khác ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trong kỳ kế toán ngoại trừ những khoản xuất phát từ chi phí hoặc

1.2.2. Các yếu tố của báo cáo tài chính
(Elements of Financial Statements)
Theo CON 6, Báo cáo tài chính gồm 10 yếu tố sau:
Tài sản (Assets): Các lợi ích kinh tế tương lai có thể có đã được mua, kiểm
soát bởi doanh nghiệp như là một sự kiện quá khứ
Nợ phải trả (Liabilites): Các khoản có thể phải chi ra các lợi ích kinh tế
xuất phát từ các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp dưới dạng chuyển giao tài sản
hay thực hiện dịch vụ cho doanh nghiệp khác trong tương lai như kết quả của một
sự kiện trong quá khứ
Vốn chủ sở hữu (Equity): Phần lợi ích còn lại trong tài sản của doanh
nghiệp sau khi trừ đi nợ phải trả.
Đầu tƣ của chủ sở hữu ( Investment by owners): Sự gia tăng của tài sản
thuần của doanh nghiệp khi nhận từ một đơn vị khác một lượng giá trị để có được
hay tăng thêm lợi ích chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Đầu tư của chủ sở hữu
thường làm tăng tài sản nhưng cũng có trường hợp cung cấp dịch vụ, thanh toán
hay chuyển giao nợ phải trả.
Phân phối cho chủ sở hữu ( Distributions to owners): Sự giảm đi của tài
sản thuần thông qua việc chuyển giao tài sản, cung cấp dịch vụ hay tính trừ nợ cho
chủ sở hữu.

báo cáo tài chính thước đo dòng tiền tương lai và cho thấy điểm mạnh, điểm yếu,
tính thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh và lợi nhuận (Economic peformance and earnings):
Tình hình kinh doanh quá khứ cung cấp một dấu hiệu cho tình hình kinh doanh
tương lai của doanh nghiệp. Hơn nữa, tính toán thu nhập dựa trên kế toán dồn tích
cung cấp thước đo tình hình kinh doanh và dòng tiền tốt hơn cơ sở thực thu thực

chi. Thu nhập trên cơ sở dồn tích là thước đo tốt hơn bởi vì cơ sở dồn tích tính
chính xác chi phí khấu hao hay chi phí trả trước, điều này liên quan đến việc tính

phân phối cho chủ nhân.
1.2.3. Hệ thống thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hệ thống thông tin kế toán tài
chính có vai trò quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp, đối với
các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ …mà
nó còn có vai trò hết sức quan trọng đối với chính phủ trong vai trò quản lý vĩ mô
nền kinh tế. Sau đây đề tài sẽ giới thiệu khái quát về hệ thống thông tin trên Báo
cáo tài chính.
1.2.3.1. Khái quát hệ thống thông tin kế toán tài chính
Hệ thống thông tin kế toán tài chính là tập hợp các thông tin phản ánh tình
hình tài chính, kết quả họat động sản xuất kinh doanh, các dòng tiền lưu chuyển
của một đơn vị sau một kỳ hoạt động.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực kinh
tế do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán và khả năng
thích ứng của đơn vị trước những thay đổi của môi trường hoạt động của mình.
Tình hình tài chính được trình bày chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể người


20

21

đọc có thể biết được nguồn lực kinh tế mà đơn vị kiểm soát qua việc xem xét các
tài sản trên Bảng cân đối kế toán, hiểu được cơ cấu tài chính gồm nợ phải trả và

 Bảng cân đối kế toán
Là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá


vốn chủ sở hữu qua nghiên cứu kết cấu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán cũng
như đánh giá được khả năng thanh toán khi so sánh giữa nợ phải trả và tài sản có

trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định. Bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình

thể dùng để trả nợ…Khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh

thành nên tài sản tại thời điểm báo cáo, từ đó làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính

doanh cũng có thể biết khi xem xét Bảng cân đối kế toán, ví dụ như khi lãi suất của
nền kinh tế tăng lên, doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

của doanh nghiệp như tình hình trang bị tài sản, tình hình bố trí vốn, khả năng
thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Tình hình kinh doanh hay kết quả hoạt động, đặc biệt là khả năng tạo ra
lợi nhuận cần phải trình bày để đánh giá những thay đổi có thể có trong các nguồn

Là một báo cáo tài chính quan trọng, Bảng cân đối kế toán được những
người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên

lực kinh tế của doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai. Kết quả hoạt động
kinh doanh chủ yếu được trình bày trên Báo cáo xác định kết quả kinh doanh.
Trong báo cáo này người đọc sẽ xem xét lợi nhuận tạo ra trong mối quan hệ với

Bảng cân đối kế toán vẫn có những mặt hạn chế:
Sử dụng giá phí lịch sử: Phương pháp đánh giá vận dụng trong việc trình
bày Bảng cân đối kế toán là theo giá gốc. Trong nhiều trường hợp, phương pháp


doanh thu và chi phí, từ đó đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh
nghiệp.Từ đó người đọc có thể đánh giá khả năng tích lũy để tăng trưởng trong
tương lai của doanh nghiệp.
Sự thay đổi tình hình tài chính thì hữu ích cho việc tiếp cận các hoạt động
đầu tư, tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt kỳ báo cáo.
Sự thay đổi tình hình tài chính được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Qua

giá gốc không thể phản ánh đầy đủ giá trị thực tài sản và tiềm lực của doanh
nghiệp do người ta ghi nhận các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán trên cơ sở
chi phí bỏ ra để có tài sản vào thời điểm ghi nhận. Theo thời gian, giá trị ghi nhận
ban đầu không còn phù hợp và không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.
Không thể hiện đầy đủ các nguồn lực của doanh nghiệp: Do đặc trưng
của Bảng cân đối kế toán là chỉ phản ánh các yếu tố được tiền tệ hoá, cho nên nó

báo cáo này người đọc sẽ đánh giá được khả năng tạo ra tiền cũng như dự đoán

thường bỏ qua, không đo lường hết các yếu tố quan trọng khác cấu thành nên

như cầu sử dụng tiền của doanh nghiệp. Ví dụ một lượng tiền thuần dồi dào tạo ra
từ hoạt động kinh doanh phần nào cho thấy khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp,
ngược lại một lượng tiền thuần tạo ra từ hoạt động tài chính do đi vay sẽ cho thấy
những nhu cầu phải thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp.
Ngoài ra trong Báo cáo tài chính còn có những thông tin bổ sung, đó là
những thông tin khác được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ví
dụ như những thông tin bổ sung về các khoản mục được trình bày trên Bảng cân
đối kế toán hay Báo cáo xác định kết quả kinh doanh, những khai báo về rủi ro và

nguồn lực của doanh nghiệp như trình độ, năng lực, kinh nghiệm, uy tín… của lực
lượng lao động nhưng những yếu tố này là yếu tố quyết định cho khả năng tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp. Một số ý kiến của những người nghiên cứu là có
nên đưa giá trị tài sản con người như là một tài sản cố định vô hình vào trong Bảng
cân đối kế toán?

những vấn đề chưa rỏ ràng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

gồm kết quả kinh doanh thông thường và kết quả khác trong một kỳ nhất định. Báo
cáo kết quả kinh doanh nhằm cung cấp những thông tin một cách đầy đủ cho người
sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống Báo cáo tài chính là sản phẩm của toàn bộ công tác kế toán tài
chính, được tạo ra nhằm cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho các đối tượng
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp họ có cơ sở để ra quyết định hợp lý.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

 Báo cáo xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo xác định kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao

22

23

 Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính,
phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác
nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp

thông tin cho người sử dụng đánh giá được các vấn đề sau: Đánh giá khả năng tạo
ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đánh giá
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá khả năng đầu tư của doanh
nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự
đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền tương lai.

Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về
chiến lược của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể
cho thấy đó là các khoản đầu tư ít rủi ro. Khi một doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì
chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.

Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan đến ba hoạt động
chính tạo ra và sử dụng tiền là: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài
chính, hoạt động đầu tư.
Bảng lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ Bảng cân đối
kế toán dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được
dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi
khoản. Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng ban đầu để thu thập các
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

nhiệm pháp lí dài hạn. Những tài khoản trong Bảng cân đối kế toán này liên quan
đến việc phát hành và thanh toán các món nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức.
Dòng tiền vào gồm tiền thu do đi vay, do các chủ sở hữu góp vốn, từ lãi tiền
gửi. Dòng tiền ra gồm tiền đã trả nợ vay, tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu, tiền
lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp. Số chênh lệch dòng tiền ra và vào
gọi là: lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.
Bảng lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo tài chính quan trọng
của doanh nghiệp. Mục đích ban đầu của nó là cung cấp thông tin dòng tiền theo

hướng tối đa hoá lợi ích với nhà đầu tư, các chủ nợ và những người khác quan tâm

Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:

Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lý
ngoài vốn, những chứng từ phải trả hay các khoản nợ dài hạn, các khoản nợ dài
hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đông và trách

đến dòng tiền dự tính trong tương lai của doanh nghiệp.

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Bao gồm:
Tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người lao động về lương,
thưởng, trả hộ về tiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và các chi phí khác phục
vụ sản xuất kinh doanh như lãi vay, tiền bồi thường, công tác phí…
Tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động khác.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ: Là dòng tiền phát sinh có liên quan đến

1.3. NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG
Các nhóm đối tượng sử dụng thông tin kế toán với các nhu cầu thông tin
khác nhau làm nảy sinh tính đa dạng và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần
cung cấp. Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các báo cáo tài
chính chịu ảnh hưởng của hai nhóm đối tượng chính là nội bộ doanh nghiệp là
những nhà quản lý của doanh nghiệp theo từng cấp độ, và những người sử dụng
bên ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà nhà đầu tư và những người cho vay và

hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:

Đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật cho doanh nghiệp mua sắm, xây dựng tài sản
cố định như: Chi tiền mua sắm tài sản cố định, thu về thanh lý nhượng bán tài sản
cố định.
Đầu tư vào các đơn vị khác: Góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán gồm
chi tiền để đầu tư chứng khoán, cho vay, thu hồi các khoản đầu tư, thu lãi cho vay,
cổ tức và lợi nhuận được chia.

chính phủ.
Phần lớn các Báo cáo tài chính hiện nay tại các quốc gia chủ yếu hướng đến
mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Các báo
cáo tài chính này thường gọi là các Báo cáo tài chính theo mục đích chung, và
không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng đòi hỏi những
thông tin cụ thể. Mục tiêu của những Báo cáo tài chính theo mục đích chung là
nhằm thể hiện những tác động về mặt kinh tế của các nghiệp vụ cũng như các sự


24

25

kiện đã xảy ra đối với tình trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị. Mặc dù có nhiều cách khác nhau trong việc thể hiện thông tin kế toán tài chính,

phải nói đây là khủng hoảng của nền kinh tế tài chính mới đúng. Bởi vì, trên thực
tế tài chính đã trở thành một nền kinh tế chứ không phải chỉ là công cụ phục vụ

tuy nhiên những Báo cáo tài chính cho mục đích chung thường trình bày những
thông tin kế toán tài chính phù hợp với những quyết định về đầu tư đối với nhà đầu

kinh tế như trước đây nữa. Sự khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay thực chất

là sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính và khủng hoảng trong việc các chính

tư, và tín dụng đối với những người cho vay.

phủ không đủ cảnh giác, không đủ kinh nghiệm, thậm chí không đủ kiến thức để

Đối với các nhà đầu tư, họ cần biết các thông tin kế toán tài chính về khả
năng sinh lợi và rủi ro tiềm tàng liên quan đến vốn đầu tư. Họ cần những thông tin

quản lý nền kinh tế tài chính.
Khủng hoảng kinh tế tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố

để xác định xem khi nào thì nên mua, giữ lại hay nên bán các khoản đầu tư cũng
như các thông tin về khả năng thanh toán các khoản cổ tức của doanh nghiệp. Đối

của nền kinh tế do không đáp ứng được đầy đủ nghĩa vụ bổn phận kinh tế của
mình. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung. Nhu

với những người cho vay, họ cần những thông tin về giá trị của tài sản thế chấp nợ
vay, nguồn trả nợ vay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoản nợ
gốc và lãi vay đến hạn. Đối với chính phủ, họ cần thông tin kế toán để tính toán và

cầu tiền mặt của người dân hay của các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho
hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan

cân nhắc các chính sách kinh tế vĩ mô. Cho dù thông tin kế toán sẽ được cung cấp
cho nhiều đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích riêng của mình nhưng một
yêu cầu chung là thông tin đó phải trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dể
hiểu.


của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài. Một số dấu
hiệu của khủng hoảng kinh tế tài chính là:

1.4. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế tài chính.
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm

Các khách hàng vay vốn kể cả khách hàng loại A cũng không thể hoàn

trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế
chính trị của Mác-Lênin. Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh
sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được
dùng thịnh hành trong Kinh tế chính trị Marx. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá
trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những
xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi
động một quá trình tích tụ tư bản mới.

Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gởi của
người gởi tiền.
trả nợ vay cho ngân hàng.
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá cố định.
Theo quy luật của sự phát triển, khi lên đến điểm phát triển cực đại và chịu
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang
thời kỳ đi xuống suy thoái khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng
hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ nần
Khủng hoảng kinh tế tài chính tác động lên tất cả các bộ phận còn lại và làm
mất uy tín của nền kinh tế. Sự giảm xuống của những chỉ số như Dow Jones hay
Nasdaq chính là một trong những biểu hiện. Tức là năng lực huy động vốn của các

nền kinh tế công nghiệp không còn bình thường như trước nữa, và điều đó sẽ dẫn

Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 hiện nay nó đã mang
nhiều đặc điểm khác với các khái niệm khủng hoảng trước đó do quá trình toàn cầu
hoá nền kinh tế và sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính thế giới. Theo
các chuyên gia kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 này là kết quả của
năng lực ứng phó của các nhà nước với các trạng thái phát triển chưa từng có trong
tiền lệ của toàn cầu hóa. Nếu nói đây là khủng hoảng tài chính như thuật ngữ
chúng ta vẫn dùng trước đây đối với cuộc khủng hoảng châu Á thì không đúng, mà

đến giảm phát. Mà đã giảm phát thì thất nghiệp, thất nghiệp thì thị trường tiêu thụ
giảm đi, thị trường tiêu thụ giảm đi tức là toàn bộ nền kinh tế công nghiệp sẽ bị
giảm đi

26

27

4.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tài chính
Khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán do
gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn.
Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua
lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn
trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không
sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng
chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền.

xảy ra trong quá khứ chứ thông tin kế toán chưa thật sự là kênh thông tin quan
trọng để những đối tượng này đánh giá tương lai phát triển cũng như xác định

những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp đang gặp phải? Phải chăng thông tin kế
toán chưa thật sự là công cụ để chính phủ thực hiện tốt chức năng quản lý, kiểm
soát và dự báo vĩ mô nền kinh tế, cũng như thông tin kế toán chưa thực sự là tư
liệu đầy đủ và thuyết phục giúp các nhà kinh tế có thể sử dụng để nghiên cứu và
phân tích, từ đó tham mưu cho chính phủ về những vấn đề đang xảy ra trong mỗi
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung?
Tiếp theo đề tài, chương 2 sẽ nêu lên thực trạng thông tin kế toán của nền

Thứ hai: Các nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tương quan giữa nỗ lực
nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài
chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị
trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài
chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối
việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.
Thứ ba: Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông
tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao
dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm

kinh tế khủng hoảng. Thông qua việc phân tích thông tin kế toán trên các Báo cáo
tài chính của một số đại diện cho cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng tôi sẽ làm
sáng tỏ những điều vừa mới trình bày ở trên.

mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không
cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân
biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn
đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn.
1.4.3. Thông tin kế toán có thật sự hữu ích trong việc dự báo các vấn
đề kinh tế vĩ mô?
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, vấn đề được nhiều người
đặt ra là: Thực tế hiện nay, thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử

dụng thông tin như doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư, các giới nghiên cứu kinh
tế, công chúng…chưa hữu ích và thuyết phục để những đối tượng này có thể dự
báo được tương lai cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Hoặc nếu một số nhà
nghiên cứu kinh tế như Paul Krugman…có thể dự báo chính xác tình hình kinh tế
từ nhiều năm trước đó nhưng những điều họ nói đã không đủ sức thuyết phục
chính phủ, giới kinh doanh và công chúng.
Vậy, phải chăng thông tin kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp chỉ giúp
người sử dụng thông tin nhìn vào tình hình bên trong doanh nghiệp, về những gì đã


28

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008
2.1. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
VÀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.1.1. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 xảy
ra?
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần
này là sự nổ bong bóng của thị trường bất động sản tại Mỹ, Có ba yếu tố chính đã
khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản:
Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục
Dự trữ liên bang Mỹ FED đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng
cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ
bản của FED là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến
giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.
Thứ nhì, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và
tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn
để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ

bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị
trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng
thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay
thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố
Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill
Lynch.
Thứ ba, sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên
thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi
duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp
bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng
huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc.
Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, kéo theo
việc lên giá bất động sản liên tục. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị
trường bất động sản.

29

2.1.2. Thực trạng sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế
tài chính do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ
nƣớc Mỹ.
Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào
giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%3, bắt buộc các ngân hàng thương mại
phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất
cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung
vượt cầu. Nhiều người không bán được nhà và không đủ tiền trả lãi vay vì lãi suất
tăng. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.
Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng
dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Các ngân hàng thương mại hoặc các
công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình thay vì bán
lại cho Fannie Mae chẳng hạn cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt

khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay
thuộc nhóm dưới chuẩn.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt công bố các khoản lỗ khổng lồ vàc sụp
đổ dây chuyền. UBS, Merrill Lynch, Citi, Bear Stearns, Lehman Brothers và hàng
loạt tên tuổi khác đều không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng và sụp đổ.
2.1.3. Thực trạng về sự kém minh bạch hóa của thông tin kế toán tài
chính và năng lực kiểm tra gíam sát của chính phủ không theo kịp sự phát
triển của thị trƣờng.
Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nước Mỹ mới nhìn nhận một nguyên
nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch
hóa thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà
nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai
mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh
chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng
khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa,
mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái
phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.
.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng ”Báo Thanh niên, (số 290),

3

19.[12]

30

31

Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và
tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua hàng loạt các thao tác chứng
khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài

sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều
thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư (Hedge
funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng
không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát
của bất kì một cơ quan nhà nước nào.
Để tìm hiểu một cách sâu rộng nguyên nhân và thực trạng khủng hoảng

2.2.2. Vì sao Lehman Brothers Holding Inc sụp đổ?
Ngày 15/9/2008 là ngày làm chấn động phố Wall với sự kiện sụp đổ của
một định chế tài chính lớn thứ tư nước Mỹ về quy mô.
Sau cái chết của Lehman, một câu hỏi lớn được đặt ra cho chính phủ Mỹ,
cho ban lãnh đạo Lehman Brothers và những nhà đầu tư phố Wall là họ đã làm gì
trước khi Lehman sụp đổ? Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân sụp đổ của Lehman
Brothers cũng như khẳng định lại vai trò thông tin kế toán đối một doanh nghệp và
với nền kinh tế, đặc biệt là đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế, sau đây đề tài sẽ đi
sâu vào phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thường niên năm 2006 đã

kinh tế tài chính Mỹ, đề tài sẽ phân tích các đại diện cho sự sụp đổ và khủng hoảng
của nền kinh tế Mỹ năm 2008 là ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holding Inc
và hai vụ lừa đảo tài chính nổi tiếng của quỹ đầu tư Bennard Madoff và ngân hàng
Stanford International Bank để chứng minh thông tin kế toán của các tập đoàn kinh
tế này chưa thật sự hữu ích cho mục đích ra quyết định kinh tế của các đối tượng
sử dụng thông tin là doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư…Đồng thời, chính bản
thân các tập đoàn tài chính này cũng xem nhẹ vai trò thông tin kế toán trong kiểm
soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh, chính phủ Mỹ không sử dụng thông tin kế
toán để kiểm soát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và

được kiểm toán bởi Easnt & Young để làm rõ thêm vấn đề.
2.2.3. Phân tích thông tin trên Báo cáo tài chính của Lehman Brothers
Holding Inc.

2.2.3.1. Phân tích Báo cáo thu nhập của Lehman Brothers Holding Inc
qua các năm.
Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman Brothers
CONSOLIDATED STATEMENT OF INCOME
In million

2007

2006

2005

2004

REVENUE

những nhà đầu tư cũng không sử dụng thông tin kế toán như một công cụ trợ giúp
đắc lực cho các quyết định đầu tư.

Principal transactions

$9,197

$9,802

$7,811

$5,699

Investment banking


3,903

3,160

2,894

2,188

2.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ
NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ.
2.2.1. Lehman Brothers Holding Inc đã hình thành và phát triển nhƣ thế
nào?
Lehman Brothers Holding Inc được thành lập năm 1850 bởi ba anh em
Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang. Là một tập

Commission

2,471

2,050

1,728

1,537

41,693

30,284


19,043

11,032

đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Lĩnh vực
chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên
cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở
Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như nhiều văn
phòng đại diện khắp thế giới.

Interest and devidends
Asset management and other

1,739

1,413

944

794

59,003

46,709

32,420

21,250


Interest expense

39,746

29,126

17,790

9,674

Net revenue

19,257

17,583

14,630

11,576

Compensation and benefit

9,494

8,669

7,231

5,730


Technology and communications

1,145

974

834

764

Brokerage, clearance and distribution fees

859

692

548

488

Occupancy

641

539

490

421


Professional fees

466

364

282

252

Business development

376

301

234

211

Other

261

202

200

192


Total revenue

NON-INTEREST EXPENSE


32

33

Sau đây là bảng mô tả chi tiết về tình hình tăng giảm doanh thu:

Total non-personal expenses

3,750

3,009

2,588

2,328

Total non-interest expenses

13,244

11,678

9,801

8,058


Income before tax and cumulative effect of
accounting change

6,013

5,905

4,829

3,518

Provision for income taxes

1,821

1,945

1,569

1,125

---

---

---

24


4,192

3,960

3,260

2,369

---

47

---

---

Net income

$4,192

$4,007

$3,260

$2,369

Interest and devidends

Net income applicable to common stock


$4,125

$3,941

$3,191

$2,297

Asset management and other

Dividends on trust preferred securities
Income befor cumulative effect of accounting change
Cumulative effect of accounting change

Bảng 2.2
Tình hình tăng giảm doanh thu của Lehman Brothers
%Thay đổi

In million
REVENUE
Principal transactions

Before cumulative effect of accounting change
Cumulative effect of accounting change
Earning per basic share

$7.63

$7.17


$5.74

$4.18

---

0.09

---

---

$7.63

$7.26

$5.74

$4.18

$7.26

$6.73

$5.43

$3.95

Earning per diluted share
Before cumulative effect of accounting change


---

$0.08

---

---

Earning per diluted share

Cumulative effect of accounting change

$7.26

$6.81

$5.43

$3.95

Dividends paid per common share

$0.60

$0.48

$0.40

$0.32


“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 Annual report”.
 Doanh thu hằng năm của Lehman Brothers diễn biến nhƣ thế nào?
Từ năm 2004, doanh thu của Lehman tăng lên hằng năm. Doanh thu năm
2004 là 11,567 tỷ USD, năm 2005 là 14,630 tỷ USD, năm 2006 là 17,583 tỷ USD,
năm 2007 là 19,257 tỷ USD. Tỷ lệ tăng doanh thu từ 2004 đến 2005 là 20%, năm
2005 đến 2006 là 20%, năm 2006 đến 2007 là 10% .

2006

2005

2004

2006/
2005

2005/
2004

$9,197

$9,802

$ 7,811

$5,699

(6%)


25%

37%

3,903

3,160

2,894

2,188

24

9

32

Commission

2,471

2,050

1,728

1,537

21


19

12

41,693

30,284

19,043

11,032

38

59

73

1,739

1,413

944

794

23

50


19

59,003

46,709

32,420

21,250

25

44

53

Interest expense

39,746

29,126

17,790

9,679

36

64


84

Net revenue

19,257

17,583

14,630

11,576

10%

20%

26%

13,615

13,010

10,792

8,594

5%

21%


26%

1,947

1,158

1,253

1,358

7%

(8%)

(8%)

Principal transaction,
commissions anhd net
interrest revenue
Net interest revenue

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.
Doanh thu của Lehman Brothers chủ yếu là từ hoạt động ở thị trường vốn
(Capital Markets), từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư (Investment Management) và
ngân hàng đầu tư (Investment banking). Cụ thể:
Principal transactions : Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động chính tăng 25% từ
2005 đến 2006, chủ yếu là thu nhập cố định (Fixed income) từ nợ và đầu tư cổ
phiếu. Thu nhập cố định từ thị trường vốn gồm lãi từ các khoản nợ tín dụng, nợ
cho vay thế chấp thương mại và bất động sản (credit product, commercial
mortgage and real estate). Ngoài ra còn là thu nhập từ mua bán cổ phiếu.

Commission: Chỉ tiêu doanh thu từ hoa hồng và phí liên quan đến các hoạt
động trung gian, môi giới, tư vấn đầu tư tăng 19% từ 2005 đến 2006, 21% từ 2006
đến 2007.
Interest and devidends and interest expense: Tổng doanh thu năm 2007 là 59
tỷ, trong đó doanh thu từ lãi và cổ tức là 41,693 tỷ USD, chiếm 70% tổng doanh thu
của định chế tài chính này. Chỉ tiêu lợi tức, cổ tức và chi phí lãi vay thu được từ
những tài sản và nợ phải trả của Lehman. Lợi tức ( Interest and devidends) thu được
từ các công cụ tài chính là các loại chứng khoán thế chấp bằng khế ước vay bất động
sản, lợi tức thu từ các hợp đồng cho vay cầm cố chứng khoán, hợp đồng cho vay theo
nghiệp vụ Repo chứng khoán. Tuy nhiên đi kèm với các khoản thu từ lãi và cổ tức là

34

các khoản lãi vay. Lãi vay (Interest expense) từ hoạt động huy động vốn thông qua
nghiệp vụ bán khống các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán, các hợp đồng
đi vay cầm cố chứng khoán, hợp đồng đi vay Repo chứng khoán..
Investment banking: Doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư, bán và
phân phối số chứng khoán mới phát hành dưới hình thức bao tiêu (underwriting)
và tư vấn đầu tư. Doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư năm 2006 là 3,160 tỷ
USD, tăng 9% so với 2005, năm 2007 là 3,903 tỷ, tăng 24% so với năm 2006.
Asset management and other: Doanh thu từ quản lý quỹ đầu tư tăng 50%
từ 2005 đến 2006. Năm 2007 tăng 23% so với năm 2006. Đây cũng là một hoạt
động mang tính chất đầu cơ (Hedge funds) nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ
Mỹ trong thời gian qua.
 Net income:
Từ năm 2004, lợi nhuận của Lehman tăng đều qua các năm, lợi nhuận năm
2004 là 2,369 tỷ USD, năm 2005 là 3,26 tỷ USD, tăng 36%, năm 2006 là 4,007 tỷ
USD, tăng 23% và đến năm 2007 là 4,192 tỷ USD, tăng 4,6%.
 Diluted Earning per share:
Thu nhập cổ phần cũng tăng dần đều qua các năm từ năm 2004 là 3,59

USD, 2005 là 5,43 USD, tăng 25%, năm 2006 là 6,81 USD, tăng 37% và năm
2007 là 7,26 USD, tăng 6,6%.
Nếu chỉ phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thu nhập thì người
sử dụng thông tin kế toán chỉ biết được thu nhập của Lehman Brothers hình thành
chủ yếu từ những nguồn nào, họ chưa có đầy đủ thông tin để biết được bản chất
thật sự của những hoạt động kinh doanh đó là gì và rủi ro gì đang tiềm ẩn từ những
hoạt động này bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận chưa phải là chỉ tiêu duy nhất để phản ánh
sức khỏe và triển vọng phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nhà đầu
tư phố Wall vẫn say sưa với một viễn cảnh doanh thu, lợi nhuận và thu nhập mỗi
cổ phần hấp dẩn, họ đã đầu tư mua cổ phiếu của Lehman Brothers và có thời điểm
đã đẩy giá cổ phiếu của Lehman Brothers lên 85USD một cổ phiếu mà không biết
những gì đang chờ đợi họ ở phía trước.
Sự tồi tệ bắt đầu đến với Lehman Brothers!
Và sự tồi tệ bắt đầu gõ cửa Lehman vào năm 2008 khi lần đầu tiên ngân
hàng này báo cáo lỗ 2,8 tỷ USD trong qúy 2 và phải huy động thêm 6 tỷ vốn. Cổ
phiếu Lehman đã giảm từ đỉnh $85 vào năm 2007 xuống $15 trong một thời gian
ngắn, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách khoảng 30 $/ cổ phiếu.

2007/
2006

Investment banking

Total revenue

Earning per basic share

2007

35


Bảng 2.3
Báo cáo thu nhập hợp nhất quý của Lehman Brothes trong năm 2008.
In Millions of USD
(except for per share items)
Revenue
Other Revenue, Total
Total Revenue
Cost of Revenue, Total

3months
3 months
ending
ending
2008-08-31 2008-05-31

3 months
ending
2008-02-29

1,971.00

5,826.00

432.00

414.00

11,933.00
437.00


2,403.00

6,240.00

12,370.00

5,306.00

6,908.00

8,863.00

-3,335.00

-1,082.00

3,070.00

2,797.00

3,174.00

2,679.00

Research & Development

68.00

87.00


89.00

Other Operating Expenses, Total

56.00

158.00

76.00

8,227.00

10,327.00

11,707.00

Operating Income

-5,824.00

-4,087.00

663.00

Income Before Tax

-5,824.00

-4,087.00


663.00

Income After Tax

-3,927.00

-2,774.00

489.00

Net Income Before Extra. Items

-3,927.00

-2,774.00

489.00

Net Income

-3,927.00

-2,774.00

489.00

Income Available to Common Excl. Extra Items

-4,090.00


-2,873.00

465.00

Income Available to Common Incl. Extra Items

-4,090.00

-2,873.00

465.00

0.00

0.00

-

691.20

559.30

572.80

-5.92

-5.14

0.81


0.17

0.17

0.17

-5.92

-5.14

0.81

Gross Profit
Selling/General/Admin. Expenses, Total

Total Operating Expense

Dilution Adjustment
Diluted Weighted Average Shares
Diluted EPS Excluding Extraordinary Items
Dividends per Share - Common Stock Primary Issue
Diluted Normalized EPS

Khi Lehman công bố khoảng lỗ khoảng 4,09 tỷ USD trong quý 3 năm 2008,
giá cổ phiếu đã tụt dốc không phanh. Với một danh mục tài sản liên quan đến bất
động sản rủi ro lên tới 60 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản và gấp ba số vốn chủ sở hữu,
cùng với một kế hoạch tái cơ cấu trên giấy thiếu tính khả thi, giá cổ phiếu đã giảm
sâu hơn. Và kết cục vào ngày 15 tháng 9, Lehman tuyên bố phá sản sau nhiều cuộc
đàm phán gỉai cứu không thành.



36

37

Bảng 2.4
Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Lehman qua các năm

Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman đã nói lên điều gì?
Vì sao Lehman sụp đổ nhanh chóng như vậy? Và vì sao lại có nhiều nhà
đầu tư phố Wall với đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính thuộc
hàng hiện đại nhất và lớn nhất của thế giới lại sa vào vũng lầy của cuộc khủng

19,257

20

hoảng tài chính lần này?

17,583

18
16

Xét ở góc độ nhà đầu tƣ cổ phiếu của Lehman: Với một thực tế là sự thất
bại của nhiều nhà đầu tư tài chính, chứng khoán là họ quan tâm quá nhiều đến chỉ

14,630


tiêu lợi nhuận của một công ty mà xem nhẹ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Đôi khi chỉ tiêu lợi nhuận cao đã đánh lừa nhà đầu tư bởi vì bản

14
12

thân Báo cáo thu nhập không cho biết bản chất hoạt động kinh tế là gì, lợi nhuận
và cổ tức từ đâu mà có, rủi ro gì liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình
tài chính của doanh nghiệp, dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra

10
8
4,007

sao? Và nhiều nhà đầu tư phố Wall đã phải trả giá đắt cho sự tham lam mù quáng
của mình khi xem nhẹ các thông tin kế toán khác về doanh nghiệp mà mình đang
đầu tư.
Xét về góc độ của bản thân Ban lãnh đạo Lehman Brothers: Với một
kết quả lợi nhuận tăng qua các năm, chính bản thân Lehman đã bị cuốn vào vòng
xoáy của cơn sốt chứng khoán và bất động sản. Lòng tham, sự liều lĩnh cùng với

4,192

6
3,260
4

1,971

2

0
2005

-1

2006

2007

sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô của chính phủ Mỹ và sự lỏng lẻo trong

2008

việc quản lý thông tin kế toán tài chính đã đẩy Lehman vào kết cục ngày hôm nay.
Điều đó cũng cho thấy nếu doanh nghiệp xác định chiến lược kinh doanh chạy đua
theo con số lợi nhuận mà bất chấp những nguy cơ về khả năng thanh toán, về sự an
toàn của các khoản đầu tư thì thật là nguy hiểm.
Để thấy rõ hơn bản chất hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như
nguyên nhân sụp đổ của Lehman, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích về Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

-2
-3
-4
-3,927

Doanh thu
Lợi nhuận thuần

38


39

2.2.3.2. Phân tích tình hình tài chính của Lehman Brothers Holding
Inc qua các năm.
Bảng 2.5
Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất 2006
CONSOLIDATED STATEMENT OF FINANCIAL CONDITION
In million USD
NOVEMBER 30

2006

2005

ASSETS
Cash and cash equivalents

5,987

4,900

Cash and securities segregated and on deposit for regulatory
and other purposes

6,091

5,744

226,596


177,438

6,009

4,975

Securites purchased under agreement to resell

117,490

106,209

Securites borrowed

101,567

78,455

Financial instruments and other inventory positions owned
Securities received as collateral

Receivables:
Customers

7,449

7,454

18,470


12,887

2,052

1,302

Property, equipment and leashold improvements

3,269

2,885

Other assets

5,113

4,558

Identifiable intangible assets and goodwill

3,362

3,256

$503,545

$410,063

Others


Total assets

IN MILLION
ASSETS
1.Financial instruments and other inventory positions owed
2.Securuties received as collateral
3.Collateral agrements
4.Cash, receivables and PP&E
5.Other assets
6. Identifiable intangible assets and goodwill
Total assets

Nov, 30, 2006
$226,596
6,099
219,507
43,318
5,113
3,362
503,545

45%
1
43
9
1
1
100%


“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.

Collateralized agreements:

Brokers, dealer and clearing organizations

Bảng 2.6
Bảng mô tả tỷ trọng phân bổ tài sản của Lehman Brothers

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.
Lehman Brothers đã xây dựng một kết cấu tài sản ra sao?
Năm 2006 tổng tài sản của Lehman là 503,545 tỷ USD trong đó chủ yếu tập
trung vào tài sản chứng khoán và công cụ tài chính. Cụ thể:

Tài sản của Lehman Brothers tập trung chủ yếu ở các tài sản là công cụ tài
chính và các tài sản ngắn hạn khác (Financial instruments and other inventory
positions owed) khoản 226,596 tỷ USD chiếm 45% tổng giá trị tài sản, các loại
chứng khoán cầm cố (Securuties received as collateral) khoảng 6,099 tỷ USD, các
hợp đồng cho vay liên quan đến nghiệp vụ Repo chứng khoán (Collateral
agrements) khoảng 219, 507 tỷ USD chiếm tỷ trọng 43% giá trị tài sản. Sau đây là
sự phân tích chi tiết về kết cấu tài sản của Lehman:
 Financial instruments and other inventory position onwed là gì?
Đây là khoản mục trị giá 226,596 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 45% tổng giá trị
tài sản của Lehman, cụ thể như sau:
Bảng mô tả những công cụ tài chính và những tài sản ngắn hạn khác của
Lehman Brothers như sau:
Bảng 2.7
Financial instruments and other inventory position onwed
In million
2006

2005
Mortgages and mortgages backed positions
$57,726 $54,366
Government and agencies
47,293
30,079
Coporate debt and other
43,764
30,182
Coporate equity
43,087
33,426
Derivatives and other contractual agreements
22,696
18,045
Real estate held for sale
9,408
7,850
Commercial paper and other money market instruments
2,622
3,490
Financial instrument and other inventory position
226,596 177,438
“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.


40

41


Mortgages and mortgages backed positions: Là các khoản cho vay thế
chấp bất động sản (Mortgages), các gói chứng khoán, trái phiếu đảm bảo bằng tài

tỷ USD. Và cũng trong 2006 Lehman đã bán lại hoặc cầm cố lại (repledged) những
chứng khoán này và thu được xấp xỉ 621 tỷ USD.

sản thế chấp (Mortgage backed securities gọi tắt là MBS, hay Collarelized Debt
Obligations gọi tắt là CDO) trị giá 57,726 tỷ USD. Lehman Brothers là một trong

Kết cấu tài sản của Lehman Brothers nói lên điều gì?
Kết cấu tài sản của Lehman chứa đựng yếu tố rủi ro cao:

những ngân hàng đầu tư tham gia sâu vào hoạt động chứng khoán hóa tín dụng bất

Rủi ro thứ nhất: Rủi ro thứ nhất trong kết cấu tài sản của Lehman chính là

động sản. Chứng khoán hóa tín dụng bất động sản là việc tập trung tiền cho vay
mua nhà, lấy tiền hoa hồng, rồi chia nhỏ hợp đồng vay nợ này thành các chứng

họ đã và đang sở hữu quá nhiều những tài sản liên quan đến các khoản cho vay thế
chấp bất động sản, các loại chứng khoán được hình thành từ nghiệp vụ chứng

khoán (một loại giấy nợ gọi tắt là MBS hay CDO), rồi bán cho người có tiền (các
công ty đầu tư tài chính chấp nhận rủi ro cao, quĩ bảo hiểm, qũi hưu trí và dân

khoán hoá tín dụng bất động sản là MBS và CDO và các loại chứng khoán cầm cố
và Repo.

chúng), qua đó họ lại ăn thêm hoa hồng. Tiền bán chứng khoán họ đem trả nợ ngắn
hạn dùng lúc đầu để cho vay mua nhà.

Trong năm 2006 Lehman đã chứng khoán hóa 146 tỷ USD những khoản

Rủi ro thứ 2: Rủi ro thứ hai trong tình hình tài chính của Lehman Brothers
thể hiện ở cơ cấu vốn. Thực chất Lehman đã dùng nợ để đầu tư vào những tài sản
rủi ro như đã nói ở trên. Và một khi thị trường gặp bất trắc, người vay tiền mua

nợ cho vay thế chấp dân chúng trong đó xấp xỉ 60 tỷ USD các khoản cho vay thế
chấp công chúng của Lehman còn lại là các khoản cho vay thế chấp mua lại trên
thị trường thứ cấp, 34 tỷ USD cho vay thế chấp thương mại cũng đã được chứng
khoán hóa thành MBS trong năm 2006. Số tiền nhận được từ việc chứng khoán
hóa các khoản cho vay thế chấp năm 2006 là 664 tỷ USD.4
Government and agencies: Các loại trái phiếu chính phủ và các tổ chức trị

nhà không còn khả năng thanh toán nợ, các loại chứng khoán và bất động sản
không còn tính thanh khoản thì lúc này Lehman Brothers không thể trả được các
khoản nợ vay và phá sản. Cơ cấu nguồn vốn sẽ thể hiện rõ hơn nguy cơ về lạm
dụng quá mức đòn bẫy tài chính và khả năng thanh toán của Lehman Brothers.

giá 47,293 tỷ USD.
Coporate debt and other Các loại trái phiếu công ty trị giá 43,764 tỷ USD.
Coporate equity: Các lọai chứng khoán 43,087 tỷ USD
Derivatives and other contractual agreements: Các hợp đồng bảo hiểm tài
sản như hợp đổng hoán đổi swaps, hợp đồng quyền chọn options về tỷ giá, lãi suất,
chứng khoán…khoản 22,696 tỷ USD.
Real estate held for sale: Các loại bất động sản đầu tư trị giá 9,4 tỷ USD. .
Commercial paper and other money market instrument: Các loại giấy tờ
có giá trị giá 2,6 tỷ USD.
 Securities received and pledged as collateral là gì?
Securities received and pledged as collateral là các khoản cho vay cầm cố
các loại chứng khoán và các hợp đồng cho vay Repo chứng khoán khoảng 225,606


4

.Lehman 2006 annual report

42

43

Bảng 2.8
Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Lehman Brothers
CONSOLIDATED STATEMENT OF FINANCIAL CONDITION
In million USD
LIABILITES AND STOCKHOLDER’ EQUITY
Short-term borrowings and current position of long-term
borrowing
Financial instruments and other inventory positions sold but
not yet purchased
Obligation to return securities received as collateral
Collateralized financing
Securities sold under agreement to repurchased
Securities loaned
Other secured borrowings
Payables
Brokers, dealers and clearing organizations
Customers
Accued liabilities and other payables
Deposits at banks
Long-term borrowings
Total liabilities

STOCKHOLDER’ EQUITY
Preferred stock
Common stock, $0.10 par value:
Shares authorized: 1,200,000,000 in 2006 and 2005
Shares issued: 609,832,302 in 2006
and 605,337,946 in 2005
Shares outstanding: 533,368,195 in 2006
and 542, 874, 206 in 2005
Additional paid in capital
Accumulated other comprehensive loss, net of tax
Retained earnings
Others stockholder’equity,net
Common stock in treasury, at cost: 76,464,107 shares in
2006 and 62,463,740 shares in 2005
Total common stockholer’eqiuty
Total stockholder’equity
Total liabilities and stockholder’eqiuty

2006

2005

20,638

11,351

125,960

110,577


6,099

4,975

133,547
17,883
19,028

116,155
13,154
23,116

2,217
41,695
14,697
21,412
81,178
483,354

1,870
32,143
10,962
15,067
53,899
393,269

1,095

1,095


61

61

8,727
(15)
15,857
(1,712)

6,283
(16)
12,198
765

(4,822)

(3,592)

18,096
19,191
$503,545

15,699
16,794
$410,063

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.

Đòn bẫy tài chính đã bị lạm dụng quá mức!
Trong cơ cấu nguồn vốn của Lehman Brothers thì nợ chiếm tỷ trọng 97%

tổng nguồn vốn. Đây là một cơ cấu vốn mạo hiểm bởi vì nó cho thấy nguy cơ ở
khả năng thanh toán của Lehman Brothers. Một khi thị trường chứng khoán và bất
động sản gặp vấn đề về tính thanh khoản thì lúc này sẽ là vấn đề lớn đối với
Lehman Brothers. Thêm vào đó, cách thức huy động vốn của Lehman Brothers
cũng mang yếu tố kinh doanh rủi ro. Bảng mô tả 2.11 sẽ cho thấy rõ về rủi ro trong
cơ cấu vốn và cách thức huy động vốn của Lehman Brothers.
Bảng 2.9
Cơ cấu vốn của Lehman năm 2006.
LIABILITY & EQUIY

Nov,30,2006

Short-term borrowings and current portion of long-term
borrowing

20,638

4%

Financial instruments and other inventory position sold but
not yet purchased

125,960

25

Obbligation to return securities received as collateral

6,099


1

Collateralized financing

170,458

34

Payable and other accued liabilites

58,609

12

Deposit at banks

21,412

4

Total long-term liability

81,178

17

Stockholders’Equity

19,191


3

Total liabilites and equity

503,545

100%

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.
Cơ cấu vốn của Lehman chủ yếu là nợ ngắn hạn 80% và dài hạn 17% tổng
nguồn vốn. Trong đó đáng chú ý là khoản mục Financial instruments and other
inventory position sold but not yet purchased 125,960 tỷ USD chiếm tỷ trọng 25%
tổng nguồn vốn và các khoản nợ đảm bảo bằng tài sản thế chấp Collateralized
financing 170,458 tỷ USD chiếm 34% tổng nguồn vốn trong đó chủ yếu là các
khoản nợ chứng khoán.
Lehman đã huy động vốn nhƣ thế nào?
 Huy động vốn thông qua nghiệp vụ bán khống chứng khoán: Financial
instruments and other inventory position sold but not yet purchased


44

45

Bảng 2.10
Bảng mô tả kết cấu của Financial instruments and other inventory
position sold but not yet purchased
In million

2006


Mortgages and mortgages backed positions

2005

80

63

70,453

64,743

8,836

8,997

Coporate equity

28,464

21,018

Derivatives and other contractual agreements

18,017

15,560

Government and agencies

Coporate debt and other

Real estate held for sale
Commercial paper and other money market instruments
Financial instrument and other inventory position

Bảng 2.11
Bảng mô tả nợ dài hạn của Lehman năm 2005-2006
2006
Senior notes

2005

$ 75,202

$ 50,492

Subordinated notes

3,238

1,381

Junior subordinated notes

2,738

2,026

81,178


53,899

Long-term Borrowing

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.

---

---

Quá trình phân tích chi tiết về tình hình Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của

110

196

125,960

110,577

Lehman Brothers cho thấy thực chất những tài sản của Lehman được hình thành từ
nguồn vay nợ. Cách thức huy động vốn vay của Lehman bằng nhiều cách: bán

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.
Financial instruments and other inventory position sold but not yet
purchased là khoản nợ phải trả của Lehman Brothers được huy động thông nghiệp
vụ bán khống chứng khoán. Lehman Brothres huy động vốn bằng cách vay mượn
những tài sản là các loại chứng khoán và trái phiếu để bán trên thị trường và
Lehman có nghĩa vụ phải mua trả lại những tài sản này vào thời điểm nhất định.

Cách thức làm ăn này của Lehman Brothers tăng từ năm 2005 đến 2006 như Bảng
2.12 đã thể hiện. Thực tế, bán khống là một kiểu đầu tư đánh cược với diễn biến thị
trường, nó hoàn toàn hợp pháp và được sử dụng khá phổ biến ở phố Wall.
 Huy động vốn thông qua nghiệp vụ Repo chứng khoán: Collateralized
financing
Ngoài ra, Lehman còn huy động vốn thông qua nghiệp vụ cầm cố, thế chấp
chứng khoán và giao dịch Repo chứng khoán, một hình thức đi vay theo kiểu đánh
cược với thị trường. Cụ thể là nợ từ giao dịch Repo (Securities sold under
agreement to repurchase) 133,547 tỷ USD, các khoản nợ do cầm cố chứng khoán
17,8 tỷ USD và các khoản nợ thế chấp khác 19 tỷ USD.

khống và cầm cố chứng khoán, vay mượn vốn thông qua nghiệp vụ Repo chứng
khoán, huy động vốn dài hạn đầu tư bất động sản. Mô hình kinh doanh của
Lehman là đi vay kết hợp đầu tư vào các danh mục rủi ro vẫn tiếp tục được duy trì
và phát triển qua nhiều năm. Trong cơ cấu vốn của Lehman Brothers thì vốn chủ
sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá trị tổng tài sản từ 3%-4%. Đây là một
cơ cấu vốn chứa nhiều rủi ro vì nó nói lên nguy cơ ở khả năng thanh toán của
Lehman. Bảng cân đối kế toán cũng phần nào nói lên cách thức kinh doanh rối ren
vay mượn lẫn nhau trong thị trường tài chính Mỹ. Lehman vừa là chủ nợ mà cũng
vừa là con nợ lớn.
Báo cáo tình hình tài chính của Lehman Brothers nói lên điều gì?
Báo cáo tình hình tài chính là một bức tranh mô tả khá chân thực về
Lehman Brothers với những điều mà người đọc có thể dể dàng nhận ra.
Thứ nhất: Có nhiều nguyên nhân cho sự sụp đổ của Lehman, tuy nhiên
nguyên nhân chính vẫn là đòn bẩy tài chính, là lỗi của Chính phủ Mỹ trong việc
xóa bỏ quy định về hạn chế đòn bẩy tài chính năm 2004, cho phép các tổ chức tài

 Vay dài hạn: Long-term borrowings
Nợ dài hạn của Lehman năm 2005 là 53tỷ USD và xu hướng tăng lên
81,178 tỷ USD trong năm 2006. Lehman cung cấp nợ cho các công ty con và các

công ty liên doanh trong lĩnh vực bất động sản để đầu tư vào lĩnh vực này.

chính phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay quá lớn. Bên cạnh đó việc chính phủ
Mỹ cho phép các tổ chức tài chính huy động vốn thông qua các nghiệp vụ rủi ro
trên thị trường chứng khoán cũng là nguyên nhân đẩy Lehman ngày càng sa vào
bãi lầy khủng hoảng.
Thứ hai: Trọng tâm chính trong tình hình khó khăn của Lehman là có quá
nhiều những tài sản rủi ro là các khoản tiền đầu tư cho vay cầm cố và các loại

46

47

chứng khoán phát hành dựa trên danh mục nợ bất động sản, các loại chứng khoán,
trái phiếu. Cùng với đà leo thang của khủng hoảng, các loại tài sản này liên tục sụt
giá đã trở thành khó khăn đối với khả năng thanh toán của Lehman bởi vì nguồn
tài trợ cho các hoạt động đầu tư đó là từ vay nợ.
Giáo sư kinh tế Anthony Michael Sabino tại Đại học St.John nói. “Họ đã tự
giết mình bằng chính lòng tham của họ. Người ta trở nên điên cuồng hơn và trong
sự ám ảnh bất tận về việc thu những món lợi dù là nhỏ nhất, họ quên mất sự tàn
phá sẽ đến cùng việc chấp nhận quá nhiều các nguy cơ”5.
Một cách nhìn khác cho nhà đầu tư là chúng ta hãy cần hiểu nhiều hơn
ngoài con số lợi nhuận của một doanh nghiệp báo cáo. Sức khoẻ của một doanh
nghiệp không chỉ nằm ở Bảng báo cáo thu nhập, mà còn nằm ở Bảng cân đối kế
toán. Khi đa số các nhà đầu tư chỉ quan tâm con số lợi nhuận mà quên đi những áp
lực và triển vọng, cũng như nguy cơ nằm ở Bảng cân đối kế toán thì hậu quả khó
lường. Kim ngân thời loạn, lúc này hơn ai hết chúng ta hiểu hơn về giá trị đích
thực của một doanh nghiệp, đó là dòng tiền. Sau đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu về
báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman Brothers.
2.2.3.3. Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman

Brothers Holding Inc.
Bảng 2.12
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman Brothers
CONSOLIDATED STATEMENT OF CASH FLOW
In millions USD
CASH FLOW FROM OPERATING ACTIVITES
Net income
Adjustments to reconcile net income to net cash
used in operating activites
Depreciation and amorization
Deferred tax benefit
Tax benefit from the issuance of stock based awards
Non cash compresation
Cummulative effect of accounting change:
Other adjustments
Net change in:
Cash and securities segregated and on deposit for
regulatory and other purposes
5



2006

2005

2004

$4,007


3,260

2,369

514
(60)
1,706
(47)
3

426
(502)
1,005
1,055
173

428
(74)
468
800

(347)

(1,659)

(985)

104

Financial instruments and other inventory positions

onwed
Resale agreement, net of repurchased agreement
Securities borrowed, net of securities loaned
Other secured borrowings
Receivables from brokers, dealers and clearing
organizations
Receivables from customers
Financial instruments and other inventory positions
sold but not yet purchased
Payable to broker, dealer and clearing organazations
Payable to customers
Accured liabilites and other payables
Other receivables assets
Net cash change in operating activitive
CASH FLOW FROM INVESTING ACTIVITIES
Purchase of property, equipment and leasehold
improvement, net
Business acquisition, net of cash acquired
Net cash in investing activities
CASH FLOW FROM FINANCING ACTIVITES
Derivative contracts with a financing element
Tax benefit from the issuance of stock based award
Issuance of short-term borrowings
Deposit at banks
Issuance of long-term borrowings
Pricipal payments of long-term borrowings,
including the current portion of long-term
borrowings
Issuance of common stock
Issuance of treasury stock

Purchased of treasury stock
(Retireement) issuance of preferred stock
Dividends paid
Net cash provided by financing activities
Net change in cash and cash equivalents
Cash and cash equivalents, beginning of period
Cash and cash equivalents, end of period

(46,102)

(36,652)

(8,936)

6,111
(18,383)
(4,088)

(475)
(5,165)
11,495

(9,467)
(22,728)
(2,923)

5

(4,504)


1,475

(5,583)

354

(4,432)

15,224

14,156

23,471

347
9,552
2,032
(1,267)
(36,376)

165
4,669
(801)
345
(12,205)

(1,362)
8,072
520
(370)

(13,570)

(586)

(409)

(410)

(206)
(792)

(38)
(447)

(130)
(531)

159
836
4,819
6,345
48,115

140
84
4,717
23,705

334
526

2,086
20,485

(19,636)

(14,233)

(10,820)

119
518
(2,678)
(342)
38,255
1,087
4,900
$5,987

230
1,015
(2,994)
(250)
(302)
12,112
(540)
5,440
$4,900

108
551

(1,693)
300
(258)
11,619
(2,482)
7,922
$5,440

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”


48

49

Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó
cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình, thay thế các tài sản
cần thiết, tận dụng các cơ hội của thị trường và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Một
số chuyên gia còn cho rằng dòng tiền là vua (Cash flow is king). Báo cáo lưu
chuyển tiền giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là
có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền
nằm ở đâu, do đâu mà có và dùng cho mục đích gì. Nếu đặt dòng tiền trong mối
liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại phải được tạo ra từ hoạt động kinh
doanh.
Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman Brothers đã nói lên
nhiều điều về bản chất của những hoạt động kinh doanh của họ. Trong báo cáo
này, năm 2006 hoạt động kinh doanh có dòng tiền âm 36 tỷ USD năm , hoạt động
đầu tư dòng tiền âm 792 triệu USD, chỉ có hoạt động tài chính là dòng tiền dương
38 tỷ USD. Như vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói lên điều gì về bản chất những
hoạt động kinh doanh của Lehman?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman được lập theo phương pháp gián
tiếp. Sau đây là phân tích cụ thể dòng tiền của từng hoạt động của Lehman.
 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Cash flows from Operating activitives)
Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động
kinh doanh được ghi nhận trên báo cáo thu nhập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
đây là phần quan trọng nhất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi vì xét trong thời
gian dài, hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn duy nhất tạo ra tiền. Các nhà đầu
tư sẽ không đầu tư vào một công ty nếu họ thấy nó không có khả năng chi trả cổ
tức cho họ hoặc nó không thể tái đầu tư từ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tương tự, các chủ nợ cũng không cho công ty đó vay nợ. Tuy nhiên
đối với Lehman Brothers, dường như báo cáo lưu chuyển tiền tệ không phải là một
lời cảnh báo với các nhà đầu tư, chủ nợ và đối với chính phủ Mỹ. Năm 2005 dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh âm 12,205 tỷ USD, năm 2006 âm 36,376 tỷ USD.
Các khoản mục làm giảm dòng tiền nhiều nhất của Lehman trong hoạt
động kinh doanh chủ yếu là:
 Dòng tiền từ các công cụ tài chính và những tài sản chứng khoán (Financial
instruments and other inventory position)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản mục này âm 46,102
tỷ USD trong năm 2006. Điều này đã thể hiện rõ trong Bảng cân đối kế toán khi
khoản mục này tăng từ 2005 qua 2006 là 49,158 tỷ USD. Dòng tiền của khoản mục

trên cho thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của Lehman là dùng tiền đầu tư vào
các khoản cho vay thế chấp, các MBS và CDO. Mặc dù mục đích của việc chứng
khoán hóa các khoản tín dụng bất động sản nhắm mục đích bán lại cho nhà đầu tư
và đẩy toàn bộ rủi ro sang cho họ. Tuy nhiên Lehman vẫn không làm được điều đó
vì trong Bảng cân đối kế toán giá trị của khoản mục này vẫn là khoản mục có giá
trị rất lớn.
 Dòng tiền từ các khoản cho vay cầm cố chứng khoán (Securities borrowed)
Dòng tiền liên quan đến khoản mục này âm 18,383 tỷ USD trong năm 2006
cho thấy hoạt động kinh doanh lớn thứ hai của Lehman là dùng tiền để cho vay

cầm cố, Repo chứng khoán. Đây cũng là một hoạt động cực kỳ rủi ro vì thị trường
chứng khoán Mỹ cũng là một trong những quả bong bóng tài chính mà nó cũng đã
bị xì hơi vào năm 2007. Khi thị trường chứng khoán gặp bất trắc thì sẽ xảy ra khả
năng không thu hồi được nợ cho vay.
Những khoản mục làm tăng dòng tiền ở hoạt động kinh doanh của
Lehman chủ yếu là:
Ở hoạt động kinh doanh, dòng tiền Lehman thu được nhiều nhất là từ hoạt
động bán khống các loại chứng khoán và trái phiếu, vay nợ từ cầm cố, Repo chứng
khoán. Cụ thể:
 Hoạt động bán khống chứng khoán và trái phiếu (Financial instruments and
other inventory position sold but not yet purchased )
Đây là hoạt động kinh doanh mang lại lượng tiền nhiều nhất là hoạt động
bán khống các loại chứng khoán và trái phiếu. Hoạt động này mang lại cho
Lehman 15,222 tỷ USD trong năm 2006..
 Hoạt động vay cầm cố chứng khoán (Resale agreements)
Hoạt động kinh doanh nữa làm tăng dòng tiền của Lehman là do tăng vay
cầm cố, Repo các loại chứng khoán và trái phiếu. Hoạt động này năm 2006 thu về
cho Lehman lượng tiền 6,111 tỷ USD.
Đối với dòng tiền của hoạt động kinh doanh, Lehman đã cho thấy nguy
cơ gì từ hoạt động kinh doanh của mình?
Thứ nhất: Mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm, nhưng bản
chất doanh thu đó không tạo ra tiền mà tiền đã được dùng để đầu tư quá nhiều vào
các công cụ tài chính là cho vay cầm cố, Repo các loại chứng khoán và các khoản
nợ phải thu. Điều nguy hiểm sẽ xảy ra nếu như Lehman không thu được nợ, các
công cụ tài chính mất tính thanh khoản trên thị trường. Lúc đó Lehman không có
đủ lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

50

51


Thứ hai: Dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là do hoạt động
bán khống chứng khoán, đi vay cầm cố, Repo chứng khoán và nợ khách hàng.
Dòng tiền này không mang yếu tố bền vững mà còn chứa đựng rủi ro. Hoạt động
kinh doanh luôn là hoạt động chính và quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp, tuy
nhiên đối với Lehman, dòng tiền từ hoạt động này đã nói lên phần nào về nguy cơ
mất khả năng thanh toán cũng như không có triển vọng phát triển trong tương lai.
 Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ (Cashflow from investing activities)
Là các dòng tiền vào, ra liên quan đến việc mua và thanh lý các tài sản sản
xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty
khác. Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài
sản này. Dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lý các
tài sản đầu tư trước.
Các dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư của Lehmna chủ yếu là mua các tài
sản, thiết bị 586 triệu USD và các khoản mua sắm khác 206 triệu USD. Dòng tiền
từ hoạt động đầu tư của Lehman âm 729 triệu USD trong năm 2006.
Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về
chiến lược của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể
cho thấy đó là các khoản đầu tư ít rủi ro. Đối với Lehman chủ yếu đầu tư vào bất
động sản đầu tư chứ không phải là đầu tư tài sản cố định hữu hình.
 Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Cash flow from financing activities)
Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ
thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ cho doanh nghiệp và
các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính
nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại.
Đối với Lehmam, dòng tiền từ hoạt động tài chính của các năm đều dương
và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 là 38,255 tỷ USD. Trong hoạt
động đầu tư, dòng tiền chủ yếu được tạo ra từ việc phát hành các khoản nợ ngắn
hạn và dài hạn, vay tiền từ ngân hàng và phát hành chứng khoán.
Trong năm 2006 Lehman thu từ phát hành nợ ngắn hạn (Issuance of shortterm borrowings) là 4,819 tỷ USD, thu từ phát hành nợ dài hạn Issuance of longterm borrowings là 48,115 tỷ USD, vay nợ từ ngân hàng (Deposit at bank) là 6,345

tỷ USD. Ngoài ra Lehman còn thu tiền từ việc phát hành các loại chứng khoán.
 Dòng tiền đã đƣợc Lehman sử dụng nhƣ thế nào?
Đối với Lehman thì chỉ có dòng tiền từ hoạt động tài chính dương. Việc
phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ

hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và
từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Một điều đáng nói ở đây khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
Lehman là mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm từ 2004 đến 2007 và
dòng tiền có sự cải thiện qua các năm, tuy nhiên bản chất dòng tiền của Lehman
cho thấy một sự rủi ro lớn. Dòng tiền của Lehman chủ yếu là từ hoạt động tài
chính, do phát hành các khoản nợ (Issuance retirement of debt). Lehman đã đẩy
nhanh việc phát hành nợ từ năm 2005 từ 12 tỷ USD lên 38 tỷ USD trong năm
2006, và 48 tỷ USD trong năm 2007. Lehman đã dùng nợ để đầu tư vào các tài sản
chứng khoán và bất động sản. Và khi giá của hai loại hàng hoá này trên thị trường
giảm sút nghiệm trọng thì Lehman cũng không đủ tiền để chi trả các khoản nợ vay.
“Mục đích của Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin có thể hiểu
được mà qua đó giúp nhà đầu tư và chủ nợ có thể dự báo được dòng tiền của doanh
nghiệp. Nhà đầu tư và chủ nợ muốn thông tin về dòng tiền bởi vì dòng tiền ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán nợ và cổ tức của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán”6. Điều này có vẻ trái
ngược với những gì xảy ra với thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
Lehman và quyết định của những người sử dụng thông tin kế toán. Rõ ràng ban
lãnh đạo Lehman, nhà đầu tư và chính phủ Mỹ đã không quan tâm đến những
thông tin về dòng tiền, và giá cổ phiếu của Lehman cũng tăng đều đặn trước khi
phá sản dù dòng tiền của họ qua các năm thể hiện quá nhiều rủi ro.
Khi chính phủ Mỹ chấp nhận cho Lehman Brother sụp đổ, Gíao sư Paul
Krugman đã chỉ trích chính phủ Mỹ. Điều này đúng trong thực tế bởi vì sự sụp đổ
của Lehman Brothers được xem là nguyên nhân trực tiếp dẩn đến khủng hoảng

trên thị trường tài chính Mỹ. Bản thân GS Krugman cũng phê phán kế hoạch dùng
700 tỷ USD để mua tài sản xấu vì ông cho rằng điều này không gỉai thích được nó
sẽ giải quyết khủng hoảng như thế nào mà ông cho rằng nên bơm tiền trực tiếp vào
các ngân hàng, cách mà các nước châu Âu đã thực hiện.7 Điều này cho thấy vai trò
quan trọng của tiền mặt trong mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế.
Điều đáng tiếc là Lehman Brothers và các nhà đầu tư đã xem nhẹ điều này.
6

.Wiley GAPP 2009,[16], trang 31
7

.GS.Paul Krugman (2008), “Người cảnh báo khủng hoảng kinh tế Mỹ”, Báo Tuổi trẻ,(số 41-08), 6-9.[9]


52

53

Bảng 2.13
Biểu đồ mô tả lƣợng tiền mặt của Lehman Brothers qua các năm

Chính phủ Mỹ đã quản lý thông tin kế toán nhƣ thế nào?
Sự sụp đổ của Lehman Brothers nằm trong bối cảnh sụp đổ hệ thống của
toàn bộ nền tài chính Mỹ. Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và thị trường tài chính
nói riêng của các cơ quan như Cục dự trữ liên bang Mỹ FED, Ủy ban chứng khoán
và hối đoái Mỹ SEC đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của
Lehman Brothers. Chính chính sách khuyến khích thị trường bất động sản bằng lãi
suất thấp của FED đã tạo nên bong bóng trong thị trường địa ốc, góp phần tạo ra

2000


1299
1087

1500

công ty trên thị trường chứng khoán đã không sử dụng thông tin kế toán của
Lehman Brothers trong chức năng quản lý, từ đó họ không có bất kỳ cảnh báo nào
cho Lehman cũng như cho các nhà đầu tư về những rủi ro mà thông tin kế toán đã

1000
500

-2482

nhiều sáng kiến tài chính là các MBS, CDO mà định chế tài chính này sử dụng
trong suốt thời gian qua. SEC với vai trò quản lý thông tin kế toán tài chính các

-540


-1500

thể hiện. Và Lehman vẫn hăng say trong những hoạt động kinh doanh mạo hiểm,
các nhà đầu tư vẫn phấn khởi khi giá cổ phiếu Lehman tăng đều đặn qua từng năm
đến khi mọi việc đổ bể thì không ai kịp trở tay. Nếu như chính phủ Mỹ có được
đầy đủ những thông tin kế toán của các ngân hàng và các công ty tài chính và sử
dụng chúng một cách hiệu quả chính thì họ đã có những sự điều chỉnh kịp thời, và
nếu như những nhà kinh tế Mỹ như giáo sư Paul Krugman có đủ bằng chứng


-2000

thuyết phục chính phủ Mỹ về những điều ông dự báo cho nền kinh tế thì có lẽ mọi

0

-500
-1000

2004

2005

2006

2007

2004

việc đã khác.
-2500

 Kết luận về vai trò thông tin kế toán từ sự sụp đổ của Lehman
Brothers.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Với
Báo cáo xác định kết quả kinh doanh sáng sủa qua nhiều năm liền mà Lehman

Ban lãnh đạo Lehman Brothers đã làm gì với thông tin kế toán trong
kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh?
Dưới sự quản lý lỏng lẻo đối với hoạt động của các công ty tài chính và

những chính sách kinh tế vĩ mô sai lầm của chính phủ Mỹ đã đưa đẩy ban lãnh đạo
Lehman đi đến những quyết định kinh doanh mạo hiểm bất chấp rủi ro vì lợi nhuận
trước mắt. Ban lãnh đạo vạch chiến lược kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà họ
quên mất một chiến lược kinh doanh bền vững phải dựa vào sự cân bằng giữa lợi ích

Brothers đã công bố, dưới sự kiểm toán của các công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới là KPMG, Pricewaterhouse&Cooper và Ernst&Young thì có lẽ ít nhà đầu tư là
cá nhân hay tổ chức lo lắng về tính trung thực hợp lý của những thông tin đó. Và
có lẽ sự sụp đổ lần này của Lehman Brothers cũng không phải do gian lận báo cáo
tài chính như những trường hợp trước đó như Worlcom, Enron…mà bản chất vấn
đề sẽ nằm ở một lý do khác mà theo tôi đó là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân.

và rủi ro. Thông tin kế toán của Lehman đã cho thấy rủi ro mà Lehman đang gặp
phải là rất lớn. Tuy nhiên ban lãnh đạo đã phớt lờ đi vì những khoản lợi nhuận
khổng lồ trước mắt. Và cái giá phải trả cho sự xem nhẹ vai trò thông tin kế toán
trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh chính là sự sụp đổ của chính
doanh nghiệp mình.

54

55

Nhà đầu tƣ cổ phiếu Lehman Brothers làm gì trƣớc quyết định đầu tƣ
của mình?
Có lẽ những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất khi Lehman sụp đổ là
những nhà đầu tư, những chủ nợ. Họ đã đầu tư tiền mua cổ phiếu của Lehman rồi
nhận được số 0. Các chủ nợ cũng mất hết tiền vào những canh bạc của Lehman. Vì
sao họ lại gánh chịu hậu quả như ngày hôm nay? Nếu có một bài học mang tên
Lehman thì chính là bài học cho sự xem nhẹ thông tin kế toán của các nhà đầu tư.
Một khi chúng ta muốn đầu tư tiền vào một công ty thì con số lợi nhuận không

phải là chỉ tiêu duy nhất mà chúng ta quan tâm. Để biết lợi nhuận đó do đâu mà có

. Ông là một trong những sáng lập viên của sàn Nasdaq và là chủ tịch sàn này
từ những năm 1990. Cho đến năm 2001, công ty của ông vẫn là một trong ba nhà
tạo lập thị trường lớn nhất trên sàn Nasdaq, và là doanh nghiệp môi giới lớn thứ ba
tại Sở Giao dịch chứng khoán New York.
Công ty của Madoff hoạt động theo hình thức tư vấn đầu tư và điều hành
các quỹ đầu tư với tổng số tài sản khoảng 17 tỷ USD. Các quỹ đầu tư của công ty
này hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lời hứa lợi nhuận cao và chi phí thấp. Nhiều cá
nhân và doanh nghiệp đã đầu tư vào quỹ của Madoff thông qua các đối tác của
công ty này và ký gửi cho ông ta hàng chục tỷ USD. Đổi lại, Madoff trả cho họ lãi

chúng ta phải xem xét đến Bảng cân đối kế toán để biết bản chất hoạt động kinh
doanh là gì, danh mục tài sản là gì, nguồn vốn nào dùng để tài trợ cho hoạt động
kinh doanh đó. Và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho chúng ta thông tin về khả
năng thanh toán nợ, thanh toán cổ tức và triển vọng mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh trong tương lai. Với những kiến thức về tài chính kế toán và cái nhìn
toàn diện về thông tin thì có lẽ phần nào giúp nhà đầu tư có những nhận định đúng
đắn nhất về khoản tiền đầu tư của mình.
Cùng trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ năm 2008,
tiếp theo sự sụp đổ lịch sử của hàng loạt các ngân hàng và các định chế tài chính

suất rất cao, luôn ở mức hai con số.
Mọi việc chỉ thực sự bị phanh phui khi ông này tự thừa nhận tội lỗi của
mình vào ngày 11/12/2008. Ông thú nhận rằng bản thân ông cũng không thể biện
hộ cho những tội lỗi mà mình đã gây ra. Ông nói: “Tất cả chỉ là một sự dối trá to
lớn. Thực chất đây là một dây hụi khổng lồ”. Số tiền mà quỹ đầu tư của Madoff
lừa đảo lên đến 65 tỷ USD. Danh sách những nạn nhân của Madoff ngày một dài
hơn bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và rất nhiều tên tuổi các ngân hàng hàng đầu
trên thế giới như Santander của Tây Ban Nha, ngân hàng Anh HSBC, ngân hàng

Hoàng gia Scotland, ngân hàng BNP của Pháp, ngân hàng Nomura (Nhật Bản)…

lớn rung chuyển nền tài chính toàn cầu là các vụ lừa đảo tài chính nghiêm trọng
cũng xuất phát từ nước Mỹ, điển hình là hai vụ lừa đảo tài chính của nhà tỷ phú
Benard Madoff và Allen Stanford. Vì sao một nền tài chính tập trung những nhà
kinh tế tinh hoa bật nhất nhân loại lại có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ
như hôm nay? Vì sao những ngân hàng, những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới
với những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phân tích tài chính lại là nạn nhân của
những vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục tỷ đôla? Với việc phân tích hai vụ
lừa đảo của Bernard Madoff và Allen Stanford dưới đây, đề tài sẽ khẳng định thêm
việc xem nhẹ thông tin kế toán của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ sẽ

Ngày 26/06/09, Madoff bị tuyên phạm 11 tội hình sự, bao gồm lừa đảo, rửa
tiền, khai gian với ủy ban chứng khoán nhà nước và nhiều tội khác. Các công tố
viên ở văn phòng công tố New York đề nghị mức án tối đa là 150 năm tù cho
Madoff, dựa trên số nạn nhân, số tiền mà ông đã lừa đảo cũng như quy mô thiệt hại
mà Madoff gây ra.

dẩn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
2.3. PHÂN TÍCH VỀ HAI VỤ LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH CỦA QUỸ ĐẦU TƢ
BERNARD MADOFF VÀ TẬP ĐOÀN STANFORD FINANCIAL GROUP.
2.3.1. Quỹ đầu tƣ Bernard Madoff
2.3.1.1. Bernard Madoff là ai?

2.3.1.2. Bài học rút ra từ vụ lừa của quỹ đầu tƣ Madoff
 Các nhà đầu tƣ bỏ tiền vào quỹ đầu tƣ của Madoff chỉ vì uy tín cá nhân
của ông ta mà không hề quan tâm thông tin kế toán của quỹ đầu tƣ họ
đang đầu tƣ
Một điều rỏ ràng chúng ta nhận thấy qua vụ lừa này là các nhà đầu tư có tổ
chức lẫn những nhà đầu tư cá nhân đã coi uy tín của Madoff hơn là bản thân công

ty họ đang đầu tư tiền vào. Họ đổ tiền vào các quỹ đầu tư của Madoff với niềm tin
duy nhất là uy tín cũng như vị trí của ông trên thị trường chứng khoán Mỹ mà
không còn quan tâm đến bản chất những đồng lãi nhận được là từ đâu. Không nhà
đầu tư nào biết được Madoff đã tiêu tán tiền vào những chỗ nào cũng như họ
không hề biết đến Báo cáo tài chính của quỹ đầu tư này.


56

57

Và lời hối tiếc của những nhà đầu tư sau khi bị cú lừa Madoff: “Nhiều nhà
đầu tư đã đặt hết niềm tin của họ vào người đàn ông, ngài Bernard Madoff hơn là

Các cơ quan chức năng của Mỹ gồm SEC, Toà án liên bang Mỹ tại Dallas
cùng thông báo rộng rãi là có đầy đủ bằng chúng để kết luận Allen Stanford là chủ

tin tưởng vào công ty mà họ đã đầu tư. Tình hình sẽ như thế nào nếu như SEC
trước đó có quy định bắt buộc Madoff phải gởi một bản in báo cáo thường niên của

mưu vụ lừa đảo bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng thông qua ngân hàng
Stanford International Bank do Allen Stanford làm chủ. Chiêu lừa là rao bán chứng

các công ty mà ông đã đầu tư tiền vào đó đến các nhà đầu tư. Hoặc nếu như không

chỉ tiền gửi cho khách hàng với mức lãi suất trên 8%/năm, cao hơn 2 lần so với

có bản in báo cáo thường niên thì nhà đầu tư có thể tìm trên trang web của các
công ty đó tất cả các báo cáo tài chính cho phép nhà đầu tư hiểu về công ty đó một


mức lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Kết quả là ngân hàng của Stanford đã thu hút được hàng ngàn khách hàng ở

cách sâu sắc mà không phải tìm kiếm qua hàng trăm trang trên mỗi trang web mới
thấy được các thông tin họ cần. Lúc đó có lẽ mọi việc sẽ khác”.

131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng
biển Caribê. Ước tính tổng số tiền người dân gửi vào ngân hàng Stanford

“Where Have All the Annual Reports Gone?
Segue to the many investors that put all their trust in one man, Bernard
Madoff, rather than the company’s they were investing in, or thought they were

International Bank (SIB) có thể lên tới 2,5 tỷ USD.
Sau đây đề tài sẽ phân tích những thông tin kế toán trong báo cáo thường
niên năm 2007 của SIB (Stanford International Bank) để tìm hiểu ngân hàng này

investing in. And ask yourself what the picture would have been like had the SEC
required Maddoff to send a printed annual report to each and every investor from
each of the companies he invested in. Or if not a printed report, an investor module
on the companies website with all of the reports online, allowing a shareholder to
understand a company in-depth, without having to wade through hundreds of
pages of each company’s web site to ferret out relevant information .It might have

đã gỉa tạo thông tin kế toán như thế nào để phục vụ cho mục đích lừa gạt của mình.
2.3.2.2. Phân tích Báo cáo tài chính của SIB
Tạo ấn tƣợng bằng Financial Highlinghts!
Trong báo các tài chính năm 2007, SIB đã nhấn mạnh những thành tựu đã
đạt được trong Financial Hightlights như sau nhằm tạo ấn tượng với nhà đầu tư:
Bảng 2.14


made a difference”.8

Financial Highlights

 Chính phủ Mỹ có quản lý thông tin kế toán của các quỹ đầu tƣ tƣơng
tự nhƣ của Madoff?
Vụ lừa đảo 65 tỷ USD của Madoff xảy ra thì trách nhiệm của các cơ quan
quản lý thị trường như SEC và Cơ quan Giám sát công nghiệp tài chính (FIRA) là
rất lớn. Từ trước đến nay chính phủ Mỹ không hề quản lý hoạt động của các quỹ
đầu tư tương tự như quỹ đầu tư Madoff.
2.3.2. Vụ lừa đảo tài chính của Allen Stanford
2.3.2.1. Giới thiệu về Allen Stanford
Sau vụ Bernard Madoff, không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới lại thêm một
phen kinh hoành vì vụ lừa đảo của Allen Stanford. SEC đã cáo buộc Allen
Stanford, 58 tuổi, lừa đảo 8 tỷ USD, thông qua hình thức bán các chứng chỉ ký
thác cho các nhà đầu tư với hứa hẹn lãi suất cao không có căn cứ.

In USD
Result
Total revenue
Interest paid to clients
Fees and Operating expenses
Total expenses
EARNING
CAPITAL
Shareholder’ equity
Percent of total assets
Percent of total client deposits
YEAR END BALANCE

TOTAL ASSETS
TOTAL DEPOSITS

2007

2006

2005

$ 789,479
437,193
308,667
745,860
$ 43,619

$ 565,677
310,635
226,193
536,828
$ 28,849

$ 431,731
220,792
175,028
395,820
$ 35,911

354,922
5,03%
5,31%


311,303
5,83%
6,21%

282,454
6,96%
7,51%

$ 7,057,883
$ 6,689,964

$ 5,336,317
$ 5,101,084

$ 4,059,114
$ 3,763011

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”

8

.

58

59

Năm 2007, tổng tài sản tăng 32,3% lên 7,1 Tỷ USD. Tiền gởi tăng 33,5 %
lên 6,7 tỷ USD, lợi nhuận 43,6 triệu USD, vốn chủ sở hữu 354,9 triệu USD, tăng

28,6% so với 2006. Thu nhập từ các khoản đầu tư (Investment income) của năm
2007 là 641,8 triệu USD, chiếm 81,3% tổng doanh thu, tăng 33,9% so với năm
2006. Tiền lãi trả cho các chứng chỉ tiền gởi năm 2007 là 437,2 triệu USD, tăng
40,7% so với năm 2006. Lượng tiền mặt dự trữ vào cuối năm 2007 là 627,3 triệu
USD, tăng 94,6% so với năm 2006.
Với những số liệu kế toán trên, SIB đã không ngừng huy động ngày càng
nhiều tiền đầu tư của khách hàng thông qua việc bán các chứng chỉ tiền gởi với lời
hứa trả lãi suất cao. Câu hỏi chúng ta đặt ra là SIB đã đầu tư tiền huy động đó vào
đâu? Lợi nhuận từ đầu tư đó có thật sự như báo cáo không? Vì sao SIB lừa gạt nhà
đầu tư trong khoản thời gian dài như thế? Chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua việc
phân tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo xác định kết quả kinh doanh và Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của SIB.
2.3.2.2.1. Tình hình tài chính của SIB
Trong tổng tài sản của SIB năm 2007 là 7,057 tỷ USD gồm tiền mặt và dự trữ
bắt buộc, các tài sản tài chính, nợ phải thi, bất động sản…trong đó những tài sản tài
chính (Financial assets) là 6,347 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng giá trị tài sản.
Bảng 2.15
BALANCE SHEET

Đối với những loại tài sản tài chính, SIB chủ yếu đầu tư vào các loại cổ
phiếu (Equity) 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 58,6% , khoản đầu tư có thu nhập cố định
(Fixed income) 1.18 tỷ USD chiêm tỷ lệ 18,6%, các tài sản tài chính trên thị trường
thứ cấp (Alternative) 989,7 triệu USD chiếm tỷ lệ 15,6%, các loại kim loại quý
(Precious Metals) 458 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,2%.
Bảng 2.16
FINANCIAL ASSETS AT FAIR VALUE
IN USD
2007
2006
Equity

$ 3,717,219,465
2,832,866,747
Fixed income
1,182,339,462
1,146,887,233
Alternative
989,785,316
316,879,526
Precious metals
458,287,331
639,017,591
TOTAL
$ 6,347,631,547
4,935,651,097

At 31 december 2007
In thousands USD
ASSETS
Cash and balances with other banks
Financial assets at fair value
Loans and advances to clients
Property and equipment
Other assets
TOTAL ASSETS
LIABILITIES AND SHAREHOLDER’S EQUITY
Deposit from clients
Other liabilities and provisions
TOTAL LIABILITIES
Share capital
Share premium

Retained Earnings
TOTAL SHAREHOLDER’S EQUITY
TOTAL LIABILITIES & SHAREHOLDER’S EQUITY

2007

2006

627,822,483
322,887,339
6,347,631,547 4,935,651,097
69,732,601
4,554,743
6,910,778
4,554,743
5,785,277
8,597,794
7,057,882,713 5,336,317,447
6,689,964,303 5,101,083,766
12,996,649
14,930,484
6,702,960,952 5,025,014,250
10,000,000
10,0000,000
103,500,000
103,500,000
241,421,761
197,803,197
354,921,761
311,303,197

7,057,882,713 5,336,317,447

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”
Đối với nguồn vốn của SIB, nợ phải trả chiếm tỷ lệ 95% tổng nguồn vốn,
trong đó nợ phải trả chủ yếu là huy động từ khách hàng thông qua các chứng chỉ
tiền gởi (Deposit from clients) 6,689 tỷ USD. Nhờ lãi suất cao (11% - 16% mỗi
năm) cùng với các chiến dịch quảng cáo của mình, SIB chỉ riêng trong năm 2005
đã thu hút được 35.000 khách hàng với tổng số vốn đóng góp 3,8 tỷ USD và đến
cuối năm 2007 lên đến 6,7 tỷ USD.
Trong mục Deposit from cliennt thì chủ yếu được huy động thông qua 3
loại chứng chỉ tiền gởi là FLEXD, FLEXCD và ILCD .
FLEXD là loại chứng chỉ tiền gởi cho phép khách hàng có thể gởi thêm
hoặc rút vốn lên đế 25% tổng số dư và tối đa là bốn lần trong một năm mà không
phải tốn phí rút vốn hay phí chuyển tiền. Chứng chỉ này đem về cho SIB 1,6 tỷ
USD năm 2007, chiếm tỷ lệ 24,9% tổng tiền gởi của khách hàng.
FLEXCD là loại chứng chỉ tiền gởi không cho phép gởi thêm hay rút ngoài
lần được rút vốn cố định. Loại chứng chỉ này được SIB bán cho khách hàng nhiều
nhất với số tiền huy động lên đến 4,8 tỷ USD, chiế 75% tổng số tiền gởi của khách
hàng.
ILCD là loại chứng chỉ tiền gởi có liên kết với các chỉ số S&P500, Nasdaq
100 hay Dow Jones. Vào cuối kỳ, chủ chứng chỉ sẽ nhận được lãi đầu tư cộng với
một tỷ lệ lãi cố định hoặc tỷ lệ thay đổi của các chỉ số trên. Chứng chỉ này khoản
9,4 triệu USD, chiếm tỷ lệ 0,1% tiền gởi khách hàng.


60

61


Ngân hàng Stanford International Bank đứng ra bán loại chứng chỉ tiền gửi
trên với cam kết tiền của khách hàng sẽ được đầu tư vào những loại chứng khoán

Báo cáo thu nhập của SIB tăng qua các năm, lợi nhuận năm 2007 là 43,616
triệu USD. Tuy nhiên, lợi nhuận được tạo ra từ lãi hoạt động đầu tư vào các tài sản

an toàn, dễ bán, và được một nhóm hơn hai mươi chuyên gia phân tích kiểm soát.
Tuy nhiên, trên thực tế SIB chủ yếu đầu tư vào các loại cổ phiếu chưa niêm yết và

tài chính (Investment income). Thu nhập trong hoạt động đầu tư chủ yếu là cổ
phiếu Equities 269,717 triệu USD, thu nhập cố định Fixed income 126,488 triệu

địa ốc đầy mạo hiểm, không có tính thanh khoản. Chỉ bản thân tỉ phú Stanford và

USD, các loại hàng hoá trên thị trường thứ cấp (Alternative) 163,001 triệu USD và

cấp dưới James Davis kiểm soát các hoạt động đầu tư này. Chính quyền Antigua
cũng không hề kiểm toán SIB hoặc định giá tài sản ngân hàng này.

kim loại quý (Precious Metals) là 82,599 triệu USD. Theo như trình bày trên báo
cáo này, hoạt động đầu tư vào các tài sản tài chính là hoạt duy nhất tạo ra lợi nhuận

Vấn đề ở đây là SIB đã qua mặt nhà đầu tư ở chổ chất lượng của những tài
sản tài chính này như thế nào, rủi ro ra sao thì các nhà đầu tư không biết được vì

của SIB. Lợi nhuận này chủ yếu dùng để trả lãi cho khách hàng (Interest expense)
437,192 triệu USD và dùng cho chi phí quản lý (General and Administrative

Báo cáo xác định kết quả kinh doanh đã che mắt họ bởi những con số lợi nhuận

khổng lồ từ việc đầu tư vào các tài sản tài chính đó.

expense) 154,226 triệu USD. Tuy nhiên cho đến hôm nay thì mọi việc đã phơi bày
đó là những dữ liệu giả tạo. Thực chất vẫn là trả lãi theo mô hình Ponzi.

2.3.2.2.2. Phân tích báo cáo thu nhập SIB
Bảng 2.17
INCOME STATEMENT
IN USD

2007

Bảng 2.18
NET INVESTMENT INCOME
2006

OPERATING INCOME
NET INVESTING INCOME

$ 641,775,996

479,175,564

Interest income

164,843,390

86,441,691

Interest expense


437,192,793

310,634,646

(272,349,404)

(224,192,955)

3,030,799

1,545,734

NET INTEREST INCOME/EXPENSE
Fee income
Fee expense
NET FEE INCOME/EXPENSE
Other income/loss
TOTAL OPERATING INCOME

150,075,660

107,454,298

(147,044,861)

(105,908,564)

(20,171,473)


(1,485,877)

$ 202,210,259

147,588,168

OPERATING EXPENSE
Personal Expense
General and Administrative Expense
Depreciation of property and equipment

3,512,747

2,796,766

154,226,063

115,056,703

852,885

885,332

TOTAL OPERATING EXPENSE

158,591,695

118,738,801

OPERATING PROFIT


$ 43,618,546

28,849,367

IN USD

2007

Equity

$ 269,717,040

286,972,011

Fixed income

126,488,427

32,357,931

Alternative

163,011,443

74,456,110

Precious Metals
TOTAL


2006

82,559,086

85,389,512

$ 641,775,996

479,175,564

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”
2.3.2.2.3. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ SIB
Bản thân báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy tiền chủ yếu được tạo ra
từ thu nhập của các khoản đầu tư (Investment income). Lượng dự trữ tiền mặt tăng
qua các năm cho thấy SIB đang cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn, đặc
biệt là thanh toán các khoản lãi cho khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng là chiêu
lừa trấn an tâm lý khách hàng.

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”

62

63

Bảng 2.19
STATEMENT OF CASH FLOW
IN USD
CASH FLOW FROM OPERATING
ACTIVITIES
Investment income

Interest received
Interest paid
Fees received
Other income/loss
Cash payment to employees and suppliers
CASH FLOW FROM POERATING PROFITS
CHANGES IN OPERATING ASSETS AND
LIABILITIES
Net (increased) in financial instruments at fair value
Net (increased) in loans and advances to client
Net (increased)/Decrease in others assets
Net (increased) in deposits from clients
Net (increased)/decreased in other liabilities
NET CASH CHANGES FROM OPERATING
ACTIVITIES
CASH FLOW FROM INVESTING ACTIVITES
Purchase of property and equipment
Proceeds from sale of property and equipment
NET CASH FLOWS FROM INVESTING
ACTIVITES
CASH FLOWS FROM FINANCING
ACTIVITIES
Contribution to share premium account
Net cash flows from financing activities
Net increase cash and cash equivlents
CASH AND CASH EQUIVALENT AT
BEGINNING OF YEAR
CASH AND CASH EQUIVALENT AT END
OF YEAR


2007

2006

641,775,996
164,843,390
(437,192,793)
3,030,799
(20,171,473)
(307,814,470)
44,471,449

479,175,564
86,441,691
(310,634,646)
1,545,734
(1,485,877)
(225,307,767)
29,734,699

(1,411,980,477)
(5,106,127)
2,812,516
1,679,880,537
(1,933,835)

(1,180,885,992)
(26,177,626)
(3,772,181)
1,247,072,726

1,281,567

308,144,063

67,253,193

(3,260,285)
51,366

(1,205,939)
356,151

(3,208,919)

(840,788)

0
0
304,935,144

0
0
66,412,405

322,887,339

256,474,934

627,822,483


322,887,339

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”

Vụ việc của SIB đổ bể dấy lên làn sóng phản đối của công chúng đối với
cách thức quản lý thị trường tài chính của chính phủ. Do vừa bị phê phán kịch liệt,
giới lãnh đạo SEC không thể làm ngơ trước những thông tin nóng ấy. Linda
Chapman Thomsen của SEC tuyên bố sau một thời gian ngắn điều tra: “Stanford
cùng đám bạn bè và người thân của mình đã tổ chức một vụ lừa đảo cỡ lớn với
những hứa hẹn đầy dối trá và các dữ liệu tài chính giả mạo. Chúng tôi đang hành
động nhanh chóng và cương quyết để ngăn chặn hoạt động tội phạm này và cố
gắng đảm bảo vốn của các nhà đầu tư”9..
SEC khẳng định cú lừa của Stanford dựa trên những lời hứa hão và dữ liệu
tài chính giả mạo. SEC xác định SIB đã dồn phần lớn số tiền mua các loại cổ phiếu
chưa niêm yết và địa ốc mạo hiểm. SEC và FBI tình nghi Stanford cũng áp dụng
chiêu lừa đa cấp kinh điển kiểu Madoff là lấy tiền người sau trả người trước. Dù
vậy, cho đến giờ SEC vẫn chưa thể xác định toàn bộ số tiền 8 tỉ USD này đang ở
đâu?
Ngày 19/6/2009 trong bảng cáo trạng của Bộ Tư Pháp Mỹ công bố, Allen
Stanford cùng một số người có liên quan vừa chính thức bị cáo buộc lừa đảo 8 tỉ
USD cùng hàng chục tội danh khác. Nếu bị kết tội, mức án dành cho vị tỉ phú có
thể lên đến 250 năm.
2.3.2.3. Kết luận về vụ lừa đảo của SIB về vai trò thông tin kế toán đối
với sự quản lý và kiểm soát thị trƣờng của chính phủ
Vụ lừa đảo của Stanford vỡ lở cùng hàng loạt vụ lừa đảo trước đó trên phố
Wall càng làm cho những người mất tiền khắp thế giới phẫn nộ với SEC cũng như
các cơ quan hữu trách của Mỹ. Những cơ quan có vai trò kiểm tra, giám sát hoạt
động tài chính của nước Mỹ đã quá sơ hở và lỏng lẻo nên để xảy ra các vụ lừa đảo
hàng tỷ USD chấn động toàn cầu. Điều đáng nói là thủ đoạn lừa đảo của Madoff
cũng như Stanford đều khá đơn giản vậy mà vẫn qua mặt được các cơ quan hữu

trách của Mỹ như SEC một cách dễ dàng. Lúc này, rất nhiều người đã chỉ ra rằng
chính mô hình này cùng sự kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan hữu trách như SEC
đã góp phần tạo ra các siêu lừa Madoff hay Stanford làm cho tình trạng khủng
hoảng kinh tế càng thêm tồi tệ.

9

.


64

65

CHƢƠNG 3
NHỮNG BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ
THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ – BÀI HỌC
CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1.2. Bài học về vai trò của thông tin kế toán đối với các quyết định của
nhà đầu tƣ:
Cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy các nhà đầu tư rất ít quan tâm đến giá
trị doanh nghiệp mà họ quan tâm đến hình ảnh, sự tiếp cận của doanh nghiệp đến

3.1. BÀI HỌC VỀ VIỆC XEM NHẸ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG VIỆC

mức thái quá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay đơn giản là tiếng tăm
của ông chủ doanh nghiệp. Nhà đầu tư vẫn mù quáng đặt các khoản tiền đầu tư của

RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI BAN QUẢN TRỊ, NHÀ ĐẦU TƢ VÀ CHÍNH

PHỦ.

mình vào các công ty mà không sử dụng thông tin kế toán của công ty đó như là
một công cụ phục vụ đắc lực cho quyết định đầu tư của mình.

công chúng, đến những ý kiến không chính thức về doanh nghiệp, những mô tả ở

3.1.1. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với ban quản trị doanh
nghiệp:
Sự sụp đổ của Lehman Brothers không giống như trường hợp Enron hay

Trường hợp quỹ đầu tư của Madoff không hề có một thông tin kế toán nào
về hoạt động đầu tư của nó, nhưng các nhà đầu tư vẫn đổ tiền vào quỹ đầu tư này
vì cổ tức được trả qua các năm tăng lên theo mô hình Ponzi. Trường hợp Lehman

Wordcom, Báo cáo tài chính của họ không có yếu tố gian lận, thông tin tài chính
đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và
dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề là ban quản trị Lehman đã không
sử dụng thông tin kế toán để đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro mà doanh nghiệp
mình đang gặp phải. Họ đã bỏ qua thông tin kế toán mà tự hoạch định chiến lược
kinh doanh theo lòng tham của mình.

Brothers và SIB, nhà đầu tư bị chính thông tin kế toán của một doanh nghiệp đánh
lừa vì mức lợi nhuận và cổ tức hấp dẫn mà không biết bản chất của hoạt động kinh
tế là gì, lợi nhuận và cổ tức từ đâu mà có, rủi ro gì liên quan đến hoạt động kinh
doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp?
Bài học cho các nhà đầu tư trong một nền kinh tế phát triển và năng động
hiện nay là cần tự nâng cao kiến thức về phân tích tài chính, thận trọng trước

Câu hỏi đặt ra là các tập đoàn tài chính như Lehman có biết các rủi ro rất dễ

thấy từ thông tin kế toán không? Đương nhiên là biết, nhưng chính vì những khoản

những thông tin kế toán quá hấp dẫn như mức lợi nhuận cao, cổ tức cao. Có sự

tiền thưởng lớn cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các giới quản lý
bất chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán chứng khoán. Dù sao,
họ vững tin, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu để toàn bộ thị trường khỏi
sụp đổ. Và quan trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có giới đầu tư chịu hậu quả còn họ
đã yên tâm với khoản lương thưởng hàng trăm triệu đô la hàng năm. Đứng ở góc
độ nhà kinh tế, ai nhìn vào Báo cáo tài chính của Lehman cũng thấy điều đó bởi vì
thông tin kế toán đã quá rõ ràng. Vấn đề ở đây họ đã tiếp nhận và xử lý thông tin

quan tâm toàn diện đến doanh nghiệp không chỉ ở chỉ tiêu lợi nhuận mà còn ở chỉ
tiêu kết cấu tài sản, cơ cấu vốn và dòng tiền, lĩnh vực kinh doanh… Để giảm thiểu
rủi ro, nhà đầu tư nào cũng cần có thêm hiểu biết về kinh tế, tài chính và cả kế
toán. Mọi quyết định đầu tư phải dựa trên sự phân tích các thông tin tài chính, kế
toán chứ không nên đầu tư theo lòng tham hay đầu tư tiền vào công ty chỉ dựa vào
uy tín của một cá nhân nào đó.

đó quá chủ quan và vô trách nhiệm.
Đối với Stanford International Bank và quỹ đầu tư Madoff thì sự việc tồi tệ
hơn khi chính thông tin kế toán đã bị hai nhà tỷ phú này lợi dụng để thu lợi cá
nhân. Và bài học cho các doanh nghiệp là xem nhẹ thông tin kế toán trong quyết
định kinh doanh cũng như lợi dụng thông tin kế toán để tư lợi đều chẳng đem lại
kết quả tốt đẹp.

3.1.3. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định của chính
phủ trong vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ SEC
là hai cơ quan quản lý thị trường tài chính Mỹ có vai trò trực tiếp đối với nền tài

chính Mỹ. Hai cơ quan này được xem là có trách nhiệm lớn trong việc để xảy ra
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lần này bởi vì những chính sách vĩ mô sai lầm
đã tạo nên sự phát triển quá nóng của thị trường tài chính trong khi chính các cơ
quan này không thể kiểm soát tất cả thông tin về các hoạt động của thị trường và
sử dụng thông tin đó cho mục đích quản lý của mình.

66

67

 Đối với cục dự trữ liên bang Mỹ FED (Federal Reserve System)
Nhiệm vụ chính của FED là duy trì sự ổn định của nền kinh tế thông qua
các chính sách tiền tệ khôn ngoan. Trong trang web riêng của FED đã đưa ra ba
nhiệm vụ chính đối với công chúng như sau:
Tiến hành chính sách tiền tệ của quốc gia bằng cách gây ảnh hưởng tiền và
các điều kiện tín dụng trong nền kinh tế để đảm bảo việc làm cho người lao
động và ổn định giá cả
Giám sát và điều hành các thiết chế ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn và
vững chắc của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia, bảo vệ quyền tín
dụng của người tiêu dùng.
Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ngăn chặn rủi ro có hệ thống có
thể phát sinh trong thị trường tài chính.10
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính lần này xảy ra cũng là dịp cho những
nhà lãnh đạo của FED nhìn nhận cách quản lý và điều hành nền tài chính của mình.
Thứ nhất: FED xem nhẹ thông tin kế toán trong việc ra quyết định về các
chính sách tiền tệ là một sai lầm to lớn.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay nhiều người đã chỉ trích
gay gắt cựu chủ tịch FED là ông Alan Greenspan với những chính sách về lãi suất
đã góp phần tạo bong bóng cho thị trường chứng khoán và bất động sản. Chính
niềm tin mù quáng vào khả năng phát triển và tự cân bằng của nền kinh tế Mỹ mà

ông đã có những chính sách về lãi suất mà cho tới kết quả ngày hôm nay thì có thể
gọi là những chính sách sai lầm. Giáo sư Paul Krugman cho rằng FED đã mắc sai
lầm khi cắt giảm thuế và cắt giảm lãi suất, tạo lực thổi lên bong bóng thị trường
chứng khoán và bất động sản để cho các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lao vào
tìm lợi nhuận ở hai thị trường này bằng mọi cách trong khi đó FED chưa đủ sức
quản lý nền kinh tế tài chính phát triển ngoài tầm kiểm soát này. Và một khi nền
kinh tế đầu tàu này vận hành không trơn tru theo mô hình đã được vạch ra thì nó
đã sụp đổ như ngày hôm nay11.
Chính sách của FED được xây dựng dựa vào một niềm tin mù quáng là giá
cổ phiếu cũng như giá nhà đất sẽ lên cao mãi mãi. Các chính sách ấy không được
xây dựng dựa trên những thông tin tổng hợp kế toán, tài chính từ nền kinh tế. Và
10

.William A.Fleckenstein (2009), Greenspan’s Bubbles, ,McGrow-Hill International Edition [17]

11

.Paul Grugman, “Still Blowing Bubbles”, The New York Times, (208) [18].

thực tế đã chứng minh việc xem nhẹ thông tin kế toán của chính phủ trong việc ra
quyết định là một sai lầm to lớn.
Thứ hai: FED không giám sát toàn bộ thông tin kế toán của hệ thống tài
chính đã dẩn đến việc không thể ngăn chặn những rủi ro xảy ra.
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ những phát minh tài chính trong thời gian
qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính
đánh đổ dần, trong lúc đó FED chỉ được giao nhiệm vụ kiểm soát hệ thống ngân
hàng. Chính việc hoạt động ngoài tầm kiểm soát của các định chế tài chính là
nguyên nhân thứ hai dẩn đến cuộc khủng hoảng. Trước đây, cựu chủ tịch FED,
Alan Greenspan chủ trương các định chế tài chính sẽ quản lý lẫn nhau, có nghĩa
các tập đoàn tài chính, vì lợi ích của chính họ, sẽ canh chừng đối thủ để thổi còi

nếu ai đó làm sai luật. Thế nhưng một khi tất cả đều làm sai thì ai đứng ra canh
chừng họ?
Đương kim Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke đã phát biểu về sự cần thiết
phải xem lại phạm vi giám sát của FED, trong một buổi thảo luận ông đã nói rằng
“FED giám sát một phần quá nhỏ của hệ thống tài chính bởi vì các công ty chứng
khoán và quỹ đầu cơ Hedge-fund đang có mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn trong
thị trường”. Theo giáo sư Mark Gertler thuộc đại học New York, "Bởi vì những cải
cách trong tài chính, chúng ta sẽ có rất nhiều các công ty tài chính có vai trò giống
như ngân hàng. Bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu vay nợ từ ngân hàng trực tiếp
hoặc gián tiếp đều phải bị giảm sát bởi FED”12.
Bài học cho các cơ quan quản lý nền kinh tế là họ có nghĩa vụ tạo ra những
chính sách kích thích nền kinh tế phát triển, nhưng bên cạnh đó phải có những biện
pháp quản lý hữu hiệu để tránh nền kinh tế phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát
thông tin của chính phú, đặc biệt là thông tin về kế toán.
 Đối với uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ SEC (Securities and
Exchange Commission)
Ủy Ban chứng khoán và hối đoái Mỹ - SEC được thành lập để gây dựng lại
lòng tin của thị trường sau việc thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 và
cuộc đại suy thoái. Nhiệm vụ của SEC là đảm bảo việc đối xử công bằng với nhà
đầu tư, đưa ra các quy tắc cho cả các công ty bán chứng khoán cho công chúng và
những người tham gia giao dịch chứng khoán. SEC được hình thành nhằm ngăn
chặn những khả năng sụp đổ thị trường có thể xảy ra, ngăn chặn những hành vi lừa
12 .




68

đảo đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng xảy ra nhiều

người đã đặt câu hỏi SEC đã làm gì trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra?
Thứ nhất: SEC không thể giám sát hoạt động cũng như thông tin kế
toán của các công ty trên phố Wall đã biến thị trường tài chính Mỹ thành canh
bạc lớn cho các ngân hàng và các công ty tài chính.
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ xuất phát từ chuyện cho vay thế chấp bất động
sản. Thế nhưng thủ phạm chính làm cho hàng loạt cuộc sụp đổ các đại công ty tài
chính và ngân hàng đầu tư là giới đầu cơ với công cụ mua bán khống. SEC đã duy
trì các quy định cho phép những kẻ đầu cơ biến thị trường chứng khoán thành canh
bạc lớn. Lehman Brothers là một ngân hàng tham gia sâu vào nghiệp vụ mua bán
khống chứng khoán và họ đã phải trả giá cho trò may rủi của mình. Hiện nay, SEC
phải theo chân Anh, Đức và một số nước khác, tạm thời cấm bán khống đối với
799 loại chứng khoán. Các quỹ hưu trí, nơi thường giữ cổ phiếu lâu dài và là nơi
cho vay để giới đầu cơ bán khống tuyên bố sẽ hạn chế cho vay theo kiểu cũ.
Thứ hai: SEC không kiểm soát thông tin kế toán về hoạt động của các tổ
chức đầu tư trên phố Wall đã dẩn đến các vụ lừa đảo tài chính nghiêm trọng.
Với những hoạt động tài chính diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt là sự
hình thành của nhiều tập đoàn lớn, nhiều cách thức kinh doanh mới. SEC không
còn đủ khả năng quản lý cũng như không còn đủ khả năng để ngăn chặn những vụ
lừa đảo như quỹ đầu tư Madoff và ngân hàng Stanford International Bank. Trách
nhiệm của SEC đối với cuộc khủng hoảng này là rất lớn, Ủy ban này đang bị chỉ
trích mạnh mẽ do không phát hiện được những dấu hiệu rắc rối tại các ngân hàng ở
phố Wall trước cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như buông lỏng việc giám sát
nhà tài phiệt Bernard Madoff ở New York. SEC đã không kiểm soát được tình hình
của các công ty đang hoạt động cũng như không có được động thái cảnh báo rủi ro
nào cho các nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là thông tin kế toán của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế Mỹ đã không được quản lý chặt chẽ như chúng ta vẫn
nghĩ. Mặc dù các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin về các Báo
cáo tài chính hàng quý cho Ủy ban chứng khoán. Tuy nhiên SEC đã tiếp nhận
thông tin đó để rồi đứng ngoài cuộc cho tất cả hoạt động kinh tế đầy rủi ro đang
diễn ra.

Chắn chắn sau cuộc khủng hoảng này SEC phải thực hiện những cải cách
sâu rộng trong việc quản lý thị trường nếu không muốn tình trạng khủng hoảng tái
diễn.

69

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG NỀN KINH TẾ .
3.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các doanh
nghiệp.
 Tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán:
Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang diễn ra nên chưa ai bàn gì sâu về một
mô hình tài chính tương lai nhưng tất cả mọi nhận định đều cho rằng sẽ có những
thay đổi tận gốc rễ từ từng tế bào trong nền kinh tế, đó là doanh nghiệp. Thách
thức lớn nhất của việc công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp là tính minh
bạch. Công khai, minh bạch là phương thức hữu hiệu để công chúng, mà trước hết
là nhà đầu tư có sự nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp, trong
đó có thực trạng tài chính. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, các tập đoàn tài
chính đã xem nhẹ tính minh bạch của thông tin kế toán tài chính thì nay nó chính
là điều được các tập đoàn tài chính toàn cầu nhấn mạnh như một trong những điểm
then chốt để thu hút lại đầu tư. Trước kia không ai biết đích xác tài sản nằm trong
Bảng cân đối kế toán của một tập đoàn có nguồn gốc từ đâu vì chúng đã được sang
tay, mua bán qua lại rất nhiều lần, một tài sản được thế chấp và biến thành nhiều
tài sản khác. Vì thế, sau cơn bão, dọn dẹp đống đổ nát đòi hỏi những tập đoàn còn
trụ lại phải minh bạch hóa mọi khoản đầu tư mới mong lấy lại phần nào lòng tin
của giới đầu tư. Chính phủ cũng cần có những quy định ràng buộc rõ ràng về mặt
pháp lý đối với tính minh bạch của thông tin kế toán chứ không nên dừng lại ở
mức độ công khai như hiện nay. Thông tin và sự minh bạch về tài chính, nhân sự
của các tổ chức niêm yết, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải được quan
tâm đặc biệt, để qua đó Nhà nước và công chúng đầu tư thực hiện được sự giám sát

thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm có thể xảy ra
để tránh những trường hợp doanh nghiệp quá mạo hiểm trong kinh doanh hay
trình bày thông tin giả mạo. Điều này cũng đòi hỏi sự trách nhiệm từ phía các công
ty kiểm toán.
 Nâng cao đạo đức kinh doanh của nhà lãnh đạo
Cuộc khủng hoảng xảy ra có quá nhiều điều để chúng ta trăn trở và suy
ngẫm. Và một điều sau cùng của tất cả những bi kịch do con người tạo ra cho
chính mình và cộng đồng chính là đạo đức của người kinh doanh.

70

71

Sau khi Lehman phá sản, ông Richard Fuld, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều
hành vẫn bình yên vô sự và đã được trả tổng cộng 480 triệu USD suốt từ năm 2000
đến nay. Và điều duy nhất ông nói được cho những lỗi lầm khủng khiếp mình gây
ra là “Cho tới cái ngày thân xác tôi chôn vùi dưới đất, tôi vẫn chưa hết trăn trở",
ông Fuld tỏ ra buồn rầu về sự sụp đổ của Lehman Brothers khi trả lời chất vấn
trước ủy ban quốc hội Mỹ hôm 6/10/2008. Ông đã hưởng trọn số tiền 480 triệu
USD bằng cách đem lại rủi ro cho nhiều người khác. Hệ thống sinh lợi của
Lehman đã phục vụ đắc lực cho các ông, nhưng dường như không mang lại lợi ích
cho phần còn lại của đất nước. Còn hai nhà tỷ phú Allen Stanford và Bernard

phải dự trữ thêm tiền mặt, phòng trừ thua lỗ trong tương lai, cổ đông cũng sẽ có
thêm quyền để đặt nghi vấn về khoản thưởng của các lãnh đạo. Sự cải cách trong
quản lý bắt đầu từ sự cải tổ hệ thống quản lý là FED và SEC.

Madoff đã sống cuộc đời vương giả trên tiền lừa gạt của những nhà đầu tư trong
suốt hàng chục năm qua. Những người như ông Fuld, Madoff và Stanford nghĩ gì
về phần còn lại của nhân loại, về những người lao động nghèo khắp thế giới đang

gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng gây ra?
Nhà quản trị doanh nghiệp trước hết phải tuân thủ luật pháp, đồng thời họ
phải là những người có đạo đức trong kinh doanh. Giải pháp của chính phủ là phải
nâng cao vai trò kiểm tra gíam sát của mình bên cạnh đó phải có quy định pháp lý
ràng buộc trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự tồn vong của
doanh nghiệp. Đối với những thế hệ sau này, vấn đề giáo dục về đạo đức kinh

bạc Henry Paulson đã nói rằng FED nên mở rộng phạm vi giám sát của mình bao
gồm cả các tổ chức đầu tư trên phố Wall, hiện tại đang được quản lí bởi SEC. Như
vậy không những Ủy ban chứng khoán trực tiếp quản lý tình hình hoạt động và
tiếp nhận các Báo cáo tài chính của các tổ chức trên phố Wall mà cả FED cũng sẽ
tiếp nhận và quản lý những thông tin này .Quốc hội sẽ trao cho FED những quyền
hạn mới đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Cụ thể FED sẽ có quyền
kiểm tra các hoạt động bên trong của những công ty hiện thoát khỏi hầu hết sự
giám sát của Cục dự trữ liên bang. Nếu FED thấy rằng một công ty đã lớn tới mức
không thể sụp đổ, như trường hợp của AIG, họ sẽ buộc công ty đó tuân thủ các yêu

doanh cần phải được đề cao hơn nữa.

cầu khắt khe hơn về vốn so với các đối thủ nhỏ hơn và giám sát chặt chẽ hơn các
hoạt động vay tiền của công ty cũng như các đối tác của công ty này.

3.2.2. Giải pháp nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với chính phủ.
GS. Paul Krugman nổi tiếng là người chỉ trích mạnh mẽ các chính sách kinh
tế của chính quyền Tổng thống Bush, ông cho rằng các chính sách đó là nguyên
nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Theo ông, chính những quyết
định bãi bỏ các quy định và việc áp dụng những chính sách tài chính lỏng lẻo và
việc phát triển một hệ thống tài chính ngoài tầm kiểm soát đã gây ra cơn bão tài
chính khủng khiếp hiện nay.
Ngày 19/06/2009 Chính phủ Mỹ vừa công bố đề xuất cải tổ các quy định

liên quan tới ngân hàng nhằm ngăn chặn các đợt khủng hoảng tài chính có thể xảy
ra trong tương lai. Các điểm chính trong kế hoạch này bao gồm: Cục Dự trữ liên
bang Mỹ có nhiều quyền hạn hơn nhằm giám sát các ngân hàng lớn cũng như các
định chế tài chính được cho là có khả năng làm tổn hại tới nền kinh tế Mỹ nếu bị
sụp đổ, một hội đồng các nhà quản lý của chính phủ sẽ được thành lập để theo dõi
những nguy cơ có khả năng gây tổn hại cho hệ thống tài chính, chính phủ sẽ thành
lập một cơ quan bảo vệ tài chính cho người tiêu dùng, yêu cầu các ngân hàng lớn

 Cải cách trong vai trò và phạm vi quản lý của FED
Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồi tệ nhất lịch sử xảy ra, các
nhà hoạch định chính sách của FED đã bàn bạc một kế hoạch cải tổ hệ thống quản
lý của mình. Họ đang xác định lại xem những công ty nào là thiết yếu đối với dòng
chảy tín dụng, phạm vi đã từng là độc quyền của các ngân hàng thương mại, và
những công ty nào sẽ gây ra đe dọa đối với nền kinh tế nếu họ thất bại. Thư kí Kho

 Cải cách trong vai trò và phạm vi quản lý của SEC
Trước kia SEC không quản lý hoạt động của các quỹ đầu cơ và các công ty
quản lý đầu tư tư nhân (quản lý tiền cho các cá nhân giàu có) và các tổ chức như
các quỹ lương hưu. Ví dụ như các quỹ đầu cơ hàng tỷ USD Citadel Group và các
công ty quản lý đầu tư tư nhân như Carlyle Group hay Kohlberg Kravis Roberts.
Hoạt động của các công ty này hầu như nằm ngoài sự quản lý của Ủy ban chứng
khoán SEC hoặc Cục dự trữ liên bang FED. Theo đề xuất của chính quyền Obama,
các cố vấn làm việc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quản lý đầu tư và các quỹ đầu
cơ sẽ phải đăng ký với SEC. Họ sẽ phải cung cấp cho chính phủ, trên cơ sở bí mật,
các thông tin kế toán cụ thể về số tiền họ vay để thúc đẩy các hoạt động đầu tư
cũng như thông tin về các nhà đầu tư của họ và các đối tác kinh doanh. SEC sau đó
sẽ chia sẻ những thông tin trên với một cơ quản quản lý rủi ro hệ thống.
Qua kế hoạch cải tổ của chính quyền Obama, chúng ta cũng đã thấy họ đã
có sự thay đổi trong vấn để kiểm soát hoạt động của tổ chức kinh tế. Điều đó cũng



72

73

có nghĩa là SEC, FED và cả chính phủ sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về kế
toán, tài chính, rủi ro của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc giám sát

nghiệp cấp trên, cơ quan đăng ký kinh doanh. Các công ty tư nhân và công ty trách
nhiệm hữu hạn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Thuế và Cục thống kê.

thông tin kế toán của một doanh nghiệp không còn nằm trong tầm ảnh hưởng của
bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với cả nền

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế tại Tổng cục Thống kê thành phố Hồ Chí
Minh thì riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có văn

kinh tế. Những cải cách sâu rộng của chính quyền Mỹ cho thấy họ đã nhìn nhận

bản số 5943/UB-TM (Phụ lục 1) về việc nộp Báo cáo tài chính hằng năm của

vai trò quan trọng của thông tin kế toán đối với việc quản lý và hoạch định những
chính sách kinh tế vĩ mô. Từ những cải cách của Mỹ, Việt Nam sẽ rút ra được bài

Doanh nghiệp chấp thuận cho Cục Thống kê làm đầu mối giúp các cơ quan tiếp
nhận Báo cáo tài chính hằng năm của các doanh nghiệp sau đó chuyển giao báo

học kinh nghiệm cho việc quản lý nền kinh tế của mình.
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ THÔNG


cáo tài chính hoặc dữ liệu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến các cơ quan
được nhận theo chế độ quy định như Sở Tài chính, Cục thuế, văn phòng hội đồng

TIN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ.
Đối với quốc gia như Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh của tế tài chính lần
này cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế tài chính của Việt

Uỷ ban…Như vậy dữ liệu về Báo cáo tài chính sẽ được quản lý và xử lý tập trung
tại Cục Thống kê thành phố, sau đó sẽ cung cấp dữ liệu kế toán cho các cơ quan
khác có thẩm quyền tiếp nhận thông tin kế toán của nền kinh tế..

Nam bởi vì quy mô nền kinh tế, tài chính chúng ta còn nhỏ, mức độ toàn cầu hóa
chưa cao. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Vậy hệ thông tin kế toán tài chính của Việt
Nam được giám sát như thế nào? Chính phủ sử dụng thông tin kế toán như thế nào
trong quản lý vĩ mô? Bài học kinh nghiệm chúng ta có được từ cuộc khủng hoảng
này là gì?

Theo tôi, xu hướng đơn định chế như thành phố Hồ Chí Minh, tức là kết
hợp để trở thành tổ chức thống nhất là Cục thống kê có trách nhiệm thu nhận thông
tin về báo cáo tài chính, xử lý số liệu và cung cấp thông tin cho các cơ quan khác
là tiến bộ nhất. Nếu như Việt Nam chuyển đổi được hoàn toàn cơ chế quản lý
thông tin kế toán đa định chế sang cơ chế quản lý thông tin kế toán đơn định chế
như thành phố Hồ Chí minh sẽ tạo ra được sự thống nhất và đầy đủ trong quản lý

3.3.1. Tăng cƣờng vai trò thông tin kế toán trong quản lý vĩ mô của
chính phủ
 Chính phủ Việt Nam cần quản lý tốt thông tin kế toán của nền kinh tế
Đơn định chế trong quản lý thông tin kế toán: Hiện nay, thông tin kế toán
tài chính của các tổ chức kinh tế khác nhau trong nền kinh tế chịu sự quản lý và
giám sát của các cơ quan quản lý khác nhau. Ngân hàng Nhà nước chịu trách

nhiệm kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng như ngân
hàng, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng. Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra, quản lý và giám sát hoạt động
của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các công ty niêm yết trên thị trường

thông tin. Việc này cũng tạo ra tính chuyên nghiệp và có sự phối hợp nhịp nhàng

chứng khoán, công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung. Bên
cạnh đó, hoạt động của các công ty bảo hiểm được giám sát bởi Bộ Tài chính.
Theo quyết định 15 về chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp BCTC cho: Cơ quan tài chính,
cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Doanh nghiệp cấp trên, cơ quan đăng ký kinh
doanh. Doanh nghiệp khác nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Doanh

thống số liệu thống kê kịp thời và đầy đủ để tham mưu cho Chính phủ những số
liệu sát với tình hình thực tế. Bên cạnh giải pháp xử lý tập trung số liệu kế toán tại
cơ quan Thống kê thì chất lượng thông tin kế toán và sự hữu ích của thông tin kế
toán đối với công tác điều hành quản lý của chính phủ mới là điều quan trọng.
Muốn làm được điều này thì những người làm công tác thống kê phải là những
người am hiểu về kinh tế và kế toán, họ sẽ chọn lọc, tổng hợp và cung cấp những

74

75

thông tin cần thiết và hữu ích nhất để chính phủ có thể sử dụng cho việc quản lý
nền kinh tế.

báo đúng nhưng không đủ sức thuyết phục. Nguyên nhân của vấn đề chính là
thông tin để dự báo còn thiếu những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tăng trưởng

kinh tế thực, thiếu nhiều chỉ tiêu về kinh tế tài chính, kế toán, tiền tệ. Một số thông
tin độ tin cậy chưa cao, như tỷ lệ nợ xấu, lãi, lỗ…
Để vấn đề dự báo tăng trưởng hay khủng hoảng kinh tế thật sự hữu ích và là
kênh thông tin quan trọng và chính xác phản ánh thực trạng nền kinh tế quốc gia
để tham mưu cho chính phủ trong việc ra các quyết định kinh tế đúng đắn kịp thời,
bên cạnh những chỉ tiêu vẫn đang sử dụng để dự báo kinh tế thì thông tin kế toán
của toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ là thông tin hữu ích giúp chính phủ có một cái nhìn
toàn cảnh về tình hình kinh tế quốc gia để từ đó có những động thái tác động phù
hợp. Chắc chắn sau cuộc khủng hoảng này chính phủ các nước sẽ đánh giá lại tầm
quan trọng của việc dự báo tăng trưởng và khủng hoảng kinh tế, trong đó không
thể thiếu vai trò của thông tin kế toán.
 Quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp, tổ chức lớn, có mức ảnh hƣởng
trong nền kinh tế
Từ những cải cách của chính phủ Mỹ, Việt Nam cũng nên học hỏi để vận
dụng trong quản lý nền kinh tế. Đối với những tổ chức kinh tế lớn, chính phủ cần
can thiệp sâu, tăng cường quyền kiểm tra giám sát vào hoạt động kinh doanh cũng
như có những yêu cầu minh bạch về thông tin kế toán trên cơ sở tôn trọng bí mật
thông tin của công ty nhằm tránh việc sụp đổ của những công ty này sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, quản lý chặc chẽ thông tin
kế toán của những công ty lớn trong nền kinh tế cũng phần nào giúp chính phủ
tổng quát được thực trạng nền kinh tế của ngành, địa phương và quốc gia để có thể
có những biện pháp quản lý hữu hiệu, sát với thực tế.
 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc
lập
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của thông tin kế toán do các doanh nghiệp
công bố trong nền kinh tế, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, chủ nợ thì chính phủ
nên có những quy định ràng buộc các công ty đại chúng phải đảm bảo sự minh
bạch hơn của các báo cáo, các thông tin kế toán tài chính khi công bố. Chính phủ
cũng nên ràng buộc trách nhiệm cá nhân của giám đốc điều hành và giám đốc tài
chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính, bênh cạnh đó yêu cầu các công ty

đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát
công tác kế toán. Đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc

 Sử dụng thông tin kế toán như một công cụ hỗ trợ trong dự báo tăng
trưởng và khủng hoảng kinh tế.
Đối với Việt Nam, những chỉ tiêu về dự báo kinh tế vĩ mô được cung cấp từ
nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê. Theo tìm hiểu tại Cục Thống kê thành phố
Hồ Chí Minh, hàng quý Cục thống kê thành phố sẽ có một báo cáo tình hình kinh
tế xã hội để cung cấp cho các cơ quan có liên quan. Trong báo cáo này gồm 11 chỉ
tiêu:
1. Tốc độ tăng trưởng GDP
2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
3. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội
4. Tổng thu ngân sách nhà nước
5. Chi ngân sách địa phương
6. Tốc độ tăng giá tiêu dùng
7. Giải quyết việc làm
8. Tỷ lệ hộ nghèo
9. Giảm tỷ lệ sinh
10. Tỷ lệ hộ dân cư được cung cấp nước sạch
11. Số lượt người dùng phương tiện vận tải công cộng.
Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2008
(Phụ lục 2)
Dự báo tăng trưởng kinh tế là lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến hoạt động
quản lý và ra quyết định, đặc biệt ở tầm chiến lược, nó gắt kết với tư duy của người
quản lý, với khoa học kỹ thuật và với nhiều hoạt động nghiên cứu kinh tế - xã hội
khác. Tuy nhiên thực tế khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và tình hình lạm
phát và suy thoái ở Việt Nam đã cho thấy vấn đề dự báo kinh tế không phải lúc nào
cũng đáp ứng mục tiêu. Vào tháng 10/2007, không ai dự báo được Việt Nam năm
2008 lạm phát lại có thể cao gấp rưỡi năm 2007 và tăng trưởng kinh tế lại có thể

thấp hơn 7%, nên mãi đến quý 1/2008 mới chuyển đổi mục tiêu từ ưu tiên tăng
trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế lạm phát. GS Paul Krugman chỉ được công
nhận là người dự báo khủng hoảng kinh tế năm 2008 sau khi khủng hoảng đã thật
sự xảy ra, còn trước đó chính phủ Mỹ và giới doanh nghiệp không tin vào những
điều ông dự báo. Thực tế thế giới và Việt Nam cho thấy vấn đề dự báo những điều
sẽ xảy ra cho nền kinh tế còn nhiếu bất cập, hoặc là dự báo sai thực tế, hoặc là dự

giữa các cơ quan công quyền, từ đó tham mưu kịp thời cho chính phủ những thông
tin sát với tình hinh thực tế.
Nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho chính phủ: Hiện nay
công tác điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế của chính phủ chủ yếu dựa vào số
liệu thống kê. Ngày 18-2-2009, trong cuộc họp Thường trực Chính Phủ dưới sự
chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thành viên Chính phủ thừa nhận
công tác thống kê hiện nay yếu, dẫn đến việc triển khai các chủ trương chính sách
chậm và không sát với điều kiện thực tiễn. Vấn đề hiện nay là phải nâng cấp hệ


76

77

lập, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính có tính độc lập cao
và mức độ tin tưởng cao hơn.
Mới đây, Việt Nam xảy ra hai trường hợp về tính minh bạch của Báo cáo tài
chính. Công ty Cổ phần Mai Linh có kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
này từ năm 2005 đến năm 2007 bị lỗ và có nhiều khoản bị ngoại trừ, trong khi
công ty lại công bố báo cáo tài chính “đã được kiểm toán” là có lãi. Hoặc Công ty
Cổ phần Bông Bạch Tuyết biến lỗ thành lãi cũng như nhiều sai phạm trong công
tác công bố thông tin
Tuy nhiên những người chịu trách nhiệm cao nhất là tổng giám đốc, kế toán

trưởng vẫn không bị hình thức kỷ luật gì và những hậu quả và những mất mát cho
các cổ đông thì rất lớn. Còn các công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng chịu
mức kỷ luật chưa đủ để răn đe cho những sai phạm sau này có thể xảy ra của các
công ty khác.
Đó là hai ví dụ về sự thiếu minh bạch của thông tin kế toán. Mặc dù mức
ảnh hưởng trong nền kinh tế chưa lớn nhưng đó cũng điều mà chính phủ cần xem
xét để tạo ra một hành lang pháp lý chặt hơn đối với hoạt động kiểm toán, kiểm
soát nội bộ… đồng thời gắn trách nhiệm cao đối với các giám đốc điều hành, kế
toán trưởng hay giám đốc tài chính để có thể sẽ tạo nên sự minh bạch cao hơn, qua
đó tạo môi trường đầu tư lành mạnh tại Việt Nam.
3.3.2. Nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với doanh nghiệp và
nhà đầu tƣ
 Sử dụng thông tin kế toán như một công cụ hỗ trợ trong quản trị rủi ro
Cùng với sự phát triển và gia nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh
tế Việt Nam, rủi ro và quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm
của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học bởi vì rủi ro vẫn luôn hiện diện
trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro có
thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào
tình trạng nợ nần chồng chất, thậm chí phá sản. Những nền kinh tế phát triển đã sử
dụng các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai
(Future), Hợp đồng quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps)… như là
những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam,
những công cụ này cũng đã bước đầu được các ngân hàng giới thiệu sản phẩm phái
sinh đến các doanh nghiệp như là một công cụ để phòng ngừa những rủi ro liên
quan đến sự thay đổi tỷ giá, lãi suất, gía cả hàng hoá hay sự thay đổi chính sách
của nhà nước. Tuy nhiên thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 đã

chứng minh những công cụ quản trị rủi ro này chưa đủ sức phòng ngừa những rủi
ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp để tránh tình trạng phá sản. Lúc này người ta
bàn nhiều về vai trò thông tin kế toán trong quản trị rủi ro. Các nhà quản trị cần sử

dụng thêm thông tin kế toán để hổ trợ thêm cho quá trình nhận diện và quản trị rủi
ro tài chính của doanh nghiệp mình.
 Định giá tài sản theo nhu cầu thực tế về thông tin kế toán
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, có sự kết hợp các cơ sở định giá
khác nhau để xác định giá trị tài sản trình bày trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên
điều này lại tạo nên thông tin khó hiểu và đôi khi không thích hợp đối với người sử
dụng báo cáo tài chính. Sự khác biệt về giá trị của các loại tài sản trình bày trên
Báo cáo tài chính dẫn đến kết quả là giá trị của tổng tài sản trên Báo cáo tài chính
không phản ánh tổng giá trị tài sản theo giá gốc, cũng không phản ánh tổng giá trị
tài sản theo giá thị trường.
“Có rất nhiều các nguyên tắc kế toán cũ được mở rộng hay không sử dụng
do những yêu cầu mới, ví dụ như việc sử dụng ngày càng rộng rãi thông tin về giá
trị hơp lý trong các Báo cáo tài chính”13. Việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản
theo giá trị hợp lý đang được nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy xu
thế định giá tài sản trên Báo cáo tài chính đang hướng đến giá thị trường nhằm đáp
ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng. Tính thích hợp của thông tin
kế toán trong tiến trình ra quyết định được đánh giá thông qua sự tác động của các
thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính đến quyết định kinh tế của các đối tượng
sử dụng thông tin. Một trong những thông tin quan trọng nhất để đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là khả năng
thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả
năng tồn tại của doanh nghiệp. Việc chọn lựa cơ sở định giá cho tất cả các tài sản
là gía trị hợp lý có thể thực hiện kết hợp với việc trình bày giá gốc trong thuyết
minh báo cáo tài chính sẽ nâng cao tính dễ hiểu của thông tin kế toán trên báo cáo
tài chính đối với người sử dụng, đồng thời thông tin kế toán cung cấp sẽ thích hợp
và đầy đủ hơn nhằm hổ trợ cho các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng
thông tin trong nền kinh tế thị trường.

78


79

13

.Wiley GAAP 2009, [16]trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
lớn do việc nhìn nhận chưa đúng vai trò của thông tin kế toán của các đối tượng
nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ. Từ cuộc khủng hoảng này, chính phủ Mỹ
cũng đã có những thay đổi trong tận gốc rễ về vai trò quản lý thông tin kế toán của
Cục dự trữ liên bang FED và Uỷ ban chứng khoán và hối đoái SEC cũng như các
doanh nghiệp Mỹ đã có những bài học về việc sử dụng thông tin kế toán trong việc
kiểm soát rủi ro, ra quyết định kinh tế và nghĩa vụ cung cấp thông tin hữu ích cho
người sử dụng. Để tránh một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra tại Việt
Nam, chính phủ là đối tượng quan trọng trong vấn đề quản lý và kiểm soát thông
tin kế toán của tất các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự quản lý đối với các tổ chức
kinh tế lớn mang tính đại diện và có sự ảnh hưởng lớn đến đến nền kinh tế. Để làm
được việc này, thông tin kế toán cung cấp cho chính phủ phải mang tính kịp thời,
đầy đủ và minh bạch để từ đó có những chính sách vĩ mô sát với tình hình thực tế
và ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu bất ổn từ nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp
cần nâng cao ý thức về vai trò thông tin kế toán trong việc cung cấp cho các đối
tượng sử dụng bên ngoài cũng như việc doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán
trong việc ra quyết định kinh tế. Thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp phải
thật sự hữu ích để các đối tượng sử dụng thông tin có thể sử dụng để ra quyết định.
Những người sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt là các nhà đầu tư cần trang bị cho
mình những kiến thức về kế toán tài chính để có thể hiểu và phân tích thông tin, từ
đó sử dụng hữu ích thông tin trong việc ra quyết định.

Trong nền kinh tế phát triển sâu rộng như hiện nay thì thông tin kế toán cần
phải được đề cao về sự minh bạch và hữu ích. Điều này cần sự chung sức của
nhiều đối tượng trong nền kinh tế trong đó quan trọng là tính dẩn dắt của chính phủ
về những quy định và ràng buộc trong việc cung cấp và sử dụng thông tin kế toán.

Tiếng Việt
1. PGS.TS. Bùi Văn Dương, TS. Lê Ngọc Tánh, TS. Dương Thị Mai Hà
Trâm, Ths. Đặng Ngọc Vàng, TS. Hà Xuân Thạch, Ths. Lý Bích Châu
(2008), Giáo trình kế toán tài chính phần 1&5,nhà xuất bản Giao thông
vận tải.
2. Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Qung Huy, Phan Đức Dũng
(2008), Hệ thống thông tin kế toán, nhà xuất bản Thống kê.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS
Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS. Nguyễn Thị
Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản
Thống kê.
4. TS. Vũ Hữu Đức (2007), Bài giảng tổng quan lý thuyết kế toán
5. TS.Vũ Hữu Đức (2007), Chuẩn mực chung, khuân mẩu lý thuyết của kế
toán tài chính
6. TS.Nguyễn Thế Lộc (2007), Bài giảng Định giá trong kế toán
7. Ths.Lê Mạnh Hùng, “Nghiên cứu bản chất kế toán qua các khái niệm
về kế toán”, trường ĐHKT TPHCM.
8. Song Hongbing (2008), Chiến tranh tiền tệ, Nhà xuất bản trẻ.
9. GS.Paul Krugman (2008), “Người cảnh báo khủng hoảng kinh tế Mỹ”,
Báo Tuổi trẻ,(số 41-08), 6-9.
10.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và
những ảnh hưởng, khủng hoảng hình thành như thế nào? ”Báo Thanh
niên, (số 290), 19.
11. GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và
những ảnh hưởng, khủng hoảng hình thành như thế nào? ”Báo Thanh

niên, (số 290), 19S. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “ Khủng hoảng tài
chính Mỹ và những ảnh hưởng, Giải cứu ”Báo Thanh niên, (số 291), 13.


80

12.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và
những ảnh hưởng, Ảnh hưởng đến kinh tề Châu Á và Việt Nam ”, Báo
Thanh niên, (số 293), 19.
13.TS.Vũ Quang Việt, Cục thống kê Liên hiệp Quốc, “Khủng hoảng kinh
tế Mỹ, nguyên nhân, hậu quả và bài học cho Việt Nam”,
tapchithoidai.org.
Tiếng Anh
14.Jan R Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello
(2008), Financial Accounting,McGrow-Hill International Edition.
15.J.David Spiceland, James F.Sepe (2007), Intermediate Accounting,
,McGrow-Hill International Edition
16.Wiley GAPP 2009
17.William A.Fleckenstein (2009), Greenspan’s Bubbles, ,McGrow-Hill
International Edition
18.Paul Grugman, “Still Blowing Bubbles”, The New York Times, (208).
Các trang web chính
19.
20.
21.
22.
23.o
24.
25.
26.

27.
28.
29.http:// www.lehman.com
30.
31.



×