Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.25 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán

NGUYỄN THANH TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành : 60340301


Mã số ngành : 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2015

Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: NGUYỄN THANH TÙNG

Giới tính : Nam


Ngày, tháng, năm sinh : 17 / 08 / 1983

Nơi sinh : Hưng Yên

Tiến sĩ Phạm Ngọc Toàn

Chuyên ngành

MSHV

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 19

I-Tên đề tài:

tháng 04 năm 2015

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

: Kế toán

: 1341850055

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TT


Họ và tên

Chức danh Hội đồng

II-Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả HĐKD của các doanh

1

PGS.TS Phan Đình Nguyên

2

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Chủ tịch
Phản biện 1

nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu lý luận, đo lường, đưa ra giả thuyết và xây dựng mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

3

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

4

TS. Nguyễn Ngọc Ảnh


5

TS. Mai Đình Lâm

Phản biện 2
Uỷ viên
Uỷ viên, Thư ký

Thu thập và xử lý số liệu của các yếu tố trong thời gian từ 2011-2013. Từ đó rút
ra được kết quả những yếu tố nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đề xuất một số giải pháp do các yếu tố tác động trực tiếp đến nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

III-Ngày giao nhiệm vụ

: Ngày 18 / 08 / 2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Ngày 12 / 02 / 2015
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Phạm Ngọc Toàn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



-i-

-ii-

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2015
Học viên thực hiện

Lời đầu tiên tôi xin gởi lời tri ân tới Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu Trường
Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi
được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2013 – 2015 tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Phòng quản lý khoa học đào tạo sau
đại học và toàn thể quý Thầy Cô trong trường, những người đã truyền đạt kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại Trường Đại học Công nghệ
TP.Hồ Chí Minh.
Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy Tiến sĩ Phạm Ngọc Toàn, người đã tận tình, luôn
sát cánh cùng tôi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn đồng môn trong
lớp học đã cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc.


Nguyễn Thanh Tùng

Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên cạnh
động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành nghiên cứu này.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tùng


-iii-

-iv-

TÓM TẮT NỘI DUNG

kinh doanh tác động theo chiều dương (+). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với

Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới, ở Việt Nam và phù hợp với đặc điểm hoạt

của doanh nghiệp là chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản

động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất

trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Trong những thập niên vừa

một số giải pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các


qua ở các nước phát triển đã có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam, kể

doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

từ khi đổi mới và nhất là từ khi hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, cũng đã có một số

Hạn chế của đề tài là thời gian thu thập số liệu chỉ có 3 năm, chỉ nghiên cứu

công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy

những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời dương và nghiên cứu những doanh nghiệp có số

nhiên vấn đề nghiên cứu này chưa có được nhiều.

lượng cổ phiếu lưu hành tương đối cao. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là xác

Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là xem xét và tìm ra mối quan hệ giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sẽ trả lời
các câu hỏi “Những yếu tố nào ảnh hưởng? Mức độ ảnh hưởng đến đâu? Kết quả
nghiên cứu có giống với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới hay không?”.
Tổng hợp các lý luận và các chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh,
trên cơ sở lý luận đó tác giả xây dựng mô hình, các giả thuyết nghiên cứu, các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và một số nghiên cứu trước có liên quan
ở trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu thu thập số liệu từ báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của 100 trong thời gian từ 2011 – 2013, những doanh nghiệp này đã được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phần mềm
Excel và SPSS 20.0 để xử lý số liệu.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng bởi 9 yếu tố tác động, gồm: Tốc độ tăng

trưởng, Đầu tư tài sản cố định, Cơ cấu vốn, Quy mô doanh nghiệp, Thời gian hoạt
động, Quản trị nợ phải thu, Rủi ro kinh doanh, Tỷ lệ sở hữu nhà nước. Ngành nghề
kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh (ROA): Đầu tư tài sản cố định, Cơ cấu vốn, Quy mô doanh nghiệp,
Rủi ro kinh doanh, Ngành nghề kinh doanh. Có 2 biến có tác động rất mạnh đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh là quy mô doanh nghiệp tác động theo chiều âm (-) và Rủi ro

định thêm các nhân tố ảnh hưởng, kéo dài thời gian thu thập số liệu, những doanh
nghiệp có tỷ suất sinh lời âm và có lượng cổ phiếu lưu hành thấp.


-v-

-vi-

ABSTRACT

From the results of this study, the authors have proposed a number of measures have a

Examination the factors affecting to performance of firm is very important
subject, attracting the attention of the corporate governance as well as researcher. In the
last century in developing countries have much research on this issue. In Vietnam,
since innovation and especially since the international economic integration so far, has
many research in the field of performance of firm. However, this research is no more.
In this study, the author's objective review and find out the relationship between
the factors affecting to performance of firms listed on Ho Chi Minh City Stock
Exchange . This study will answer the question " Factors effecting? The level of
effecting? Results of the study have similar results with some studies in the world or
not? ".
Summary of reasoning and evaluation indicators of business performance, based

on the reasoning that the author built model, the research hypothesis, the factors
affecting to business performance and many previous studies have related in the
country and the world. The study collected data from financial statements have been
audited by 100 firms during the period from 2011 to 2013, these firms were listed on
Ho Chi Minh City Stock Exchange. Authors using Excel and SPSS 20.0 software for
data processing.
Research model was designed by 9 Factors affecting include: Growth, Investment
in fixed assets, capital structure, firm size, duration of operation, Receivable
Management, Risk business, government shareholdings, Firm kind. The study results
showed that 5 factors that affect business performance (ROA): Investment of fixed
assets, capital structure, firm size, business risk, business lines. Of these two variables
have a strong impact on the efficiency of business operations is the impact of enterprise
scale vertical negative (-) and business risk impact in the positive (+).
The study results are consistent with several studies related in the world, in
Vietnam and in accordance with the characteristics of business activities of enterprises.

direct impact to business performance of firms listed on Ho Chi Minh City Stock
exchange
Limitations of the study was time to collect data only 3 years, only research firms
have positive profitability ratios and research enterprises with the number of shares in
circulation is relatively high. The next research project is to identify the factors
affecting more prolonged period of data collection, the enterprise profitability rate
sound quality and outstanding shares lower.


MỤC LỤC

2.1.3

Phân loại loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................13


LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i

2.1.4

Vai trò hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .......................................14

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii

2.1.5

Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.....................................15

TÓM TẮT NỘI DUNG ..................................................................................................iii

2.1.6

Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.....................................................................1

2.1.7

Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ............17

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................1

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................2


CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................................25

1.2.1

Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2

2.2.1

Tốc độ tăng trưởng...................................................................................26

1.2.2

Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2

2.2.2

Đầu tư tài sản cố định ..............................................................................26

1.2.3

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2

2.2.3

Tỷ lệ nợ (cơ cấu vốn) ...............................................................................28

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2

2.2.4


Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................29

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................2

2.2.5

Thời gian hoạt động .................................................................................30

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2

2.2.6

Quản lý nợ phải thu..................................................................................30

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3

2.2.7

Rủi ro kinh doanh.....................................................................................32

1.4.1

Nguồn dữ liệu nghiên cứu..........................................................................3

2.2.8


Tỷ lệ sở hữu nhà nước..............................................................................33

1.4.2

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3

2.2.9

Yếu tố ngành nghề kinh doanh ................................................................33

1.5 MỘT SỐ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................34

1.5.1

Nghiên cứu thế giới....................................................................................3

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................35

1.5.2

Nghiên cứu trong nước ..............................................................................8

3.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................10

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................35


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................11

3.1.1

Tổng quan quy trình nghiên cứu ..............................................................35

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.1.2

Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................36

VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

3.1.3

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................37

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................12

3.1.4

Mô hình nghiên cứu .................................................................................37

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP......12
2.1.1

Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .............................12


2.1.2

Ý nghĩa về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................13

3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ VỚI
HIỆU QUẢ KINH DOANH..................................................................................41


3.2.1

Hiệu quả kinh doanh và Tốc độ tăng trưởng doanh thu ..........................41

4.4 KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................67

3.2.2

Hiệu quả kinh doanh và Đầu tư tài sản cố định .......................................41

4.4.1

Nhóm các yếu tố không có mối quan hệ với biến phụ thuộc...................67

3.2.3

Hiệu quả kinh doanh và Cơ cấu vốn (Tỷ lệ nợ).......................................42

4.4.2

Nhóm các yếu tố không có mối quan hệ với biến phụ thuộc...................70


3.2.4

Hiệu quả kinh doanh và Quy mô doanh nghiệp.......................................43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................73

3.2.5

Hiệu quả kinh doanh và Thời gian hoạt động..........................................44

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ........................................................74

3.2.6

Hiệu quả kinh doanh và Quản lý nợ phải thu ..........................................44

5.1 KẾT LUẬN............................................................................................................74

3.2.7

Hiệu quả kinh doanh và Rủi ro kinh doanh .............................................45

5.1.1

Kết quả đạt được về lý thuyết ..................................................................74

3.2.8

Hiệu quả kinh doanh và Tỷ lệ sở hữu nhà nước ......................................46


5.1.2

Kết quả đạt được từ nghiên cứu của đề tài...............................................74

3.2.9

Hiệu quả kinh doanh và Ngành nghề kinh doanh....................................47

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

3.3 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN.......................................................................................47

ĐỘNG KINH DOANH .........................................................................................75

3.3.1

Biến phụ thuộc .........................................................................................47

5.2.1

Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro kinh doanh ..................................75

3.3.2

Biến độc lập .............................................................................................48

5.2.2

Nâng cao hiệu quả khi tăng quy mô doanh nghiệp..................................76


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................49

5.2.3

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hợp lý....................................................76

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................50

5.2.4

Nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định ................................................77

4.1 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH..............................................................50

5.2.5

Nâng cao khả năng lựa chọn ngành nghề kinh doanh .............................78

4.1.1

Mô tả các biến trong mô hình ..................................................................50

4.1.2

Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................50

5.3.1

Hạn chế của đề tài ....................................................................................79


4.1.3

Ý nghĩa thống kê mô tả các biến trong mô hình......................................51

5.3.2

Hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................................79

4.2 MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

5.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................80

DOANH .................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81

4.2.1

Mô hình lần 1 ...........................................................................................53

PHỤ LỤC

4.2.2

Mô hình lần 2 ...........................................................................................54

4.2.3


Mô hình lần 3 ...........................................................................................55

4.2.4

Mô hình lần 4 ...........................................................................................55

4.2.5

Mô hình lần cuối ......................................................................................56

4.2.6

Kiểm định mô hình lần cuối.....................................................................58

4.3 KIỂM ĐỊNH T-TEST NGÀNH NGHỀ KINH DOANH......................................66


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

HQKD

: Hiệu quả kinh doanh


HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

BCTC

: Báo cáo tài chính

ROA

: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

GROWTH

: Tốc độ tăng trưởng doanh thu

TANG

: Đầu tư tài sản cố định

SIZE

: Quy mô doanh nghiệp

AGE


: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

STATE

: Tỷ lệ sở hữu nhà nước

DE

: Cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ)

TC

: Quản lý nợ phải thu

RISK

: Rủi ro kinh doanh (độ lệch chuẩn của dòng tiền)

KIND/INDUST

: Ngành nghề kinh doanh

TSCĐ

: Tài sản cố định

TAX

: Thuế


POLITICAL CRISS: Khủng hoảng chính trị
STDVCF

: Mức sai lệch của dòng tiền

CHS/ROE

: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

INT

: Tỷ trọng tài sản lưu động

OWN

: Cấu trúc vốn sở hữu

RD

: Tỷ lệ chi phí

Sales

: Doanh thu

Capx

: Chi phí vốn

NPM


: Tỷ suất lợi nhuận

BusSeg

: Số phân khúc thị trường

ReinR

: Tỷ lệ tái đầu tư

CurrR

: Tỷ lệ thanh khoản

QualRank

: Xếp hạng cổ phiếu

ThreeYrRt

: Giá cổ phiếu trong 3 năm

ACQ

: Khoản đầu tư mua lại

TURN

: Vòng quay tài sản


CER

: Tỷ lệ có việc làm

CL

: Khả năng thanh toán hiện hành

FL

: Tỷ trọng tài sản cố định

QR

: Khả năng thanh toán nhanh

WC

: Vốn lưu động

RFFA

: Tỷ lệ tài trợ cho tài sản cố định

CCI

: Phạm vi của vốn đầu tư

CNWC


: Phạm vi của nhu cầu vốn lưu động

RFT

: Số vòng quay vốn lưu động

RNWC

: Tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động

NCA

: Hiệu suất sử dụng tài sản

DCA

: Số ngày một vòng quay tài sản

ROS

: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

TTCK

: Thị trường chứng khoán

SPSS 20.0

: Phần mềm thống kê SPSS 20.0


TNDN

: Thuế thu nhập doanh nghiệp

GDP

: Tổng sản phẩm quốc dân

VCCI

: Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam


-1-

CP

: Cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

FDI

: Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

HQHĐKD


: Hiệu quả hoạt động kinh doanh

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

KHTSCĐ

: Khấu hao tài sản cố định

Ln

: Logarit

Α
Ε

: Anpha
: Epsilon

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) là vấn đề cơ bản của sản xuất kinh
doanh (SXKD) trong hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến
hành SXKD luôn phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu, cùng với việc nâng cao trình
độ, năng suất và chất lượng. Đối với tất cả các DN hoạt động kinh doanh (HĐKD)
trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau đều có các mục tiêu hoạt động
khác nhau, trong mỗi giai đoạn phát triển của DN cũng có các mục tiêu khác nhau.
Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp

HĐKD đều có mục tiêu bao trùm lâu dài đó là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục
tiêu này các DN phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển DN
thích ứng với biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh
doanh, phương án kinh doanh và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu
quả nhất.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của DN, yếu tố đó nó có thể đến
từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong DN: Môi trường bên ngoài: tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội; chính sách ưu đãi của Nhà nước….Môi trường bên trong: Hiệu quả sử
dụng vốn, đầu tư công nghệ, tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, quản lý nợ, tỷ lệ sở
hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp….
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu những yếu tố đến từ
môi trường bên trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả HĐKD của các doanh
nghiệp. Xuất phát từ những lý do và tầm quan trọng nêu trên, nhằm giúp cho các DN
nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.


-2-

1.6 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.6.1

-3-

-

Mục tiêu tổng quát:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh


Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong 100 DN niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 3 năm từ 2011

nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

đến 2013 trên BCTC của khoảng 100 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch

1.6.2

chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các

1.8 Phương pháp nghiên cứu

doanh nghiệp;

1.8.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp niêm

dung nghiên cứu của đề tài như: các giáo trình về phân tích, thống kê về hoạt


Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh

động kinh doanh…

-

-

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh
nghiệp.

1.6.3

-

Thực trạng hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay như thế nào?

-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp niêm yết?

-

Giải pháp nào nâng cao hiệu quả HĐKD cho các doanh nghiệp niêm yết trên Sở

chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm (từ 2011 đến 2013).
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng và định tính:
-


sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp được sử

1.7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành

Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ từ phần
mềm Excel và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định

giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
Đối tượng nghiên cứu

Số liệu phục vụ nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu là thứ cấp, được thu thập từ
BCTC đã được kiểm toán của trong 100 doanh nghiệp niên yết trên Sở giao dịch

Những lý thuyết nào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của

-

Các nghiên cứu của tác giả khác: Các đề tài nghiên cứu khoa học; Bài báo đăng
trên tạp chí; Luận văn nghiên cứu trước…..có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu:
các doanh nghiệp?

1.7.1

Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Các tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội

yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh;

nghiệp;
-

-

dụng trong nghiên cứu.
-

Phương pháp định tính: Được tác giả sử dụng để thống kê, so sánh kết quả nghiên
cứu với các kết quả nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất một số khuyến nghị
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD cho doanh nghiệp.

phố Hồ Chí Minh.

1.6 Một số các nghiên cứu trước

1.7.2

1.6.1 Nghiên cứu thế giới

Phạm vi nghiên cứu

• Nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007)


-4-

-5-

Zeitun and Tian vào năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến


phẩm; dệt may; máy tính, nghiên cứu và phát triển…ở Pháp. Dimitris Margaritis and

hiệu quả kinh doanh trên 2 phương diện là tài chính và thị trường, dữ liệu nghiên cứu

Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu hai chiều, 2 mô hình hồi quy được họ xây dựng

được thực hiện từ năm 1989-2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng

như sau: Mô hình 1 – tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh; Mô hình

khoán Amman – Jordan, với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực phi tài chính.

2 – Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ.

-

Biến phụ thuộc: Tỷ số ROA – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là đại diện cho biến
hiệu quả kinh doanh.

-

-

Biến độc lập: Biến hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi các chỉ số: Giá trị thị
trường của vốn cổ phần và nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q); Giá

Biến phụ thuộc (Biến hiệu quả kinh doanh): Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(CSH) – ROE


-

Biến độc lập (Các yếu tố tác động ): Tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trưởng

trị thị trường của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (MBVR); Các

của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), tỷ trọng tài sản cố định

biến yếu tố tác động cũng giống như một số nghiên cứu trước như tỷ lệ nợ (D),

(TANG), tỷ trọng tài sản lưu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN).

quy mô công ty (SIZE)… Ở nghiên cứu này Zeitun and Tian có đưa thêm một số

-

Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu gồm:

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mối quan hệ giữ tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh

biến vào mô hình như: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua (STDVCF),

của doanh nghiệp cho thấy hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Mô hình 1 –

thuế thu nhập (TAX), tỷ trọng tài sản cố định (TANG), khủng hoảng chính trị

Tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với hiệu quả kinh doanh,


(POLITICAL CRISS) và ngành nghề kinh doanh (INDUST)

tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khi nó ở mức nợ trung

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh gồm:

bình. Mô hình 2 – Hiệu quả kinh doanh có tác động dương (+) đến tỷ lệ nợ và ý

tỷ lệ nợ (D), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

nghĩa của sự tác động này là khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.

(GROWTH), thuế thu nhập (TAX), ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng

• Nghiên cứu của Neil Nagy (2009)

tài sản cố định (TANGIBILITY). Trong đó biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất.

Nghiên cứu của Neil Nagy được thực hiện vào năm 2009, đã thực hiện nghiên

Các yếu tố tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh gồm: quy mô công ty

cứu “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của 500 công ty tại Mỹ từ năm

(SIZE), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), thuế thu nhập (TAX). Tỷ

2003 – 2007” vào năm 2009. Nghiên cứu này cũng giống nghiên cứu trước đó của

trọng tài sản cố định (TANG) có tác động âm (-) đến hiệu quả kinh doanh, công ty


Zeitun & Tian và Dimitris Margaritis & Maria Psillaki, nhóm tác giả cũng chỉ nghiên

có tỷ trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các công ty đầu tư

cứu biến hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính.

quá nhiều vào tài sản mà không cải thiện được hiệu quả kinh doanh.
• Nghiên cứu của Dimitris Margaritis and Maria Psillaki (2008)

-

Biến phụ thuộc: được đại diện bởi tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA

-

Biến độc lập gồm: Tỷ lệ chi phí (RD), doanh thu (Sales), chi phí vốn (Capx), số

Dimitris Margaritis and Maria Psillaki đã thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa

phân khúc thị trường (BusSeg), tỷ lệ tái đầu tư (ReinR), tỷ lệ nợ (DE), tỷ suất lợi

cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2008. Nguồn

nhuận (NPM), tỷ lệ thanh khoản (CurrR), xếp hạng cổ phiếu (QualRank), giá cổ

dữ liệu nghiên cứu là các công ty thuộc một số ngành nghề kinh doanh như: Dược


-6-


-7-

phiếu trong 3 năm (ThreeYrRt), khoản đầu tư mua lại (ACQ), tuổi của công ty
-

-

Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể như:

(Year).

+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành in ấn, thuốc lá, thiết bị điện tử có

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt

tác động đến HQKD (ROA)

động kinh doanh của doanh nghiệp như: Tỷ lệ chi phí (RD), doanh thu (Sales), tỷ

+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, ngành xây dựng có tác động

suất lợi nhuận (NPM), tỷ lệ tái đầu tư (ReinR), giá cổ phiếu trong 3 năm

mạnh đến HQKD (ROE)

(ThreeYrRt), tuổi của công ty (Year). Trong khi đó các yếu tố tác động tiêu cực

• Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011)

đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: chi phí vốn (Capx), tỷ lệ nợ (DE),


Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion thực hiện nghiên cứu

khoản đầu tư mua lại (ACQ), số phân khúc thị trường (BusSeg), tỷ lệ thanh khoản

“Determinants of profitability what factors play a role when assessing a firm’s return

(CurrR).

on assets?”. Các tác giả thực hiện nghiên cứu HQKD của 40 công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Bucharest của Romania trong thời gian từ 2007 đến 2010, nghiên

• Onaolapo and Kajola (2010)
Năm 2010, Onaolapo and Kajola tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
hiệu quả kinh doanh”, nghiên cứu của Onaolapo and Kajola cũng giống với những

cứu này gồm hai năm tăng trưởng kinh tế (2007 và 2008) và hai năm suy thoái kinh tế
(2009 và 2010) của Romania. Các biến trong nghiên cứu bao gồm:

nghiên cứu trước đó của Dimitris Margaritis and Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến

-

Biến độc lập: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

HQKD dưới góc độ tài chính. Biến phụ thuộc ROA, ROE. Các biến độc lập gồm: Tốc

-

Các biến phụ thuộc: Tỷ trọng TSCĐ (FL), tỷ lệ có việc làm (CER), khả năng


độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH); Quy mô công ty (SIZE); Tỷ trọng tài sản

thanh toán hiện hành (CL), khả năng thanh toán nhanh (QR), vốn lưu động (WC),

cố định (TANG); Vòng quay tài sản (TURN); Năm thành lập (AGE); Ngành nghề

tỷ lệ tài trợ cho TSCĐ (RFFA), phạm vi của vốn đầu tư (CCI), phạm vi của nhu

kinh doanh (IND).

cầu vốn lưu động ( CNWC), số vòng quay vốn lưu động (RFT), tỷ lệ nhu cầu vốn

Dữ liệu thu thập nghiên cứu của 30 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn
chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
-

2

Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R hiệu chỉnh) ở mức tương đối
tốt: R

2

ROA

= 35.5% và R

2


ROE

= 47%.

lưu động (RNWC), kỳ thu tiền bình quân (TC), hiệu suất sử dụng tài sản (NCA),
số ngày một vòng quay tài sản (DCA), tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE),
tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS). Với mỗi một năm trong bốn năm phân tích,
tác giả đã đưa ra một mô hình thống kê liên kết giữa biến phụ thuộc và các biến

-

Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.

độc lập được coi là có liên quan.

-

Vòng quay tài sản (TURN) tác động dương (+) tới ROA, ROE.

Qua nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đưa ra kết

-

Quy mô công ty (SIZE) và năm thành lập (AGE) tác động dương (+) tới ROE.

luận sau: HQKD của các công ty Rumani giảm là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh

-

Tỷ trọng tài sản cố định (TANG) tác động âm (-) tới ROA, điều này có nghĩa là


tế. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra (2007) HQKD bị ảnh hưởng đáng kể bởi cấu

công ty mà có tỷ lệ tài sản cố định càng cao thì HQKD càng thấp, kết quả này trái

trúc tài chính, sau cuộc khủng hoảng tầm quan trọng của các chỉ số tỷ suất lợi nhuận và

với lý thuyết nhưng giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian.


-8-

-9-

tỷ lệ doanh thu được nhấn mạnh. Ngoài ra, còn có sự tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên bên ngoài mà không thể kiểm soát bằng quản lý.

Tác giả Đỗ Dương Thanh Ngọc với luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tài chính tác
động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị

So với nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Neil Nagy (2009), Marian

trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn đã nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến

Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đã bổ sung thêm vào mô hình một số nhân

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu. Cụ

tố. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tài chính mà chưa


thể như sau:

chú ý đến các nhân tố phi tài chính.
• Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012)

-

Biến phụ thuộc: ROA – tỷ suất sinh lời của tài sản

-

Biến độc lập: Tỷ trọng tài sản cố định; Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản; Quy

Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas thực hiện nghiên cứu

mô doanh nghiệp; Tỷ lệ nợ (Biến tỷ lệ nợ được thực hiện bởi: Tỷ lệ nợ/tổng vốn;

“Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngành dệt may

tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng vốn và tỷ lệ nợ dài hạn/tổng vốn).

Pakistan”, nhóm tác giả nghiên cứu trên 141 công ty ngành dệt may của Pakistan trong

-

Luận văn được nghiên cứu bởi 40 BCTC của DN ngành xây dựng niêm yết trên

thời gian 6 năm từ 2004 – 2009. Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng giống các nghiên

thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2011.


cứu trước đó đó là chỉ nghiên cứu trên góc độ tài chính.

Tác giả đã xây dựng mô hình, trình bày các giả thiết liên quan và xử lý số liệu

-

Biến phụ thuộc: được đại diện bởi tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA.

-

Biến độc lập: Tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng

-

bằng phần mềm SPSS 11.5
-

Kết quả đạt được của nghiên cứu: Về mô hình thì tác giả đã đi theo các lý thuyết

của tổng tài sản (GROWTH), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY), thuế thu

tài chính và mô hình các yếu tố tài chính của các DN ở nước ngoài. Nghiên cứu

nhập (TAX), rủi ro kinh doanh (RISK).

này cũng cho thấy tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực lớn đến hiệu quả kinh doanh (theo

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quy mô, tỷ lệ nợ trên vốn CSH và tỷ trọng TSCĐ


chiều âm “–”, tức là DN có tỷ lệ nợ càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp)

có tác động âm (-) với hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu này cho thấy công ty có

vì theo tác giả thì phần lớn các DN xây dựng lệ thuộc quá lớn vào vốn vay. Cuối

tỷ trọng TSCĐ càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp, kết quả này ngược với

cùng nghiên cứu chỉ ra rằng biến tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tỷ trọng tài
sản cố định và quy mô DN không tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

lý thuyết nhưng giống nghiên cứu của Zeitun & Tian và Onaolapo & Kajola; Tỷ lệ
tăng trưởng (GROWTH) và thuế thu nhập (TAX) tác động (+) tác động tích cực

-

Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn TTCK Việt Nam

đến hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh (RISK) có tác động tích cực đáng kể

đang sụt giảm, do đó luận văn chỉ xem xét các yếu tố tác động đến HQKD dựa

đến hiệu quả kinh doanh, điều này phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi

trên góc độ tài chính, tức là các số liệu/chỉ số được truy suất từ sổ sách kế toán

ro và lợi nhuận nhưng lại trái ngược với nghiên cứu của Zeitun & Tian và

của DN.


Onaolapo & Kajola.
1.6.2 Nghiên cứu trong nước
• Nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011)

• Nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)


-10-

-11-

Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”.

Chương 1 tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đề tài như: Tính cấp thiết, mục

-

Biến phụ thuộc: ROA – Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản

tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

-

Biến độc lập: Quy mô tài sản; Kỳ thu tiền bình quân; Tỷ trọng tài sản cố định; Tỷ

và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên


lệ nợ; Rủi ro; Thời gian hoạt động; Tốc độ tăng trưởng doanh thu.

cạnh đó, tác giả cũng đã tổng hợp và trình bày một số các nghiên cứu trước trong nước

Kết quả đạt được của đề tài: Đề tài đã khái quát được tình hình hoạt động sản xuất

và thế giới đã từng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh

kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam.

doanh của các doanh nghiệp. Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn về

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy SPSS 16.0 đã đưa ra được 5 nhân tố tác động

cơ sở lý luận của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Tốc độ tăng trưởng; Quản trị nợ

doanh nghiệp.

-

phải thu khách hàng; Đầu tư tài sản cố định; Cơ cấu vốn; Rủi ro kinh doanh. Từ
đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho các doanh nghiệp.
-

Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu này bị giới hạn trong thời gian 3 năm từ 2010 –
2012 và chỉ nghiên cứu ở 45 doanh nghiệp trên địa bàn cả nước là khá nhỏ so với

phạm vi không gian, cho nên kết quả chưa được phản ánh đúng thật sự. Ngoài ra,
các yếu tố vĩ mô, lạm phát, khủng hoảng, thay đổi tỷ giá và một số đặc điểm riêng
của doanh nghiệp (như trình độ quản lý; phát triển sản phẩm; nghiên cứu thị
trường và sản phẩm…) chưa được xem xét hết trong mô hình nghiên cứu.

1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài các danh mục từ viết tắt, bảng biểu và phụ lục, bố cục của luận văn gồm 5
chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và các đề xuất


-12-

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

-13-

-

2.3.2 Ý nghĩa về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
-

DOANH NGHIỆP
2.3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP


sang kinh tế thị trường, sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để duy

-

Mức độ phát triển SXKD với tốc độ cao.

-

Trên cơ sở đó DN phát huy ưu điểm, đồng thời khắc phục những nhược điểm
trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm

không ngừng nâng cao hiệu quả HĐKD, đây là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi

tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả HĐKD, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh

DN. Đây là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi vì suy
Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có
hiệu quả, hiệu quả SXKD càng cao thì DN càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu
tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến….HĐKD có hiệu quả còn là tiền đề
nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao
động và là điều kiện nâng cao hiệu quả SXKD. Nếu gọi H là HQKD thì H được thể

tranh, tăng tích lũy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.3.3 Phân loại loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Căn cứ theo phạm vi tính toán:
-

Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực như: nhân lực, tài liệu, vật lực, tiền vốn… để đạt được mục tiêu đề ra.


-

Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã

hiện theo công thức như sau:

hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ tay

H = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào

nghề, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức

H = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào
Như vậy “Hiệu quả HĐKD của các DN là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự

Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất.

trì và phát triển DN của mình thì trước hết đòi hỏi các DN phải HĐKD có hiệu quả,

cho cùng thì quản lý kinh tế là để tạo ra được kết quả kinh doanh cao nhất.

Qua phân tích hiệu quả hoạt động SXKD để đánh giá trình độ khai thác và tiết
kiệm các nguồn lực đã có.

2.3.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế bao cấp


Phải đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội

sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân.
-

Hiệu quả an ninh quốc phòng: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào

phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các

HĐKD với mục tiêu lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã

nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh với chi

hội trong và ngoài nước.

phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất” (Nguyễn Văn Phong, 2007). Từ đây cho
thấy, hiệu quả HĐKD của các DN phải thỏa mãn các yêu cầu:
-

Phải do lao động SXKD của DN làm ra, có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý.

-

Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng.

-

Hiệu quả đầu tư: Thể hiện việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
HĐKD nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả cao nhất định trong tương lai
phải lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra.



-14-

-

-15-

Hiệu quả môi trường: Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong HĐKD với

• Hiệu quả HĐKD là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải xem xét mức tương quan giữa kết quả

phát triển của DN: Hàng hóa, của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu xã hội

đạt được về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh môi trường và điều kiện làm việc

được DN tạo ra là thể hiện sự tồn tại của DN, do vậy DN phải đảm bảo được rằng thu

của người lao động.

đủ bù chi phí bỏ ra và phải có lợi nhuận trong hoạt động. Bên cạnh đó DN cần phải có

Các DN luôn phấn đấu trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đạt đồng thời

sự tích lũy trong thời gian hoạt động để làm nền tảng cho quá trình mở rộng sản xuất.

các loại hiệu quả nêu trên, nhưng trong thực tế rất khó có thể đạt đồng thời tất cả các


HQKD càng cao thì DN càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ

mục tiêu đó.

hiện đại, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn…

• Căn cứ theo nội dung tính toán
-

-

• Hiệu quả HĐKD là nhân tố phát triển cạnh tranh trong SXKD: Cạnh tranh là yếu

Hiệu quả dưới dạng thuận: hiệu quả HĐKD được đo lường bằng chỉ tiêu tương

tố không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay, nó làm DN có thể mạnh lên nhưng cũng

đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra, chỉ tiêu này

có thể không còn tồn tại trên thị trường nữa. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc

cho biết cứ mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo được bao nhiêu đơn vị đầu ra.

liệt hơn khi thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh không chỉ về số lượng mà còn

Hiệu quả dưới dạng nghịch: Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ so sánh, chỉ tiêu này

cạnh tranh về chất lượng, giá cả và dịch vụ của hàng hóa nữa, do vậy các DN phải cung

cho biết để có được một đơn vị đầu ra thì cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.


cấp được sản phảm, hàng hóa dịch vụ một cách tốt nhất có thể với giá cả hợp lý. Đồng

2.3.4 Vai trò hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

hành với những cạnh tranh trên là tính hiệu quả của nó, đồng nghĩa với việc giảm giá

Nền kinh tế thị trường hiện nay đang vận động phát triển và cạnh tranh gay gắt

thành, tăng khối lượng hàng hóa bán ra nhưng chất lượng không ngừng được nâng cao.

giữa các DN với nhau, trong khi đó các nguồn tài nguyên sản xuất của xã hội ngày

Do đó, cải tiến khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý theo hướng hiện đại sẽ thúc đẩy

càng giảm sút nhưng nhu cầu của con người thì lại ngày càng đa dạng. Do đó, HĐKD

sự tiến bộ trong kinh doanh.

có hiệu quả là một phương án vô cùng quan trọng, có thể nói nó được ví như là đốt
xương sống của con người và nó được thể hiện thông qua một số vai trò sau:

• Hiệu quả HĐKD là mục tiêu thực hiện tối đa hóa lợi nhuận của mỗi DN: Để thực
hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các DN phải sử dụng

• Hiệu quả HĐKD là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị DN thực hiện nhiệm vụ

nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau, muốn vậy thì DN phải sử dụng một

quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một HĐKD nào thì các DN đều phải huy


nguồn lực nhất định, DN càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu thì sẽ

động và sử dụng các nguồn lực mà các DN có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp

càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu, đây là điều kiện để thực hiện

với mục tiêu mà DN đã đề ra, ở mỗi giai đoạn phát triển của DN thì đều có nhiều mục

mục tiêu lâu dài của DN.

tiêu khác nhau. Thông qua việc tính toán, kiểm tra đánh giá tính hiệu quả cho phép các

2.3.5 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

nhà quản trị tìm ra những mục tiêu hiện tại mà DN đang theo đuổi. Do vậy hiệu quả

Khái niệm về hiệu quả HĐKD đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh trình độ

HĐKD là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng

lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của DN. Tuy nhiên, để hiểu rõ hiểu và

quản trị của mình.


-16-

-17-


ứng dụng được phạm trù vào các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả thì
chúng ta cần nắm rõ một số vấn đề sau đây:
-

Như vậy, sự cần thiết nâng cao HQKD là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn
lực trong sản xuất để đạt được lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn

Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù HQKD thực chất là mối quan hệ so sánh giữa

lực sản xuất thì nâng cao HQKD là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ mô

kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các

hình hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

mục tiêu của DN, mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và so sánh

2.3.7 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

tương đối, do đó để đo lường được HQKD của DN ta phải tính kết quả đạt được
-

và chi phí bỏ ra.

nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó. Mặt khác hiệu quả HĐKD của

Thứ hai: Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả

doanh nghiệp cũng có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một


HĐKD của DN: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm

quốc gia, vì vậy hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của

đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định, các mục tiêu xã hội như: công ăn việc

doanh nghiệp được phân thành các nhóm chỉ tiêu sau:

làm, trình độ văn hóa, dạy nghề, vệ sinh môi trường, nâng cao mức đời sống. Còn

-

Khi đánh giá hiệu quả HĐKD không chỉ xem xét một cách tổng hợp mà còn

• Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt

hiệu quả kinh tế xã hội là phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt được xây dựng cho từng quá trình sản xuất

được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực được sử dụng với

cũng như phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.

kết quả mà doanh nghiệp đạt được.

Hiệu quả trước mắt và lâu dài: Xét về lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh tính hiệu
quả trong suốt cuộc đời DN như: tăng khối lượng sản phẩm bán ra, chi phí giảm

và lợi nhuận tăng. Xét về hiệu quả hiện tại thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện
tại DN đang theo đuổi.

2.3.6 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Sẽ không thành vấn đề bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế, nhưng trên

-

Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được

trong kỳ kinh doanh trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng tài sản

=

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân

thực tế mọi nguồn tài nguyên trên trái đất là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh

hiếm do con người khai thác sử dụng chúng, do vậy bắt buộc con người phải nghĩ đến

nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ

lựa chọn kinh tế một cách tối ưu nhất, sẽ mang lại cho DN HQKD cao nhất, thu được


hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, từ đó phản ánh trình độ, khả năng

nhiều lợi ích nhất. Tuy nhiên sự lựa chọn kinh tế của các DN trong các cơ chế kinh tế

quản lý và tổ chứa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

là không giống nhau, để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường các DN luôn phải nâng

Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên thì chỉ tiêu này cần chi tiết theo

cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín để nhằm tiến tới tối đa

từng đơn vị, từ đó có thể đánh giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp

hóa lợi nhuận.

để có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.


-18-

-19-

Ngoài ra trong một số trường hợp cần thiết, ta có thể thay thế chỉ tiêu “doanh thu
thuần” trong công thức bằng các chỉ tiêu khác như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm …

Số ngày b/q của
1 vòng quay

=


Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần

x

365 (ngày/vòng)

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
Tài sản cố định có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Hệ

doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành

số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn, chứng tỏ hiệu suất sử

chủ yếu từ năng lực của tài sản cố định. Có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố

dụng vốn lưu động càng cao.

định của doanh nghiệp qua chỉ tiêu sau:

- Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp
Năng suất lao động là chỉ tiêu biều hiện khả năng sản xuất, sức sản xuất của lao

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

=


Doanh thu thuần
Tổng tài sản cố định bình quân

động trong doanh nghiệp. Công thức tính:
NSLĐ năm

=

Giá trị sản xuất
Số công nhân sản xuất bình quân năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu
đồng doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng của tài sản cố
định càng cao.

SLĐ ngày (giờ)

=

Giá trị sản xuất
Tổng số ngày (giờ) làm việc của công nhân sản xuất

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động của doanh nghiệp không

Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng có hiệu quả nguồn

ngừng vận động. Việc quay nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ giúp doanh

lao động. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét từng loại hình hoạt động


nghiệp tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền và lợi nhuận.

của doanh nghiệp cũng như từng loại công nhân.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ
luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động hoặc hệ số
đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động (kỳ thu

Tỷ suất chi phí tiền lương/doanh thu

=

Chi phí tiền lương
Doanh thu

Chỉ tiêu phản ánh một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tiền lương. Nếu giá trị

tiền bình quân).
Số vòng quay vốn lưu động

Trong nhiều trường hợp người ta còn sử dụng chỉ tiêu sau:

=

Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân

(vòng)


chỉ tiêu càng cao thì hiệu suất sử dụng lao động càng thấp đồng thời tình hình tài chính
của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
• Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh.

Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả
tổng hợp của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng một cách tổng


-20-

-21-

hợp tất cả các nguồn lực để tạo ra kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu

- Khả năng sinh lợi từ các hoạt động của doanh nghiệp

=

LN thuần SXKD + Khấu hao TSCĐ

x

Doanh thu thuần SXKD


100%

Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu

Chỉ tiêu khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ
tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp.

quả đạt được từ 100 đồng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng của
chỉ tiêu này qua thời gian chỉ ra khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Nó cũng chỉ ra khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một

-

Khả năng sinh lợi của tài sản

bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất, doanh

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) là một chỉ số tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm

Công thức tính như sau:

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

lợi nhuận kiếm được của một doanh nghiệp liên quan đến tài sản.
=

Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần

x

100%

Chỉ tiêu này được xác định qua công thức sau:
Tỷ suất sinh lợi của tài sản
(ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần qua công thức sau:
thu thuần SXKD

=

Lợi nhuận thuần SXKD
Doanh thu thuần SXKD

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân

x


100%

Chỉ tiêu trên phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao

Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi
Tỷ suất lợi nhuận/doanh

=

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giá trị của chỉ tiêu càng cao phản ánh khả năng sinh lợi
của tài sản càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn tài

x

100%

sản của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất này cần tính

Tỷ suất này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm

cho từng đơn vị để đánh giá chình xác hơn sức sinh lời của từng bộ phận. Nếu doanh

hàng hóa. Khi đánh giá chỉ tiêu trên phải xem xét đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần phân tích suất sinh lợi của tài

và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều

sản theo từng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay việc tách riêng


lĩnh vực và có nhiều đơn vị thành viên thì cần tính toán chỉ tiêu này theo từng nhóm

từng loại tài sản phục vụ cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn.

ngành nghề kinh doanh, từng đơn vị để đánh giá toàn diện hơn khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.

Không giống như tỷ suất lợi nhuận khác, chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cổ phần (ROE), đo lường tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) phải bao gồm tất cả

Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợi

các loại tài sản của một doanh nghiệp, nghĩa là tổng tài sản được sử dụng chứ không

nhuận có thể bị tính sai lệch. Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về khấu hao, chỉ tiêu tỷ

phải là tài sản thuần (bao gồm vốn cổ đông, vốn hình thành từ lợi nhuận để lại, vốn

suất lợi nhuận có thể được tính toán lại như sau:

chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, các quỹ dự trữ phát


-22-

-23-

triển dự phòng). Ví dụ như lượng tiền mà doanh nghiệp có được do vay nợ sẽ được cân


KHẢ NĂNG SINH LỢI
CỦA TÀI SẢN (ROA)

bằng với một trách nhiệm tương ứng với một khoản nợ phải trả. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản để đánh giá việc sử
dụng toàn bộ số tiền được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh mà không cần quan
tâm đến nguồn gốc từ vay nợ hay từ vốn chủ sở hữu. David Lindo tin rằng tỷ suất sinh

LN/DT

DT/TS

lợi của tài sản là chỉ số tài chính tốt nhất được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa
lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được và khoản đầu tư vào các tài sản cần thiết để đạt
được lợi nhuận đó. Phần trăm ROA là một cơ sở có thể được sử dụng để đo lường sự
đóng góp lợi nhuận yêu cầu từ các khoản đầu tư mới. Như vậy nó xác định tỷ lệ lợi

LỢI
NHUẬN

DOANH
THU

DOANH THU

DOANH THU HĐ SXKD
DOANH THU TÀI CHÍNH
THU NHẬP KHÁC

nhuận cần thiết để ít nhất có thể duy trì hiệu quả hiện tại và có thể được dùng để thiết

lập một yêu cầu đối với tất cả các khoản đầu tư mới phải đáp ứng mới được phê duyệt.
Mặt khác, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) sẽ giúp nhà quản lý doanh
nghiệp trả lời câu hỏi: “Những gì doanh nghiệp có thể làm được với các tài sản mà
doanh nghiệp có sẵn?”. Nếu như giá trị chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng

DOANH
THU

CHI PHÍ

TÀI SẢN
TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH
TÀI SẢN
LƯU ĐỘNG

BIẾN PHÍ
ĐỊNH PHÍ

quản lý của doanh nghiệp. Do đó, tỷ suất sinh lợi của tài sản là kết quả tổng hợp của
những cố gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử

Hình 2.1. Phương trình Dupont của ROA

dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của nỗ lực mở rộng thị trường tiêu

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) được sử dụng trong nội bộ của doanh

thụ, tăng doanh số và tiết kiệm các chi phí. Điều này được thể hiện thông qua sơ đồ


nghiệp để theo dõi tình hình sử dụng tài sản theo thời gian, theo dõi hoạt động của

phương trình Dupont sau:

doanh nghiệp trong tình hình chung của ngành và so sánh với các doanh nghiệp trong
cùng ngành. Đối với điều này phải được thực hiện một cách có hiệu quả nhằm cung
cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản trị. Do đó, hệ thống kế toán cần phải phân bổ
tài sản một cách chính xác cho các hoạt động khác nhau. Chỉ tiêu ROA có thể cung cấp
các thông tin về hiệu quả tài sản cũng như tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp.
Patricia Fairfield và Teri Lombardi Yohn đã thực hiện một nghiên cứu về tỷ suất sinh
lợi của tài sản. Họ đã chứng minh được rằng phân tích sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi
của tài sản có vai trò quan trọng trong việc dự báo tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong tương lai.


-24-

-25-

Qua công thức tính có thể thấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) phụ

Doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm

thuộc nhiều vào mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp càng sử

vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế thu nhập

dụng nhiều vốn kinh doanh thì càng khó khăn trong việc đạt được một tỷ suất ROA

doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu … Nhà nước sử dụng những


cao. Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà mức độ đầu tư vào tài

khoản thu này để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực

sản mà doanh nghiệp cần sử dụng khác nhau. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp sản

phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

xuất thiết bị lớn như sản xuất ô tô thì cần một khối lượng tài sản hữu hình lớn trong khi

-

Tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống người lao động

đó một doanh nghiệp quảng cáo hay sản xuất phần mềm máy tính chỉ cần một lượng

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước có tình

thiết bị tối thiểu và do đó có thể tạo ra được tỷ suất ROA cao hơn. Tuy nhiên trong

trạng kém về công nghệ sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Do đó để nhanh

trường hợp kinh doanh thất bại, các doanh nghiệp có nhiều tài sản hữu hình lớn có thể

chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các

chuyển đổi thành tiền trong khi một doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là các tài sản trí tuệ

biện pháp nâng cao hiệu quả HĐKD, mở rộng quy mô sản xuất, … từ đó tạo thêm công


sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó mặc dù chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) làm

ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có

cho công việc phân tích cơ bản trở nên dễ dàng hơn, giúp nhà đầu tư nhận ra cơ hội cổ

hiệu quả sẽ góp phần nâng cao mức sống của người lao động.

phiếu tốt và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra nhưng chỉ nên sử dụng trong việc so
sánh đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh.
Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (RE)

Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể
hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã
hội, …

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu

-

Tái phân phối lợi tức xã hội

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền

còn chịu tác động bởi thuế TNDN và cấu trúc nguồn vốn. Vì vậy, để thấy rõ thật sự

trong cùng một quốc gia đặt ra các yêu cầu cần phải có sự phân phối lại lợi tức xã hội


hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh

nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng.

lợi kinh tế của tài sản.
RE

=

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện nay, hiệu quả xã hội được thể hiện

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Tổng tài sản bình quân

x

100%

qua các chỉ tiêu như: Bảo vệ môi trường, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, …
Như vậy, trên thực tế có thể sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá

Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong đề tài này

khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có thể quyết định nên huy động từ nguồn

tác giả chú trọng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả


vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay.

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA).

• Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
-

Tăng thu ngân sách

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP


-26-

2.4.1 Tốc độ tăng trưởng
Kết quả nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007) và nghiên cứu của Fozia Memon,
Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) thì tốc độ tăng trưởng có tác động tích
cực tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-27-

Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định (TSCĐ) có tác động
tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của DN.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản
xuất kinh doanh của DN. Nói cách khác TSCĐ là "hệ thống xương" và “bắp thịt” của

Doanh nghiệp kể từ khi ra đời đã phải đặt ra mục tiêu là tăng trưởng, đây là điều

quá trình kinh doanh. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ có ý


kiện cơ bản để DN có thể tồn tại và phát triển trong suốt quá trình hoạt động của mình.

nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng

Thực tế thì tăng trưởng có thể mang lại cho DN những lợi ích quan trọng như có thể

thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình HĐKD, TSCĐ có vai trò hết

tích lũy về vốn, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để đầu tư HĐKD, xây dựng uy tín với các

sức lớn lao và bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có TSCĐ.

đối tác và các nhà đầu tư.

TSCĐ đó hình thành ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là tài sản của DN hoặc là tài

Tăng trưởng còn giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm

sản đi thuê ngoài. Đối với các DN sản xuất thì giá trị sản lượng hình thành chủ yếu từ

đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Jay Mattie, một

năng lực của TSCĐ vì thế các DN này thường chú trọng đến đầu tư trang thiết bị máy

chuyên gia hàng đầu về cung cấp dịch vụ cho các công ty tư nhân làm việc cho văn

móc, công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất

phòng Pricewater Coopers Boston nhận định rằng “Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ


lượng của sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tốt nhất cho khách hàng. Riêng đối với lĩnh

không theo kịp tốc độ nhu cầu thị trường, một đối thủ khác sẽ tiến lên và đáp ứng bộ

vực xây dựng mà DN đầu tư quá nhiều vào TSCĐ thì lại không mang lại nhiều hiệu

phận nhu cầu đó”.

quả kinh doanh vì đầu tư vào TSCĐ bị chiếm mất một lượng nguồn vốn rất lớn, trong

Về lý thì DN có tốc độ tăng trưởng phát triển sẽ mang lại những lợi ích thiết thực,
một DN phát triển sẽ là người tiên phong và định hình ngành nghề trong thị trường,
xây dựng những rào cản với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy vậy việc tăng trưởng
nhanh sẽ đem lại nhiều rủi ro cho DN, đặc biệt là nguồn tài chính, năng lực quản
lý…không gia tăng theo kịp với tốc độ tăng trưởng. Vì vậy DN cần phải duy trì tốc độ
tăng trưởng một cách phù hợp dựa trên những kế hoạch kinh doanh đã được đưa ra và
quy tụ những nguồn nhân lực tốt nhất có thể, như vậy sẽ làm cho HQKD của DN sẽ
ngày càng được nâng cao hơn và hiệu quả sẽ thay đổi rõ rệt.
2.4.2 Đầu tư tài sản cố định
Theo các nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007); Onaolapo và Kajola (2010);
Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011); Fozia Memon, Niaz Ahmed

khi đó nguồn vốn lưu động trong hoạt động xây dựng lại rất cần thiết và quan trọng.
TSCĐ khi tham gia vào quá trình HĐKD của doanh nghiệp thì vẫn giữ được
nguyên vẹn hình thái vật chất ban đầu của nó, nhưng giá trị của nó sẽ được giảm dần
và được chuyển vào giá trị sản phẩm hoặc chi phí HĐKD dưới hình thức khấu hao. Tỉ
trọng của TSCĐ trong tổng số vốn kinh doanh của DN cao hay thấp phụ thuộc vào tính
chất kinh doanh từng loại hình, mặt khác các chi phí liên quan đến việc sử dụng TSCĐ
như chi phí sửa chữa, chi phí nâng cấp, chi phí thuê chuyên gia… đều có ảnh hưởng tới

lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của DN. Do đó việc đầu tư và sử dụng TSCĐ có ảnh
hưởng trực tiếp tới HQKD của DN. Tuy nhiên hiện nay DN đang nằm trong tình trạng
thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng, vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý TSCĐ và


-28-

-29-

tài sản lưu động (TSLĐ) là rất quan trọng, việc đầu tư vào TSCĐ phải thoả đáng tránh

giảm mạnh do sự gia tăng của chi phí sẽ dẫn đến HQKD của DN bị thụt giảm. Bên

tình trạng thừa TSCĐ và sử dụng không hết năng lực trong khi đó TSLĐ lại thiếu.

cạnh đó, khi DN sử dụng quá nhiều nguồn vốn vay sẽ dẫn đến tình trạng không đảm

Việc sử dụng TSCĐ hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho phép khai thác

bảo được khả năng thanh toán, gây mất uy tín với nhà đầu tư, với khách hàng, với nhà

tối đa năng lực làm việc của TSCĐ góp phần làm giảm tỷ suất chi phí tăng doanh lợi

cung cấp…làm cho DN khó có thể tiếp cận được với các nguồn vốn khác hoặc cơ hội

cho doanh nghiệp. Mặt khác sử dụng TSCĐ hợp lý là một điều kiện đảm bảo giữ gìn

kinh doanh. Đặc biệt hiện nay các DN hay sử dụng các khoản nợ ngắn hạn để thanh

hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảo quản TSCĐ.


toán cho các khoản nợ dài hạn hoặc đầu tư mua sắm, nâng cấp TSCĐ. Những khoản nợ

2.4.3 Cơ cấu vốn (Tỷ lệ nợ)
Lý thuyết của Modigliani và Miller (1958) giả định rằng khi các DN hoạt động
trong một môi trường không có thuế, không có chi phí giao dịch nào, không có chi phí
phá sản và không có bất cân xứng thông tin thì cơ cấu vốn không ảnh hưởng gì đến giá
trị DN hay nói cách khác là DN không thể tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cấu
trúc nguồn vốn. Thực tế lý thuyết này không thể áp dụng vào trong thực tế được vì môi
trường kinh doanh của tất cả các DN của tất cả các quốc gia trên thế giới đều tồn tại
thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cũng theo lý thuyết của Modigliani và Miller (1963), trong trường hợp có thuế
thu nhập doanh nghiệp cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị DN, ưu điểm của
việc sử dụng nợ là khoản chi phí hợp lý được khấu trừ làm giảm lợi nhuận trước thuế,
trong khi đó chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này. Chính vì vậy mà giá
trị DN được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì khi một DN bắt đầu vay nợ, DN đó có lợi về
thuế, chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia
quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Do đó, lý thuyết cơ cấu về vốn tối ưu cho rằng cơ
cấu vốn có tác động đến WACC và giá trị DN hay nói cách khác là có một tỷ lệ nợ tối
ưu, ở đó WACC của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN là lớn nhất. Mặt khác khi gia
tăng tỷ lệ nợ sẽ dẫn đến chi phí HĐKD tăng cao, sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận của
DN. Nếu doanh thu của DN tăng lên là do kết quả của vốn vay nhưng lại làm lợi nhuận

này luôn gắn liền với rủi ro, dễ dẫn đến tình trạng phá sản DN khi khả năng thanh toán
chạm mức báo động.
Như vậy theo lý thuyết của Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và
các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Neil Nagy
(2009), Fozia Memon, Niaz Ahmed và Ghulam Abbas (2012) có thể thấy việc lựa chọn
và sử dụng nguồn vốn như thế nào sẽ tác động đến HQKD của DN, hay nói tóm lại là

tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQKD của doanh nghiệp.
2.4.4 Quy mô doanh nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Zeitun and Tian (2007), nghiên cứu
của Dimitris Margaritis and Maria Psillaki (2008) và Onaolapo and Kajola (2010) thì
quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD đối với các DN.
Đối với các DN có quy mô lớn sẽ có được nhiều điều kiện thuận lợi hơn về tài
chính, về thị phần, về uy tín và thương hiệu….từ đó có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận với
các cơ hội làm ăn cũng như các nguồn vốn. Quy mô của DN có thể hiểu là: giá trị tổng
tài sản, quy mô về vốn, vốn điều lệ, phạm vi hoạt động, số lượng lao động và thu nhập
của người lao động, …. Theo lý thuyết lợi thế kinh tế thì quy mô DN (hay còn gọi là
lợi nhuận tăng dần của DN) được thể hiện khi chi phí bình quân cho một đơn vị sản
phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần so với mức tăng lên của sản lượng sản phẩm, quy mô này
có được là bởi nguyên nhân sau:
-

Tính chuyên môn hóa cao: Khi quy mô HĐKD của DN ngày càng lớn mạnh thì
việc DN thuê thêm lực lượng lao động sẽ là lẽ đương nhiên, những lao động này


-30-

-31-

có thể tập trung vào một công việc cụ thể để làm hoặc chuyên tâm giải quyết công

Bất kỳ DN nào bước vào kinh doanh đều sinh ra công nợ với khách hàng và nhà

việc đó, như vậy sẽ có được hiệu quả hơn rất nhiều, đồng thời nó cũng sẽ tiết


cung cấp, khoản nợ phải thu là một phần nằm trong công nợ đó. Những khoản nợ này

kiệm được thời gian và chi phí đào tạo người lao động.

phát sinh là do khách hàng mua chịu hàng hoá, mua trả góp, đây là khoản tiền mà DN

Làm chi phí cố định giảm thiểu: Chi phí cố định là đầu tư mua sắm các máy móc

bị khách hàng chiếm dụng và số tiền bị chiếm dụng này nhiều hay ít là do uy tín của

trang thiết bị, dây chuyền sản xuất và một số các yếu tố khác để duy trì HĐKD

khách hàng mà có hoặc do tự DN đặt ra hạn mức đối với khách hàng hoặc do đặc tính

của doanh nghiệp, các chi phí cố định này sẽ không thay đổi theo mức sản lượng

của sản phẩm…cho đến khi nào khách hàng thanh toán cho DN thì khoản tiền vốn này

(tăng/giảm) của DN. Do đó, khi sản lượng tăng thì DN sẽ đạt được lợi ích kinh tế

mới coi như không bị chiếm dụng nữa. Có thể nói việc kiểm soát các khoản nợ phải thu

nhờ quy mô này vì các chi phí cố định này không tăng thêm và có thể chia cho

khách hàng trong DN liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, bởi vì khi

nhiều sản lượng hơn, như vậy nó đã làm giảm chi phí cố định bình quân trên một

DN bán chịu hàng hoá dịch vụ cho khách hàng quá nhiều thì chi phí cho các khoản


đơn vị sản phẩm.

phải thu này tăng lên, dẫn đến nguy cơ sinh ra các khoản nợ khó đòi, không có khả

2.4.5 Thời gian hoạt động

năng thu hồi được, có thể dẫn đến tình trạng DN không còn đủ nguồn vốn để tiếp tục

-

Theo nghiên cứu của Neil Nagy (2009) và Onaolapo and Kajola (2010) thì thời

duy trì và đầu tư vào HĐKD nữa. Mặt khác nếu không có chính sách bán chịu cho

gian hoạt động của một doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động

khách hàng thì khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh là lẽ

kinh doanh của doanh nghiệp

đương nhiên, khi đó dẫn đến tình trạng làm giảm doanh thu và làm giảm lợi nhuận.

Thật vậy, đối với các DN có thâm niên hoạt động càng lâu năm bao nhiêu thì càng

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của DN, chỉ tiêu

có nhiều kinh nghiệm trong quá trình HĐKD bấy nhiêu, đồng thời các DN sẽ tích luỹ

số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân sẽ thường được sử dụng.


được nhiều nguồn vốn để đầu tư mở rộng các HĐKD. Mặt khác, về hình ảnh, thông tin

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh

DN đã có mặt trên thị trường rất nhiều năm cũng đã tạo được sự uy tín với khách hàng,

nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều

với nhà cung cấp, với nhà đầu tư…những điều này sẽ giúp cho DN có nhiều cơ hội mở

này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn

rộng thị trường hơn nữa, nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và thu hút

vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của DN bị

được một lực lượng có tay nghề cao. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động

cũng như nâng cao sự cạnh tranh cho DN với các đối thủ khác.

của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh

2.4.6 Quản lý nợ phải thu

nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Có thể

Theo nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011)


tính ra số vòng quay khoản phải thu bằng cách lấy doanh thu thuần (doanh thu không

cho thấy thì khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến

bằng tiền mặt) chia cho trung bình cộng đầu kỳ và cuối kỳ của giá trị các khoản phải

HQKD của doanh nghiệp.

thu (số liệu này được lấy từ bảng CĐKT của doanh nghiệp). Để tính toán hệ số này
chính xác hơn, người ta dùng doanh thu không thanh toán ngay trong kỳ thay cho


-32-

doanh thu trong kỳ. Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình DN mất bao nhiêu ngày

-33-

2.4.8 Tỷ lệ sở hữu nhà nước

để một khoản phải thu được thanh toán, ngược lại với vòng quay khoản phải thu thì kỳ

Đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp là một vấn đề

thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi khoản nợ phải thu của DN càng nhanh,

quan trọng, đặc biệt ở nước ta hiện nay khi Nhà nước đang nắm giữ sở hữu tuyệt đối

khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao. Điều này sẽ giúp cho


hoặc chi phối nhiều doanh nghiệp. Việc áp dụng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá còn phụ

DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc thu xếp nguồn vốn lưu động

thuộc vào từng điều kiện cụ thể, nhưng cần có ít nhất 4 chỉ tiêu là lợi nhuận trên tổng

trong kinh doanh, từ đó cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà DN

tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn chủ sở hữu, và tăng trưởng tổng

đang thực hiện là khả quan.

tài sản. Nhìn chung từ lý thuyết cho đến thực tiễn là phần vốn Nhà nước có đem lại

2.4.7 Rủi ro kinh doanh

hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp, sở hữu Nhà nước hoàn toàn có thể đóng góp tích

Rủi ro là điều không ai mong đợi trong kinh doanh nhưng một khi đã bước vào
kinh doanh thì phải chấp nhận “sống chung”, nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng

cực vào việc nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
2.4.9 Yếu tố ngành nghề kinh doanh

tránh, biết hạn chế tổn thất khi có rủi ro, đó là giải pháp tích cực và rủi ro trong kinh

Một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng đến việc HĐKD của các công ty cũng

doanh có thể chia làm hai loại: Rủi ro phụ thuộc vào chính sách của DN (rủi ro môi


phải nói đến là lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Trong cơ chế thị trường ở nước ta

trường bên trong) và rủi ro phụ thộc vào môi trường kinh doanh (rủi ro môi trường bên

hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề kinh doanh đem lại lợi nhuận cao

ngoài). Theo quan điểm của trường phái truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất

đều bị rất nhiều các DN dòm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó, do vậy các DN đã

mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn xảy ra cho DN.

lựa chọn ngành nghề kinh doanh rồi buộc phải khai thác triệt để những lợi thế sẵn có

Theo quan điểm của trường phái hiện đại thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được,

của mình và tăng cường phạm vi chiếm lĩnh thị trường để đem lại được hiệu quả kinh

vừa mang tính tiêu cực và vừa mang tính tích cực, rủi ro có thể vừa mang lại những lợi

doanh tốt nhất cho DN mình. Bởi vì trong mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều có

ích và cơ hội.

những lợi thế và lợi nhuận khác nhau.

Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley thì “Lợi nhuận là phần thưởng rủi ro trong
kinh doanh”, nếu không có mối quan hệ này thì DN sẽ không bao giờ chấp nhuận rủi ro
trong HĐKD để thu hút được nhiều lợi ích hơn. Lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi
nhuận cũng cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả HĐKD của DN càng tăng. Theo

nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cũng đưa
ra kết luận tương tự với lý thuyết kinh tế của F.B Hawley về mối quan hệ thuận chiều
giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, nếu HĐKD của
DN gặp quá nhiều rủi ro mà không có biện pháp hay khả năng phòng tránh để giảm
thiểu và hạn chế những ảnh hưởng đó thì sẽ dẫn đến tiêu cực trong HĐKD.


×