Bài tiểu luận: QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Bài 1: Phân tích sự khác biệt giữa quản lý rừng truyền thống với quản lý rừng bền vững?
Trình bày quy trình đánh giá quản lý rừng bền vững cho đơn vị quản lý rừng theo tiêu
chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC)?
1. Phân tích sự khác biệt giữa quản lý rừng truyền thống với quản lý rừng bền vững.
Quản lý rừng bền vững
Khái niệm: Quản lý rừng truyền
thống là quản lý mang tính chất đơn
thuần là quản lý về mặt hành chính,
quản lý diện tích rừng, bảo vệ diện
tích có sẵn là chủ yếu. Trong đó, hoạt
động chủ yếu là chỉ tập trung vào việc
khai thác tài nguyên rừng sẵn có chủ
yếu là gỗ rừng tự nhiên và một số các
lâm sản phụ khác mà không quan tâm
đến vấn đề tái tạo, phục hồi, chưa chú
trọng đến các yếu tố xã hội và môi
trường.
Nguyên nhân:
- Nhận thức của con người về vấn đề
môi trường chưa được quan tâm một
cách đúng mức.
- Nhu cầu gỗ tự nhiên để sử dụng cho
chế biến và gia dụng cao.
- Chưa bị ảnh hưởng bởi các hiện
tượng biến đổi thời tiết, khí hậu cực
đoan.
Hậu quả:
- Tài nguyên rừng ngày một suy giảm
một cách nghiêm trọng cả về số lượng
lẫn chất lượng kéo theo hàng loạt các
Quản lý rừng truyền thống
Khái niệm: Quản lý rừng bền vững là việc đóng
góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển.
Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi
trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu
hiện tại và tương lai.
- Định nghĩa về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban
Quốc Tế về Môi Trường và Phát Triển được đưa
ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi. Đó là:
“Quản lý bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hướng tới khả năng tái tạo
để đáp ứng nhu cầu tương lai”
- Có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng
bền vững, nhưng nhìn chung đều có ý nghĩa như
sau: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý
rừng để đạt được 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể
đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất
dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không
làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng
suất sau này, cũng như không gây ra các tác động
xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”
Nguyên nhân:
- Nhận thức của con người về vấn đề môi trường
ngày một nâng cao.
- Rừng ngày một suy giảm về chất lượng mặc dù
độ che phủ vẫn được duy trì, dẫn đến sự đa dạng
sinh học giảm theo, từ đó kéo theo nhiều hiện
tượng thời tiết khí hậu cực đoan: Mưa axit, hiện
tượng nóng lên toàn cầu, sa mạc hóa, nước biển
dâng, Elnino…
- Đòi hỏi phải có một chiến lược lâu dài chung tay
giúp sức mang tính toàn cầu về việc ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Kết quả:
- Đảm bảo kinh doanh rừng bền vững lâu dài liên
tục với năng suất chất lượng ngày càng cao.
- Bảo đảm kinh doan rừng phải tuân thủ các quy
1
hệ lụy như hiện tượng khí hậu thời
tiết cực đoan: mưa axit, hiện tượng
nóng lên toàn cầu, hiện tượng sa mạc
hóa....nước biển dâng, lũ lụt, xói mòn,
phá vỡ đa dạng sinh học.
- Người dân sống gần rừng phải đối
mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh
tế khó khăn khi ngày càng khan hiếm
các loại lâm sản lấy ra từ rừng để
bán…, dẫn đến việc đời sống không
được đảm bảo phải chật vật vì những
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cơm, áo,
gạo, tiền, làm mất đi tương lai con
trẻ…, môi trường sống thì ngày càng
ô nhiễm vì những lề thói làm ăn thiếu
tính khoa học…
định, luật pháp của nhà nước, thực hiện tốt nghĩa
vụ đóng góp với xã hội.
- Đảm bảo kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng
sinh học của rừng đồng thời không ảnh hưởng xấu
đối với các hệ sinh thái khác.
- Rừng được duy trì về chất lượng – đa dạng sinh
học, và số lượng – độ che phủ. Môi trường được
cải thiện, các hiện tượng biến đối khí hậu sẽ có
chiều hướng ngày càng giảm.
- Đời sống của người làm rừng ngày một nâng cao,
do được xã hội quan tâm một cách đúng mức giúp
giải quyết được các vấn đề tạo công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhâp…, giá trị
của rừng không chỉ dừng lại ở mỗi lâm sản mà còn
có giá trị về mặt môi trường.
2. Quy trình đánh giá quản lý rừng bền vững cho đơn vị quản lý rừng theo tiêu chuẩn
của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC)
2.1. Lập tổ đánh giá.
Để thực hiện việc đánh giá quản lý rừng thì việc đầu tiên là phải quyết định hình
thức đánh giá, có 2 hình thức đánh giá:
- Đánh giá nội bộ: do các cán bộ của chủ rừng thực hiện.
- Đánh giá do bên ngoài: do các chuyên gia tư vấn đánh giá.
a, Đánh giá nội bộ (ĐGNB):
- Được thực hiện bằng cách lập một tổ chuyên gia nội bộ lớn nhỏ tuỳ theo tầm cỡ
(quy mô) của đơn vị để thực hiện việc xác định những khiếm khuyết, trong chứng chỉ rừng,
còn gọi là lỗi không tuân thủ (LKTT) tiêu chuẩn.
- ĐGNB có ưu điểm là ít tốn kém, chủ động về nhân sự và thời gian, ít phải hội họp
tham khảo ý kiến, nhưng nhược điểm là dễ bỏ sót khiếm khuyết hoặc nặng về nhận xét chủ
quan, nhất là khi các kiểm tra viên chưa hoàn toàn hiểu bộ tiêu chuẩn.
b, Đánh giá do bên ngoài (ĐGBN):
- Khi đơn vị quản lý không có chuyên gia hoặc chưa có đủ kinh nghiệm thì có thể
thuê chuyên gia ngoài để thực hiện kiểm tra xác định khiếm khuyết, gọi là đánh giá do bên
ngoài. Như vậy:
- ĐGBN là cần thiết khi chủ rừng cảm thấy chưa thật tự tin vào năng lực nội bộ hoặc
chưa hoàn toàn hiểu bộ tiêu chuẩn.
2
- Kết quả kiểm tra đánh giá do bên ngoài sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
chuyên gia, do đó việc chọn chuyên gia phải hết sức cẩn thận. Nên thuê các chuyên gia đã
từng thực hiện công việc này ít nhất là vài lần. Có thể nhờ các tổ chức chứng chỉ FSC hoặc
các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực QLRBV theo tiêu chuẩn FSC giới thiệu chuyên gia.
- Dù là ĐGBN thì cũng rất cần có sự phối hợp của các chuyên gia nội bộ vì họ chính
là những người sẽ thực hiện sửa chữa những LKTT đã xác định. Đối với các chủ rừng là
doanh nghiệp nhà nước thì còn cần có sự tham gia của cán bộ Chi cục lâm nghiệp hoặc Sở
NN và PTNT, nhất là người có nhiệm vụ theo dõi về quản lý rừng.
c, Thành lập tổ đánh giá.
- Tổ đánh giá cần có Tổ trưởng chịu trách nhiệm chung và có ít nhất 6 ngưởi, trong
đó phải có ít nhất 1 lâm sinh, một môi trường-bảo tồn và 1 kinh tế-xã hội. Tổ sẽ chia làm 3
nhóm để đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn liên quan của mỗi nhóm như sau:
Nhóm đánh giá
Đánh giá thực hiện các tiêu chuẩn
Kinh tế
5, 7, 8
Môi trường
6, 9, 10
Xã hội
1, 2, 3, 4
Hộp 2: VÍ DỤ VỀ MỘT TỔ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THÀNH LẬP.
- ĐGNB: Nhóm KT: Chuyên gia kinh tế của Công ty + thành viên
Nhóm XH: Chuyên gia xã hội của CT + thành viên
Nhóm MT: Chuyên gia lâm sinh-môi trường của CT + thành viên
- ĐGBN:
Nhóm
Tổ chức đánh giá
Đơn vị chủ rừng
Kinh tế
Chuyên gia kinh tế
Cán bộ kinh tế
Xã hội
Chuyên gia xã hội
Cán bộ xã hội
Môi trường
Chuyên gia lâm sinh-môi Cán bộ lâm sinh-môi
trường
trường
Ghi chú
Phối hợp của
các cơ quan
quản lý
- Các lỗi không tuân thủ được xác định bằng cách so sánh trực diện những nội dung
trong các văn bản liên quan quản lý rừng của đơn vị và việc thực hiện những nội dung đó
ngoài hiện trường với bộ tiêu chuẩn, và được trình bày trong báo cáo kết quả kiểm tra.
3
Hộp 3: VÍ DỤ VỀ LỖI KHÔNG TUÂN THỦ ĐƯỢC NHẬN DẠNG VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC.
Yêu cầu hoạt
động khắc phục
Lỗi không tuân
thủ
Lớn
Nhỏ
X
Liên quan đến Tiêu chuẩn, Tiêu chí và Chỉ số: 1.6.1.
Công ty có cam kết bằng văn bản về tôn trọng chính sách và tuân
thủ lâu dài các tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng. Nhân viên
của các đơn vị quản lý rừng, ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện
ở địa phương được tập huấn và đã được truyền đạt trong cuộc
họp vè cam kết này. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thông
báo công khai.
Yêu cầu hoạt động khắc phục :
Công ty cần tiến hành công bố: tôn trọng các tiêu chuẩn chứng chỉ của Hội đồng
quản trị rừng một cách công khai.
Thời gian khắc phục
Tháng ....năm ...
Bằng chứng hoàn thành Công ty lâm nghiệp đã có bản cam kết tuân thủ các tiêu
khắc phục lỗi
chuẩn của Hội đồng quản trị rừng và đã được đăng tải
công khai trên Website của Công ty.
2.2. Lập kế hoạch đánh giá
- Bản kế hoạch đánh giá phải đủ chi tiết, bao gồm:
+ Những hoạt động cụ thể của tổ đánh giá,
+ Thời gian thực hiện,
+ Người chịu trách nhiệm thực hiện,
+ Danh mục những tài liệu hay văn bản cần kiểm tra,
+ Những hiện trường cần đến khảo sát đánh giá,
+ Dự kiến sẽ làm việc hoặc phỏng vấn với ai, ở đâu,
+ Phương tiện và kinh phí cần thiết trong đợt đánh giá.
- Nếu chuyên gia tư vấn được thuê để tham gia kiểm tra đánh giá quản lý rừng thì họ
sẽ cùng với cán bộ của chủ rừng lập kế hoạch này. Nếu địa bàn đánh giá quá rộng hay phức
tạp, gồm nhiều khu rừng khác nhau thì có thể chọn một số khu rừng điển hình cho mỗi loại
để đến thăm đánh giá.
Hộp 4: VÍ DỤ VỀ KHUNG BẢN KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
1) Chức năng của đánh giá : Tóm tắt các mục tiêu đánh giá
2) Đánh giá sự tuân thủ của những Đơn vị quản lý rừng (Cty Lâm nghiệp) so với tiêu
chuẩn chứng chỉ
3) Những điều kiện và yêu cầu các hoạt động khắc phục
4
4) Phạm vi đánh giá
5) Những nội dung sẽ được đánh giá
6) Báo cáo hoạt động quản lý rừng
7) Sự khai báo các bên liên quan
8) Tiêu chuẩn được sử dụng
9) Thời gian đánh giá
10) Ngân sách và chi phí
a, Hiểu bộ tiêu chuẩn của Việt nam
Để thực hiện được tiêu chuẩn thì trước hết và rất quan trọng là phải hiểu chính xác
tiêu chuẩn. Nhưng nhiều khi đây là công việc không phải dễ vì những nguyên nhân như:
- Các bộ tiêu chuẩn thường được trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn sâu, không
phổ thông, chẳng hạn như những cụm từ tiêu chí, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, chuỗi
hành trình sản phẩm v.v.
- Định nghĩa các thuật ngữ chuyên môn nhiều khi không đồng nhất giữa các chuyên
ngành hay giữa địa phương này với địa phương kia;
- Các yêu cầu của tiêu chuẩn có thể không rõ ràng cụ thể, có thể hiểu theo nhiều
cách, nhất là khi không được định lượng
- Người đọc chưa được qua các lớp đào tạo hoặc tấp huấn cần thiết, v.v
Vì vậy chủ rừng nên dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu tiêu chuẩn.
Dưới đây là một số cách để hiểu tiêu chuẩn:
- Cùng đọc và thảo luận giải thích cho nhau có thể giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề,
- Hỏi các chủ rừng lân cận đã được chứng chỉ hoặc đang thực hiện tiêu chuẩn để
được chứng chỉ theo quy trình FSC. Cách này nhanh gọn dễ hiểu và rất hiệu quả. Ở Việt
Nam có các Công ty lam nghiệp Đoan Hùng, Xuân Đài, Sông Thao, Thanh Hòa, Yên Lập
thuộc Tổng Công ty Giấy; Lâm trường Sơ Pai, Hà Nừng (Gia Lai), Hương Sơn (Hà Tĩnh),
Long Đại (Quảng Bình) đang thực hiện tiêu chuẩn FSC,
- Nhờ chuyên gia địa phương giải thích, nhất là những người đã từng tham gia xây
dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia của VN,
- Đề nghị Viện QLRBV và CCR (ISFMC) giải thích. Đây là cách tốt nhất, nhưng có
thể mất nhiều thời gian nếu không có liên lạc bằng thư điện tử (email),
- Hỏi các chuyên gia của các tổ chức đang thực hiện các chương trình hay dự án về
thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng FSC ở địa phương ( như WWF, TFT,ISFMI),
- Tra cứu tài liệu, sách chuyên môn.
b, Thực hiện đánh giá
5
Thực hiện đánh giá quản lý rừng bao gồm :
- Đánh giá trong phòng ;
- Đánh giá ngoài hiện trường
- Tham vấn các cơ quan hữu quan
Các chỉ số của mỗi tiêu chí cần được phân làm 4 loại theo phương pháp đánh giá:
Loại 1: Những chỉ số chỉ có thể đánh giá trong phòng ,
Ví dụ chỉ số 5.1.2 – Có tài liệu lưu trữ về đầu tư và tái đầu tư cho các hoạt động về
kinh tế, xã hội, và môi trường;
Loại 2: Những chỉ số chỉ có thể đánh giá ngoài hiện trường ,
Ví dụ chỉ số 3.1.2 – Chủ rừng không thực hiện bất kỳ hoạt động gì trên đất rừng do
người dân sở tại quản lý hợp pháp hoặc theo phong tục nếu không được họ tự nguyện đồng
ý;
Loại 3: Những chỉ số cần kết hợp đánh giá trong phòng và ngoài hiện trường ,
Ví dụ chỉ số 3.3.1 - Những địa danh có ý nghĩa văn hoá, lịch sử, sinh thái… được
xác định rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa, có biển hiệu và quy ước bảo vệ những địa
danh đó và có sự nhất trí của người dân sở tại.
Loại 4: Những chỉ số cần tham khảo ý kiến các quan quản lý để đánh giá.
Ví dụ chỉ số: 1.5.2 Không có những vi phạm nghiêm trọng như khai thác và vận
chuyển gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép xảy ra trong 3 năm vừa qua mà ở cấp ủy ban nhân
dân xã hoặc cấp cao hơn xử lý theo luật quốc gia hiện hành.
Ngoài ra, tổ đánh giá cũng cần chọn ra những tiêu chí hoặc chỉ số không áp dụng
(hay không liên quan) đối với đơn vị. Những tiêu chí hoặc chỉ số này sẽ không được xem
xét trong quá trình khảo sát đánh giá.
- Đánh giá trong phòng
+ Khi thực hiện đánh giá trong phòng làm việc, tổ đánh giá mời những người có liên
quan đến quản lý rừng cung cấp thêm thông tin và trả lời những câu hỏi liên quan đến công
việc do họ phụ trách hay thực hiện.
+ Nhiệm vụ của đánh giá trong phòng làm việc là khảo sát các văn bản, tài liệu, sổ
sách liên quan đến quản lý rừng như kế hoạch sản xuất kinh doanh , các bản hướng dẫn,
quy trình, các bản báo cáo định kỳ và hàng năm, các báo cáo về kết quả giám sát đánh giá,
các hợp đồng khai thác v.v.,
So sánh nội dung các văn bản tài liệu đó với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn của VN để có
thể thấy những văn bản nào phù hợp hoặc chưa phù hợp, những tiêu chuẩn tiêu chí nào đã
được thực hiện tốt hoặc chưa tốt và ở mức độ nào.
6
Cách làm tốt nhất là đối chiếu từng tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số với các tài liệu liên
quan và phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách việc thực hiện các tiêu chuẩn - tiêu chí đó.
- Đánh giá ngoài hiện trường
Hoạt động này là để đoàn đánh giá kiểm tra xem những việc làm ngoài hiện trường
có đúng như trong kế hoạch, quy trình, hướng dẫn và các báo cáo v.v đã công bố hay
không.
+ Thường thì tổ đánh giá sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm để khảo sát sao cho có
thể nắm được đầy đủ nhất về các hoạt động quản lý rừng ngoài hiện trường như bài cây
khai thác, làm đường vận chuyển gỗ, chăm sóc rừng sau khai thác, cắm mốc các khu bảo
tồn, các biện pháp phòng chống tác động xấu đối với môi trường v.v.
+ Cần có cán bộ chuyên môn phụ trách công việc được đánh giá đi theo để giải thích
hoặc trả lời các câu hỏi của tổ đánh giá.
+ Một phần quan trọng của đánh giá ngoài hiện trường là phỏng vấn những người có
liên quan đến quản lý rừng như cán bộ công nhân của chủ rừng làm việc tại hiện trường,
chính quyền địa phương, các tổ chức có các hoạt động trong vùng , và người dân sở tại.
Nhiều khi những người được hỏi có thể cảm thấy khó nói ra sự thật hay suy nghĩ của mình
trước mặt cán bộ quản lý của chủ rừng, vì vậy tổ đánh giá có thể đề nghị cán bộ đó lánh ra
chỗ khác để cuộc phỏng vấn được hoàn toàn tự nhiên thoải mái.
+ Để đạt được kết quả tốt tổ đánh giá thường phải có phương pháp khuyến khích
người được phỏng vấn trả lời một cách cởi mở chân thành.
Mỗi nhóm đánh giá cử một người ghi Phiếu đánh giá (Biểu 1). Phiếu chỉ được ghi
sau khi đã thống nhất trong cả nhóm. Từng thành viên Nhóm đánh giá cho điểm độc lập,
sau đó lấy giá trị trung bình để ghi vào phiếu (cột 4). Mức độ thực hiện chỉ số được đánh
giá theo thang điểm:
1.
Hoàn chỉnh : 8,6-10 điểm
2.
Khá: 7,1 – 8,5
3.
Trung bình: 5,6 – 7,0
4.
Kém: 4,1 – 5,5
5.
Rất kém: dưới 4,1
Biểu 1: Phiếu đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn của FSC
Ngày
tháng
năm
Phiếu số:……….
Họ và tên nhóm đánh giá:…………….
7
Tiờ
u
chớ
Ngun
kim
chng
Ch s
(1)
1.1
(2)
Thc
hin
(3)
(4)
im s
Nhn
xột
TP
H
T
TV
T
B
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1.1.1 Chủ rừng lu giữ các
văn bản pháp luật, những
quy định của chính quyền và
cộng đồng địa phơng có liên
quan đến quản lý rừng.
1.1.2 Tất cả cán bộ, công
nhân và ngời lao động nắm
đợc nội dung những văn bản
chính có liên quan đến chức
trách và nhiệm vụ của mình.
Ghi chỳ:
Ct (1): Ghi s hiu tiờu chớ (trong bng tiờu chun)
Ct (2): Ghi s hiu ch s (trong bng tiờu chun)
Ct (3): Ghi cỏc ngun kim chng
Ct (4): Mụ t vic thc hin ch s: thc hin/cha thc hin
Ct (5): Ghi im s ỏnh giỏ trong phũng
Ct (6): Ghi im s ỏnh giỏ hin trng
Ct (7): Ghi im s ỏnh giỏ quam tham vn
Ct (8): Ghi im s trung bỡnh
Ct (9): Ghi nguyờn nhõn li khụng tuõn th v kh nng khc phc (d, khú) hoc
ghi ch s khụng ỏp dng
8
Biểu 2: Phiếu đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)
1. Quản lý chất lượng
- CoC 1.1: Cty quản lý rừng phải định rõ người/vị trí trách nhiệm để thực Có
hiện hệ thống kiểm soát CoC
Không
Phát hiện:
- COC 1.2: Tất cả nhân viên liên quan phải chứng minh được sự nhận thức
về các quy định và khả năng của Công ty trong việc thực hiện hệ thống kiểm Có
Không
soát CoC của Công ty.
Phát hiện:
- CoC 1.3: Hướng dẫn về quy đinh/làm việc của Công ty phải đưa ra được
sự kiểm soát có hiệu quả các sản phẩm rừng có chứng chỉ của FSC từ cây
đứng rồi được vận chuyển ra đến cửa rừng .
Các quy định đối với sự tách riêng và nhận dạng tự nhiên những
nguyên liệu có chứng chỉ của FSC từ những nguyên liệu không được chứng
chỉ của FSC.
a) Các quy định đảm bảo rằng nguyên liệu không đựơc chứng chỉ của FSC
không được đại diện như là nguyên liệu có chứng chỉ của FSC trong các
giấy tờ vận chuyển và bán
b) Các quy định đối với việc bán các sản phẩm có chứng chỉ của FSC bao
gồm mã đăng ký chứng chỉ của FSC của Cty quản lý rừng và khai báo
FSC (thuần túy FSC ) trong tất cả tài liêu vận chuyển và bán .
Có
Không
c) Các thủ tục hồ sơ ghi chép để đảm bảo tất cả các hồ sơ áp dụng liên quan
sản xuất và bản sản phẩm có chứng chỉ của FSC( thí dụ tóm tắt khai
thác, tóm tắt mua bán, hóa đơn, vận đơn) được lưu trữ tối thiểu là 5 năm.
d) Các thủ tục để đảm bảo sự tuân thủ với tất cả các yêu cầu sử dụng
thương hiệu của FSC.
Phát hiện: a)….b)…..c)……d)……e)
c, Xác định lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục
- Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng và đánh giá ngoài hiện trường Tổ đánh
giá sẽ họp để các nhóm trình bày kết quả đánh giá những tiêu chuẩn được phân công, thảo
luận chung và đi đến kết luận có những nội dung nào của tiêu chuẩn chưa được chủ rừng
thực hiện, tức là những LKTT, và đưa ra các khuyến nghị khắc phục (KNKP) những lỗi đó.
9
- Việc này được thực hiện trên cơ sở tổ đánh giá so sánh những thông tin tư liệu đã
thu nhận được trong quá trình đánh giá với Bộ nguyên tắc của VN. Những LKTT được
chia làm 2 loại là LKTT lớn và LKTT nhỏ.
+ LKTT lớn được xác định khi cả một nội dung của tiêu chuẩn, thường là phần lớn
các tiêu chí không được thực hiện, điểm trung bình của các tiêu chí dưới 5,6.
Ví dụ tiêu chuẩn yêu cầu chủ rừng phải xác định những khu rừng có giá trị bảo tồn
cao và có các giải pháp hữu hiệu để duy trì và bảo vệ các khu rừng đó, nhưng việc này hoàn
toàn chưa được thực hiện, và đây là một LKTT lớn, hậu quả là có một KNKP lớn được đề
nghị.
+ LKTT nhỏ được xác định khi có một phần của một nội dung nào đó của tiêu
chuẩn, chẳng hạn như một số chỉ số (thích hợp đối với chủ rừng) chưa được thực hiện.
Trong ví dụ trên, nếu chủ rừng đã tiến hành xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn
cao nhưng chưa có các giải pháp thực sự hữu hiệu để bảo vệ các khu rừng đó, thì đây là một
LKTT nhỏ, và một KNKP nhỏ sẽ được nêu ra. Những chủ rừng có những LKTT nhỏ có thể
vừa đồng thời tiến hành khắc phục những lỗi đó vừa đề nghị được cấp chứng chỉ rừng.
d, Họp kết thúc đánh giá.
- Kết quả đánh giá quản lý rừng sẽ được Tổ đánh giá viết thành báo cáo sơ bộ sau
khi tiến hành họp tổ để thống nhất những nội dung của bản báo cáo.
- Trong báo cáo sơ bộ Tổ đánh giá trình bày cả những ưu điểm của chủ rừng trong
các khâu quản lý, tức là những điểm đã hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn, và những phát hiện
về LKTT và những KNKP, kèm theo một danh sách những LKTT và KNKP.
- Báo cáo sơ bộ được gửi cho chủ rừng và các bộ phận liên quan để đọc và chuẩn bị
ý kiến nhận xét trước khi tổ chức một cuộc họp kết thúc giữa chủ rừng và tổ đánh giá.
- Trong cuộc họp kết thúc, nếu chủ rừng thấy có những phát hiện LKTT và KNKP
của tổ đánh giá không chính xác do tổ đã nhận được những thông tin sai lệch hoặc chưa
tiếp cận được thông tin, thì chủ rừng đưa ra bằng chứng và cung cấp thêm thông tin để tổ
đánh giá xác minh lại để sửa lại báo cáo sơ bộ, loại bỏ LKTT và KNKP sai đó.
- Sau khi đã xác minh lại những điểm nêu trên, Tổ đánh giá viết báo cáo chính thức
về tình hình quản lý rừng của đơn vị và kết thúc nhiệm vụ.
- Báo cáo chính thức của tổ đánh giá sẽ là cơ sở để chủ rừng lập kế hoạch khắc phục
những LKTT nhằm đáp ứng yêu cầu của VN.
e, Lập kế hoạch khắc phục LKTT
- Sau khi nhận được báo cáo chính thức của Tổ đánh giá, chủ rừng tiến hành họp cán
bộ chủ chốt của đơn vị để phổ biến những phát hiện và khuyến nghị của tổ đánh giá, đồng
thời xây dựng kế hoạch khắc phục những LKTT ghi trong báo cáo.
10
- Bản kế hoạch phải đủ chi tiết, bao gồm các mục: những việc làm cụ thể, thời gian
thực hiện, người chịu trách nhiệm thực hiện, và nguồn kinh phí vật tư cần thiết. Một điểm
quan trọng cần đặc biệt lưu ý là cần mời những người sẽ trực tiếp thực hiện kế hoạch tham
gia xây dựng kế hoạch khắc phục LKTT để đảm bảo rằng kế hoạch sẽ sát với tình hình
thực tế, có tính khả thi cao.
- Xác định những việc cần làm
+ Chỉ khi xác định được thật cụ thể cần phải làm gì để khắc phục những LKTT thì
mới có thể lên kế hoạch thực hiện những công việc đó.
+ Khối lượng công việc tuỳ thuộc LKTT là nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp. Vì
những LKTT nhỏ là những khiếm khuyết chỉ có tính tạm thời, không hệ thống, tác động
của nó chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, nên việc khắc phục thường có thể được tiến hành
nhanh gọn và ít tốn kém.
+ Ví dụ: Những việc khắc phục LKTT nhỏ như bổ xung tài liệu lưu trữ, thực hiện
công bố bản tóm tắt kế hoạch quản lý, hay điều chỉnh lại chương trình đào tạo, v.v.
+ Những LKTT lớn là những khiếm khuyết liên tục tiếp diễn trong thời gian dài, có
tính hệ thống, ảnh hưởng tới diện lớn, hoặc có tính chất giả tạo (ví dụ như dùng nhãn mác
giả...). Ví dụ, việc khắc phục LKTT lớn như phải thực hiện xác định các khu rừng có giá trị
bảo tồn cao, hay phải xây dựng lại kế hoạch quản lý, phải tiến hành đánh giá tác động môi
trường, xã hội v.v. Việc khắc phục những LKTT lớn thường mất nhiều thời gian và kinh
phí, có khi còn phải thuê tư vấn.
- Kế hoạch thời gian
+ Cố gắng tối đa định lượng công việc để trên cơ cở đó có kế hoạch thời gian hợp lý
khi nào bắt đầu khi nào kết thúc.
+ Trường hợp có các LKTT lớn thì phải xác định các ưu tiên và phân thành các giai
đoạn thực hiện.
+ Khi xác định kế hoạch thời gian cần xem xét kỹ những tình huống sau đây:
* Có một số công việc chỉ có thể được thực hiện sau khi đã thực hiện xong một hay
một số công việc khác. Trường hợp này rõ ràng là phải ưu tiên thực hiện trước những việc
khác đó.
* Có thể do có khó khăn về nhân lực nên một số người được phân công phải làm
nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian nào đó. Trong trường hợp này cần bố trí thời
gian sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng khi thì quá dồn dập, khi thì ít việc làm.
* Cũng cần tính đến những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
công việc như điều kiện thời tiết, những thay đổi về cơ chế, tổ chức v.v và có giải pháp hạn
chế những ảnh hưởng đó.
11
* Khi thực hiện kế hoạch thường có thể phát sinh những tình huống mới có thể gây
trở ngại, nhất là đối với những công việc phải thực hiện trong thời gian dài, trên địa bàn
rộng, vì vậy nên có quy định định kỳ xem xét điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Nếu đơn vị
đang thực hiện kế hoạch hàng năm hay kế hoạch dài hạn, hoặc những chương trình kinh tế,
xã hội, môi trường khác thì có thể lồng ghép kế hoạch khắc phục LKTT với những chương
trình hay kế hoạch đó.
- Người chịu trách nhiệm thực hiện, kinh phí, vật tư
Mỗi công việc đều phải có người chịu trách nhiệm thực hiện. Nếu là công việc liên
quan đến nhiều bộ phận, cần nhiều người thực hiện, thì phải có người cầm đầu, chịu trách
nhiệm chính.
Đối với mỗi công việc cần xác định rõ cần bao nhiêu người làm, kể cả thuê chuyên
gia, bao nhiêu kinh phí, vật tư, lấy từ nguồn nào, vào thời gian nào, và ai chịu trách nhiệm
cung ứng. Chuyên gia ngoài, nhất là những chuyên gia đã từng tham gia các chương trình
cải thiện quản lý rừng vì mục tiêu CCR FSC có thể giúp tính toán việc này rất hiệu quả.
- Thực hiện kế hoạch
+ Kế hoạch đã lập xong phải gửi cho các bộ phận liên quan và các cá nhân được
giao trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Đối với những công việc nhỏ lẻ, do một vài người
thực hiện thì thường không gặp trở ngại gì đáng kể, nhưng việc thực hiện những công việc
lớn, phức tạp thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và nhiều khi phải qua những
thủ tục vật tư tài chính phức tạp.
+ Nói chung, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch người chịu trách nhiệm chính của
những công việc lớn nên gặp thủ trưởng các bộ phận để được cam kết là sẽ được đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, vật tư, kinh phí v.v.
+ Một điểm quan trọng nữa là những người thực hiện kế hoạch phải hiểu thật tốt họ
phải làm những việc gì và làm như thế nào, trong thời gian bao lâu. Những công việc cần
làm hàng ngày hay hàng tuần và ai làm cần được ghi lên bảng treo trong phòng làm việc,
và đánh dấu theo dõi việc gì đã làm việc gì chưa.
- Giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch
+ Giám sát đánh giá rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt được
mục tiêu trong khuôn khổ thời gian đã định.
+ Trong mọi trường hợp đều cần có một kế hoạch giám sát đánh giá phù hợp với
phạm vi và cường độ hoạt động thực hiện kế hoạch khắc phục những LKTT.
+ Có ba hình thức giám sát đánh giá là không chính thức, chính thức và bất thường.
* Giám sát đánh giá không chính thức:
12
Giám sát đánh giá không chính thức là hình thức kiểm tra bình thường và đơn giản
hàng tuần hay hàng tháng tuỳ theo tính chất công việc, và do người nhóm trưởng hay tổ
trưởng của nhóm/tổ đó thực hiện, mục đích là để kiểm tra xem công việc có được thực hiện
theo đúng yêu cầu không, tiến độ đến đâu, có khó khăn gì v.v.
Hình thức giám sát đánh giá này giúp phát hiện kịp thời những sai sót nhỏ để có giải
pháp khắc phục.
Đối với những đơn vị lâm nghiệp hay chủ rừng quy mô nhỏ và những chủ rừng quy
mô lớn nhưng không có những LKTT lớn phải khắc phục thì chỉ cần giám sát đánh giá
không chính thức là đủ.
* Giám sát đánh giá chính thức:
Khi chủ rừng phải thực hiện khắc phục những LKTT lớn, thời gian khắc phục dài,
thì thường phải thực hiện giám sát đánh giá chính thức.
Có hai cách thực hiện công việc này:
Trưởng các tổ, nhóm hay người chịu trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản tình
hình, tiến độ thực hiện công việc được giao.
Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, có thể kết hợp với báo cáo chung của đơn vị,
Nhược điểm là độ chính xác không cao do nhiều khi cán bộ thực hiện không muốn
báo cáo về thiếu sót hay thất bại. Nếu có các mẫu biểu báo cáo được thiết kế chi tiết thì có
thể hạn chế được một phần nhược điểm này.
Tiến hành giám sát đánh giá định kỳ nội bộ. Đơn vị tổ chức đoàn đánh giá đến kiểm
tra tai chỗ việc thực hiện các công việc được giao, họp với những người tham gia thực hiện
công việc để nghe họ trình bày về những việc đã làm được, những việc chưa làm được,
những khó khăn tồn tại v.v.
Ưu điểm của hình thức này là có thể thu thập được thông tin một cách chính xác
hơn, khách quan hơn, và nhiều khi còn phát hiện ra những vấn đề mà những người thực
hiện không thấy.
Nhược điểm là cồng kềnh và tốn kém, phụ thuộc vào nguồn nhân lực và quỹ thời
gian cho phép. Tuy nhiên, đối với những đơn vị quản lý rừng quy mô lớn đã có nền nếp về
đánh giá nội bộ thì hình thức này là hiệu quả nhất.
* Giám sát đánh giá bất thường: Khi việc thực hiện kế hoạch gặp phải một vấn đề
nào đó khiến có yêu cầu phải điều chỉnh ngay kế hoạch thì có thể phải thực hiện giám sát
đánh giá bất thường nội bộ. Hình thức này được thực hiện không theo định kỳ để giải quyết
những tình huống bất thường.
13
Bài 2: Điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích và tính theo trữ lượng về trạng
thái cân bằng, ổn định?
- Tính theo diện tích:
Hạng mục
đvt
Tuổi
Cộng
1
2
3
4
tích ha
149,0
131,2
122,1
Sản lượng ha
cân bằng,
ổn định
143,0
143,0
143,0
Diện
thực
5
6
7
146,0 147,5
151,2
154,0
1001,0
143,4 143,0
143,0
143,0
1001,0
- Tính theo trữ lượng:
Hạng mục
ĐVT
Tuổi
1
Cộng
2
3
4
5
6
7
Trữ lượng m 3
thực
1.520
1.049,6
976,8
1.168
1.180,8
1.209,6
1.232
80.080
Sản lượng m 3
cân bằng,
ổn định
1.144
1.144
1.144
1.144
1.144
1.144
1.144
80.080
(Ghi chú: Học viên cần vẽ biểu đồ thuyết minh cho bảng điều chỉnh để minh họa)
14
1. Điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích về trạng thái cân bằng ổn định:
Đơn vị tính: ha
Năm Tuổi lâm phần
khai
2
3
thác 1
Thuyết minh
4
5
6
2014
2015
132
2016
123,8
2017
119,3
2018
2019 6
116,3
131,2
23,7
19,2
7
143
Khai thác 143 ha ở tuổi 7.
Sau đó trồng lại 143 ha.
11
Khai thác 11 ha ở tuổi 7 và
132 ha ở tuổi 6. Sau đó
trồng lại 143 ha.
Khai thác 19,2 ha ở tuổi 6
và 123,8 ha ở tuổi 5. Sau
đó trồng lại 143 ha.
Khai thác 23,7 ha ở tuổi 5
và 119,3 ha ở tuổi 4. Sau
đó trồng lại 143 ha.
Khai thác 26,7 ha ở tuổi 4
và 116,3 ha ở tuổi 3. Sau
đó trồng lại 143 ha.
26,7
Khai thác 5,8 ha ở tuổi 3
và 131,2 ha ở tuổi 2 và 6
ha ở tuổi 1. Sau đó trồng
lại 143 ha.
5,8
Khai thác 143 ha ở tuổi 1.
Sau đó trồng lại 143 ha.
2020 143
Biểu đồ minh họa điều chỉnh sản lượng rừng theo diện tích về TT cân bằng ổn định
15
2. Điều chỉnh sản lượng tính theo trữ lượng về trạng thái cân bằng:
Đơn vị tính: m3
Năm
khai
thác
Tuổi lâm phần
1
2
Thuyết minh
3
4
5
6
Khai thác 1144 m3 ở tuổi 7.
1144 Nuôi dưỡng để rừng đạt trữ
lượng 1144 m3
2014
2015
1056
2016
990,4
2017
2018
7
953,6
929,6
190,4
153,6
88
Khai thác 88 m3 ở tuổi 7 và
1056 m3 ở tuổi 6.
Nuôi dưỡng để rừng đạt trữ
lượng 1144 m3
Khai thác 153,6 m3 ở tuổi 6 và
990,4 m3 ở tuổi 5.
Nuôi dưỡng để rừng đạt trữ
lượng 1144 m3
Khai thác 190,4 m3 ở tuổi 5 và
953,6 m3 ở tuổi 4.
Nuôi dưỡng để rừng đạt trữ
lượng 1144 m3
Khai thác 214,4 m3 ở tuổi 4 và
929,6 m3 ở tuổi 3.
214,4
Nuôi dưỡng để rừng đạt trữ
lượng 1144 m3
16
2019
2020
47,2
1049,6
Khai thác 47,2 m3 ở tuổi 3 và
1049,6 m3 ở tuổi 2 và 47,2 m3 ở
tuổi 1. Nuôi dưỡng để rừng đạt
trữ lượng 1144 m3
47,2
Khai thác 1144 m3 ở tuổi 1, còn
dư 328,8 m3 ở tuổi 1. Nuôi
dưỡng để rừng đạt trữ lượng
1144 m3
1144
Biểu đồ minh họa điều chỉnh sản lượng tính theo trữ lượng về trạng thái cân bằng
17