Tải bản đầy đủ (.docx) (205 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

THANH TOÁN QUỐC TẾ
⃝○⃝
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI THỦY SẢN
Tên nhóm: Nhóm 4
Lớp:
GVHD:

13DQT09
Hà Minh Hiếu

1


Danh sách nhóm 4 – THANH
TOÁN QUỐC TẾ
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

Ngô Minh Quang
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Nguyễn Sơn Tuyền
Trần Minh Quân
Trần Thị Thùy Trang
Trần Hữu Phước
Trần Hạnh Nhân
Đỗ Lan Chi
Nguyễn Minh Tiến
Nguyễn Thị Mai Xuân
Lê Thị Hồng Phương
Nguyễn Thị Thanh Tu
Đặng Thanh Xuân
Nguyễn Thị Cẩm Tu
Nguyễn Ngọc Yến Nhi
Lê Thị Thuy Phượng
Trần Uyên Phương

2



3


Contents

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ L/C.
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC
TẾ:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát
sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác,
hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

II.

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHỦ YẾU:

1.1.

1.PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN:
KHÁI NIỆM:

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số

tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm và

4


thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu
cầu.
CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN:
+ Chuyển tiền bằng thư: MT (Mail Transfer): là hình thức chuyển tiền
trong đó lệnh thanh toán (bank draft) của NH chuyển tiền được chuyển
bằng thư cho ngân hàng trả tiền
1.2.

+ Chuyển tiền bằng điện TT (Telegraphic Transfer): là hình thức
chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được
thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho NH trả tiền bằng Telex
hay bằng Swift
1.3.

TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ:
Ngân hàng bên
bán

(4)

(5)

Người
Người bán
bán


Ngân hàng bên
mua
(3)

(1)

(2)

Người
Người mua
mua

Ký hợp đồng ngoại thương
(1) Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương người bán cung cấp
hàng hóa, dịch vụ và chứng từ cho người mua
(2) Người mua đối chiếu, kiểm tra bộ chứng từ với hợp đồng nếu thấy
hoàn toàn phù hợp thì đến ngân hàng phục vụ mình viết đơn yêu cầu
chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng bên mua kiểm tra (giấy ủy nhiệm chi, số tiền trên tài
khoản người mua, và chữ ký) có phù hợp hay không
5


(4) Nếu những kiểm tra ở bước (3) hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng
bên mua sẽ trích tiền trong tài khoản của người mua chuyển cho ngân
hàng bên bán
(5) Ngân hàng bên bán chuyển tiền cho người hưởng lợi (trực tiếp hoặc
gián tiếp qua ngân hàng khác).
2.


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU:
2.1.
KHÁI NIỆM:
Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong
đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ
cho khách hàng sẽ ký phát hối phiếu ủy thác cho ngân hàng của mình
thu hộ trên cơ sở hối phiếu đã lập ra. Vấn đề sử dụng phương thức nhờ
thu trên cơ sở “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522 của Phòng
Thương mại quốc tế (URC522).
2.2.

CÁC ĐIỀU KIỆN TRAO CHỨNG TỪ NHỜ THU:

Điều kiện D/P: (document against payment) là điều kiện thanh toán trả
tiền ngay khi chứng từ được xuất trình. NH chỉ trao chứng từ khi nhà
NK trả tiền hàng. Thông thường nhà nhập khẩu phải thanh toán trong
vòng 3 ngày làm việc sau khi bộ chứng từ được xuất trình
Điều kiện D/P X days sight: là quy tắt nhờ thu trong đó lệnh nhờ thu
quy định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ được
xuất trình nhà NK phải trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ
Thông thường thời gian xuất trình không quá 30 ngày
Điều kiện D/A (document against acceptance) là điều kiện thanh toán
mà nhà nhập khẩu kí chấp nhận trả tiền trên hối phiếu để được nhận bộ
chứng từ
Đối với nhà NK thì D/A rủi ro hơn D/P
Phân loại:

6



Có 2 loại nhờ thu
Nhờ thu trơn: là phương pháp mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ số
tiền hối phiếu ở người mua nhưng không kèm theo điều kiện gì cả.
Nhược điểm: phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán
vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của người mua không có một sự
ràng buộc nào. Người mua có thể nhận hàng rồi không chịu thanh toán
hoặc kéo dài thời gian thanh toán
Nhờ thu kèm chứng từ: khác với nhờ thu trơn là phương thức thanh
toán mà người bán sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ
chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ
ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người
mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ
cho người mua để họ đi nhận hàng, (nếu chứng từ là phương thức D/P,
documentary against payment – trả tiền trao chứng từ) hoặc kí chấp
nhận trả tiền (nếu là phương thức D/A, documentary against
acceptance – chấp nhận trả tiển trao chứng từ). như vậy so với nhờ thu
trơn, phương thức này đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự
ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của
người mua
3.

PHƯƠNG THỨC TRAO CHỨNG TỪ TRẢ TIỀN:
Người bán

2
))

Người mua


Ngân hàng

7


Bước 1: Người mua yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (trust
account). Số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng và nó được dùng
thanh toán cho tổ chức xuất khẩu theo đúng thỏa thuận giữa ngân hàng
và nhà nhập khẩu về việc nhà nhập khẩu mở tài khoản tín thác.
Bước 2. Ngân hàng thong báo cho nhà xuất khẩu về việc mở tài khoản
tín thác và những yêu cầu xuất trình chứng từ . sau đó nhà xuất khẩu
cung ứng hàng sang cho bên nhập khẩu theo thỏa thuận trên hợp dồng
Bước 3: Trên cơ sở giao hàng, nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho
ngân hàng chỉ định thanh toán
Bước 4: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, nếu đúng thì thanh toán cho bên
xuất khẩu và trừ vào tài khoản tín thác
Bước 5 Ngân hàng chuyển nhượng bộ chứng từ cho bên nhập khẩu và
quyết toán tín thác
4.

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ:
Đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế
vì nó khắc phục được những rủi ro mà 2 phương thức trên gây ra cho
người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một
Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng
(Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một
người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận
hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này

xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Theo điều 2 UCP 600:“Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô
tả hoặc đặt tên thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam

8


kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một
xuất trình phù hợp.”
4.1.

GIỚI THIỆU VỀ THƯ TÍN DỤNG L/C (Letter of
Credit)

*Khái niệm:
Thư tín dụng ( Letter of Credit – viết tắt là L/C) là một cam kết
thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chứng tài chính
( thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C ( thông
thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều
kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả
các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong
thư tín dụng và phù hợp với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
(ISBP).
4.2.

QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG L/C:


Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc nhập khẩu lập giấy đề nghị mở
L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơng vị xuất khẩu nhận
được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến. Toàn bộ quy trình
này liên quan đến 4 bên: đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C,
ngân hàng thông báo, và đơn vị xuất khẩu, trong đó đơn vị nhập
khẩu và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động .Chi tiết về chu
trình mở L/C được trình bày trên sơ đồ , nhìn sơ đồ này bạn có thể
thấy quy trình mở L/C gồm có 3 bước:


Lập giấy đề nghị mở L/C



Mở L/C

9




Thông báo L/C
Chi tiết từng bước được trình bày và giải thích dưới đây:
(2(2)L/C
L/CADF

-

Bước 1: Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương
mại.


-

Bước 2:Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương( hoặc đơn đặt
hàng), tổ chức nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C ( nơi đơn vị
nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ để yêu ngân hàng mở 1 L/C cho
người bán hay người xuất khẩu) khi lập giấy đề nghị mở L/C cần
chú ý những điểm cơ bản sau:

-

Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở L/C do Ngân hàng
mở L/C ấn hành.

10


-

Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi đưa
những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C.

-

Tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu
thuẫn. Tuy nhiên, khi cần điều chỉnh hợp đồngcũng có thể thay đổi
một số nội dung đã ký.

-


Lập tối thiểu là 2 bản L/C. Sau khi NH ký nhận, đóng đấu sẽ gửi trả
lại cho đơn vị 1 bản. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề
tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu với NH mở L/C và là cơ sở để
NH soản thảo L/C gửi bên xuất khẩu.

-

Ngoài giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khẩu còn phải gửi kèm các
chứng từ sau:

-

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.

-

Giấy phép nhập khẩu lô hàng

-

Hợp đồng thương mại

-

Phương án kinh doanh

-

Báo cáo tài chính…




Bước 3:
Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng
từ có liên quan, NH trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực
hiện ký quỹ (mức ký quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của
NH mở L/C). Khi quyết định mở L/C, NH mở L/C phải hiểu rằng
chính NH mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C
cho dù người mở L/C có tiền hay không, còn tồn tại hay phá sản.
Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh , tài chính
11


của người mở. Đặc biệt, là hiệu quả của phương án nhập khẩu
hàng hóa. Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông
qua NH thông báo tại nươc xuất khẩu. Việc chuyển thư được thực
hiện bằng đường bưu chính hay điện tín hoặc hệ thống SWIFT.


Bước 4:

_Khi nhận được thư tín dụng của NH mở L/C gửi đến. NH thông
báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận, báo điện mở L/C rồi chuyển
bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản “ Nguyên
văn”(nhận thế nào thì chuyển thế đó). Nếu gửi bằng thư thì kèm chữ
ký, gửi điện thì kèm mã. Lưu ý việc thông báo L/C có thể qua 2 NH.
*Chẳng hạn dưới đây minh họa 3 trường hợp của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (VCB)



Trường hợp 1:
VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng mở và trực tiếp thông báo
cho người thụ hưởng là khách hàng của VCB. Điều này được thể
hiện trong L/C bằng câu “ Please advised beneficiary…” và được
thực hiện theo quy trình thông báo đơn giản, nhanh chóng và ít tốn
kém chi phí nhất như dưới đây, vì người thụ hưởng chỉ chịu một
lần phí thông báo.
Ngân hàng phát
hành L/C



Người thụ
hưởng

VCB HCM

Trường hợp 2:
VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển
đến. Do ngân hàng mở L/C không có quan hệ đại lý với VCB
12


HCM, nhưng khách hàng thì có quan hệ giao dịch tại đây, nên việc
thông báo L/C phải được thực hiện qua trung gian nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho khâu kiểm tra và thanh toán L/C. Ví dụ, Ngân
hàng Tatlee Bank Singapore muốn mở L/C cho một người thụ
hưởng có yêu cầu giao dịch tại VCB HCM. Tuy nhiên, Ngân hàng
không có quan hệ đại lý với VCB HCM mà chỉ có quan hệ đại lý
với Eximbank. Lúc này Ngân hàng mở sẽ gửi L/C đến Eximbank

và yêu cầu Eximbank chuyển tiếp đến VCB HCM để thông báo
cho khách hàng . Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu: “
Advising through Vietcombank Hochiminh City Branch”. Khi tiếp
nhận loại L/C này, VCB HCM chỉ cần kiểm tra chữ ký hoặc mã
test của ngân hàng thông báo thứ nhất vì trước khi chuyển L/C đến
cho VCB HCM thì ngân hàng này đã kiểm tra tính xác thực của
L/C này rồi.
Ngân hàng
phát hành L/C

Ngân hàng thông
báo thứ nhất

VCB

Người thụ
hưởng

Trong quy trình này, người thụ hưởng phải chịu phí thông báo mà
cả hai Ngân hàng đều thu cho dịch vụ của mình, ngoài ra còn các
phí thông báo tu chỉnh nếu có sau này.


Trường hợp 3:
Ngược lại VCB HCM cũng tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành
và chuyển đến ngân hàng thông báo thứ hai để ngân hàng này
thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng thông báo
thứ hai là ngân hàng Eximbank thì điều này được thể hiện trong
L/C bằng câu: “Advise through Eximbank Hochiminh”


13


Ngân hàng phát
hành L/C

VCB
HCM

Ngân hàng thông
báo thứ nhất

Người thụ
hưởng

Nhìn vào sơ đồ ta thấy VCB HCM chỉ là người trung chuyển L/C
đến NH thông báo thứ hai. Tuy nhiên khi tiếp nhận L/C này, VCB
HCM phải có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi
chuyển đến cho NH thông báo thứ hai. Việc kiểm tra nội dung của
L/C sẽ do NH thông báo thứ hai đảm trách. Trong trường hợp này
người thụ hưởng cũng phải chịu hai lần phí thông báo và phí tu
chỉnh (nếu có)


Bước 5:
Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do NH thông báo gửi đến tiến
hành kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán đã ký. Sau khi
kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên
nhập khẩu. Nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều
chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới được giao

hàng.



Bước 6:
Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo
đúng điều khoản trong L/C xuất trình cho ngân hàng thông báo để
yêu cầu thanh toán.



Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang
ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.
14




Bước 8:
NH mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu
gửi đến tiến hành kiểm tra với những điều khoản quy định trên L/C
đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp NH mở L/C sẽ thanh toán cho
bên xuất khẩu theo lệnh của NH thông báo.



Bước 9:
Nhận được điện báo về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất
khẩu, ngân hàng báo cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối
phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận

được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C



Bước 10:

Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển
bộ chứng từ cho người xin mở L/C (người nhập khẩu). Nếu tổ chức
nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy vào trường hợp mà ngân hàng
mở L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này
là giấy đề nghị mở thư tín dụng đơn vị nhập khẩu gửi cho ngân hàng
khi yêu cầu mở thư tín dụng.


Bước 11:
Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C
trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.
4.3.

CÁC LOẠI L/C:
4.3.1. CÁC LOẠI L/C CƠ BẢN:
4.3.1.1.
THƯ TÍN DỤNG CÓ THỂ HỦY
NGANG(Revocable L/C):
Là loại L/C mà khi được phát hành thì Ngân hàng
phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà
15


4.3.1.2.


không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi. Loại L/C
này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho Người
hưởng lợi, do đó ít được sử dụng.
THƯ TÍN DỤNG KHÔNG HỦY
NGANG(IrrevocableL/C):

Là loại L/C sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C
không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội
dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể hủy ngang là một
sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với người
hưởng lợi L/C, vì vậy L/C này được áp dụng rất phổ biến trong thanh
toán quốc tế.
4.3.1.3.

THƯ TÍN DỤNG XÁC NHẬN(Confirmed L/C):

Là một loại thư tín dụng không thể hủy nagng được một Ngân hàng khác
xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/C. L/C này đã
được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, do vậy độ
an toàn của nó rất cao.
THƯ TÍN DỤNG MIỄN TRUY ĐÒI(Irrevocable
without recourse):
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi được trà
tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi
lại tiền Người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp
nào. Khi dùng lạo L/C này Người hưởng lợi phải ghi
trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người kí phát”
(without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi
như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi

trong thanh toán quốc tế.
4.3.2. CÁC LOẠI L/C ĐẶC BIỆT:
4.3.2.1.
L/C CHUYỂN NHƯỢNG(Tranferable L/C)
4.3.1.4.

16


Là loại L/C trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có
thể yêu cầu Ngân hàng phát hành L/C hoặc là Ngân hàng được chỉ định
chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay
nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi chịu.
4.3.2.2.

L/C TUẦN HOÀN(Revoling L/C):

Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có
giá trị như cũ và cứ như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị
hợp đồng được thực hiện.
L/C tuần hoàn cần phải ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùngvà số lần tuần
hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ
có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay
không nếu không cho phép thì nó gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy
(non.Cumulative Revoling L/C),nếu cho phép thì gọi là L/C tuần hòan
tích lũy (cumulative Revoling L/C).
Có 3 cách tuần hoàn:
- Tuần hoàn tự động: tức là nó tự động có giá trị như cũ, không cần có
sự thông báo của Ngân hàng phát hành L/C cho người hưởng lợi.

- Tuần hoàn hạn chế: tức là chỉ khi nào Ngân hàng phát hành L/C thông
báo cho người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
- Tuần hoàn bán tự động: Tức là sau khi L/C trước sử dụng xong nếu sau
một vài ngày mà Ngân hàng phát hành L/C không có ý kiến gì về L/C kế
tiếp thì nó lại tự động có giá trị như cũ.
4.3.2.3.

L/C GIÁP LƯNG(Back to back L/C):

Người hưởng lợi L/C dùng một L/C này như một tài sản thế chấp để yêu
cầu phát hành L/C khác cho Người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát
hành sau gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng dùng trong mua bán trung
gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng

17


bởi vì họ không muốn lộ bí mất khách hàng của mình. Cần phân biệt
L/C gốc và L/C giáp lưng qua những điểm sau:
- hai L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau.
- Số chứng từ của L/C giáp lưng phài nhiều hơn L/C gốc
- Kim ngach L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này
do người trung gian hưởng để chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa
hồng của họ.
- Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.
4.3.2.4.

L/C ĐỐI ỨNG(Reciprocal L/C):

Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng

với nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi “L/C này chỉ có giá
trị khi Người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho
người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải có câu “L/C này
đối ứng với L/C số... mở ngày... qua Ngân hàng...”
Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán
hàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức
gia công xuất khẩu. Tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều
phức tạp.
4.3.2.5.

L/C THANH TOÁN TRẢ CHẬM(Deferred
payment L/C)

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó Ngân hàng phát hành
L/C hay là Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ
thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy
định rõ ràng trong L/C đó. Đây là một loại L/C trả chậm từng phần.
4.3.2.6.

L/C ĐIỀU KHOẢN ĐỎ(Red clause L/C)

Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi L/C trước khi
giao hàng . Ngân hàng phát hành L/C điều khỏan đỏ quy định , Người

18


hưởng lợi L/C trước ngày giao hàng x ngày được quyền kí paht1 hối
phiếu trơn đòi thu tiền Ngân hàng phát hành kèm theo với một L/G của
Ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C

điều khoản đỏ hoặc một L/C dự phòng hoặc một kì phiếu có kí bảo lãnh
của Ngân hàng. Gọi là L/C điều khoản đỏ vì trong nội dung L/C có một
điều khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ. Ngày nay người thay điều
khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in nghiêng, đậm.
4.3.2.7.

L/C DỰ PHÒNG(Standby L/C)

Là L/C do NH phục vụ người xuất khẩu phát hành trong đó cam kết với
người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, ứng trước và chi
phí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trường hợp Người xuất khẩu không
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C.
4.3.2.8.

L/C CÓ ĐIỀU KHOẢN TTR(Telegraphic transfer
reimbursement L/C)

Là loại L/C thông thường nhưng L/C có quy định: cho phép NH phục vụ
người hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp
với những điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện (telex)
đòi tiền ngân hàng mở L/C. được áp dụng trong trường hợp hai ngân
hàng có quan hệ thân tín với nhau

CÁC LOẠI CHỨNG TỪ TRONG NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ(LC)
1. VẬN ĐƠN ( Bill of lading – B/L)
1.1.
KHÁI NIỆM:

III.


Vận đơn (bill of lading) là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ
tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) cấp
cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp
nhận để vận chuyển.

19


1.2.

TÁC DỤNG:



Khai hải quan xuất nhập khẩu



Chứng từ thanh toán với ngân hàng



Chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng



Xác định lượng hàng đã gửi đi
1.3.


NỘI DUNG:



Tên tàu và tên người vận tải



Tên người gửi hàng



Cảng xếp, dỡ hàng



Tên người nhận (hoặc theo lệnh, hoặc không ghi rõ)



Tên hàng



Ký mã hiệu hàng hóa



Số lượng kiện




Trọng lượng cả bì hoặc thể tích



Cước phí, phụ phí



Điều kiện thanh toán



Thời gian và địa điểm cấp



Số bản gốc



Chữ ký (người vận tải, thuyền trưởng, người đại diện thuyền trưởng)



Cơ sở pháp lý

20





Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận
tải.
1.4.

PHÂN LOẠI:



Phê chú trên vận đơn



Vận đơn hoàn hảo là vận đơn không ghi chú khiếm khuyết của
hàng hóa hay bao bì.



Vận đơn không hoàn hảo là loại vận đơn trên đó người chuyên chở
có ghi chú xấu về hàng hóa hay bao bì.



Thời gian cấp và bốc xếp hàng.



Vận đơn đã xếp hàng nghĩa là vận đơn đã được cấp khi hàng hóa

đã nằm trên tàu.

1

Vận đơn nhận hàng để xếp là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa
được xếp lên tàu..Trên B/L không ghi rõ ngày tháng được xếp
xuống tàu .Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi
lấy vận đơn dã xếp hàng.

2

Vận đơn hỗn hợp là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều phương tiện
vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận
đơn này đã được phòng thương mại quốc tế thừa nhận trong khuôn
khổ hiệp hội những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA
combined B/L.

3

Vận đơn rút gọn là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu.
o Cách

3

chuyển nhượng:

Vận đơn theo lệnh là B/L theo người chuyên chở sẽ giao hàng theo
lệnh người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận hàng.

21



4

Vận đơn đích danh là B/L trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người
hàng , do đó hàng chỉ có thể giao được cho người có tên trong
B/L .

5

Vận đơn xuất trình hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không
ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai.
Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cần vận đơn xuất trình
cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao
tay.
o Cách

chuyên chở



Vận đơn đi thẳng cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một con
tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến
cảng .



Vận đơn đi suốt là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng
hóa giữa các cảng bằng 2 hay nhiều tàu thuộc 2 hay nhiều chủ khác
nhau. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng

hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dở cuối cùng.



Vận đơn đa phương thức là B/L do các tàu tham gia chuyên chở
cấp, loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà
thôi

2. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI(Commercial invoice).
ĐỊNH NGHĨA:
 Là chứng từ cơ bản


Do người bán lập sau khi mở hàng



Yêu cầu người mua trả tiền theo tổng số hàng ghi trên hóa đơn.
22


2.1.

TÁC DỤNG:



Sử dụng thay thế cho hối phiếu




Khai hải quan



Thế chấp vay ngân hàng



Kê khai chi tiết về hàng



Thông báo kết quả giao hàng ( bản sao)
2.2.

1. Ngày

NÔI DUNG:

lập

2. Tên

và địa chỉ người bán, người mua

3. Tên

hàng hoặc tên dịch vụ được mua bán


4. Số

lượng hàng hóa

5. Giá

đơn vị

6. Tổng

giá trị

7. Và:

số lượng kiện, loại bao bì, kí mã hiệu, trọng lượng cả bì, trọng
lượng tịnh, số và ngày kí họp đồng, ngày gửi hàng, điều kiện giao
hàng và thanh toán.

3.

PHIẾU ĐÓNG GÓI: (Packing List)
3.1.
ĐỊNH NGHĨA :

-

Liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện
hàng nhất định.

-


Do người sản xuất, xuất khẩu lập khi đóng gói hàng hóa

-

Tác dụng: tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm điểm hàng hóa

23


-

Lập thành 3 bên:

-

1 bên gửi theo kiện hàng

-

1 bên gửi trong lô hàng

-

1 bên kèm trong bộ chứng từ hàng hóa
3.2.

NỘI DUNG:




Tên người bán



Tên hàng



Tên người mua



Số hiệu hóa đơn



Số thứ tự kiện hàng



Cách đóng gói (thùng, bao, hòm,...)



Số lượng hàng trong kiện



Trọng lượng hàng hóa




Thể tích kiện hàng



...

4.



GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA: (C/OCERTIFICATE OF ORIGIN )
4.1.
KHÁI NIỆM:
Giấy chứng nhận xuất sứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm
quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp
dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất sứ, chỉ rõ
nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa.

24




C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất sứ hàng hóa: Giấy chứng nhận
xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hóa, xuất
xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.
4.2.


PHÂN LOẠI:



Form P: xác nhận nơi xuất xứ của hàng hóa



Form A: đối với mỗi quốc gia thuộc hệ thống ưu đãi phổ cập GSP



Form O : mặt hàng cà phê và được NK và những nước thuộc hiệp
hội cà phê thế giới



Form X: mặt hàng cà phê đi các nước ngoài hiệp hội



Form T: hàng dệt may vào thị trường EU



Form B: không thuộc yêu cầu các form khác.

5.


GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM( Insurance certificate )
5.1.
ĐỊNH NGHĨA:
Giấy chứng nhận bảo hiểm là tài liệu xác nhận rằng khách hàng đã
mua bảo hiểm. Khách hàng là người hoặc tổ chức đã tham gia mua
bảo hiểm từ một đại lí của công ty bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm cho thấy trách nhiệm của 2 bên khi
tham gia dịch vụ bảo hiểm. Nó bao gồm tên công ty bảo hiểm và
tên khách hàng ngoài ra nó còn cung cấp các chính sách, thời gian
bảo hiểm, địa chỉ khách hàng và những thông tin khác.
Nói một cách khác giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng thể
hiện sự tồn tại của thỏa thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó.
5.2.

TÁC DỤNG:

25


×