Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị văn phòng tại Vụ Khoa học Công nghệ Địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.21 KB, 54 trang )

Báo cáo kiến tập
Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà
LỜI NÓI ĐẦU

Việt nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức đòi hỏi đất nước chúng ta không ngừng đổi mới, toàn diện trên tất cả
mọi lĩnh vực nhằm nâng cao ưu thế và khả năng canh tranh của mình. Để tận dụng
một cánh triệt để những cơ hội trong công tác điều hành về quản lí nhà nước và quản
lí xã hội về các lĩnh vực cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy lãnh
đạo để tăng tính chủ động cũng như ứng phó với những sự thay đổi của tình hình hiện
nay. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển đa dạng của các ngành
nghề, con người phải có vốn kiến thức, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn thì mới
đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.
Ngày nay, bộ máy văn phòng với đội ngũ nhân viên và người quản lí không thể thiếu
ở bát kì cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên nguồn nhân lực vừa có kiến thức vừa có kĩ
năng chuyên môn để thực hiên tốt các nghiệp vụ của văn phòng tại các cơ quan còn
rất thiếu.
Nhận thấy từ nhu cầu thực tiễn của xã hội cũng như tình hình về nguồn nhân lực của
đội ngũ văn phòng nói riêng và năng lực đáp ứng của nhà trường.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức cho sinh viên Khoa
Quản trị Văn phòng đến kiến tập ở các cơ quan, tổ chức trong thời gian một tháng từ
ngày 20/4/2015 đến ngày 25/5/2015.
Với chức năng quyền hạn của mình Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trường
đào tạo công tác hành chính với các ngành học phong phú như: Quản trị Văn phòng,
văn thư lưu trữ, tin học, thông tin thư viện, quản trị nhân lực… đặc biệt là chuyên
ngành Quản trị Văn phòng là ngành rất cần thiết của xã hội hiện đại - phục vụ nguồn
nhân lực trong quá trình hội nhập của đất nước.
Được sự đồng ý và tiếp nhận của Lãnh đạo Vụ Phát triển Khoa học Công nghệ Địa
phương sự quan tâm của Khoa Quản trị Văn phòng thời gian qua em đã hoàn thành


đợt kiến tập tại Vụ Phát triển Khoa học Địa phương thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

1


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
Kiến tập ngành nghề là một nội dung quan trong trong trương trình đào tạo ngành
Quản trị Văn phòng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm kết hợp giữa lí luận và
thực hành,được xác định như một môn học và là một trong những điều kiện để xết dự
thi tốt nghiệp.
Kiến tập giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học để bước đầu tìm hiểu thực
tiễn công tác van phòng.Đây là cơ hội để sinh viên làm quen với thực tiễn, tự tin trong
giao tiếp và có thêm nhưng kinh nghiệm.
Mục đích của đợt kiến tập chủ yếu là làm sáng tỏ lý thuyết đã học, bước đầu giúp mỗi
sinh viên quen với công việc, trực tiếp vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn, có kinh nghiệm vững vàng khi ra công tác. Qua đó cũng là dịp để học sinh tập
dượt, rèn luyện đạo đức tác phong nghề nghiệp của một cán bộ văn phòng trong
tương lai.Qua đợt kiếnc tập này là cơ hội tốt cho sinh viên vận dung các kỹ năng thực
hành cơ bản vào nghiệp vụ chuyên môn của mình, học hỏi được nhiều khinh nghiệm
thực tế nâng cao năng lực của bản thân.
Trong thời gian kiến tập ở Vụ Khoa học Công nghệ Địa phương đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Vụ Địa phương là cơ sở để em hoàn thành tốt
đợt kiến tập lần này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Người thực hiện


Triệu Văn Thuật

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

2


Báo cáo kiến tập
Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà
Phần I

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ
1.Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN
1.1 Vị trí chức năng
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản
lí nhà nước về Khoa học và công nghệ, bao gồm ; hoạt động khoa học và công nghệ;
phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất
lượng; năng lượng nguyên tử; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lí nhà nước các dịch
vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lí theo quy định của pháp luật.
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định
của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã

được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,
năm năm, hàng năm của toàn ngành; quy hoạch mạng lưới các tổ chứ nghiên cứu và
phát triển; phê duyệt các chương trình nghiên cứu phát triển, chương trình mục tiêu,
các dự án quan trọng của quốc gia; các dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền
ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ.
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

3


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ sau khi được phê
duyệt; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo và
hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc các lĩnh vực quản
lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh
doanh có điều kiện thuộc ngành, lĩnh vực theo danh mục do Chính phủ quy định.
6. Quản lý việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận,
giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực của Bộ theo quy

định của pháp luật.
7. Về hoạt động khoa học và công nghệ:
a) Chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ 5 năm và hàng năm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy việc hình thành
các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở đổi mới công nghệ, tập trung phát
triển công nghệ mới, công nghệ cao;
b) Chủ trì hướng dẫn các bộ ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
hướng dẫn thành lập và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụn vào sản xuất; hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp
khoa học công nghệ;
c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khu công nghệ cao trong việc xây dựng
trình Chính phủ ban hành tiêu chí, điều kiện hình thành khu công nghệ cao và xây
dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghệ cao; trực tiếp quản lý Khu công nghệ
cao Hoà Lạc;
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

4


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
d) Quy định việc xác định và tuyển chọn, xét chọn, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ
khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, công bố, tuyên truyền kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; quản lý các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp Nhà nước;
đ) Quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động đối với các tổ chức

nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định
của pháp luật;
e) Quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động của quỹ phát triển
khoa học và công nghệ các cấp (quốc gia, Bộ, tỉnh, tổ chức, cá nhân), quỹ đổi mới
công nghệ, qũy đầu tư mạo hiểm công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
g) Quy định hoạt động chuyển giao công nghệ và dịch vụ tư vấn chuyển giao công
nghệ; hướng dẫn về hoạt động đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ và
công nhận tổ chức giám định cộng nghệ; chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao
công nghệ theo phân cấp; thẩm định nội dung khoa học và công nghệ của các dự án
đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ và dự án đầu tư có điều kiện; xây dựng và ban hành danh mục công
nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và danh
mục công nghệ cấm chuyển giao;
h) Thường trực Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia, Thường trực
Hội đồng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về khoa học và công
nghệ;
i) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương về nghiệp vụ quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ.
8. Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy hoạch phát triển
các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong phạm vi cả nước. Quy định cụ thể điều
kiện hoạt động đối với các loại hình tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

5


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà

Nội
khoa học và công nghệ; hướng dẫn các Bộ, ngành quản lý hệ thống các phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách về sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ trong nước và nước
ngoài; tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đồng bộ xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu
ngành và hỗ trợ phát triển các lực lượng hoạt động khoa học và công nghệ;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính phát triển khoa học và công
nghệ và biện pháp thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ;
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ cấu vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà
nước dành cho khoa học và công nghệ phân bổ theo ngành, lĩnh vực và thẩm tra, giám
sát việc thực hiện phương án phân bổ dự toán ngân sách dành cho khoa học và công
nghệ hàng năm; kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ đối
với các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù
hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ;
d) Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê khoa
học và công nghệ và phát triển thị trường công nghệ; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động
của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, tổ chức các chợ
công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm khoa học và công
nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu khoa học và công nghệ, đầu tư
phát triển các mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối với khu vực và
quốc tế.
9. Về sở hữu trí tuệ:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; quy định quy trình, thủ tục đăng ký
và xác lập quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản trí tuệ của tổ
chức, cá nhân;
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A


6


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
b) Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả nhãn hiệu; thực
hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
c) Quy định và chỉ đạo hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý hoạt động sở hữu công
nghiệp; hướng dẫn về nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các ngành, địa phương,
doanh nghiệp và cơ sở;
d) Chủ trì tổ chức giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp
thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối
với các lĩnh vực liên quan theo phân công của Chính phủ.
10. Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và
công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,
tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới quốc
gia thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thực hiện quản
lý nhà nước về mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa;
b) Quản lý hệ thống chuẩn đo lường; quy định về phép đo, phương pháp đo, phương
tiện đo; tổ chức và quản lý hoạt động kiểm định phương tiện đo; chứng nhận mẫu
chuẩn, phê duyệt mẫu phương tiện đo, chứng nhận kiểm định viên đo lường; quy định
điều kiện hoạt động kiểm định và công nhận cơ sở có đủ điều kiện kiểm định;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện quản lý nhà
nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá
nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự
phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

7


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì
thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thoả thuận và điều ước quốc tế về việc
thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
11. Về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng năng lượng
nguyên tử; tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các
ngành kinh tế - kỹ thuật trên phạm vi cả nước;
b) Tổ chức điều hành mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia và hệ thống
phòng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ và hạt nhân;
c) Quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép về an toàn bức xạ và an toàn
hạt nhân. Tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động phát triển ứng
dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân;
d) Thống nhất quản lý nhiên liệu, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn và hoạt
động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; quản lý xuất nhập khẩu công
nghệ, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ phục vụ cho các hoạt

động triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phạm vi cả nước;
đ) Quy định việc quản lý chất thải phóng xạ, kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố
hạt nhân.
12. Về dịch vụ công:
a) Hướng dẫn các tổ chức sự nghiệp thực hiện dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây dựng các quy trình, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động
tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý;
c) Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy
định của pháp luật.
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

8


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
13. Quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ:
a) Quản lý ngạch viên chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc
ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định
của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban
hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
c) Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với các ngạch
viên chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

14. Về hợp tác quốc tế:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương và
đa phương, đề án hội nhập quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ đã được phê
duyệt; triển khai mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ở nước ngoài theo chỉ đạo
của Chính phủ;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ;
c) Đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế về ngành, lĩnh vực do Bộ
quản lý theo phân công, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15. Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các địa phương về việc thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của pháp
luật và chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
16. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt là
Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện các

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

9


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
quy định quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; kiểm tra việc thực hiện các quy
định của nhà nước đối vớt Hội.
17. Quản lý và tổ chức việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc Bộ theo quy định của
pháp luật về đầu tư và xây dựng.
18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ

khoa học và công nghệ tại các đơn vị thuộc Bộ quản lý.
19. Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử
lý các vi phạm pháp luật theo các lĩnh vực công tác thuộc thẩm quyền quản lý nhà
nước của Bộ.
20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước thuộc Bộ theo quy định:
a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;
c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ tổ
chức và hoạt động.
21. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương
trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều
động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
23. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập,
tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để
Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước;
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

10


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà

Nội
thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định
của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
1.3 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ
Bộ trưởng là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước chính phủ, Quốc
hội và pháp luật quản lí nhà nước về các ngành, các lĩnh vực mà bộ quản lí, đưa ra
những quy hoạch quyết định chiến lược để phát triển ngành khoa học công nghệ của
nước ta trong thời kì mới đầy thách thức trên con đường hội nhập.
1. Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên;
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật;
3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ;
4. Vụ Công nghệ cao;
5. Vụ Kế hoạch - Tài chinh;
6. Vụ Hợp tác quốc tế;
7. Vụ Pháp chế;
8. Vụ Tổ chức cán bộ;
9. Thanh tra Bộ;
10. Văn phòng Bộ;
11. Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
12. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ;
13. Cục sở hữu trí tuệ;
14. Cục Năng lượng nguyên tử;
15. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia;
16. Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân;
17. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
18. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc;
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A


11


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
19. Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ;
20. Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước;
21. Trung tâm Tin học;
22. Báo Koa học và Phát triển;
23. Tạp chí Hoạt động khoa học;
24. Trường Quản lý khoa học và Công nghệ.
Sơ độ tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ (xem chi tiết tại phụ lục 1)
2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoat động công tác hành chính văn phòng
của Bộ
2.1 Tổ chức và hoat động của Vụ Khoa học Công nghệ Địa phương
2.1.1 Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Vụ Khoa học Công nghệ
Địa phương
Theo Quyết định số 780/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và công nghệ về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ
Phát triển Khoa học Công nghệ Địa phương.
2.1.1.1 Vị trí, chức năng
Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ Địa phương (được thành lập trên cơ sở tổ
chức lại Ban Khoa học và Công nghệ địa phương) là đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ, giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản kí nhà nước về khoa học và
công nghệ (KH&CN), phát triển tiềm lực, ứng dụng KH&CN ở địa phương.
2.1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chủ trì, xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quản lí
hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN ở địa phương vad tổ chức hướng

đẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, đon đốc việc xây dựng, thực
hiện chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển KH&CN 5 năm, hàng năm của địa
phương.
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

12


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
3.Chủ trì tổng hợp kế hoạch KH&CN của địa phương (gồm cả kinh phí sự nghiệp
khoa học và kinh phí đầu tư phát triển).
4. Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch KH&CN vad việc sử dụng ngân sách nhà nước dành cho
KH&CN địa phương.
5. Chủ trì tiếp nhận, lựa chọn, tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của địa
phương; chương trình KH&CN triển khai tại địa phương sau khi được phê duyệt theo
phân công của Bộ trưởng.
6. Trủ trì hoặc phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế xây dưng và tổ chức thực hiện các
chương trình, nhiêm vụ KH&CN có tài t rợ của nước ngoài liên quan đến phát triển
KH&CN ở địa phương.
7. Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc làm việc của Lãnh đạo Bộ với Lãnh
đạo các địa phương. Phối hợp với các Sở KH&CN và các đơn vị liên quan trong Bộ
xây dưng và cụ thể hóa kế hoạch đã được thống nhất giữa Bộ trưởng và Lãnh đạo các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kì báo cáo
Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
8. Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương về nghiệp

vụ quản lí hoạt động KH&CN cơ sở, phat triển tiềm lực KH&CN của Bộ.
9. Tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động KH&CN ở địa phương theo yeu
cầu của Bộ trưởng; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động KH&CN địa phương,
kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu chung về KH&CN của Bộ.
10. Phối hợp với Vụ thi đua- Khen thưởng trong công tác thi đua khên thưởng đối với
các tập thể, cá nhân của các địa phương. Tổng hợp kết quả công tác thi đua khên
thưởng của các địa phương.
11. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí dể triển khai các hoạt động của Bộ với địa
phương.

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

13


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
12.Quản lí cán bộ, công chức, tài sản, tài liệu của Vụ theo phân cấp và quy định của
pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được bộ trưởng giao.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vụ KH&CN Địa phương
1. Lãnh đạo Vụ Phát triển KH&CN địa phương (sau đây gọi tắt là Vụ Địa phương)
gồm Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng.
2. Vụ trưởng Vụ Địa phương do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm, miễn nhiệm và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Vụ.
3. Các Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng, có trách nhiệm giúp Vụ trưởng trong việc lãnh đạo
công tác của Vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Vụ trưởng phân công, được

quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao và chịu trách
nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
4. Trong trường hợp Vụ trưởng Vụ Địa phương đi vắng một phó Vụ trưởng được ủy
quyền thay mặt Vụ trưởng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Vụ.
Vụ Trưởng

Phó Vụ
Trưởng

Phó Vụ
Trưởng

Phó Vụ
Trưởng

Phó Vụ
Trưởng

Nhân Viên
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

14


Báo cáo kiến tập
Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà


2.1.2 Mô tả việc phân công nhiệm vụ của các vị trí công việc trong Vụ Địa
phương ( xem chi tiêt tại phụ lục 2)
Ngày 22/4/2014 Vụ Địa phương đã có Quyết định số 89/QĐ-VĐP Về việc phân
công công tác cho Lãnh đạo Vụ và chuyên viên Vụ Địa phương.
Vụ địa phương làm việc theo chế độ trưởng,kết hợp với bàn bạc tập thể. Vụ Địa
phương thực hiện chế độ chuyên viên làm việc trực tiếp với Lãnh đạo Vụ. Trong
trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Địa phương được thành lập các tổ, nhóm công tác
để thực hiện nhiệm vụ được giao và quy định cụ thể nhiệm vụ của các tổ, nhóm công
tác này. Vụ Địa phương thực hiện chế độ làm việc, quan hệ công
tác với đơn vị thuộc Bộ theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định khác có liên
quan. Vụ Địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
ngoài Bộ có liên quan theo đúng quy định trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ
được giao.
3. Tìm hiểu công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Khoa học Công nghệ
Quy chế công tác văn thư, lưu trư (xem tại phụ lục 3)
3.1 Hệ thống hóa các văn bản quản lí của cơ quan về công tác văn thư, lưu trữ
của Bộ Khoa học và Công nghệ
• Luật lưu trữ số 01/2011(QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011);
• Nghị định 110/2004/NĐ-CP nhày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ về công
tác văn thư;
• Nghị Đinh số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP nhày 08 tháng 4 năm 2004
của chính phủ về công tác văn thư;
• Quyết định 4148/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ của
Bộ Khoa học và Công nghệ
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

15



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
• Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan tổ, tổ chức;
• Thông tư 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về thể thức, kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm
pháp luật liên tịch;
• Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính;
• Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.
• Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công An
hướng dẫn Nghị định số 33/2002/NĐ-CP
3.2 Mô hình tổ chức văn thư của Bộ Khoa học và Công nghệ
Công tác văn thư là công tác quan trọng không thể thiếu được trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức các cơ quan, tổ chức đều phải sử
dụng văn bản, tài liệu đẻ phổ biến các chủ trương, chính sách, phản ánh tình hình lên
cấp trên, trao đổi, liên hệ, phối hợp công tác, ghi lại những sự kiện, hienj tượng xảy ra
trong hoạt động hàng ngày. Nếu chúng ta làm tốt công tác văn thư sẽ đảm bảo cung
cấp đầy đủ thông tin, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công tác của cơ quan,
tổ chức và phòng chống tệ quan liêu giấy tờ. Công tác văn thư bao gồm nhiều việc
liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, do đó kết quả của công tác văn thư sẽ giúp
Lãnh đạo cơ quan chỉ đạo công việc chính xác, hiệu quả, không để chậm việc, sót
việc, tránh quan liêu giấy tờ, mệnh lệnh hành chính. Làm tốt công tác văn thư góp
phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và mỗi cơ quan. Nó sẽ tạo điều kiên cho
công tác lưu trữ.

Do khối lượng văn bản trong hoạt động giải quyết công cũng như theo yêu cầu về
chức năng nhiêm vụ của Bộ KH&CN hàng năm sản sinh ra rất nhiều văn bản giấy tờ,
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

16


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
những văn bản giấy tờ đó khi phát hành trong nội bộ hay phát hành ra ngoài cơ quan
tổ chức thì đều phải qua văn thư cơ quan vì thế công tác văn thư phải được chứ trọng
nó mang ý nghĩa quyết định tới những ý kiến chỉ đạo. Việc xây dựng văn thư lưu trữ
một cách khoa học, thống nhất và thuân tiện nhất sẽ giúp hiệu quả công việc được
nâng cao và tiết kiêm thời gian trong khâu thủ tục.
Nội dung công tác văn thư bao gồm những việc sau;
• Thảo văn bản, ghi biên bản các cuộc họp, hội nghị -> chuyên viên, cán bộ phụ
trách.
• Sửa và duyệt bản thảo -> chuyên viên, thủ trưởng.
• Đánh máy, in -> chuyên viên, cán bộ được phụ trách.
• Trình ký -> cán bộ người trực tiếp soạn thảo.
• Ký -> Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cơ quan.
• Quản lí con dấu chặt chẽ, sử dụng con dấu đúng quy định -> văn thư.
• Vào sổ làm thủ tục gửi đi -> văn thư.
• Cấp phát giấy đi đường, giấy giới thiệu -> văn thư.
• Nhận vào sổ công văn đến -> văn thư đơn vị, văn thư cơ quan.
• Phân phối công văn đến -> văn thư đơn vị, cơ quan.
• Chuyển giao công văn đến -> văn thư đơn vị, cơ quan.
• Theo dõi giải quyết công văn đến -> văn thư đơn vị, cơ quan.

• Theo dõi giải quyết nội dung -> lãnh đạo đơn vị, cơ quan.
• Theo dõi thời gian giải quyết -> văn thư đơn vị, cơ quan.
• Lập hồ sơ -> tất cả những người có liên quan đến công tác giấy tờ.
• Nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan -> tất cả mọi người có hồ sơ.
+ Nhận xét:

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

17


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
Hiện nay mô hình công tác văn thư của Bộ KH&CN được tổ chức theo hình thức
tập trung;
Hình thức tổ chức Văn thư có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình xử
lý văn bản, giấy tờ cơ quan đến kết quả hoạt động của cơ quan đến kết quả hoạt động
của cơ quan, do đó trong từng cơ quan, tổ chức phải lựa chọn hình thức công tác Văn
thư cho phù hợp trên cơ sở phân tích cơ cấu tổ chức, số lượng văn bản đi và đến, chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Có rất nhiều hình thức tổ chức công tác Văn thư
nhưng thông thường người ta áp dụng ba hình thức tổ chức là hình thưc tổ chức tập
trung, hình thức tổ chức phân tán và hình thức tổ chức hỗn hợp. Hình thức Văn thư
tập trung: được áp dụng hầu hết các tác nghiệp chuyên môn, công tác Văn thư được
tập trung giải quyết ở một đơn vị, hình thức này thông thường được áp dụng tại một
cơ quan, đơn vị có cơ cấu ít phức tạp, có quy mô nhỏ, số lượng văn bản ít. Hình thức
Văn thư phân tán: được áp dụng khi hầu hết các khâu nghiệp vụ được giải quyết ở các
sở đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ quan, đơn vị có cơ cấu phức tạp, nhiều văn bản đi và
đến có nhiều cơ sở cách xa nhau. Hình thức Văn thư hỗn hợp: được áp dụng khi một

số khâu nghiệp vụ chủ yếu nhưu đánh máy, sao, in, đăng ký văn bản, tổ chức thực
hiện ở một số nơi, còn các khâu nghiệp vụ như theo dõi, giải quyết văn bản lưu trong
quá trình thực hiện ở các đơn vị, bộ phận khác của cơ quan, hình thức này thông
thường được áp dụng tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành pháp quản lý hành
chính Nhà nước
Văn thư tập trung: tất cả các công việc tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao và theo dõi
thời hạn giải quyết công văn đến; đánh máy, in; trình ký, đóng dấu, vào sổ và làm thủ
tục gửi công văn đi của cơ quan và các đơn vị trực thuộc đều tập trung ở Văn phòng
cơ quan.
Văn thư phân tán: các nội dung công việc trên được tiến hành phân tán ở Văn
phòng cơ quan và ở từng đơn vị chuyên môn.

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

18


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
Văn thư hỗn hợp: kết hợp cả hai hình thức trên. Một số công việc như đánh máy,
in, nhận và gửi công văn giấy tờ thì tập trung giải quyết ở Văn phòng cơ quan, còn
những việc khác vừa tiến hành ở Văn phòng cơ quan, vừa ở các đơn vị chuyên môn.
3.3 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Bộ KH&CN
3.3.1 Xác định thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lí của Bộ
KH&CN
Hệ thống văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ KH&CN bao gồm các hình
thức sau;
-Hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

+Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quyquy
định các vấn đề sau đây;
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của
Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành,
lĩnh vực do mình phụ trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
+ Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành
để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính
phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ.
- Văn bản hành chính.
Hệ thống văn bản hành chính hình thành trong quá trình hoạt động hàng ngày
thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ bao gồm hình thức văn bản sau

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

19


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
+ Hình thức văn bản Hành chính cá biệt là những quyết định quản lí thành văn nhằm
áp dụng pháp luạt do cơ quan Bộ KH&CN ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều cán bộ

được chỉ định rõ trong cơ quan.
• Lệnh
• Nghị quyết
• Chỉ thị
• Điều lệ, quy chế, quy định
• Các loại giấy phép
+ Hình thức văn bản Hành chính thông thường là hình thức văn quản lí nhà nước mà
các cơ quan thường xuyên sử dụng để giải quyết các công việc trong mọi hoạt động
của cơ quan, để trao đổi thông tin trong hoạt động quản lí cũng như dựa vào đó người
Lãnh đạo có thể đưa Quyết định chính xác nhất trong công tác quản lí nhà nước.
+ Văn bản Hành chính thông thường bao gồm các loại văn bản sau;
Quy chế là hình thức văn bản mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng để đặt
ra các quy định về nghĩa vụ phát lý cho từng đối tượng trong một lĩnh vực nhất định.
Quy định là hình thức văn bản dùng để quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, chế
độ, phương pháp tiến hành đối với một lĩnh vực công tác nhất định để thực hiện trong
cơ quan hoặc trong các cơ quan cùng hệ thống.
Kế hoạch là hình thức văn bản dùng để xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ
tiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói
chung hoặc từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng.
Quy hoạch là văn bản dùng để xác định mục tiêu, phương án, giải pháp lớn cho
một vấn đề hoặc một lĩnh vực hoạt động cần thực hiện trong thời gian tương đối dài.
Chương trình là hình thức văn bản dùng để trình bày toàn bộ những văn bản dùng
để trình bày toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

20



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
mặt hoạt động công tác của cơ quan, một ngành chủ quản hay của Nhà nước nói
chung theo một trình tự nhất định và trong thời gian nhất định.
Chiến lược là hình thức văn bản dùng để trình bày quan điểm, phương châm mục
tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực
trong giai đoạn nhất định.
Đề án là văn bản dùng để trình bày về một dự kiến, kế hoạch, giải pháp thực hiện
một nhiêm vụ công tác hoăc một công việc nào đó.
Hướng dẫn là hình thức văn bản được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể
việc tổ chức thực hiện văn bản của cơ quan.
Thông cáo là văn bản dùng đẻ công bố một quyết định hoặc một sự kiện quan
trọng về đối nội hoặc đối ngoại của cơ quan.
Báo cáo là văn bản dùng để phản ánh tình hình, tường trình lên cấp trên hoặc với
tập thể về vấn đề, sự việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình, sơ kết,
tổng kết công tác.
Thông báo là hình thức văn bản dùng để truyền dật, phổ biến, bao tin cho các cơ
quan, cán bộ, viên chức, quần chúng nhân dân về tình hình công tác, các quyết định
về quản lí, hoặc các vấn đề, sự việc có lien quan để thực hiên hay để biết.
Tờ trình là hình thức văn bản của cấp dưới gửi cấp trên trình bày về một chủ
trương, một chế đọ chính sách, một đề án công tác, một dự thảo văn bản, các tiêu
chuẩn định mức, hoặc sửa đổi bổ sung chế độ chính sách..và đề nghị cấp trên phê
duyệt.
Công văn hành chính để chỉ loại văn bản không có tên gọi cụ thể được dùng để
giao tiếp chính thức với cơ quan và quần chúng nhân dân vào các mục đích: đề nghị,
hỏi, trả lời, phản ánh tình hình, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công việc…
Giấy giới thiệu hình thức văn bản cấp cho cán bộ, viên chức cơ quan khi đi liên hệ,
giao dịch với cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết công
việc riêng.

Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

21


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
Giấy mời là loại văn bản dùng để mời đại diện cơ quan khác hoặc cá nhân tham dự
một công việc nào đó hoặc tới cơ quan để giải quyết một vấn đề có liên quan.
Giấy đi đường là loại văn bản cấp cho cán bộ, viên chức khi được cử đi công tác,
dùng làm căn cứ để thanh toán tiền tàu xe và các khoản chi phí khác trong thời gian đi
công tác.
Giấy chứng nhận là hình thức văn bản cấp cho cá nhân, cơ quan, đơn vị hoặc một
tập thể để xác nhận một vấn đề, sự việc nào đó là có thực.
Phiếu gửi là văn bản kèm theo công văn đi để cơ quan nhận ký xác nhận là mình
đã nhận được công văn đó và gửi trả lại cho cơ quan gửi.
Biên bản là văn bản ghi chép tại chỗ về một sự việc đang diễn ra hoặc đã xảy ra có
chữ kí xác nhận của người có liên quan hoặc người làm chứng.
Hợp đồng là hình thức văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên trong việc xác
lập quan hệ pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
3.3.2 Nhận xét về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản của Bộ KH&CN
Văn bản là phương tiện dùng để ghi lại và truyền đạt lại thông tin trong đời sống
xã hội. Nó giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động đời sống con người.
Trong mỗi lĩnh vực đời sống xã hội, có tính chất và đặc điểm khác nhau cho nên văn
bản cũng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực quản lý nhà
nước, văn bản còn được thể hiện tính quyền lực, trình độ quản lý, tính trang trọng, uy
nghiêm của nhà nước, của một quốc gia dân tộc. Vì vậy văn bản nhà nước luôn được
thể hiện bằng một hình thức đặc biệt so với văn bản ở các lĩnh vực khác.

Hình thức văn bản được tập hợp nhiều yếu tố thể thức cấu thành. Chính các yếu tố
thể thức văn bản được trình bày theo đúng quy định của nhà nước tạo nên hình thức
văn bản, phản ánh đúng tính chất và đặc điểm của văn bản nhà nước và nó sẽ góp
phần đảm bảo giá trị pháp lý cho văn bản. Trong thời gian kiến tập tại Bộ KH&CN có
sự quan sát, nghiên cứu tìm hiểu về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản của Bộ
KH&CN thì hình thức trình bày trong mỗi văn bản đều đã đảm bảo các yếu tố bắt
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

22


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
buộc của thể thức sau; Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành, số kí hiệu, địa danh ngày
tháng năm, trích yếu, tên loại văn bản, chữ kí, nơi nhận.
Các văn bản đều đã thể hiện được bố cục văn bản, tương đối rõ ràng, giúp người
tiếp nhận văn bản dễ nắm bắt thông tin hơn.
Kĩ thuật trình bày văn bản đều áp dụng theo ( Thông tư 01/2011/TT-BNV ) về kĩ
thuật đều đúng theo tiêu chuẩn mà cơ quan có thẩm quyền quy định.
Phông chữ của các văn bản trong Bộ KH&CN soạn thảo, ban hành đều theo
(Thông tư 01/2011/TT-BNV ) đúng cách và trình bày đẹp về cỡ chữ, kiểu chữ.
Các văn bản được trình bày có sự phù hợp giữa cơ quan ban hành với thẩm quyền,
chức vụ người kí và dấu cơ quan.
Khi soạn thảo văn bản người soạn thảo đã bước đầu chú ý đến vấn đề thể thức văn
bản, cụ thể văn bản của Bộ KH&CN ban hành ra đều được đánh số, kí hiệu và được
lưu văn thư nên thuận tiện cho việc tìm kiếm văn bản mỗi khi có yêu cầu phục vụ giải
quyết công việc nội bộ và với các đơn vị cơ quan ở bên ngoài.
Số lượng văn bản do Bộ KH&CN được soạn thảo và ban hành ra tương đối kịp

thời so với diễn biến sự việc mà Bộ KH&CN thực hiện giải quyết, nhanh chóng kịp
thời tổ chức, triển khai hướng dẫn các văn bản của cơ quan Nhà nước của cấp trên
liên quan đến vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản.
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản vẫn còn
những tồn tài cần được khắc phục, hoàn thiện về thể thức và kĩ thuật trình bày văn
bản.
Một số ít văn bản còn viết tắt tên cơ quan ban hành không theo quy định. Phần địa
danh, ngày, tháng, năm phần trình bày yếu tố này trong thể thức văn bản là yếu tố ít
sai sót, tuy nhiên ở một số văn bản vẫn còn hạn chế như để kiểu chữ nghiêng chữ đậm
hoặc thêm số “0” đằng trước chữ số chỉ ngày tháng năm.
Tên loại và trích yếu nội dung phần trình bày yếu tố thể thức này trong các văn bản
một số văn bản khi soan thảo, người soạn thảo quên ghi phần trích yếu văn bản dẫn
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

23


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
đến văn bản thiếu yếu tố này. Hạn chế số ít văn bản thường hay gặp phải giấy mời,
công văn…
Đặt phần trích yếu nội dung chưa cân so với trang văn bản và các yếu tố thể thức
khác của văn bản. Theo quy định chữ “về việc” chỉ có công văn mới được viết tắt
“V/v” nhưng trên các văn bản khác nhau đều sử dụng chữ viết tắt này.
Những tồn tại, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng
không thể không nói đến năng lực và trình độ hạn chế về kỹ thuật soạn thảo văn bản
vì những cán bộ soạn thảo chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ văn thư cũng
như văn phòng, sự tắc trách, quan liêu, tùy tiện, thiếu trách nhiệm, thiếu cẩn trọng

của một số cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo văn bản. Do đó, yêu cầu đặt ra
trước mắt là cán bộ, công chức một mặt phải được trang bị kiến thức và kinh nghiệm
làm việc, mặt khác cũng cần rèn luyện thái độ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và tinh
thần mẫn cán đối với công việc. Từ đó có những phương hướng cụ thể để triển khai
bồi dưỡng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức về những kĩ năng soạn thảo và ban
hành văn bản.
3.3.3 Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo văn bản quản lí của Bộ KH&CN.
- So sánh với quy định hiện hành và nhận xét, đánh giá.
Quy trình soạn thảo văn bản quản lí của Bộ KH&CN là các bước đi cần thiết và
việc bố trí chúng sao cho hợp lý trong quá trình soạn thảo một văn bản. Việc soạn
thảo văn bản cần theo quy trình khoa học, bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị; soạn đề
cương; viết bản thảo, xét duyệt và ký văn bản, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản.
+Giai đoạn chuẩn bị:
- Định hình khái quát về nội dung văn bản, xác định những nội dung chủ yếu của
vấn đề định viết, làm cơ sở cho việc thu thập tài liệu, thông tin cần thiết để viết văn
bản hoặc bổ sung, chỉnh lý, chọn lọc các tài liệu thông tin đã có.
- Xác định mục đích, yêu cầu của việc ban hành văn bản, xác định rõ văn bản ban
hành để làm gì ? nhằm giải quyết việc gì ? giới hạn giải quyết đến đâu ? từ các vấn đề
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

24


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
đó người viết mới có cơ sở để cân nhắc cách viết, giới hạn khuôn khổ văn bản, chọn
cách trình bày hợp lý, đồng thời kiểm tra việc chuẩn bị thông tin, tư liệu đã đủ chưa ?
- Xác định đối tượng tác động của văn bản, tức là văn bản viết cho ai đọc, ai thực

hiện và sẽ gửi đến cơ quan cấp trên, cấp tương đương hay cấp dưới trực thuộc,… trên
cơ sở đó lựa chọn cách trình bày, ngôn ngữ,. văn phạm, thể thức cho phù hợp và lựa
chọn thời điểm ban hành văn bản cho hiệu quả nhất.
+Giai đoạn soạn đề cương:
- Căn cứ vào các yếu tố như: phạm vi điều chỉnh của văn bản, thể thức của văn bản,
thẩm quyền ban hành văn bản và phương thức quản lý theo chế độ tập thể hay chế độ
thủ trưởng để xây dựng đề cương cho phù hợp.
- Đề cương là những ý tưởng, những quy định, những mệnh lệnh cơ bản phải có
trong văn bản được thể hiện, làm đề cương kỹ sẽ tiết kiệm được thời gian viết thành
bản thảo sau này, tránh cho bản thảo phải xoá đi, xoá lại nhiều lần. Cấn tranh thủ xin
ý kiến góp ý của những người có kinh nghiệm đối với đề cương trước khi viết bản
thảo.
+ Giai đoạn viết thành văn bản:
- Việc viết bản thảo chính là làm cho những ý chính trong đề cương được thể hiện
thành các đoạn văn, câu văn có mối liên kết lôgic với nhau chặc chẽ. Quá trình viết
bản thảo nên tiến hành liên tục để giữ cho khỏi đứt mạch ý, dòng suy nghĩ của người
viết không bị gián đoạn và đảm bảo cho lời văn thống nhất từ đầu đến cuối. Nếu văn
bản có nội dung dài, khó viết một mạch toàn bộ thì nên viết một mạch những phần,
những chương trong văn bản một cách dứt điểm.
- Sau khi viết xong cần kiểm tra, xem xét lại càng nhiều lần càng tránh cho văn bản
khỏi những sai sót, khiếm khuyết, đảm bảo thật hoàn chỉnh trước khi trình duyệt ký.
+ Giai đoạn xét duyệt và ký văn bản:
- Người có trách nhiệm soạn thảo văn bản tức là làm chức năng tham mưu quan
trọng cho thủ trưởng duyệt và ký văn bản được đầy đủ, chính xác. Vì vậy, người trực
Sinh viên: Triệu Văn Thuật
Lớp: ĐH QTVP K1A

25



×