Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị văn phòng tại Văn phòng UBND huyện Phù Cừ Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.9 KB, 48 trang )

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
___________

Họ tên sinh viên : Đoàn Thị Quỳnh Anh
Sinh viên lớp : ĐH QTVP K1C
SN : 12/12/1994 – Mã số : 1205 QTVC001

BÁO CÁO KIẾN TẬP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG K1C
KHÓA HỌC (2012-2016)

Tên cơ quan: Văn phòng HĐND - UBND Huyện Phừ cừ
Địa chỉ : K2-207b Phố cao-TT Trần cao-huyện Phù cừ-tỉnh Hưng yên
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Lê Thị Vân Anh
Giảng viên hướng dẫn : GV Lâm Thu Hằng

HÀ NỘI -2015

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
PHẦN III : PHỤ LỤC.................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 3
PHẦN I......................................................................................................................... 4
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN PHÙ CỪ....................................4
CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ,CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA UBND HUYỆN PHÙ CỪ...................................................................................4
I.Khái quát chung về UBND huyện Phù cừ...........................................................4
1. Vị trí địa lý..........................................................................................................4
2.Kinh tế....................................................................................................................4
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phù cừ.. 5
1.Chức năng............................................................................................................5
2.Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................................6
3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................8
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐNDUBND huyện Phù cừ..............................................................................................10
1.Chức năng............................................................................................................10
2.Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................................11
3.Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................12
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ CỦA
UBND HUYỆN PHÙ CỪ..........................................................................................15
I. CÔNG TÁC VĂN THƯ......................................................................................15
1. Hệ thống hóa các văn bản quản lý của UBND ..................................................15
1.1 khái quát về công tác văn thư ..........................................................................15
1.2 Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi .....................................................16
1.3 Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến..................................................20

1.4 Quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư của Văn phòng HĐNDUBND huyện Phù cừ..............................................................................................25
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2. Hình thức tổ chức công tác văn thư – lưu trữ của UBND huyện Phù Cừ........26
2.1 Mô hình tổ chức văn thư..................................................................................26
2.2Tình hình công tác lưu trữ ...............................................................................27
2.2.1Hệ thống quản lý công tác lưu trữ................................................................27
2.2.3 Tình trạng kho và trang thiết bị dùng trong công tác văn thư-lưu trữ.......28
2.3. Trang thiết bị, phương tiện và biện pháp kỹ thuật bảo quản..........................29
2.4. Tổ chức tài liệu trong kho................................................................................30
CHƯƠNG III : CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA
UBND HUYỆN PHÙ CỪ..........................................................................................31
I.Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của UBND huyện Phù cừ...................31
1. Thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý của UBND huyện.......................31
2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản............................................................31
2.1 Quốc hiệu..........................................................................................................32
2.2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản .........................................................32
2.3. Số, ký hiệu của văn bản ..................................................................................32
2.4 Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản ...........................................33
2.5 Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản ....................................................34
2.6 Nội dung văn bản ............................................................................................34
2.7 Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền .................35
2.8 Dấu của cơ quan, tổ chức .................................................................................36

2.9 Nơi nhận ..........................................................................................................36
3. Quy trình soạn thảo văn bản quản lý ................................................................37
II.Công tác tổ chức và sử dụng trang thiết bị văn phòng tại Văn phòng HĐNDUBND huyện Phù cừ..............................................................................................38
1.Trang thiết bị và cơ sở vật chất của văn phòng...................................................38
2.Cách sắp xếp và bố trí trang thiết bị trong một phòng làm việc của Văn phòng.
.................................................................................................................................39
PHẦN II : KẾT LUẬN..............................................................................................40
PHẦN III : PHỤ LỤC................................................................................................1

PHẦN III : PHỤ LỤC

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong mỗi cơ quan quản lí nhà nước, doanh nghiệp tư nhân
hay công ty đa quốc gia, văn phòng luôn đóng vai trò, nhiệm vụ trong quá trình
hoạt động của cơ quan,tổ chức –là bộ phận không thể thiếu trong công tác văn
phòng.Bộ phận này được coi là ”bộ mặt” của các cơ quan,doanh nghiệp góp
phần tạo nên sự thành công trong quá trình hoạt động của cơ quan,tổ chức,cũng
như doanh nghiệp.Trong các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp, văn phòng là bộ
máy giúp việc tổng hợp và trực tiếp trợ giúp cho công tác quản lý và điều hành
của ban lãnh đạo một cơ quan. Là nơi giao dịch,tiếp khách thu thập,xử lý và
cung cấp truyền đạt thông tin làm cầu nối giữa lãnh đạo cơ quan với các mối

quan hệ bên ngoài.
Văn thư-lưu trữ có vai trò,ý nghĩa quan trọng và là công tác thường xuyên
của mối cơ quan trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước,cũng như giúp cho
cơ quan,tổ chức thực hiện chức năng ,nhiệm vụ,quyền hạn của mình được hoàn
thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng.Trong các cơ quan,tổ
chức,đơn vị công tác văn thư-lưu trữ luôn được quan tâm;bởi đó là công tác đảm
bảo hoạt động quản lý hành chính thông qua các văn bản,tài liệu. Làm tốt khâu
công tác văn thư này,sẽ đảm bảo cung cấp thông tin,giải quyết công việc một
cách nhanh chóng,chính xác;đảm bảo bí mật cho mỗi cơ quan. Bên cạnh sự phát
triển của khoa học công nghệ và nền hành chính nhà nước thì vai trò quan trọng
của công tác văn thư lưu trữ trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước luôn
được trú trong và quan tâm đến với những chính sách ngày càng hiện đại trong
công tác này. Nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động quản lý của mỗi cơ
quan,đơn vị cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu thực tiễn
của từng cơ quan,đơn vị.
Trong thời gian đi kiến tập, được sự giới thiệu của trường Đại học Nội Vụ
Hà Nội và sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của Quý thầy cô trong khoa Quản
trị Văn phòng tôi đã được tiếp nhận kiến tập tại UBND huyện Phù Cừ, cùng với
sự tận tình chỉ bảo, giúp đỡ của các các bộ,chuyên viên trong UBND
huyện Phù Cừ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành xong đợt kiến tập một
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

1

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


tháng của mình. Trong khoảng thời gian tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, được
sự giảng dạy của các Giảng viên trong trường và trong quá trình đi kiến tập tại
UBND huyện Phù Cừ ,bản thân tôi đã cố gắng lỗ lực học hỏi những kinh
nghiệm làm việc cũng như rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ văn phòng. Qua
chuyến đi thực tế này đã giúp tôi nhận thức và tiếp cận được môi trường làm
việc của các cơ quan,đơn vị nhà nước; giúp tôi hiểu biết rõ hơn về chức
năng,nhiệm vụ,quyền hạn cũng như trong quá trình hoạt động của cơ quan,đơn
vị. Việc thực hành công tác văn thư lưu trữ của UBND huyện ,tôi đã hiểu được
lý thuyết cơ bản và thực hành tốt các khâu nghiệp vụ bên cạnh sự hướng dẫn chỉ
đạo tận tình của cán bộ trong phòng ban,bộ phận mà trong quá trình thực hành
trực tiếp các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư tôi đã hoàn thành tốt các công
việc như mình mong muốn.
Qua đây,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà
trường,các thầy cô trong khoa Quản trị Văn phòng, cô giáo chủ nhiệm,giảng
viên hướng dẫn Lâm Thu Hằng và cùng toàn thể các qúy thầy cô giảng viên
trong trường đã truyền đạt cho các sinh viên trong trường những bài giảng trên
lớp với những kiến thức bổ ích sát với thực tế để sinh viên tích lũy làm hành
trang khi bước vào cuộc sống với những trải nghiệm quý giá. Và tôi xin gửi lời
cảm ơn tới sự quan tâm,giúp đỡ của toàn thể các cán bộ lãnh đạo,anh chị chuyên
viên của Văn phòng UBND huyện Phù cừ đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian đi kiến tập; giúp tôi được tiếp xúc với công việc
thực tế và hoàn thành tốt đợt kiến tập theo sự chỉ đạo của nhà trường cũng như
bài báo cáo thêm đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên khả năng cũng như kỹ
năng của tôi chưa sâu nên bài báo cáo của tôi cũng không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ các quý
thầy cô và các cán bộ, lãnh đạo,anh,chị chuyên viên trong Văn phòng UBND
huyện để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.Để tôi củng cố kiến thức,các
kỹ năng để phục vụ cho công việc cũng như trong quá trình học tập của bản thân
sau này.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

2

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC



PHẦN III : PHỤ LỤC

1.Phụ lục 1: sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Phù cừ
2.Phụ lục 2: sơ đồ tổ chức bộ máy của Văn phòng UBND huyện Phù
cừ
3.Phụ lục 3: sơ đồ bộ phận lưu trữ
4.Phụ lục 4 : Sơ đồ làm việc của Văn phòng UBND huyện Phù cừ
5.Phụ lục 5: bảng phân công công việc
6.Phụ lục 6: Nhật ký kiến tập

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

3


Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN I
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN
PHÙ CỪ
CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ,CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN PHÙ CỪ
I.Khái quát chung về UBND huyện Phù cừ
1. Vị trí địa lý
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông hồng , trong vùng
kinh tế trọng điểm, là cửa ngõ của thủ đô Hà nội. Hưng yên gồm các huyện:
Thành phố Hưng yên,Văn Lâm, Mỹ Hào, Kim Động,Văn Giang, Tiên Lữ, Phù
Cừ, Khoái Châu, Ân Thi.
Huyện Phù Cừ có diện tích tự nhiên là 93,8 km 2.Bao gồm 14 xã: Thị trấn
Trần cao;xã Minh Tân; xã Phan Sào Nam,xã Quang Hưng;xã Minh Tiến;xã
Đoàn Đào;xã Đình Cao;xã Tống phan;xã Nhật Quang;xã Tiền Tiến;xã Tam
Đa;xã nguyên Hòa và xã Tốn Trân. Phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây Bắc
giáp huyện Ân Thi, phía Bắc giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, ranh
giới chủ yếu là các con sông: sông Cửu An,chi lưu của sông Luộc. Góc phía
Nam giáp huyện Hưng Hà và phía Đông Nam giáp huyện Quỳnh Lưu,đều của
tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc. Khí hậu thuận lợi, thuộc kiểu khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhìn chung, huyện có địa hình bằng phẳng thuận lơi cho
xây dựng cơ sở hạ tầng,các khu công nghiệp,thâm canh tăng vụ phát triển sản
xuất nông nghiệp,các vùng trũng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

2.Kinh tế
Chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp với diện tích trồng lúa nước chiếm
90% ngoài ra còn trồng các cây xen cach tăng vụ như:ngô,khoai,sắn… các cây
ăn quả khác như:nhãn,vải,dưa…và chăn nuôi gia súc,gia cầm,mang lại nguồn

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

4

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thu nhập cao cho nông dân. Về mặt công nghiệp có một số dự án quan trọng là
Công ty may Phố cao, Phú hưng…khu công nghiệp làng nghề Đình cao,có
nguồn nhân lực dồi dào, sáng tạo đây là thế mạnh phát triển các ngànhkinh tế địa
lí thuận lợi,điều kiện tự nhiên huyện còn có nhiều yếu tố là tiềm năng phát triển
kinh tế với cơ cấu công-nông. Huyện có tài nguyên than nâu, có trữ lượng khá
lớn. Huyện có cây ăn quả đặc sản là nhãn,vải mang lại kinh tế cao và hiệu quả,
là thị trường phát triển kinh tế và xuất khẩu tiềm năng.
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Phù cừ.
1.Chức năng
UBND huyện là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là
cơ quan Hành chính nhà nước ở huyện, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp
của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. UBND huyện trực tiếp chỉ
đạo và quản lí cấp xã, các đơn vị xí nghiệp, sự nghiệp và các cơ quan nhà nước

được giao cho cấp huyện quản lí.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật,các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm
đảm bảo thực hiện chủ trương,biện pháp phát triển kinh tế-xã hội.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế trong
huyện, kế hoạch, ngân sách. Cụ thể là:
• Quản lý các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội ,quốc phòng trong
huyện.Quản lý về mặt Hành chính nhà nước về sản xuất,kinh doanh,lưu
thông,phân phối; về giáo dục,y tế và tổ chức chăm sóc đời sống của nhân dân
trong huyện.
• Là trung tâm chỉ đạo tiến hành trang bị kỹ thuật cho nông dân huyện ,
thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện quan hệ
sản xuất đưa nền nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn.
• Giáo dục cho nhân dân làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức ngày
càng tốt hơn đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong huyện, đảm bảo an
ninh chính trị,trật tự xã hội,củng cố quốc phòng.
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

5

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,bảo đảm phát
huy vai trò lãnh đạo tập thể của UBND, đồng thời đề cao trách nhiệm của Chủ

Tịch, các Phó Chủ Tịch và Ủy viên UBND huyện.
HĐND-UBND thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình theo Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ,phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN.
UBND huyện Phù cừ thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn trong tất cả cá
lĩnh vực như:kinh tế, nông nghiệp,công nghiệp,giao thông vận tải,văn hóa
thương mại…
 Trong lĩnh vực kinh tế: UBND thực hiện xây dưng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND cấp
tỉnh phê duyệt;tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
+ Lập dự toán thu ngân nhà nước trên địa bàn,dự thu toán chi ngân sách
địa phương,dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương.Trong trường hợp cần thiết
trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND;cơ quan tài chính cấp cao
trực tiếp;thực hiện ngân sách địa phương,hướng dẫn kiểm tra UBND xã,thị trấn ;
+ Phê chuẩn kế hoạch kinh tế-xã hội của xã,thị trấn…
 Trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp,thủy lợi và đất đai;UBND thực
hiện những nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng ,trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến
khích phát triển nông-lâm-ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các
chương trình đó;
+ Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế,phát triển nông nghiệp;thực hiện giao dịch đất,cho thuê đất,thu hồi đất
đối với cá nhân và hộ gia đình;giải quyết các tranh chấp đất đai,thanh tra đất đai
theo quy định của pháp luật;
+ Xét duyệt quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, thị trấn;
Xây dựng quy hoạch thủy lợi,quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

6


Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 Trong lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,UBND huyện thực
hiện nhiệm vụ,quyền hạn sau :
+ Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dưng quy hoạch, kế hoạch phát
triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
+ Tổ chức xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống
+ Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp dịc
vụ ở các xã,thị trấn.
 Trong lĩnh vực xây dựng,giao thông vận tải,UBND thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn sau:
+ Tổ chức,trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng, quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
+ Quản lý,khai thác,sử dụng cá công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
+ Quản lý việc xây dựng,cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về xây dựng,tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở,đất ở và
quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
+ Quản lý việc khai thác,sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo
phân cấp của UBND.
 Trong lĩnh vực thương mại ,dịch vụ và du lịch,UBND thực hiện nhiệm
vụ,quyền hạn sau:
+ Xây dựng,phát triển mạng lưới thương mại,dịch vụ,du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại,dịch vụ và du

lịch trên địa bàn huyện;
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động
thương mại,dịch vụ du lịch trên địa bàn.
 Trong lĩnh vực giáo dục,y tế, văn hóa thông tin,thể dục thể thao;UBND
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Xây dựng các chương trình,đề án phát triển văn hóa,giáo dục,thông tin
thể dục thể thao,y tế phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

7

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập
giáo dục; quản lý các công trình công cộng được phân cấp;bảo vệ và phát huy
các giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản
lý;
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, chỉ đạo và kiểm tra việc
bảo vệ sức khỏe nhân dân;bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em và trong công tác kế
hoạch hóa gia đình.
▪Trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và tài ngyên môi trường;UBND
thực hiện các biện pháp ứng dụng những tiến bộ của khoa học-công nghệ,phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương; Tổ chức bảo vệ môi trường,
phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt…

 Trong lĩnh vực quốc phòng,an ninh và trật tự an toàn xã hội;UBND
thực hiện nhệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức các phong trào để quần chúng nhân dân tham gia, xây dựng
lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, chỉ đạo việc xây dựng công tác huấn
luyện lực lượng dân quân tự vệ;
+ Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự,nhập ngũ giao quân và
thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự-an toàn xã hội…
3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phù cừ gồm: 01 Chủ Tịch , 02 Phó Chủ
Tịch và các phòng, ban giúp việc chuyên môn trực thuộc.
♦ Chủ Tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành các công việc
của UBND huyện,các thành viên của UBND,các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện có trách nhiệm giải quyết các công việc theo quy định tại Điều
126,127 Luật tổ chức HĐND-UBND ngáy 26/11/2003 và những vấn đề khác mà
Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện quyết định.
+ Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức bộ máy và cán bộ,công tác nội
chínhquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất đai,Kế hoạch và đầu tư,Thi đua khen thưởng,Công tác giải quyết khiếu
nại-tố cáo của công dân,Tư pháp,Thi hành án,Công an,Quân sự,Thanh tra nhà
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

8

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


nước. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp
bách, đột xuất trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh trật tự và
những vấn đề quan trọng khác được các Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách
khối, thủ trưởng các ngành Chủ tịch UBND các xã ,thị trấn có liên quan phối
hợp xử lý.
+ Chủ tịch UBND huyện phân công 1 Phó chủ tịch trong số các Phó chủ
tịch UBND huyện làm làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch UBND
huyện quyết định điều chỉnh phân công công việc giữa các Phó Chủ tịch và các
Ủy viên UBND huyện khi cần thiết.Chủ tịch UBND huyện ủy quyền cho Phó
Chủ tịch thường trực chỉ đạo công việc của UBND khi Chủ tịch đi vắng.
♦ Phó Chủ tịch UBND huyện là người giúp Chủ tịch UBND huyện,thay
mặt Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều hành và trực tiếp giải quyết một số
công việc thuộc lĩnh vực được Chủ tịch UBND huyện phân công phụ trách ở
một số cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị
trấn.
+ Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế tổng hợp và sản xuất
bao gồm: Tài chính-Kế hoạch,Thuế,Kho bạc nhà nước,Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Kinh tế hạ tầng,Tài nguyên và môi trường, Thống kê, Bưu
chính viễn thông, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Thú y, Bảo
vệ thực vật, Xí nghiệp khai thác các công trình thủy lợi, Hệ thống quỹ tín dụng
nhân dân và các hợp tác xã, các lĩnh vực lao động, Khoa học- công nghệ và công
tác khác theo sự phân công, Ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện ,làm nhiệm vụ
Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện.
+ Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối Văn hóa-xã hội bao gồm:
Giáo dục, Y tế, Trung tâm dân số- kế hoạch hóa gia đình, Lao động-thương binh
và xã hội, Văn hóa thông tin và thể thao, Đài truyền thanh, Ngân hàng chính
sách xã hội, Bảo hiểm xã hội, Hội chữ thập đỏ, Hội người mù và công tác khác
theo sự phân công ,ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện,phối hợp với các đoàn
thể lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ . Trực tiếp phụ trách công tác Văn phòng
HĐND-UBND huyện.

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

9

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

UBND huyện Phù cừ gồm các phòng giúp việc:
• Văn phòng Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân
• Phòng Nội vụ
• Phòng Tài chính- Kế hoạch
• Phòng Tài nguyên & môi trường
• Phòng Kinh tế hạ tầng
• Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
• Phòng Thanh tra huyện
• Phòng Tư pháp
• Phòng Giáo dục&Đào tạo
• Phòng Lao động-Thương binh&xã hội
• Phòng Văn hóa – thông tin
• Phòng Y tế
Ngoài ra còn có các đơn vị sự nghiệp như : Trung tâm văn hóa; Đài phát
thanh truyền hình thông tin; Trung tâm thể dục-thể thao...
Các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước một hoặc nhiều ngành lĩnh vực trên địa bàn huyện
theo quy định của pháp luật và đảm bảo sự thống nhất quản lý ngành,lĩnh vực
công tác từ tỉnh đến địa phương. Các phòng,đơn vị xây dựng quy chế làm việc

và phân công,phối hợp cụ thể giữa các chuyên viên trong phòng,ban trình lãnh
đạo xem xét phê duyệt. Mỗi phòng có 1Trưởng phòng , có từ 1-2 Phó Trưởng
phòng và các cán bộ chuyên môn.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Phù cừ ( Phụ lục 1)
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn
phòng HĐND-UBND huyện Phù cừ
1.Chức năng
Văn phòng HĐND-UBND huyện là cơ quan tham mưu tổng hợp và đảm
bảo các điều kiện về vật chất-kỹ thuật, phục vụ cho sự lãnh đạo,điều hành công
tác của HĐND,Thường trực HĐND&UBND huyện,Chủ tịch&các Phó Chủ tịch,
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

10

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chịu trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật;các Quyết định chỉ đạo
của Thường trực HĐND huyện,lãnh đạo UBND huyện;phối hợp các hoạt động
chung giữa các phòng,ban chuyên môn,quản lý hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ đối với Văn phòng UBND các xã,thị trấn; đồng thời chịu trách nhiệm
chỉ đạo,hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của Văn phòng UBND tỉnh.
Văn phòng HĐND-UBND có tư cách pháp nhân, có con dấu vá tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức ,biên chế và công tác của UBND
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo,kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của UBND thành phố.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn
 Tổ chức xây dưng chương trình làm việc phục vụ hoạt động của HĐND,
Thường trực HĐND,tham mưu một số công việc do Chủ tịch HĐND-UBND
huyện giao; quản lý thống nhất các văn bản của Thường trực HĐND&UBND
theo đúng quy định trong việc tiếp nhận,soạn thảo,sao in,đóng dấu,chuyển giao
kịp thời và bảo mật;
 Tổ chức các hoạt động của Chủ tịch UBND trong việc chỉ đạo,điều hành
các hoạt động chung của bộ máy Hành chính nhà nước; giúp Chủ tịch UBND
huyện tổ chức việc điều hành,phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn
thuộc thuộc UBND huyện, các xã,thị trấn để thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch
UBND huyện,tham mưu giúp UBND huyện thực hiện việc tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế 1 cửa,˝một cửa liên thông”.
 Tổ chức công tác,tài liệu thu thập xử lý và cung cấp thông tin chuẩn bị
báo cáo phục vụ lãnh đạo,chỉ đạo điều hành của UBND và Chủ tịch UBND
huyện theo quy định của pháp luật;báo cáo định kỳ,đột xuất về hoạt động của
HĐND&UBND huyện.
 Trình UBND huyện chương trình làm việc định kỳ hàng
tuần,tháng,quý,6 tháng và năm Văn phòng xây dựng chương trình công tác ,báo
cáo lấy ý kiến chỉ đạo,điều hành của UBND huyện,Chủ tịch UBND huyện.Theo
dõi đôn đốc các phòng ban chuyên môn,đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện
thực hiện chương trình,kế hoạch công tác sau khi được phê duyệt;phối hợp với
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

11

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

các phòng,ban chuyên môn,đơn vị sự ngiệp thuộc UBND huyện và UBND xã
trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND huyện theo quy định;
 Tổ chức các phiên họp,buổi làm việc tiếp khách và các hoạt động của
UBND Chủ tịch UBND huyện đảm bảo điểu kiện hoạt động của UBND đôn đốc
kiệm tra việc thực hiện văn bản QPPL của HĐND Ủy ban nhân dân huyện và
của cấp trên , đôn đốp kiểm tra các phòng ban UBND xã thị trấn trong việc thực
hiện trương chình kế hoạch công tác hàng năm quý 6 tháng cả năm .
 Tổ chức tiếp nhân tiếp nhận tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại ,tố
cáo thuộc thẩm quyền , thục hiện công tác phòng , tham nhũng thực hành tiếp
kiệm chống lãng phí trong pjam vi quản lý của văn phòng hội đồng nhân dân
theo quy định của pháp luật và phân công của chủ tịch UBND huyện . Đảm bảo
các điều kiện vật chất – kỹ thuật cho hoạt động của HĐND UBND huyện
 Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ khen
thưởng , kỉ luật đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ
công chức viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của văn phòng
HĐND UBND
 Quản lý cán bộ công chức , tài sản tài chính của cơ quan theo quy định
của pháp luật và phân cấp của UBND huyện tổ chức công tác quản lý văn thư
công văn giấy tờ tài liệu …và lưu hồ sơ của cơ quan theo quy định của nhà nước
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐND và UBND huyện giao theo quy
định của pháp luật.
3.Cơ cấu tổ chức
Văn phòng UBND là đơn vị giúp việc cho UBND huyện- là cầu nối giữa
UBND với các phòng ,ban và các xã thị trấn thuộc huyện. Văn phòng UBND là
nơi tổng hợp thông tin và truyền đạt thông tin đến các nơi cần thiết để giải quyết
các công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đơn vị trong huyện .
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND huyện gồm Chánh văn phòng ,phó
Chánh văn phòng và các bộ phận,cán bộ văn phòng.

♦ Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện là người chỉ đạo và điều
hành mọi hoạt động của văn phòng theo chức năng,nhiện vụ được quy định,chịu
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

12

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

trách nhiệm toàn bộ về tổ chức và hoạt động công tác của văn phòng trước
Thường trực HĐND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện. Chánh văn
phòng phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh văn phòng, cán bộ, công chức và
người lao động trong văn phòng để thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp
phục vụ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Chánh văn phòng thẩm định các văn bản gửi tỉnh, văn bản pháp quy,các
báo cáo trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch ký ban hành và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch phân công.
♦ Phó chánh văn phòng phụ trách nghiên cứu tổng hợp :
▪ Giúp chánh văn phòng phụ trách các lĩnh vực nghiêm cứu - tổng hợp
của UBND huyện, tham ra quản lý các mặt công tác của văn phòng; chịu trách
nhiệm trước thường trực HĐND-UBND huyện và Chánh văn phòng về việc
thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Giúp chánh văn phòng về việc tổ chức
thu thập ,xử lý thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND về
kinh tế -xã hội , an ninh quốc phòng và dự thảo báo cáo, công tác hàng tháng
quý 6 tháng, cả năm trình phiên họp thường kì của UBND huyện nghiêm cứu đề
xuất giải pháp giúp chủ tịch, các phó chủ tịch trong chỉ đạo điều hành .

▪ Chỉ đạo Chuyên viên theo dõi ngàng,lĩnh vực hoạt động của cac
phòng,ban ngành và cơ sở, chuẩn bị hồ sơ tài liệu liên quan đến nội dung hội
nghị và hoàn chỉnh bằng văn bản các kết luận hội nghị của Chủ tịch, Phó Chủ
tịch và Chánh văn phòng khi được phân công cùng dự họp; giữ mối liên hệ với
Văn phòng UBND các xã, thị trấn trong huyện, thường xuyên thu thập, tổng
hợp,xử lý thông tin; nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch trong chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội,an ninh
quốc phòng ở địa phương .
▪ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và
Chánh Văn phòng phân công.
♦ Phó chánh văn phòng phụ trách Hành chính-Quản trị : giúp Chánh văn
phòng quản lý công tác Hành chính quản trị, tin họp, lưu trữ cơ sở vật chất, các
hoạt động dịch vụ, tài vụ của văn phòng ; Đảm bảo các điều kiện về vật chất kỹ
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

13

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thuật phục vụ công tác của Thường trực HĐND UBND và Văn phòng UBNDHĐND huyện; chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ an toàn cơ quan,
giữ gìn vệ sinh công sở,đảm bảo an ninh và môi trường xanh-sạch-đẹp.
▪ Là người trực tiếp chỉ đạo , điều hành ,mọi hoạt động thuộc lĩnh vực
hành chính quản trị , đối nội- đối ngoại của Văn phòng ;chỉ đạo phục vụ công
tác hậu cần, tiếp khách ,nơi nghỉ cho khách đến làm việc; phục vụ các cuộc hội
nghị do HĐND -UBND và Văn phòng triệu tập .Xây dựng kế hoạch công tác và

dự trù kinh phí hoạt động cho các bộ phận có liên quan của Văn phòng.
▪ Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch các phó chủ tịch và chánh văn
phòng phân công
▪ Cán bộ, công chức, người lao động trong Văn phòng các cá nhân chịu
trách nhiệm về nhiệm vụ công tác và sự phân công trước lãnh đạo Văn phòng,
Thường trực HĐND UBND huyện.
Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Phù cừ gồm các bộ phận:
♦ Bộ phận văn thư-lưu trữ: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiếp
nhận, quản lý và phát hành văn bản , lưu trữ tài liệu của huyện theo đúng quy
định của nhà nước. Giúp Chánh văn phòng tham mưu cho lãnh đạo quản lý và tổ
chức thực hiện công tác văn thư -lưu trữ của UBND huyện. Giúp Chánh văn
phòng xây dựng kế hoạch dài hạn ,ngắn hạn ,hàng năm trình lãnh đạo phê duyệt
♦ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận 1 cửa) cán bộ làm trong bộ
phận tiếp nhận, trả kết quả xem xét các thủ tục hồ sơ hướng dẫn các tổ chức,
công dân đến trong việc thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ và bổ sung hồ sơ
( nếu thiếu) theo quy định. Trực tiếp theo dõi đôn đốc các phòng, ban liên quan
giải quyết các hồ sơ đúng quy trình thời gian theo quy định và thực hiện một số
nhiệm khác do Chủ tịch , các Phó Chủ tịch và Lãnh đạo Văn phòng phân công
♦ Bộ phận quản trị mạng .
♦ Bộ phận tiếp dân.
♦ Bộ phận tạp vụ .
♦ Bộ phận lái xe và bảo vệ.
UBND bố trí các phòng ban của văn phòng ở những vị trí thuận tiện cho
việc giao dịch, giải quyết công việc hàng ngày cũng như giải quyết tốt các
nhiệm vụ khác trong UBND nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc.
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

14

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C



Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

*Sơ đồ tổ chức bộ máy của Văn phòng UBND ( phụ lục 2)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ
LƯU TRỮ CỦA UBND HUYỆN PHÙ CỪ
I. CÔNG TÁC VĂN THƯ
1. Hệ thống hóa các văn bản quản lý của UBND
1.1 khái quát về công tác văn thư
▪▪Một số văn bản quản lý trong công tác Văn thư - Lưu trữ của UBND
huyện như :
* Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội Vụ về hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
* Thông tư 55/2005/TTLT-VPCP hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản.
* Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công
tác văn thư.
* Nghị định 58/2001/NĐ-CP NGÀY 24/08/2001 của Chính phủ về việc
quản lý và sử dụng con dấu.
* Công văn 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/07/2005 về việc hướng dẫn
quản lý văn bản đi, văn bản đến…
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản , phục
vụ cho lãnh đạo , chỉ đạo quản lý điều hành công việc của cơ quan tổ chức .
Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý nhà nước
,Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hoạt
động quản lý nhà nước nói chung và của từng cơ quan nói riêng .Trong văn

phòng công tác văn thư là bộ phận không thể thiếu và là nội dung quan trọng
trong hoạt động văn phòng ,gồm những công việc như : xây dựng văn bản quản
lý và giải quyết văn bản quản lý và sử dụng con dấu…công tác văn thư đảm bảo
cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ chính xác những thông tin cần thiết phục vụ
hoạt động quản lý giải quyết công việc của cơ quan một cách năng xuất , chất
lượng và giữ bí mật và lại đầy đủ mọi chứng cứ về hoạt động của cơ quan là nơi
đảm bảo giữ rìm đầy đủ hồ sơ tài liệu của cơ quan.
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

15

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Công tác văn thư được đặt dưới sự quản lý của văn phòng UBND huyện
với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác văn thư trong quá trình giải quyết
công việc, đáp ứng nhu cầu thực tế của UBND huyện- là cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương. Bộ phận văn thư của Văn phòng UBND huyện là một phòng
kép kín được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ
chuyên môn…tạo không gian yên tĩnh, tập trung cho cán bộ văn thư đảm bảo
tính kín đáo bí mật của công tác văn thư.
1.2 Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi
Khái niệm : Văn bản đi là tất cả các loại văn bản bao gồm văn bản quy
phạm pháp luật,văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn
bản, văn bản lưu chuyển nội bộ và văn bản mật) do cơ quan tổ chức phát hành.
Việc tổ chức quản lý văn bản đi phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, chính

xác,nhanh chóng và giữ gìn bí mật của Đảng, nhà nước và cơ quan theo quy
trình mà nhà nước đã quy định. Có như vậy các văn bản đi do cơ quan làm ra
mới có tác dụng thiết thực với cơ quan. Để quản lý thống nhất cã văn bản đi của
UBND đều được tập trung,quy về một đầu mối đó là bộ phận văn thư.
- Các cơ quan,đơn vị tham mưu văn bản khi trình Thường trực HĐNDUBND huyện ký ban hành phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm Tờ trình,dự thảo văn
bản và các văn bản liên quan đến nội dung trình ký, lãnh đạo Văn phòng được
phân công phụ trách có trách nhiệm kiểm tra, rà soát văn bản về thể thức và nội
dung văn bản. Khi thực hiện kiểm tra văn bản, lãnh đạo Văn phòng “ký nháy”
vào cuối văn bản và trình Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện ký ban
hành.
- Đối với các Đề án,Chương trình, Báo cáo và các loại văn bản khác liên
quan đến công tác chỉ đạo,điều hành của UBND huyện cần nhiều,nhiều đơn vị
tham gia, thì Văn phòng làm cơ quan đầu mối, hướng dẫn các cơ quan liên quan
phối hợp thực hiện; đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ trình Thường trực HĐND và
lãnh đạo UBND huyện quyết định.
- Mỗi văn bản ban hành của UBND huyện Phù cừ đều được lưu 01 bản
gốc ở bộ phận văn thư và 01 bản lưu tại để đơn vị hoặc người soạn thảo, tiện cho
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

16

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

việc quản lý, tra tìm khi cần thiết.
♦ Quy trình quản lý văn đi được quản lý theo trình tự sau:

Bước 1: Kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày và ghi số,
ngày tháng văn bản.
▪ Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản : Trước khi
thực hiện các công việc để phát hành văn bản và ghi số, ký hiệu văn bản; cán bộ
văn thư cần kiểm tra lại về thể thức,kỹ thuật trình bày văn bản, nếu phát hiện có
sai sót thì phải kịp thời báo cáo người giao trách nhiệm xem xét, giải quyết.
▪ Ghi số, ngày, tháng văn bản :
Ghi số văn bản phải được tập trung tại văn thư cơ quan để lấy số theo hệ
thống số chung của cơ quan do văn thư thống nhất quản lý. Số được ghi bằng
chữ Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm. Bao gồm :
Số,ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật, được sắp xếp theo thứ tự:
“STT của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt loại văn bản/tên viết tắt của cơ quan
ban hành văn bản”. VD: Số 124/2008/NĐ-CP…
Số,ký hiệu văn bản hành chính: là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ quan,
tổ chức ban hành trong 1 năm. Tùy theo tổng số văn bản và số lượng văn bản
hành chính được ban hành trong cơ quan được quy định cụ thể việc đăng ký và
đánh số văn bản.VD: Số…./CP-HC
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm được ban hành
văn bản. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ và ghi sau
địa danh dưới Quốc hiệu.Các chỉ số ngày,tháng,năm văn bản dùng chữ số Ả-rập;
đối với chỉ số ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1,2 phải ghi thêm số 0 ở trước.
VD: Hà Nội,ngày 09 tháng 02 năm 2015.
▪ Nhân bản: văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng và thời gian
quy định. Việc nhân bản văn bản mật được thực hiện theo quy định của Pháp
lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Bước 2: Đóng dấu văn bản đi
▪ Đóng dấu: Các cơ quan được sử dụng con dấu nhằm khẳng định giá trị
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh


17

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

pháp lý của văn bản, thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch giữa các cơ
quan, tổ chức và công dân. Dấu của cơ quan chỉ được phép đóng vào các văn
bản có chữ ký hợp lệ của người có thẩm quyền;tuyệt đối không được phép đóng
dấu khống vào giấy trắng (không có nội dung).
▪ Việc đóng dấu lên chữ ký và lên các phụ lục kèm theo văn bản chính
được thực hiện như sau:
* Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu
quy định của nhà nước.
* Khi đóng dấu lên chữ ký thì phải dấu đóng phải trùm lên khoảng ⅓ chữ
ký về phía bên trái.
* Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn
bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan,
tổ chức hoặc tên của phụ lục.
* Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên
ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý
ngành.
▪ Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục
kèm theo được đóng dấu vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục
văn bản, đóng trùm lên một phần tờ giấy.
▪ Đóng dấu các độ khẩn, mật (“Hỏa tốc”, hoặc hỏa tốc hẹn giờ; “Thượng
khẩn” và “khẩn”). Tùy theo mức độ cần được cần dược chuyển phát nhanh, văn

bản được xác định độ khẩn.Khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị cá
nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định.
Bước 3: Đăng ký văn bản đi
▪ Đăng ký văn bản đi( vào sổ văn bản đi) là công việc bắt buộc phải thực
hiện trước khi chuyển giao văn bản đến các đối tượng liên quan. Tất cả các văn
bản đi đều được đăng ký vào sổ theo mẫu in sẵn chính xác,đầy đủ, rõ ràng. Văn
bản đi được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản đi hoặc cơ sở dữ liệu văn bản đi
trên máy tính.
▪ Đăng ký văn bản đi bằng sổ:
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

18

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

*Lập sổ đăng ký văn bản đi: Căn cứ tổng số và số lượng mỗi loại văn
bản hàng năm, các cơ quan tổ chức quy định cụ thể về việc lập sổ đăng ký văn
bản đi cho phù hợp.
VD: Đối với cơ quan ban hành trên 2000 văn bản trên một năm thì cần lập
ít nhất các loại sổ như: Sổ đăng ký văn bản QPPL, quyết định, chỉ thị(cá
biệt,loai thường). Sổ đăng ký công văn(loại thường). Sổ đăng ký văn bản đi…
▪ Đăng ký văn bản đi bằng máy tính sử dụng chương trình quản lý văn
bản, được thực hiện theo hướng dẫn của phần mềm quản lý văn bản của cơ
quan, tổ chức cung cấp phần mềm đó.
Phương pháp đăng ký lập sổ theo công văn Số 425/VTLTNN-NVTW

ngày 18/07/2005 của Cục văn thư-lưu trữ nhà nước về hướng dẫn quản lý văn
bản đi, đến.
Mẫu sổ đăng ký văn bản đi gồm: Bìa và trang đầu, và phần đăng ký văn
bản đi được trình bày trên trang giấy khổ A3, gồm 8 cột theo mẫu sau:
Số, ký

Ngày,tháng

Tên loại và

Người

Nơi

Đơn vị,

Số

Ghi

hiệu văn

Văn bản

trích yếu nội



nhận


người

lượng

chú

vb

nhận bản

bản

bản

dung văn bản

lưu
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)


(8)

Bước 4: Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển giao văn bản đi.
▪ Thủ tục chuyển phát văn bản: Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục văn
thư đăng ký vào sổvà chuyển phát ngay trong ngày.
Khi chuyển giao văn bản cho đối tượng liên quan, văn thư tiến hành lựa
chọn bì,trình bày bì và viết bì ghi rõ địa chỉ ở ngoài bì; văn bản phải được để
trong bì, dán bì.
▪ Theo dõi việc chuyển giao văn bản đi: Tất cả các văn bản được chuyển
giao phải đảm bảo nguyên tắc chung là chính xác, đúng đối tượng và kịp thời;
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

19

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nhằm đảm bảo trong quá trình chuyển giao không bị nhầm lẫn và chậm trễ về
thời gian, gây khó khăn trong việc xử lý, giải quyết công việc cũng như giá trị
của văn bản.
+ Chuyển giao trực tiếp cho các đơn vị, cá nhân trong nội bộ cơ quan, tổ
chức. Tùy theo số lượng văn bản đi được chuyển giao trực tiếp cho các đơn vị,
cá nhân trong nội bộ cơ quan( được thực hiện tại văn thư hoặc do cán bộ văn thư
trực tiếp chuyển đến các phòng ban, đơn vị, cá nhân).
+ Khi chuyển giao văn bản cho các phòng, đơn vị ,cá nhân trong nội bộ,

người nhận văn bản phải ký nhận văn bản vào sổ đăng ký văn bản đi.
+ Chuyển phát văn bản đi qua bưu điện: Tất cả các văn bản đi được
chuyển phát phải được đăng ký vào sổ. Khi giao bì văn bản, phải yêu cầu nhân
viên bưu điện kiểm tra, ký nhận và đóng dấu vào sổ(nếu có).
+ Cán bộ văn thư có trách nhiệm theo dõi việc chuyển phát văn bản như:
lập phiếu gửi để theo dõi việc chuyển phát văn bản đi theo yêu cầu của người ký
văn bản; đối với những văn bản đi có đóng dấu thì khi nhận lại phải kiểm tra đối
chiếu để đảm bảo văn bản không bị thát lạc…
Bước 5: Lưu văn bản đi
Bản lưu tại bộ phận văn thư là bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm
quyển. Bản lưu văn bản đi tại văn thư được sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Bộ
phận văn thư được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để bảo vệ và bảo
quản an toàn bản lưu tại văn thư.
Sắp xếp, bảo quản và phục vụ nghiên cứu sử dụng bản lưu. Mỗi văn bản
do cơ quan làm ra để phục vụ cho hoạt động điều hành , quản lý phải lưu ít nhất
02 bản: 01 bản lưu tại đơn vị hoặc người soạn thảo văn bản ,01 bản lưu tại bộ
phận văn thư cơ quan. Sắp xếp văn bản lưu theo thời gian ban hành; theo tên
loại…
1.3 Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến.
Khái niệm: Văn bản đến là tất cả các văn bản, bao gồm văn bản QPPL,
văn bản Hành chính và văn bản chuyên ngành( kể cả bản fax, văn bản được
chuyển qua mạng và văn bản mật), đơn thư gửi đén cơ quan,tổ chức.
Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

20

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Văn bản gửi đến Thường trực HĐND-UBND huyện được văn thư vào
sổ và thống nhất với Phó Chánh Văn phòng được phân công nhiệm vụ phân loại,
xử lý văn bản. Sau khi có ý kiến của Phó Chánh Văn phòng, văn thư chuyển văn
bản cho Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện cho ý kiến chỉ đạo và vào
sổ theo dõi, đồng thời chuyển văn bản đến những địa chỉ theo chỉ đạo của
Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND huyện.
- Tất cả các loại văn bản đến Thường trực HĐND-UBND huyện phải
được đăng ký tại bộ phận Văn thư Văn phòng phải được xử lý ngay trong ngày.
Văn bản đến của UBND thường được gửi đến bằng đường bưu điện, bao gồm
tất cả các loại như: quyết định, tờ trình, công văn, báo cáo, công điện, thư từ…
của các Sở, phòng, ban ngành tổ chức kinh tế-xã hội chuyển đến tập trung tại bộ
phận văn thư.
♦ Quy trình quản lý văn bản đi được quản lý theo trình tự :
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký văn bản đến.
• Tiếp nhận, kiểm tra văn bản đến
- Khi tiếp nhận văn bản được chuyển đến từ mọi nguồn, cán bộ văn thư
hoặc người giao nhiệm vụ tiếp văn bản đến trong trường hợp văn bản được
chuyển đến ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ phải kiểm tra sơ bộ về số lượng,
tình trạng bì, nơi nhận, dấu niêm phong (nếu có) …của văn bản. Đối với văn bản
mật đến, phải kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận.
- Nếu phát hiện thấy thiếu hoặc mất bì, tình trạng bì không còn nguyên
vẹn hoặc văn bản được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối với bì
văn bản có đóng dấu “hỏa tốc”hẹn giờ), phải báo cáo ngay với Chánh văn phòng
để xử lý, có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công tác
văn thư, trong trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người đưa văn bản.
- Đối với văn bản đén được chuyển phát qua máy fax, qua mạng; cán bộ
Văn thư cũng phải kiểm tra về số lượng văn bản, số trang…sau đó chụp lại và in

ra đóng dấu. Văn bản đến được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản đến hoặc cơ sở
dữ liệu quản lý trên máy tính.

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

21

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Phân loại sơ bộ, bóc bì văn bản đến
Sau khi tiếp nhận, các bì văn bản đến được phân loại và được xử lý sơ bộ.
Cán bộ văn thư phân loại văn bản đến rồi gửi cho lãnh đạo cơ quan,cá nhân hoặc
các phòng, ban liên quan.
- Loại không bóc bì: bao gồm các bì văn bản gửi cho tổ chức Đảng, các
đoàn thể trong cơ quan, tổ chức và các bì văn bản gửi đích danh người nhận.
Nếu là văn bản liên quan đến công việc chung của cơ quan thì cá nhân nhận văn
bản có trách nhiệm chuyển văn bản đó cho bộ phận Văn thư để đăng ký.
- Loại do cán bộ văn thư bóc bì: bao gồm tất cả các loại bì còn lại, trừ
những văn bản trên có đóng dấu chữ ký hiệu các độ mật(bì văn bản mật).
- Đối với bì văn bản mật, việc bóc bì được thực hiện theo quy định bảo vệ
bí mật nhà nước và quy định cụ thể của UBND,cơ quan,tổ chức.
- Đối với văn bản là đơn thư khiếu nại, tố cáo thì khi bóc bì phải giữ lại
đính kèm văn bản để làm bằn chứng.
• Đóng dấu “Đến”, ghi số và ngày đến
- Tất cả các văn bản đến của UBND đều được đăng ký tập trung tại văn

thư và các văn bản thuộc diện đăng ký tại văn thư phải được cán bộ văn thư
đóng dấu “Đến”, ghi số đến và ngày đến.Đối với bản fax thì cần chụp lại trước
khi đóng dấu “Đến”, đối với các văn bản đến được chuyển phát qua mạng,tring
trường hợp cần thiết có thể in ra và làm thủ tục đóng dấu “Đến”.
- Dấu “Đến” được đóng rõ ràng, ngay ngắn vào khoảng giấy trắng phía
trên ở lề trái của văn bản dưới số, ký hiệu(đói với những văn bản có ghi tên
loại), dưới trích yếu nội dung(đối với công văn) hoặc vào khoảng giấy trống
phía dưới ngày,tháng,năm ban hành văn bản.
- Đối với những văn bản đến không thuộc diện đăng ký tại văn thì không
phải đóng dấu “Đến” mà được chuyể cho phòng,ban, đơn vị hoặc cá nhân có
trách nhiệm theo dõi.

Sinh viên: Đoàn Thị Quỳnh Anh

22

Lớp: Đại học Quản trị Văn phòng K1C


×