Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo thực tập quản lý kinh doanh: công ty VinHouse Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.07 KB, 31 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
Công ty VinHouse Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN DUY TUÂN
Sinh viên thực hiện: Đào
Hoàng Sơn
Mã SV: 1531090027
Lớp: QTKD1-K15


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2

...............................................................................................................................3
PHẦN 1.CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.....................5
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VinHouse Việt Nam.....................5

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty......................................5


1.2.Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty...........................................8
1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.........................................................9

1.4.Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty................................................13
1.4.1 .Bộ phận sản xuất và mối quan hệ..........................................................13
1.4.2.Quy trình sản xuất sản phẩm .................................................................14
1.4.2.1.Nhóm sản phẩm chính...........................................................................14
1.4.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm..............................................................14
PHẦN 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY...........................................................................................................18
2.1.Tình hình sản tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp................................18
2.2.Tài sản cố định và máy móc thiết bị của Công Ty....................................19
2.3.Lao động, tiền lương....................................................................................20
2.3.1. Phân tích cơ cấu lao động.......................................................................20
2.3.2.Lao động và tiền lương.............................................................................23
2.4. Tình hình tài chính của công ty.................................................................24
Bảng 2.5:Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty.......................24
(ĐVT: Tr. đồng)......................................................................................................24

.............................................................................................................................25
PHẦN 3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN...........26
3.1.Đánh giá chung:...........................................................................................26
3.1.1.Ưu điểm:....................................................................................................26
3.1.2.Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................26
3.2.Các đề xuất hoàn thiện:..............................................................................29
.............................................................................................................................29
KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................31



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải đối mặt với thực
trạng kinh tế khó khăn ở nước ta. Tình trạng lạm phát cao cùng với sự gia nhập
tổ chức thương mại quốc tế WTO đã làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp
trong nước mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Những
vấn đề này luôn luôn làm đau đầu các nhà quản lý, cũng chính vì vậy mà công
tác quản lý doanh nghiệp ngày càng trở nên hết sức quan trọng đối với các
doanh nghiệp.
Với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản trị trong các doanh
nghiệp hiện nay. Em đã chọn công ty VinHouse Việt Nam làm điểm thực tập
của mình, có thể áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học trong sách vở,
trong nhà trường vào thực tiễn doanh nghiệp , củng cố kiến thức kỹ năng học,
tạo được tiền đề vững chắc sau khi ra trường. Báo cáo thực tập của em gồm 3
phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty VinHouse Việt Nam .
Phần 2: Tình hình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên
báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo và các ban. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths: Nguyễn
Duy Tuân hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập

này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các cán bộ, anh chị trong công ty
VinHouse Việt Nam đã hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu
hoạt động của công ty.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Đào
Hoàng Sơn


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 1.CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VinHouse Việt Nam
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty
Tên đơn vị: Công ty VinHouse Việt Nam .
Địa chỉ: Số 11, dãy A4, ngách 5, ngõ 175, phố Định Công, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0974198918.
Email:
Mã số thuế: 0106352844
Đại diện pháp luật: Nguyễn Tiến Dũng
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty VinHouse Việt Nam là công ty được thành lập theo mô hình
TNHH Nhà nước một thành viên thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được thành lập
ngày 22/9/1984 theo Quyết định số 4018/TCCB của UBND thành phố Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm 3 giai đoạn:

• Giai đoạn từ năm 1984 - 1988:

Công ty VinHouse Việt Nam được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị
là công ty Thăng Long và công ty HTP Thủ Đô. Vốn là hai cơ sở yếu kém,
thua lỗ trong nhiều năm được nhập lại nên tại thời điểm đó, tập thể lãnh đạo và
toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đứng trước muôn vàn khó khăn
như: vốn liếng hầu như không có, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị công
nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức, điều hành kèm, nề nếp làm việc bị buông lỏng.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trong tình hình đó với lòng nhiệt tình, năng lực tổ chức điều hành của
ban lãnh đạo và sự cần cù chịu khó của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng
bước khắc phục khó khăn. Ba tháng sau khi sáp nhập công ty, hàng trăm tấn
máy móc thiết bị đã được vận chuyển, lắp đặt an toàn từ cơ sở 2 về cơ sở 1 để
đi vào sản xuất. Năm 1986 những chiếc máy trộn bê tông 250 lít theo nguyên
lý trộn tự do, do công ty VinHouse Việt Nam chế tạo đã được đưa ra thị trường
phục vụ cho ngành xây dựng. Những bộ giàn giáo kiểu Nhật được thiết kế sửa
đổi và chế tạo trên nền thiết bị công nghệ của công ty được thị trường đánh giá
cao. Hàng trăm chiếc máy bơm trục đứng do công ty chế tạo, hiệu quả của việc
hợp tác khoa học công nghệ giữa công ty và viện nghiên cứu khoa học thuỷ lợi.
Cứ như vậy, tuyển cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường bằng từng công việc từng
sản phẩm mới một, trong những năm 1985, 1988 công ty đã từng bước tháo gỡ
khó khăn để phát triển đi lên cũng chính thông qua thực tiễn lao động, bộ máy
quản lý của công ty dần định hình và từng bước kiện toàn. Trên cơ sở bố trí
đúng người, đúng việc những cán bộ có năng lực được bố trí ở các vị trí lãnh
đạo, lực lượng gián tiếp được giảm từ 18% xuống còn 10% cũng là một phần
không nhỏ giúp công ty thành công và phát triển đi lên.


• Giai đoạn 1989 - 1994
Sang năm 1989 với khó khăn chung của đất nước khi bước sang cơ chế
chuyển đổi công ty VinHouse Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó
khăn do vốn cơ bản bị cắt giảm, đồng tiền bị trượt giá, thị trường các sản phẩm
truyền thống bị thu hẹp, sản phẩm có nguy cơ bị đình đốn. Thực tiễn đã đòi hỏi
ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên phải tìm ra giải pháp để giúp
công ty phát triển đi lên. Cuối cùng hai giải pháp lớn đã được đề xuất và được
nhất trí thực hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển của công ty
đến nay là:
* Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi
mới thiết bị công nghệ, tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật cao đáp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

ứng kịp thời đòi hỏi của thị trường trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước.
* Tiếp tục tổ chức và sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành theo hướng
năng động, hiệu quả. Xuất phát từ đòi hỏi công việc để bố trí cán bộ có năng
lực và phẩm chất tốt để thực hiện nhiệm vụ.
- Đầu năm 1989 nắm bắt được chương trình cải tạo lưới điện 35KV của
Hà Nội và dự đoán được tiềm năng của dây cáp điện trong công cuộc hiện đại
hoá đất nước, công ty đã quyết định chuyển đổi thiết bị và công nghệ để sản
xuất cáp nhôm A và các loại.

• Giai đoạn 1994 đến nay
Trong cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và
phát triển, trong sự giao lưu kinh tế - kỹ thuật với nước ngoài công ty ý thức

được rằng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nếu không tiếp tục đầu
tư những dây chuyền hiện đại mà chỉ bằng con đường tự chế tạo sẽ không đủ
sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Vì vậy từ năm 1992 khi các sản phẩm
dây và cáp nhôm đang bán chạy trên thị trường, công ty đã chủ trương đầu tư
và phát triển sang lĩnh vực sản xuất dây cáp và dây cáp đồng các loại.
Nhờ có sự đầu tư đúng hướng và hiệu quả nên uy tín của công ty
VinHouse Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển. Và năm 1998 công
ty là doanh nghiệp duy nhất của Hà Nội được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng lao động 1998.
Bước sang năm 2016 toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty VinHouse
Việt Nam nỗ lực phấn đấu quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
năm 2016 đạt mức tăng trưởng 10 - 15%.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.2.Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty
Nhiệm vụ chính
Là một đơn vị trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội, vừa sản xuất vừa kinh
doanh công ty VinHouse Việt Nam có những nhiệm vụ chức năng sau:
- Sản xuất và kinh doanh các loại máy móc phục vụ cho nhu cầu ngành
xây dựng.
- Sản xuất và kinh doanh các chủng loại dây điện gồm dây điện ruột
đồng, dây điện ruột nhôm, dây trần và dây bọc thuộc các kích cỡ và dây Emay,
các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: xà, cột, ty, sứ, tủ
điện, ống đồng thanh (cái).
- Được kinh doanh nhập khẩu vật tư kim loại màu như: Đồng, Nhôm,
hoá chất, phụ gia, nhựa PVC, phụ tùng và phụ kiện phục vụ cho sản xuất kinh

doanh của công ty. Được xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất ra.
- Được mở cửa hàng để giao dịch và tiêu thụ sản phẩm.
- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước để đổi mới công nghệ, thiết bị, phát triển sản xuất của Công ty.
Nhiệm vụ khác
- Nộp thuế theo quy định của nhà nước
- Quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo công ăn việc
làm cho người dân và chăm lo cho xã hội.
Nhóm hàng hóa chính của công ty đó là:
+ Dây điện mềm nhiều sợi bọc PVC chất lượng cao
+ Cáp động lực 3, 4 ruột lõi đồng, nhôm bọc PVC điện áp 600-1000V.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

+ Dây cáp nhôm, dây cáp đồng trần và bọc PVC.
+ Ống đồng
1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC


PGĐ kỹ thuật -sản xuất

Phòng
kỹ thuật

Phòng
KCS

Xưởng
sản xuất

PGĐ kinh doanh

Phòng
KH vật


Phòng
TC- kế
toán

PGĐ hành chính

Phòng
lao
động

Phòng
hành
chính


Phòng
chính trị

(Nguồn: Phòng hành chính)
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận
- Ban giám đốc:
Đứng đầu là giám đốc, giám đốc công ty có chức năng và nhiệm vụ
chính sau:
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp cũng như
những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch,
các phương án kinh doanh.
+ Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của toàn công ty
Phó giám đốc có chức năng cùng trợ lý giám đốc, giúp giám đốc điều
hành hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Kế toán trưởng của công ty được bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo chế độ
hiện hành của Nhà nước.
Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán
thống kê của công ty
- Các phòng ban chức năng của Công ty:
Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế năm trước do phòng
kế toán gửi xuống rồi thong qua đó lập kế hoạch sản xuất từng kỳ (tháng, quý,

năm). Ngoài ra, phòng kế hoạch còn phải thực hiện các việc làm liên quan đến
vấn đề ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác như: marketing, quảng cáo
sản phẩm… Phòng kế hoạch phải tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, sẵn
sàng cung ứng đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho khách hàng. Ngoài việc phải
lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng kế hoạch – vật tư còn phải
tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết cho sản xuất, sửa
chữa. Phải tính toán chi tiết lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai
đoạn sản xuất trong kỳ. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm trong thời gian tới. Tính toán chi phí quản lý để từ đó xác định giá thành
sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Phòng tài chính – kế toán:
Thực hiện việc tổng kết, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty trong từng thời kỳ cụ thể: Phân tích, tính toán cụ thể , chi tiết mức độ hoàn
thành kế hoạch của công ty. Lập bảng tổng kết tài sản cụ thể từng kỳ để cho
phòng kế hoạch lập kế hoạch kinh doanh.
Phòng lao động:


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Thực hiện việc quản lý lao động. Cụ thể là về tiền lương, tiền thưởng của
lao động trực tiếp và gián tiếp trong tháng, trong năm, về các vấn đề liên quan
đến sự biến động nguồn nhân lực trong kỳ, thực hiện các công việc theo dõi số
ngày làm việc của từng công nhân, nhân viên, tính toán số ngày nghỉ phép ốm
đau của CBCNVC. Phòng lao động tính toán lương, bảo hiểm xã hội và còn
phải đảm bảo các vấn đầ liên quan đến việc an toàn lao động, đào tạo huấn
luyện, nâng bậc cho CBCNV trong toàn công ty.
Phòng kỹ thuật:

Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật chung cho toàn công ty. Dựa vào các hợp
đồng kinh tế, các bản vẽ thiết kế điều hành tổ chức thiết kế, lập quy trình sản
xuất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phù hợp với trang thiết bị
của doanh nghiệp. Xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm sản xuất
trong kỳ. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về phương hướng duy trì, đẩy mạnh,
phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ, phục vụ cho mục tiêu sản xuất
kinh doanh của đơn vị ngày càng tốt hơn. Xây dựng đội ngũ về chuyên môn,
nghiệp vụ phục vụ lâu dài cho công tác đảm bảo kỹ thuật.
Xưởng sản xuất:
Quản lý tất cả các xưởng sản xuất trong công ty. Chịu trách nhiệm quản lý
hoạt động sản xuất trong phân xưởng và báo cáo công việc hàng ngày cho ban
quản lý.
Phòng KCS:
Có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị
dụng cụ đo lường, đề xuất với giám đốc các biện pháp sử dụng sao cho hợp lý
và hiệu quả. Đảm bảo kỹ thuật và phương pháp đo cho mọi người sử dụng
phương tiện dụng cụ trong công ty.
Phòng hành chính:


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bao gồm một số phòng ban như văn thư, y tế, tổ bảo vệ, nhà trẻ, nhà ăn
nhằm đảm bảo tinh thần và thể lực cho công nhân viên toàn công ty. Ngoài ra,
tổ bảo vệ còn có nhiệm vụ giữ cho tình hình an ninh sản xuất của nhà máy
được ổn định, tránh thất thoát tài sản.
Phòng chính trị:
Có nhiệm vụ nghiên cứu các nghị quyết của Đảng và cấp trên đề ra.

Thông qua các biên bản, nghị quyết đó, tiến hành các hoạt động nhằm hướng
dẫn và giáo dục toàn bộ công nhân viên trong công ty thực hiện đúng đắn
những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các buổi nói
chuyện, sinh hoạt tập thể nhằm tìm định hướng đúng đắn cho công ty trong
thời gian tới sao cho phù hợp với chính sách đường lối đã đưa ra.
Nhìn chung, mỗi phòng ban trong công ty đều có những chức năng và
nhiệm vụ cụ thể. Mỗi phòng ban đều tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính
của mình và kết hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện kế hoạch
chung của toàn công ty.
1.4.Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4.1 .Bộ phận sản xuất và mối quan hệ
Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Giám đốc là người chỉ đạo cho các phòng ban trong
việc kinh doanh sản phẩm. Bộ phận kinh daonh xẽ tìm kiếm khách hàng, lập các
phương án kinh doanh, bộ phận giao vận xẽ trực tiếp giao sản phẩm đến tay
khách hành, bộ phận kế toán tiến hàng cân đối thu chi và kiểm kê lại hàng hoá.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.4.2.Quy trình sản xuất sản phẩm
1.4.2.1.Nhóm sản phẩm chính
Dưới đây là những sản phẩm chủ yếu của Công ty VinHouse Việt Nam :
+ Dây điện mềm nhiều sợi bọc PVC chất lượng cao
+ Cáp động lực 3, 4 ruột lõi đồng, nhôm bọc PVC điện áp 600-1000V.
+ Dây cáp nhôm, dây cáp đồng trần và bọc PVC.
+ Ống đồng
Trong các hoạt động trên thì sản phẩm dây điện mềm nhiều sợi PVC

chất lượng cao được đánh giá cao, sản xuất ra bao nhiêu là tiêu thụ hết bấy
nhiêu. Còn các sản phẩm dây cáp và cáp động lực thì mang lại doanh thu nhiều
nhất cho công ty thông qua đấu thầu cung cấp cho các công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng.
Ngoài những sản phẩm trên công ty còn sản xuất các hàng hoá khác như
băng nhôm các loại, dây phích cắm và tham gia gia công theo đơn đặt hàng.
1.4.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm
Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty VinHouse Việt Nam
đã không ngừng đổi mới công nghệ nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác, với những chiến lược đầu
tư phù hợp. Hiện nay công ty đã trang bị cho mình những dây chuyền sản xuất
hiện đại tiên tiến, thậm chí lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất dây cáp điện.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất dây điện mềm nhiều ruột bọc PVC
Máy/năng

Lưu đồ

máy

lực Người vận hành
Số người Trình độ

Dây đồng

φ2,6mm
Kéo trung

Máy kéo trung 1

Bậc 4/5

Dây

đồng

φ2,6mm

(120kg/h)

Dây đồng
φ0,5-0,7mm
Kéo tinh

Máy

kéo

tinh 1

Bậc 4/5

Dây đồng đơn
φ0,5mm-


(10kg/h)

0,7mm
Dây đồng
φ0,14-0,3mm
Kéo sợi

Máy

kéo

sợi 1

Bậc 4/5

φ0,14mm-

(4000kg/h)
Ruột dẫn điện
chân không

Ruột dây
mềm
Bọc PVC

0,3mm

Lò ủ
(100kg/h)
Máy


1

A

Bậc 4/5

Ruột dẫn điện
đơn

bọc

(30kg/h)
Máy in chữ trên 1
dây (5000m/h)

Dây bọc1 lớp

Dây đồng đơn

Bậc 4/5

Ruột dẫn điện ủ
mềm


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


Trong các sản phẩm của công ty thì dây điện mềm bọc PVC có uy tín
cao nhất trên thị trường nhờ dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại với quy
trình công nghệ như trên.
Nội dung các bước cơ bản trong quy trình công nghệ:
o

Bước 1 (kéo trung): Nguyên vật liệu ban đầu là dây đồng φ

2,66mm được kéo nhỏ lại qua máy kéo trung tới φ0,5-0,7mm.
o
Bước 2 (kéo tinh): dây đồng đơn φ0,5-0,7mm được đưa vào máy
kéo tinh thu lại còn φ0,14 - 0,3mm.
o
Bước 3 (kéo sợi): dây đồng đơn φ0,14-0,3mm được đưa vào máy
kéo sợi, sản phẩm lúc này là ruột dẫn điện.
o
Bước 4 (ủ chân không): ruột dẫn điện được đưa qua lò ủ cho mềm
ra.
o

Bước 5 (bọc PVC): ruột dẫn điện ủ mềm tiếp tục được đưa qua

máy bóc và máy in chữ sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng.
Với chủ trương khai thác triệt để những tiến bộ của công nghệ khoa học
kỹ thuật hiện đại, công ty trong những năm qua đã tiến hành nhập khẩu những
thiết bị hiện đại, thiết bị sản xuất dây và cáp điện của công ty bao gồm các dây
chuyền chính sau đây:
Dây chuyền cán nhôm liên tục: sản xuất các loại dây và cáp nhôm từ
nhôm thỏi có độ sạch cao (hàm lượng nhôm ≥ 99,7%), công suất dây chuyền
3000 tấn/năm.

Dây chuyền đúc cán đồng liên tục trong môi trường không ôxy: sản xuất
các loại dây và cáp đồng trần, các loại dây dẹt, thanh cái từ đồng tấm cathode
có độ sạch cao (hàm lượng đồng ≥ 99,97%). Công suất dây chuyền 5000
tấn/năm.
Dây chuyền công nghệ sản xuất các loại dây điện mềm nhiều sợi, nhiều
ruột bọc PVC chất lượng cao. Công suất dây chuyền 1000 tấn/năm.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Dây chuyền công nghệ sản xuất các loại cáp động lực với công suất
1000 tấn/năm.
Công ty đã xây dựng được một phòng thí nghiệm cơ lý với các thiết bị
đo lường và kiểm tra để kiểm tra các chỉ tiêu chính của các loại dây và cáp điện
do công ty sản xuất.


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
2.1.Tình hình sản tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ giúp hàng hóa dịch vụ
của công ty lưu thông hợp lý, vòng quay vốn lưu động tăng nhanh làm giảm
chi phí bảo quản vận chuyển dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh
Bảng 2.1. cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm 2012
Giá trị
(tr.đồng)
Dây cáp điện
bọc PVC
Máy móc, thiết
bị
Ống đồng
Mặt hàng khác
Tổng

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2013
Tỷ
Giá trị
trọng
(tr.đồng)
(%)

Năm 2014
Tỷ
Giá trị
trọng
(tr.đồng)
(%)

253795


49

391190

52,1

476894

52,6

93527

18

135868

18

150746

16,6

63811

13,4

106469

14,2


144288

15,9

103811

19,6

117027

15,7

134288

14,9

514944

100

750554

100

906216

100

(Nguồn: Phòng Hành Chính)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty
năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013. Trong đó sản phẩm Dây cáp điện bọc
PVC có sức tiêu thụ tăng mạnh nhất tăng 476.894 (triệu đồng) tương ứng tăng
52.6% . Sản phẩm dầu Ống đồng có tình hình tiêu thụ tăng chậm nhất 144.288
(triệu đồng) tương ứng tăng 14.11%. Chứng tỏ Dây cáp điện bọc PVC là sản
phẩm luôn có tiềm năng và có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường. Nhìn vào doanh
thu tương ứng cũng cho thấy sản phẩm Xăng Dây cáp điện bọc PVC là sản


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

phẩm có doanh thu lớn nhất và là sản phẩm chính, chủ lực mà công ty kinh
doanh
2.2.Tài sản cố định và máy móc thiết bị của Công Ty
Bảng 2.2. Tình hình tài sản năm 2014
STT

1

2
3

4

Loại




TSCĐ

đầu năm

Nhà

cửa,

vật

kiến

trúc
Máy

móc

thiết bị
Thiết

Tăng trong Giảm trong
kỳ

kỳ

(mua sắm)

(thanh lý)



cuối năm

3.266.326.916

65.809.100 72.155.952 1.568.063.832

bị

vận tải
Thiết

bị,

dụng

cụ 25.152.634

566.0
98.625
25.152.634

quản lý
Từ số liệu bảng trên ta thấy rằng trong năm 2014 doanh nghiệp đầu tư
thêm trang thiết bị đồng thời đã cố gắng giảm những TSCĐ không cần thiết
để không gây lãng phí, chứng tỏ Doanh nghiệp đã tiết kiệm được vốn dùng
vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh khác của doanh nghiệp, mang lại
hiệu quả kinh tế cho Công ty.
∗ Số lượng máy móc – thiết bị của công ty năm 2014
Số máy móc thiết bị hiện có


Số máy móc – thiết bị thực tế làm việc
Số máy móc – thiết bị thực tế bảo
dưỡng

178

2


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Số máy móc – thiết bị thực tế ngừng

0
8

Phương tiện vận tải
Thiết bị dùng cho quản lý

20

Máy tính

15

Máy in
7
Máy móc thiết bị thực thế làm việc là 178 máy, sửa chữa 2 máy tuy nhiên

công ty đã có kế hoạch dự phòng 6 máy cho thấy công ty đã có quan tâm sâu sắc
đến máy móc thiết bị. Máy móc cảu công ty tương đối nhiều và thường xuyên
nâng cấp sửa chữa, để đảm bảo việc kinh doanh hiệu quả công ty luôn có những
kế hoạch sát thực về số lượng máy móc thiết bị làm việc, số thiết bị cần được
bảo dưỡng và số thiết bị dự trữ chưa lắp đặt.
2.3.Lao động, tiền lương
2.3.1. Phân tích cơ cấu lao động
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của công ty
Các

chỉ

tiêu

2012
Số
lượn
g

2013

Tỷ
(%)

lệ

Số
lượn
g


SS2013/201 SS2014/201

2014

Tỷ lệ
(%)

Số
lượn
g

Tỷ lệ Số

100

3

315

100

The Đại

9,93

33

10,4 38

11,6 2


8

9

3,49 11

3,38 -3

học

trình Cao
độ

đẳng

14

4,49

11

Tỷ lệ Số

lượng (%)

100

o


3

(%)

1. Tổng LĐ 312
31

325

2

Tỷ lệ

lượng (%)

0,96 10

3,17

6,45 5

15,15

-

0

21,43

0



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
TC

267

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

85,5827

86,0 276

84,9 4

1

3

3

The Trực 257

82,3725

81,9 266

81,8 1

o lao tiếp


8

độn Gián 55

17,63



1,49 5

1,84

0,39 8

3,1

3,63 2

3,51

Trun
g học

5
57

tiếp

18,1 59


18,1 2
5

Xem xét bảng 3 ta thấy:
Về lao động: Năm 2012 với tổng số lao động là 312 trong đó có 257 lao
động trực tiếp (chiếm 82,87). Đến năm 2013, công ty đã có tổng lao động là 315
người (tăng lên 3 người so với năm 2012) trong đó lao động trực tiếp là 258
người (chiếm 81,9% lao động toàn công ty) và số lao động gián tiếp là 57 người
(chiếm 18,1%).
Như vậy, năm 2014 do nhu cầu ngày càng mở rộng của công ty mà tổng
số lao động của công ty cũng tăng đáng kể (cụ thể tăng 3 người so với năm
2012) trong đó cả số lao động trực tiếp tăng (1 người so với năm 2012), tương
ứng tăng tỷ trọng là 0,39%) cũng như số lao động gián tiếp tăng (2 người tương
ứng mức tăng tỷ trọng là 3,63%).
Trong giai đoạn 2013/2012, số lao động trực tiếp của công ty tương đối
ổn định trong khi số lao động gián tiếp tăng lên nhiều hơn về số lượng. Công ty
càng ngày càng hoàn thiện số lượng chất lượng lao động.
Năm 2014, tổng só lao động của công ty là 325 người và số lao động vẫn
tăng nhưng với số lượng lớn hơn (cụ thể tăng 10 người so với năm 2013), và với
mức tăng tỷ trọng là 3,17%). Số lao động trực tiếp là 266 người (chiếm 81,85%)


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

về tỷ trọng toàn bộ số lao động của công ty), trong khi đó số lao động gián tiếp
chỉ là 59 người (chiếm 18,15% về số tỷ trọng).
Năm 2014 so với năm 2013, tổng số lao động tăng thêm 10 người so với

giai đoạn 2010 và 2009. Trong đó: số lao động gián tiếp tăng lên 2 lần (với tỷ lệ
tăng là 3,5%) còn lại là số lao động trực tiếp tăng lên 8 người (tăng 3,1%). Năm
2014 số lao động trực tiếp tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong năm 2014 và 2013,
tỷ trọng về lao động trực tiếp thấp hơn 2012. Tỷ trọng về lao động trực tiếp và
lao động gián tiếp trong công ty khá chênh lệch song sự chênh lệch này có thể
coi là hợp lý vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất, cần một lượng lớn công
nhân lao động.
Về trình độ của người lao động trong công ty: Do số lượng công nhân
chiếm số đông và với tỷ trọng lớn hơn trong toàn công ty nên số lao động ở trình
độ trung cấp, trung học qua 3 năm là tương đối lớn và tăng đều khi quy mô của
công ty ngày càng mở rộng. Trong đó là ở trình độ đại học và cao đẳng cũng
tăng lên đặc biệt là lao động ở trình độ đại học tăng nhiều hơn cao đẳng điều đó
chứng tỏ công ty rất chú trọng đến chất lượng người lao động kể cả lao động
quản lý và lao động sản xuất.
Ta thấy rằng, số lao động trình độ đại học không ngừng tăng lên. Nguyên
nhân là do hàng năm công ty luôn tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ
người lao động. Trình độ người lao động mà công ty đòi hỏi ngày càng cao hơn
do đó công ty rất chú trọng vấn đề đào tạo người lao động. Không những thế
trong công tác tuyển dụng nhân sự, công ty đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với
các ứng cử viên trong đó có yêu cầu về trình độ.
Nói chung, cơ cấu trình độ theo trình độ của công ty là phù hợp với một
doanh nghiệp sản xuất của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để
ngày càng thích ứng hơn với nền kinh tế mới công ty đang từng bước thay đổi
dần cơ cấu lao động theo trình độ: tăng dần lao động có trình độ đại học và hạn
chế dần cấp chuyển dụng, giới hạn thấp nhất của người lao động là ở mức trung


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


cấp. Điều này công ty đang dần đổi mới, hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội.
Và để các nhân viên có thể yên tâm hơn với công việc, gắn bó hơn với
ngành nghề, hiện nay công ty đã đưa 100% người lao động vào biên chế Nhà
nước. Đây là thành quả rất đáng mừng của công ty trong những năm gần đây.
2.3.2.Lao động và tiền lương
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian và
trả lương theo tháng.
Công thức tính: TL = (ML ngày x TGTT) + PC
Trong đó:
-

ML ngày : Mức lương ngày

-

TGTT

: Thời gian làm việc thực tế

-

PC

: Phụ cấp

Bảng 2.4.

Lao Động Tiền Lương của công ty

(ĐVT: Tr. đồng)

Chỉ tiêu

2011

2012

2013 2014

Năm

Số
tuyệt
đối

đối

Tỷ lệ %

12

4

10

3,17

Tổng


780 892,3 913,5 1.04 112,32

14,4

126,5

13,85

5,93

0,3

10,34

lương
Thu nhập BQ

2
2,7

2,86

325

%

300

tiền


315

Tỷ lệ Số tuyệt

Tổng số lao động
quỹ

312

Năm 2014/2013

2013/2012

0
2,9

3,2

0,16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm)


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Tổng số lao động năm 2014 so với năm 2013 đã tăng lên 10 người đạt
3,17% nhưng thu nhập của người lao động vẫn tăng là 3,2 triệu đồng 1
người/tháng. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tăng lên cao với

mức tăng năm 2014/2013 là 10,34%. Điều này làm cho người lao động hăng say
và tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của công ty. Nhất là khi xã hội đang phát
triển thì thu nhập của người lao động cũng tăng lên.
2.4. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2.5:Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
(ĐVT: Tr. đồng)
TT

Chỉ tiêu

Năm kinh doanh
2011
2012
2013
322160 514944 75055

1

Doanh thu bán hàng và cung

2
3

cấp dịch vụ
Các khoản giám trừ
Doanh thu thuần về bán hàng

2371
319789


4

cung cấp dịch vụ(3= 1–2)
Giá vốn hàng bán

2014
906216

3865
511079

4
6423
744131

8463
897753

303798

48652

70960

857584

3
35128
1257


40169
1140

5
6

Lãi gộp(5= 3-4)
Doanh thu từ hoạt động tài

16000
473

7
24552
902

7

chính
Chi phí tài chính

7083

11259

19242

23470

8

9
10

(trong đó chi phí lãi vay)
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí hoạt động kinh

6754
3127
2771
12981

10526
5617
3532
20408

16885
4817
5167
29226

9857
6327
5286
35083

11


doanh(10=7+8+9)
Lợi nhuận (lỗ) thuần từ hoạt

2546

3242

4645

6226

2815
2304

2706
2445

752
321

920
610

động SXKD(11=5+6-10)
12
Thu nhập khác
1 Chi phí khác
13



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1 Lợi nhuận khác(14=12-13)

511

261

431

310

1 Tổng lợi nhuận (lỗ) trước

3057

3503

5076

6536

thuế(15=11+14)
1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

712

901


1280

1743

phải nộp.
1 Lợi nhuận (lỗ) sau thuế

2345

2601

3796

4793

14
15
16
17

(17=15-16)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Năm 2011 đạt 322160 (tr.đồng) hàng năm tăng dần đến năm 2014 doanh

thu đạt 906216 (tr.đồng).
Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước. So với năm
2011doanh thu năm 2014 cao hơn 3 lần.
Do công ty đã khắc phục được những khó khăn từ sự khan hiếm của
nguồn nguyên vật liệu từ việc phải nhập hoàn toàn nguyên vật liệu từ nước

ngoài công ty đã tự sản xuất được như nhựa để bọc vỏ dây dẫn điện…. Công tác
marketing tìm kiếm thị trường mới….
Ngoài ra các sản phẩm của công ty sản xuất luôn đổi mới về hình thức
cũng như chất lượng phù hợp với thị hiếu và nhu cầu khách hàng tạo ra lợi thế
cạnh tranh.
Vì vậy doanh thu và lợi nhuận của công ty hàng năm tăng tỷ lệ quay vòng
vốn cao. Hàng năm công ty nộp ngân sách hàng tỷ đồng.


×