Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-------------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-------------------------

BÙI ANH THỂ
BÙI ANH THỂ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2020

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh
Mã ngành: 60340102

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2015
TP.Hồ Chí Minh , tháng 02 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 08 tháng 02 năm 2015

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Luận

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 02 năm 2015

Họ tên học viên: Bùi Anh Thể

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01/03/1985


Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1341820063

I- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại
khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
II- Nhiệm vụ và nội dung:
TT

Họ và tên

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

2

TS. Lê Tấn Phước

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

1. Nhiệm vụ: Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên
nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung:


3

TS. Phạm Thị Hà

4

PGS.TS. Cao Thị Mận

Phản biện 1
Phản biện 2

-

Trình bày cơ sở lý thuyết

-

Phân tích thực trạng tình hình đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp

tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

5

TS. Phạm Phi Yên

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

-


Sử dụng kiến thức lý thuyết kết hợp tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp

nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp
tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 27 tháng 07 năm 2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 20 tháng 01 năm 2015
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

Ts. Nguyễn Đình Luận


i

ii

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong
chương trình cao học tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH), những
người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Luận đã tận tình hướng dẫn cho
tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai
đoạn không được thuận lợi, nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi
nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, cán bộ các trường và Sở giáo
dục và Đào tạo Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu trong quá

Bùi Anh Thể

trình thu thập dữ liệu của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực
hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận
văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô và
các anh chị học viên.

Bùi Anh Thể



iii

iv

Chất lượng đầu vào của học sinh thấp và không đồng đều. Đào tạo phát triển giáo

TÓM TẮT

dục TCCN hầu như không có. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục TCCN chưa tương

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN

xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội còn coi trọng bằng cấp cao

NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

nên thanh niên trong độ tuổi lao động chưa quan tâm chọn con đường học TCCN để

Thế giới ngày nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó giáo

phát triển bản thân và hòa nhập xã hội.

dục đào tạo cùng với khoa học - công nghệ trở thành mũi nhọn chủ lực, có vai trò

Từ những hiện trạng và thực tế trên, thì giáo dục nghề nghiệp nói chung, giáo

hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà

dục TCCN nói riêng phải phấn đấu “mở rộng quy mô, tăng cường huy động nguồn


nước xem giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, phát triển

lực trong xã hội” để nâng cao chất lượng đào tạo, “cung cấp đầy đủ hiệu quả cho

giáo dục là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy nghiệp công nghiệp

nền kinh tế một đội ngũ những người lao động có tri thức nghề nghiệp, tay nghề và

hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ

đạo đức nghề nghiệp, luôn thích ứng với môi trường thay đổi” trên cơ sở “tiêu

bản để phát triển xã hội, tăng tưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Để kinh tế phát triển, xã hội ổn định và tiến bộ, đời sống của người dân văn
minh, no ấm, đất nước cần có một lực lượng lao động có đạo đức, có kỹ năng giải

chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp, kết nối hiệu quả với nhu cầu của doanh nghiệp và
nhu cầu việc làm của nhân dân”.
Đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo tại một số

quyết vấn đề, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để làm việc trong môi trường toàn

trường TCCN của thành phố Hồ Chí Minh trên các mặt cốt lõi: Kết quả học tập của

cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Việt Nam có gần 70% dân số trong độ tuổi lao

học sinh, số lượng và chất lượng giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý và điều kiện cơ

động, nhưng trình độ kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng này còn thấp


sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đào tạo.

so với nhiều nước trong khu vực, nhiều lĩnh vực thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực có

Qua phân tích hiện trạng, luận văn đã đề xuất 03 nhóm giải pháp chủ yếu với

trình độ cao, cơ cấu đội ngũ lao động đã qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực

mong muốn góp phần làm chuyển biến thật sự chất lượng và hiệu quả đào tạo

qua đào tạo đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả

nguồn nhân lực bậc trung cấp của các trường TCCN thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

nước.
Trong những năm qua, hệ thống trường TCCN của thành phố Hồ Chí Minh đã
góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố, nhưng mặt
khác ngay chính hệ thống này cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình đào tạo,
cung ứng nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành
phố.
Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học còn hạn chế và
thiếu đồng bộ. Nội dung chương trình và phương pháp dạy học chưa theo kịp yêu
cầu phát triển không ngừng của thực tiễn lao động xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý.


v

ABSTRACT


vi

management. The quality of student input low and uneven. Training and
development of vocational education is almost not there. Investment resources for

THE ADVANCED SOLUTIONS QUALITY PROFESSIONAL

vocational education is not commensurate with the requirements of improving the

TRAINING IN MIDDLE AREA OF HO CHI MINH 2020

quality of training. Society also appreciate the high level of youth in the working

Today, the world has entered a new stage of development, including
education and science - technology into productive forces directly, have a very
important role in the development of land water. In Vietnam, the Party and State to
view education and science - technology is the first national policy development,
education is one of the important driving force to promote industrialization and
modernization of the country, the conditions to promote human resources,
fundamental to social development, economic growth enjoyed rapid and sustained.
For economic development, social stability and progress, the life of a
civilized people, prosperity, the country needs to have a workforce with an ethical
and problem-solving skills, knowledge, professional skills to work in an
environment of globalization, competition has just cooperate. Vietnam has nearly
70% of the population of working age, but the level of knowledge and professional
skills of the force is still low compared to many countries in the region, many areas
of severe shortage of qualified manpower high structural workforce trained
irrational. The demand for trained manpower is creating a huge pressure for career
training and education of the country.

Over the years, the system of vocational schools in Ho Chi Minh City has
contributed positively to meet the manpower needs for the city, but on the other
hand upright system also revealed many shortcomings in the education process
create, manpower supply in the period of accelerated industrialization and
modernization of the city:
School facilities, equipment and technical service of teaching and learning is
limited and lack of synchronization. The program content and teaching methods
have not kept pace requires continuous development of social labor practices. Team
managers and teachers lacking in both quantity and practice skills and professional

age are not interested in choosing vocational pathways for advancement.
From the above fact, in the years ahead, in general vocational education,
vocational education in particular should strive to "expand, strengthen resource
mobilization in society" to improve the quality of training , "provides full effect to
the economy a team of employees with professional knowledge, skills and
professional ethics, always adapting to the changing environment" based on
"standardized teacher vocational training, connect effectively with the needs of
business and employment needs of the people. "
The research project aims to assess the status of vocational schools in Ho Chi
Minh City on three core aspects: The results of student learning, the number and
quality management staff and teachers, facility conditions equipment and technical
service training activities.
By analyzing the status quo, the thesis has proposed 03 major groups of the
wish to contribute to truly transform the quality and effectiveness of human
resource training and vocational schools in the city of Ho Chi Minh.


vii

viii


1.3.2. Phương tiện dạy học.............................................................................. 10
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .................................................................xiii
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

1.3.2.1. Vai trò của phương tiện dạy học ..................................................... 10
1.3.2.2. Phân loại phương tiện dạy học........................................................ 10
1.3.2.3. Các yêu cầu sư phạm khi lựa chọn phương tiện dạy học ................. 11
1.3.3. Đội ngũ giáo viên .................................................................................. 13
1.3.3.1. Yêu cầu về chất lượng giáo viên ..................................................... 13
1.3.3.2. Yêu cầu về số lượng giáo viên ........................................................ 14
1.3.3.3. Yêu cầu đồng bộ về cơ cấu ............................................................. 14
1.3.4. Người học ............................................................................................. 14
1.3.5. Nội dung chương trình đào tạo .............................................................. 15
1.3.6. Quản lý hoạt động đào tạo ..................................................................... 17
1.4. Chất lượng đào tạo ........................................................................................ 17
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 17

1.4.2. Quản lý chất lượng đào tạo.................................................................... 20
1.4.3. Các mô hình quản lý chất lượng ............................................................ 22

CỦA GIÁO DỤC HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ....................................... 4

1.5. Kiểm định chất lượng đào tạo ....................................................................... 25

1.1. Đào tạo trung cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam ...................................... 4

1.5.1. Khái niệm ............................................................................................. 25

1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo luật Giáo dục 2010 .............................. 4

1.5.2. Vai trò của kiểm định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ............... 26

1.1.2. Mục tiêu của giáo dục trung cấp .............................................................. 4

1.6. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo TCCN trong sự nghiệp công

1.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của một số nước............................................. 5
1.3. Các nhân tố cơ bản trong hoạt động đào tạo .................................................... 5
1.3.1. Kiểm tra đánh giá .................................................................................... 7

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.......................................................................... 27
1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM ....................... 32

1.3.1.1. Chức năng của kiểm tra đánh giá ...................................................... 7
1.3.1.2. Các phương pháp kiểm tra................................................................ 8



ix

x

2.1. Tổng quan - chiến lược phát triển giáo dục đào tạo TCCN tại khu vực thành

3.3. Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường TCCN tại khu

phố Hồ Chí Minh................................................................................................... 32

vực Tp.HCM ......................................................................................................... 73

2.2. Thực trạng về giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Tp.HCM ......................... 33

3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo ................................... 74

2.2.1. Tình hình tổng quát ............................................................................... 33

3.3.1.1. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo .......................................... 74

2.2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo hệ TCCN .......................................... 37

3.3.1.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên TCCN ................................................ 75

2.2.2.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, thư viện ........................... 37

3.3.1.3. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.................................................... 79


2.2.2.2. Về đội ngũ giáo viên ...................................................................... 44

3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý .................................... 82

2.2.2.3. Về học sinh .................................................................................... 54

3.3.2.1. Tổ chức và quản lý ......................................................................... 82

2.2.2.4. Về quản lý đào tạo.......................................................................... 60

3.3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo .................... 85

2.3. Đánh giá – Nhận xét...................................................................................... 62

3.3.2.3. Đổi mới quản lý tài chính ............................................................... 86

2.3.1. Mặt mạnh .............................................................................................. 62

3.3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO ............................ 87

2.3.2. Mặt tồn tại............................................................................................. 63

3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại ........................................................... 63

đơn vị khác........................................................................................................ 88

2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 65


3.3.3.1. Tăng cường hợp tác quốc tế ........................................................... 88

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TCCN

3.3.3.2. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường - doanh nghiệp ............... 89

TẠI KHU VỰC TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 .......................................................... 66

3.4. Khuyến nghị ................................................................................................. 90

3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM ............... 66

3.4.1. Với Chính phủ....................................................................................... 90

3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 66

3.4.2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................. 90

3.1.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 66

3.4.3. Với UBND Tp.HCM và Sở Giáo dục - Đào tạo Tp.HCM ..................... 90

3.1.2.1. Mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện đa dạng hóa đào tạo ................ 66

3.4.4. Với các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM.......................................... 91

3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo .......................................................... 67

3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 92


3.1.2.3. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp ......................... 67

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 93

3.2. Định hướng phát triển giáo dục hệ TCCN tại khu vực Tp.HCM từ nay đến
năm 2020............................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94


xi

xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

1. ĐH: đại học

1.

Bảng 1.1. Số lượng học sinh quy đổi trên một giáo viên

2. CĐ: cao đẳng

2.

Bảng 2.1. Số lượng GV, HS trung cấp chuyên nghiệp qua các năm


3. TCCN: trung cấp chuyên nghiệp

3.

Bảng 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013

4. CLĐT: chất lượng đào tạo

4.

Bảng 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN

5. CLGV: chất lượng giáo viên

5.

Bảng 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN

6. CSVC: cơ sở vật chất

6.

Bảng 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN

7. CTĐT: chương trình đào tạo

7.

Bảng 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN


8. KĐCL: kiểm định chất lượng

8.

Bảng 2.7. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường TCCN

9. QLNN: quản lý nhà nước

9.

Bảng 2.8. Thống kê số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng

10. GV: giáo viên

10. Bảng 2.9. Thống kê thâm niên giảng dạy của giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng

11. HS: học sinh

11. Bảng 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn

12. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

12. Bảng 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm

13. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

13. Bảng 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học

14. BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo


14. Bảng 2.13. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ ngoại ngữ

15. CBCNV: cán bộ công nhân viên

15. Bảng 2.14. Kết quả rèn luyện của học sinh

16. DN: doanh nghiệp

16. Bảng 2.15. Kết quả học tập của học sinh

17. KHCN: khoa học công nghệ

17. Bảng 2.16. Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh

18. KT-XH: kinh tế xã hội

18. Bảng 2.17. Số lượng tốt nghiệp và việc làm của HS

19. NNL: nguồn nhân lực

19. Bảng 2.18. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và NV nghiệp vụ

20. CNH-HĐH: công nghiệp hóa - hiện đại hóa

20. Bảng 2.19. Trình độ Đại học và Sau Đại học của CBQL và NV nghiệp vụ

21. UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức về Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc)
22. OECD: Organization for Economic Co-operation and Development
(Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế)

23. GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
24. ISO: International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)


xiii

1

DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Hình 1.1. Quan hệ giữa giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học
2. Hình 1.2. Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo
3. Hình 1.3. Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá
4. Hình 1.4. Mức độ hiệu quả của các loại phương tiện dạy học
5. Hình 1.5. Sơ đồ kiểm soát chất lượng đào tạo
6. Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ, số lượng giáo viên, học sinh TCCN qua các năm
7. Biểu đồ 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013
8. Biểu đồ 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN
9. Biểu đồ 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN
10. Biểu đồ 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN
11. Biểu đồ 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN
12. Biểu đồ 2.7. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường TCCN
13. Biểu đồ 2.8. Thống kê số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng
14. Biểu đồ 2.9. Thâm niên giảng dạy của giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu mà mỗi quốc gia

phải ưu tiên phát tiển, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao chính là năng lực
cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của quốc gia. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, và tăng cường cơ
sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo, độc lập và suy nghĩ của học
sinh, sinh viên”.
Hiện nay, đất nước ta đang thừa nhân lực lao động giản đơn nhưng lại thiếu
nhân lực trình độ cao thì vấn đề về chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

15. Biểu đồ 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn

đóng vai trò hết sức quan trọng, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là rất

16. Biểu đồ 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm

cần thiết để xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tư cách đạo

17. Biểu đồ 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học

đức tốt và có tâm với nghề, có định hướng phát triển bền vững cho tương lai.

18. Biểu đồ 2.13. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ ngoại ngữ
19. Biểu đồ 2.14. Kết quả rèn luyện của học sinh

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng
được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là khi nước ta đã trở


20. Biểu đồ 2.15. Kết quả học tập của học sinh

thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) luôn là vấn đề

21. Biểu đồ 2.16. Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh

đặt ra với các địa phương, các ngành, trong đó có ngành giáo dục. Trong khi đó, sức

22. Biểu đồ 2.17. Số lượng tốt nghiệp và việc làm của HS

ép về dân số và việc làm là vô cùng gay gắt do cung về lao động giản đơn hơn cầu

23. Biểu đồ 2.18. Tỷ lệ trình độ ĐH và Sau ĐH của CBQL và NV nghiệp vụ

rất nhiều, mà cung về lao động lành nghề, có trình độ chuyên nghiệp lại không đáp
ứng đủ cầu. Với tình hình đó, tác giả thấy rằng đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao tay
nghề có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển nền kinh tế
quốc dân.


2

Các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM kể cả công lập và tư
thục đều cố gắng đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và

3

4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm:


phương pháp giảng dạy trong tất cả các môn học để đảm bảo phù hợp với mục tiêu,
chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

- Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu

lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Kể cả việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ

- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu

thông tin, mua sắm máy móc hiện đại phục vụ cho nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên,

- Phương pháp quy nạp, suy diễn

việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường vẫn còn bất cập, gặp nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm định chất
lượng đào tạo, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu
sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng các trường trung
cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp. HCM và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo hệ TCCN, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bậc
trung cấp trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trong bối cảnh nhu cầu về nguồn
nhân lực mỗi ngày một cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu của luận
văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết tổng quan về chất lượng đào tạo TCCN
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo của một số trường
TCCN tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo TCCN tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO CỦA GIÁO DỤC HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Đào tạo trung cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam
1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo luật Giáo dục 2010
Theo Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) năm 2009 có hiệu lực từ ngày
01/07/2010, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm
có:

5

1.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của một số nước
Hầu hết các nước trên thế giới có hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
(technical and vocational) bên cạnh hệ giáo dục phổ thông và đại học. Các nước đều
phân biệt giáo dục (education) và dạy nghề (training). Phần lớn, các nước đều thực
hiện việc dạy nghề theo hai trình độ trung cao (high secondary) và cao (tertiary

education hoặc higher education tức thuộc vào bậc ĐH) hoặc đưa vào giáo dục sau
trung học (post-secondary) như Singapore.
Trình độ trung cao được cấp chứng chỉ (certificate) hoặc tú tài nghề, tú tài kỹ
thuật (VT baccalaureat - như ở Pháp), trình độ cao được cấp chứng chỉ hoặc bằng

-

Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo

-

Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

-

Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

-

Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình

độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

cấp (diploma - như ở Anh, Australia, Singapore, Thái lan, …). Có nước công nhận
văn bằng diploma nghề tương đương với cao đẳng (2 năm - như ở Anh, Thái Lan,
Hàn Quốc).
Trung Quốc có một trình độ nghề tương đương trung học cơ sở dành cho khu
vực nông thôn, miền núi cho những học sinh không muốn vào cao đẳng, đại học và

1.1.2. Mục tiêu của giáo dục trung cấp


thay cho chứng chỉ phổ cập trung học cơ sở. Trong khi đó, hệ thống dạy nghề của

Điều 33 Luật Giáo Dục quy định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, trong đó

Đức tuyển sinh sau trung học cơ sở nhưng học chủ yếu ở doanh nghiệp, mỗi tuần có

có mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp như sau:

một ngày học văn hoá ở trường trung học (dual system).

- Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,

Đa số các nước không hạn chế sự liên thông giữa hệ giáo dục phổ thông với hệ

kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp,

dạy nghề, tuy vậy cần có một khoá bổ túc kiến thức phổ thông mà chương trình dạy

ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người

nghề không có.

lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao

Hệ thống trường lớp trong dạy nghề rất đa dạng, một phần do tính đa dạng và

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng

mềm dẻo trong việc quản lý các chương trình dạy nghề. Đa số các trường cao đẳng,


cố quốc phòng, an ninh.

cao đẳng cộng đồng, các viện kỹ thuật đều có các chương trình dạy nghề. Ở một số

- Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng
thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo,
ứng dụng công nghệ vào công việc.
- Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

nước, các trường đại học cũng tham gia các chương trình dạy nghề bậc cao.
1.3. Các nhân tố cơ bản trong hoạt động đào tạo
Bất kỳ một quá trình đào tạo nào cũng bao gồm 8 nhân tố cơ bản :
-

Người dạy – người đào tạo (giáo viên)

-

Người học – người được đào tạo (học sinh)


6

-

7

Mục đích và mục tiêu đào tạo


-

Chương trình và nội dung đào tạo

-

Phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo

-

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và điều kiện đào tạo

-

Tổ chức và quản lý đào tạo

-

MT
GV

HS

ND

PP

Hiệu quả đào tạo
Các nhân tố trên tác động qua lại với nhau, trong đó người dạy và người học


chiếm vai trò quan trọng: người dạy quyết định chất lượng đào tạo, người học là
trung tâm của quá trình đào tạo.
Trong phạm vi đề tài này, chỉ xin đề cập đến các nhân tố có liên quan đến nội
dung nghiên cứu đã xác định.

TB
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo
Theo Tim Wentling, chương trình đào tạo được định nghĩa là một bản thiết kế

Ba nhân tố lực lượng người dạy (giáo viên), người học (học sinh), cơ sở vật

tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội

chất, phương tiện kỹ thuật và điều kiện đào tạo (thiết bị dạy học) là các lực lượng

dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khoá học,

vật chất hiện thực hoá được mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội dung đào tạo và

nó phát họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết

phương pháp đào tạo (hình 1.1).

các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất

Giáo viên

Học sinh


cả những cái đó được sắp xếp theo một thời khóa biểu chặt chẽ (Tim Wentling,
1993).
Các Điều 35, 41 Luật Giáo dục 2010 cũng quy định: Chương trình giáo dục
(đại học hoặc nghề nghiệp) thể hiện mục tiêu giáo dục (đại học hoặc nghề nghiệp),

Thiết bị
Hình 1.1. Quan hệ giữa giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học

quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục (đại học
hoặc nghề nghiệp), phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả

Có thể sơ đồ hóa một cách tổng quát mối liên hệ tương tác 6 yếu tố: Người

đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục (đại học

dạy (giáo viên), người học (học sinh), cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và điều

hoặc nghề nghiệp), bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.

kiện đào tạo (thiết bị dạy học), mục đích và mục tiêu đào tạo (MT), chương trình và
nội dung đào tạo(ND), phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo(PP) bằng cách
gắn kết với nhau tạo thành sau (hình 1.2).

1.3.1. Kiểm tra đánh giá
1.3.1.1. Chức năng của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là công cụ hay phương tiện đo lường kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
người học. Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ, trình độ của người
học mà cụ thể là điểm số.



8

9

Kiểm tra là phương tiện của đánh giá, đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục

-

Kiểm tra vấn đáp là phương tiện giúp người học mạnh dạn phát biểu ý kiến,

đích đánh giá quyết định nội dung và hình thức của kiểm tra. Kiểm tra đánh giá có

luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh tích

các chức năng sau đây:

cực tham gia vào bài học và tạo không khí sinh động cho lớp học.

- So sánh: so sánh giữa mục đích dạy học với kết quả đạt được.
- Phản hồi: từ thông tin của kiểm tra đánh giá, người học tự giác sửa chữa các
khuyết điểm, phát huy ưu điểm, lấp đầy các lỗ hổng kiến thức của mình trong quá
trình học tập, giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng

Khuyết điểm:
-

Kết quả trả lời của một số học sinh không thể coi là đại diện cho cả lớp,

không cho phép giáo viên đánh giá đúng mức trình độ chung của cả lớp.
-


Áp dụng kiểm tra cho cả lớp mất nhiều thời gian. Các câu hỏi phân phối cho

học sinh có độ khó không đều nhau.

người học hơn.

Giáo viên

Nội dung

Người học

Do những yếu tố bên ngoài tác động có thể dẫn tới sự chủ quan của giáo viên
b. Kiểm tra tự luận
Kiểm tra tự luận thường được sử dụng để kiểm tra định kỳ sau khi học xong

Kiểm tra đánh giá

một chương trình hay một phần, thời gian kiểm tra thường từ một tiết trở lên. Kiểm
tra viết cũng có thể sử dụng ngay trong lúc giảng dạy nhưng trong thời gian ngắn, vì

Hình 1.3. Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá
-

Dự đoán: Qua kết quả kiểm tra đánh giá giúp giáo viên dự đoán được khả

vậy có ý nghĩa khảo sát sự chuyên cần của học sinh. Kiểm tra tự luận có những ưu
khuyết điểm sau:
Ưu điểm:


năng kết quả học tập của người học trong một tương lai gần.
1.3.1.2. Các phương pháp kiểm tra
a. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
Đây là hình thức kiểm tra có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong quá trình dạy
học. Kiểm tra vấn đáp có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
-

-

dung nhất định.
-

luận của người học để kịp thời uốn nắn những sai sót trong lời nói đồng thời giúp

-

Học sinh hiểu rõ và nhớ lâu hơn nhờ trình bày bằng ngôn ngữ của mình.

-

Giúp giáo viên có thể nhận định được ngay và xác định đúng trình độ của

người học khi hỏi thêm các câu hỏi phụ.

Học sinh có đủ thời gian để suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trình bày đầy đủ

hiểu biết của mình đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo. Qua bài kiểm tra,
giáo viên nắm được trình độ chung của lớp và của từng học sinh.

Khuyết điểm:

Kiểm tra vấn đáp giúp giáo viên dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy

người học sử dụng đúng những thuật ngữ và diễn đạt một cách lôgic.

Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn bộ học sinh của lớp về một nội

-

Nội dung kiểm tra thường không bao trùm được toàn bộ chương trình cần

kiểm tra. Chính vì vậy, học sinh có thể “học tủ”.
-

Kết quả kiểm tra thường chịu ảnh hưởng bởi cách trình bày, chữ viết và cách

hành văn của người làm bài.
c. Kiểm tra trắc nghiệm
Trắc nghiệm thành tích học tập với tính cách một công cụ để khảo sát trình độ
học tập của người học, nó có đặc điểm cơ bản là có tính tin cậy cao. Tính tin cậy


10

11

của trắc nghiệm biểu hiện qua sự ổn định của kết quả đo lường. Điểm số trắc

Hiện nay, các phương tiện dạy học ngày càng phong phú hiện đại tương ứng


nghiệm không phụ thuộc vào người chấm nên còn gọi là kiểm tra trắc nghiệm khách

với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Để phân loại phương tiện dạy học, người

quan. Tính tin cậy của trắc nghiệm còn thể hiện ở kết quả đo lường phân biệt được

ta có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau:

trình độ của học sinh.
d. Kiểm tra thực hành
Đây là hình thức kiểm tra hữu hiệu nhất và không có hình thức kiểm tra nào có
thể thay thế được để đánh giá kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề. Tuy vậy, nhược điểm của
hình thức kiểm tra này là đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, giáo viên phải theo
dõi suốt quá trình và phải có đầy đủ phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, máy móc.

a. Theo đặc tính có 2 nhóm:
-

Nhóm phương tiệp phần cứng bao gồm: các thiết bị, máy móc, phương tiện

kỹ thuật như: máy chiếu, máy tính, thiết bị thí nghiệm, thiết bị thực hành…
-

Nhóm phương tiện phần mềm bao gồm: sách giáo khoa và các tài liệu tham

khảo, tranh ảnh, đĩa dữ liệu.
Cách phân loại này chỉ mang tính khái quát cao không thích hợp với yêu cầu lựa
chọn, sử dụng của giáo viên trong thực tế giảng dạy.


1.3.2. Phương tiện dạy học
1.3.2.1. Vai trò của phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những phương tiện nghe nhìn và tương tác, được sử
dụng trực tiếp vào quá trình dạy học để chuyển tải nội dung, hình thành mục đích
dạy học và được sử dụng phổ biến hiện nay với thuật ngữ là phương tiện nghe nhìn.

b. Theo tiêu chí tính chất:
-

Nhóm phương tiện truyền tin: bao gồm các phương tiện truyền tin dưới dạng

kênh tiếng hoặc kênh hình hoặc kết hợp cả hai kênh tiếng và hình như máy chiếu
qua đầu (overhead, projecter), máy tính…
-

Nhóm phương tiện mang tin: bao gồm các loại tài liệu in như sách giáo khoa,

Phương tiện dạy học không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học mà còn có vai

tài liệu kỹ thuật, các loại sơ đồ, bảng biểu, các loại đĩa ghi tin tức, phim ảnh, mô

trò thay thế cho các sự vật, hiện tượng và các quá trình mà giáo viên và học sinh

hình, vật thật….

không có điều kiện tiếp cận trực tiếp. Các phương tiện dạy học có các chức năng
chủ yếu sau:
-

Có thể là nguồn thông tin cung cấp cho học sinh các kiến thức, hiểu biết một


cách chắc chắn và rõ ràng, chính xác về sự vật như mẫu các nguyên liệu, vật liệu,
mô hình, sơ đồ các thiết bị máy móc …
-

Tăng tính trực quan của các đối tượng nhận thức và qua đó làm quá trình

nhận thức dễ dàng và hiệu quả hơn do tạo ra được các hình ảnh, biểu tượng trong
quá trình tư duy, nhận thức.
-

Tiết kiệm sức lực, thời gian giảng dạy do giảm bớt thời gian vẽ minh họa,

giải thích, viết bảng,… và thời gian ghi chép của học sinh, góp phần nâng cao hiệu
quả và năng suất dạy - học.
1.3.2.2. Phân loại phương tiện dạy học

Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như phân loại theo cách sử dụng, theo
mức độ phức tạp của việc giảng dạy và học tập.
1.3.2.3. Các yêu cầu sư phạm khi lựa chọn phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, nó có mối quan hệ
phụ thuộc vào các thành tố khác của quá trình dạy học. Cụ thể là phương tiện dạy
học chịu sự định hướng của mục đích, nhiệm vụ dạy học đồng thời góp phần hoàn
thiện những yếu tố này. Tức là nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn, vận dụng
phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học. Vì lẽ đó, phương tiện dạy học tạo
nên phương thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa người dạy với người học.
Việc lựa chọn các phương tiện dạy học phải đảm bảo sự phù hợp với đối
tượng người học, khả năng của giáo viên và các thành tố khác trong quá trình dạy



12

13

học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức,… Để sử

1.3.3. Đội ngũ giáo viên

dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học cần lưu ý các yêu cầu sau:
-

Lựa chọn các phương tiện phù hợp, có tác dụng và hiệu quả. Tránh tình trạng

lạm dụng nhiều phương tiện dạy học.
-

Bảo đảm vai trò chủ đạo của người giáo viên trong quá trình dạy học. Tránh

tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào trang thiết bị, phương tiện dạy học.
-

Sử dụng phối hợp các loại phương tiện một cách hợp lý, hỗ trợ lẫn nhau một

cách hiệu quả. Bảo đảm yêu cầu đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ.
-

Giáo viên, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự
nghiệp giáo dục. Sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động
khác ở chỗ sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách
- sức lao động”. Thành quả lao động của người giáo viên vừa tác động vào hình thái

ý thức xã hội (giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc), vừa hình thành sức lao động kỹ
thuật thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường, ở đây là thị trường sức lao
động.

Hiểu rõ hiệu quả sử dụng các loại phương tiện dạy học.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục. Trong thời kỳ đổi mới giáo dục đã có nhiều chỉ thị về lĩnh vực này, với

Lời

mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng
chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc

Phấn trắng

Phấn màu

biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm
nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Hình vẽ bảng

nước”.
Trong các nhiệm vụ đề ra đã lưu ý rằng: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để

Slide tĩnh

tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Đẩy

Slide động
Video clip

mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách
nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có chất
lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề

Mô hình tĩnh
Mô hình động, tháo ráp

nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên:

Hình 1.4. Mức độ hiệu quả của các loại phương tiện dạy học

-

Đủ về số lượng

-

Đạt chuẩn về chất lượng

-

Đồng bộ về cơ cấu.
1.3.3.1. Yêu cầu về chất lượng giáo viên
Chuẩn chất lượng giáo viên có thể quy về ba khía cạnh:



14

15

-

Chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học

là khách hàng đặc biệt, họ vừa là khách hàng, vừa là đối tượng giáo dục, vừa là

-

Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm

người chủ động cùng nhà trường tham gia vào quá trình đào tạo bản thân họ.

-

Chuẩn về đạo đức tư cách

Ở cương vị là đối tượng giáo dục, người học có nhiệm vụ, học tập, rèn luyện
theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, thực hiện nội quy, quy định,

1.3.3.2. Yêu cầu về số lượng giáo viên
Theo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số

điều lệ của nhà trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước và phải được kiểm tra
đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, tay nghề ở mỗi giai đoạn đào tạo.


57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Ở cương vị là khách hàng, người học có quyền được nhà trường tôn trọng và

Đào tạo), thì đối với trường trung cấp chuyên nghiệp: số học sinh chính quy / 01

đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của

giáo viên quy đổi theo nhóm trường được quy định không vượt quá các định mức

mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn

như sau:

hóa, thể dục, thể thao, được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội

Bảng 1.1. Số lượng học sinh quy đổi trên một giáo viên

trong nhà trường, được kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo

STT

Nhóm trường

Số HS chính quy /
1 GV quy đổi

vệ quyền, lợi ích chính đáng của họ.
1.3.5. Nội dung chương trình đào tạo


1

Nhóm trường y – dược

25

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nội dung và cấu trúc nội dung đào

2

Nhóm trường nghệ thuật, thể dục thể thao

20

tạo. Theo cách hiểu thông dụng, nội dung đào tạo là tập hợp các kiến thức về văn

3

Các trường khác

30

hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ - nhân cách, các kỹ năng
lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực

1.3.3.3. Yêu cầu đồng bộ về cơ cấu
Cơ cấu của đội ngũ giáo viên được xét trên các sự tương thích:
-


Tương thích về giảng dạy các bộ môn

-

Tương thích về giảng dạy ở các trình độ đào tạo

-

Tương thích về số lượng giáo viên ở các ngành đào tạo khác nhau

-

Tương thích về trình độ

-

Tương thích về tuổi đời

nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào
tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung (curriculum standard).
Chương trình khung là văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho
từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian
đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn,
giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cùng với
những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc
phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đài học, cao đẳng hay trung

1.3.4. Người học

cấp chuyên nghiệp.


Nếu xem hoạt động giáo dục đào tạo là một loại hình dịch vụ thì sản phẩm

Trong định nghĩa của chương trình khung ở trên, thì khung chương trình

chính của nhà trường là dịch vụ giáo dục đào tạo, khách hàng của nhà trường là

(curriculum framework) quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các

người học, phụ huynh của họ, người sử dụng lao động, … Tuy nhiên, người học lại


16

chương trình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình
tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau nhưng không cho thấy sự khác biệt
giữa các ngành đào tạo.

17

1.3.6. Quản lý hoạt động đào tạo
Công tác quản lý hoạt động đào tạo đóng vai trò như là một trong những điều
kiện quan trọng nhất để bảo đảm sự tối ưu hoá các thành tố và sự tương tác giữa các

Chương trình giáo dục các hệ đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc hai

thành tố với nhau. Quản lý đào tạo chia làm hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ

khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức giáo


mô, quản lý bằng cách xây dựng chiến lược, định hướng phát triển, đưa ra các chính

dục đại cương bao gồm các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, các môn

sách, các cơ chế nhằm thu hút huy động các nguồn lực cho công tác đào tạo. Đồng

khoa học tự nhiên, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Khối kiến thức giáo dục

thời, quản lý vĩ mô phải tạo ra cơ hội cho các cơ sở đào tạo có được những quyền

chuyên nghiệp gồm các môn kiến thức cơ sở, các môn kiến thức ngành, các môn

hạn để họ có thể chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức quá trình đào tạo.

kiến thức & kỹ năng nghề nghiệp bổ trợ và thực tập nghề nghiệp.

Ở cấp độ vi mô, việc quản lý thực hiện bằng cách tổ chức quá trình đào tạo

Cấu trúc chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp bao gồm những

một cách có hiệu quả. Trong hoạt động quản lý, vai trò của người đứng đầu bộ máy

thành phần cơ bản là khối các môn học chung (Giáo dục quốc phòng, chính trị, thể

là cực kỳ quan trọng. Người này phải hội đủ những năng lực và phẩm chất cần thiết.

dục thể thao, tin học, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật) và khối các môn cơ sở và các

Trước hết, đây phải là nhà giáo dục giỏi, nhà lãnh đạo tài ba, sáng tạo, biết ứng phó


môn chuyên ngành (bao gồm môn lý thuyết và môn thực hành).

với những thay đổi để xác định hướng đi đúng đắn cho cơ sở, cho tổ chức của mình.

Quá trình thiết kế nội dung, chương trình đào tạo cần tuân thủ theo các nguyên
tắc cơ bản sau:
-

Đặc biệt, phải có khả năng tổ chức, tập hợp được đội ngũ toàn tâm, toàn ý và làm
việc sáng tạo cho công tác đào tạo.

Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình bảo đảm tính khoa học của hệ

thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
- Nguyên tắc thực tiễn: Một mặt, nội dung chương trình phải đảm bảo phù hợp

1.4. Chất lượng đào tạo
1.4.1. Khái niệm

với các điều kiện (phương tiện, giáo viên,…), bảo đảm tính khả thi của chương

Chất lượng tốt góp phần vào việc xây dựng nên thương hiệu, hình ảnh, danh

trình. Mặt khác phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật -

tiếng của một đơn vị. Để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải

công nghệ của các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ.

có một lực lượng lao động có chất lượng cao. Muốn vậy thì phải nâng cao chất


- Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng tuyển
sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và điều kiện đảm bảo.

lượng đào tạo của các trường. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn là
nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo nào.

- Nguyên tắc hệ thống: Bảo đảm nội dung chương trình có cấu trúc hợp lý, kết

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng đào tạo là một khái niệm khó định nghĩa,

hợp hài hòa lôgic khoa học - công nghệ và lôgic sư phạm, cần có phần hướng dẫn

khó xác định, khó đo lường, khó nắm bắt và cách hiểu của mỗi người, mỗi cấp, mỗi

sử dụng chương trình đào tạo.

góc độ cũng khác nhau.

- Nguyên tắc liên thông: Nội dung, chương trình đào tạo cần được thiết kế bảo
đảm yêu cầu liên thông đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo.

- Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trị của
một vật”


18

19


- Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO): "Chất lượng là khả năng của

Dưới góc độ quản lý và cũng là cách xưa nay khi đánh giá chất lượng đào tạo

tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu

của một cơ sở đào tạo, trước tiên là nhìn vào tỷ lệ đậu/rớt, tỷ lệ học viên tốt nghiệp,

cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.

tỷ lệ học viên bỏ học, tỷ lệ học viên khá, giỏi. Như cách tính hiện nay của ngành

Các cách tiếp cận về chất lượng đào tạo:

Giáo dục, hiệu suất đào tạo được tính bằng tỷ lệ phần trăm số học sinh tốt nghiệp/

Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn
Tiếp cận theo cách này, chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự
phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó.
Trong giáo dục đào tạo, hiện nay chưa có một chuẩn chung, nhất là về các kỹ

số học sinh nhập học.
Chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng
Dưới góc độ người sử dụng, mà phần lớn là các doanh nghiệp, chất lượng đào
tạo sẽ được đánh giá qua kiến thức, kỹ năng, tay nghề, khả năng hoàn thành nhiệm

năng nghề, vì vậy các trường tự đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong

vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường, đạo đức, tác phong làm việc của


quá trình đào tạo của trường mình và phấn đấu theo các chuẩn đó. Theo cách này,

người được sử dụng.

để nâng cao chất lượng đào tạo thì các tiêu chuẩn dần được nâng cao lên
Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mục đích
Ngoài sự phù hợp với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước, chất
lượng còn phải phù hợp với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó. Chất lượng
được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã
tuyên bố. Với cách hiểu này, chất lượng phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào sự

Chất lượng đào tạo dưới góc độ giảng dạy
Dưới góc độ giảng dạy chất lượng đào tạo được xem xét trên cơ sở truyền đạt,
chuyển giao kiến thức tốt, môi trường giảng dạy, học tập tốt và quan hệ tốt giữa
giảng dạy và nghiên cứu.
Chất lượng đào tạo dưới góc độ người học
Đối với người học, ngoài kiến thức, kỹ năng, tay nghề, chất lượng đào tạo còn

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tùy thuộc vào đặc thù của từng loại trường

được xem xét, cân nhắc về giá trị của bằng cấp, khả năng tìm việc làm sau khi tốt

và có thể sử dụng để phân tích chất lượng đào tạo ở các cấp độ khác nhau.

nghiệp, sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội trong tương lai.

Tiếp cận theo cách này, chất lượng sẽ được xem là mức độ đáp ứng của học
sinh tốt nghiệp đối với thị trường lao động.
Chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của nhà trường
Theo cách hiểu này, một trường có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ mục

đích của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất,

Về nguyên tắc, có thể đo giá trị trung bình của tri thức qua giáo dục bằng thu nhập
ròng mà nó đem lại cho người học tạo ra trong suốt cuộc đời của họ sau khi trừ đi
chi phí cần thiết. Tuy nhiên, để tính được một cách tương đối chính xác cũng là rất
khó khăn vì phải:
- Dự đoán được chính xác thu nhập ròng này chỉ từ yếu tố giáo dục tạo ra.

đây chính là chất lượng tương đối - bên trong. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất

- Biết được suất lợi nhuận trung bình của nền kinh tế theo nghĩa chi phí cơ hội

lượng, các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của

để đưa thu nhập trên về giá trị hiện tại. Cách tính này là dựa vào giả thiết hơn là

trường đó có giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất

nắm bắt được giá trị thật trên thị trường.

cao hay không. Trong chất lượng đào tạo có hiệu quả đào tạo - đào tạo có chất
lượng trước hết phải là đào tạo có hiệu quả.
Chất lượng đào tạo dưới góc độ quản lý

Từ những cách tiếp cận trên, có thể rút ra rằng:
Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu đề ra qua sự đánh giá của người
học, người dạy, người quản lý và người sử dụng sản phẩm đào tạo.


20


Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

21

đồng thi tốt nghiệp phải phối hợp chặt chẽ làm nhiệm vụ kiểm tra phát hiện, loại ra

- Chất lượng đầu vào

những học sinh yếu, kém trước khi ra trường. Hoạt động quản lý chất lượng của cơ

- Chính sách và trình độ quản lý

quan cấp trên đối với cơ sở là hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ.

- Chương trình đào tạo

Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm các hoạt động chính:

- Phương pháp giảng dạy

- Lập chính sách, hoạch định

- Chất lượng đội ngũ giảng dạy và quản lý

- Xác định mục tiêu và định ra các tiêu chuẩn cần đạt được

- Nguồn tài lực, cơ sở vật chất, sách và trang thiết bị dạy học

- Đối chiếu các tiêu chuẩn cần đạt với kết quả thực hiện


Đây cũng chính là các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, muốn

- Đảm bảo và cải tiến để có kết quả tốt hơn

nâng cao chất lượng đào tạo thì phải tác động để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
các yếu tố trên.
1.4.2. Quản lý chất lượng đào tạo

Việc định hướng và kiểm soát chất lượng đào tạo được theo dõi qua sơ đồ sau:
ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

QUÁ TRÌNH

- Người học

- Bộ máy quản lý

- Người dạy

- Các hoạt động

người học

- Chương trình

giáo dục


- Sự phát triển của

khi đưa vào sử dụng phải đạt được các tiêu chuẩn đề ra và phù hợp với các yêu cầu

- Đầu tư giáo dục

- Các hoạt động

người dạy

của người sử dụng. Quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động có phối hợp nhằm

- Cơ sở vật chất

khai thác và sử

- Lợi ích xã hội

1.4.2.1. Khái niệm
Quản lý chất lượng là quá trình có tổ chức nhằm đảm bảo các sản phẩm trước

định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc quản lý chất lượng bao
hàm trong nó sự cam kết không ngừng nâng cao chất lượng.
1.4.2.2. Các phương pháp quản lý chất lượng
Hiện nay trên thế giới có 3 phương thức quản lý chất lượng chính, ở 3 cấp độ
khác nhau. Đó là: Kiểm soát chất lượng, Đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng
toàn diện.

- Sự phát triển của


dụng nguồn lực
Hình 1.5. Sơ đồ kiểm soát chất lượng đào tạo
Đảm bảo chất lượng
Khác với phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng làm nhiệm
vụ phòng ngừa sự ra đời của những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Quá trình này
diễn ra trước và trong suốt quá trình với mục đích ngăn chặn ngay từ đầu những lỗi

Kiểm soát chất lượng
Đối tượng quản lý là các sản phẩm. Mục tiêu là ngăn ngừa việc tạo ra, sản
xuất ra các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Trong trường học, sản phẩm đào tạo là
những học sinh, sinh viên với những tri thức mà họ lĩnh hội được. Để ngăn ngừa
việc có những học sinh yếu, kém, phải kiểm soát các yếu tố như đội ngũ giảng viên,
phương pháp giảng dạy, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học và yếu tố môi
trường. Những bộ phận chuyên trách như phòng đào tạo, khoa, tổ bộ môn, là hội

có thể mắc để khắc phục kịp thời, đảm bảo rằng các sản phẩm ở cuối quá trình
không bị lỗi. Việc quản lý chất lượng tập trung vào việc đảm bảo đầy đủ các điều
kiện cho việc thực hiện quá trình và hệ thống các thủ tục giám sát việc thực hiện
quá trình. Để làm được điều này, nhà trường cần xây dựng công tác quản lý chất
lượng thành một hệ thống hoàn chỉnh, có cơ chế vận hành nghiêm ngặt - Và đó
chính là hệ thống đảm bảo chất lượng.


22

Hiện nay trên thế giới, việc quản lý chất lượng đào tạo thường áp dụng

23

Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008


phương thức này với các mô hình khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng cơ sở.

- Chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản trị chất lượng quyết định.

Việc quản lý chất lượng trong các cơ sở đào tạo tập trung vào việc xây dựng một hệ

- Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu, làm đúng

thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả cao.

ngay từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.

Việc đánh giá chất lượng của một cơ sở đào tạo hoặc một chương trình đào tạo

- Đề cao phương thức quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa là chính ở mọi

thường dùng biện pháp kiểm định và công nhận, nhằm đánh giá và xác nhận rằng cơ

khâu tác nghiệp với nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu

sở đào tạo hoặc chương trình đào tạo đó đã có một hệ thống đảm bảo chất lượng đủ

hiệu như kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự

tin cậy và hoạt động có hiệu quả, chứng chỉ ISO là một ví dụ.

kiểm tra, giám sát theo các chuẩn mực...

Quản lý chất lượng toàn diện

Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức nâng cao của phương thức đảm bảo
chất lượng. Chất lượng sản phẩm được thấm nhuần trong ý thức của mọi thành viên

- Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị với hai phương pháp quản trị: quản
trị theo mục tiêu (Management by Objective) và quản trị theo quá trình
(Management by Proccess).

của cơ sở, mỗi người lao động là một mắc xích quyết định trong cả hệ thống quản lý

- Thực hiện quy tắc 5W và 1H: Who: Ai làm? What: Làm việc gì? Where:

chất lượng. Mọi người đều tự giác nhận thấy trách nhiệm của mình trước khách

Làm việc đó ở đâu? When: Làm khi nào? Why: Tại sao làm việc đó? How: Làm

hàng và luôn có ý thức không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm để thỏa mãn tối

việc đó như thế nào?

đa nhu cầu của khách hàng. So với cấp độ đảm bảo chất lượng thì phương thức này
có sự khác nhau về chất. Điều này thể hiện ở mức độ đảm bảo chất lượng cao của
sản phẩm được cung cấp cho xã hội.
Đối với nhà trường đây chính là sự nỗ lực, tự hoàn thiện bản thân của đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, luôn phải học tập cập nhật kiến thức, áp dụng những
phương pháp mới trong giảng dạy, những phương pháp mới trong quản lý.
Theo phương thức này, việc quản lý chất lượng không chỉ dừng ở việc xây
dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả, mà còn xây dựng nên văn hóa
của nhà trường.

Thực hành quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ theo các

yêu cầu sau:
- Viết những gì sẽ làm (Write what is already done).
- Làm những gì đã viết (Do what you have writen).
- Kiểm tra những việc đã làm so với những gì đã viết (Verify that you are
doing what is writen).
- Lưu hồ sơ (Keep recoprds).
- Xem xét duyệt lại hệ thống hệ thống một cách thường xuyên. (Rewiew the
system regularly).
1.4.3.2. Mô hình CIPO

1.4.3. Các mô hình quản lý chất lượng
1.4.3.1. Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008
Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước
đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với
yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng.

Theo UNESCO, (Mô hình CIPO) chất lượng một nhà trường hoặc một cơ sở
đào tạo được thể hiện qua 10 yếu tố sau:
- Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường
xuyên để có động cơ hoạt động chủ động.
- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức.


24

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực.
- Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ
tiếp cận và thân thiện với người sử dụng.
- Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh.

- Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả

25

- Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và
học và các quá trình đào tạo khác.
- Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên, học sinh tốt
nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so
với các mục tiêu đã định sẵn.
- Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên, học
sinh tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, học sinh, của cha mẹ, của

giáo dục.
- Hệ thống quản lý giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ.
- Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương
trong hoạt động giáo dục.
- Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và
bình đẳng (về chính sách và đầu tư). Các yếu tố trên có thể sắp xếp thành 3 thành

cơ sở sử dụng lao động và của xã hội.
- Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến
thức, kĩ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống đào tạo.
1.5. Kiểm định chất lượng đào tạo

phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể từ đầu vào (Input) - Quá

1.5.1. Khái niệm

trình (Process) đến đầu ra (Output) trong bối cảnh cụ thể của môi trường KT - XH


Chất lượng giáo dục có thể đánh giá trực tiếp qua sản phẩm giáo dục thông

địa phương (Context).
1.4.3.3. Mô hình SEAMEO
Mô hình này đã đưa ra 5 yếu tố như sau:
- Đầu vào: Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào
tạo, quy chế, luật định, tài chính...
- Quá trình đào tạo: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo,
quản lý đào tạo...
- Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả
năng thích ứng của sinh viên.
- Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp
ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
- Hiệu quả: Kết quả đào tạo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên, các học giả đó đã đưa ra 5 khái niệm về chất
lượng giáo dục đào tạo như sau:
- Chất lượng đầu vào: Trình độ đầu vào thoả mãn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.

qua chất lượng học sinh tốt nghiệp, tuy nhiên cũng có thể đánh giá gián tiếp qua các
điều kiện để bảo đảm chất lượng. Kiểm định được hiểu là "Chứng nhận cơ sở đào
tạo đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về nguồn lực và các chỉ số thực hiện để củng
cố chất lượng, khuyến khích tự đánh giá, tăng cường tự quản và bảo đảm với công
chúng rằng cơ sở đào tạo đạt được những chuẩn mực chất lượng cơ bản (Stanley và
Patrick, 1998).
Kiểm định chất lượng tiếp cận theo cách phối hợp hai cách đánh giá trên. Bởi
lẽ đánh giá chất lượng đào tạo trực tiếp qua chất lượng học sinh tốt nghiệp nhiều khi
mang tính chủ quan của người dạy. Mặt khác, không thể nói một nhà trường đào tạo
có chất lượng trong khi trường không có những điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất
lượng đào tạo và chương trình đào tạo của trường không phù hợp với yêu cầu của
sản xuất và của người học.

Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá và
công nhận chất lượng đào tạo (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo
theo các chuẩn mực được quy định.


26

Những chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục đạt chuẩn sau khi kiểm định,
được thông báo công khai cho người học, cha mẹ và toàn xã hội như một bằng
chứng bảo đảm cho chất lượng giáo dục của các cơ sở và các chương trình giáo dục
đó.

27

chất lượng tốt khi bối cảnh triển khai nó có nhiều khiếm khuyết. Công tác kiểm
định có 2 mục đích cơ bản:
- Đánh giá, xác nhận hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của một trường
hoặc một chương trình giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định đề ra và

1.5.2. Vai trò của kiểm định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
Việc kiểm định chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục có nội dung quan
trọng là đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục đó và chứng minh
được rằng hệ thống quản lý chất lượng là có hiệu quả, đảm bảo các sản phẩm được
quản lý trong hệ thống đúng với những đăng ký chất lượng đã được cơ sở cam kết
thực hiện trước khách hàng (mục tiêu đào tạo đã được cơ sở công bố) .
Trong giáo dục, có hai loại kiểm định: kiểm định nhà trường và kiểm định
chương trình. Hai loại này có một số khác biệt, song giữa chúng cũng có những mối
quan hệ mật thiết với nhau. Sự khác nhau giữa hai loại là ở trọng tâm chú ý của
công việc đánh giá.
Khi kiểm định nhà trường, trọng tâm chú ý là các điều kiện bảo đảm chất

lượng đào tạo và hệ thống quản lý chất lượng của nhà trường. Với một lôgic hiển
nhiên là với các điều kiện bảo đảm chất lượng và một hệ thống quản lý chất lượng
tốt tất yếu sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng. Như vậy, các chương trình đào
tạo chỉ được xem xét như là một bộ phận trong việc kiểm định chất lượng của nhà
trường.
Khi đánh giá, kiểm định chất lượng của chương trình giáo dục, trọng tâm của

được nhà trường thừa nhận và cam kết thực hiện.
- Trợ giúp nhà trường cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục của mình để đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội bảo đảm lợi ích chung của xã hội, phụ huynh,
người sử dụng lao động và của người học.
Để đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đảm bảo tính khoa học và chính
xác, số liệu điều tra được thu thập và phân tích theo cơ cấu tổ chức, các mặt hoạt
động của trường. Tất cả các tiêu chí định lượng và không có tính định lượng được
tổng hợp lại và áp dụng những phương pháp xử lý thống kê xã hội học khác nhau để
xác định độ tin cậy và độ giá trị của các số liệu thu thập. Sau đó tính toán hệ số
tương quan giữa các quá trình, giữa các lĩnh vực và giữa các tiêu chí, đồng thời xác
định sự tác động qua lại giữa các tiêu chí, giữa các lĩnh vực. Từ các kết quả đó xác
định quá trình nào, những lĩnh vực nào và những tiêu chí nào có trọng số lớn có tác
dụng quyết định chất lượng giáo dục, những tiêu chí hoặc những chỉ số không
tương quan có thể bị loại bỏ.
Quá trình phân tích đánh giá tổng hợp sẽ cho biết hiệu quả và hiệu suất đào tạo
trong từng trường, phương thức giáo dục nào hiệu quả và hợp lý hơn, giúp nhà nước
hoạch định các chính sách đầu tư cho giáo dục một cách khoa học, kinh tế và có
hiệu quả.

sự chú ý lại tập trung ở hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo: mục
tiêu, nội dung chương trình giáo dục của các môn học có được xác định hợp lý, phù
hợp với trình độ khoa học - công nghệ và các nhu cầu của xã hội hay không, tổ chức


1.6. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo TCCN trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

quá trình đào tạo theo chương trình giáo dục có đảm bảo để đạt được mục tiêu đề ra

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đã rất ý thức được ý nghĩa

hay không... Lẽ đương nhiên các điều kiện chung của hệ thống quản lý chất lượng

của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập quốc

của nhà trường cũng được đề cập đến như là bối cảnh để thực hiện quá trình giáo

tế, toàn cầu hóa đang ngày một trở nên sâu và rộng hơn. Đảng ta đã xác định công

dục. Không thể có một chương trình giáo dục của một bậc, cấp, lớp nào đó có

nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


28

29

Chúng ta luôn coi công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân và

quốc gia muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá thì phải có tỉ lệ lao

giáo dục - đào tạo là quốc sách đối với sự phát triển của đất nước.


động đã qua đào tạo tối thiểu ở mức 70%. Tỷ lệ này ở Việt nam mới chỉ đạt 27%,

Và trong bối cảnh ấy, muốn tiến hành công nghiệp hoá thắng lợi phải phát

trong khi ở các nước đang phát triển trong khu vực là 50%. Chất lượng của lao động

triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của

kỹ thuật cũng cần ngày phải được một nâng cao dần mới có thể đáp ứng hiệu quả

sự phát triển nhanh và bền vững.

hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì: Yêu cầu về con người và nguồn

Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục chuyên nghiệp, nghề nghiệp để phát triển

nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ

nguồn nhân lực đã trở thành một đòi hỏi cấp bách đối với sự phát triển của đất

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục

nước. Đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, thị trường lao động phải

đào tạo.
Ngoài sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế đối ngoại, sự lãnh đạo và

mở cửa, cạnh tranh là vấn đề tất yếu, nhu cầu đào tạo nghề sẽ rất lớn, việc dạy nghề

phải rất chuyên nghiệp và bài bản. Thực tế cho thấy có nhiều quốc gia rất nghèo tài

chính sách quản lý thì một trong những tiền đề quan trọng để tiến hành công nghiệp

nguyên, nhưng lại có năng lực cạnh tranh cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi

hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam là đào tạo nguồn nhân lực. Phải có được đội ngũ cán

nhiều nước khác tài nguyên dồi dào, nhưng ít thành công trong cạnh tranh thị

bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh

trường như một số nước Nam Á và châu Phi.

đủ trình độ và bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra trong
mỗi thời kỳ.

Kinh nghiệm phát triển của các nước này cho thấy rõ rằng các quốc gia thành
công trong cạnh tranh đều có đội ngũ lao động có học thức, trình độ chuyên môn và

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các

trình độ tay nghề cao, được tổ chức tốt, được khuyến khích, được tạo động cơ đúng

tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật,

mức. Điều đó cho thấy rõ nguồn nhân lực có chất lượng cao, là một trong những

đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà


nguồn lực sản xuất, có vai trò vô cùng quan trọng, nó quy định khả năng cạnh tranh

cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao

và hội nhập của một quốc gia.

động trực tiếp. Lực lượng lao động phải được đào tạo phù hợp với sự phát triển của

Đối chiếu với 4 nguyên lý còn được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục được đề

các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát

xuất trong hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 (Education for the 21 st

triển giáo dục, đào tạo mà còn là phát triển nền y tế, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao

century) do UNESCO tổ chức tại Paris vào năm 1998, gồm có:

mức sống dân cư, nhưng giáo dục, đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng vẫn là cốt
lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Để phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp thì cơ cấu giá trị

- Học để biết (Learning to Know)
- Học để làm (Learning to Do)
- Học để sống chung với mọi người (Learning to Live together) và

công nghiệp và dịch vụ trong GDP ít nhất phải đạt 80%, nông nghiệp chỉ còn 20%,

- Học để tồn tại (Learning to Be)


cùng với nó, cơ cấu lao động cũng phải dịch chuyển theo. Nếu không chuẩn bị kịp,

Bậc giáo dục TCCN cần nhấn mạnh vào việc học để làm, vì giáo dục TCCN là

không những sẽ thiếu hụt lao động có kỹ năng mà còn không thể tiến hành công

giáo dục nghề nghiệp và người học chủ yếu là học nghề để ra làm việc. Để tiến

nghiệp hóa, hiện đại hóa được. Kinh nghiệm các nước phát triển chỉ rõ rằng một


30

31

hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có cơ cấu lao động hợp lý
giữa các bậc: Đại học - TCCN – Trung cấp nghề.
- Tỷ lệ này ở các nước OECD thường là: 1 - 4 - 10 hoặc 1 - 5 - 20.
- Tỷ lệ này ở Việt Nam trong những năm qua rất bất hợp lý, luôn ở trong tình
trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do tâm lý chung của các gia đình luôn mong muốn con
em mình được học ở các trường đại học. Chất lượng lao động nghề còn thấp, chưa
đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát
triển. Cơ cấu kinh tế hàng hóa đang trong quá trình dịch chuyển, sự phát triển công
nghiệp, đầu tư nước ngoài tăng nên nhu cầu sử dụng lao động nói chung và lao
động có trình độ TCCN nói riêng còn nhiều. Chính vì vậy, tỷ lệ nói trên cần phải
đạt mức hợp lý, cần có sự điều chỉnh quy mô giữa đào tạo các bậc, quy mô giữa các
ngành nghề, mục tiêu đào tạo phải phù hợp để theo kịp xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập, lao động nước ta không những phải nâng cao khả
năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn phải có các

phẩm chất khác như: ngoại ngữ, tác phong, văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại,
tinh thần, thái độ chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ chặt chẽ các bước của quy
trình công nghệ, hiểu biết pháp luật,... Ngoài ra, đặc điểm của nền sản xuất - kinh
doanh hiện đại, kinh tế thị trường với cạnh tranh cao đỏi hỏi người lao động phải có
phẩm chất như: thích ứng, linh hoạt, các khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm
trong quá trình hoạt động và sức khoẻ tốt.

1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hệ thống giáo dục quốc dân từ Luật Giáo dục 1998 đến Luật Giáo dục 2005
và hiện nay là Luật giáo dục 2010 có những thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục nghề nghiệp, yêu cầu nhà trường phải có sự điều chỉnh về mục tiêu, chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,… cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc nâng cao
chất lượng đào tạo đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu cả ở tầm quản lý giáo
dục vĩ mô cũng như quản lý vi mô ở từng đơn vị nhà trường nói riêng, như vấn đề
quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, chương
trình đào tạo, nội dung giảng dạy, ….
Trên cơ sở lý luận của các vấn đề trên, luận văn lấy việc phân tích, đánh giá
các yếu tố trong hoạt động giáo dục đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp
trên địa bàn Tp. HCM làm mục tiêu nghiên cứu. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường trung
cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM.


32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM
2.1. Tổng quan - chiến lược phát triển giáo dục đào tạo TCCN tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông nhất các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, với khoảng: 50 trường ĐH, 24 trường CĐ và hơn 30
trường TCCN (danh sách các trường trung cấp chuyên nghiệp đính kèm ở phụ lục
1) với tổng số khoảng 480.000 HS-SV đến từ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước,
sự tập trung đông đảo này là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sự
tồn tại và phát triển của các trường đào tạo chuyên nghiệp.
Việc phát triển các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh hiện
nay là nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo mà Đảng, Nhà nước
đã đề ra. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh và nâng cao
chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”, “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu

33

2.2. Thực trạng về giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Tp.HCM
2.2.1. Tình hình tổng quát
Chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp những năm qua
đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội,
chất lượng đào tạo TCCN trong từng lĩnh vực ngành nghề còn nhiều bất cập, như
chương trình còn nặng về lý thuyết, ít thực hành nên kỹ năng nghề nghiệp của học
sinh còn thiếu chuyên sâu, sự hiểu biết thực tiễn còn hạn chế. Xét về mặt đáp ứng
nhu cầu, tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn của học sinh sau khi ra trường vẫn còn
khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu sử dụng. Giáo dục chuyên nghiệp vẫn chưa
thật sự gắn với nhu cầu xã hội.
Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp thiếu thông tin dự báo về nhu
cầu đào tạo theo ngành nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động nên chưa tạo
được cầu nối giữa đào tạo và sử dụng. Nguồn lực đầu tư cho TCCN không đúng
mức và chưa tương xứng với quy mô đào tạo.
Tình hình giáo viên, học sinh TCCN qua các năm:

cầu phát triển của xã hội, có cơ chế chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa
các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề

án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo
nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất, nâng cao tỷ lệ lao động
qua đào tạo”.
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng đã xác định mục tiêu: các
cơ sơ giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%.
Và quan trọng nhất là giáo dục đã, đang và sẽ phát triển để đưa nhân lực Việt Nam
trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội
nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực
nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt
tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.

Bảng 2.1. Số lượng GV, HS trung cấp chuyên nghiệp qua các năm
Đối tượng

2010-2011

2011-2012

2012-2013

Học sinh

90,185

37,226

41,079

Giáo viên


6,075

3,659

8,167

Tỷ lệ GV/HS

6.74%

9.83%

19.88%

(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)


×