Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bài tập nghiệp vụ sư phạm vận dụng phương pháp hoạt động và hoạt động thành phần vào việc dạy học bài làm quen với Microsoft Word tin học 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.04 KB, 37 trang )

Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................Trang 2
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................Trang 3
I. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .........................................Trang 3
II. Định hướng nghiên cứu .................................................Trang 5
1. Mục đích nghiên cứu ..............................................Trang 5
2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................Trang 5
III. Phương pháp nghiên cứu .............................................Trang 5
1. Nghiên cứu lý luận dạy học....................................Trang 5
2. Quan sát - điều tra ....................................................Trang 6
3. Tổng kết kinh nghiệm ..............................................Trang 7
4. Thực nghiệm giáo dục ..............................................Trang 9
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...........................................Trang 10
Chương I: Cơ sở lý luận về việc hoạt động và hoạt động thành phần
1. Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung...Trang 10
2. Phân tích hoạt động thành những thành phần ..............Trang 12
3. Lựa chọn hoạt động dựa vào mục tiêu .........................Trang 13
4. Tập trung vào những hoạt động tin học .......................Trang 14
* Kết luận chương I ........................................................Trang 15
Chương II: Nghiên cứu, ứng dụng tư tưởng Hoạt động và hoạt
động thành phần trong dạy học bài “Làm quen với
Microsoft word” ở Tin học 10 THPT
Giảng dạy “ Làm quen với Microsoft word” ...................Trang 16
* Kết luận chương II ........................................................Trang 21
Chương III: Kết quả ứng dụng của đề tài ........................Trang 22
1. Ứng dụng của đề tài .....................................................Trang 22
2. Thuận lợi......................................................................Trang 22
3. Khó khăn ......................................................................Trang 23


4. Kết quả đạt được của đề tài ..........................................Trang 23
5. Đề xuất cho đề tài ........................................................Trang 23
Kết luận ...............................................................................Trang 24
Phụ lục ..................................................................................Trang 25
Tài liệu tham khảo ..............................................................Trang 34
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 1


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

LỜI CẢM ƠN
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
các nhà trường hiện nay. Lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính
chủ động sáng tạo của người học trong học tập là vấn đề mà tất cả mọi giáo
viên đều băn khoăn, trăn trở.
Cùng với quá trình hội nhập của đất nước, giáo dục cũng đòi hỏi phải có
những bước tiến, bước phát triển vượt bậc. Áp dụng những hình thức dạy học
như hoạt động và hoạt động thành phần vào tất cả các ngành nghề đang được
phát triển một cách mạnh mẽ. Giáo dục cũng không nằm ngoài trào lưu đó của
xã hội.
Nhận thức được những đặc điểm ưu việt mà hoạt động và hoạt động
thành phần mang lại em đã chọn đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng tư tưởng
“Hoạt động và hoạt động thành phần” vào dạy học. Vì đây là phần mang
tính phong phú, trực quan cho giáo án dạy học.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là thầy TS. Trần Doãn Vinh và cô ThS. Kiều
Phương Thùy - Giảng viên khoa Công nghệ thông tin đã nhiệt tình giúp đỡ,

đóng góp ý kiến, cũng như động viên để em hoàn thiện hơn bài tiểu luận của
mình.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận trong phạm vi và
khả năng cho phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy - Cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Thảo

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 2


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1. Ngày nay, nền giáo dục đòi hỏi phải có những bước phát triển
vượt bậc. Để đáp ứng được yêu cầu đó chúng ta cần nhân rộng việc nâng cao
khả năng, trình độ Tin học cho những thành viên trực tiếp tham gia vào quá
trình dạy và học.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin đã có vai
trò thật quan trọng trong nền giáo dục, môn tin học đã chính thức được đưa
vào dạy học trong nhà trường.
Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử
dụng rộng rãi máy tính không còn chỉ bó hẹp trong viện nghiên cứu, các
trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi cơ quan, xí
nghiệp và nhà máy. Song song với quá trình trên, việc giảng dạy Tin học

trong các trường đại học, trung học và phổ thông cũng được đẩy mạnh đi đôi
với việc tăng cường trang bị máy vi tính. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên
giảng dạy môn Tin học ở các trường phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên cứu các
vấn đề về Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy Tin học trong
nhà trường phổ thông là một công việc cần phải làm thường xuyên, nhằm đáp
ứng với sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
2. Trong nghiệp vụ của người thầy giáo có hai vấn đề quan trọng: thứ
nhất là thực tiễn về tiềm năng - những kiến thức lý thuyết mà họ được học rất
cơ bản. Thứ hai là thực tiễn về nghiệp vụ - thầy giáo phải biết cách truyền thụ
kiến thức phù hợp với trình độ của học sinh. Trong đó, thực tiễn thứ hai là
điều quyết định trong nghiệp vụ của thầy giáo, nó đánh giá chất lượng giảng
dạy của thầy giáo.
Hai thực tiễn trên vừa mâu thuẫn với nhau, lại vừa thống nhất với nhau. Thầy
giáo không thể mang hết các kiến thức lý thuyết cao xa và trừu tượng dạy cho
học sinh, nhưng cũng không thể dạy tốt cho học sinh nếu thầy giáo hiểu biết
quá ít.
2.1. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ :
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp
dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới
việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của học sinh là một quá trình lâu dài; không thể ngày một ngày hai mà đông
đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 3


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

đã quen thuộc từ lâu. Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số
điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bản thân mỗi giáo viên cần có một sự
nỗ lực để tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình.
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức quan trọng,
nhất là với bộ môn Tin học hiện đang được đưa vào giảng dạy ở các trường
phổ thông. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn này, theo em không phải cứ
tìm được nhiều bài tập khó, bài tập hay để giảng dạy cho học sinh. Mà vấn đề
đặt ra là chúng ta cần phải tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc đưa ra những
bài toán đó để giúp cho học sinh có sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo trong quá
trình giài quyết học tập, từ đó biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ
thể ngoài thực tế.
3. Trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội
những kiến thức cơ bản. Thầy giáo còn phải biết kích thích tính tích cực, sự
sáng tạo say mê học hỏi của học sinh trong việc học tập của các em. Bởi vì,
việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý
thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản
thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy
học không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng là hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là
tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào
phát huy tính tích cực của người dạy.
4. Microsoft word là một trong những chương trình giúp học sinh có

thể nắm được cách khởi động và kết thúc Word, biết cách tạo văn bản mới,
mở văn bản đã có, lưu văn bản, biết được ý nghĩa của một số đối tượng chính
trên màn hình làm việc của Word…. Có tác dụng giúp các em định hướng và
biết cách sử dụng word một cách thành thạo hơn ngay cả hiện tại và trong
tương lai sau này.
4.1. Trong các vấn đề về Tin học được đưa vào giảng dạy ở chương
trình bậc học phổ thông hiện nay. Khi nói đến vấn đề dạy học soạn thảo văn
bản cho học sinh, vấn đề dạy học cho học sinh về làm quen với microsoft
word là một trong những vấn đề chiếm vai trò quan trọng. Bởi vì, thay vì viết
tay thì chúng ta có thể sử dụng Microsoft Word để soạn thảo, tiết kiệm được
thời gian, công sức hơn. Đồng thời, Microsoft word có thể giúp cho người
soạn thảo dễ sửa chữa, dễ kiểm tra. Vấn đề đặt ra là: hoạt động và hoạt động
thành phần cho học sinh khi giảng dạy về “ làm quen với Microsoft word như
thế nào? Đó chính là vấn đề mà bản thân em hết sức quan tâm.
4.2. Để thực hiện được điều đó, theo em chúng ta cần phải tìm tòi,
nghiên cứu tìm ra những bài tập phù hợp, kích thích được sự độc lập, tích cực
của học sinh trong học tập. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tự mình tìm ra được
những ý tưởng sáng tạo vận dụng thiết thực vào cuộc sống thực tế khi nhu cầu
nảy sinh, khi đó các em có thể tự mình hoàn thành được ý tưởng đó.
4.3. Trên cơ sở những gì mà học sinh được học tập về soạn thảo văn
bản, học sinh có thể sử dụng một cách thành thạo để hoàn thành tốt hơn
những ứng dụng trong thực tế. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 4


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”


hoạt động nhất định mà giáo viên có thể khai thác để tổ chức quá trình dạy
học sao cho đạt được mục tiêu dạy học một cách hiệu quả, những hoạt động
như vậy được gọi là tương thích với nội dung dạy học cho trước. Chính vì
vậy, việc hoạt động và hoạt động thành phần cho học sinh trong việc dạy học
“ làm quen với Microsoft word là một công việc quan trọng, đòi hỏi mỗi giáo
viên cần phải nỗ lực tìm tòi, sáng tạo giúp cho học sinh nhìn nhận vấn đề một
cách tích cực hơn, sáng tạo hơn và nhất là giúp cho các em có thể yêu thích
nhiều hơn nữa bộ môn Tin học này.
Với tất cả những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài này
II. Định hướng nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu là góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
về soạn thảo văn bản ở chương trình phổ thông.
- Giúp người học hướng những quyết định và hoạt động vào mục đích đặt
ra đồng thời giúp học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và
những đối tượng hoạt động của bài học từ đó học sinh có thể liên hệ chặt
chẽ giữa kiến thức thực tế xung quanh, nhà trường, gia đình, xã hội.
- Giúp học sinh hoạt động và hoạt động thành phần khi sử dụng phần mềm
soạn thảo Word nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó học sinh có thể liên hệ, vận
dụng sáng tạo để giải quyết những bài tập về soạn thảo văn bản.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng hệ thống bài tập về làm quen với Microsoft word trong quá
trình học tập hoạt động và hoạt động thành phần.
- Qua việc nghiên cứu các vấn đề về soạn thảo văn bản, các tài liệu về
phương pháp giảng dạy. Từ đó, đưa ra các biện pháp có thể hoạt động và
hoạt động thành phần cho học sinh thông qua bài làm quen với Microsoft
word của tin học lớp 10.
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận
Trong nghiên cứu lý luận người ta dựa vào những tài liệu sẵn có, những

lý thuyết đã được khẳng định, những thành tựu của nhân loại trên những lĩnh
vực khác nhau như : Tâm lý học, Giáo dục học, Tin học, ... để xem xét vấn đề,
tìm ra giải pháp hợp lý có sức thuyết phục vận dụng vào PPDH Tin học.
Người ta cũng nghiên cứu cả những kết quả của bản thân chuyên ngành
PPDH Tin học để kế thừa những cái hay, phê phán và gạt bỏ những cái dở, bổ
xung và hoàn chỉnh những nhận thức đã đạt được.
Những hình thức thường dùng trong nghiên cứu lý luận là:
- Phân tích tài liệu lý luận : Giúp chúng ta chọn đề tài, đề ra mục đích
nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xác định tư tưởng chủ đạo và
đánh giá sự kiện. Khi nghiên cứu lý luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát để tìm ra ý mới. Cái mới ở đây có thể là một lý thuyết hoàn toàn
mới, nhưng cũng có thể là một cái mới đan kết với những cái cũ, có thể là một
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 5


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

sự tổng hợp những nét riêng lẻ đã chứa trong cái cũ, nêu bật cái bản chất từ
những cái cũ, bổ xung, cụ thể hóa lý thuyết cũ.
- So sánh quốc tế : Giúp chúng ta lựa chọn, xây dựng phương án tác
động giáo dục trên cơ sở đánh giá, so sánh tài liệu, cách làm của những nước
khác nhau.
- Phân tích tiên nhiệm : Thường dựa vào những yếu tố lịch sử, những
cách tiếp cận khác nhau của một lý thuyết, những cách định nghĩa khác nhau
của một khái niệm, ... để dự kiến những quan niệm có thể có của học sinh về
một kiến thức Tin học. Nó cũng được dùng để kiểm nghiệm một hiện tượng,
một quá trình có thỏa mãn những tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện đặt ra hay

không.
2. Quan sát - điều tra
Quan sát điều tra được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Đó
là phương pháp tri giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu
lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến
của hiện tượng mà ta dự định khảo sát. Chúng ta quan tâm đến chất lượng của
các mối quan hệ, của các hoạt động, của tình huống. Điều tra giống quan sát ở
chỗ cùng dựa vào và khai thác những hiện tượng có sẵn, không chủ động gây
nên những tác động sư phạm, nhưng quan sát thiên về xuất phát từ những dấu
hiệu bên ngoài, còn điều tra có thể khai thác những thông tin sâu kín từ bên
trong, chẳng hạn cho làm những bài kiểm tra rồi đánh giá.
Quan sát - điều tra giúp chúng ta theo dõi hiện tượng giáo dục theo
trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do tác
động giáo dục. Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự cấp bách đòi hỏi
phải nghiên cứu hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Môi trường
tự nhiên là nguồn cung cấp dữ liệu trực tiếp cho ta. Người nghiên cứu đến
trực tiếp một nơi nào đó mà họ quan tâm để quan sát và thu thập dữ liệu, bởi
vì các hoạt động chỉ có thể hiểu tốt nhất là trong môi trường tự nhiên, trong
ngữ cảnh mà chúng xuất hiện.
Quan sát - điều tra thực tiễn sư phạm, chẳng hạn thăm lớp dự giờ sẽ
giúp chúng ta nhận thức được thực trạng dạy Tin học, phát hiện được những
vấn đề thời sự cấp bách cần nghiên cứu, giúp ta thu được những tài liệu sinh
động và bổ ích cho nhiệm vụ nghiên cứu.
Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát - điều tra với người nghiên
cứu thì có các dạng quan sát - điều tra trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo.
Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát - điều tra liên tục, gián đoạn.
Quan sát - điều tra cần có mục đích cụ thể (chẳng hạn để thấy được
hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học), có nội dung cụ thể (chẳng hạn
sự gây động cơ và hướng đích của giáo viên, số lượng học sinh giơ tay xin
phát biểu, số lượng câu hỏi, chất lượng câu trả lời của học sinh thể hiện sự

suy nghĩ sâu sắc hay hời hợt, sự tập trung chú ý thể hiện qua hướng nhìn, cử
chỉ, ... ) và có tiêu chuẩn đánh giá, đo lường các kết quả quan sát cụ thể
(chẳng hạn một giờ như thế nào được đánh giá là học sinh hoạt động rất tích
cực, khá tích cực, kém tích cực). Các loại dữ liệu thu thập được trong nghiên
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 6


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

cứu bao gồm văn bản ghi chép các cuộc phỏng vấn, các sổ ghi chép, ảnh,
băng hình, ghi âm, phiếu điều tra, nhật ký,...giúp ta dựng lại một cách đầy đủ
những gì mà ta đã quan sát được, giúp ta lý giải được vì sao họ lại nghĩ như
thế, tại sao họ lại làm như vậy?, ...Trong khi quan sát - điều tra diễn biến thực
của những hiện tượng sư phạm, có khi người ta tình cờ phát hiện ra những sự
kiện, hiện tượng sư phạm mới ngoài dự kiến ban đầu.
3. Tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm thực chất là đánh giá và khái quát hóa những
kinh nghiệm đã thu thập được trong hoạt động thực tiễn, từ đó phát hiện ra
những vấn đề cần khẳng định để đưa ra áp dụng rộng rãi hoặc cần tiếp tục
nghiên cứu hay loại bỏ. Nó có nguồn gốc từ kinh nghiệm, mang tính khoa
học, được lĩnh hội, kiểm chứng từ quá trình hoạt động thực tiễn sinh động.
Bài học kinh nghiệm là sự cụ thể hóa một cách sáng tạo tư tưởng, luận điểm,
lý luận giáo dục đã đi vào cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu tổng kết
kinh nghiệm, có khi người ta khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luật
của những hiện tượng giáo dục.
Những kinh nghiệm cần được đặc biệt chú ý là kinh nghiệm tiên tiến,
kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm lặp lại nhiều lần. Kinh nghiệm giáo

dục ở những đơn vị tiên tiến có thể được coi là dạng lý luận giáo dục đã được
kiểm chứng trong thực tiễn, trong những tình huống, điều kiện cụ thể của môi
trường giáo dục. Những bài học của sự thành công cần được đề cập với tư
cách là cứ liệu đối chiếu, so sánh làm rõ kinh nghiệm thành công. Chúng cần
được xem xét một cách khách quan, khoa học, biện chứng theo tính lịch sử
của vấn đề rút ra những kết luận có tính thuyết phục, có độ tin cậy cao. Qua
tổng kết kinh nghiệm, chúng ta có được những bài học kinh nghiệm hàm chứa
những tri thức, thông tin, kỹ năng, những giải pháp, biện pháp về hướng đi và
cách làm mới có giá trị, đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn trong điều kiện
đổi mới giáo dục của đất nước hiện nay.
Tổng kết kinh nghiệm phải có lý luận soi sáng, giải thích tính chất hợp
lý, phù hợp với những quy luật đã được khẳng định thì mới có thể thoát khỏi
những sự kiện lộn xộn, những kinh nghiệm vụn vặt, hời hợt không có tính phổ
biến, mới loại bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên, đi sâu vào bản chất của sự
vật, hiện tượng, đạt tới những kinh nghiệm có giá trị khoa học đích thực. Chỉ
khi đó tổng kết kinh nghiệm mới thật sự là một phương pháp nghiên cứu khoa
học hữu hiệu. Những bài học kinh nghiệm, những kết luận về lý luận giáo dục
góp phần bổ sung, làm cho lý luận giáo dục được hoàn thiện hơn, mang tính
thực tiễn cao hơn, tránh được tình trạng lý luận suông. Bài học kinh nghiệm
giáo dục phải bảo đảm có được một sự khái quát nhất định, mang tính khoa
học với tính lý luận cụ thể và đặc biệt phải mang tính thực tiễn cao.
Bài học kinh nghiệm cần trình bày theo trình tự sau:
- Tên bài học kinh nghiệm
- Nêu bối cảnh xuất hiện vấn đề mà khi giải quyết dẫn đến bài học kinh
nghiệm.
- Những kết quả đạt được gắn với nhiệm vụ nghiên cứu.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 7



Vn dng dy hc hot ng v hot ng thnh phn vo dy hc bi Lm quen vi
Microsoft Word

- H thng bin phỏp ó vn dng t kt qu cao.
- ỏnh giỏ tỏc dng, hiu qu ca bi hc kinh nghim, a ra nhn
nh cú tớnh khỏi quỏt v bi hc mang tớnh lý lun.
Tng kt kinh nghim khụng ch n gin l trỡnh by li nhng cụng vic ó
lm v nhng kt qu ó t c. L mt phng thc nghiờn cu khoa hc,
nú phi c tin hnh theo mt quy trỡnh nghiờm tỳc, thng l nh sau:
Phỏt hin cn m bo c v mt nh tớnh v phn no v mt nh lng,
tc
l phi thu thp v d liu, t liu v s kin, vic lm, cỏc hot ng ó
tin hnh t kt qu cao nht. Trong ú cn chỳ trng n nhng d liu, t
liu, thụng tin m ni dung ca chỳng phn ỏnh mi quan h gia kt qu vi
nguyờn nhõn v bin phỏp. Nhng bc ca quỏ trỡnh phỏt hin cú th l:
- Nờu mc ớch yờu cu phỏt hin.
- Trin khai nhng hỡnh thc phỏt hin.
- Thm nh, b sung thụng tin.
- Tin hnh x lý thụng tin.
Liệt kê sự kiện
Mô tả quá trình

Tước bỏ những yếu tố ngẫu nhiên
làm bộc lộ cái bản chất

Phát hiện mối liên hệ nhân quả

Dùng lí luận soi sáng


Dùng thực nghiệm kiểm chứng

Khi tin hnh x lý thụng tin phi cn c vo cỏi cú thc thu c qua
quỏ trỡnh kho sỏt, phỏt hin thu thp c. Dựng lý lun phõn tớch cỏc t
liu, s liu rỳt ra c t thc tin. Rỳt ra bi hc kinh nghim di dng
khỏi quỏt mang tớnh lý lun hay khng nh v mt lý lun v thc tin. Trong
quỏ trỡnh x lý, cn ỏp dng nhng thao tỏc t duy khoa hc, tru tng húa
cỏc yu t ngu nhiờn, tỡm ra tớnh c thự, tt yu m chỳng ó th hin trong
bi cnh, hon cnh c th.
SVTH: Trn Th Thu Tho

Trang 8


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

Phần cuối của sơ đồ cho thấy rõ mối liên hệ giữa tổng kết kinh nghiệm
với nghiên cứu lý luận và thực nghiệm giáo dục.
4. Thực nghiệm giáo dục
Thực nghiệm giáo dục cho phép ta tạo nên những tác động sư phạm
vào quá trình dạy học và giáo dục. Những tác động này xảy ra trong những
điều kiện có thể khống chế, điều chỉnh, thay đổi được, ít chịu ảnh hưởng của
những yếu tố ngẫu nhiên khác, từ đó xác định và đánh giá kết quả của những
tác động đó. Đặc trưng của thực nghiệm giáo dục là nó không diễn ra một
cách tự phát mà là dưới sự điều khiển của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu tổ
chức quá trình giáo dục một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, tự giác
thiết lập và thay đổi những điều kiện thực nghiệm cho phù hợp với ý đồ
nghiên cứu của mình.
Trong những điều kiện nhất định, thực nghiệm giáo dục cho phép ta

khẳng định hoặc bác bỏ một giả thuyết khoa học đã đề ra.
Trong thực nghiệm giáo dục ta cần giải thích rõ kết quả, làm rõ nguyên
nhân bằng lý luận hoặc bằng sự phân tích quá trình thực nghiệm.
Thực nghiệm giáo dục là một phương pháp nghiên cứu rất có hiệu lực,
song thực hiện nó rất công phu, rất khó khăn. Khó khăn là do chúng ta thực
hiện một tác động lên những con người cụ thể, kết quả thu được phụ thuộc
vào nhiều yếu tố tâm lý. Những kết quả thực nghiệm thường chỉ có ý nghĩa
xác suất, phải xử lý bằng phương pháp thống kê. Để thống kê cho kết quả tin
cậy, cần phải đo lường, định lượng được các dấu hiệu, đó là việc làm không
dễ. Vì thế ta không nên lạm dụng phương pháp thực nghiệm giáo dục. Khi
nghiên cứu một hiện tượng giáo dục, trước hết có thể dùng những phương
pháp không đòi hỏi quá nhiều công sức, ví dụ như nghiên cứu lý luận, quan
sát, tổng kết kinh nghiệm. Chỉ ở những chỗ các phương pháp này chưa đủ sức
thuyết phục, chỉ ở một số khâu mấu chốt, ta mới dùng thực nghiệm giáo dục.
Thông thường những phương pháp được sử dụng kết hợp với nhau, làm
cho kết quả thu được vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Chẳng hạn,
qua nghiên cứu lý luận, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, người ta đề xuất một
giả thuyết khoa học rồi đem thực nghiệm giáo dục để kiểm nghiệm. Sau đó,
lại dùng lý luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hóa
lên một trình độ cao hơn, tổng quát hơn những điều đã đạt được.

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 9


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG THÀNH PHẦN
1. Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó
trước hết là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình lịch sử hình
thành và ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung này, cũng
chính là những hoạt động để người học có thể kiến tạo và ứng dụng những tri
thức trong nội dung đó. Trong quá trình dạy học, ta còn phải kể tới cả những
hoạt động có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái
độ.
Từ đó, một hoạt động của người học được gọi là tương thích với một nội
dung dạy học nếu nó có tác động góp phần kiến tạo hoặc củng cố, ứng dụng
những tri thức được bao hàm trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kĩ
năng, hình thành những thái độ có liên quan. (Mặc dù “ứng dụng” một tri
thức cũng có thể diễn ra như một hình thức của “củng cố”, nhưng nó còn có
tác động tới toàn bộ việc học tri thức đó, cho nên trong câu trên “ứng dụng”
được phát biểu tách ra để nhấn mạnh).
Với mỗi nội dung dạy học, ta cần phát hiện những hoạt động tương thích
với nội dung này.
Ví dụ 1: Khái niệm hàm tự khai báo.
Đối với một khái niệm cần hình thành theo con đường quy nạp như khái
niệm hàm thì những hoạt động phân tích, so sánh những đối tượng riêng lẻ
thích hợp, trừu tượng hoá tách ra các đặc điểm đặc trưng của chúng là tương
thích với khái niệm đó vì chúng đem lại kết quả là dẫn chủ thể tới sự hiểu biết
khái niệm này. Tương thích với khái niệm này còn có những hoạt động khác
nữa như nhận dạng, thể hiện, xét mối liên hệ giữa nó với những khái niệm
khác như thủ tục, chương trình chính, các chương trình con khai báo sau nó,...
bởi vì những hoạt động đó góp phần giúp người học lĩnh hội và vận dụng khái
niệm hàm.
Ví dụ 2 Khi dạy câu lệnh gán, lệnh rẽ hai nhánh dạng khuyết và câu lệnh

phức hợp ta có thể ra bài tập như sau:
Cho máy nhận vào 3 số nguyên từ bàn phím. Sắp xếp 3 số đó theo thứ
tự tăng dần, in 3 số đã sắp lên màn hình.
Mặc dù bản thân việc sắp xếp 3 số không phải là mục tiêu truyền thụ,
nhưng hoạt động sắp xếp 3 số này bằng thuật giải đổi chỗ vẫn là tương thích
với câu lệnh gán và câu lệnh phức hợp bởi vì sự hiểu biết hai kiến thức này là
điều kiện để tiến hành hoạt động sắp xếp nói trên. Ta có thuật giải và chương
trình như sau (xnếu xin đọc là xong nếu).
Thuật giải vd;
biến nguyên

a, b, c ;

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 10


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

bắt đầu
Nhập vào a,b,c;
nếu b < a thì
nêú c < b thì
nếu b < a thì
In ra a,b,c ;
kết thúc.

tráo đổi gía trị giữa hai biến a và b xnếu;

tráo đổi gía trị giữa hai biến c và b xnếu;
tráo đổi gía trị giữa hai biến a và b xnếu;

Chương trình
Program vd;
Uses Crt ;
Var a, b, c, tg : integer ;
Begin
ClrScr ;
write( ' vao 3 so a, b, c
'); readln(a, b, c );
if b < a then begin tg := a ; a := b ; b := tg end;
if c < b then begin tg := b ; b := c ; c := tg end;
if b < a then begin tg := a ; a := b ; b := tg end;
writeln(a:9,b:9,c:9); readln
End.
Nhìn vào chương trình ta thấy rằng ở đoạn so sánh tráo đổi giá trị hai
biến ở dòng đầu và dòng thứ ba hoàn toàn giống nhau về hình thức ( đó là các
tên biến biểu thị địa chỉ của biến ) nhưng nội dung ô nhớ a, b, c ( giá trị của
các biến a, b, c ) thì khác nhau vì đã thông qua những câu lệnh gán làm thay
đổi giá trị cũ của nó. Cũng do đặc điểm của câu lệnh gán nên ta phải dùng
biến trung gian tg để giữ lại giá trị của biến trước khi nó bị mất. Sau THEN
pascal chỉ cho phép viết một câu lệnh do đó ta phải để ba câu lệnh gán của
mỗi lần tráo đổi vào một câu lệnh phức hợp vì vậy mà chúng phải được đặt
trong cặp từ khoá begin...end;
Việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung căn cứ một
phần quan trọng vào sự hiểu biết về những hoạt động nhằm lĩnh hội những
dạng nội dung khác nhau: khái niệm, câu lệnh hay phương pháp, về những
con đường khác nhau để lĩnh hội từng dạng nội dung, chẳng hạn con đường
quy nạp hay suy diễn để xây dựng khái niệm, con đường thuần tuý suy diễn

hay có pha suy đoán để học tập câu lệnh.
Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, ta cần chú
ý xem xét những dạng hoạt động khác nhau trên những bình diện khác nhau.
Những dạng hoạt động sau đây cần được dặc biệt chú ý:
- Nhận dạng và thể hiện,
- Những hoạt động Tin học phức hợp,
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 11


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

- Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học,
- Những hoạt động trí tuệ chung;
- Những hoạt động ngôn ngữ.
2. Phân tách hoạt động thành những thành phần
Trong quá trình hoạt động, nhiều khi một hoạt động này có thể xuất hiện như
một thành phần của một hoạt động khác. Phân tách được một hoạt động thành
những hoạt động thành phần là biết được cách tiến hành hoạt động toàn bộ,
nhờ đó có thể vừa quan tâm rèn luyện cho học sinh hoạt động toàn bộ vừa chú
ý cho họ tập luyện tách riêng những hoạt động thành phần khó hoặc quan
trọng khi cần thiết. Khi dạy một câu lệnh cũng cần cho học sinh tiến hành
tách hoạt động toàn bộ của câu lệnh thành những hoạt động thành phần.
Ví dụ. Dạy câu lệnh lặp với số lần định trước
For biến := biểu thức 1 To biểu thức 2 Do câu lệnh;
Giáo viên yêu cầu học sinh phân tách hoạt động của câu lệnh này thành
những hoạt động thành phần diễn ra theo trình tự như sau:
Đầu tiên máy kiểm tra điều kiện biểu thức 1 không lớn hơn biểu thức 2.

Nếu điều kiện này đúng thì máy ghi nhớ giá trị của biểu thức 2. Tiếp đến máy
thực hiện liên tiếp ba hoạt động sau đây:
- Gán giá trị biểu thức 1 cho biến điều khiển chu trình.
- Thực hiện câu lệnh sau Do
- Kiểm tra điều kiện ra khỏi vòng lặp, đó là giá trị của biến điều kiển
chu trình bằng giá trị của biểu thức 2 đã ghi nhớ. Nếu điều kiện ra khỏi vòng
lặp sai thì máy lại thực hiện liên tiếp ba hoạt động sau đây:
- Biến điều khiển chu trình nhận giá trị tiếp theo giá trị hiện tại (tức là
giá trị của nó sau khi thực hiện câu lệnh sau Do).
- Thực hiện câu lệnh sau Do.
- Quay lại kiểm tra điều kiện ra khỏi vòng lặp.
Vòng lặp chỉ kết thúc khi máy quay lại kiểm tra điều kiện ra khỏi vòng
lặp mà điều kiện này đúng. Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động
nhận dạng để đoán trước chương trình sau đây in lên màn hình những số như
thế nào? và giải thích tại sao nó không dừng. Nếu muốn cho chương trình
dừng thì giá trị ban đầu gán cho k phải là số như thế nào? hoặc k phải xuất
phát từ số như thế nào ?
Program Forkhongdung ;
Uses

Crt ;

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 12


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”


Var K : word ;
Begin
ClrScr ; k := 9 ;
For k := 1 to k

do

begin

write(k:7); delay(100);

k := k+1
end
End.
Nếu học sinh gặp khó khăn khi xây dựng thuật giải để giải một bài toán
nào đó. Giáo viên có thể tách riêng một hoạt động nào đó để rồi hướng dẫn
học sinh thực hiện hoạt động nhận dạng và tương tự xét xem tình huống nào
trước đây đã gặp trong một chương trình nào đó gần giống hoặc tương thích
với hoạt động này? và cho học sinh tập luyện những hoạt động ăn khớp với
hoạt động đó.
3. Lựa chọn hoạt động dựa vào mục tiêu
Mỗi nội dung thường tiềm tàng nhiều hoạt động. Tuy nhiên nếu khuyến
khích tất cả các hoạt động như thế thì có thể sa vào tình trạng dàn trải, làm
cho học sinh thêm rối ren. Để khắc phục tình trạng này, cần sàng lọc những
hoạt động đã phát hiện được để tập trung vào một số mục tiêu nhất định. Việc
tập trung vào những mục tiêu nào đó căn cứ vào tầm quan trọng của các mục
tiêu này đối với việc thực hiện những mục tiêu còn lại, đối với khoa học, kĩ
thuật và đời sống, căn cứ vào tiềm năng và vai trò của nội dung tương ứng đối
với việc thực hiện những mục tiêu đó (có thể cân nhắc đối chiếu với nội dung
khác).

Ví dụ khái niệm chương trình con, những hoạt động tiềm tàng ở nội dung
này cần được khám phá, đồng thời cũng cần được cân nhắc, sàng lọc, tập
trung vào những mục tiêu sau đây ở những tiết đầu tiên học về thủ tục và
hàm:
Hiểu khái niệm tham chiếu và đối tượng thực. Có kĩ năng truyền đối
tượng thực sự cho tham chiếu khi gọi chương trình con. Ở những tiết đầu tiên
làm việc với chương trình con, tập trung vào hai mục tiêu này là dựa vào
những căn cứ sau đây: khái niệm tham chiếu, đối tượng thực sự và qui tắc
truyền đối tượng thực sự cho tham chiếu khi gọi chương trình con là điều kiện
cần thiết để học tập khái niệm chương trình con, một khái niệm rất quan trọng
để xây dựng chương trình có cấu trúc. Kĩ năng truyền đối tượng thực sự cho
tham chiếu đòi hỏi sự hiểu biết cặn kẽ khái niệm tham biến, tham trị. Ở đây
tuy cũng đã có thể truyền thụ những kiến thức như chương trình con này gọi
chương trình con khác đã khai báo trước nó trong tầm hoạt động của chúng.
Tầm hoạt động của biến, của chương trình con. . . nhưng chúng tôi cho rằng
còn nhiều cơ hội sau này để rèn luyện những kĩ năng đó.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 13


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

Sự thực hiện mục tiêu toàn diện cũng đòi hỏi chú ý cả những mục tiêu
về mặt giáo dục. Chẳng hạn khi mã hoá chương trình giải phương trình bậc
hai ở biểu thức tính nghiệm, học sinh thường có thói quen viết mẫu số 2*a mà
quên không đặt chúng vào trong ngoặc bởi vì trong toán học họ viết là
-b+ ∆


-b- ∆
2a
2a
Sang tin học họ có xu hướng viết là
(b + sqrt(d))/2*a và (-b - sqrt(d))/2*a
Nếu cho chạy thử với a = 1 ; b = -3 ; c = 2 để nhẩm nghiệm theo định
lí Viet thì họ sẽ thấy hai nghiệm đúng là 1 và 2. Nếu ai đó không có tính cẩn
thận và thói quen tự kiểm tra thì họ sẽ mắc sai lầm khi dùng chương trình đó
để giải những phương trình bậc hai có a khác 1. Ví dụ này cũng góp phần
giáo dục cho học sinh tính cẩn thận khi mã hoá từ thuật giải sang chương
trình. Khi dạy cho học sinh giải phương trình bậc hai, tận dụng cơ hội nhắc lại
bản chất của câu lệnh gán, ta giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm biến để tiết
kiệm bộ nhớ, tiết kiệm công gõ trên bàn phím, tiết kiệm thời gian chạy máy
qua chương trình như sau:
Program gptb2;
uses crt;
var a, b, c : real;
Begin
clrscr; writeln('vao he so a');
repeat
readln(a);
if a = 0 then writeln('xin vao lai he so a khac khong ');
until a <> 0;
writeln('vao he so b và c '); readln(b, c);
c := b*b - 4*a*c;
if c < 0 then write('phuong trinh vo nghiem')
else if c = 0 then
write('nghiem kep',-b/(2*a):7:1)
else begin
a := 2*a ; c := sqrt(c);

writeln('phuong trinh co hai nghiem phan biet');
writeln('x1 =',(-b+c)/a:6:1);
write(' x2 =',(-b-c)/a:6:1);
end;
readln
End.
4. Tập trung vào những hoạt động tin học
Trong khi lựa chọn hoạt động, để đảm bảo sự tương thích của hoạt động
đối với mục tiêu dạy học, ta cần nắm được chức năng phương tiện và chức
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 14


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

năng mục tiêu của hoạt động và mối liên hệ giữa hai chức năng này. Trong
môn Tin, nhiều hoạt động xuất hiện trước hết như phương tiện để đạt những
yêu cầu tin học: kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng tin học. Một số trong
những hoạt động như thế nổi bật lên do tầm quan trọng của chúng trong Tin
học, trong các môn học khác cũng như trong thực tế và việc thực hiện thành
thạo những hoạt động đó trở thành một trong những mục tiêu dạy học. Đối
với những hoạt động này ta cần phối hợp chức năng mục tiêu và chức năng
phương tiện theo công thức: "Thực hiện chức năng mục tiêu của hoạt động
trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện". (Faust 1978, tr. 7 và tr. 16).
Chẳng hạn, ta cần tập luyện cho học sinh các hoạt động trừu tượng hoá, khái
quát hoá không phải chỉ để trừu tượng hoá và khái quát hoá như những mục
tiêu tự thân, mà là nhằm để cho họ lĩnh hội một khái niệm, vận dụng một câu
lệnh, phát triển một kĩ năng tin học nào đó... Hiệu quả của việc tập luyện các

hoạt động nêu ở trên phải thể hiện ở chỗ nâng cao chất lượng thực hiện các
yêu cầu tin học này.
Theo quan điểm này thì năm dạng hoạt động đã nêu ở mục trên có vai trò
không ngang nhau. Ta cần hướng tập trung vào những hoạt động tin học, tức
là những hoạt động nhận dạng và thể hiện những khái niệm, câu lệnh và
phương pháp, những hoạt động tin học phức hợp như xây dựng thuật giải,...
Các dạng hoạt động còn lại không hề bị xem nhẹ, nhưng được tập luyện trong
khi và nhằm vào việc thực hiện các hoạt động tin học nói trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I:
Nghiên cứu, ứng dựng tư tưởng Hoạt động và hoạt động thành phần
không chỉ được vận dụng trong giảng dạy môn Tin học mà còn được vận
dụng rộng rãi và phổ biến cho tất cả các ngành nghề. Trong suốt quá trình từ
việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, phân tích hoạt động
thành những thành phần, lựa chọn hoạt động dựa vào mục tiêu đến tập trung
vào những hoạt động tin học giúp người truyền đạt và người nghe đều cảm
thấy thoải mái trong hoạt động:
Thầy: Người tổ chức hướng dẫn quá trình dạy học (xác định mục đích,
lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú), động cơ của người học, tổ chức việc
học, sử dụng phương pháp, phương tiện một cách thích hợp.
Trò: Xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn
cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của
mình, vận dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học.
Phương pháp dạy học hoạt động và hoạt động thành phần có thể giúp các
giáo viên dạy học tốt hơn ở tất cả môi trường học, đồng thời giúp người giáo
viên rèn luyện và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, phương
pháp này đòi hỏi người giáo viên cần chủ động khi giảng dạy lí thuyết cũng
như thực hành cho học sinh.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 15



Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

Chương II: NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TƯ TƯỞNG HOẠT
ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG THÀNH PHẦN TRONG
DẠY HỌC BÀI “LÀM QUEN VỚI MICROSOFT
WORD” Ở TIN HỌC 10 THPT
Phần 1: Định hướng vận dụng:
Vận dụng cơ sở lí luận của phương pháp hoạt động và hoạt động thành phần ở
chương I để soạn giảng bài làm quen với microsoft word.
Phần 2: Làm quen với Microsoft word:
Hoạt động 1. Màn hình làm việc của Word:
MT: + Nắm được cách khởi động và kết thúc Word.
+Biết được ý nghĩa của một số đối tượng chính trên màn hình làm
việc của Word.
- GV có thể hỏi HS phần mềm được khởi động bằng những cách nào?có thể
gọi vài HS trả lời.
- GV trình chiếu 2 cách thường dùng để khởi động Microsoft Word.
o Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng
trên màn hình nền.
o Cách 2: Start → Programs → Microsoft Ofice → Microsoft
Word.
a) Các thành phần chính trên màn hình:
- GV hỏi HS em hãy nêu những thành phần chính có trên màn hình làm
việc của Word mà em biết?
- 2 hs thảo luận, trả lời: Thanh tiêu đề; thanh bảng chọn; thanh công cụ;
các nút thu nhỏ, phóng to, đóng cửa sổ...
- GV vừa nói vừa hướng dẫn:

o Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ chuẩn, thanh
công cụ định dạng, thanh trạng thái, thanh công cụ vẽ.
o Nút thu nhỏ, mở rộng, đóng của sổ
o Con trỏ soạn thảo
o Thước ngang, thước dọc
o Thanh cuộn ngang, thanh cuộn dọc

- GV cho HS thảo luận và cho biết thao tác làm hiện/ẩn thanh công cụ?
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 16


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

- 2 hs trả lời
b)Giới thiệu thanh bảng chọn:
- GV giới thiệu cho HS các mục trên thanh bảng chọn.

c)Giới thiệu thanh công cụ:
- GV giới thiệu công dụng của thanh công cụ (các nút lệnh)

Để thực hiện lệnh, chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng tương ứng trên
thanh công cụ.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách kết thúc phiên làm việc với Word:
MT: Biết cách lưu văn bản.
- Soạn thảo văn bản thường bao gồm: gõ nội dung văn bản, định dạng, in
ra. Văn bản có thể lưu trữ để sử dụng lại. GV cho HS thảo luận: Có mấy
cách lưu lại văn bản? Hãy kể ra?

- 2HS trả lời: có 3 cách
GV hướng dẫn: Để lưu văn bản có thể thực hiện một trong các cách sau:
– Cách 1: Chọn File → Save.
– Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh  trên thanh công cụ chuẩn.
– Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
 Khi thực hiện lưu văn bản, có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
 Trường hợp 1:Văn bản lưu lần đầu xuất hiện của sổ Save as cho phép
đặt tên văn bản.(ảnh minh họa phía dưới)
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 17


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

Thư mục lưu
giữ tệp

Gõ tệp
vào đây
Lưu tệp
văn bản

 Trường hợp 2:Văn bản lưu lần sau thì mọi thay đổi được lưu lại, cửa sổ
Save as không xuất hiện.
Gv hướng dẫn và làm mẫu:
+ Để kết thúc phiên làm việc với văn bản, ta thực hiện các cách sau:
– Cách 1: Chọn File → Close .


– Cách 2: Nháy vào nút

ở bên phải thanh bản chọn.

+ Để kết thúc phiên làm việc với word, ta thực hiện các cách sau:
– Cách 1: Chọn File → Exit .

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 18


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

– Cách 2: Nháy vào nút
ở bên phải thanh bản chọn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn soạn thảo văn bản đơn giản:
MT: Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có.
a) Mở tệp văn bản.
• Tạo văn bản mới:
- Sau khi khởi động, Word mở một văn bản trống với tên tạm là
Document1. Gv hỏi Hs cách để tạo một văn bản mới?
- Hs trả lời
- Gv hướng dẫn:
Cách1: Chọn File → New;

Cách 2: Nháy chuột vào nút  trên thanh công cụ chuẩn;
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
• Mở một tệp văn bản đã có:

- GV hỏi HS hãy nêu các cách mở một tệp văn bản đã có?
- HS trả lời có 3 cách.
Cách 1: Chọn File → Open

Cách 2: Nháy chuột vào nút Open  trên thanh công cụ chuẩn;
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.
Chú ý: Có thể nháy đúp chuột vào văn bản cần mở để mở văn bản.
b) Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột:
- GV giới thiệu “con trỏ văn bản” và “con trỏ chuột.
– Ở trong vùng soạn thảo, con trỏ chuột có dạng I , nhưng đổi thành khi ra
ngoài vùng soạn thảo.
• Con trỏ văn bản ( còn gọi là con trỏ soạn thảo), trên màn hình cho
biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ từ bàn phím.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 19


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

• Muốn chèn kí tự hay đối tượng vào văn bản, phải đưa con trỏ vào vị
trí cần chèn.
• Di chuyển con trỏ văn bản: có 2 cách
+ Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí mong muốn và nháy
chuột.
+ Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page up, Page Down, các
phím mũi tên, hoặc tổ hợp phím Ctrl và các phím đó.
Chú ý: Khi con trỏ chuột di chuyển, con trỏ văn bản không di chuyển.
c) Hướng dẫn cách gõ văn bản:

• Khi ở cuối dòng, con trỏ soạn thảo sẽ tự động xuống dòng.
• Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn và sang đoạn mới.
• Có 2 chế độ gõ văn bản:
 – Chế độ chèn (Insert): Nội dung văn bản gõ từ bàn phím sẽ được chèn
vào trước nội dung đã có từ vị trí con trỏ văn bản.

Nút OVR không
nổi rõ

 – Chế độ đè (Overtype): Mỗi kí tự gõ từ bàn phím sẽ ghi đè, thay thế kí
tự đã có tại vị trí con trỏ văn bản.

Nút OVR nổi rõ

• GV hướng dẫn HS phân biệt hai chế độ gõ văn bản: gõ chèn hoặc gõ đè.
d)Hướng dẫn các thao tác biên tập văn bản:
• Chọn văn bản.
Muốn thực hiện một thao tác với phần văn bản nào thì trước hết cần
chọn phần văn bản đó (đánh dấu). GV hỏi HS có bao nhiêu cách chọn văn
bản?
- HS trả lời có 2 cách
Gv có thể hướng dẫn và làm mẫu cho hs quan sát:
Cách 1 : Sử dụng bàn phím: di chuyển con trỏ tới đầu phần văn bản cần
chọn. Nhấn phím Shift đồng thời kết hợp với các phím dịch chuyển con trỏ
như: ←, →, ↑, ↓, Home, End, … để đưa con trỏ đến vị trí cuối.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 20



Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

Cách 2: Sử dụng chuột: Kích chuột vào vị trí đầu phần văn bản cần
chọn, bấm chuột trái và giữ chuột kéo tới vị trí cuối.
• Xoá văn bản.
- GV cho HS so sánh cách xoá kí tự bằng các phím Backspace hoặc Delete ?
– Xoá một vài kí tự: dùng các phím Backspace hoặc Delete.
– Xoá phần văn bản lớn:
+ Chọn phần văn bản muốn xoá;
+ Nhấn một trong 2 phím xoá hoặc chọn Edit → Cut.
• Sao chép.
+ Chọn phần văn bản muốn sao chép
+ Chọn Edit → Copy. Khi đó phần văn bản đã chọn được lưu vào
Clipboard;
+ Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao chép;
+ Chọn Edit → Paste
• Di chuyển
+ Chọn phần văn bản cần di chuyển
+ Chọn Edit → Cut (phần văn bản tại đó bị xoá và lưu vào Clipboard)
+ Đưa con trỏ tới vị trí mới
+ Chọn Edit → Paste
GV cho HS So sánh hai thao tác Sao chép và Di chuyển ?
– Sao chép: Sao thành nhiều đoạn văn bản giống nhau.
– Di chuyển: Chuyển đoạn văn bản đến vị trí khác.
• Trong thực hành ta có thể dùng phím tắt để thực hiện nhanh các thao tác
như:
Ctrl + A chọn toàn bộ văn bản
Ctrl +C tương đương lệnh Copy
Ctrl + X tương đương lệnh Cut

Ctrl +V tương đương lệnh
KẾT LUẬN CHƯƠNG II:
Khi ứng dựng tư tưởng Hoạt động và hoạt động thành phần trong giảng dạy
bài 15 “Làm quen với Microsoft wordt”, em thấy nhận nội dung bài dạy được
khai thác một cách triệt để từ việc phát hiện những hoạt động tương thích với
nội dung, phân tích hoạt động thành những thành phần, lựa chọn hoạt động
dựa vào mục tiêu đến tập trung vào những hoạt động tin học. Trong suốt bài
học, học sinh hoạt động có tư duy hơn, sôi nổi và tích cực thực hành thao tác
trên máy tính hơn. Đồng thời, nhờ sự chủ động hơn trong học tập sinh có thể
tự phát hiện lỗi và sữa lỗi về thao tác trong suốt quá trình thực hành.

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 21


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VẬN DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
1 Kết quả vận dụng của đề tài:
Khi vận dụng đề tài, hoạt động và hoạt động thành phần vào nội dung
bài học giúp học sinh hứng thú học tập hơn, nắm vững được những kiến thức,
mà đó chính là nội dung mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Được học
sinh đón nhận học tập với thái độ nghiêm túc, phấn khởi thì giáo viên cũng
thoải mái, có hứng thú và yêu nghề hơn.
Đề tài được ứng dụng trong trường THPT, các trường Trung học – học
nghề với phương pháp học hoạt động và hoạt động thành phần vào soạn thảo
văn bản, nhằm đổi mới phương pháp cũ theo hướng hoạt động hóa con người.
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi tự mình giải quyết vấn

đề đặt ra. Đề tài “ Vận dụng hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học
bài “Làm quen với Microsoft word” ở Tin học lớp 10 trường THPT đã đạt kết
quả như sau:
1. Nêu bật được tầm quan trọng của nội dung chương trình trong nhà
trường phổ thông nói riêng và trong việc dạy soạn thảo văn bản ở các trường
nói chung.
2. Vận dụng nhận dạng và thể hiện thao tác thực hiện soạn thảo và điều
khiển hoạt động dạy học.
3. Dựa vào những căn cứ phát hiện những hoạt động tương thích với
nội dung và phân tích hoạt động thành những thành phần trong soạn thảo văn
bản.
Với đề tài hoạt động và hoạt động thành phần về việc giảng dạy làm
quen với Microsoft word trong nhà trường THPT và các trường chuyên
nghiệp với mục đích để cho mỗi tiết học bình thường ở trường phổ thông, học
sinh đã hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và
quan trọng là được suy nghĩ nhiều trên con đường chiếm lĩnh nội dung học
tập.
2 Thuận lợi:
- Chúng em đều là những người đang thực hiện công tác giảng dạy nên
việc trao đổi về nghiệp vụ sư phạm là rất thuận lợi.
- Đây là phương pháp dạy học rất có hiệu quả, phù hợp với lượng kiến
thức mà học sinh đã và đang có trong quá trình học tập.
- Trong phương pháp này thầy và trò có vai trò ngang nhau, cùng nhau
nghiên cứu để trò có thể lĩnh hội kiến thức một cách chủ động không thụ
động.
- Tạo điều kiện cho người học hoạt động độc lập với mức độ cao, tách
xa thầy giáo trong một khoảng cách nhất định mà vẫn đảm bảo mối quan hệ
ngược trong quá trình dạy học.
- Tạo cho học sinh tính sáng tạo, niềm tin và khả năng huy động tri
thức, kĩ năng của bản thân, giúp học sinh trở nên yêu môn học và muốn tìm

tòi khám phá môn học đó và nhất là môn Tin học thì điều này là rất cần thiết.
SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 22


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

- Ngoài ra chúng em được tham khảo rất nhiều sách và đặc biệt em
được thầy Trần Doãn Vinh và cô Kiều Phương Thùy hướng dẫn rất nhiệt
tình, cẩn thận, chu đáo, cùng với các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thực hiện.
3 Khó khăn:
Bên cạnh những ưu điểm đó vẫn còn tồn tại những hạn chế trong
phươmg pháp dạy học.
- Tin học là một môn học mới, hơn nữa mới chỉ thí điểm tại một số
trường nên nhu cầu của học sinh còn thấp, học sinh chưa ý thức được học Tin
học để làm gì nên vẫn còn lơ là trong quá trình học tập.
- Hơn nữa cơ sở vật chất vẫn còn chưa đáp ứng đủ để có thể cho học
sinh thực hành liên tục.
- Thời gian giảng dạy trên lớp còn hạn chế, nên có thể chúng ta không
áp dụng đúng phương pháp này trong mọi vấn đề được.
Tuy nhiên em nghĩ rằng nếu chúng ta có thể áp dụng phối hợp phương
pháp giảng dạy này với phương pháp giảng dạy khác cho phù hợp thì kết quả
của việc giảng dạy sẽ tốt hơn.
4 Kết quả đạt được của đề tài:
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài và phương pháp giảng dạy “hoạt
động và hoạt động thành phần ” mà tôi đã chọn. Trong quá trình dạy tôi thấy:
Dạy học là một nghệ thuật, áp dụng nhiều phương pháp dạy học cho có

hiệu quả là một công việc khoa học. Nhiệm vụ người thầy giáo hiện nay là
dạy cho học sinh không những biết tri thức khoa học, kỹ năng kỹ xảo mà còn
dạy cho học sinh biết tư duy sáng tạo.
Vì vậy lối học nhồi nhét, áp đặt học vẹt, khiến cho học sinh tiếp thu thụ
động không phù hợp nữa, và tôi nghĩ phương pháp tốt nhất giúp học sinh bỏ
được thói quen thụ động trong quá trình học tập và tạo cho các em tính tự lập,
gợi cho các em nhu cầu nhận thức và gây được cho các em niềm tin ở khả
năng huy động tri thức, kỹ năng của mình chính là phương. pháp giảng dạy “
hoạt động và hoạt động thành phần”.
5 Đề xuất cho đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của tôi cũng gặp không
ít những khó khăn như : Tài liệu còn hạn chế, kinh nghiệm còn non trẻ … bên
cạnh đó tôi cũng có nhiều thuận lợi nhờ thầy Trần Doãn Vinh và cô Kiều
Phương Thùy hướng dẫn và các đồng nghiệp giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành đề
tài tốt. Bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi học hỏi, tham khảo tài liệu để xây dựng
bài tập. Song những hạn chế thiếu sót mà đề tài này là không thể tránh khỏi.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy giáo cô
giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài đạt được kết quả hoàn thiện hơn.

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 23


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

KẾT LUẬN
Dạy học hoạt động và hoạt động thành phần là một trong những phương
pháp rất hay, nó áp dụng hầu hết vào tất cả các môn học trong trường phổ

thông, Nó giúp cho giáo viên chủ động hơn trong quá trình giảng dạy cũng
như giúp cho học sinh tìm tòi phát hiện ra những tri thức mới, giúp các em
hứng thú hơn trong quá trình học tập.
Qua một thời gian nghiên cứu đề tài, em luôn có ý thức được việc dạy học
hoạt động và hoạt động thành phần vô cùng quan trọng trong giảng dạy bộ
môn Tin học. Trên thực tế việc ứng dụng cả đề tài này vào trong quá trình
giảng dạy ở cấp bậc của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế của đề tài “ Phương
pháp hoạt động và hoạt động thành phần trong dạy học bài làm quen với
Microsoft word tin học lớp 10” này. Vì vậy, một lần nữa em rất mong nhận
được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ thầy cô để đề tài của
chúng em ngày một hoàn thiện.

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 24


Vận dụng dạy học hoạt động và hoạt động thành phần vào dạy học bài “ Làm quen với
Microsoft Word”

PHỤ LỤC
( Giáo án)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nắm được cách khởi động và kết thúc Word.
– Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản.
– Biết được ý nghĩa của một số đối tượng chính trên màn hình làm
việc của Word.
2. Kĩ năng:
– Làm quen với bảng chọn, thanh công cụ.

3. Thái độ:
– Rèn luyện các đức tính: cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương
trợ bạn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, máy chiếu
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Câu 1: Em hãy nêu cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu
TELEX?
Câu 2: Áp dụng: dùng kiểu gõ Telex cho đoạn thơ sau: “Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ..”
3. Giảng bài mới:
Gợi vấn đề: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm về
soạn thảo văn bản, những chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái
niệm liên quan đến trình bày văn bản, các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt
trong soạn thảo văn bản, một số quy ước trong soạn thảo văn bản và một
trong hai cách gõ văn bản. Như vậy bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu
hơn về một hệ soạn thảo hiện đang rất phổ dụng đó là Microsorf Word.
Hoạt động của Giáo
Hoạt động của Học
viên
sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu màn hình làm việc của Word
Đặt vấn đề: Từ bài này,
chúng ta sẽ tìm hiểu một
trong các hệ soạn thảo
văn bản thông dụng nhất
hiện nay là Microsoft

1. Màn hình làm việc của Word ( gọi tắt là Word)
Word:
của hãng phần mềm
MT: + Nắm được cách Microsoft được thực
khởi động và kết thúc hiện trên hệ điều hành
Word.
Windows nên Word tận
Nội dung

SVTH: Trần Thị Thu Thảo

Trang 25


×