Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
3, Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................4
2, Vị trí, chức năng................................................................................................................................7
II. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ.........................................................................................................9
CHƯƠNG III.................................................................................................................................................39
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊNHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNGCÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UBND HUYỆN THANH OAI..........................................................................................................39
I, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện
Thanh Oai...............................................................................................................................................39
II, Đề xuất, kiến nghị...............................................................................................................................40
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................42
Nguyễn Văn Biển 1
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với sự phát triển. Nếu như trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu
dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn
lao động, thị trường tiêu thụ,… thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức
lớn lao, góp phần tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia, lãnh thổ.
Xu thế toàn cầu hóa cùng với sựu phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt
là sự ra đời của Internet đã làm cho các quốc gia, lãnh thổ trở nên gần nhau
hơn, qua đó sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn, và tất nhiên ưu thế cạnh
tranh bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực
cao hơn, được đào tạo tốt hơn. Nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định đối
với sự phát triển KT – XH của một quốc gia. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục
tiêu chiến lược CNH – HĐH chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ
những giá trị to lớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của
mọi sáng tạo,… phải có cách nhìn, cách nghĩ mới về vai trò, động lực và mục
tiêu của con người trong sự nghiệp phát triển đất nước; từ đó xây dựng các
chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy
tối đa yếu tố con người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững,
đấy nhanh quá trình CNH - HĐH, thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện của đất
nước.
Với đề tài: “Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa
bàn huyện Thanh Oai. Thực trạng và giải pháp”. Em muốn đóng góp một
chút công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và đề ra một số hướng
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác của CBCC trên địa bàn Huyện
Nguyễn Văn Biển 2
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thanh Oai nói riêng và cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện nói chung để
góp phần hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân
dân của đội ngũ CBCC. Do hiểu biết còn có hạn nên không thể tránh khỏi
những sai sót, khuyết điểm, vậy nên em mong nhận được các ý kiến đóng góp
của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn và em có thể rút ra kinh
nghiệm trên lý thuyết và thực tế phục vụ cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1, Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ những lý luận về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC trong tổ
chức.
- Vận dụng những lý luận nghiên cứu được để tìm hiểu thực trạng công tác
đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở Huyện Thanh Oai.
Nguyễn Văn Biển 3
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng từ đó
đề ra các giải pháp, cải thiện những hạn chế và hoàn thiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng tại UBND
2.2, Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cơ quan nhà
nước.
- Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND Huyện
Thanh Oai. Trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn và từ đó đưa ra những
bất cập tồn tại và nguyên nhân của những bất cập đó.
- Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC tại UBND Huyện Thanh Oai.
3, Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nhiên cứu: là khoảng thời gian thực tập ở cơ quan từ ngày
02/03/2015 đến ngày 24/04/2015.
- Không gian nghiên cứu tại Phòng Nội Vụ Huyện Thanh Oai.
4, Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
• Phương pháp thống kê
• Phương pháp phỏng vấn
• Phương pháp phân tích – tổng hợp
• Phương pháp thu thập thông tin
• Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn
5, Ý nghĩa của việc nghiên cứu
• Đối với tổ chức: Việc nghiên cứu đề tài giúp cho tổ chức phát huy được
những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện hơn nữa
công tác đào tạo, bồi dưỡng giúp cho đội ngũ CBCC có chất lượng tốt nhất
phục vụ cho những mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức
• Đối với cá nhân: Việc nghiên cứu đề tài giúp bổ sung lượng kiến thức
trên thực tế, đây còn là cơ hội để bản thân kiểm nghiệm những kiến thức đã
Nguyễn Văn Biển 4
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
được giảng dạy trong thời gian học tập vừa qua, đồng thời cũng phục vụ cho
bản thân trong thời gian học tiếp theo và kỳ thực tập tốt nghiệp sau này.
6, Kết cấu báo cáo
Báo cáo gồm: Lời mở đầu, III chương lớn và Kết luận.
Chương I. Tổng quan về đơn vị kiến tập.
Chương II. Cơ sở lý luận và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ở Huyện Thanh Oai.
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND Huyện Thanh Oai.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
I, Khái quát chung về UBND huyện Thanh oai
1, Lịch sử hình thành và phát triển
Huyện Thanh Oai thời kỳ Pháp thuộc là Phủ Thanh Oai, thời kỳ kháng chiến,
Thanh Oai sát nhập với một số Huyện như: Thường Tín, Thanh Trì, Chương
Mỹ,…..thành Huyện Liên Nam, sau năm 1950, tách ra lấy tên gọi là Huyện
Thanh Oai, đến nay vẫn với tên gọi như vậy – Huyện Thanh Oai.
Thanh Oai là một huyện trực thuộc UBND tỉnh Hà Sơn Bình trước đây. Đến
năm 1992, UBND tỉnh Hà Sơn Bình tách là hai tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình.
UBND huyện Thanh Oai trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây. Từ ngày 01 tháng 8
năm 2008, Tỉnh Hà Tây sát nhập địa giới hành chính với Thành phố Hà Nội,
nên từ đó UBND Huyện Thanh Oai trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
Nguyễn Văn Biển 5
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tên gọi của ủy ban cũng thay đổi theo từng thời kỳ cùng với sự thay đổi của
ủy ban chính quyền các cấp trong toàn quốc. Tên gọi UBND huyện Thanh Oai
thay đổi qua từng thời kỳ như sau:
Trước năm 1950, có tên gọi là UBHCKC huyện Thanh Oai. Từ năm 1950 –
1967 có tên gọi là UBHC huyện Thanh Oai. Đến năm 1976, tại kỳ họp thứ 1
Quốc hội khóa VII thống nhất đổi tên UBHC các cấp thành UBND trong cả
nước. Do vậy tên gọi UBHC huyện Thanh Oai được đổi tên thành UBND
huyện Thanh Oai từ năm 1976 đến nay.
Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 130 km 2 với dân số khoảng 187, 273
người (theo thống kê năm 2012). Phía Bắc giáp Quận Hà Đông; phía Tây giáp
huyện Chương Mỹ; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên; phía
Đông giáp huyện Thường Tín, ranh giới huyện được bao bọc bởi 2 dòng sông
Đáy và sông Nhuệ với nhiều vùng đất bãi màu mỡ. Huyện Thanh Oai có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,….của
Thành phố Hà Nội.
Huyện Thanh Oai có 21 xã và một thị trấn (trước năm 2003 là 23 xã và một
thị trấn). Các xã, thị trấn này tương đương với 21 đơn vị hành chính và 21
HTX ở các địa phương.
Sản xuất Nông nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện, diện tích
canh tác nông nghiệp của huyện lên tới 8400 ha và sản lượng lương thực hàng
năm đạt rất cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong huyện mà còn
hướng ra xuất khẩu. Bên cạnh đó, với truyền thống đất trăm nghề, ngành tiểu
thủ công nghiệp phát triển tương đối đều ở…..xã với nhiều sản phẩm và các
làng nghề nổi tiếng như: Làng nón Chuông, quạt giấy Canh Hoạch, điêu khắc
Nguyễn Văn Biển 6
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
làng Dư Dụ,… các sản phẩm của các làng nghề này đang được thị trường trong
và ngoài nước ưa chuộng.
2, Vị trí, chức năng
UBND Huyện Thanh Oai là cơ quan hành chính Nhà nước, quản lý nhà
nước trong từng phạm vi lãnh thổ của Huyện theo quy định của Pháp luật, đồng
thời phối hợp với các cơ quan hữu quan đảm bảo việc phát triển KT – XH, giáo
dục, Chính trị, An ninh quốc phòng,…trong địa bàn huyện.
UBND huyện Thanh Oai có chức năng sau:
- Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương
- Chấp hành, thực hiện Nghị quyết của HĐND và báo cáo trước HĐND,
chịu sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
- Là cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương: Có nhiệm vụ quản lý và
chỉ đạo thực hiện toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh,…. Trực tiếp chỉ đạo các tổ chức sản xuất, kinh doanh được giao, tổ
chức ngành nghề và các tổ chức cơ sở trong huyện, xây dựng các xã, thị trấn
vững mạnh về mọi mặt.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND huyện Thanh Oai có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị các kỳ họp của HĐND cùng cấp, kết hợp với các ban của HĐND
xây dựng các đề an trình HĐND xem xét và quyết định;
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các Nghị quyết của HĐND cùng cấp và chấp
hành các quyết định, Chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên;
- Chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình thực hiện kế hoach ngân
sách, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương,
đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở;
Nguyễn Văn Biển 7
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
-
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xét và giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND huyện và báo
cáo trước kỳ họp của HĐND.
Quyền hạn của UBND huyện Thanh Oai:
- Ra các Quyết định, Chỉ thị theo quy định của pháp luật và kiểm tra việc thi
hành các Quyết định, Chỉ thị ấy;
- Có quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ những Quyết định không thích đáng
của các ngành thuộc quyền mình và UBND cấp dưới;
- Đình chỉ việc thi hành những Quyết định không thích đáng của HĐND cấp
dưới trực tiếp quản lý, đồng thời đề nghị HĐND cùng cấp sửa đổi hoặc bãi bỏ
những Quyết định đó.
- Có quyền hạn khác trong phạm vi, địa giới hành chính của huyện theo quy
định của pháp luật
4. Về cơ cấu tổ chức nhân sự của UBND huyện Thanh Oai
Về cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai gồm: 1 Chủ tịch; 3 Phó chủ
tịch, các Ủy viên UBND và các cơ quan chức năng.
- Ông Nguyễn Hồng Yên: Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai.
- Ông Nguyễn Huy Diệp: Phó chủ tịch UBND, phụ trách công tác VH - XH
huyện Thanh Oai.
- Ông Lê Tuấn Anh: Phó chủ tịch UBND, phụ trách công tác Kinh tế huyện
Thanh Oai.
- Ông Nguyễn Tiến Học: Phó chủ tịch UBND, phụ trách công tác Nông
Nghiệp huyện Thanh Oai.
- 8 Ủy viên UBND:
Ngoài 4 Đ/c kể trên là Ủy viên UBND, ngoài ra còn có:
+. Ông Đinh Công Dụng: Trưởng Công an huyện;
+. Ông Nguyễn Bá Tuấn: Chỉ huy trưởng ban Chỉ huy Quân sự huyện;
+. Ông Đoàn Viết Tuấn: Chánh Thanh tra huyện;
+. Ông Nguyễn Trọng Khiển: Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện -- Các cơ quan chuyên môn: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và đào tạo; Phòng Y
tế; Phòng Kinh tế; Thanh tra huyện; Văn phòng HĐND và UBND.
Nguyễn Văn Biển 8
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
II. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội Vụ
Trưởng Phòng
Phó Phòng
Chuyên viên
Chuyên viên
Phó Phòng
Chuyên viên
Chuyên viên
Nhân viên
2, Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban
hành ngày 08/4/2010quy định mẫu quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội Vụ thuộc UBND quận, huyện, thị
xã, Phòng Nội Vụ Huyện Thanh Oai có vị trí và chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Oai, là cơ
quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư,
Nguyễn Văn Biển 9
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen thưởng. Phòng Nội Vụ chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức của UBND Huyện Thanh Oai, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội Vụ Thành Phố Hà
Nội.
2.1,Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
2.2,Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
2.3, Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã.
2.4,Về công tác xây dựng chính quyền:
- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện
việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của
UBND huyện và hướng dẫn của UBND thành phố;
- Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND thành
phố phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,
Nguyễn Văn Biển 10
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành
chính của huyện;
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của tổ dân phố, thôn, trên địa bàn
huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố,
(Trưởng, Phó thôn). Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng
hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp,xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
2.5, Về cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức;
- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức phường (xã, thị trấn) và
thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách
phường (xã, thị trấn) theo phân cấp.
2.6, Về cải cách hành chính:
a) Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác CCHC ở địa phương;
b) Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh
CCHC trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác CCHC ở địa phương báo cáo UBND huyện và
thành phố.
Nguyễn Văn Biển 11
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.7,Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động
của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
2.8,Về công tác văn thư, lưu trữ:
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế
độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và lưu trữ huyện.
2.9,Về công tác tôn giáo:
- Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
thành phố và theo quy định của pháp luật.
2.10,Về công tác thi đua, khen thưởng:
- Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn quận (huyện, thị xã); làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua –
Khen thưởng quận (huyện, thị xã);
Nguyễn Văn Biển 12
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn quận (huyện, thị xã); xây dựng, quản lý và sử
dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2.11,Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
2.12,Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện
và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa
bàn.
2.13,Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
2.14,Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
2.15,Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND quận (huyện, thị xã).
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao
trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.
3. Tổ chức và biên chế
Phòng Nội Vụ Huyện Thanh Oai có cơ cấu tổ chức bao gồm:
- 1 Trưởng phòng
Nguyễn Văn Biển 13
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- 3 Phó trưởng phòng
- 5 Chuyên viên các bộ phận và 1 nhân viên.
Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND Huyện
và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Các Đ/C chuyên viên làm việc trong các bộ phận của Phòng Nội vụ chịu
trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể về mảng mình phụ trách.
Nhân viên của phòng có nhiệm vụ giúp việc cho chuyên viên các bộ phận .
Hiện tại, chức danh Trưởng phòng chưa có nhân sự đảm nhiệm chính thức.
Nên 1 Đ/C Phó trưởng phòng sẽ ở vị trí Quyền trưởng phòng lãnh đạo công tác
của Phòng Nội Vụ trong thời gian chức danh Trưởng phòng chưa được bổ
nhiệm.
Biên chế của Phòng Nội Vụ do Chủ tịch UBND Huyện quyết định trong tổng
biên chế hành chính của huyện.
4, Phân công nhiệm vụ của CBCC, chuyện viên và nhân viên phòng Nội vụ
Trên cơ sở sớ lượng lãnh đạo, CC, chuyện viên, nhân viên hiện có, để đảm
bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phòng Nội vụ
thông báo về việc phân công nhiệm vụ của lãnh đạo, CC, chuyên viên, nhân
viên của phòng như sau:
4.1: Đ/c Dương Thị Hải – Phó phòng kiêm Quyền trưởng phòng
Nguyễn Văn Biển 14
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thay mặt trưởng phòng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt
động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng quy
định của pháp luật.
Chịu trách nhiệm trước UBND, chủ tịch UBND Huyện và Sở Nội vụ về toàn
bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình. Phân công nhiệm vụ cụ
thể đối với phó phòng, chuyện viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo chức
năng, nhiệm vụ của phòng
Trực tiếp phụ trách các nội dung công tác:
+. Tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật của
phòng;
+. Quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng
biên chế hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà
nước, chính quyền địa phương; xây dựng chính quyền, CBCC, viên chức Nhà
nước; hợp đồng lao động trong chỉ tiêu; thi đua khen thưởng; thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm trong thực thi công vụ của CBCC, viên chức.
4.2: Đ/c Lê Duy Cải – Phó phòng
Giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND Huyện
và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Cụ thể:
+. Quản lý nhân lực về các lĩnh vực: Tôn giáo, Hội, Tổ chức phi chính phủ,
Thi đua khen thưởng
Nguyễn Văn Biển 15
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+. Trực tiếp đảm nhận, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến công
tác Tôn giáo, Hội, Tổ chức phi chính phủ, Thi đua khen thưởng; hướng dẫn, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện việc cập nhật.
+. Tham gia BCĐ theo phân công và quyết định của UBND
Đ/c Nguyễn Thị Minh Thái (Chuyên viên) là cộng sự phối hợp với Đ/c Lê
Duy Cải thực hiện các nhiệm vụ và công tác trên.
4.3: Đ/c Nguyễn Thành Nam – Phó phòng
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các nội dung công
tác:
+. Thực hiện các công việc chuyên môn liên quan tới công tác quản lý và sử
dụng CBCC thuộc thẩm quyền của Phòng Nội vụ;
+. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
4.4: Đ/c Nguyễn Doãn Tuấn – Chuyên viên
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về các nội dung công
tác:
+. Theo dõi, quản lý, tham mưu thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc chức
năng, nhiệm vụ của phòng liên quan đến khối xã và khối trường;
+. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân
chủ cơ sở đối với các cơ quan Hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã trên địa bàn
Huyện Thanh Oai
Nguyễn Văn Biển 16
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+. Tham mưu triển khai thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu HĐND theo kế hoạch của UBND Thành phố, Huyện, hướng dẫn của Sở
Nội vụ và theo các quy định khác của pháp luật.
+. Quản lý Nhà nước về địa giới Hành chính trên địa bàn Huyện;
+. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
4.5: Đ/c Vũ Bích Diệp – Chuyên viên
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các nội dung công
tác:
+. Trực tiếp đảm nhận, theo dõi, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ công tác
thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng liên quan đến công tác ĐT BD.
+. Thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến công tác Chính sách
của phòng Nội vụ.
+. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
4.6: Đ/c Nguyễn Thị Huế - Chuyên viên
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về công tác:
+. Thực hiện các công việc, nhiệm vụ liên quan đến công tác Tài chính – Kế
toán của Phòng;
+. Thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến công tác Chính sách
của phòng Nội vụ;
+. Thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập cá nhân;
Nguyễn Văn Biển 17
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+. Thực hiên các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.
4.7: Đ/c Lê Duyên Mãi – Chuyên viên
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng về các nội dung công
tác:
+. Quản lý hồ sơ CBCC;
+. Quản lý và sử dụng con dấu của phòng theo đúng quy định của pháp luật;
+. Tiếp nhận Công văn, văn bản chỉ đạo của cấp trên tới Phòng Nội Vụ;
+. Phụ trách công tác hành chính của phòng (cơ sở vật chất, văn phòng
phẩm phục vụ hoạt động của phòng, công tác chuyên môn);
+. Phụ trách công tác Văn thư – lưu trữ;
+. Thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến công tác Cải cách
Hành chính;
+. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.
4.8: Đ/c Tạ Văn Hợi – Chuyên viên
+. Tham mưu và chịu trách Nhiệm trước Lãnh đạo phòng về các nội dung
công tác CCHC trên địa bàn toàn Huyện Thanh Oai;
+. Phụ trách tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực
Nội vụ;
+. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.
4.9: Đ/c Nguyễn Thành Trúc – Nhân viên
Nguyễn Văn Biển 18
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+. Giúp việc tại các bộ phận trực thuộc Phòng Nội vụ Huyện; nhân viên
hành chính
+. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo và cấp trên phân công.
Ngoài các nội dung nhiệm vụ trên, tùy theo mức độ, tính chất công việc và
nhiệm vụ của từng thời điểm, lãnh đạo phòng sẽ có sự điều chỉnh hoặc giao
những nhiệm vụ khác với các cán bộ, chuyên viên và nhân viên trong phòng.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨCTẠI UBND HUYỆN THANH OAI
I, Cơ sở lý luận đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước
1, Khái niệm
1.1, Khái niệm cán bộ, công chức
Theo điều 4, Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4
số 22/2008/QH12 thông qua ngày 13/11/2008 thì:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyện nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
Nguyễn Văn Biển 19
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây là tổ chức công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với CC trọng bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Tiêu chuẩn để xác định CBCC
+. Tiêu chuẩn cơ bản của CBCC:
Là công dân Việt Nam.
Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên
chế chính thức của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của CC do Nhà
nước quy định.
Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+. Hoàn thiện tiêu chuẩn CBCC trong giai đoạn hiện nay:
Tiêu chuẩn CBCC là tổng hợp các yêu cầu - điều kiện “được quy định
làm chuẩn” để nhận xét, đánh giá, phân loại, tuyển chọn CBCC, trên cơ sở đó
màđào tạo - bồi dưỡng, đề bạt và bố trí, sử dụng có hiệu quả từng người và cả
đội ngũ nhân lực. Nội dung tiêu chuẩn CBCC không cố định, nó được quy định
và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng và
được cụ thể hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực công tác cụ thể. Tiêu chuẩn
CBCC phản ánh sự thống nhất giữa đòi hỏi khách quan và điều kiện chủ quan,
giữa nhu cầu phát triển và điều kiện, khả năng thực tế. Phân tích những nội
dung và những đòi hỏi liên quan đến tiêu chuẩn CBCC trong điều kiện cải cách
nền hành chính Nhà nước hiện nay được coi là vấn đề cấp thiết . Tiêu chuẩn
CBCC có thể thay đổi và cần phải thay đổi khi những cải cách KT - XH,
CCHC làm thay đổi nội dung của hoạt động công vụ, như quan điểm về CBCC
trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay khác với thời kỳ của cơ chế tập trung bao
cấp, nhất là những đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
Công việc này cần tuân theo những yếu tố có tính nguyên tắc, vì nó không chỉ
Nguyễn Văn Biển 20
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trực tiếp tác động tới từng cá nhân mà còn tác động tới cả đội ngũ nhân lực và
có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn
cách mạng và chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của từng cấp, từng
ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Đảng, nhà nước xây dựng đội ngũ CBCC
không ngoài mục đích thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng đề ra. Muốn vậy,
CBCC nhà nước phải là những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có
trình độ năng lực. đủ sức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà
nước đề ra. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi khi xây dựng tiêu chuẩn CBCC tất
yếu phải quy định những yêu cầu – điều kiện ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ
phát triển đất nước qua từng giai đoạn.
Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn CBCC phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng
tổ chức, phát huy vai trò, sức mạnh của tổ chức trong hẹ thống chính trị. Mỗi tổ
chức do vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của mình mà
quy định và đòi hỏi các thành viên phải có những phẩm chất cần thiết. Xây
dựng tiêu chuẩn CBCC, vì thế phải xuất phát từ tổ chức nhằm phát huy vai trò,
sức mạnh của tổ chức.
Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn CBCC phải xuất phát từ giá trị văn hóa
truyền thống, từ đạo lý Việt Nam, vì nó chính là nhân tố bên trong của sự phát
triển. Do đó, tiêu chuẩn CBCC Việt Nam ngày nay phải thể hiện được sự thống
nhất giữa truyền thống và hiện đại, vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại vừa tiêu
biểu cho những giá trị truyền thống dân tộc.
Thứ tư, phải xuất phát từ yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Ngày nay
về kinh tế, KH - CN đã trở thành xu thế của thời đại, là con đường tất yếu để
các quốc gia phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc. Xây dựng đội ngũ CBCC
đáp ứng nhu cầu hội nhập là yêu cầu tất yếu khách quan.
Thứ năm, xây dựng tiêu chuẩn CBCC phải giải quyết một cách khoa học
giữa định tính và định lượng, giữa trước mắt và lâu dài để phù hợp với tình
Nguyễn Văn Biển 21
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hình thực tế của Việt Nam. Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm đội ngũ CBCC
nước ta hiện nay là trưởng thành từ những giai đoạn khác nhau. Một bộ phận
không nhỏ là trưởng thành từ chiến tranh cách mạng, họ có rất ít điều kiện học
tập cơ bản, nhưng lại có bề dày kinh nghiệm, có vốn tri thức đúc rút từ kinh
nghiệm rất phong phú. Bên cạnh đó là bộ phận trưởng thành trong thời bình,
được đào tạo cơ bản, có hệ thống nhưng vốn tri thức, kinh nghiệm thực tế còn
rất hạn chế.
1.2, Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng CBCC:
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục địch, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái
độ… để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể
vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Hay nói một cách chung
nhất, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người
có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu,
bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo
các chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các
chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ
hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng
chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị cho
đội ngũ CBCC những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ được giao. Tùy thuộc vào từng nhóm CBCC ở trên đã nêu.
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là công tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của
công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu
Nguyễn Văn Biển 22
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo - bồi dưỡng trang bị cập nhật kiến thức
cho CBCC giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảm bảo hiệu quả của
hoạt động công vụ.
Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ CBCC nước ta còn hạn
chế, thì đào tạo - bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phần hoàn
thiện cơ cấu cho chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đào tạo
- bồi dưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện và nâng cao
năng lực cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyền nhà nước.
Đẩy mạnh CNH - HĐH, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, kinh tế nước ta biến đổi, phát triển
từng ngày, khách thể của hoạt động cũng vì thế và ngày càng tăng cả về số
lượng và mức độ phức tạp đòi hỏi chủ thể quản lý phải có đủ khả năng trình
độ để thực hiện quản lý. Trước tình hình đó, nâng cao trình độ năng lực trở
thành một nhu cầu thường xuyên của đội ngũ CBCC và đó cũng nhiệm vụ bao
trùm, vai chò chủ yếu của công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC trong cơ quan
hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nói riêng.
Các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC được tổ chức dưới các hình thức khác
sau:
- Phân loại theo cách thức triệu tập học viên, gồm có:
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tập trung hoặc bán tập trung.
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tại chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức kèm cặp.
+ Bồi dưỡng từ xa.
Nguyễn Văn Biển 23
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phân loại theo thời gian:
+ Đào tạo dài hạn.
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng trung hạn.
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn.
- Bên cạnh 2 cách phân biệt trên, còn có thể xem xét hình thức đào tạo
theo mục đích:
+ Đào tạo, bồi dưỡng tiền công chức.
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch.
+ Bồi dưỡng nâng cao.
+ Bồi dưỡng cập nhật.
1.3, Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong giai đoạn
hiện nay.
- Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ tiêu chuẩn CBCC:
Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc đào tạo, bồi dưỡng phục
phụ tiêu chuẩn hóa CBCC đặc biệt có vai trò quan trọng, là khâu không thể
thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Do đó,
trong công tác quy hoạch cán bộ, điều cần nhấn mạnh là phải nắm vững tiêu
chuẩn CBCC để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng, đồng thời đòi hỏi
mỗi cán bộ, công chức phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo yêu cầu
tiêu chuẩn đề ra. Nhìn chung đội ngũ CBCC hiện nay, xét về mặt chất lượng
và cơ cấu còn nhiều còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kì đẩy
mạnh CNH - HĐH. Cho nên phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng sao
Nguyễn Văn Biển 24
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
cho đội ngũ CBCC toàn diện cả về lí luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên môn và năng lưc thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch và chính sách
đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng dưỡng cũng chính là nhằm góp phần để đạt mục
tiêu và các yêu cầu đã đề ra trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ CBCC trong thời kỳ mới mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
-
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH:
Mục tiêu của CNH – HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, bảo đảm
tăng cường kinh tế nhanh và vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người dân. Để thực hiện được mục tiêu này thì yêu cầu phải
có một đội ngũ CBCC đủ tâm và đủ tầm để thực hiện.
Để khắc phục những mặt yếu kém đòi hỏi phải tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng CBCC với mục tiêu, yêu cầu và phương pháp giảng dạy có thay
đổi mới. Nhiều vấn đề cũ cần phải bổ sung tri thức mới, nhiều vấn đề trước
đây không đào tạo nay phải tiến hành đào tạo từ đầu nhằm tạo ra đội ngũ
CBCC ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang thời kỳ CNH – HĐH để
đạt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện
đại.
-
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC để đáp ứng yêu cầu của công cuộc CCHC :
CCHC là một vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu hết các nước trên
thế giới. Việc CCHC, củng cố bộ máy của chế độ xã hội hiện hành, giữ vững
ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự phát triển KT - XH và sự hoàn thiện cơ
cấu chính trị đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của một
quốc gia hiện đại.
Nguyễn Văn Biển 25
Lớp : Dịch vụ pháp lý 12A