Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo thực tập: Thực trạng đăng ký nuôi con nuôi thực tế tại ủy ban nhân dân thị trấn lộc bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.44 KB, 45 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập là một trong những nội dung quan trọng nằm trong hệ chương trình đào tại
chính quy hệ cao đẳng Dịch vụ pháp lý của Trường Đại học Nội vụ Hà nội. Thực tập giúp
cho các sinh viên có thể vận dụng những lý thuyết và kiến thức đã được trang bị trên ghế
nhà trường để áp dụng vào công việc, một mặt củng cố vững chắc lý thuyết đã được học
mặt khác cũng giúp sinh viên biết cách vận dụng và kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực tế trong mọi tình huống một cách thuần phục và nhuần nhuyễn.
Thực tập cũng giúp sinh viên có thể làm quen với công việc thực tế và mọi hoạt động
của đơn vị thực tập, đặc biệt là những công việc chuyên ngành được đào tạo chuyên sâu.
Qua đó sinh viên thực tập được rèn luyện cách làm việc, đạo đức, tác phong của người
công chức tương lai. Xuất phát từ mục đích cao cả, từ yêu cầu hoạt động đào tạo và quản
lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có những quy định cụ thể nhằm hướng dẫn
chỉ đạo phân công sinh viên khóa k3 đến thực tập tại các đơn vị. Đây cũng là dịp để
Ban giám hiệu nhà trường đánh giá kết quả học tập, ý thức của mỗi sinh viên, giúp sinh
viên hoàn thiện hơn kiến thức cơ bản làm hành trang khi ra trường.
Dưới sự phân công của nhà trường, em được cử đến thực tập tại Ủy ban nhân
dân thị trấn Lộc Bình. Tại đây em có dịp làm quen với phong cách làm việc của Ủy ban
nhân dân thị trấn Lộc Bình, đợt thực tập giúp em học được rất nhiều kiến thức từ thực tế,
trực tiếp làm quen với công việc của một công sở hành chính. Là một đơn vị hành chính,
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương UBND thị trấn Lộc Bình cũng như
các đơn vị khác luôn tìm cách đổi mới hoạt động cũng như phương thức, điều kiện làm
việc trong Ủy ban sao cho đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Trong
thời gian thực tập tại Ủy ban em được cử vào phòng một cửa của Ủy ban, mặc dù thời
gian thực tập không nhiều nhưng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của chú cán bộ tư pháp, tại đây em được làm quen với công việc của cán bộ tư pháp


thị trấn, được hướng dẫn vào sổ chứng thực, tra cứu hồ sơ hộ tịch để phục vụ công việc
Trần Thị Kiều

1

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2

cấp lại bản chính giấy khai sinh, thay đổi bổ sung hộ tịch, cấp bản sao từ sổ hộ tịch gốc,
làm công tác chứng thực….và một số công việc khác. Qua thực tế làm việc giúp em nhận
thức được vai trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong cả
nước nói chung và Ủy ban thị trấn nói riêng. Quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch là phương
thức để Nhà nước quản lý dân cư, đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các
lĩnh vực quan trọng khác như: an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng, y tế, dân số kế hoạch
hóa gia đình,…
Trong đó có thủ tục đăng ký nuôi con nuôi. Vấn đề nhận nuôi con nuôi và thực hiện
các thủ tục đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật hết sức quan trọng, được
pháp luật công nhận và bảo hộ, góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình
thay thế và nhận được tình yêu thương của bố mẹ nuôi, được nuôi dưỡng, chăm sóc và
nhận được sự giáo dục tốt nhất để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
Đồng thời thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng giúp cho những người đơn thân
hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ.
Tuy nhiên thực tế về vấn đề nuôi con nuôi còn có nhiều bất cập, nhiều trường
hợp nhận nuôi và nuôi dưỡng trẻ em nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền, do trình độ am hiểu về pháp luật của người dân còn thấp, chưa thực
sự hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi. Do không được pháp luật
công nhận nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của những người được nhận nuôi
và người được nuôi nhất là trong lĩnh vực thừa kế, nhiều tranh chấp về di sản, về thừa kế
đã xảy ra gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan giải quyết. Để tất cả các trường hơp
nhận con nuôi đều thực hiện các thủ tục đăng ký nuôi con nuôi và am hiểu phát luật về
đăng ký nuôi con nuôi thì Nhà nước đã ban hành ra các điều luật cụ thể và tích cực tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân vì khi làm thủ tục đăng ký nuôi con
nuôi rất có ích cho cả người nhận nuôi, người được nhận nuôi và các cơ quan có thẩm
quyền đễ dàng quản lý. Vì vậy đề tài “ thực trạng đăng ký nuôi con nuôi thực tế tại ủy
ban nhân dân thị trấn Lộc Bình” đã được em chọn làm đề tài viết báo cáo thu hoạch cho
Trần Thị Kiều

2

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3

mình. Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình thực tập và có thời gian gắn bó
làm việc tiếp xúc với công việc tại phòng 1 cửa của ủy ban nhân dân thị trấn lộc bình gần
2 tháng nhưng trong quá trình thực tập em vẫn gặp phải những khó khăn nhấtt định, do
kiến thức của em còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nhiều, em cũng chưa có thể năm bắt
được hết mọi công việc trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót của bản thân nên em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, cảm thông của

chú cán bộ tư pháp thị trấn và chị văn phòng cùng làm việc trong phòng một cửa của
UBND thị trấn Lộc Bình đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Kiều

3

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4

PHẦN I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN LỘC BÌNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

1.
1.1.

Giới thiệu khái quát về đơn vị
Đặc điểm tình hình chung của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Lộc Bình là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng
Sơn, cách trung tâm thành phố 23 km và có danh giới giáp với các huyện:


- Phía đông bắc giáp với huyện Cao Lộc
- Phía đông giáp với nước bạn Trung Quốc
- Phía nam giáp với huyện Đình Lập
- Phía tây giáp với huyện Chi Lăng

Huyện Lộc Bình gồm có 27 xã và hai thị trấn đó là thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na
Dương, tổng diện tích của huyện là: 998,34 ha. Dân số của huyện là 75,697 người. Dân
tộc sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh.

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Lộc Bình.

Trần Thị Kiều

4

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5

Lộc Bình là thị trấn huyện lỵ huyện lộc bình, tỉnh Lạng Sơn, nằm trên tuyến quốc lộ
4B cách thành phố Lạng Sơn 23km về phía đông nam. Có tổng diện tích là 712,60 ha, dân
số là 10.479 người (2014). Trong đó có các dân tộc tày, nùng, kinh là chủ yếu và chiếm

khoảng 90% dân số của toàn thị trấn. Thị trấn Lộc Bình là tâm điểm của thành phố Lạng
Sơn và thị trấn Đình Lập và có ranh giới là;
- Phía Đông giáp xã Hữu Khánh
- Phía Tây giáp xã Lục Thôn
- Phía Nam giáp xã Tú Đoạn
- Phía Bắc giáp xã Đông bục
Thị trấn Lộc Bình trải qua các thời kỳ lịch sử và được xây đựng và hình thành từ năm
1991 trên một nền tảng cơ sở yếu kém với đội ngũ cán bộ có trình độ non yếu.trải qua 24
năm xây dựng và phát triển đến nay UBND Thị trấn Lộc Bình cơ bản đã vững mạnh và
gặt hái được nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn, thái độ phục vụ nhân dân tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đảng và Nhà nước
giao phó. Về cơ sở vật chất cũng không ngừng được trang bị hiện đại về trang thiết bị và
có các phòng ban riêng cho cán bộ làm việc có hiệu quả cao.năm 1991 trụ sở thị trấn đặt
tại khu hòa bình thị trấn lộc bình và do trụ sở cũ không đáp ứng được nhu cầu phục vụ
nhân dân, trải qua các thời kỳ phát triển đến năm 2010 thị trấn chuyển trụ sở xuống khu
Minh khai Thị trấn Lộc Bình cho đến nay để đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và mở
rộng diện tích hoạt động cho UBND được tốt hơn. Cán bộ thị trấn cũng không ngừng trau
dồi kiến thức và nâng cao trình độ. Cố gắng phấn đấu xây dựng thị trấn ngày càng giàu
đẹp và cho đến nay Thị trấn Lộc Bình là trung tâm giao lưu kinh tế - xã hội của huyện,
dân cư sống tập trung đông tại 10 khu phố bao gồm; Khu Hòa Bình, Khu Chộc vằng khu
Phiêng Quăn, Khu Cầu Lấm, khu Nhà Thờ, khu Bờ Sông, Khu Lao Động, khu Pò Mục,
khu Bản Kho, khu Minh khai.Trải qua nhiều năm phát triển đời sống kinh tế của nhân dân
đã có nhiều mặt đổi thay, trình độ văn hóa của nhân dân tương đối đồng đều,có trục đường
Trần Thị Kiều

5

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

6

quốc lộ 4B chạy qua, có đường thông thương với cửa khẩu Chi Ma sang Trung Quốc dài
15km. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng tình hình an ninh
trật tự cũng tương đối phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của nhân
dân. Thị trấn bao gồm 1868 hộ với 10.479 người, được phân chia thành 10 khu trong đó
có 3 khu nội thị, 7 khu ngoại thị và 6 dân tộc anh em cùng chung sống, tỷ lệ hộ làm nông
nghiệp

vẫn

chiếm

khoảng

35%.

Thu

nhập

bình

quân

đầu


người

đạt

30.000.000đ/người/năm, trên địa bàn thị trấn có 5 trường học trực thuộc và 3 trường học
đóng chân tại địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo vãn chiếm 1,73%.
Đảng Bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể thị trấn lộc bình đã luôn tích cực
phát động phong trào yêu nước với nhiều nọi dung đa dạng, phong phú và thiết thực. Các
tầng lớp nhân dân thị trấn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào thi đua và lập
được nhiều thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh, góp phần xây đựng thị trấn ngày càng phát triển và tương lai đến năm 2025 sẽ tổ
chức quy hoạch mở rộng thị trấn thành công và nâng cấp thị trấn lên đô thị loại IV.

2.

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND

thị trấn Lộc Bình.
2.1.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2.1.1 Chức năng.
- Thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo việc thi hành pháp luật, các văn bản của Nhà
nước cấp trên, nghị định của HĐND cùng cấp.
- Trong phạm vi quyền hạn của mình UBND thị trấn ra chỉ thị, quy định và tính chất
việc thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
- UBND thị trấn phối hợp với UBND cấp trên, thường trực HĐND và các ban của
HĐND cùng cấp để chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND, xây dựng đề án HĐND xét

và quyết định.
Trần Thị Kiều

6

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

7

- Quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong địa bàn thị
trấn.

2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.

Trong lĩnh vực kinh tế:

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông
qua để trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; dự toán thu; chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán ngân sách địa
phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND
cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công
ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ
sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên
trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, các nhân để đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng của thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản
Trần Thị Kiều

7

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

8

đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bỏa đảm sử dụng đúng mục đích,
đúng chế độ theo quy định của pháp luật
.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công
nghiệp, UBND thị trấn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát
triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nâng
dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch
chung và phòng trừ các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.
Tổ chức xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều,
bảo vệ rừng; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời

những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương.
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức, hướng dẫn việc triển khai các ngành nghề truyền thống ở địa phương và tổ
chức áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển các ngành nghề mới.

Trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải, UBND thị trấn thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp.
Quản lý việc xây dựng và cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông
thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý
vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Trần Thị Kiều

8

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

9

Tổ chức việc kiểm tra, bảo vệ, xử lý các hành vi vi phạm đường giao thông và các
công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu,
cống trong xã theo quy định của pháp luật.


Trong lĩnh vực giáo dục, xã hội, văn hóa và thể dục, thể thao UBND thị trấn thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, phối hợp với trường học huy
động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi, tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hóa, thực hiện
xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi.
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường
mầm nan ở địa phương, phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường tiểu học, trường
trung học cơ sở trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình được
giao; vận động nhân dân giữ vệ sinh, phòng, chống các bệnh dịch.
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, thể dục, tổ chức các
lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những
người, gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó
khăn, người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, tổ chức các hình
thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp
luật.
Trần Thị Kiều

9

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

10

Quản lý, bảo vệ, tu bổ các nghĩa trang, liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ở địa
phương.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật
ở địa phương, UBND thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến
đấu trong khu vực phòng thủ địa phương.
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch, đăng ký, quản lý
quân nhân dự bị động viên, tổ chức thực hiện xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng
dân quân tự vệ ở địa phương.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh, thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống
tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.

Trong lĩnh vực chính sách dân tộc và tôn giáo, UBND thị trấn thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
UBND thị trấn tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định
của pháp luật.

Trong việc thi hành pháp luật, UBND thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trần Thị Kiều


10

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

11

Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm
quyền.
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án
theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị trấn theo quy định
của pháp luật.
Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn, sửa chữa, cải tạo không
có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xem xét, quyết định.

3.

Cơ cấu tổ chức của UBND thị trấn Lộc Bình

Ủy ban nhân dân do Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến
pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

Cơ cấu tổ chức của UBND thị trấn Lộc Bình gồm:
Chủ tịch UBND thị trấn: Là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo điều hanh hoạt động
của UBND.
Phó chủ tịch UBND thị trấn: Giúp việc cho chủ tịch xã trong công tác lãnh đạo về
mảng phụ trách xây dựng và phụ trách văn hóa xã hội.
Về tổ chức bộ máy UBND thị traans Lộc Bình có các ban chuyên môn giúp việc
sau:
-

Ban tư pháp – hộ tịch

- Địa chính – xây dựng

Trần Thị Kiều

11

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

12

- Ban văn hóa thông tin – xã hội
- Ban chỉ huy quân sự xã
- Ban công an
- Văn phòng – thống kê

- Kế toán – tài chính
Ngoài ra còn có các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức Chính trị - xã hội sau: Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, hội phụ nữ hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…
Đây là những cánh tay đắc lực giúp việc cho chủ tịch UBND thị trấnyết công việc được
nhanh chóng, chính xác, và đạt hiệu quả cao trong công việc.

* Hình thức hoạt động của UBND thị trấn Lộc Bình
Thông qua các phiên họp của UBND, UBND mỗi tháng họp ít nhất 1 lần, ngày cụ thể
do Chủ tịch UBND Thị t định theo điều 124 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
UBND thị trấn thảo luận tập thể, quyết định theo đa số.
Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND
Chương trình làm việc của UBND, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán thu chi,
quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương trình HĐND quyết định. Đối với các vấn
đề cần giải quyết nhưng không tổ chức họp UBND theo quyết định của chủ tịch UBND,
văn phòng UBND gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề xử lý đến các thành viên của UBND để
lấy ý kiến, nếu qua nửa tổng số thành viên UBND nhất trí thì văn phòng tổng hợp, trình
chủ tịch UBND quyết định báo cáo UBND thị trấn tại phiên họp gần nhất.

PHẦN II
Trần Thị Kiều

12

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


13

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI, NUÔI
CON NUÔI THỰC TẾ VÀCƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ.
I.

Những vấn đề lý luận cơ bản về đăng ký nuôi con nuôi, nuôi con nuôi

thực tế
1, Khái niệm chung.
a, Khái niệm nuôi con nuôi.
Con nuôi là một người được người khác nhận nuôi làm con nhưng không trực tiếp sinh
ra, người nhận nuôi gọi là cha nuôi, mẹ nuôi. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi giống như quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Việc nhận con nuôi phải tuân
theo những quy định của pháp luật.
Nuôi con nuôi là một tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch
sử Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; Dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể
tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Theo điều 3 luật nuôi con nuôi giả thích: “ Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha,
mẹ và con gữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi là
người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đăng ký.” Nếu như quan hệ cha mẹ đẻ và con đẻ được xác lập trên cơ sở là quan hệ huyết
thống thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được thiết lạp theo quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền theo nguyện vọng của các đương sự và tuan thủ các quy định
của pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Như vậy,
quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai
người khác, những người có liên quan không có quan hệ huyết thống với nhau như cha mẹ
- con ruột, nhưng người nuôi xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra
người được nuôi; người được nuôi về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột.


Trần Thị Kiều

13

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

14

Đó là quan hệ cha mẹ con không được xác lập bằng con đường sinh sản mà theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đương
sự, đặc biệt là của người nuôi. Việc xác lập nuôi con nuôi làm phát sinh giữa người nhận
nuôi con nuôi và người được nhận nuôi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
và việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đăng ký theo quy định của pháp luật.
b. Khái niệm nuôi con nuôi thực tế.
Việc nhận nuôi con nuôi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện cuarvieecj nuôi con nuôi
t heo pháp luật tại thời điểm phát sinh, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và
đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa người nhận
nuôi và người được nhận nuôi mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với
nhau trond tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cha mẹ
và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thạt sự. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai
bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận.
Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thỏa thuận giữa
hai bên gia đình, nhưng có điểm khác là quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi của họ không
được đăng ký tại cơ quan NHà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát sinh quan hệ. Đến

thời điểm này thì quan hệ pháp luật của họ vẫn được công nhaanjvaf có giá trị kể từ thời
điểm phát sinh quan heejnuooi con nuôi nếu hiện tại quan hệ đó vẫn còn và cả hai bên còn
sống và họ tiến hành đi đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05
năm kể từ ngày luật nuôi con nuôi có hiệu lực.
Như vậy nuôi con nuôi thực tế cũng là hình thức nuôi con nuôi làm
hinhd thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con
nuôi. Theo đó, con nuôi thực tế là người được nận làm con nuôi khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký trong thời gian luật định nhưng quan hệ
nuôi con nuôi được công nhận và có giá trị pháp lý từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi
con nuôi, không phải từ thời điểm đăng ký khi thỏa mãn các điều kiện.
2.Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế.
Trần Thị Kiều

14

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

15

Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các đặc điểm sau:
-

Về chủ thể: Quan hệ nuôi con nuôi thực tế là quan hệ ràng buộc một người

vào một hoặc hai người khác là công dân Việt Nam với nhau. Người nhận nuôi không sinh

ra người được nuôi, họ có thể biết hoặc không biết cha mẹ ruột của đứa trẻ là ai. Người
nhận nuôi không phân biệt nam nữ, đã có gia đình hay chưa có gia đình, miễn là có
nguyện vọng nhận nuôi con nuôi và có người được nuôi cần có người chăm sóc và đáp
ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như quy định về tuổi, tư cách đạo
đức, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng…
- Về ý chí: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ
con, nhất là từ người nhận nuôi, Nhà nước không thể bắt một người có đủ điều kiện nuôi
con nuôi phải nhận một đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn cần người nuôi dưỡng về làm con
nuôi của mình.
- Về khách quan: Người nhận nuôi và người được nuôi đã cùng chung sống với nhau
trong một mái nhà, gắn bó, cư xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa
hai bên được họ hàng và mọi người cung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng
mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Về hình thức: Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn
bản thỏa thuận giữa hai bên gia đìn lúc xác lập, không có đăng ký tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Theo luật nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi của họ sẽ được công nhận và
có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi nghĩa là quan hệ của họ
sẽ không tính từ thời điểm đăng ký như quan hệ nuôi con nuôi khác nếu họ có những đặc
điểm như quan hệ nuôi con nuôi trên, đến thời điểm luật nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ
cha mẹ con vẫn còn tồn tại, cả hai bên còn sống và đi đăng ký tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền trong thời hạn 05 năm ( kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31
Trần Thị Kiều

15

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

16

tháng 12 năm 2015 ). Như vậy, trong thực tế có nhiều dạng quan hệ nuôi con nuôi có đầy
đủ các dấu hiệu trên thì mới được công nhận là nuôi con nuôi thực tế.
3.Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế.
Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha
mẹ và con được xác lập phù hợp với mong muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện
rõ ràng, công khai trong cuộc sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm
quyền tại thời điểm hatsinh quan hệ, nay đã được Nhà nước công nhận khi họ có đủ các
điều kiện. Do đó, trong khi việc nuôi con nuôi theo pháp luật chỉ có thể được xác ập do sự
bày tỏ ý chí của người được nuôi và người nhận nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con
nuôi tiến hành dưới sự giám sát của Nhà nước thì việc nuôi con nuôi thực tế chỉ là sự bày
tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi,
được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhậntại thời điểm xác lập.
*Ý chí của người nhận nuôi con nuôi.
Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi với nhiều lý do khác nhau nhưng
trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan
hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên là từ yếu tố tình cảm,
xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi. Người nuôi con nuôi
muốn thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của bản
thân và gia đình. Bản thân của người nhận nuôi con nuôi mới nhận thức được đầy đủ và
hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Nhu cầu của người nuôi là lý
do chủ yếu dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do
chính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện,chủ đông. Nếu việc
nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ

không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì
bản chất của vấn đề này không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ thể hiện ý chí mong muốn
nhận nuôi con nuôi có phải là ý chí chung của cả hai vợ chông hay không. Còn đối với
Trần Thị Kiều

16

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

17

nuôi con nuôi thực tế thì vẫn đề này lúc xac lập không thể xác định rõ được, nhưng thực tế
tâm lý dân cư cũng như cách sống của con người Việt Nam thì đối với những người có gia
đình thì việc nhận nuôi thường có sự đồng ý của cả hai vợ chồng, xuất phát từ lòng nhân
đạo hoặc đã sông với nhau lâu nhưng không có con, sẽ không bình thường nếu việc vợ
hoặc chồng nhận con nuôi trong khi vợ ( chồng ) tỏ ra thờ ơ.
*. Ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi.
Việc cho con mình làm con nuôi người khác thường là việc làm bất đắc dĩ trong những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Do đó, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đương nhiên hay
được cử ( cha mẹ đẻ đứa trẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được ) luôn cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi quyết định cho con mình làm con nuôi với
mong muốn đứa trẻ sẽ có môi trường, điều kiện sống tốt hơn, khi bản thận của họ không
thể có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ. Việc cho con làm con nuôi thường xuất
phát từ sự tình nguyện, phù hợp với mong muốn và tình cảm của cha mẹ đẻ, phù hợp với
lợi ích của nguời con nuôi. Mọi sự tác động, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép…để có được sự

đồng ý của cha mẹ đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi cũng đều không hợp pháp, về
nguyên tắc không có giá trị pháp lý.
*Ý chí của người được nhận là con nuôi.
Đối với con nuôi thực tế thì sự đồng ý của đứa trẻ tuy chưa được coi là có năng lực
hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức về cuộc sống, có thể nhận biet và bày
tỏ thái độ của mình mong muốn hoặc không mong muốn làm con nuôi người khác,
cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi
người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… cũng là yếu tố quan trọng xác lập
quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi.

Trần Thị Kiều

17

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

18

*Ý chí của Nhà nước.
Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua sự công nhận ( hay không công nhận) quan
hệ cha mẹ nuôi – con nuôi thực tế đó thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
( hay từ chối đăng ký nuôi con nuôi ) trên cơ sở xem xét các điều kiện nuôi theo quy
định của pháp luật. Việc nuôi con nuôi thực tế được công nhận tại cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền sẽ làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi từ thời điểm
phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

Như vậy việc nuôi con nuôi thực tế là sự gặp gỡ giữa các ý chí, từ sự mong muốn
xaclập quan hệ cha mẹ - con, mong muốn cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, từ
tình cảm yêu thương gắn bó với nhau và quan hệ đó được họ hàng, hang xóm biết và
hiện nay được Nhà nước công nhận.
TRong thực tế đời sống ở thị trấn Lộc Bình cũng ton tại rốt nhiều dạng nuôi con
nuôi mà không có sự đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Nuôi con nuôi
theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi để lấy phúc, nuôi con nuôi trên danh nghĩa…
Nhưng cán bộ UBND thị trấn Lộc Bình đã dựa trên những dấu hiệu bản chất của quan
hệ nuôi con nuôi thực tế để phân biệt, xác định khi nào một quan hệ nuôi con nuôi
không có đăng ký là quan hệ nuôi con nuôi thực tế. Trong khi làm việc và tiến hành
làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế cho dân cán bộ tư pháp đã luôn dựa vào bản
chất của việc nuôi con nuôi thực tế và liên hệ với các trưởng khu để nắm bắt tình hình
sự thật của vấn đề nuôi con nuôi của các trường hợp có yêu cầu đăng ký nuôi con nuôi
thực tế tại UBND thị trấn Lộc Bình để tiến hành làm thủ tục đăng ký cho người dân
một cách chính xác và nhanh chóng. Giúp cho các trường hợp nuôi con nuôi thực tế
được sự công nhận của pháp luật và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau theo
quy định của pháp luật.
II.CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ.

Trần Thị Kiều

18

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


19

1.Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết nuôi con
nuôi.
Mục tiêu cơ bản của luậtt nuôi con nuôi là điều chỉnh việc nuôi con nuôi làm
phát sinh quan hệ pháp lý lâu dài, bền vững, giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi
như quan hệ giữa cha, mẹ và con vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi,
bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Nói cách khác, bất kỳ quan hệ nuôi con nuôi nào do pháp luật điều chỉnh cũng phải
hướng tới mục tiêu thiết lập mối quan hệ pháp lý gắn
bó, ổn định và lâu dài giữa cha, mẹ và con.
So với pháp luật dưới chế độ phong kiến, mục đích của việc nuôi con nuôi trong
luật nuôi con nuôi có sự phát triển vượt bậc. Nuôi con nuôi trong các gia đình triều đại
Nhà Lê chủ yếu là nhằm mục đích bảo đảm sự kế tục trong việc thờ cúng tổ tiên, nối
dói tông đường, khuếch trương thân thế gia đình, có thêm người làm nhưng không phải
trả công,…Có thể thấy rõ rằng dưới chế độ phong kiến việc nuôi con nuôi trước hết vì
lợi ích của người nhận nuôi con nuôi, chứ không xuất phát từ quyền lợi của người được
nuôi.
So với các nước có nèn pháp luật khá toàn diện trên thế giới hiện nay, pháp luật
Việt Nam cũng như tính nhân đạo trong chế định nuôi con nuôi cũng đã có sự tương
đồng. Chẳng hạn như, điều 2 luật nuôi con nuôi của Cộng hòa nhân dân Trng Hoa đều
quy định: “ Mục đích của việc nhận con nuôi là phải thiết lập quan hệ cha mẹ và con
cái giữa người nhận nuôi và người được nuôi, đảm bảo vì sự phát triển hạnh phúc là
lành mạnh của người nuôi “. Điều 2 luật nuôi con nuôi Việt Nam quy định mục đích
của việc nhận con nuôi được coi như một điều kiện còn nhằm đảm bảo ý nghĩa xã hội
của ciệc nhận nuôi con nuôi, mặt khác còn nhằm chống lại sự trá hình của việc buôn
bán trẻ em, thậm chí là những đường dây xuyên quốc gia. Vì vậy bên cạnh mục đích
của việc nuôi con nuôi, luật nuôi con nuôi đã đề ra những nguyên tắc phù hợp với chủ
Trần Thị Kiều


19

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

20

trương, đường lối của đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi
ích tốt nhất cho trẻ em có giá trị chi phối toàn bộ quá trình giải quyết và thực hiện việc
nuôi con nuôi ở Việt Nam, trong dó đối với với vấn đề con nuôi thực tế cũng như tất cả
các trường hợp nhận nuôi con nuôi khác phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống
trong môi trường gia đình gốc vì gia đình là cái nôi đầu tiên của trẻ em,là nới
các em được chăm sóc và nuôi dạy tốt nhất cả về vật chất và tinh thần. Và
được quy định trong khoản 8 điều 3 và khoản 1 điều 5, khoản 1 điều 11 luật
nuôi con nuôi.
- Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không
phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hôi. Nguyên tắc này sẽ
là cơ ảo cho việc xem xét áp dụng các điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết
việc nuôi con nuôi đó với người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con
nuôi một cách công bằng. Được quy định tại khoản 2 điều 5 luật nuôi con
nuôi, Điều 67, 34 luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay
thế ở trong nước.Điều 5, điều 7 luật nuôi con nuôi.


2. Điều kiện xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế.
Theo khoản 1 điều 50 luật nuôi con nuôi quy định điều khoản chuyển tiếp: “ việc
nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày luật này có hiệu lực mà
chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05
năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Các bên có
đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ
nuôi con nuôi; đến thời điểm luật này có hiệu lực, quan hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn
Trần Thị Kiều

20

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

21

tại và cả hai bên còn sống; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con “ . Như vậy, đẻ việc nuôi con nuôi chưa đi
đăng ký nhưng đã phát sinh quan hệ trên thực tế được pháp luật công nhận, tức là quan
hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha
mẹ và con thì đầu tiên cả người nhận nuôi và người được nuôi phải là công dân Việt
Nam và họ phải tiến hành đi đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời
hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2015 khi thỏa mãn cả ba điều kiện theo
luật định. Bên cạnh điều kiện là quan hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên
còn sống tại thời điểm nuôi con nuôi có hiệu lực; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con thì điều kiện đối với

người được nuôi và người nhận nuôi cũng như nguyên tắc, mục đích nuôi con nuôi tại
thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế cũng giống như điều kiện đối với con
nuôi có đăng ký.
2.1. Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
a, Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi thực tế tại thời điểm
phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
* Về đối tượng và độ tuổi được nhận làm con nuôi thực tế.
Điều 8 Luật nuôi con nuôi Việt Nam quy định những điều kiện của người được
nhận được nhận làm con nuôi: “ Trẻ em dưới 16 tuổi . Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi
nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con
nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con
nuôi của người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Nhà nước khuyến khích
việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con
nuôi “. Luật chia đối tượng được nhận làm con nuôi thành hai nhóm: Trẻ em dưới 16
tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.

Trần Thị Kiều

21

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

22


* Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai
người là vợ chồng.
Quy định này nhằm đảm bảo sự ổn định về nơi ăn, chốn ở, về sự hòa hợp và sự
thống nhất trong cách sống, cách chăm sóc giáo dục. Đồng thời, cũng nhằm phòng
tránh sự lạm dụng việc nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em. Theo quy định này, luật đòi
hỏi rằng tại một thời điểm nào đó một người chỉ có thể làm con nuôi của một người
độc thân hoặc của hai người là vợ chồng và Pháp luật Việt Nam không cấm làm con
nuôi nhiều lần. Do đó, một người đã từng làm con nuôi thì vẫn có thể làm con nuôi của
người khác nếu tại thời điểm đó, người con nuôi đã chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi
trước đây. Cần nhấn mạnh để có thể được làm con nuôi của người khác, người được
nuôi phải ở trong tình trạng chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi đã được xác lập
trước đây với người khác, nghĩa là phải ở một trong các trường hợp được quy định tại
điều 25 luật nuôi con nuôi. Người con nuôi phải được sống trong một gia đình và nên
nhận được một sự giáo dục thống nhất của cha mẹ nuôi. Nuôi con nuôi không thể hôm
nay thì ở với người này, hôm sau ở với người kia như thế mục đích của việc nhận nuôi
con nuôi cũng khó có thể được đảm bảo.
b, Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi thực tế tại thời điểm phát
sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Người nhận nuôi phải là cá nhân, không thể là một pháp nhân, một hộ gia đình,
một tổ hợp tác. Theo luạt hôn nhân và gia đình năm 2000, về mặt lý thuyết, cá nhân
đang có vợ ( chồng có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hay sự đồng ý
của vợ ( chồng ); Tuy nhiên, thực tiễn hù như không ghi nhận trường hợp này. Theo
luật nuôi con nuôi, người nhận nuôi chỉ có thể là cá nhân độc thân hoặc cả hai người là
vợ chồng.
* Người nuôi là cá nhân độc thân.

Trần Thị Kiều

22


Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

23

Để đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi thực hiện tốt chức năng làm cha, làm
mẹ của mình, người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy
định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi:
- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để họ có thể nhận thức được trách
nhiệm làm cha, làm mẹ của mình.
- Hơn con từ 20 tuổi trở lên nhằm đảm bảo cách ứng xử trong gia đình hợp với lẽ
sống, truyền thống văn hóa và đặc biệt là để cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục con nuôi đạt hiệu quả. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh những trường hợp
người nhận nuôi con nuôi lạm dụng tình dục với người con nuôi.
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi. Đây là điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo cho người con nuôi,
nhất là người chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất, được
sống trong môi trường lành mạnh, thuận lời cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo
đức.
- Phải có tư cách đạo đức tốt, để đảm bảo mục đích nuôi con nuôi không chỉ là
điều kiện về vật chất mà còn về điều kiện về tinh thần cũng không kém quan trọng.
Trong gia đình, vai trò của cha mẹ rất quan trọng, cha mẹ là tấm gương tròg việc giáo
dục con cái. Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Cha mẹ có nghĩa vụ và
quyền giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho
con được sống tròg môi trường đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi
mặt…”, Để đảm bảo cho người con nuôi được nuôi dạy tốt thì cha mẹ nuôi phải sống

mẫu mực, tôn trọng các giá trị đạo đức. Đây là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho người
con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, để việc nuôi con nuôi đạt
dược mục đích và ý nghĩa của nó.
* Người nuôi là cả hai vợ chồng.

Trần Thị Kiều

23

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

24

Việc cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng trong việc nhận con nuôi là hết sức
quan trọng. Vì khi về chung sống trong một gia đình nhưng người chông (vợ ) của
người nhận nuôi tỏ ra thờ ơ với đứa con nuôi mà vợ ( chông ) đã nhận nuôi riêng. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sự phát triển toàn diện của người con nuôi và tử đó
mục đích của việc nuôi con nuôi sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, Luật nuôi con nuôi
đã quy định: “ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng “ . Luật nuôi con nuôi bổ sung thêm hai từ “ độc thân “ nghĩa là
luật không chấp nhận người đã có vợ ( chồng ) rồi mà tự ý xin nuôi con nuôi khi không
có sự đồng ý của người còn lại, nếu một cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi thì người đó
hải là cá nhân độc thân , chưa lập gia đình.
c, Đến thời điểm luật nuôi con nuôi có hiệu lực ( từ ngày 1/1/2011 đến
31/12/2015), quan hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống.

Trong thời gian luật nuôi con nuôi có hiệu lực sự tồn tại của quan hệ cha mẹ và
con và cả hai bên vẫn còn sống, đây là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo cho sự thể
hiện ý chí của các bên. Nhằm loại trừ các trường hợp nhiều người sẽ lợi dụng cơ hội
này xác lập quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi, và con nuôi trong khi người được nhận nuôi
hay người nuôi trước đây đã chết để được nhận thừa kế tài sản hoặc được phân chia tài
sản.Vì vậy nếu một bên người nhận nuôi hoặc người được nhận nuôi đã chết hay vì
một lý do nào đó mà quan hệ cha, mẹ và con đã chấm dứt mặc dù quan hệ nuôi con
nuôi đã được xác lập trước đây thì quan hệ cha mẹ và co sẽ không được công nhận là
con nuôi thực tế vì sẽ không đảm bảo được sự tự nguyện cũng như mục đích của việc
nhận nuôi con nuôi.
d, Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
nhau như cha mẹ và con.
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau
như cha mẹ và con là điều kiện đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi thực sự đúng với
bản chất của nó là đã tồn tại thực sự quan hệ cha mẹ và con không cần những quy định
Trần Thị Kiều

24

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

25

của pháp luật tác động đến. Mục đích của việc nuôi con nuôi tử ban đầu thực sự là vì
sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức của con, giúp trở thành người có

hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Thẩm quyên đăng ký nuôi con nuôi.
Đăng ký nuôi con nuôi là điều kiện về hình thức để đảm bảo cho việc nuôi con
nuôi thực tế được pháp luật công nhận, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con sẽ có giá
trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.Theo khoản 1 Điều 9 Luật
nuôi con nuôi: “ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được
giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong
nước”. Theo đó, trong trường hợp cả cha mẹ và con nuôi được thực hiện tại Việt Nam
và việc nhận con nuôi được thực hiện tại Việt Nam thì cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đăng ký là UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận nuôi hoặc của
người nhận con nuôi. Đăng ký nuôi con nuôi là một công việc đòi hỏi nhiều thủ tục,
liên quan đến nhiều người nên Luật quy định cả hai nơi có thể đăng ký việc nuôi con
nuôi để tạo thuận lợi hơn cho các bên tiến hành đăng ký.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.
Khoản 3 Điều 50 luật nuôi con nuôi quy định: “ Chính phủ quy định chi tiết thủ
tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều này, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với các
điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng miền”. Theo đó, trình tự, thủ tục, thủ tục
đăng ký công nhận nuôi con nuôi thực tế sẽ được hướng dẫn riêng, khác với trình tự,
thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước, để phù hợp với điều kiện của nhân dân, đảm
bảo cho người dân có điều kiện và tự nguyện đi đăng ký. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP
ngày 21.3/2011 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
nuôi con nuôi đã có những hướng dẫn cụ thể là:
a, Nộp hồ sơ:

Trần Thị Kiều

25

Lớp; Dịch vụ pháp lý 12A



×