Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.97 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LA VĂN CÔNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÕN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC
DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÖ Y
MÃ SỐ: 62 64 01 04

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ
2. TS. NGUYỄN VĂN QUANG

Phản biện 1: TS. LÊ THỊ NGỌC MỸ
Hội Thú y

Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH
Viện Thú y

Phản biện 3: TS. PHẠM NGỌC DOANH
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Thƣ viện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến
và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giun
tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum,
Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp… (Miyazaki, 1955;
Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều công
trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa
có công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóa
lợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm
giun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả
trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun tròn
đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
- Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và áp
dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêu
hóa ở lợn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi ở các hộ
nông dân tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên là loài T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum và
G. doloresi. Trong đó loài G. doloresi mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh là 71,65% (qua mổ khám) và
70,52% (qua xét nghiệm phân).
- Đã xác định được trứng G. doloresi phát triển và thời gian nở phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường. Trứng G. doloresi phát triển thuận lợi ở trong môi trường có
pH= 7,0 và không phát triển được trong môi trường pH= 5. Trứng G. doloresi bị phá
hủy sau 5 ngày trong môi trường NaOH, Ca(OH)2 nồng độ 5% và 10%.
- Bệnh tích đặc trưng nhất do G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn là niêm mạc bị
tổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn.
- Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G. doloresi của ba loại thuốc: ivermectin
0,25%, liều 0,3mg/kgTT; levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kgTT và mebendazole 10%,
liều 30mg/kgTT đạt 92,23 - 100%.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp thông tin khoa học về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường
1



tiêu hóa lợn, phản ánh được thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại 3 tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên
chuyên ngành Chăn nuôi Thú y và Thú y các trường Cao Đẳng và Đại học Nông
nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chăn
nuôi và thú y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn đạt hiệu
quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa ở dạ dày lợn được nghiên cứu bởi các
tác giả Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996); Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006).
2.1.2. Giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa lợn đã đƣợc phát hiện trên thế giới và
ở Việt Nam
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phát hiện các giống
loài giun tròn ở đường tiêu hóa lợn nhà và lợn rừng là: loài Trichocephalus suis (Schrank,
1788), Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803), Ascarops strongylina (Rudolphi,
1819), Physocephalus sexalatus (Molin, 1861), Strongyloides ransomi (Schwartz and
Alicata, 1930) Strongyloides papillosus (Wedl, 1856), Ascaris suum (Goeze, 1782),
Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925) (dẫn theo Phan Thế Việt và cs., 1977).
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã phát hiện và thống kê được 27
loài giun tròn ký sinh ở lợn, trong đó có 18 trên 27 loài (chiếm 66,7%) ký sinh ở
đường tiêu hóa, gồm: 1. Ký sinh ở dạ dày: Ascarops strongylina, Physocephalus
sexalatus, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma hispidum; 2. Ký sinh ở ruột:
Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Ascaris suum, Raillietostrongylus
samoensis, Bourgelatia diducta, Oesophagostomum dentatum…
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm, tác hại, biện pháp phòng trị giun đũa,
giun tóc, giun kết hạt, giun lươn và giun dạ dày lợn bởi các tác giả Lương Văn Huấn
(1994); Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996); Phan Địch Lân và cs. (2005); Phạm Sỹ
Lăng và cs. (2006); Đoàn Thị Phương và cs. (2010); Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011);
Nguyễn Thị Kim Lan (2011) ...
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tác hại và biện
pháp phòng trị A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và Gnathostpma spp được
thực hiện do Ishwata et al. (1997); Bowman (1999); Mejer and Roepstorff (2001);
Caballero-Hernandez et al. (2004); Jarvis and Magi (2007); Rose and Small (2009)...
2


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực địa tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
- Phân tích mẫu tại Phòng thí nghiệm ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật,
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Bộ môn Bệnh lý,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng kính
hiển vi điện tử - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2010 đến 2014.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Lợn ở các lứa tuổi và các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh nghiên cứu.
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các mẫu giun tròn đường tiêu hóa lợn, mẫu phân lợn mới thải, các phần dạ
dày lợn có bệnh tích và trứng giun dạ dày lợn.
- Kính hiện vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy cắt cúp tổ chức, dung
dịch bảo quản giun, thuốc nhuộm HE, lamen, đĩa petri, khéo, đũa thủy tinh, NaCl,

Ca(OH)2, NaOH, các loại thuốc tẩy giun tròn…
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của
lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
3.4.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh
nghiên cứu.
Thông qua các mẫu giun thu thập được từ mổ khám lợn xác định thành phần loài
giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
3.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh
nghiên cứu.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua
mổ khám, qua xét nghiệm phân theo địa điểm nghiên cứu, theo tuổi lợn, theo vùng
địa hình, theo phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh.
3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn
Sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường nước cất ở điều kiện
phòng thí nghiệm. Sức đề kháng của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường pH khác
nhau và trong môi trường hóa chất thông dụng.
3.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học do giun da dày gây ra ở lợn
Xác định bệnh tích đại thể và những tổn thương vi thể do giun dạ dày gây ra ở lợn.
3.4.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn
Xác định hiệu lực tẩy trừ của thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole.
Thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn. Đề xuất biện pháp
phòng bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn.
3


3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp và các
nghiên cứu thực nghiệm của (Nguyễn Như Thanh và Trương Quang, 2011).

3.5.1.1. Chọn mẫu
- Chọn mẫu và thu thập mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều
bậc, bậc cuối cùng là các thôn/xóm. Số lợn mổ khám và xét nghiệm phân ở các
thôn/xóm được lấy ngẫu nhiên, thực hiện tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
3.5.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu cần lấy để điều tra được lấy theo công thức dịch tễ học:
N  1,96

2

Trong đó:

P1  P 
d2

+ N là dung lượng mẫu cần nghiên cứu.
+ P là tỷ lệ lưu hành giun tròn đường tiêu hóa của lợn ước đoán.
+ d là sai số ước lượng.
+ 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tương ứng với độ chính xác 95%.
3.5.2. Phƣơng pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa
của lợn tại vùng nghiên cứu
3.5.2.1. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu
Thu thập và xét nghiệm của 9936 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi, nuôi tại 3 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo phương pháp
thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng. Xét nghiệm mẫu phân lợn bằng phương
pháp Fullerborn theo (Phạm Văn Khuê và Phan lục, 1996). Các mẫu có cả lợn không
bị nhiễm ký sinh trùng và lợn nhiễm ký sinh trùng, có lợn tiêu chảy, có lợn phân bình
thường, không bị mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.
3.5.2.2. Phương pháp mổ khám
Mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại các hộ kinh doanh thịt lợn và các

hộ gia đình nuôi lợn ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Theo phương pháp
mổ khám toàn diện đường tiêu hóa lợn của Skrjabin (1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê
và Phan lục, 1996). Mẫu giun tròn đường tiêu hóa thu được của mỗi lợn được bảo quản
ở từng lọ riêng bằng dung dich Barbagalo theo (Nguyễn Thị Lê và cs., 1996).
3.5.2.3. Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn
Quá trình định loại được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn
Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Theo khóa định loại của (Phan Thế Việt và cs., 1977; Nguyễn Thị Lê và cs., 1996).
Chuyển các mẫu giun tới Phòng Ký sinh trùng Viện sinh thái - Tài nguyên sinh vật để
giám định đồng thời chọn một số giun dạ dày phát hiện được trong vùng nghiên cứu
gửi tới Phòng Kính hiển vi điện tử Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương chụp tiêu bản
siêu cấu trúc bằng kính hiển vi điện tử quét. Định loại trứng giun tròn đường tiêu hóa
lợn theo khoá định loại của Monnig (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh, 1963).
4


3.5.2.4. Những yếu tố cần xác định liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu
hóa của lợn trong quá trình thu thập mẫu
Dựa vào bản đồ địa lý của 3 tỉnh nghiên cứu phân thành 3 vùng địa hình đó là
vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng núi cao. Mùa vụ trong năm được làm 2
vụ: vụ Hè - Thu là từ tháng 4 đến tháng 9, vụ Đông - Xuân là từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau. Tình trạng vệ sinh được chia làm 3 mức: vệ sinh thú y tốt, vệ sinh thú y
trung bình và vệ sinh thú y kém. Phương thức nuôi được chia làm 3 phương thức:
nuôi thả rông, nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Tuổi lợn nghiên cứu tại 3
tỉnh được chia thành 5 lứa tuổi: nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, lớn hơn 2-4 tháng
tuổi, lớn hơn 4-6 tháng tuổi, lớn hơn 6-8 tháng tuổi và lớn hơn 8 tháng tuổi.
3.5.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm giun tròn ký sinh ở
đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp Fullerborn để xét nghiệm mẫu phân lợn tìm trứng giun
tròn. Đánh giá cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master. Xác định tỷ lệ nhiễm

giun bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa. Đánh giá cường độ
nhiễm giun/lợn tròn bằng trị số min (nhỏ nhất) và trị số max (lớn nhất)
3.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại vùng
nghiên cứu
3.5.4.1. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày
trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm
Thu thập trứn giun dạ dày bằng phương pháp mổ tử cung giun cái trưởng thành
từ các mẫu giun thu được trong quá trình mổ khám lợn. Đếm trứng giun bằng phương
pháp tự tạo. Nôi trứng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí
nghiệm. Quan sát sự phát triển của trứng giun qua sự phát triển của tế bào phôi trứng
dưới kính hiển vi quang học. Theo dõi tới khi trứng phát triển thành ấu trùng trong
thời gian nuôi. Đo kích thước trứng và ấu trùng giun dạ dày bằng trắc vi thị kính.
3.5.4.2. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày
trong môi trường pH khác nhau
Dùng 8 đĩa petri trong đó 2 đĩa chứa sẵn axit axetic có pH=5; 2 đĩa chứa nước cất
có pH=7 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=9 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=11. Cho trứng giun
dạ dày vào nuôi, mỗi đĩa 60 trứng để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hàng ngày kiểm tra,
theo dõi sự phát triển của tế bào phôi trong trứng và quá trình hình thành ấu trùng giun.
Ghi chép, chụp ảnh mô tả sự thay đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi.
3.5.4.3. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày
trong môi trường hóa chất thông dụng
Dùng 6 đĩa petri chứa sẵn dung dịch hóa chất, trong đó 2 đĩa chứa Nacl, nồng
độ 5% và 10%; 2 đĩa chứa NaOH, nồng độ 5% và 10%, và 2 đĩa chứa Ca (OH)2, nồng
độ 5% và 10%. Đưa trứng giun dạ dày vào nuôi, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Hàng ngày theo dõi sự biến đổi về hình thái, kích thước, màu sắc của trứng, sự biến
đổi tế bào phôi và ấu trùng trong trứng...
5


3.5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu bệnh học của lợn bị nhiễm giun dạ dày.

Chúng tôi tiến hành mổ khám 20 lợn nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800
trứng/gam phân bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa của Skrjabin
(1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Quan sát những biến đổi về
bệnh tích đại thể ở các cơ quan như: gan, phổi, thực quản, dạ dày, nơi ấu trùng di
hành và vị trí ký sinh của giun trưởng thành. Ghi chép các thông tin về bệnh tích,
chụp ảnh và mô tả.
Chọn 9 lợn bị nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, mổ
khám để nghiên cứu bênh tích vi thể. Thu thập bệnh phẩm từ những vùng bệnh tích
điện hình ở niêm mạc dạ dày có giun ký sinh. Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch
formon 10%. Làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc Parafin, nhuộm tiêu bản
bằng Hematoxilin – Eosin (HE)
Tiến hành xét nghiệm máu của 18 lợn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Trong đó 9 lợn bị
nhiễm giun dạ dày có cường độ nhiễm từ 500-800 trứng/gam phân và 9 lợn khỏe
mạnh được xác định không bị nhiễm giun, sán và không bị mắc bệnh khác. Mẫu máu
dùng cho xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học phải được lấy vào buổi sáng trước khi
cho lợn ăn. Các chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun dạ dày được xác định bằng
máy đo huyết học tự động CD - 3700.
3.5.6. Phƣơng pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn
* Xác định hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ
dày ở lợn
- Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn
trên diện hẹp
- Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn
trên diện rộng
* Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn
- Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn tại huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên
+ Lô thử nghiệm áp dụng biện pháp phòng trị bệnh: dùng thuốc tẩy giun dạ dày
cho lợn. Chuồng trại được quét dọn và cọ rửa thường xuyên. Lợn phải được nuôi nhốt
chuồng.

+ Lô đối chứng thì ngược lại không áp dụng các biện pháp phòng trị trên.
+ Bố trí thư nghiệm trong 3 tháng. Sau 3 tháng thử nghiệm đánh giá hiệu quả
của biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày bằng phương pháp định lượng số
trứng/gam phân của lô thử nghiệm và lô đối chứng.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của
trứng giun dạ dày lợn
* Kết quả biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí
* Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong đống phân ủ hiếu khí
* Sức sống của trứng giun dạ dày sau khi lưu giữ trong đống phân ủ hiếu khí
6


* Đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa
cho lợn
3.5.7. Xử lý số liệu
- Các số liệu của đề tài đươc xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm
MINITAB 14.0
So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại các điạ điểm nghiên cứu, tỷ lệ
nhiễm theo vùng địa hình, mùa vụ, phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh bằng phép
thử χ2 (Chi-Square Test). So sánh các chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun dạ dày
và lợn không bị nhiễm giun dạ dày bằng phép thử t (Student test).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI, TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM TRÕN KÝ SINH
Ở ĐƢỜNG TIÊU HÓA CỦA LỢN NUÔI TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC
4.1.1. Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh ba tỉnh
nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn và thu thập giun tròn đường tiêu hóa
của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên để xác định thành phần loài
(bảng 4.1).
Bảng 4.1. Những loài giun tròn tìm thấy ở đường tiêu hóa của lợn tại vùng

nghiên cứu
Phân bố
TT
Tên giun tròn
Cao
Bắc
Thái
Bằng Kạn Nguyên
1 Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925)
Dạ dày
+
+
+
2 Ascaris suum (Goeze, 1872)
Ruột non
+
+
+
3 Trichocephalus suis (Schranh, 1788)
Ruột già
+
+
+
4 Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930)
Ruột non
+
+
+
5 Oesophagostomum dentatum (Rodolphi, 1803)
Ruột già

+
+
+
5
5
5
Tổng số loài phát hiện
Ghi chú: (+) có phát hiện.
Nơi ký
sinh

Lợn nuôi tại vùng nghiên cứu đều thấy nhiễm 5 loài giun tròn đường tiêu hóa
là Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Oesophagostomum dentatum, Ascaris
suum và Gnathostoma doloresi. Trong đó loài G. doloresi lần đầu tiên mới được phát
hiện tại vùng nghiên cứu.
4.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh
nghiên cứu
4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm
qua mổ khám
Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại vùng nghiên
cứu để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn (bảng 4.2).
- Về tỷ lệ nhiễm: lợn ở 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu
hóa khá cao, tỷ lệ nhiễm chung là 71,67%, dao động từ 69,72 - 73,06%.
7


- Về cường độ nhiễm: lợn ở ba tỉnh có cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu
hóa từ 1 - 98 giun/lợn.
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn
tại các địa điểm qua mổ khám

Địa phƣơng
(tỉnh)
Cao Bằng
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Tính chung

Số lợn mổ
Số lợn
khám (con) nhiễm (con)
360
260
360
263
360
251
1080
774

Tỷ lệ
nhiễm (%)
72,22
73,06
69,72
71,67

Cƣờng độ nhiễm số
giun/lợn từ min - max
1 - 88
1 - 95

1 - 98
1 - 98

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn
đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu gần tương tự nhau. Sự sai khác giữa các
tỉnh là không rõ rệt (p > 0,05).
4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài tại các
địa điểm qua mổ khám
Từ kết quả mổ khám 1080 lợn tại một số địa phương của ba tỉnh nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài giun tròn (bảng 4.3).
- Về tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm chung của các loài giun tròn giao động từ 17,69
đến 39,17%. Trong đó loài A.suum nhiễm cao nhất (39,17%) và thấp nhất là
G. doloresi (17,69%).
- Về cường độ nhiễm: loài T. suis cường độ nặng nhất, dao động từ 5 - 98
giun/lợn và cường độ nhẹ nhất là A. suum dao động từ 1-10 giun/lợn
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài
giun tại vùng nghiên cứu qua mổ khám

Tên
giun tròn
T. suis
S. ransomi
O. dentatum
A. suum
G. doloresi

Địa điểm nghiên cứu
Cao Bằng (n= 360)
Bắc Kạn (n= 360)
Thái Nguyên (n= 360)

Cƣờng
Cƣờng
Cƣờng
Số lợn Tỷ lệ
Số lợn Tỷ lệ
Số lợn Tỷ lệ
độ
độ
độ
nhiễm nhiễm
nhiễm nhiễm
nhiễm nhiễm
(min (min (min –
(con) (%)
(con) (%)
(con) (%)
max)
max)
max)
109 30,28 3 - 95 120 33,33 5 - 88 123 34,17 6 - 98
110 30,56 7 - 86 116 32,22 6 - 64 134 37,22 3 - 96
132 36,67 3 - 75 135 37,50 3 - 69 126 35,00 4 - 85
140 38,89 2 - 15 164 45,56 3 - 19 119 33,06 1 - 10
51
14,16 3 - 23
77
21,39 4 - 27
63
17,50 2 - 12
Chú thích: n là số con nghiên cứu


Tỷ lệ
nhiễm
chung
(%)
32,59
33,33
36,39
39,17
17,69

4.1.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm
qua xét nghiệm phân
Qua xét nghiệm phân của 9936 lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu, có 7007 lợn nhiễm
giun tròn đường tiêu hóa (bảng 4.4).
- Về tỷ lệ nhiễm chung tôi thấy, tỷ lệ nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa
của ba tỉnh là 70,52%. Trong đó: ở tỉnh Bắc Kạn lợn nhiễm 72,64%; ở tỉnh Cao Bằng
là 70,77% và ở tỉnh Thái Nguyên 68,15%.
8


Bảng 4.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn
tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân
Địa phƣơng
(tỉnh)
Cao Bằng
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Tính chung


Số lợn Số lợn Tỷ lệ
kiểm tra nhiễm nhiễm
(con) (con) (%)
3312
3312
3312
9936

2344
2406
2257
7007

70,77
72,64
68,15
70,52

≤500
n
969
824
966
2759

%
41,34
34,25
42,80
39,37


Cƣờng độ nhiễm
>800 >500 - 800
1000
n
%
n
%
1100 46,93 199 8,49
828 34,41 490 20,37
897 39,74 294 13,03
2825 40,32 983 14,03

>1000
n
76
264
100
440

%
3,24
10,97
4,43
6,28

- Về cường độ nhiễm chúng tôi thấy, lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu nhiễm giun tròn
đường tiêu hóa ở 4 cường độ từ nhẹ đến rất nặng. Trong đó lợn nhiễm ở cường độ
trung bình tỷ lệ nhiễm chung chiếm cao nhất 40,32% biến động từ 34,41-46,93%; ở
cường độ nhẹ tỷ lệ nhiễm là chung 39,37% biến động từ 34,25-42,80%; ở cường độ

nặng tỷ lệ nhiễm là chung là 14,03% biến động từ 8,49-20,37% và rất nặng chiếm tỷ
lệ chung rất thấp 6,28% biến động từ 3,24-10,97%.
4.1.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài tại các
địa điểm qua xét nghiệm phân
Từ kết quả xét nghiệm phân lợn tại một số địa phương của ba tỉnh nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo
loài (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài
giun tại các địa điểm qua xét nghiện phân
Địa
phƣơn
g (tỉnh)

Tên loài
giun

Cao T.suis
Bằng S.rasomi
O.detatum
A.suum
G.doloresi
Bắc T.suis
Kạn S.rasomi
O.detatum
A.suum
G.doloresi
Thái T.suis
Nguyê S.rasomi
O.detatum
n

A.suum
G.doloresi

Số
lợn
kiểm
tra
(con)

Số Tỷ lệ
Cƣờng độ nhiễm
lợn nhiễ
≤ 500
> 500 - 800
> 800 nhiễ
m
1000
m
(%)
n
%
n
%
n
%
(con
953 28,77 374 39,24 520 54,56 47 4,93
3312 957 28,89 498 52,04 434 45,35 19 1,99
1134 34,24 510 44,97 583 51,41 29 2,56
1247 37,65 610 48,92 528 42,34 75 6,01

620 18,72 350 56,45 229 36,94 29 4,68
961 29,02 432 44,95 461 47,97 42 4,37
3312 1027 31,01 408 39,73 496 48,30 87 8,47
1198 36,17 435 36,31 528 44,07 157 13,11
1472 44,44 604 41,03 696 47,28 105 7,13
682 20,59 358 52,49 168 24,63 99 14,52
1102 33,27 549 49,82 450 40,83 86 7,80
3312 1193 36,02 612 51,30 475 39,82 65 5,45
1093 33,00 465 42,54 524 47,94 75 6,86
1024 30,92 495 48,34 468 45,70 54 5,27
561 16,94 358 63,81 183 32,62 14 2,50
Chú thích: n là số con nghiên cứu
9

> 1000
n %
12
6
12
34
12
26
36
78
67
57
17
41
29
7

6

1,26
0,63
1,06
2,73
1,94
2,71
3,51
6,51
4,55
8,36
1,54
3,44
2,65
0,68
1,07


Kết quả xét nghiệm 9936 mẫu phân lợn các lứa tuổi tại ba tỉnh nghiên cứu đã
phát hiện 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là T.suis, S.ransomi,
O.dentatum, A.suum và G. doloresi.
Ở tỉnh Cao Bằng tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cao nhất là loài
A.suum 37,65%, nhiễm thấp nhất là G. doloresi 18,72%. Tỉnh Bắc Kạn nhiễm cao
nhất là A.suum 44,44%, nhiễm thấp nhất là G.doloresi 20,59%. Tỉnh Thái Nguyên
nhiễm cao nhất là S.ransomi 36,02%, nhiễm thấp nhất là G.doloresi 16,94%.
4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tuổi
Lợn nuôi tại 3 tỉnh nghiên cứu ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm các loài
giun tròn đường tiêu hóa khác nhau (bảng 4.6).
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu

Tuổi lợn
(tháng)
≤2
>2 - 4
>4 - 6
>6 - 8
>8
Tính
chung

Số lợn
kiểm
tra
(con)
1987
1989
1987
1987
1986
9936

T.suis
n
527
914
697
469
409

%


Tỷ lệ nhiễm theo loài giun tròn
S.ransomi O.dentatum
A.suum
n

%

n

26,52 1117 56,22 254
45,95 911 45,80 398
35,08 690 34,73 699
23,60 325 16,36 996
20,59 134 6,75 1078

G.doloresi

%

n

%

n

%

12,78
20,01

35,18
50,13
54,28

781
960
808
699
495

39,31
48,27
40,66
35,18
24,92

0
205
375
515
768

0
10,31
18,87
25,92
38,67

3016 30,35 3177 31,97 3425 34,47 3743 37,67 1863 18,75
Chú thích: n là số con nhiễm, % tỷ lệ nhiễm


Lợn ≤2 tháng tuổi nhiễm loài S.ransomi cao nhất 56,22% và loài O.dentatum
nhiễm thấp nhất 12,78%, loài G.doloresi chưa thấy nhiễm.
Lợn >2-4 thán tuổi nhiễm loài A.suum cao nhất 48,27% và thấp nhất là
G.doloresi: 10,31%
Lợn >4-6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài A.suum 40,66% và nhiễm thấp
nhất là loài G.doloresi 18,87%.
Lợn >6-8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài O.dentatum 50,13% và nhiễm
thấp nhất là loài S.ransomi 16,36%.
Lợn >8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là O.dentatum 54,28%; tỷ lệ nhiễm thấp
nhất là loài S.ransomi 6,75%.
4.1.2.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo địa hình
Xác định những biến động về tỷ lệ nhiễm theo vùng địa hình, qua mổ khám
1080 lợn và xét nghiệm 9936 mẫu phân lợn tại vùng nghiên cứu (bảng 4.7).
Tại 3 tỉnh nghiên cứu, lợn nuôi ở vùng núi cao nhiễm giun tròn đường tiêu hóa
cao nhất 90,28% qua mổ khám và 88,74 % qua xét nghiệm phân ; đứng thứ hai vùng
bán sơn địa 73,06% qua mổ khám và 72,76% qua xét nghiệm phân và thấp nhất là
vùng đồng bằng là 51,67% qua mổ khám và 50,52% qua xét nghiệm phân. Như vậy,
tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tăng dần theo địa hình, sự khác biệt về
tỷ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê (P< 0,01).
10


Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo địa hình khác nhau
Vùng địa hình
Vùng đồng bằng
Vùng bán sơn địa
Vùng núi cao
Tính chung


Qua mổ khám
Số lợn
Số lợn
Tỷ lệ
mổ khám nhiễm
nhiễm
(con)
(con)
(%)
360
186
51,67
360
263
73,06
360
325
90,28
1080
774
71,67

Qua xét nghiệm phân
Số lợn
Số lợn
Tỷ lệ
kiểm tra nhiễm
nhiễm
(con)
(con)

(%)
3387
1711
50,52
3227
2348
72,76
3322
2948
88,74
9936
7007
70,52

4.1.2.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo mùa vụ nhằm tạo cơ
sở khoa học cho biện pháp phòng bệnh có trọng tâm, chúng tôi nghiên cứu nghiên
cứu từ 2010 đến 2013 (bảng 4.8).
Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo mùa vụ
Năm
2010

Mùa vụ

Xuân - Hè
Thu - Đông
2011 Xuân - Hè
Thu - Đông
2012 Xuân - Hè
Thu - Đông

2013 Xuân - Hè
Thu - Đông
Tính Xuân - Hè
chung Thu - Đông

Mổ khám
Số lợn
Số lợn
mổ khám nhiễm
(con)
(con)
135
107
135
87
138
112
138
90
133
106
133
83
134
104
134
85
540
429
540

345

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
79.26
64.44
81.16
65.22
79.70
62.41
77.61
63.43
79.44
63.89

Xét nghiệm phân
Số lợn
Số lợn
Tỷ lệ
kiểm tra nhiễm
nhiễm
(con)
(con)
(%)
1244
982
78.94
1244
784

63.02
1247
1005
80.59
1247
809
64.88
1240
962
77.58
1240
758
61.13
1237
954
77.12
1237
753
60.87
4968
3903
78.56
4968
3104
62.48

Ở vụ Xuân - Hè tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cao hơn so với vụ
Thu - Đông kể cả phương pháp mổ khám cũng như phương pháp xét nghiệm phân.
Tỷ lệ nhiễm chung vụ Xuân - Hè 79,44% qua mổ khám và 78,56% qua xét nghiệm
phân . Ở vụ Thu - Đông tỷ lệ nhiễm là 63,89% qua mổ khám và 62,48% qua xét

nghiệm phân, sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa hai vụ có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).
4.1.2.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi
Để xác định được phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ
nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn chúng tôi đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn
đường tiêu hóa của lợn theo ba phương thức (bảng 4.9).
Kết quả mổ khám và xét nghiệm phân lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu cho thấy, lợn
thả rông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất là 99,44% qua mổ khám và
98,38% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp hơn là lơn nuôi bán chăn thả tỷ lệ nhiễm
73,61% qua mổ khám và 72,73% qua xét nghiệm phân và nhiễm thấp nhất là nuôi nhốt
hoàn toàn 41,94% qua mổ khám và 41,06% qua xét nghiệm phân. Sự sai khác về tỷ lệ
nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn giữa ba phương thức nuôi rất rõ rệt (P <0,001).
11


Bảng 4.9. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo phƣơng thức nuôi
Phƣơng thức
chăn nuôi
Nuôi thả rông
Bán chăn thả
Nhốt hoàn toàn
Tính chung

Số lợn mổ
khám
(con)
360
360
360
1080


Mổ khám
Số lợn
nhiễm
(con)
358
265
151
774

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
99,44
73,61
41,94
71,67

Xét nghiệm phân
Số lợn
Số lợn
Tỷ lệ
kiểm tra
nhiễm
nhiễm
(con)
(con)
(%)
3275
3222
98,38

3315
2411
72,73
3346
1374
41,06
9936
7007
70,52

4.1.2.9. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh
Tình trạng vệ sinh là một trong những yếu tố dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn
đường tiêu hóa của lợn. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn
theo tình trạng vệ sinh (bảng 4.10).
Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh
Tình trạng
vệ sinh
Tốt
Trung bình
Kém
Tính chung

Số lợn mổ
khám
(con)
360
360
360
1080


Mổ khám
Số lợn
nhiễm
(con)
142
275
357
774

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
39,44
76,39
99,17
71,67

Xét nghiệm phân
Số lợn
Số lợn
Tỷ lệ
kiểm tra
nhiễm
nhiễm
(con)
(con)
(%)
3259
1267
38,88

3358
2486
74,03
3319
3254
98,04
9936
7007
70,52

Lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao
nhất 99,17% qua mổ khám và 98,04% qua xét nghiệm phân. Lợn nuôi ở điều kiện vệ
sinh trung bình tỷ nhiễm 76,39% qua mổ khám và và 74,03% qua xét nghiệm phân và
nhiễm thấp nhất lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh tốt nhiễm 39,44% qua mổ khám và
38,88% qua mổ khám. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn
theo tình trạng vệ sinh là rất rõ rệt (P< 0,001).
4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN DẠ DÀY
LỢN G. DOLORESI
4.2.1. Thời gian phát triển của trứng G.doloresi trong môi trƣờng nƣớc cất tại
phòng thí nghiệm
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh giun dạ dày lợn, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu sự phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi ở điều kiện
phòng thí nghiệm (bảng 4.11).
Bảng 4.11. Thời gian phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi
trong môi trƣờng nƣớc cất ở điều kiện phòng thí nghiệm
Đợt thí
nghiệm

Môi
trƣờng


I (mùa Xuân)
II (mùa Hè)
III (mùa Thu)
IV(mùa Đông)

Nước
cất

Nhiệt độ
(Co)
Min Max
15
22
24
32
22
28
14
20

pH

7,2

12

Số trứng Số trứng
nuôi
nở

(quả)
(quả)
100
90
100
95
100
93
100
88

Tỷ lệ
nở
(%)
90,00
95,00
93,00
88,00

Thời
gian nở
(ngày)
12 - 15
9 - 10
10 - 11
13 - 15


Thời gian trứng G. doloresi phát triển và tỷ lệ nở phụ thuộc vào nhiệt độ của
môi trường. Mùa Hè, nhiệt độ 24-32oC, thời gian trứng nở ngày thứ 9-10 sau khi nuôi,

tỷ lệ nở là 95%. Nhưng ở mùa Đông nhiệt độ 14-20oC, thời gian trứng nở từ ngày 1315 sau khi nuôi, tỷ lệ nở 88,00%.
4.2.2. Sức đề kháng của trứng G. doloresi ở các môi trƣờng pH khác nhau
Chúng tôi thử nghiệm nuôi trứng G. doloresi trong môi trường có độ pH = 5, 7,
9 và 11, ở nhiệt độ phòng thí nghiệm từ 24-32oC (bảng 4.12).
Bảng 4.12. Sức đề kháng của trứng G. doloresi trong môi trƣờng có pH khác nhau
pH
Số
của
trứng
môi
ngâm
trƣờng

5

120

7

120

9

120

11

120

Những biến đổi hình thái của trứng


Vỏ trứng nhạt màu, không thấy khoảng
phân cách giữa phôi bào và vỏ trứng,
phôi bào mờ dần, tế bào phôi tan ra trải
đều trong trứng, vỏ trứng tan rã.
Trứng phát triển bình thường, phôi bào
màu vàng nhạt, từ một khối phôi to phân
tách thành nhiều phôi nhỏ dàn đều trong
trứng và phát triển thành ấu trùng
Đa số trứng phôi bào phát triển kém, số
còn lại phôi bào dồn về một cực, màu
nhạt dần, vỏ trứng bị biến dạng.
Đa số trứng vỏ bị biến dạng, phôi bào tan
ra dàn đều trong trứng, tế bào phôi thoát
ra khỏi vỏ, số ít còn lại phôi bào vẫn phát
triển nhưng rất kém .

Tỷ lệ
Thời gian
Số trứng
phát
phát triển
phát triển triển
thành ấu
thành ấu thành ấu
trùng
trùng
trùng
(ngày)
(%)

0

0

0,00

5-7

110

91,67

5-7

77

64,17

5-7

39

32,50

Môi trường acid có pH = 5, toàn bộ số trứng được ngâm bị biến đổi mạnh, vỏ
nhạt màu dần, phôi bị tan ra. Môi trường pH = 7, có 91,67% trứng phát triển thành ấu
trùng. Ở môi trường pH = 9, có 64,17% trứng còn phôi bào và phát triển kém, số còn
lại vỏ trứng nhạt màu dần, phôi tan ra. Ở môi trường pH = 11, chỉ có 32,50% số trứng
phôi bào phát triển kém, đa số trứng vỏ bị biến dạng, phôi bào bị tan ra và thoát ra
khỏi vỏ.

4.2.3. Sức đề kháng của trứng G. doloresi ở các môi trƣờng hóa chất khác nhau
Để đánh giá sức đề kháng của trứng G. doloresi đối với một số môi trường hóa
chất, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm nuôi trứng trong ba loại hóa chất thông dụng
(bảng 4.13).
Trứng G. doloresi phát triển được thành ấu trùng trong môi trường Nacl 5%,
nhưng bị phá hủy trong môi trường NaOH 10% và Ca(OH)2 từ 5-10%.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhận xét: dung dịch Ca(OH) 2 ở nồng độ từ
5 -10% là hóa chất làm cho trứng G. doloresi bị phá hủy nhanh . Đây là loại hóa chất
13


thông dụng, rẻ tiền, dễ sử dụng, dễ tìm, không ảnh hưởng đến vật nuôi và đời sống
sinh hoạt con người.
Bảng 4.13. Sức đề kháng của trứng G. doloresi trong môi trƣờng hóa chất
Thời gian
theo dõi
(ngày)

1-4

5 - 10

11 - 23

Môi trƣờng nuôi trứng
NaCl
NaOH
Ca(OH)2
5%
10%

5%
10%
5%
10%
Phôi
Phôi phát
Tế bào
Vỏ trứng bị
Vỏ trứng bị bào
Phôi phát
phát
triển kém rồi
phôi bị
bào mòn, tế
mòn, phôi chết
triển bình
triển
chết và
teo, co
bào phôi bị
và chuyển sang
thường
kém rồi chuyển sang
cụm lại
méo và co
màu đen
chết
màu đen
một bên
cụm

Hình
Trứng
Trứng nhạt
Trứng
Trứng nhạt màu
Trứng nhạt
thành ấu nhạt màu màu dần và
nhạt màu
dần và tan ra
màu và tan ra
trùng
dần
tan ra
và tan ra
Nở thành
ấu trùng
L1 tồn tai
1 - 2 ngày
Chú thích: (-) là không phát triển

4.3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC DO G. DOLORESI GÂY RA Ở
LỢN TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU
4.3.1. Bệnh tích đại thể do G. dolore gây ra ở lợn
Bệnh tích là một trong những dấu hiệu trong quá trình chẩn đoán bệnh giun dạ
dày G. doloresi, mổ khám 20 lợn mắc bệnh giun dạ dày (bảng 4.14).
Bảng 4.14. Bệnh tích đại thể do G. doloresi gây ra ở dạ dày của lợn do
STT

Bệnh tích đại thể ở các cơ quan


Số lợn mổ
khám (con)

1
2
3
4
5
6

Phù niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày bị viêm
Niêm mạc dạ dày tụ huyết
Xuất huyết niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày bị loét có bờ cứng
Thủng niêm mạc dạ dày

20

Số lợn có bệnh
tích (con)
19
20
8
6
17
20

Tỷ lệ
(%)

95,00
100,00
40,00
30,00
85,00
100,00

Lợn bị nhiễm G. doloresi thể hiện bệnh tích rõ nhất là niêm mạc dạ dày bị thủng
và viêm chiếm 100%; phù niêm mạc dạ dày chiếm 95%; niêm mạc bị loét có bờ cứng
chiếm 85%; niêm mạc dạ dày tụ huyết chiếm 40%; niêm mạc xuất huyết chiếm 30%.
4.3.2. Bệnh tích vi thể do G. doloresi gây ra ở lợn tại các địa phƣơng nghiên cứu
Bệnh tích vi thể thấy rõ nhất là biểu mô thành dạ dày bị tổn thương nặng, tế
bào biểu mô dạ dày bị phá hủy chiếm 100%, hạ niêm mạc bị xung huyết, thẫm nước
phù chiếm 91,67%, thâm nhiễm bạch cầu ái toan 94,44%. biểu mô dạ dày bị hoại tử
61,11% (bảng 4.15).
14


Bảng 4.15. Bệnh tích vi thể ở cơ quan tiêu hóa của lợn do nhiễm giun dạ dày
G. doloresi gây ra

STT

1
2
3
4
5
6


Bệnh tích
Biểu mô dạ dày tổn
thương
Tế bào biểu mô dạ dày
bị phá hủy
Biểu mô dạ dày bị hoại tử
Thâm nhiễm tế bào
viêm ở hạ niêm mạc
Hạ niêm mạc bị xung
huyết và thấm nước phù
Thâm nhiễm bạch cầu ái
toan ở hạ niêm mạc

Mức độ
Tổng số
Tổng
block có
số
+
++
+++
bệnh tích
block
theo Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
dõi block (%) block (%) block (%) block (%)
36

6

16,67


12

33,33

18

50,00

36

100,00

36

2

5,56

14

38,88

20

55,56

36

100,00


36

5

13,89

9

25,00

8

22,22

22

61,11

36

10

27,78

8

22,22

12


33,33

30

83,33

36

5

13,89

11

30,56

17

47,22

33

91,67

36

9

25,00


11

30,56

14

38,89

34

94,44

4.3.3. xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm G. doloresi
4.3.3.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn không bị
nhiễm giun dạ dày G. doloresi và lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi
Chúng tôi tiến hành xét nghiệm máu của 18 lợn từ 4 đến 6 tháng tuổi. Thí
nghiệm được chia thành 2 lô.
- Lô thí nghiệm: chọn 9 lợn được xác định chỉ bị nhiễm giun dạ dày qua xét
nghiệm phân có cường độ từ 500-800 trứng/gram phân, không bị mắc bệnh Truyền
nhiễm và các bệnh khác.
- Lô đối chứng: chọn 9 lợn khỏe bình thường, được xác định không bị mắc
bệnh Truyền nhiễm và các bệnh khác.
Giun G. doloresi ký sinh ở niêm mạc dạ dày và hút máu lợn để nuôi cơ thể,
nghiên cứu tác hại của giun G. doloresi tới các chỉ tiêu sinh lý máu lợn là rất cần thiết
(bảng 4.16).
Bảng 4.16. Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố
giữa lợn không bị nhiễm giun G. doloresi và lợn bị bệnh giun G. doloresi
Chỉ số máu
*Số lợn nghiên cứu

Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu)
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3 máu)
Hàm lượng huyết sắc tố (g%)

Lợn không nhiễm Lợn bị nhiễm
Mức ý nghĩa
G.doloresi
G.doloresi
(p)
( X ± mx )
( X ± mx )
9
5,22 ± 0,08
20,04 ± 0,13
11,58 ± 0,11

9
4,52 ± 0,12
25,60 ± 0,10
9,94 ± 0,09

P> 0,05
P> 0,05
P> 0,05

Số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn nhiễm G.doloresi lần
lượt là 4,52 triệu/mm3máu và 9,94g% giảm so với lô lợn không nhiễm G.doloresi là
15



5,22 triệu/mm3 máu và 11,58 g%. Sự thay đổi này là chưa rõ rệt (P> 0,05).
Số lượng bạch cầu ở lô lợn nhiễm G. doloresi là 25,60 nghìn/mm3 máu, có
tăng so với số lượng bạch cầu ở lô lợn không nhiễm G. doloresi là 20,04 nghìn/mm3
máu. Như vậy, số lượng bạch cầu của lô lợn bị nhiễm G. doloresi cao hơn so với số
lượng bạch cầu của lô lợn không nhiễm G. doloresi, nhưng sự thay đổi này là chưa rõ
rệt (P> 0.05).
4.3.3.2. Công thức bạch cầu của lợn không bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi và lợn
bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi
Lô lợn nhiễm G. doloresi có sự thay đổi công thức bạch cầu so với lô lợn
không nhiễm G. doloresi như: Bạch cầu trung tính của lô lợn nhiễm G. doloresi là
31,04% giảm so với lô lợn không nhiễm G. doloresi là 40,36%. Bạch cầu ái toan của
lô lợn nhiễm G. doloresi lô là 11,59%, tăng so với lô lợn không nhiễm G. doloresi là
4,08%. Bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu của lô lợn nhiễm G.
doloresi và lô lợn không nhiễm G. doloresi ít thay đổi (bảng 4.17).
Bảng 4.17. So sánh công thức bạch cầu của lợn không bị nhiễm giun dạ dày
G. doloresi và lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi
Công thức
bạch cầu
* Số lợn nghiên cứu
Trung tính
Ái toan
Ái kiềm
Lâm ba cầu
Đơn nhân lớn

Lợn không nhiễm
G.doloresi

Lợn bị nhiễm
G.doloresi


( X ± mx ) %

( X ± mx ) %

9
40,36 ± 0,19
4,08 ± 0,13
1,41± 0,12
48,64 ± 0,26
3,04 ± 0,11

9
31,04 ± 0,17
11,59 ± 0,11
1,46 ± 0,13
51,78 ± 0,17
3,32 ± 0,09

Mức ý nghĩa
(p)

P> 0,05
P> 0,05
P> 0,05
P> 0,05
P> 0,05

4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ BỆNH GIUN DẠ DÀY LỢN G.
DOLORESI

4.4.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày
G. doloresi ở lợn
4.4.1.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày
G. doloresi của lợn trên diện hẹp
Hiệu lực tẩy của 3 loại thuốc được trình bày tại bảng 4.18. Năm lợn dùng thuốc
ivermectin 25%, số giun ra theo phân lợn 104 giun, số giun thu được khi mổ khám là
3 giun, tổng số giun thu được là 107 giun; 5 lợn dùng thuốc levamisole 7,5%, số giun
ra theo phân là 81 giun, số giun thu được khi mổ khám là không, tổng số giun thu
được là 81 giun. 5 lợn dùng mebendazole 10%, số giun ra theo phân là 75 giun, số
giun thu được khi mổ khám 6 giun, tổng số giun thu được là 81 giun. Ở lô đối chứng
không sự dụng thuốc tẩy, số giun ra theo phân không có, số giun thu được khi mổ
16


khám 102 giun, tổng số giun thu được 102 giun. Như vậy ta có thể đánh giá được ba
loại thuốc tẩy có hiệu lực rất tốt đối với lợn thử nghiệm so với lợn đối chứng thông qua
kết quả thu thập xác giun ra theo phân và mổ khám lợn thu thập giun ở trong dạ dày.
Bảng 4.18. Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc điều trị bệnh giun dạ dày G. doloresi
của lợn trên diện hẹp
Số lô

Số hiệu
lợn dùng
thuốc

Thuốc và liều
lƣợng

Lô thử
nghiệm 1


A1
A2
A3
A4
A5

Ivermectin
(0,3mg/ kgTT)
Tổng

Lô thử
nghiệm 2

B1
B2
B3
B4
B5

Levamisole
(7,5mg/kgTT)
Tổng

Lô thử
nghiệm 3

C1
C2
C3

C4
C5

Mebendazole
(30mg/kgTT/ngày)
Tổng

Lô đối
chứng

D1
D2
D3
D4
D5

Không dùng thuốc

Tổng

Số giun
ra theo
phân
(con
19
25
22
20
18
104

17
21
15
16
12
81
21
20
14
11
9
75
0
0
0
0
0
0

Số giun
Tổng số
thu đƣợc
giun/lợn
khi mổ
(con
khám (con
0
19
2
27

0
22
1
21
0
18
3
107
0
17
0
21
0
15
0
16
0
12
0
81
0
21
4
24
2
16
0
11
0
9

6
81
22
22
25
25
18
18
20
20
17
17
102
102

Đƣờng
đƣa
thuốc

Tiêm
bắp

Tiêm
bắp

Trộn
thức ăn

Không



4.4.1.2. Hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày
G. doloresi ở lợn trên diện rộng
Từ kết quả thử nghiệm về hiệu lực và độ an toàn của 3 thuốc trên diện hẹp,
chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 3 loại thuốc này trên diện rộng (bảng 4.19).
Thuốc levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kg thể trọng có hiệu tẩy đạt 100%. Thuốc
ivermectin 25%, liều 0,3mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy đạt 97,14%. Thuốc
mebendazol 10%, liều 30mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy đạt 92,23%.
17


Bảng 4.19. Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày
G. doloresi của lợn trên diện rộng
Lô thử
nghiệm

Lô 1
Lô 2
Lô 3

Tên thuốc
và liều
lƣợng

Trƣớc tẩy
Sau tẩy 15 ngày
Số lượng Cường độ Số lợn còn Cương độ
lợn (con) Trứng/gam
trứng
Trứng/ga

phân
(con)
m phân

Ivermectin
0,3mg/kgTT
Levamisole
7,5mg/kgTT
Mebendazole
30mg/kgTT

Hiệu lực tẩy
Số lợn Hiệu
sạch
lực
trứng
tẩy
(con)
(%)

105

480,96

3

39,00

102


97,14

107

466,95

0

0

107

100,00

103

438,99

8

63,75

95

92,23

4.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày G. doloresi
cho lợn
4.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn trước khi thử nghiệm
Chúng tôi chọn 225 lợn từ 4 tháng tuổi trở lên, nuôi tại các hộ gia đình của 3

xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lợn thí nghiệm được phân thành 2 lô: lô
thí nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, tính biệt, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Bảng 4.20. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn
trƣớc khi thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh

Diễn giải
Số lợn kiểm tra (con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
≤ 500
Cường độ
nhiễm
(trứng/g
phân)

> 500 - 800
>800 - 1000
>1000

n
%
n
%
n
%
n
%

Thử nghiệm


Đối chứng

115
20
17,39
10
50,00
6
30,00
3
15,00
1
5,00

110
19
17,27
9
47,37
6
31,58
3
15,79
1
5,26

18

Mức ý nghĩa

(p)
p> 0.05
p> 0.05
p> 0.05
p> 0.05
p>0.05


- Lô thí nghiệm được áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng trị bệnh gồm: lợn
được dùng thuốc levamisole 7,5% tẩy giun trước khi vào thí nghiệm, nền chuồng
hàng ngày luôn được vệ sinh, phân được thu gom, máng ăn uống luôn được rửa sạch,
thức ăn, nước uống đạm bảo hợp vệ sinh. Lợn được nuôi nhốt trong chuồng.
- Lô đối chứng thì ngược lại: không áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi trước khi thử nghiệm của 2 lô
(bảng 4.20).
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày ở lô thử nghiệm và lô đối chứng tương
trước khi thử nghiệm gần như tương đương nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa
hai lô không rõ rệt (p> 0,05).
4.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn sau 3 tháng thử
nghiệm
Đánh giá hiệu quả sau 3 tháng thử nghiệm áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng
trị bệnh giun dạ dày G. doloresi (bảng 4.21).
- Tỷ lệ nhiễm: sau 3 tháng thử nghiệm, tỷ lệ nhiễm G. doloresi ở lợn của lô thử
nghiệm là 1,74% thấp hơn tỷ lệ nhiễm của lô đối chứng là 20,91%, sự sai khác về tỷ
lệ nhiễm giữa hai lô là rất rõ rệt (P< 0,001).
Bảng 4.21. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn
Sau 3 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh

Thử
Đối

Mức ý
Diễn giải
nghiệm chứng
nghĩa (p)
Số lợn kiểm tra (con)
115
110
Số lợn nhiễm (con)
2
23
Tỷ lệ nhiễm (%)
1,74
20,91
< 0,001
n
2
13
≤ 500
%
100,00
56,52
< 0,005
n
0
6
> 500 - 800
Cường độ
%
0,00
26,09

< 0,05
nhiễm
n
0
3
(trứng/g
> 800 - 1000
%
0.00
13,04
< 0,05
phân)
n
0
1
>1000
%
0.00
4,35
< 0.05
- Cường độ nhiễm:
+ Cường độ nhiễm nhẹ: ở lô thử nghiệm có 2 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm
100%, lô đối chứng có 13 lợn nhiễm chiếm 56,52%. sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa
19


hai lô khá rõ rệt (P< 0,01).
+ Cường độ nhiễm trung bình: ở lô thử nghiệm không lợn nào nhiễm, lô đối
chứng có 6 lợn nhiễm, chiếm 26,09%.
+ Cường độ nhiễm nặng: ở lô thử nghiệm không lợn nào nhiễm, ở lô đối chứng

nhiễm có 3 lợn nhiễm, chiếm 13,04%.
+ Cường độ nhiễm rất nặng: ở lô thử nghiệm không lợn nào nhiễm, ở lô đối
chứng nhiễm có 1 lợn nhiễm chiếm 4,35%.
4.4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát
triển của trứng giun dạ dày lợn
4.4.3.1. Kết quả biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí
Để xác định sự biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí và nhiệt độ
của không khí trong thời gian ủ (bảng 4.25).
Bảng 4.22. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí
Thời gian
theo dõi
(ngày)
1-5
6 - 10
11 - 15
16 - 20
21 - 25
26 - 30

Nhiệt độ trung bình
trong đống phân ủ
(C0)
36,83 - 60,02
59,94 - 57,19
56,42 - 53,89
52,77 - 40,01
45,13 - 57,85
56,95 - 50,96

Ẩm độ

(%)
60
55
50
45
60
50

Nhiệt độ trung
bình ngoài trời
(C0)
27,5 – 35,5
27, 0 - 35,0
28,0 - 35,5
28,5 - 36,0
27,5 - 35,5
27,0 - 36,0

Ghi chú

Đảo phân

Sau khi thiết lập song, nhiệt độ tăng cao nhất vào ngày thứ 5 sau khi ủ, trung
bình đạt 60,02oC. Những ngày tiếp theo nhiệt độ đống phân ủ giảm dầm, đến ngày
thứ 20 giảm xuống còn 40,01oC.
Ngày thứ 20 tiến hành đảo phân. Sau khi đạo phân sang ngày thứ 21 nhiệt độ
của đống ủ tăng đến 52,77oC và sau đó giảm dần kéo dài tới ngày thứ 30.
Ngày thứ nhất ẩm độ của đống ủ đạt 60%, từ ngày thứ hai đến ngày thứ 6 ẩm
độ của đống ủ đo được luôn ở trên 55%, tương ứng với ẩm độ này nhiệt độ trung bình
của đống ủ luôn đạt mức trên 50o C.

4.4.3.2. Sức đề kháng của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ hiếu khí
Để kiểm tra sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong đống phân ủ với nhiệt độ
cao nhiều ngày. Chúng tôi tiến hành kiểm tra trứng giun dạ dày G. doloresi đã được
lưu giữ trong đống phân ở thời điểm 3 ngày, 8 ngày và 28 ngày (bảng 4.26).
Sau 3 ngày giữ trứng trong đống phân ủ, ở mức nhiệt độ trong khoảng 36,8356,39oC, độ ẩm từ 67-70%, lấy trứng ra kiểm tra thấy hình dạng, phôi bào và màu sắc
20


trứng không thay đổi. Sau 8 ngày giữ trứng trong đống phân ủ, với mức nhiệt độ trong
khoảng 36,83-58,71oC, độ ẩm từ 54-70% thì thấy trứng nhạt màu dần, vỏ trứng bị vỡ,
phôi bào tan rã. Ngày thứ 28 kiểm tra thì không tìm thấy trứng giun dạ dày
G. doloresi.
Bảng 4.23. Biến đổi của trứng giun dạ dày G. doloresi
trong đống phân ủ hiếu khí
Thời gian giữ
trứng trong đống
ủ (ngày)
Sau 3 ngày

Nhiệt độ
(o C)

Ẩm độ
(%)

Biến đổi hình thái, màu sắc,
cấu tạo tế bào phôi

36,83 - 56,39


67 - 70

Sau 8 ngày

36,83 - 58,83

54 - 70

Sau 28 ngày

36,83 - 53,76

- Hình elip, phình rộng ở phần giữa, thon
dần về hai đầu, có nắp ở hai đầu hình thái
và màu sắc của trứng không thay đổi
- Màu vàng nhạt
- Phôi không xếp kín trong trứng
- Trứng nhạt màu
- Vỏ bị vỡ ra
- Phôi bào tan rã
Không tìm thấy trứng

57 - 70

4.4.3.3. Sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi lưu giữ trong đống
phân ủ hiếu khí
Để đánh giá sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi giữ trong đống
phân ủ hiếu khí chúng tôi đã nuôi lại trứng trong môi trường nước cất (bảng 4.23).
Bảng 4.24. Sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ
Số ngày

giữ trứng
trong
đống
phân ủ

Số
trứng
nuôi

Ngày 3
Ngày 8
Ngày 28

200
200
0

Thí nghiệm
Số
Tỷ lệ
trứng
trứng
phát
phát
triển
triển
(%)
0
0
0

0
0
0

Thời
gian
nuôi
(ngày)

Số
trứng
nuôi

20
20
0

200
200
200

Đối chứng
Số
Tỷ lệ
trứng
trứng
phát
phát
triển
triển

(%)
185
92,50
190
95,00
176
88,00

Thời
gian
nuôi
(ngày)
20
20
20

Trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi giữ trong đống phân ủ hiếu khí ở mốc
thời gian 3 ngày và 8 ngày, sau đó đem nuôi trong môi trường nước cất 20 ngày ở
điều kiện phòng thí nghiệm, không thấy trứng nào phát triển thành ấu trùng. Như vậy,
trứng giun dạ day G. doloresi bị diệt trong khoảng thời gian từ 3 đến 8 ngày sau khi
được giữ trong đống phân ủ hiếu khí.
21


4.4.4. Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa cho lợn
Từ những kết quả của đề tài chúng tôi đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh
giun tròn đường tiêu hóa cho lợn như sau:
1) Tẩy giun tròn đường tiêu hóa cho lợn:
Căn cứ vào điều kiện thực tế chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tại ba tỉnh
miền núi phía Bắc kết hợp với kết quả thử nghiệm của đề tài, chúng tôi đề xuất lịch

trình tẩy giun tròn đường tiêu hóa lợn như sau:
+ Đối với lợn nái sinh sản và lợn đực giống: một năm tẩy 2 lần vào vụ Xuân Hè và vụ Thu - Đông.
+ Đối với lợn thương phẩm: tẩy từ 1 đến 2 lần tùy thuộc vào thời gian nuôi dài
hay ngắn.
2) Vệ sinh chuồng nuôi: chuồng nuôi lợn phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo,
thoáng mát, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại
3) Quản lý lợn: lợn phải được nuôi nhốt, không nuôi lợn thả rông để hạn chế
lợn tiếp xúc với mầm bệnh và vật chủ trung gian truyền bệnh.
4) Xử lý môi trường: hàng ngày thu dọn phân chuồng nuôi đem ủ phân hiếu khí,
không để nước thải chảy ra môi trường.
5) Diệt ký chủ trung gian truyền bệnh: làm khô các vũng nước ở xung quanh
chuồng trại các bãi chăn thả…
6) Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn: lợn phải được ăn, uống đầy đủ các
chất dinh dưỡng....
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Đã xác định được 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh
nghiên cứu là A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và G. doloresi. Trong đó loài
G. doloresi lần đầu tiên mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu.
- Tỷ lệ nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu qua
mổ khám là 71,67% và Qua xét nghiệm phân 70,52%. Trong đó tỷ lệ nhiễm qua mổ
khám lợn nuôi ở Cao Bằng 72,22%; Bắc Kạn 73,06% và Thái Nguyên là 69,72%.
Qua xét nghiệm phân lợn nuôi ở Cao Bằng 70,77%; Bắc Kạn 72,64% và Thái
Nguyên là 68,15%. Lợn nhiễm chủ yếu là cường độ nhẹ và trung bình, ở cường độ
nặng và rất nặng lợn nhiễm rất thấp.
- Tỷ lệ nhiễm theo loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh nghiên cứu qua
mổ khám: Lợn nuôi ở Cao Bằng nhiễm cao nhất là A.suum 38,89% và nhiễm thấp
22



nhất là G.doloresi 14,16%. Lợn nuôi ở Bắc Kạn nhiễm cao nhất là A.suum 45,56% và
nhiễm thấp nhất là G. doloresi 21,39%. Lợn nuôi ở Thái Nguyên nhiễm cao nhất là
S.ransomi 37,22% và nhiễm thấp nhất là loài G. doloresi 17,50%.
- Tỷ lệ nhiễm theo loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh nghiên cứu qua
xét nghiệm phân: Lợn nuôi ở Cao Bằng nhiễm cao nhất là loài A. suum 37,65% và
nhiễm thấp nhất là G. doloresi 18,72%. Lợn nuôi ở Bắc Kạn lợn nhiễm cao nhất là
loài A. suum 44,44% và nhiễm thấp nhất là loài G. doloresi 20,59%. Lợn nuôi ở Thái
Nguyên lợn nhiễm cao nhất là loài S.ransomi 36,02% và nhiễm thấp nhất là loài G.
doloresi 16,94%.
- Lợn ≤2 tháng tuổi nhiễm cao nhất là loài S.ransomi 56,22% và nhiễm thấp
nhất là O.dentatum 12,78%. Lợn >2-4 tháng tuổi nhiễm cao nhất A.suum 48,27% và
nhiễm thấp nhất là G.doloresi 10,31%. Lợn >4-6 tháng tuổi nhiễm cao nhất A. suum
40,66% và thấp nhất là G.doloresi 18,87%. Lợn >6-8 tháng tuổi nhiễm cao nhất là
O.dentatum 50,13% và nhiễm thấp nhất là S.ransomi 16,36%. Lợn >8 tháng tuổi
nhiễm loài cao nhất là O.dentatum 54,28% và nhiễm thấp nhất là S.ransomi 6,75%.
- Lợn nuôi ở vùng núi cao nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 90,28% qua
mổ khám và 88,74% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp nhất là lợn nuôi vùng đồng
bằng 51,67% qua mổ khám và 50,52% qua xét nghiệm phân.
- Ở vụ Xuân - Hè tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa là 79,44% qua mổ khám
và 78,56% qua xét nghiệm phân cao hơn vụ Thu - Đông là 63,89% qua mổ khám và
62,48% qua xét nghiệm phân
- Lợn nuôi thả rông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 99,44% qua
mổ khám và 98,38% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp nhất là lợn nuôi nhốt hoàn
toàn 41,94% qua mổ khám và 41,06% qua xét nghiệm phân.
- Lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao
nhất 99,17% qua mổ khám và 98,04% qua xét nghiệm phân. Ở tình trạng vệ sinh tốt
tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thấp nhất 39,44% qua mổ khám và 38,88% qua
xét nghiệm phân
2) Trứng G. doloresi nuôi trong trường nước cất, pH=7, nhiệt độ từ 13,95 đến
32,850C, tỷ lệ nở dao động từ 88,00 đến 95,00%. Trong đó mùa Xuân thời gian trứng

nở từ 12-15 ngày, mùa Hè 9-10 ngày, mùa thu 10-11 ngày, mùa Đông 13-15 ngày.
- Trứng G. doloresi phát triển tốt ở môi trường pH=7, phát triển kém ở môi
trường pH=9-11 và bị phá hủy trong môi trường pH=5
- Trứng G. doloresi bị phá hủy bởi dung dịch NaOH và Ca(OH)2 nồng độ
5-10%.
23


×