Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp : CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH PHÒNG nội vụ THỊ xã sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.79 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

I.PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
II. GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................................4
1.Vị trí địa lý thị xã Sơn Tây..............................................................................................4

III.NỘI DUNG....................................................................................................5
CHƯƠNG I:.........................................................................................................5
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA PHÒNG NỘI VỤ - THỊ XÃ SƠN TÂY...................................................5
I. Vị trí và chức năng của Phòng Nội Vụ............................................................................5
II. Nhiệm vụ và quyền hạn..................................................................................................5
III. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................................8

CHƯƠNG II.......................................................................................................11
KHẢO SÁT NỘI QUY, QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA PHÒNG NỘI VỤ...11
THỊ XÃ SƠN TÂY............................................................................................11
I. Nội quy, quy chế làm việc.............................................................................................11
II. Nội quy cơ quan..........................................................................................................12
III. Quy chế cơ quan.........................................................................................................12
3.1 Chi công tác phí..........................................................................................................12
3.2. Chế độ tiếp khách.......................................................................................................14
3.3. Chế độ hội nghị..........................................................................................................15
IV. Chế độ làm việc..........................................................................................................15


CHƯƠNG III. TÌM HIỂU QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC PHÒNG NỘI VỤ...........................................17
I.Quy trình và làm việc của Phòng Nội vụ........................................................................17
II.Trách nhiệm của cán bộ công chức phòng Nội vụ........................................................18

CHƯƠNG IV.....................................................................................................19
CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH
19
Sinh viên: Đinh Công Vũ

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

I.Kỹ năng giải quyết công việc và thủ tục hành chính......................................................19
II. Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp..........................................................................20
2.1. Hội ý:.........................................................................................................................20
2.2. Họp toàn thể cơ quan:................................................................................................21
2.3. Lãnh đạo và cán bộ, công chức cơ quan có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc
họp do cấp trên, các cơ quan, đơn vị mời hoặc triệu tập, căn cứ đối tượng, nội dung, tính
chất cuộc họp Thủ trưởng cơ quan phân công dự họp phù hợp để có hiệu quả nhất........21
III. Các kỹ năng hành chính văn phòng............................................................................21
IV. Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch....................................21
V. Kỹ năng soạn thảo, quản lý văn bản............................................................................21
VI. Kỹ năng sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác hành chính.....................................22
VII. Kỹ năng làm việc nhóm.............................................................................................22


CHƯƠNG V.......................................................................................................23
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC............................................................................23
I. Môi trường làm việc......................................................................................................23
II. Văn hóa công sở...........................................................................................................23
III. Văn hóa giao tiếp........................................................................................................23
IV. Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.......................................................................23
V. Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng tại cơ quan................................24

CHƯƠNG VI.....................................................................................................25
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP...................................25
I. Nhận xét, đánh giá.........................................................................................................25
1.1. Nhận xét về phòng Nội vụ........................................................................................25
1.2. Về chất lượng, năng lực, phẩm chất của Cán bộ, nhân viên của Phòng Nội vụ:......26
1.3. Môi trường làm việc:.................................................................................................26
1.4. Về trang thiết bị văn phòng........................................................................................26
II. Ý kiến đề xuất..............................................................................................................27
2.1 Về đội ngũ cán bộ, công chức.....................................................................................27
2.2. Về trang thiết bị văn phòng........................................................................................28

KẾT LUẬN........................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................30

Sinh viên: Đinh Công Vũ

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY
PHÒNG NỘI VỤ THỊ XÃ SƠN TÂY
Trụ sở : Số 1 Phó Đức Chính – Phường Lê Lợi
Điện thoại: 0433832161
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân: UBND
Hội đồng nhân dân: HĐND

I. PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giới thiệu của nhà trường, sự giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của UBND thị xã Sơn Tây, cùng sự hướng dẫn của đồng chí Đào
Xuân Hồng Hải chuyên viên phòng Nội Vụ thị xã Sơn Tây đã tạo mọi điều kiện
cho em thực tập tại phòng Nội Vụ; thời gian từ ngày 02 tháng 03 năm 2015 đến
hết ngày 24 tháng 04 năm 2015. Trong khoảng thời gian này, bản thân em đã
được quan sát trực tiếp công việc và nỗ lực cố gắng học hỏi kinh nghiệm làm
việc, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, trên cơ sở áp dụng lý thuyết đã
học ở trường vào công việc thực tế và được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo
của công chức phòng Nội Vụ đã giúp đỡ em làm quen với công việc và hoàn
thành khoá thực tập này,để em có thêm những kinh nghiệm thực tế sát với
những kiến thức được học trong nhà trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập, việc áp dụng những kiến thức đã học
vào công việc thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm chưa nhiều, đây là kết
quả đầu tiên đánh giá bước trưởng thành sau 5 kỳ học tập và rèn luyện tại
Sinh viên: Đinh Công Vũ

1


Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

trường. Vì vậy trong thời gian thực tập cũng như trong bài báo cáo thực tập
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến, nhận xét của nhà trường, khoa Hành chính học, cùng các thầy giáo,
cô giáo và cán bộ đơn vị thực tập để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn, giúp
cho em có thêm những kinh nghiệm quý báu trong công việc và tạo điều kiện
thuận lợi cho những bước đi tiếp theo trong tương lai.
Trong thời gian làm báo cáo thực tập này mặc dù rất cố gắng nhưng vì
đây là lần đầu tiên thực hiện một chuyên đề nên bài báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót và vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, em đã nhận được sự giúp
đỡ, chỉ bảo từ quý thầy Cô trong khoa Hành Chính Học và đặc biệt là cô Đỗ
Thanh Nga và giáo viên chủ nhiệm lớp Hành Chính Học 12A thầy Trương Quốc
Việt đã quan tâm và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực tập.
Em xin trân trọng cảm ơn UBND thị xã phòng Nội Vụ thị xã Sơn Tây đã
tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập, cảm ơn các anh chị và đồng chí
Đào Xuân Hồng Hải chuyên viên phòng Nội vụ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về xây dựng chính quyền, tổ chức bộ
máy tại UBND thị xã để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.

Sinh viên: Đinh Công Vũ

2

Lớp: CĐ Hành chính học 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế Thế giới Hành chính là
hoạt động không thể thiếu, vì vậy, đòi hỏi không ngừng đổi mới, cải cách hành
chính sao cho phù hợp với từng thời kỳ để phục vụ cho công tác quản lý Hành
chính.
Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận phải gắn với thực
tiễn”. Để giúp sinh viên hiểu sâu hơn và thực tế hơn về ngành học, cũng như dần
làm quen với môi trường làm việc bên ngoài. Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã
tổ chức cho sinh viên khoa Hành chính học đi thực tập tập cuôi khóa tại các cơ
quan nhà nước. Đây chính là thời gian giúp sinh viên nắm vững được những
kiến thức đã học, áp dụng những kiến thức đã học đó vào thực tế. Sau một tháng
thực tập tại Phòng Nội Vụ - thị xã Sơn Tây em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, chân thành, cởi mở của các cô, chú, anh, chị trong cơ quan. Vì vậy, bước
đầu em đã hình dung được những hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước, thông
qua đợt thực tập này em có điều kiện được học hỏi, nâng cao kiến thức, kĩ
năng,môi trường làm việc mà trước kia em chỉ được học qua sách vở, đồng thời
rèn luyện tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm, những kỹ năng giao tiếp ứng xử
cũng như tác phong làm việc trong cơ quan
Do thời gian và kiến thức có hạn, bản thân lại chưa trải qua thực tế công
tác nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng các anh chị trong phòng
Nội Vụ; UBND thị xã để bài báo cáo của em được phong phú về lý luận và phù
hợp với thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên: Đinh Công Vũ

3

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

II. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Vị trí địa lý thị xã Sơn Tây
- Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa
lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc,
nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội
của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà
Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như:
Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414,
413
- Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số
khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06
xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội
đứng chân trên địa bàn.
- Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi
tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường
Lâm, Chùa Mía, lễ hội đền Và. Nổi tiếng với sự tích SơnTinh – Thủy Tinh.
- Song hành với lịch sử - văn hóa nổi tiếng thì thị xã Sơn Tây cũng có
những nhân vật nổi tiếng như : Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương, Ngô Quyền,
Giang Văn Minh .....


Sinh viên: Đinh Công Vũ

4

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

III.NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA PHÒNG NỘI VỤ - THỊ XÃ SƠN TÂY
I. Vị trí và chức năng của Phòng Nội Vụ
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND thị xã, là cơ
quan tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, cải cách
hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, thị trấn, hội, tổ chức phi Chính phủ,
văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng và công tác thanh niên
ở địa phương.
- Phòng Nội Vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thị xã, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Trình UBND thị xã các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2.2. Trình UBND thị xã ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
2.4. Về tổ chức bộ máy.
- Tham mưu giúp UBND thị xã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBND thành
phố;
Sinh viên: Đinh Công Vũ

5

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND thị xã quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp
luật.
2.5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND thị xã phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
- Giúp UBND thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế

hành chính, sự nghiệp;
- Giúp UBND thị xã tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp của huyện và Uỷ ban nhân dân phường, xã.
2.6. Về công tác xây dựng chính quyền
- Tham mưu, giúp UBND thị xã xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND cùng
cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu
trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
2.7. Giúp UBND thị xã hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực
hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, phường, xã trên địa bàn thị xã.
2.8. Về cán bộ, công chức, viên chức.
- Tham mưu giúp UBND thị xã trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức.
- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức phường, xã và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức thị trấn theo phân cấp.
2.9. Về cải cách hành chính
Sinh viên: Đinh Công Vũ

6

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


- Giúp UBND thị xã triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND các phường, xã thực hiện công tác cải cách hành chính
ở địa phương;
- Tham mưu giúp UBND thị xã về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn thị xã;
- Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND thị
xã và thành phố;
2.10. Giúp UBND thị xã thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
2.11. Về công tác văn thư, lưu trữ
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
- Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và Lưu trữ thị xã;
2.12. Về công tác tôn giáo
- Giúp UBND thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn.
2.13. Về công tác thi đua, khen thưởng
- Tham mưu, đề xuất với UBND thị xã tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và nhà nước trên địa bàn
huyện.
2.14. Về công tác thanh niên
- Trình UBND thị xã ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm, hàng năm, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên được giao.
2.15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác Nội vụ theo thẩm quyền

Sinh viên: Đinh Công Vũ

7

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.16. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địa bàn
2.17. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội
vụ trên địa bàn
2.18. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thị xã
2.19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp
luật và theo phân cấp của UBND
2.20. Giúp UBND thị xã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND phường, xã về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác được giao trên cơ sở quy
định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
2.21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thị xã
III. Cơ cấu tổ chức
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND thị xã, là cơ
quan tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, cải cách

hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, thị trấn, hội, tổ chức phi Chính phủ,
văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng và công tác thanh niên
ở địa phương.
3.1. Phòng Nội vụ có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng
phòng.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thị xã và
trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng phụ trách và theo dõi
Sinh viên: Đinh Công Vũ

8

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng và trước pháp luật về nhiệm
vụ được phân công, khi Trưởng phòng vắng mặt Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm các hoạt động của phòng.
3.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của Phòng Nội vụ - thị xã Sơn Tây
như sau:
Đồng chí Đỗ Thị Lan Hương - Trưởng phòng
- Phụ trách chung;
- Là chủ tài khoản của cơ quan;
- Kiểm tra ký trình các văn bản đi, xử lý các văn bản đến;

- Trực tiếp theo dõi địa bàn các phường Lê Lợi, Quang Trung, Ngô
Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh.
Đồng chí Hà Ngọc Quân, Phó Trưởng Phòng
- Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng ủy
quyền xử lý các vă bản đi, văn bản đến khi trưởng phòng vắng mặt.
- Phụ trách công tác tôn giáo, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ.
- Phụ trách công tác tài chính của cơ quan duyệt chi kinh phí bảo đảm các
hoạt động của cơ quan.
- Trực tiếp theo dõi địa bàn các phường Đường Lâm, Viên Sơn, Phú
Thịnh, Trung Sơn Trầm, Sơn Đông, Cổ Đông.
Đồng chí Nguyễn Quang Duy, Phó Trưởng Phòng
- Phụ trách các lĩnh vực về quản lý biên chế cán bô, công chức, viên chức,
xây dựng chính quyền, công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dâ chủ ở
cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ phường, xã công tác đào tạo bồi dưỡng,
công tác thanh niên, công tác hội và tổ chức Phi Chính Phủ.
- Chủ trì và đôn đốc việc thực hiện các báo các tháng, quý, 6 tháng, 9
tháng, năm.
Đồng chí: Đào Xuân Hồng Hải, chuyên viên
- Phụ trách chuyên đề cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên thuộc các
khối phòng ban, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thị xã và các trường THCS, Tiểu
Sinh viên: Đinh Công Vũ

9

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


học, mầm non trên địa bàn thị xã
- Tổng hợp triển khai thực hiện đề án quản lý phần mềm hồ sơ cán bộ,
công chức, giáo viên thuộc các khối, phòng ban, đơn vị sự nghiệp và trường học
thuộc huyện về quản lý phần mềm hồ sơ cán bộ, công chức viên chức
Đồng chí: Nguyễn Ngọc Mai, chuyên viên
- Phụ trách chuyên đề công tác xây dựng chính quyền;
- Phối kết hơp chặt chẽ với đồng chí Nguyễn Ngọc Mai trong thực hiện
nhiệm vụ công tác được phân công
Đồng chí: Lã Văn Long, chuyên viên
- Phụ trách chuyên đề về cồng tác cán bộ, công chức phường, xã cán bộ
không chuyên trách ở phường, xã, tổ dân phố, cán bộ nghỉ hưu heo QĐ 130111.
- Tổng hợp triển khai thực hiện đề án quản lý phần mềm hồ sơ cán bộ, công
chức xã, thị trấn, cán bộ không chuyên trách ở phường, xã và thôn, tổ đân phố.
Đồng chí: Đặng Xuân Hải, chuyên viên
- Phụ trách chuyên đề về công tác thanh niên, công tác thi đua, khen
thưởng và theo dõi về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ
trên địa bàn thị xã.
Đồng chí: Trần Bảo Hà, chuyên viên
- Phụ trách chuyên đề về công tác văn thư, lưu trữ;
- Lưu các văn bản, công văn và sổ ghi chép công văn đi, đến của phòng;
- Làm kế toán của phòng Nội vụ.

Sinh viên: Đinh Công Vũ

10

Lớp: CĐ Hành chính học 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG II

KHẢO SÁT NỘI QUY, QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA PHÒNG NỘI VỤ
THỊ XÃ SƠN TÂY
I. Nội quy, quy chế làm việc
- Phòng Nội vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát
huy vai trò lãnh đạo của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các Uỷ viên trong Phòng.
- Giải quyết công việc đúng phạm vi, trách nhiệm, đúng thẩm quyền, bảo
đảm sự lãnh đạo của Thị ủy, sự giám sát của HĐND Thị xã và sự chỉ đạo điều
hành của UBND thị xã Sơn Tây.
- Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một cơ quan,
đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay
công việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược
lại. Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó
phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định
của pháp luật, chương trình, kế hoạch và quy chế làm việc của Phòng Nội vụ.
- Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công
việc, đảm bảo tính dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự
lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND, sự chỉ đạo, điều hành của UBND
thị xã, phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Nội vụ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, theo đúng trình tự,
thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Phòng Nội vụ.
Sinh viên: Đinh Công Vũ

11

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

II. Nội quy cơ quan
2.1. Đối với khách đến cơ quan
- Khi đến cơ quan liên hệ công tác phải xuất trình giấy tờ, để các phương
tiện đi lại theo đúng quy định.
- Khi đến làm việc với bộ phận chuyên môn thì liên hệ trực tiếp. Nếu
làm việc với lãnh đạo thì phải đăng ký qua văn phòng.
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Không mang chất nổ, chất dễ cháy vào cơ quan.
- Không tiếp những trường hợp say rượu, bia khi đến liên hệ làm việc.
2.2. Đối với bộ phận chuyên trách, công chức
- Khi đến cơ quan làm việc phải chấp hành đúng thời gian quy định.
Trang phục phù hợp, thanh lịch, giao tiếp văn minh, lịch sự.
- Không làm việc riêng, không uống hoặc say rượu, bia trong giờ hành chính.
- Khi ra khỏi phòng làm việc phải kiểm tra: tắt điện, quạt, khóa cửa,…
đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
- Sử dụng đúng mục đích các tài sản được trang bị, cấp phát phục vụ công tác.
- Trong ngày làm việc nếu đi vắng phải báo cáo người trực tiếp quản lý

hoặc thông báo cho văn phòng .
III. Quy chế cơ quan
- Quy chế là văn bản do cơ quan, công sở ban hành dựa trên các văn bản,
các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên được thảo luận, bàn bạc dân chủ
nhằm cụ thể hóa các hoạt động của cơ quan công sở.
- Phòng Nội vụ - thị xã Sơn Tây gồm hai loại cơ chế chủ yếu là:
+ Quy chế cho toàn cơ quan, công sở: Quy chế làm việc của Phòng Nội vụ
+ Quy chế áp dụng cho một lĩnh vực đặc thù: quy chế chi tiêu nội bộ
3.1 Chi công tác phí
- Công tác phí bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở
nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo được bảo quản ( nếu có) được
quản lý và thanh toán theo quy định.
Sinh viên: Đinh Công Vũ

12

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Lãnh đạo phòng sẽ quan tâm cân nhắc khi cử cán bộ đi công tác, giao
cho Kế toán cơ quan mở sổ cấp giấy đi đường, ghi đầy đủ nội dung. Mỗi giấy đi
đường chỉ được thanh toán một chuyến đi công tác. Chỉ thanh toán công tác phí
đối với những giấy đi đường có đầy đủ chữ ký, dấu xác nhận của nơi đến công
tác, kèm theo giấy mời hoặc giấy triệu tập ( nếu có ) và được lãnh đạo phòng
duyệt chi.
- Tiền tàu xe: được thanh toán căn cứ vào giá vé tàu, xe vận tải hành

khách công cộng thực tế tại thời điểm đi công tác.
- Phụ cấp lưu trú:
- Điều kiện về khoảng cách tối thiểu từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác để
hưởng phụ cấp lưu trú là: trường hợp nơi đi hoặc nơi đến là xã, thị trấn thuộc
vùng cao, hải đảo, miền núi khó khăn, vùng sâu 15km
- Mức phụ cấp lưu trú:
- Mức phụ cấp 100.000 đồng/ngày/người cho trường hợp đi công tác
trong ngày;
- Mức phụ cấp 150.000 đồng/ngày/người cho trường hợp đi công tác có
nghỉ lại qua đêm;
- Mức phụ cấp 200.000 đồng/ngày/người trả cho người đi công tác tại
vùng, biển đảo trong tỉnh.
- Mức khoán tiền công tác phí trong huyện theo tháng: Cán bộ phải
thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng, cách trụ sở cơ quan tối
thiểu từ 15km trở xuống, áp dụng theo mức khoán tối đa không quá 300.000
đồng/người/tháng.
- Ngoài áp dụng hình thức khoán người đi công tác cách trụ sở cơ quan
tối thiểu từ 15km trở lên vẫn được thanh toán theo quy định
- Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ: áp dụng theo phương thức khoán:
- Đi công tác ở các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng những đô thị
loại I, mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/ người.
Sinh viên: Đinh Công Vũ

13

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị
xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 250.000
đồng/ngày/người.
- Mức thanh toán theo hóa đơn thục tế ( có hóa đơn hợp pháp ):
- Đi công tác ở các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố
thuộc đo thị loại I thuộc tỉnh: Đối với các đối tượng cán bộ, công chức được
thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu
chuẩn 2 người/phòng.
- Đi công tác tại các vùng còn lại với các đối tượng cán bộ, công chức
được thanh toán theo mức giá thuê phòng ngủ tối đa la 600.000 đồng/ ngày/
phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc
lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế
nhưng tối đa không vượt quá mức tiền thuê phòng của những người đi cùng
đoàn ( theo tiêu chuẩn 2 người/phòng ).
- Chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền vé xe, phụ cấp lưu trú, khoán tiền
thuê chỗ ngủ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan
Phòng Nội vụ và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán
bộ đến công tác.
3.2. Chế độ tiếp khách
- Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngay
06/01/2010 của Bộ Tài Chính, Công văn số 1703/UBND-TM2 ngày 05/5/2010
của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chi tiêu tiếp khách nước ngoài,
tiếp khách trong nước đối với các đơn vị thuộc địa phương thực hiện, Quyết định
số 2718/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 về việc quy định chế độ chi tiêu tiếp
khách trong nước, khách nước ngoài và tổ chức hội nghị,hội thảo quốc tế trên địa

bàn thành phố Hà Nội. Chi tiếp khách phải thật sự tiết kiệm, tránh lãng phí. Đối
với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống mức chi tối đa không
Sinh viên: Đinh Công Vũ

14

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quá 20.000 đồng/người/ngày, chi mời cơm: trường hợp xét thấy cần thiết thì tổ
chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tại Điều 1, phần 2, mục 2.2 theo
Quyết định số 2718/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND thành phố.
- Việc chi tiếp khách do lãnh đạo Phòng chỉ đạo và chỉ được thanh toán
khi đầy đủ hóa đơn ghi rõ tên đoàn khách, nội dung làm việc, thời gian và thành
phần tham gia tiếp khách.
3.3. Chế độ hội nghị
- Việc tổ chức hội nghị phải theo đúng qui định tại Quyết định số
1730/2006/QĐ-UBND ngày 28/6/2006 của UBND thành phố “ về việc ban hành
qui định chế độ họp trong hoạt động củ các cơ quan hành chính nhà nước của
thành phố Hà Nội”. Do tính chất công việc, xét thấy cần thiết phải tổ chức hội
nghị, phải được phép bằng văn bản của UBND thị xã.
- Nội dung chi và kinh phí tổ chức hội nghị theo qui định tại Thông tư số
97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2006 của Bộ Tài chính, Quyết định số 2716/2010/QĐUBND ngày 09/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội và Công văn hướng dẫn số
2648/TC-HCSN ngày 10/9/2010 của sở Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 2716/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND thành phố.
IV. Chế độ làm việc

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thị xã, nhằm thực hiện tốt
công việc và đạt được hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ
quan, thực hiện chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước. UBND thị xã đã quy định thời gian làm việc đối với
cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn cụ thể như sau:
- Mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau ):
+ Buổi sáng từ 7h30’ đến 11h30’
+ Buổi chiều từ 13h00’ đến 17h00’
- Mùa hè ( từ tháng 4 đến tháng 10):
+ Buổi sáng từ 7h đến 11h30’
Sinh viên: Đinh Công Vũ

15

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Buổi chiều từ 13h30’ đến 17h00’
- Cán bộ, công chức, viên chức làm theo giờ hành chính (8h/ngày) từ thứ
2 đến thứ 6 hàng tuần. Nghỉ vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ tết theo Quy định
chung của Nhà nước.

Sinh viên: Đinh Công Vũ

16


Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG III. TÌM HIỂU QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC PHÒNG NỘI VỤ
I.

Quy trình và làm việc của Phòng Nội vụ
- Mỗi tuần phòng Nội vụ họp giao ban một lần vào đầu tuần ngoài ra còn

tổ chức họp giao ban đột xuất tùy theo yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm để triển
khai những công việc mới và giao nhiệm vụ cho từng người
- Các hồ sơ, giấy tờ mà khách trình tới nếu đúng tuyến, đúng địa chỉ, đúng
bộ phận phụ trách, nội dung phù hợp với chức năng, thẩm quyền giải quyết của
Phòng thì nhân viên phòng sẽ giải quyết một cách nhanh chóng theo đúng trình
tự quy định trong Phòng
- Nếu hồ sơ, giấy tờ, tài liệu trình tới không đúng thẩm quyền giải quyết,
giấy tờ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có dấu hiệu sai phạm thì cán bộ, nhân viên
nhiệt tình giúp đỡ người tới liên hệ để họ có phương án giải quyết tốt nhất.
- Phòng Nội vụ luôn đưa ra những phương án tối ưu nhất để tránh làm
phiền hà, khó khăn đến người đến liên hệ công tác. Để công việc được tiến hành
trôi chảy và hiệu quả, các thủ tục hành chính được phân loại cụ thể theo đúng
chuyên môn của từng bộ phận phụ trách. Các loại thủ tục hành chính ở phòng
được giải quyết theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, phù hợp với luật pháp,
đơn giản hóa và dễ tiếp cận.

- Việc thực hiện chức năng tham mưu của phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây
đã được quy định tại Quyết định số150/2011/QĐ-UBND ngày 13/07/2012 của
UBND thị xã Sơn Tây.
- Trong thời gian qua, phòng Nội Vụ thị xã Sơn Tây đã tham mưu cho
lãnh đạo UBND trong việc giải quyết các văn bản đến cơ quan, góp ý kiến cho
lãnh đạo giải quyết các vấn đề đưa ra trong các văn bản đến cơ quan. Khi các
văn bản đến cơ quan đều được chuyển đến văn thư cơ quan, sau đó văn thư trình
lên trưởng phòng Nội vụ cho ý kiến đề xuất, sau đó chuyển lên lãnh đạo UBND.
Phòng Nội vụ còn tham mưu cho lãnh đạo UBND về việc ban hành các văn bản
quản lý hoặc giao dịch của UBND. Phòng Nôi vụ tham gia góp ý về hình thức,
Sinh viên: Đinh Công Vũ

17

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thể thức văn bản, trực tiếp soạn thảo văn bản cho lãnh đạo...
II.Trách nhiệm của cán bộ công chức phòng Nội vụ
- Cán bộ, công chức phòng Nội vụ làm việc đúng trách nhiệm, có thái độ
nhiệt tình không xách nhiễu công dân khi đến làm việc
- Đối với người đến cơ quan làm việc không được gây khó khăn chỗ nào
người đến làm việc không hiểu thì cán bộ công chức có trách nhiệm hướng dẫn
giải quyết nhanh chóng đúng thẩm quyền của mình
- Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của phòng chịu
trách nhiệm giúp trưởng phòng tiếp nhận các văn bản của UBND cần tham mưu;

rồi phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, để giải quyết công việc nhanh chóng,
kịp thời để tham mưu cho UBND
- Phòng Nội vụ có trách nhiệm hoàn thành đúng nhiệm vụ khi UBND
giao, có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng không để lâu đối với các đơn từ các
thủ tục dưới cấp dưới trình lên

Sinh viên: Đinh Công Vũ

18

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG IV

CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH
I.Kỹ năng giải quyết công việc và thủ tục hành chính
- Mọi hồ sơ, giấy tờ mà khách trình tới nếu đúng tuyến, đúng địa chỉ, đúng
bộ phận phụ trách, nội dung phù hợp với chức năng, thẩm quyền giải quyết của
Phòng thì nhân viên phòng sẽ giải quyết một cách nhanh chóng theo đúng trình tự
quy định trong Phòng.
- Để công việc được tiến hành trôi chảy và hiệu quả, các thủ tục hành chính
được phân loại cụ thể theo đúng chuyên môn của từng bộ phận phụ trách. Các loai
thủ tục hành chính ở phòng được giải quyết theo nguyên tắc dân chủ, khách quan,
phù hợp với luật pháp, đơn giản dễ tiếp cận Phòng Nội vụ luôn đưa ra những phương
án tối ưu nhất để tránh làm phiền hà, khó khăn đến người đến liên hệ công tác.
- Để đáp ứng được nguyện vọng chung của Ban lãnh đạo, cán bộ, công chức,

viên chức nói riêng và mọi người đến liên hệ công tác nói chung, hiện nay Phòng
Nội vụ thị xã đang tích cực xây dựng các Cải cách hành chính, góp phần tích cực vào
công cuộc cải cách hành chính chung của đất nước.Công tác cải cách hành chính
Nhà nước đã được các cấp uỷ, chính quyền và các ngành thường xuyên quan tâm chỉ
đạo, thể chế hành chính ngày càng được đổi mới, đúng pháp luật, phù hợp với điều
kiện thực tế tại địa phương. Thủ tục hành chính công khai minh bạch, kỷ luật kỷ
cương hành chính được nâng cao. Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi, thu hút được
nhiều nguồn vốn về địa phương.
- Tiếp tục triển khai Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của
UBND thành phố Hà Nội bổ sung thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến các phường, xã áp dụng thực hiện.
- Ban hành Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2014 về việc Ban
hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2014
- Thực hiện Công văn số 130/UBND-KSTT ngày 07 tháng 02 năm 2014
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Sinh viên: Đinh Công Vũ

19

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Ngày 09/12/2013 UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch rà soát quy định,
thủ tục hành chính năm 2014. UBND thị xã đã phân công, bố trí cán bộ đầu mối
làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính, theo đó một đồng chí lãnh đạo Văn

phòng HĐND và UBND thị xã (đồng chí Phó phòng) trực tiếp tham mưu giúp
thường trực UBND thị xã triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành
chính.
- Hiện nay trên địa bàn chưa có phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính
theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP.
- Kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:
- Năm 2013 bộ phận một cửa tại UBND thị xã đã tiếp nhận và giải quyết
được 2053 hồ sơ, trong đó:
+ Lĩnh vực Văn hóa – Thông tin: 02 hồ sơ.
+ Lĩnh vực Xây dựng – đô thị: 7 hồ sơ.
+ Lĩnh vực Kế hoạch – Kinh tế: 172 hồ sơ.
+ Lĩnh vực giải quyết khiếu nại – tố cáo: tiếp nhận 175 đơn, đã giải quyết
+ Lĩnh vực Lao động TB&XH; 192 hồ sơ.
+ Lĩnh vực Tư pháp – hộ tịch: 363 hồ sơ.
+ Lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo: 531 hồ sơ.
+ Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường – nhà đất: 758 hồ sơ.
- Các thủ tục giải quyết theo đúng quy định, thẩm quyền, nhanh gọn,
không để hồ sơ tồn đọng, giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của nhân dân.
II. Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp
2.1. Hội ý:
- Thứ hai hàng tuần lãnh đạo cơ quan (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng)
hội ý lãnh đạo, đánh giá, kiểm điểm tình hình công tác tuần trước, đưa ra giải
pháp, nhiệm vụ và phân công chỉ đạo công việc cần giải quyết trong tuần.
- Cuối tháng hội ý lãnh đạo cơ quan, đánh giá tình hình kết quả mọi hoạt
động trong tháng và phân công chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tháng sau.

Sinh viên: Đinh Công Vũ

20


Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2. Họp toàn thể cơ quan:
- Tổ chức họp toàn thể cơ quan hằng tháng với các nội dung:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng trước, những tồn tại hạn
chế cần tập trung giải quyết, tháo gỡ khắc phục.
+ Đề ra nhiệm vụ trong tháng.
- Nghe các ý kiến phản, ánh đề xuất của cán bộ, công chức trong cơ quan.
- Phổ biến các văn bản, thông tin liên quan.
- Khi cuộc họp kết thúc chủ tọa đưa ra nhận xét, đánh giá xác thực; tổ
chức thực hiện những nghị quyết đã được thông qua.
2.3. Lãnh đạo và cán bộ, công chức cơ quan có trách nhiệm tham gia đầy
đủ các cuộc họp do cấp trên, các cơ quan, đơn vị mời hoặc triệu tập, căn cứ đối
tượng, nội dung, tính chất cuộc họp Thủ trưởng cơ quan phân công dự họp phù
hợp để có hiệu quả nhất.
III. Các kỹ năng hành chính văn phòng
- Công chức, cán bộ của Phòng Nội vụ luôn thực hiện tốt các kỹ năng
hành chính. Các thủ tục hành chính được giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình
tự thủ tục, không để xảy ra tình trạng các thủ tục hành chính bị tồn đọng.
IV. Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
- Phòng Nôi vụ xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm và
tổ chức triển khai theo đúng tiến độ. Các bản kế hoạch được xây dựng chi tiết,
cụ thể, phù hợp với năng lực, trình độ và thời gian hoàn thành. Khi lập kế hoạch
phòng lấy ý kiến của các thành viên trong Phòng.
V. Kỹ năng soạn thảo, quản lý văn bản

- Soạn thảo văn bản là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý. Chất
lượng văn bản có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực cũng như hiệu quả công việc
của cơ quan quản lý. Việc tiến hành soạn thảo văn bản phải được tiến hành một
cách tỉ mỉ và khoa học nhằm thống nhất trong công tác soạn thảo, đảm bảo cả về
nội dung và hình thức.
- Hàng ngày Phòng soạn thảo và ban hành rất nhiều loại văn bản như:
Sinh viên: Đinh Công Vũ

21

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Quyết định, Tờ trình, Giấy mời…Các văn bản được soạn thảo và ban hành ghi
đầy đủ số, kí hiệu, ngày tháng năm ban hành, đóng dấu và gửi theo địa chỉ đồng
thời làm thủ tục lưu văn bản theo quy định.
VI. Kỹ năng sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác hành chính.
- Cán bộ, công chức trong Phòng sử dụng trang thiết bị khá hiệu quả trong
việc soạn thảo văn bản; lưu trữ tài liệu, mẫu văn bản…dùng để thu thập thông
tin Văn hóa – Xã hội phục vụ công việc
- Cán bộ công chức phòng Nội vụ sử dụng thành thạo các loại máy tính,
máy in các kỹ năng sử dụng trang thiết bị là rất tốt
VII. Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng làm việc nhóm tại phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây được thể hiện
rất rõ qua công việc tổ chức hoạt động trong tháng 5, đặc biệt là ngày kỉ niệm
124 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch, Đàng ủy lãnh đạo phòng kết hợp cùng UBND

thị xã, phòng văn hóa lên kế hoạch, cùng lắng nghe ý kiến và đóng góp ý kiến
cho chương trình. Ngoài ra còn chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau để thực hiện nhiệm
vụ được giao, nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Sinh viên: Đinh Công Vũ

22

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG V

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
I. Môi trường làm việc
- Phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây nằm trong UBND thị xã, có trụ sở ở trung
tâm thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. Trong Phòng được trang bị khá đầy đủ
các trang thiết bị làm việc. Ngoài các trang thiết bị như: máy in, máy tính, điện
thoại, bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu…Phòng làm việc còn được trang bị
phục vụ khác như: điều hòa, ấm chén, bàn ghế tiếp khách…
II. Văn hóa công sở
- Văn hóa công sở là nét đẹp trong hoạt đông công vụ của các cơ quan tổ
chức. UBND thị xã Sơn Tây nói chung, Phòng Nội vụ nói riêng là một công sở
có văn hóa. Cán bộ, Công chức là những con người thanh lịch: các cán bộ, Công
chức ăn mặc giản dị, gọn gàng, phù hợp với công việc.
III. Văn hóa giao tiếp
- Cán bộ, công chức làm việc tại UBND thị xã tiếp dân và giao tiếp với

nhân dân bằng thái độ lịch sự, không gay gắt hay khó dễ cho người dân, hướng
dẫn thủ tục tỉ mỉ, chi tiết và chu đáo, nếu công việc không thuộc phạm vi thẩm
quyền giải quyết thì cán bộ hành chính của phường giới thiệu cho người dân đến
cơ quan có thẩm quyền giải quyết, để người dân không phải đi lại nhiều lần.
Không có hiện tượng hách dịch, quát nạt gây khó dễ cho người dân.
IV. Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ
- Phòng Nội vụ tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do
UBND, HĐND cũng như các tổ chức đoàn thể mời tham gia. Cán bộ, công chức
trong Phòng tích cực thi đua lập thành tích để chào nừng các ngày lễ, kỉ niệm
của đất nước: Đặc biệt Phòng phối hợp với Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ
cũng như các tổ chức xã hội tổ chức hội thi “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sinh viên: Đinh Công Vũ

23

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


×