Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TQM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.29 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN TQM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

Tãm t¾t LuËn ¸N TIÕN sÜ qu¶n lý gi¸o dôc

Hµ Néi - 2013
1


LUẬN ¸N ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Khánh Đức
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Hồng Minh

Phản biện 1: ………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại:
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vào hồi … giờ …. ngày ….tháng …. năm 2013



Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tuy đã có những
bước phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới các trường đại học càng mở rộng,
song đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
- Chất lượng đào tạo trong các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng với yêu cầu
thực tiễn.
- Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo còn bộc lộ nhiều yếu, kém; Cơ chế phối hợp
trong quản lý chất lượng đào tạo chưa thật sự thống nhất đồng bộ, kém hiệu quả.
- Khả năng hoạt động thực tiễn của sinh viên còn nhiều hạn chế. Phần lớn sinh
viên khi ra trường chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của xã hội, nhiều vấn đề quản
lý đào tạo chưa tiếp cận được với Trường học, công nghệ tiên tiến và chưa sát với
thực tiễn.
- Trong hệ thống quản lý, đánh giá ở các trường, tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo còn nhiều vấn đề chưa được tường minh, cụ thể và thiếu thống nhất.
Chỉ thị 296/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học và
Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học
giai đoạn 2010 – 2012 cũng nêu rõ yêu cầu chấn chỉnh và hoàn thiện việc tổ chức
và quản lý đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo đại học.
Bộ GD&ĐT đã và đang chỉ đạo thực hiện yêu cầu đánh giá và kiểm định chất
lượng đào tạo đại học, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý

chất lượng đào tạo đại học. Có thể nói, quản lý chất lượng đào tạo đại học là mối
quan tâm của tất cả các nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy - học phù hợp với phương thức đào
tạo theo tín chỉ làm khâu đột phá về đổi mới giáo dục đại học. Thực hiện đảm bảo
chất lượng theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của ĐHQGHN là khâu then
chốt cho sự phát triển bền vững.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý.
Từ những lý do trên, tác giả đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chất
lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng Công nghệ thông
tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực” với nội dung chính là quản lý chất lượng
đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình a+b làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên
ngành Quản lý giáo dục.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3


Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý
chất lượng .
Các nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo theo tín chỉ học.
Vấn đề nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý.
Vấn đề đặt ra cho đề tài nghiên cứu là, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước trong và ngoài nước, đề tài sẽ hệ thống hóa lý luận về mô hình
quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra đánh giá thực trạng mô hình quản lý chất lượng
đào tạo đại học theo mô hình đào tạo a+b, từ đó đề xuất mô hình quản lý chất
lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong ĐHĐNĐLV.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của
quản lý chất lượng đào tạo đại học, luận án xây dựng hệ thống cùng các giải pháp
triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kết
hợp – kế tiếp a+b theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin ở Đại học

đa ngành, đa lĩnh vực nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư
phạm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Cơ sở đào tạo Cử nhân sư phạm trong đại học đa
ngành, đa lĩnh vực.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư
phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành,
đa lĩnh vực.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, hệ thống thông tin quản lý
giáo dục, quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM; hệ thống đảm bảo chất
lượng; cơ sở lý luận về việc tổ chức, quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo; ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo trong
các đại học...
- Khảo sát và đánh giá thực trạng về đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo cử
nhân sư phạm theo mô hình a+b ở trường Đại học Giáo dục trong đại học đa ngành, đa
lĩnh vực.
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất lượng cử nhân sư phạm theo mô
hình kế tiếp - kết hợp a+b.

4


- Đề xuất các giải pháp và ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc triển khai
hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng
đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kết hợp – kế tiếp a+b ở trường Đại học giáo
dục Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đề tài khảo sát thực trạng hệ thống quản lý chất lượng cử nhân sư phạm hệ

chính quy của Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học quốc gia Hà Nội.
Đề tài thực hiện thử nghiệm kết quả nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục
trong Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Giả thuyết Khoa học
Nếu đề xuất được hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm
theo tiếp cận TQM và ứng dụng Công nghệ thông tin phù hợp với đặc điểm của
trường Đại học Giáo dục trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực (Đại học quốc gia
Hà Nội) và đề xuất các giải pháp triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ thì sẽ bảo
đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình
a+b trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận:
Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, hệ thống
thông tin quản lý và đề xuất hệ thống quản lý chất lượng theo tiếp cận TQM dựa trên
ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm
theo mô hình a+b.
8.2.Về mặt thực tiễn:
- Đề xuất các giải pháp triển khai vận hành hệ thống quản lý chất lượng đào
tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình a+b theo tiếp cận TQM và ứng dụng công
nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
- Đề xuất xây dựng và chuẩn hóa các quy trình quản lý chất lượng, xây dựng
hệ thống tin học, hệ thống thông tin quản lý đồng bộ hỗ trợ hiệu quả công tác quản
lý chất lượng.
Luận án được nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao năng
lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở trường đại học Giáo dục nói riêng và các
trường đại học nói chung. Đề xuất tổ chức quy trình hóa, triển khai tin học hóa các
quy trình thủ tục góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ
5



cử nhân sư phạm theo mô hình a+b trong trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học
quốc gia Hà Nội.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi về thực trạng chất lượng và
quản lý chất lượng đào tạo.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu thu
được trong điều tra. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận
khoa học.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia, hỏi ý kiến của cán bộ lãnh đạo ở một số
đơn vị, cán bộ quản lý đào tạo.
- Hội thảo, tọa đàm Khoa học
- Thử nghiệm khoa học và lấy ý kiến chuyên gia
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo đại học
Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm ở
Đại học đa ngành đa lĩnh vực
Chương 3: Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM và ứng
dụng Công nghệ thông tin trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo đại học
1.1.1. Đào tạo và quá trình đào tạo
1.1.1.1. Đào tạo

Đào tạo có thể được hiểu là quá trình chuyển giao có hệ thống tri thức thông
qua mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và kinh nghiệm sống của người dạy
nhằm hình thành ở người học phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo, khả năng tự lập
trong cuộc sống và hòa nhập trong cộng đồng xã hội.
1.1.1.2. Quá trình đào tạo
Quá trình đào tạo là những hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ
năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được năng lực nghề nghiệp
hoặc những năng lực khác của cuộc sống.
Quá trình đào tạo được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình dạy học hay quá
trình giáo dục theo một chương trình đào tạo cụ thể. Nó là đối tượng chủ yếu nhất
trong toàn bộ công tác quản lý nhà trường, là cơ sở cho việc xây dựng các chức
năng, nhiệm vụ, xác định cơ chế tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục - đào tạo
trong nhà trường
1.1.2. Quản lý và các chức năng quản lý
1.1.2.1. Khái niệm về quản lý
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một
hành động, có thể định nghĩa : Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.1.2.2. Các chức năng của quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản. Các chức năng quản lý có thể được biểu
diễn bằng sơ đồ trong Hình 1.2.

7


Mục tiêu của tổ chức

DỰ BÁO/ LẬP KẾ
HOẠCH


TỔ CHỨC

Nhà QL

CHỈ ĐẠO/
LÃNH ĐẠO

KIỂM TRA/
ĐÁNH GIÁ

Các nguồn lực của tổ chức
Hình 1.2. Các chức năng của quản lý
1.1.3. Quản lý đào tạo đại học
Muốn quản lý đào tạo đạt hiệu quả, người quản lý cần nắm vững mô hình
tổng thể quá trình đào tạo và cũng cần lưu ý trong mọi hoạt động quản lý đào tạo,
thông tin quản lý đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, nó được coi như "mạch máu"
của hoạt động quản lý đào tạo, được thể hiện qua sơ đồ ở Hình 1.3. [43]:
QL Đầu vào
Các điều kiện đảm bảo
chất lượng ĐT

- Đối tượng tuyển
sinh
- GV, Cán bộ QL
- Chương trình ĐT
- Thiết bị vật tư ...
- Cơ sở vật chất: Thư
viện, phòng học,
phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành ...

- Nguồn tài chính

Đánh giá/
Lựa chọn

QL Đầu ra
Kết quả đào tạo

QL Quá trình
Quá trình dạy học
va giáo dục

- Lập kế hoạch
Dạy và Học
- Tổ chức và chỉ
đạo triển khai quá
trình dạy học
- Giám sát,đánh giá
kết quả dạy học

- Lựa chọn phương thức,
hình thức, phương pháp ĐT
- Đánh giá kết quả học tập

Người tốt nghiệp với:
- Kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp,
thói quen, kinh
nghiệm
- Hiểu biết xã hội

- Kỹ năng ứng dụng
CNTT

- KT/ ĐG quá trình và
chương trình
-Cấp văn bằng, chứng chỉ

Theo Dâi KẾT QUẢ
Quá trình dạy học
va giáo dục

- Tình hình việc làm
sau tốt nghiệp
-Thích ứng nghề
nghiệp
- Năng suất lao động
- Khả năng thu nhập
-Phát triển nghề
nghiệp
- Tự tạo việc làm

Thông tin
phản hồi

Hình 1.3. Mô hình tổng thể quản lý quá trình đào tạo
8


1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo đại học
1.2.1. Chất lượng

1.2.2. Chất lượng giáo dục
1.2.3. Quản lý chất lượng và các cấp độ quản lý chất lượng
a)Một số quan điểm về quản lý chất lượng
b) Các cấp độ quản lý trong lĩnh vực chất lượng

Hình 1.8. Sơ đồ tầng bậc của khái niệm về chất lượng theo Sallis E. [95])
1.2.4. Mô hình bảo đảm chất lượng đại học (QA- AUN)
SỰ THỎA MÃN CỦA CÁC LIÊN ĐỚI
SỨ
MẠNG
CÁC MỤC
TIÊU
CÁC MỤC
ĐÍCH

CHÍNH
SÁCH/KẾ
HOẠCH

HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC/ĐÀO
TẠO

QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU

NGUỒN
NHÂN LỰC

TÀI CHÍNH

KẾT
QUẢ
ĐẦU
RA

DỊCH VỤ XÃ HỘI

BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC CHUẨN MỰC QUỐC GIA /QUỐC TẾ

Hình 1.9. Mô hình QA-AUN về đảm bảo chất lượng đào tạo cấp Trường
9


-Đặc điểm
chương trình
-Chất lượng
đội ngũ giảng
viên
-Bảo đảm
chất lượng
dạy học
- Tỷ lê tốt
nghiệp

-Nội dung và
cáu trúc
chương trình
-Chất lượng

đội ngũ nhân
viên
-Các hoạt
động phát
triển đội ngũ
giảng viên
Tỷ lệ bỏ học

-Chiến
lược dạy
và học
- Chát
lượng sinh
viên
- Phản hồi
của các
liên đới
- Thời
gian tốt
nghiệp

-Đánh gia
sinh viên
Tư vấn và
hỗ trợ sinh
viên
-Cơ sở vật
chất
-Việc làm
sau tốt

nghiệp/ng
hiên cứu

CÁC KẾT QUẢ

CHUẨN ĐẦU RA KỲ VỌNG

SỰ THỎA MÃN CỦA CÁC LIÊN ĐỚI

Bảo đảm chất lượng và các chuẩn mực quốc gia/Quốc tế
Hình 1.10. Mô hình QA-AUN về đảm bảo chất lượng đào tạo cấp
chương trình đào tạo
1.2.5. Mô hình Quản lý chất lượng đào tạo theo TQM
a) Quan điểm TQM
b) Khái niệm về TQM
c) Một số quan niệm về mô hình triển khai TQM
Triết lý của Deming, Juran và Crosby đã cung cấp những nguyên lý nền
tảng cho TQM và được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng trong các doanh nghiệp
Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong quá trình áp dụng các nguyên
lý này, người Nhật đã sáng tạo ra một mô hình mang dấu ấn riêng, được gọi là
“Kiểm soát chất lượng toàn công ty” (Company Wide Quality Control - CWQC).
Mô hình này còn có các tên gọi khác như: “Phương thức kiểm soát chất lượng tổng
hợp kiểu Nhật Bản” hoặc gọi tắt là “Mô hình Nhật Bản” (Hình 1.11). Thành công
của nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho CWQC được thừa nhận trên thế giới như mô
hình mẫu mực của cách QLCLTT.
10


LÃNH ĐẠO CHẤT LƯỢNG, CAM KẾT VÀ QUYẾT TÂM CHUNG
ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CHUYÊN GIA


CÁC NHÓM CHẤT LƯỢNG

QUẢN LÝ DỰA TRÊN SỰ KIỆN
CÔNG CỤ THỐNG KÊ

KAIZEN

NỀN TẢNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG

Hình 1.11. Sơ đồ mô hình Company Wide Quality Control – CWQC
Một trong các trường hợp điển hình khái quát nội dung triển khai TQM
trong giáo dục là mô hình “Các thành tố của chất lượng tổng thể” (The
Components of Total Quality). Với đặc trưng trừu tượng của chất lượng giáo dục,
với đặc thù của giáo dục – sản phẩm là con người và sự vận hành các quá trình bên
trong dựa nhiều vào mối quan hệ con người trong tổ chức, John West - Burnham
[94] đã khái quát TQM trong giáo dục qua một mô hình gồm 4 thành tố, trong đó
có một thành tố cơ bản mang tính động, đó là con người (Hình 1.12).
The Components of Total Quality là mô hình TQM được xây dựng dựa trên thực tế
áp dụng của nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ và Tây Âu.

NGUYÊN TẮC

Principies

QUÁ TRÌNH

Processes

CHẤT LƯỢNG

TỔNG THỂ
Total Quality

CON NGƯỜI

People

NGĂN NGỪA

Prevention

Hình 1.12: Mô hình “The Components of Total Quality” [94]
11


Một mô hình TQM khác được khái quát từ thực tế triển khai trong nhiều
trường đại học nước Anh là mô hình Vòng tròn chất lượng (Quality Circle) của
Sallis Edward [95](Hình 1.13)

Sự lãnh
đạo
Đội,
nhóm

Sự năng
động của
cán bộ

Chiến
lược

Kinh nghiệm
của người
học

Đánh giá

Hệ
thống

Công cụ
chất lượng

Hình 1.13. “Quality Circle” của Sallis Edward [95]

Trường hợp điển hình kết hợp quan điểm TQM trong giáo dục và kinh doanh là
mô hình “Chất lượng toàn diện” (Total Quality - TQ) của Mỹ (Hình 1.14).

12


TQM được các nhà lãnh đạo của 9 tập đoàn lớn của Mỹ cùng với các nhà
khoa học từ một số trường đại học về kỹ thuật và kinh doanh Mỹ đề xuất năm
1992. TQM xem khách hàng là trung tâm, chất lượng được hoạch định trên cơ sở
kế hoạch hóa.
Lãnh đạo và
hoạch định chất
Lãnh
đạo(6)

lượng

hoạch định chất
Quản trị
bằng lý
sự
Quản
kiện (5)
bằng
sự

Tập trung
vào Tập
khách
hàng (1)
trung

Định hướng
quá trình
(2)
Định
hướng
quá trình (2)

Cải tiến
Cải
và tiến
học hỏi
(3)
và học hỏi

Giao quyền

Giao
và làm việc
nhóm (4)

Hình 1.14. Phác họa sơ đồ mô hình Total Quality của Mỹ
d) Nguyên tắc áp dụng TQM vào cơ sở giáo dục
e)Yếu tố môi trường của tổ chức áp dụng TQM
1.2.6. Hệ thống quản lý chất lương đào tạo của trường đại học theo TQM
Với ý nghĩa như vậy, áp dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào
quản lý chất lượng đại học là hết sức cần thiết, theo công thức:
TQM = QA (Quality Assurance) + QD (Quality development)
a) Mô hình quản lý chất lượng đào tao đại học theo TQM

13


CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

Hệ thống chất lượng

Mục tiêu đào tạo/ Nhu cầu khách hàng/Thị trường LĐ
Đầu vào
Đối tượng tuyển
sinh, GV, Thiết
bị, CSVC, chương
trình đào tạo,…

Quá trình đào tạo
Quá trình giảng dạy và học tập
(lý thuyết và thực hành)


Kết quả đào tạo (đầu ra)
Kiến thức, kỹ năng,
thái độ- Năng lực nghề nghiệp

Tiêu chuẩn/Quy
trình/Thủ tục

NC nhu cầu xã
hội/ khách hàng

Kiểm tra, đánh giá,
cấp văn bằng chứng
chỉ

Thông tin phản hồi
Sự thích ứng thị trường lao động, tình hình việc làm, năng suất lao động, thu nhập, phát
triển nghề nghiệp

MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA CHÁT LƯỢNG

Hình 1.15: Mô hình quản lý chất lượng đào tao đại học theo TQM
b) Định hướng vận dụng mô hình quản lý chất lượng đào tạo của trường đại học
theo tiếp cận TQM
1.3. Hệ thống thông tin quản lý chất lượng đào tạo đại học
1.3.1. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục(EMIS)
1.3.1.1. Khái niệm
1.3.1.2. Cấu trúc của EMIS
a) Phân hệ các dữ liệu về hoạt động giáo dục của EMIS
b) Phân hệ tổ chức và nhân lực thông tin của EMIS

d) Phân hệ thiết bị kỹ thuật thông tin của EMIS
1.3.1.3. Ý nghĩa của EMIS đối với công tác quản lý trường học
a) EMIS có giá trị và tác dụng để hoạch định chiến lược phát triển nhà trường và
điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó.
b) EMIS có tác dụng và giá trị gắn kết nhà trường với các cơ quan QLGD cấp
trên và với các bên có liên quan

14


c) EMIS có giá trị và tác dụng đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả các
hoạt động của nhà trường, trong đó chủ yếu hoạt động đào tạo
1.3.2. Sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo (TMIS) theo tiếp cận
TQM trong trường đại học
Với quan điểm quản lý theo tiếp cận TQM một mô hình quản lý chất lượng
phù hợp với các cơ sở đào tạo, luận án đề xuất mô hình hệ thống thông tin quản lý
đào tạo tiếp cận theo TQM (hình 1.16)
HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
Thư viện tài nguyên số ( giáo
trình, tài liệu,…)

Quy trình, chính sách, văn
bản pháp quy

Công nghệ, giải pháp

THÔNG TIN QUẢN
LÝ ĐÀO TẠO

THÔNG TIN ĐẦU VÀO


- Tổ chức bộ máy
- Điều kiện quản lý
- Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Tuyển sinh
- Đội ngũ giảng viên cán
bộ quản lý.
- Cơ sở vật chất, điều kiện
đảm bảo

THÔNG TIN ĐẦU RA

- Kế hoạch đào tạo
- Tổ chức và chỉ đạo
quá trình đào tạo
- Kiểm tra-đánh giá
kết quả đào tạo

-Sinh viên tốt nghiệp
-Chuẩn đầu ra của
sinh viên
-Đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho xã hội
- Hệ thống thông tin
phản hồi

HẠ TẦNG PHẦN MỀM
Các công cụ/phần mềm hỗ trợ


Website Hỗ trợ quản lý đào tạo

HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG
Internet

Các mạng LAN/Wifi

Hệ thống máy chủ

Hê thống bảo mật

Hình 1.16. Đề xuất mô hình TMIS trong quản lý đào tạo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể

15


Tiểu kết chương 1
Chất lượng là vấn đề sống còn của các cơ sở đào tạo trong nền kinh tế tri
thức. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với định hướng chiến lược và xây dựng các
mục tiêu đào tạo đại học cho từng giai đoạn. Trong chương 1, luận án đã hệ thống
lại các cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý chất lượng và tổng quan về đào
tạo, quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận án tập trung xây dựng các giải pháp
triển khai mô hình Quản lý chất lượng đào tạo tiếp cận quản lý chất lượng tổng
thể, nghiên cứu triển khai tin học hóa hệ thống quản lý chất lượng đào tạo, ứng
dụng hiệu quả những lợi thế của CNTT – TT vào công tác quản lý, coi đây là một
nội dung quan trọng, đột phá tạo lên chất lượng đào tạo.
Qua nghiên cứu về học chế tín chỉ, về quản lý chất lượng đào tạo tiếp cận
quản lý chất lượng tổng thể, hệ thống thông tin quản lý, yêu cầu của một trường

Đại học trong thời đại của CNTT-TT thì việc ứng dụng CNTT – TT trong mọi
hoạt động quy trình quản lý chất là rất quan trọng, tất yếu phù hợp với xu thế của
thời đại.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ
NHÂN SƯ PHẠM THEO MÔ HÌNH a+b TRONG ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH
ĐA LĨNH VỰC

2.1. Tổng quan về đối tượng khảo sát
2.1.1. Mô hình đào tạo Cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực
2.1.2. Giới thiệu khảo sát
2.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo cử nhân sư phạm trong đại học đa
ngành đa lĩnh vực
2.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý đào tạo Cử nhân sư phạm tại đại học đa ngành,
đa lĩnh vực

16


ĐHĐNĐLV

Đại học KHCB (
Trường ĐHKHTN,
KHXH&NV)

Trường Đại học
Giáo dục

Tổ chức đào tạo

Quản lý đào tạo
Quản lý sinh viên

Đoàn, Hội sinh viên

Sinh viên

Gia đình

Cơ quan nơi sinh
viên cư trú

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình đồng quản lý đào tạo và đồng quản lý sinh viên
Theo nguyên tắc đồng quản lý đào tạo, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền quản
lý đào tạo của các bên tham gia được quy định như sau:
2.2.1.1.Về Công tác tổ chức tuyển sinh
2.2.1.2. Về Công tác tổ chức đào tạo
2.2.1.3. Về Công tác quản lý Sinh viên
2.2.1.4. Tổ chức NCKH cho giảng viên và sinh viên là một khâu đặc biệt
quan trọng của quy trình đào tạo cử nhân sư phạm.

17


2.2.1.5. Về triển khai một số công tác trong việc tổ chức giảng dạy Cử nhân
Sư phạm ở ĐHĐNĐLV theo phương thức tín chỉ
Về đề cương môn học trong dạy học theo tín chỉ
Về hình thức tổ chức dạy học
Về phương pháp dạy học trong học chế tín chỉ
Về kiểm tra-đánh giá kết quả học tập

2.2.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo Cử
nhân Sư phạm trong ĐHĐNĐLV
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo tại các Trường trong
ĐHQGHN tham gia đào tạo Cử nhân Sư phạm
Để nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường
tham gia đào tạo giáo viên theo mô hình a+b, Luận án đã sử dụng phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi sử dụng 2 mẫu phiếu: Mẫu 1 và Mẫu 2 (phụ lục 1, phụ lục
2), các phiếu này được thiết kế online và gửi đến các đối tượng được hỏi bằng
email mời tham gia khảo sát.
Được hỏi ở Mẫu 1 đối tượng là các cán bộ quản lý, giảng viên các trường:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Trường Đại học Giáo dục. Tác giả đã gửi 120 phiếu và nhận được 100 % kết
quả trả lời.
Với Mẫu 2, tác giả đã gửi 50 phiếu và nhận được lại được 40 phiếu, với đối
tượng được hỏi là cán bộ cấp trưởng, phó phòng, trưởng, phó khoa hoặc tương
đương và BGH của các trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Giáo dục.
Kết quả khảo sát thu được đối với từng nội dung được cụ thể như sau:
2.2.2.1. Về nhận thức của cán bộ, giảng viên trường đại học thành viên
tham gia đào tạo Cử nhân sư phạm về ĐBCL
2.2.2.1.1. Nhận thức về hiểu biết về đảm bảo chất lượng
2.2.2.1.2. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
ĐBCL đối với nhà trường
2.2.2.1.3. Mức độ quan tâm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân
viên của nhà trường đến công tác ĐBCL
2.2.2.1.4. Mức độ thực hiện các nội dung ĐBCL
18


2.2.2.2.Về đảm bảo chất lượng đầu vào

2.2.2.3.Về việc đảm bảo chất lượng quá trình
2.2.2.4. Đảm bảo chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo
2.2.2.5. Về việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng
2.2.2.6.Về hệ thống đảm bảo chất lượng

Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo, hệ thống ĐBCL
và việc thực hiện các điều kiện ĐBCL đào tạo trong trường Đại học Giáo dục và
các trường đại học thành viên của ĐHQGHN đào tạo cử nhân Sư phạm đối tượng
khảo sát chủ yếu của luận án, chúng ta thấy các trường thành viên và trường Đại
học Giáo dục đều có ý thức về quản lí chất lượng và bước đầu quan tâm đến hệ
thống đảm bảo chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, do nhận thức và kỹ năng
trong việc xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng còn thiếu nên thực
tế chỉ ở “giai đoạn đầu” hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng.
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực trạng
triển khai đào tạo một số đặc điểm của học chế tín chỉ, thực trạng quản lý chất
lượng đào tạo. Chúng tôi thấy rằng, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà nội sẽ áp dụng thành công và khai thác hết những ưu điểm của học chế tín chỉ
trong quy trình quản lý đào tạo của mình. Bởi lẽ với một cơ cấu tổ chức rất linh
hoạt và rất mở như hiện nay, với một tổ chức còn rất mới, với sự quyết tâm của
lãnh đạo nhà trường thì việc chuyển đổi phương thức quản lý đào tạo là thành công
thực tế Trường Đại học Giáo dục đã làm và từng bước áp dụng triệt để các ưu
điểm của học chế tín chỉ vào dạy học của Trường. Như việc triển khai xây dựng hồ
sơ môn học (đề cương môn học) đây là công cụ hiệu quả để triển khai tốt việc đào
tạo theo phương thức tín chỉ. Nhà Trường đã chuyển đổi chương trình khung của
các ngành đào tạo theo tinh thần của học chế tín chỉ, đã thường xuyên và làm tốt
công tác kiểm tra - đánh giá theo tinh thần của học chế tín chỉ, phương thức kiểm
tra đánh giá trong học chế tín đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện chất
lượng đào tạo. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong lộ trình chuyển đổi tiến tới áp
dụng triệt để những ưu điểm của học chế tín chỉ như: còn thiếu về cơ sở vật chất,

19


tính đồng bộ chưa cao. Vì vậy, cần có một cơ chế quản lý phù hợp với phương
thức đào tạo theo tín chỉ, cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý đủ mạnh và
đồng bộ đáp ứng nhu cầu của người học, đòi hỏi cần có hệ thống quản trị cơ sở dữ
liệu đủ mạnh.
Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, với yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng, cần phải có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp hiệu quả và ứng dụng triệt
để hỗ trợ của CNTT-TT trong mọi khâu của quá trình quản lý, hệ thống quản lý và
đó cũng chính là những biện pháp chúng tôi muốn đề cập đến ở chương 3 của luận
án

CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN TQM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC
3.1. Các nguyên tắc đề xuất hệ thống quản lý chất lượng và các giải pháp
triển khai
3.1.1. Tính khả thi
3.1.2. Tính kế thừa
3.1.3. Tính hiệu quả
3.1.4. Tính đồng bộ

20


3.2. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM
và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

( ĐHĐNĐLV)
Chính sách chất lượng
Quy chế đào tạo/Hệ thống bảo đảm chất lượng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TỰ NHIÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

QLCL
ĐẦU VÀO

-Tổ chức bộ máy.
- Điều kiện quản lý.
-Mục tiêu đào tạo.
-Chương trình đào tạo.
- Tuyển sinh
-Đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lý.
-Cơ sở vật chất, điều
kiện bảo đảm.

QLCL
QUÁ TRÌNH ĐT

- Hoạt động dạy học.
-Hoạt động nghiên cứu
khoa học.
- Hoạt động quản lý…


QLCL
ĐẦU RA

-Sinh viên tốt nghiệp
- Kiến thức của sinh
viên.
- Nhân cách nhà giáo
- Đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực cho
xã hội.


HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ/KẾ HOẠCH / CHỈ ĐẠO, ĐẤNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH, CẢI TIẾN

CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
Hình 3.1. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học tiếp cận Quản lý chất lượng tổng
thể tại trường Đại học giáo dục

21


3.3. Đề xuất các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng
3.3.1. Xây dựng điều kiện quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
3.3.1.1. Xây dựng văn hóa chất lượng.
3.3.1.2. Xây dựng bộ máy và cơ chế QLCLTT
3.3.1.3. Xây dựng chính sách chất lượng
3.3.1.4. Xây dựng kế hoạch chất lượng
3.3.1.5. Xây dựng bộ công cụ quản lý chất lượng
3.3.1.6. Xây dựng quy trình cải tiến chất lượng
3.3.2. Giải pháp quản lý chất lượng đầu vào

3.3.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo
3.3.2.2. Quản lý nội dung chương trình
3.3.2.3. Quản lý đầu vào sinh viên
3.3.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
3.3.2.5. Quản lý các điều kiện bảo đảm
3.3.3. Giải pháp quản lý chất lượng quá trình đào tạo
3.2.3.1. Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên
3.3.3.2. Quản lý dữ liệu hồ sơ quá trình đào tạo
3.3.3.3. Quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học viên
3.3.4. Giải pháp quản lý chất lượng đầu ra
3.2.4.1. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
3.3.4.2. Quản lý công tác thông tin phản hồi và quản lý sinh viên sau tốt
nghiệp
3.3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện quy trình và tin học hóa các hoạt động quản lý
chất lượng
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi về các biện
pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo
tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa
lĩnh vực

22


Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về các giải pháp Quản lý chất lượng tổng thể
Số
TT
A
1
2
3

4
5
6
B
7
8
9
10
11
C
12
13
13
D
14
15
E

Tính cấp Tính thực Tính
thiết(%)
tiễn
khả thi
(%)
(%)

Nội dung giải pháp
Xây dựng điều kiện quản lý
Xây dựng văn hóa chất lượng
Xây dựng bộ máy và cơ chế QLCLTT
Xây dựng chính sách chất lượng

Xây dựng kế hoạch chất lượng
Xây dựng bộ công cụ quản lý chất lượng
Xây dựng quy trình cải tiến chất lượng
Giải pháp quản lý chất lượng đầu vào
Quản lý mục tiêu chất lượng đào tạo
Quản lý nội dung chương trình đào tạo
Quản lý đầu vào của sinh viên
Quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
Quản lý điều các kiện bảo đảm
Giải pháp quản lý chất lượng quá trình đào
tạo
Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên
Quản lý dữ liệu hồ sơ quá trình đào tạo
Quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh
viên
Giải pháp quản lý chất lượng đầu ra
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
Quản lý công tác thông tin phản hồi và QLSV
sau tốt nghiệp
Giải pháp quản lý thực hiện quy trình và tin
học hóa các hoạt động quản lý chất lượng

98.3
93.3
96.7
100.0
96.7
91.7
75.0
66.7

83.3
78.3
66.7
98.3
100.0

96.7
76.7
80.0
96.7
93.3
95.0
98.3
93.3
86.7
68.3
66.7
88.3
93.3

95.0
60.0
71.7
75.0
91.7
90.0
88.3
66.7
65.0
63.3

53.3
60.0
70.0

100.0
98.3
100.0

98.3
93.3
96.7

85.0
71.7
71.7

100.0
100.0
93.3

93.3
95.0
95.0

60.0
76.7
68.3

100.0


96.7

71.7

100.0

83.3

83.3

3.5. Thử nghiệm một số quy trình quản lý chất lượng ở trường Đại học giáo
dục
3.5.1. Mục đích, ý nghĩa của việc thử nghiệm
3.5.2. Quy trình và đối tượng thử ngiệm
3.5.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

23


Tiểu kết luận chương 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận của chương 1, nghiên cứu thực tiễn của chương 2
và những đặc thù của Trường ĐHGD và các Trường thành viên đào tạo Cử nhân
Sư phạm trong Đại Quốc gia Hà nội đang đào tạo theo học chế tín chỉ, chương 3
đề cập những nội dung cơ bản sau :
Thứ nhất, Định hướng xây dựng mô hình QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT tại
Trường tham gia đào tạo Cử nhân Sư phạm tại Đại học Quốc gia Hà Nội và đề
xuất những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mô hình.
Thứ hai, Xây dựng được mô hình QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT, bằng tiếp
cận xu thế quản lý chất lượng tiến tiến và tận dụng được những thế mạnh phương
thức đào tạo theo tín chỉ và trong Đại học đa ngành. Xuất phát từ quan điểm toàn

diện, Mô hình đã bao hàm hoạt động của các thành tố đào tạo (thầy, trò, điều kiện,
mục tiêu, nội dung, phương pháp) trên mọi lĩnh vực (dạy học, nghiên cứu Trường
học và rèn luyện sinh viên) và ở mọi thời điểm ( đầu vào, quá trình và đầu ra) của
quá trình đào tạo.
Thứ ba, xuất phát từ quan điểm toàn diện, mô hình được đề xuất bao hàm hoạt
động của các thành tố đào tạo (thầy, trò, điều kiện, mục tiêu, nội dung, phương
pháp) trên mọi lĩnh vực (dạy học, nghiên cứu khoa học và rèn luyện sinh viên) và
ở mọi thời điểm ( đầu vào, quá trình và đầu ra) và được triển khai bằng 5 nhóm
giải pháp triển khai mô hình.
Thứ tư, kết quả ý kiến đánh giá của chuyên gia về sự cần thiết xây dựng mô hình
QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT tại Trường ĐHGD và tính cấp thiết, tính thực
tiễn, tính khả thi của các giải pháp triển khai mô hình.
Thứ năm, tác giả đã triển khai thử nghiệm giải pháp thứ 4 quản lý chất lượng đầu
ra bằng việc thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình quản lý chất
lương tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
1. Chất lượng giáo dục là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các cơ
sở giáo dục đào tạo đại học và toàn hệ thống giáo dục đào tạo nói chung. Chất
lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi cơ sở đào tạo đặc biệt là trong thế
kỷ 21, nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nguồn lực quan trọng và nhà trường
đóng vai trò quyết định sự phát triển của xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo Trường Đại học Giáo dục nói riêng và các trường ĐH trong cả nước nói
chung phải nâng cao chất lượng quản lý.
2. Vấn đề quản lý chất lượng được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
mới từ cuối thập niên 80. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có một số

công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về đảm bảo chất lượng đào tạo. Các đơn
vị đã thành lập Trung tâm Kiểm định và Đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, cho đến
nay về chất lượng đào tạo vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau. Trong bối cảnh đó,
đề tài luận án đã xây dựng được mô hình quản lý chất lượng đại học tiếp cận quan
điểm quản lý chất lượng tổng thể và các giải pháp để triển khai hệ thống Quản lý
chất lượng.
Tư tưởng cốt lõi, xuyên xuốt trong quá trình nghiên cứu và được thể hiện
trong đề tài luận án về quan niệm chất lượng đào tạo đại học nói chung và Trường
Đại học Giáo dục nói riêng là sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, chuyển từ
quản lý theo mục tiêu sang quản lý theo quá trình. Quản lý chất lượng không chỉ vì
hiện tại mà phải hướng vào tương lai và tăng cường vai trò, trách nhiệm tự quản lý
của cơ sở đào tạo đại học và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của cơ sở đào tạo
đại học đó. Quản lý chất lượng trong mọi hoạt động của quy trình công việc với
việc nghiên cứu mang tính liên ngành giữa lý thuyết về quản lý, quản lý chất lượng
với nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý và ứng dụng Công nghệ thông tin tác
giả đã đề xuất được các giải pháp cấp thiết, có tính thực tiễn và khả thi khi triển
khai áp dụng.
Nhìn chung, mô hình quản lý chất lượng đào tạo tiếp cận hệ thống chất lượng
tổng thể trên cơ sở tin học học đã được thiết kế và trình bày trong Chương 3 có thể áp
dụng chung trong quản lý đào tạo đại học, với tính ưu việt của quan điểm QLCLTT, sự
hữu ích của ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong các hoạt động đào tạo sẽ là một
bước đột phá trong việc hỗ trợ quản lý nâng cao chất lượng đào tạo.

25


×