Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

Lịch sử Đảng bộ huyện Đắc Song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 239 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Đắk Song là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Nông, có vị
trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng
của phên dậu quốc gia trên vùng đất Cao nguyên hùng vĩ.
Trải qua nhiều biến thiên trong quá trình phát triển của lịch sử, Huyện được
thành lập theo Quyết định số 30/2001/NĐ-CP, ngày 21-6-2001 của Chính phủ.
Với vị trí địa lý phía Nam giáp thị xã Gia Nghĩa và huyện Tuy Đức, phía Bắc
giáp huyện Đắk Mil, phía Đông giáp huyện Krông Nô, phía Tây giáp biên giới
Campuchia, với tổng diện tích tự nhiên là 80.811 ha. Với điều kiện tự nhiên và
tài nguyên khoáng sản phong phú là những yếu tố thuận lợi để Đắk Song phát
triển nhanh một nền kinh tế đa dạng, xây dựng Đảng vững mạnh gắn với xây
dựng thế trận phòng thủ đảm bảo an ninh chính trị trong tình hình mới.
Để có được một Đắk Song với vị thế và tiềm năng như hôm nay, lớp lớp
đồng bào các dân tộc trên vùng đất này đã vượt qua bao nhiêu gian nan, hy sinh
thử thách để hòa chung với dòng chảy của những người con trên quê hương
M’Nông chất phác, thật thà, cần cù trong lao động sản xuất, nhưng vô cùng kiên
cường và anh dũng trong chiến đấu bảo vệ buôn làng, nương rẫy. Đặc biệt từ khi
có sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp đó càng được nâng lên tầm cao
mới. Mỗi buôn, bon, làng, tên núi, tên sông nơi đây đã gắn liền với những chiến
công oanh liệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giữ
vững bản sắc, tôn vinh truyền thống yêu nước mà thế hệ ông cha đã tạo dựng từ
xa xưa trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Nhằm khơi dậy, bảo tồn và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống
trong đấu tranh cách mạng cũng như quá trình xây dựng quê hương, đất nước
của nhân dân các dân tộc trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 17CT/TU, ngày 24-12-2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về công tác
nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn Lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách
mạng; đồng thời nhân dịp chào mừng Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, 15 năm thành lập huyện Đắk Song và Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 2015- 2020), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đắk
Song quyết định sưu tầm, biên soạn cuốn sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk


Song ( 1930 – 2010 ).
Việc biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ không chỉ góp phần giáo dục truyền
thống cách mạng vẻ vang, nâng cao lòng tự hào, tự tôn, ý thức trách nhiệm của cán
bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ngày nay, mà còn bày tỏ sự tôn vinh và
tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đảng viên, đồng bào các dân tộc đã từng nỗ lực, hy

1


sinh vượt qua gian khó, hiểm nguy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương
trên mảnh đất Đắk Song.
Sau một thời gian sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, nghiên
cứu và biên soạn, cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Đắk Song (1930- 2010) đã được
hoàn thành, nội dung gồm những phần chính sau:
Phần mở đầu: Khái quát về vùng đất, con người và truyền thống lịch sử
trước khi có tổ chức Đảng lãnh đạo.
Phần thứ nhất: Tổ chức Đảng ra đời lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền
và kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược (1930-1975).
Phần thứ hai: Lãnh đạo nhân dân trên địa bàn huyện quá độ lên CNXH và
từng bước thực hiện đường lối đổi mới (1975-2000).
Phần thứ ba: Huyện Đắk Song được thành lập, Đảng bộ huyện lãnh đạo
nhân dân thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vị thế mới (20012010)
Phần kết luận: Khái quát những thành tựu chủ yếu, những hạn chế, khó
khăn và những kinh nghiệm trong hoạt động của Đảng bộ huyện Đắk Song.
Trong quá trình sưu tầm tư liệu và biên soạn cuốn sách, Ban Chỉ đạo đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt thành, với những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của
các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo địa phương qua các thời
kỳ, các đồng chí đã từng sống, chiến đấu, công tác trên địa bàn huyện Đắk Song,
Tạp chí Lịch sử Đảng -Viện Lịch sử Đảng, Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng - Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ và các ban ngành liên quan, để công trình được hoàn thành.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng do địa bàn có
nhiều sự thay đổi về địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt khó
khăn trong việc khai thác tài liệu lưu trữ, nhất là các tài liệu trước khi thành lập
huyện, do vậy, cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất
định.
Ban Chỉ đạo xin chân thành cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được
nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các đồng chí và toàn thể cán bộ, nhân dân trong
và ngoài huyện để cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện được hoàn chỉnh hơn trong những
lần tái bản sau.
Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Song
Bí thư

Đào Xuân Sanh
2


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐẮK SONG HIỆN NAY

3


TRỤ SỞ HUYỆN ỦY ĐẮK SONG

4


PHẦN MỞ ĐẦU
VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC HUYỆN ĐẮK
SONG TRƯỚC KHI CÓ TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO

1. Lịch sử vùng đất, con người và những giá trị truyền thống của đồng
bào các dân tộc trên địa bàn huyện Đắk Song
1. Quá trình hình thành địa giới huyện Đắk Song
Đầu thế kỷ XX Đắk Song là một vùng đất hẻo lánh, dân cư thưa thớt, chủ
yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người M’Nông sinh sống theo cộng đồng bộ
lạc, thị tộc, nằm giữa 2 huyện Di Linh thuộc tỉnh Đồng Nai thượng và Đức Lập
tỉnh Đắk Lắk.
Năm 1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Đắk Lắk, tỉnh lỵ đóng tại Buôn
Ma Thuột, gồm 5 quận: M’Đrăk, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột, Đắk Song và Lăk.
Mỗi quận chia ra làm nhiều tổng.Tổng chia ra làm nhiều buôn 1. Năm 1931,
chính quyền thực dân Pháp tiến hành cuộc cải cách hành chính toàn Đông
Dương. Địa bàn huyện Đắk Song nằm ở phía Nam tỉnh Đắk Lắk, từ cầu 14 trở
xuống, đến giáp tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Phước). Từ đó đến Cách
mạng Tháng Tám 1945, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và vào thời kì
đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa giới hành chính huyện Đắk Song không có
thay đổi lớn so với thời Pháp thuộc.
Vào thời kỳ đầu của chính quyền Sài Gòn quản lý miền Nam Việt Nam,
huyện Đắk Song là một bộ phận của huyện Đắk Mil, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 2-7-1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 356/BNV-HC-NĐ, quy
định tỉnh Đắk Lắk có 5 quận, 21 tổng, 77 xã. Trong đó, quận Đắk Song gồm 2
tổng: Đắk Mil (gồm 2 xã) và Đắk Thok (gồm 3 xã).
Năm 1959, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra Sắc lệnh số
24-NV ngày 23-1-1959 thành lập tỉnh Quảng Đức; cắt toàn bộ huyện Đắk Mil
của Đắk Lắk từ phía Nam cầu 14 đến Đắk Song gọi là quận Đức Lập; cắt một
phần huyện Phước Hoà của tỉnh Phước Long thành lập quận Kiến Đức; cắt một
phần phía Tây và Bắc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng và một phần Blaosiêng
thuộc Đắk Lắk thành lập quận Khiêm Đức; Tỉnh lỵ đặt tại Gia Nghĩa. Lúc này,
Đắk Song vẫn là một phần của Đức Lập và trực thuộc sự quản lý của tỉnh
Quảng Đức.


1

.Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 22-11-1904.
5


Năm 1960, Trung ương Đảng quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức (lấy
mật danh là B.4). Căn cứ vào địa giới hành chính của địch, ta chia tỉnh ra làm
bốn đơn vị huyện là Đức Lập (K.2), Đức Xuyên (K.4), Khiêm Đức (K.6), Kiến
Đức (K.8). Trong những năm kháng chiến, nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ
chiến lược, địa giới huyện Đắk Song thuộc quận Đức Lập được chia tách và tái
lập nhiều lần.
Giữa năm 1961, Khu 6 được thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc về sự chỉ
đạo của Khu 6. Đầu năm 1962 tỉnh Quảng Đức giải thể, Đắk Song thuộc E25 do
Khu 10 chỉ đạo. Đồng chí Hoàng Đức Thảo (Năm Nam) làm Bí thư, đồng chí Lê
Đạo làm Phó Bí thư.
Năm 1963, tỉnh Quảng Đức được tái lập. E25 giải thể và trở lại tên cũ
huyện Khiêm Đức. Tháng 10-1963 Khu 10 giải thể, đồng thời giải thể luôn tỉnh
Quảng Đức. Huyện Đức Lập, Đức Xuyên về lại tỉnh Đắk Lắk, Khiêm Đức về
Lâm Đồng; Kiến Đức về Phước Long.
Năm 1965, tỉnh Quảng Đức được tái lập các huyện lại trở về như trước.
Đến cuối năm 1966, Khu 10 được thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc Khu 10. Từ
đó cho đến năm 1975 việc chia tách, sáp nhập thường xuyên thay đổi cho phù
hợp với tình hình chiến sự lúc bấy giờ.
Tháng 11-1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Đắk Song
lúc đó là một vùng đất thuộc xã Hoà Thuận, huyện Đắk Mil và xã Đắk N’rung
huyện Đắk Nông.
Năm 2001, huyện Đắk Song được thành lập theo Quyết định số 30/NĐ-CP
ngày 21-6-2001 của Chính phủ, trên cơ sở các xã Trường Xuân, Đắk N’Drung
tách từ huyện Đắk Nông và xã Thuận Hạnh, Đắk Mol, Đắk Song tách từ huyện

Đắk Mil.
Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp với các huyện: Đắk Mil, Krông
Nô, Đắk Nông, Đắk Rlấp và có chung 24 km đường biên giới với Campuchia.
Đến ngày 26-11-2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH 11, quyết định
tách Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Huyện Đắk Song thuộc địa
bàn tỉnh Đắk Nông quản lí.
Ngày 18-10-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2007/NĐ-CP
điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện của tỉnh
Đắk Nông. Trong đó, quyết định thành lập thị trấn Đức An và xã Thuận Hà
thuộc huyện Đắk Song.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của
đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
a. Điều kiện tự nhiên
6


Đắk Song là huyện biên giới phía Tây Bắc tỉnh Đắk Nông, nằm ở độ cao
trung bình trên 800m so với mặt nước biển. Là cửa ngõ phía Bắc của thị xã Gia
Nghĩa, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi; quốc lộ 14C chạy suốt từ
Bắc đến Nam huyện, dài hơn 45 km; có tỉnh lộ 6 nối Quảng Sơn của huyện Đắk
Glong với Đắk Búk So của huyện Tuy Đức; có tỉnh lộ 2 nối từ ngã ba Đắk Song
đi Đắk Mâm của huyện Krông Nô; có đường biên giới với Campuchia dài 24
km. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu giữa nhân dân trong
huyện với các địa phương khác trong tỉnh, lưu thông hàng hoá giữa Đắk Song
với các huyện, tỉnh bạn, mở ra mối thông thương cho việc phát triển kinh tế, xã
hội huyện nhà.
Từ 2007 đến nay, diện tích tự nhiên của huyện là 80.803,77 ha, trong đó
đất nông nghiệp 24.466 ha, đất lâm nghiệp 40.928 ha, đất khác 15.417ha2.
Do sự kiến tạo của địa chất và chi phối của điều kiện tự nhiên, lượng mưa
hàng năm ở đây khá lớn nên địa hình của Đắk Song bị chia cắt mạnh, đồi núi

liên tiếp và các thung lũng hẹp, thấp dần từ Đông sang Tây, đa số diện tích có độ
dốc từ 8-20 độ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng
4 kéo dài đến tháng 10 trong năm. Do cấu tạo địa hình và ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên Đắk Song tuy không có bão nhưng lượng mưa khá lớn,
mưa nhiều vào các tháng 7,8. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000
đến 2.200mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau, khí hậu
khô hanh và lạnh, đặc biệt ở khu vực trung tâm Đắk Song mùa này trời nhiều
sương mù và gió to, mạnh.Gió Đắk Song kéo dài từ tháng 11 đến tháng giêng
(âm lịch). Đắk Song chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất
khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Tuy đồi núi dốc nhưng nằm trong vùng đất đỏ bazan nên đất đai ở đây phì
nhiêu, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ, đặc biệt là cây cà phê, hồ
tiêu, có thể phát triển thành vùng chuyên canh.
Tài nguyên thiên nhiên ở Đắk Song khá phong phú và có giá trị, khu bảo
tồn Nâm Nung với những cánh rừng nguyên sinh có trữ lượng gỗ lớn và quý
hiếm, nhiều loại thực vật có từ thời nguyên sinh còn bảo tồn lại được và các loài
cây dược liệu quý như trầm hương, mã tiền, mật nhân, ….
Hệ động vật rừng khá phong phú, trong đó có một số loài hoang dã như
voi, hươu nai, trâu bò, lợn rừng, gấu, khỉ, không loại trừ còn có cả tê giác.
Khoáng sản bô xít, đá quý, nước khoáng có trữ lượng khá lớn như: mỏ đá
thạch anh ở chân dãy núi Nam Nung, mỏ bô xít ở Trường Xuân kéo dài sang cả
2

Theo Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Đắk Song 4-2013: tính đến năm 2012 huyện Đắk Song có
tổng diện tích là 80.766 ha ( trong đó đất nông nghiệp: 48.796 ha; đất lâm nghiệp: 26.162 ha; đất chưa sử dụng:
1.272 ha)

7



Thuận Hà có trữ lượng lớn, mỏ đá saphia ở Trường Xuân, mỏ nước khoáng ở
Đắk Mol ….. tài nguyên ở Đắk Song nhiều về số lượng, phong phú về thể loại,
khá thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế như khai thác khoáng sản, trồng và khai
thác rừng, trồng cây công nghiệp,chăn nuôi đại gia súc.
Thiên nhiên không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá, đa dạng mà còn
tạo nên những cảnh quan kỳ thú, trở thành địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn cho
du khách trong tương lai.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số của huyện khi thành lập là 28.380 khẩu. Đến tháng 12-2001 huyện
có 37.433 khẩu, với 8.209 hộ, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có 1.234
hộ với 6.764 khẩu, chiếm tỷ lệ 18,06% dân số. Toàn huyện có 5 đơn vị hành
chính cấp xã, trong đó có 02 xã vùng III là Thuận Hạnh, Đắk Song (có 01 xã
biên giới) và 03 xã vùng II là Đắk Mol, Đắk Rung, Trường Xuân (có nhiều đồng
bào dân tộc tại chỗ sinh sống).
Đắk Song (tên một dòng chảy) nói riêng, Đắk Nông và Tây Nguyên nói
chung, do vị trí địa lý, đặc điểm cư dân và các tập tục truyền thống nên vùng đất
này gần như cách biệt với vùng đất duyên hải ven biển miền Trung Việt Nam và
các nước láng giềng về mặt văn hóa. Theo số liệu thống kê năm 2001, Đắk Song
có 5.096 người M’Nông, chiếm 13,6% dân số toàn huyện và chiếm 75,74% tổng
số các dân tộc thiểu số nói chung (5.096/6.764 người). Đến giữa năm 2002, dân
tộc M’Nông huyện Đắk Song có 897 hộ với 5.313 người. Theo khảo sát của Sở
Văn hóa Thông tin tỉnh Đắk Nông (tháng 6 - 2004): huyện Đắk Song có tổng số
5.286 người 3. Trên địa bàn huyện Đắk Song, dân tộc M’Nông có 3 nhánh chính là
M’Nông Bu Nơr, M’Nông Nong và M’Nông Preh. Tại xã Đắk N’rung, nhánh
M’Nông Bu Nơr cư trú tại 8 bon, bao gồm 292 hộ, 1.761 người. Riêng nhánh
M’Nông Preh cư trú tại 4 bon thuộc xã Đắk Mol với 78 hộ, 447 người. Ngoài ra,
người M’Nông sống trong các bon, thôn với sự cộng cư cùng các dân tộc khác
(với dân tộc Kinh có 5 thôn, với các dân tộc thiểu số khác có 10 bon thôn). Dân
tộc Êđê (là một dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Đắk
Lắk), nhưng ở huyện Đắk Song chỉ có 26 hộ với 110 người. Trên địa bàn 2 xã:

Thuận Hạnh và Đắk Song hiện nay không có người dân tộc M’Nông sinh sống.
Đảng bộ huyện Đắk Song được thành lập theo Quyết định số 280-QĐ/TU,
ngày 02-7-2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban Chấp hành lâm thời được chỉ
định gồm 21 đồng chí, 07 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ. Sau một thời gian
3

Theo khảo sát của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Đắk Nông (tháng 6-2004), dân số dân tộc M’Nông ở tỉnh Đắk Nông

là 40.205 người, trong đó huyện Krông Nô có 5.628 người, huyện Chư Jút có 1.620 người, huyện Đắk Mil có 6.387
người, huyện Đắk Song 5.286 người, huyện Đắk Nông có 10.605 người, huyện Đắk R’lấp có 10.643 người.

8


kiện toàn, Ban Chấp hành lâm thời có 29 đồng chí, Ban Thường vụ 9 đồng chí.
Đảng bộ có 21 tổ chức cơ sở Đảng, với 417 đảng viên sinh hoạt tại 5 Đảng bộ
xã; 02 Đảng bộ Quân sự, Công an và 14 chi bộ trực thuộc. Đảng viên người dân
tộc thiểu số có 34 đồng chí, chiếm tỷ lệ 8,15%; đảng viên nữ có 46 đồng chí,
chiếm tỷ lệ 11,03%; tỷ lệ đảng viên so với dân số toàn huyện chiếm 1,11%.
Đến năm 2010, huyện Đắk Song có 9 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn:
xã Đắk Môl, xã Đắk Hoà, xã Thuận Hạnh, xã Nam Bình, xã Thuận Hà, xã Đắk
N’Drung, xã Nâm N’Jang, xã Trường Xuân và thị trấn Đức An. Dân số toàn
huyện có trên 60.340 người4, với 20 dân tộc sinh sống ở 08 xã, 01 thị trấn. Toàn huyện
có khoảng 1.760 cán bộ, công chức, viên chức ( CBCCVC ); số CBCCVC có trình độ
đại học và sau đại học 705 đ/c, trong đó thạc sỹ 10 đ/c, đại học 695 đ/c ( chiếm
40,05% ), cao đẳng 250 đồng chí (chiếm 14,20%), trung cấp 689 đồng chí (chiếm
39,14%); trình độ lý luận chính trị: cử nhân và cao cấp 42 đồng chí (chiếm 2,38%),
trung cấp 141 đồng chí (chiếm 8,01%). Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 39.795
người, chiếm 61,22% dân số toàn huyện. Lực lượng lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế khoảng 36.877 người; trong đó lao động trong lĩnh vực nông-lâm

nghiệp là 24.514 người, chiếm 66,47% lực lượng lao động; lao động trong công
nghiệp chế biến và khai thác là 2.338 người, chiếm 6,33 %, còn lại là lao động thuộc
các lĩnh vực khác. Số lao động đã qua đào tạo là 5.000 người, chiếm 13,55%, trong
đó đã qua đào tạo nghề 1.500 người chiếm 4,06% . Toàn Đảng bộ có 41 tổ chức cơ
sở Đảng, trong đó 11 đảng bộ cơ sở (8 đảng bộ xã, 01 đảng bộ Thị trấn, 02 dảng bộ
lực lượng vũ trang) và 30 chi bộ trực thuộc. Tổng số đảng viên là 1.593 đồng chí,
trong đó đảng viên dự bị là 228 đồng chí; đảng viên nữ là 506 đồng chí; đảng viên là
người dân tộc thiểu số là 144 đồng chí; đảng viên là người có đạo là 76 đồng chí;
đảng viên là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 760 đồng chí.
C. Cư dân và truyền thống văn hóa
Trước thế kỉ XIX, con người xuất hiện sớm trên địa bàn huyện Đắk Song và
kéo dài thời kì xã hội nguyên thuỷ, đến những năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế
kỷ XIX, Đắk Song còn là vùng rừng núi hẻo lánh ít người qua lại, dân cư thưa
thớt, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, sống trong các cộng đồng thị tộc,
bộ lạc…5
4

Theo Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Đắk Song 4-2013

5

Tháng 7-1975, tại di chỉ nằm ở sườn Đông núi Đắk Tơn (xã Trường Xuân, huyện Đắk Song), Nguyễn Xuân An
và Nguyễn Tiến Dũng đã phát hiện một số di vật thời tiền sử. Trong hố đào đã thu được 11 công cụ rìu đá mài
toàn thân, 2 mảnh vòng tay và 2 bàn đập vỏ cây. Bàn đập vỏ cây có khắc rãnh được sử dụng để in đập tạo hoa
văn trên đồ gốm, làm cho năng suất lao động tăng lên.
Hiện nay, tại Bảo tàng Đắk Lắk đang trưng bày bộ sưu tập gồm 3 chiếc bôn đá và 1 viên đá ghè tròn có
khoét lỗ thủng. Các di vật này đều được tìm thấy ở Đắk Tơn, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song ( Theo: Nguyễn
Khắc Sử, Khảo cổ học tiền sử Đắk Lăk, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, tr. 236-237)
Các di vật trên đây được các nhà khoa học khẳng định thuộc hậu kỳ đá mới. Trong giai đoạn này, con
người đã chế tác công cụ đá đạt tới đỉnh cao bằng kỹ thuật mài toàn bộ công cụ, chế tạo đồ gốm, định cư làm


9


Cư dân sống trên địa bàn Đắk Song chủ yếu là đồng bào dân tộc M’Nông
thuộc nhóm M’Nông Preh, M’Noong được chia theo từng nhóm địa phương và
mỗi nhóm mang một sắc thái văn hóa riêng.
Người M’Nông có ngôn ngữ, chữ viết riêng, có nhiều phương ngữ, nhưng
chúng không có sự khác biệt đáng kể.
Đa số các dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông với phương thức canh tác
hết sức đơn giản, ngoài việc trồng lúa thì người dân cũng tập trung chăn nuôi gia
súc gia cầm,săn bắt thú rừng, bắt cá trên các sông suối. Người M’Nông săn bắt
rất giỏi. Chim, thú là nguồn thực phẩm chủ yếu để tăng khẩu vị trong bữa ăn. Họ
biết khôn khéo đặt bẫy trên lối có thú đi qua. Biết ra suối bắt ốc, mò trai về nấu
canh, nung vỏ trai để lấy vôi ăn trầu. Phụ nữ dân tộc biết tự dệt vải để tự túc cái
mặc; đàn ông M’Nông thường giỏi leo cây rất giỏi để lấy mật ong, biết đan lát
đồ dùng trong nhà, sáng chế ra những công cụ lao động và cả vũ khí để săn bắt.
Trình độ sản xuất của đồng bào chủ yếu vẫn dựa vào nương rẫy, với sở trường
du canh du cư.
Làng của người M’Nông trước đây được bao quanh bằng hàng rào gỗ, có
cổng ra vào vừa để chống thú dữ, vừa có thể ngăn chặn, đề phòng cướp bóc của
kẻ xấu. Đứng đầu vùng liên cư là già làng, già làng là người được nhân dân bầu
chọn, là người quản lý luật tục và chỉ huy bảo vệ buôn làng. Già làng là thủ lĩnh
của làng hoàn toàn làm việc tự nguyện không có thù lao.
Trong quan hệ gia đình và xã hội, người M’Nông vẫn duy trì chế độ thị
tộc mẫu hệ, người phụ nữ đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Các gia
đình trong bon đều có mối quan hệ thân tộc hoặc thích tộc, làm cho quan hệ
cộng đồng được duy trì khá bền vững. Những tập quán được truyền từ đời này
qua đời khác, các phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số còn mang
nhiều nét tàn dư của thời kỳ nguyên thuỷ.

Trang phục truyền thống của đồng bào M’Nông đơn giản không cầu kỳ,
đàn ông thường quấn khăn vắt tà lên vai, mặc khố và quấn trên đầu một chiếc
khăn đan màu tím hoặc màu xanh nước biển. Phụ nữ mặc yên (váy) có khăn che
ngực, đeo vòng bằng đồng thau ở cổ và tay. Nhìn chung trang phục của người
M’Nông thiên về gọn gàng thích hợp với lao động, không mất nhiều thời gian
trang điểm như các dân tộc khác.
Về văn hóa dân gian, cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người
M’Nông ở Đắk Song trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh để tồn tại và
phát triển đã hình thành nên một nền văn hóa rất phong phú độc đáo gồm cả ca
dao, tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn. Nghệ nhân Điểu Kâu
nông. Đây là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho việc bước vào ngưỡng cửa của văn minh.

10


(Ma Phước), Điểu K’Lớt, Điểu N’Dja ở Đắk N’Drung đã cung cấp hàng vạn câu
ca dao, tục ngữ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Về nhạc cụ, họ cũng sáng chế ra một số nhạc cụ độc đáo như bộ gõ có
giàn chiêng, trống. Xa xưa còn có đàn đá, một số nghệ nhân ở Trường Xuân biết
sử dụng đàn đá khá thành thạo6.
Xã hội cổ truyền người M’Nông được vận hành theo luật tục, tục truyền
quy định rõ những điều được làm và những điều không được làm, nếu vi phạm
thì phân xử rõ ràng. Nội dung các luật tục đề cập tới hầu hết các mối quan hệ xã
hội như: vấn đề hôn nhân gia đình, phong tục tín ngưỡng, về tài sản… Cộng
đồng người M’Nông ở Đắk Song còn lưu giữ được cả một hệ thống luật tục dưới
hình thức văn vần truyền miệng.
Nguồn gốc đồng bào M’Nông ở đây không theo một tôn giáo nào, tín
ngưỡng chủ yếu nhờ vào thần linh vô hình gọi là Rít và sau đó đến các thần
sông, thần núi, thần cây cối… Là một dân tộc có tinh thần phóng khoáng, yêu tự
do, không chịu áp bức của kẻ khác.

II. Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên địa bàn
Đắk Song trước khi có tổ chức Đảng lãnh đạo
Cùng với các dân tộc khác trên vùng đất Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc
huyện Đắk Song từ xa xưa đã được hun đúc truyền thống quật cường bất khuất,
chống lại ách áp bức cường quyền dưới chế độ phong kiến để bảo vệ sự tồn tại
của bộ tộc mình. Bài ca “Ra trận” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã
được hát vang từ đời này sang đời khác, lan tỏa cả vùng đất Đắk Sọng. Tinh thần
thượng võ, phóng khoáng, yêu tự do độc lập, bảo vệ chủ quyền của mảnh đất
mà thế hệ cha ông đã vượt qua bao nhiêu gian khó tạo dựng được, đồng bào
không chấp nhận kẻ mang theo gươm giáo, súng đạn đến để xâm chiếm quê
hương mình. Do vậy, ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất này,
đồng bào các dân tộc huyện Đắk Song đã cùng với đồng bào các dân tộc trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông đứng lên chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ.
Năm 1894, hai toán quân Pháp đi theo thung lũng sông Ba và sông H’Năng
lên cao nguyên bị đồng bào M’Dhur (Êđê) chặn đánh, rút xuống đồng bằng.
Tháng 3 năm 1900, tên công sứ Bourgois đem quân chinh phục người Bih ở hạ
6

Tháng 7-1995, ông Nguyễn Xuân An, Giám đốc Công ty đá quý Việt Nam, trong khi khai
thác đá saphia ở khu vực suối Đắk Tơn thuộc xã Trường Xuân đã tìm thấy một bộ di vật bằng đá gồm:
rìu, vòng trang sức, bàn đạp hoa văn trên gốm…. Theo các nhà khoa học thì những di vật bằng đá đó
thuộc hậu kỳ đồ đá mới cách ngày nay khoảng 3.500 - 4.000 năm. (Theo tài liệu: Viện Khảo cổ học
Việt Nam: Báo cáo điều tra khai quật khỏa cổ học ở Đắk Lắk năm 1993-1994, Hà Nội, 1994, tr 9-10)

11


lưu sông Krông Ana và Krông Nô, những người dân Bih với sự lãnh đạo của
N’Trang Gưh đã quật cường, bền bỉ chống lại. Quân Pháp buộc phải bỏ chạy

khỏi buôn Tour, trước khi bỏ chạy, chúng còn đốt trụi buôn Trấp, buôn Choá
(Cuah) quê hương của N’Trang Gưh. Lập tức sau đó nghĩa quân nổi dậy tiến
công trả thù tiêu diệt toàn bộ lính Pháp trong đồn buôn Tour, tên đồn trưởng
Canivey cũng bị chết gục ở sân đồn, người đầy tên ná. Các đồn trại của Pháp ở
các buôn Djiêng, Djou, Phety buôn Tinh… lần lượt bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu
của đồng bào Bih kéo dài đến năm 1913, nhưng do lực lượng quá chênh lệch,
N’Trang Gưh kêu gọi nhân dân chuyển làng vào rừng sâu, bất hợp tác với giặc.
250 gia đình người Bih di chuyển lên phía Bắc vùng M’Nông thuộc vùng trung
lưu sông Sê Rê Pốc để sinh sống ở đó, không chịu khuất phục quân Pháp.
Đặt chân lên vùng đất này đã khó, thiết lập cho được ách thống trị thực dân,
thực hiên công cuộc khai thác ở đây lại càng khó hơn. Thực dân Pháp đã vấp
phải một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc mà người cầm
đầu thường là các tù trưởng hay những người có uy tín trong địa phương. Cuộc
đấu tranh chống xâu thuế, chống cướp đất lập đồn điền của đồng bào các dân tộc
tiếp tục, các phong trào yêu nước trước đó đã diễn ra liên tục ngày càng quyết
liệt. Đồng bào nhận rõ: “Đất là lưng ông bà ta, rừng cây, khe suối là của ông bà
ta, sao ta lại chịu bỏ nhà, bỏ làng đi làm đường cho bọn Ó Trắng (chỉ bọn Pháp)
để chúng giậm lên lưng ông bà ta, phá phách rừng núi của ông bà ta”.
Trên đường 26, đồng bào Êđê, dưới sự chỉ huy của tù trưởng Ama Shao nổi
dậy chống Pháp từ 1889 đến 1905. Năm 1889 khi thực dân Pháp bắt hàng loạt
người đi phu làm đường và mở đồn điền, ông đã tập hợp lực lượng chống lại ách
thống trị của chúng. Nghĩa quân của ông đã nhiều lần tấn công quấy rối khiến
cho Pháp rất lo sợ. Chúng bao vây nghĩa quân, cắt đường tiếp tế, cấm đưa muối
và các công cụ sắt vào vùng của nghĩa quân Ama Shao. Ama Shao và nhân dân
không chịu khuất phục, họ tìm cách bí mật liên lạc được với dân làng và cuộc
đấu tranh chống bắt xâu vẫn tiếp tục lan rộng.Tháng 1 năm 1904, Pháp huy động
lính từ Huế và từ Campuchia sang đàn áp khốc liệt phong trào. Năm 1905, công
sứ Pháp Bét na (Besnard) mua chuộc những người theo Ama Shao đang dao
động trong tình thế bị bao vây kinh tế và bị đàn áp mạnh. Có một số đã ra hàng
Pháp làm cho lực lượng nghĩa quân yếu đi. Sau đó, Ama Shao bị sa vào tay giặc,

chúng giam ông đến chết ở trong tù.
Phong trào đấu tranh lớn nhất chống lại ách thống trị của Pháp ở Đắk Nông
trong những năm đầu thế kỷ XX là phong trào khởi nghĩa của N’Trang Lơng.
Phong trào này bùng nổ từ năm 1912 kéo dài tới năm 1936, tiêu biểu cho tinh
thần bất khuất chống ngoại xâm của các dân tộc trong tỉnh nói riêng và của Tây
Nguyên nói chung.
Trong những năm 1909-1911, thực dân Pháp tiến hành nhiều cuộc cướp bóc
lúa gạo của đồng bào M’Nông để dự trữ lương thực cho các cuộc hành quân
12


đồng thời chúng bắt đi xâu liên tiếp để làm đồn bốt cho chúng. Tên Hăng ri mét
(Hari Maitre) chỉ huy cuộc bình định M’Nông đưa quân đi khủng bố đàn áp
khốc liệt những làng nổi dậy để hòng uy hiếp tinh thần đấu tranh của quần
chúng.
Cuối năm 1911, một cánh quân tuần tiễu của Hăng ri mét đốt phá làng Bu
N’Trang, hãm hiếp vợ con ông. Tội ác này chồng chất lên những tội ác khác, đã
trực tiếp châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng bùng nổ 7. N’Trang
Lơng là một tù trưởng có uy tín lớn trong vùng được nhân dân bộ lạc Biệt cũng
như các bộ lạc khác kính nể. Khi đứng lên đánh Pháp, ông tập hợp được nhiều tù
trưởng khác trong đó có những người sau này trở thành thủ lĩnh tài giỏi của
nghĩa quân như R’Ding, R’Ong leng (vốn là người dân tộc M’Nông tù trưởng
của các làng BuJengchet, Bumera và Bù Nốp thuộc tổng Đắk Rtih nay là thị xã
Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) hay Bulak ma prah (vốn là người bộ lạc Rơ, ông là
tù trưởng trong lưu vực sông Đa Khoch gần biên giới Campuchia). Địa bàn hoạt
động của nghĩa quân N’Trang Lơng là cao nguyên trung tâm, nằm giữa biên giới
Việt – Miên, về phái Tây Nam Đắk Nông. Quá trình hoạt động của nghĩa quân
N’Trang Lơng kéo dài 24 năm, trả thù nhà, đền nợ nước, thủ lĩnh của nghĩa quân
N’Trang Lơng đã làm cho thực dân Pháp vô cùng kinh ngạc về ý chí và sự bất
khuất kiên cường của đồng bào dân tộc nơi đây. Khi chiến thắng ở Bunor và

Bumêra thanh thế của nghĩa quân N’Trang Lơng vang dội khắp miền Nam Tây
Nguyên, các bộ lạc M’Nông đều ngả theo nghĩa quân. Thực dân Pháp thú nhận
các vùng đóng quân giữa ngoại vi vùng M’Nông không có tác dụng gì trong việc
kiểm soát người M’Nông. Trước tình hình đó một mặt chúng tăng cường các
cuộc càn quét, mặt khác chúng thực hiện âm mưu bao vây kinh tế nghĩa quân
N’Trang Lơng.
Bước sang những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp mở những cuộc hành quân
trên quy mô lớn nhằm bình định bằng được cao nguyên M’Nông, đẩy mạnh việc
xây dựng con đường chiến lược số 14. Tên Gatin (Gatille) đại lý Pháp ở Snul
được giao làm đoạn đường 14 chạy dưới chân cao nguyên M’Nông. Công
trường làm đường của Gatin có nhiều đội lính Khố xanh bảo vệ nhưng chúng
vẫn bị nghĩa quân tấn công. Ngày 26-1-1931, tên Gatin bị giết ở đoạn đường 14
cách Sreykhtum 17km. Sau sự kiện đó một phong trào chống Pháp bùng lên
mạnh mẽ ở vùng ba biên giới. Từ tháng 2 đến tháng 12-1931, Pátxkia (Pasquier)
toàn quyền Đông Dương và tên Bilốt (Billôte) tổng chỉ huy quân đội Pháp ở
Đông Dương đã chuẩn bị một kế hoạch đối phó với những cuộc nổi dậy của
đồng bào M’Nông. Đồng bào M’Nông dưới sự lãnh đạo của nghĩa quân N’Trang
Lơng đã thực hiện “vườn không nhà trống” dời làng vào rừng sâu chuẩn bị sẵn
sàng chiến đấu. Do sự chống trả quyết liệt của nghĩa quân, đến cuối năm 1932,
7

N’Trang Lơng tên thật là N’Trang, sinh năm 1870 là tù trưởng bộ lạc Biệt sống ở Bu N’Trang, một làng
M’Nông thuộc khu vực sông Đắk Rtih (Đắk Rtih).

13


chúng vẫn không đạt được mục đích, chỉ dựng thêm hai đồn trong khu vực
M’Nông là đồn Budengrom (Bujengdrom) và Lơ rô lăng (Lerolland),(thuộc
Campuchia).

Đầu năm 1933, nghĩa quân N’Trang Lơng nỗ lực giành lại thế chủ động.
Ngày 6-1-1933, 200 quân trang bị bằng tên và súng cướp được của địch dưới sự
chỉ huy của N’Trang Lơng đã tiêu diệt đồn Gati 8. Sau đó nghĩa quân đánh bại
cánh quân đến tiếp viện diệt tên chỉ huy Lơ công tơ (Leconte) của Pháp. Tháng 2
và tháng 3-1933 chúng tiến hành một cuộc càn quét quy mô lớn vào căn cứ địa
của nghĩa quân, đốt làng, thiêu huỷ lương thực, bắn trâu bò, triệt phá kinh tế
vùng hoạt động của nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân và đồng bào M’Nông, Stiêng
vẫn kiên cường rải chông, lập làng chiến đấu. Đầu năm 1934 N’Trang Lơng phái
người đi liên lạc với các thủ lĩnh trong vùng M’Nông Biệt và Stiêng để vận
động, phối hợp tác chiến. Thực dân Pháp quyết định thay chỉ huy, tăng lực lượng
chiến đấu, mở cuộc càn quét quy mô từ vùng bắc Biên Hoà, Thủ Dầu Một cho
đến bờ sông Sê Rê Pốc gần sát Buôn Ma Thuột. Nghĩa quân tạm lánh những mũi
tấn công chính của Pháp, chuyển sang đánh phá các đồn quan trọng của chúng.
Tiêu biểu là trận đánh ngày 5-3-1935, nghĩa quân diệt gọn đồn Rôlăng khiến
Pháp phải cho máy bay hoạt động để ngăn ngừa những đợt tấn công mới của
nghĩa quân. Giữa tháng 5-1935, quân Pháp tập trung lực lượng, tiến công đại bản
doanh của nghĩa quân N'Trang Lơng. Lương thực, thực phẩm, vũ khí và thuốc
men của nghĩa quân tại vùng căn cứ thiếu thốn nghiêm trọng. N'Trang Lơng bị
trọng thương, cùng một số thủ lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa rơi vào tay giặc.
Ông đã anh dũng hy sinh vào đêm 23-5-1935, nhưng nghĩa quân vẫn tiếp tục
chiến đấu, sang năm 1936 phong trào khởi nghĩa mới chấm dứt.
Phong trào khởi nghĩa của N'Trang Lơng đã khích lệ, cổ vũ đồng bào các
dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk Song nói riêng nối tiếp nhau
đứng lên chiến đấu chống chống bắt phu, bắt xâu, chống nộp thuế, nộp sản
vật...của thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai của chúng.
Cũng như phong trào khởi nghĩa tự phát của nông dân Yên Thế ở miền
núi phía Bắc trước đó, phong trào khởi nghĩa của N’Trang Lơng thể hiện sự
phản kháng mãnh liệt đối với giặc ngoại xâm khi xâm chiếm đất đai, lập đồn
điền, khai thác tài nguyên, xâm phạm đến lợi ích của đồng bào dân tộc. Các cuộc
khởi nghĩa đó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, lực lượng nhỏ yếu và bị

phân tán, chưa phối hợp được với các phong trào chung trong cả nước, nên bị cô
lập và từng bước bị thực dân Pháp đàn áp.Tuy thất bại, nhưng khởi nghĩa của
N’Trang Lơng mãi mãi là niềm tự hào của các dân tộc ở Đắk Nông về sức mạnh
to lớn của tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường và tinh thần đoàn kết
chiến đấu của các dân tộc để bảo vệ nương rẫy, bảo vệ quê hương, đất nước. Đó
8

Cứ điểm vệ tinh lớn của đồn đại lý Lơrôlăng của Pháp

14


cũng là cơ sở lịch sử quan trọng để phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân
Đắk Song vươn lên tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, hòa chung vào
dòng chảy của sự nghiệp cách mạng cả nước trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

PHẦN I

TỔ CHỨC ĐẢNG RA ĐỜI, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN
CÁC DÂN TỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN,
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1930-1975)
15


Chương I
QUÂN VÀ DÂN ĐẮK SONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1930-1954)
I.


Nhân dân Đắk Song đấu tranh giành chính quyền cách mạng
dưới ánh sáng của Đảng (1930-1945)
1. Đắk Song dưới sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến phản động
Vùng đất Đắk Song nói riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung có vị trí quan
trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực Nam Tây
Nguyên, do vậy, ngay từ những năm cuối thế kỷ XVIII, những đội quân tình
báo, gián điệp khoác áo “thầy tu” và các “nhà thám hiểm” đã lên hoạt động, nắm
tình hình ở vùng cao nguyên M’Nông. Sau nhiều thập kỷ thăm dò và thám hiểm,
nhất là sau khi đã bình định xong các vùng đồng bằng, thực dân Pháp mở các
cuộc tấn công quyết chiếm được vùng Tây Nguyên. Ngay sau khi chiếm được
vùng đất này, thực dân Pháp đã thi hành chính sách “trực trị”, đồng thời ra sức
xây dựng bộ máy quân đội và chính quyền người bản xứ để làm công cụ đàn áp,
thống trị, bóc lột nhân dân ta.
Về chính trị: Chính quyền thực dân sử dụng triệt để chính sách “chia để
trị”, gạt ảnh hưởng của triều đình nhà Nguyễn ra khỏi đời sống chính trị Tây
Nguyên nói chung và Đắk Song nói riêng, sử dụng quân đội và bộ máy hành
chính của thực dân Pháp cai trị trực tiếp đồng bào Tây Nguyên. Chúng mua
chuộc, lôi kéo một số già làng, tù trưởng, dựng lên chính quyền tay sai cai quản
các vùng dân tộc từ tỉnh đến buôn, bon dưới quyền sai khiến của viên công sứ
người Pháp, làm công cụ để đàn áp và thống trị lâu dài Tây Nguyên.
Chính quyền thực dân còn thi hành một số thủ đoạn chính trị xảo quyệt
như kêu gọi tinh thần hợp tác giữa người Pháp với người Thượng, làm ra vẻ tôn
trọng các phong tục tập quán của đồng bào bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ các
phong tục tập quán và đề ra các chính sách cai trị cho thích hợp với từng vùng,
từng dân tộc.
Hệ thống kìm kẹp của chúng kết chặt giữa bộ máy quan lại, tổng, lý từ
buôn, huyện đến tỉnh với bọn quan lại chỉ huy đồn trú ngày một tăng cường, làm
cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Song nói riêng bị gò ép,
vây ráp trong vòng xiềng xích, không hề có chút tự do, dân chủ.

Chính quyền thực dân còn ban bố những luật lệ nhằm ngăn cản mối quan
hệ giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh, kích động tư tưởng bài
16


Kinh, ngăn trở mọi ảnh hưởng tư tưởng cách mạng tiến bộ vào Đắk Nông. Đối
với nội bộ các dân tộc thiểu số, chúng dùng cách đối xử phân biệt, chia rẽ để gây
mâu thuẫn giữa các dân tộc; dùng dân tộc này chống lại dân tộc khác. Dùng
người theo đạo chống lại người không theo đạo. Nhiều vụ xung đột giữa các
buôn, giữa các thành phần dân cư, giữa các dân tộc nổ ra ở Đắk Song thời kỳ
này đều có bàn tay chỉ huy vấy máu của thực dân Pháp.
Về kinh tế: Thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn để khai thác triệt để nguồn
tài nguyên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trước hết là dùng vũ lực dồn
đuổi đồng bào các dân tộc, cướp đoạt đất đai, nương rẫy của đồng bào để xây
dựng hệ thống các đồn bốt và lập các đồn điền trồng chè, cà phê, cao su, cây
dược liệu.., thực hiện chính sách cướp bóc tài nguyên, chiếm đất, chiếm mọi
nguồn lợi của Tây Nguyên. Dọc theo quốc lội 14, 21, các quận, thị trấn lần lượt
xuất hiện các đồn điền Sau khi cướp đất lập đồn điền, thực dân Pháp lại “mộ
phu” là những người đã bị mất đất, mất ruộng đi làm thuê cho chúng. Công nhân
trong các đồn điền dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp nơi đây, không chỉ
phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của “rừng thiêng, nước độc”, mà còn chịu sự
bóc lột thậm tệ, với giá nhân công rẻ mạt của các chủ đồn điền. Chính nữ kí giả
người Pháp - Ăngđrê Viôlit viết về tình trạng công nhân Đông Dương năm 1931
như sau: “…tôi được biết ở các đồn điền, và nói riêng ở các đồn điền trồng cao
su tại các vùng khí hậu rất xấu, công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ mỗi
ngày và được trả từ 1,2 đến 2,2 phrăng mỗi ngày”9.
Đặc biệt khi nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng ra sức
vơ vét ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Song nói riêng bằng việc tăng thuế và
đặt ra nhiều loại thuế mới. Chính quyền thực dân bóc lột đồng bào các dân tộc
một cách thậm tệ bằng sưu cao, thuế nặng, làm cho mọi nhà điêu đứng. Một

trong những lợi ích kinh tế của bọn cai trị Pháp lúc bấy giờ là thi hành chính
sách xâu (đi phu), thuế khắc nghiệt, tàn nhẫn đối với người dân Đắk Song.
Chúng đặt ra nhiều loại hình thuế như thuế thân, thuế điền thổ, thuế voi, thuế
đầu thú, xâu công ích, tư ích, phu đồn điền… Với chế độ xâu, thuế đó, thực dân
Pháp đã biến người dân ở đây thành những “cu ly” thường trực cho các công
trường đường sá, khai thác tài nguyên cho chúng. Chế độ đi xâu quy định đối
với đàn ông từ 16 tuổi đến 60 tuổi, mỗi năm người lao động bị bắt làm xâu ba,
bốn tháng. Vào thời vụ đặc biệt, mỗi người phải đi xâu 20 ngày (gồm 10 ngày
xâu công ích và 10 ngày xâu tư ích) tính cho mỗi tháng. Chúng bắt cả voi cũng
phải đi xâu như người. Công việc làm xâu gian khổ, vất vả như chặt phá rừng,
khai khẩn đất đai trồng cao su, cà phê, đào núi, lấp suối, bắc cầu, làm đường…
người đi xâu ốm đau không có thuốc men, chết dần, chết mòn. Đối với người
9

A. Viollis: Indochine SOS (Đông Dương cấp cứu), Les Esditeurs Francais resunis, Paris,1949, tr.107

17


không đi xâu cũng phải nộp 0,25 đồng/ngày và voi phải nộp 0,5 đồng/ngày.
Ngoài xâu, còn có các thứ “lao dịch” khác cho bọn chánh tổng, huyện phải nộp
các lễ vật, trâu, gà, heo, gạo… là những gánh nặng chồng chất mà đồng bào phải
chịu đựng.
Chính quyền thực dân còn đặt ra loại thuế vô lý là thuế đầu thú. Thuế này
đánh vào dân các làng trước đây nổi dậy, bất hợp tác, dời làng đi nơi khác, về
sau bị bao vây, o ép phải quay lại địa bàn cũ thuộc địa bàn thực dân Pháp chiếm
đóng. Thuế này năm 1929, mỗi suất là 1,0 đồng (bằng 4 kg gạo), đến năm 1933,
tăng lên 2,5 đồng. Hai loại thuế nặng nhất đối với nhân dân Đắk Song là thuế
thân và thuế voi. Hàng năm, mỗi người phải đóng hai đồng bạc Đông Dương và
hai thùng thóc cho thuế thân; mỗi con voi phải chịu ba đồng cho thuế voi. Đồng

bào thường xuyên bị chính quyền thuộc địa và các chủ đồn điền, chủ buôn, bon
phạt vạ như phạt làm hỏng đường, phạt làm hỏng cây cối ở các đồn điền, phạt vì
đồng bào có hành vi chống lại chính quyền… Đồng thời, thuế ruộng đất, thuế
phát rẫy, thuế nhà, thuế muối và nhiều thứ thuế vô lý khác cũng được tăng lên.
Chế độ xâu, thuế bóc lột tận xương tủy của chính quyền thuộc địa làm cho sản
xuất đình trệ, người dân không ngóc đầu lên, sống trong cảnh nghèo đói, cơ cực.
Về quân sự: Để tăng cường lực lượng đàn áp các phong trào đấu tranh
của nhân dân và làm bia đỡ đạn cho chính quyền thực dân khi chiến tranh xảy ra,
thực dân Pháp ráo riết xây dựng các đơn vị vũ trang người dân tộc. Thâm độc
hơn, chúng dùng lực lượng vũ trang là người dân tộc tại địa phương để khủng
bố, tàn sát dân làng, tạo cảnh “nồi da xáo thịt” trong các buôn, làng Tây Nguyên.
Thực dân Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt ở các quận, huyện, thị xã, các
đầu mối giao thông quan trọng và những nơi hiểm yếu nhằm kiểm soát chặt chẽ
sự giao lưu của các dân tộc Tây Nguyên, chia tách Tây Nguyên khỏi Việt Nam.
Đồng thời, cử nhiều quan chức có kinh nghiệm đến cai trị ở Tây Nguyên.
Từ năm 1930, để thực hiện kế hoạch bình định nhanh chóng Tây Nguyên,
chính quyền thực dân tập trung lực lượng quân sự đàn áp phong trào đấu tranh
của đồng bào các dân tộc. Với chính sách “đốt sạch, giết sạch”, chúng tổ chức
nhiều cuộc càn quét quy mô lớn có sự yểm trợ của máy bay, pháo binh nhằm dập
tắt cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng và các cuộc đấu tranh khác của đồng bào Tây
Nguyên.
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Cùng với sự kìm kẹp về chính trị, sự đình đốn
về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để hòng dễ cai trị vùng
Tây Nguyên. Chúng chỉ mở một số trường sơ học bên cạnh một số trường giáo
18


phận dùng để truyền giáo. Giáo dục đào tạo hạn chế đến mức tối thiểu và cũng
chỉ giành cho con em các viên chức tổng lý, một số con em tù trưởng, chủ làng
để phục vụ trực tiếp cho bộ máy hành chính và đội quân cai trị của chính quyền

thực dân. Núp dưới chiêu bài “bảo vệ và phát triển các chủng tộc Thượng” hoặc
“không đụng chạm đến tập tục văn hóa bản địa”, thực dân Pháp đã tạo điều kiện
duy trì và khuyến khích phục hồi những hủ tục, mê tín dị đoan trong nhân dân.
Mọi sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các vùng đều bị cấm. Chúng thực thi
phát triển “tôn giáo hóa văn hóa” nhằm phân hóa, ru ngủ lực lượng có tinh thần
yêu nước, yêu dân tộc. Trên thực tế, Pháp không thực hiện được một công trình
văn hóa, xã hội nào trên Tây Nguyên để thể hiện “sự khai hóa” như sự tuyên
truyền của họ.
Là vùng đất mới khai phá, nơi “rừng thiêng nước độc”, trong khi đó chính
quyền thực dân bỏ mặc, nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên ở vùng Tây Nguyên.
Các bệnh kiết lỵ, sốt rét, dịch hạch, bướu cổ, phong… luôn đe dọa mạng sống
nhân dân, có năm cướp đi hàng trăm sinh mạng. Cùng với nạn đói, dịch bệnh là
tác nhân của sự diệt vong giống nòi các dân tộc Tây Nguyên.
Chính sách cai trị dã man, chế độ xâu thuế nặng nề của thực dân Pháp đã
làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đắk Song nói riêng, Tây Nguyên nói
chung với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Nguyện vọng thiết tha của
đồng bào là lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do.
Do đó, kể từ khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng đất này, thì các phong trào
đấu tranh của các dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược liên tục nổ ra quyết liệt
để giữ buôn, giữ đất.
2. Phong trào yêu nước chống Pháp của đồng bào các dân tộc trên địa
bàn huyện Đắk Song
Trong suốt những năm đầu thế kỷ XX, tiếp nối truyền thống đấu tranh anh
dũng quật cường chống ngoại xâm, phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Đắk Song và tỉnh Đắk Nông đã diễn ra sôi
nổi, quyết liệt chống thực dân Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của đồng bào
các dân tộc M'Nông, S'Tiêng, do thủ lĩnh N'Trang Lơng đứng đầu, chống thực
dân Pháp xâm lược nổ ra từ năm 1912. Tuy bị đàn áp dã man, nhưng phong trào
khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp xâm lược vẫn
kéo dài hơn 24 năm (1912-1936) do thủ lĩnh N'Trang Lơng đứng đầu, bị kẻ thù

đàn áp dã man, dìm trong bể máu. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, tinh thần đoàn
kết các dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của N'Trang Lơng và
nghĩa quân đã khích lệ đồng bào các dân tộc ở Đắk Song và người M'Nông,
19


S'Tiêng, Êđê, Mạ, Chàm, Kinh, K'ho... ở Đắk Nông, Krông Nô, Đắk Mil... kế
tiếp nhau đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lược và tay sai của chúng.
Cùng với cuộc khởi nghĩa N'Trang Lơng, phong trào đấu tranh của đồng
bào Đắk Song và khu vực Tây Nguyên chống bắt phu, bắt xâu, chống nộp thuế
nộp sản vật... của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi. Năm 1933,
phong trào đấu tranh của đồng bào Êđê đòi được tự do đi mua muối, chống nộp
lúa, chống đi phu làm đường, không nộp trâu, phá đồn điền... làm cho chính
quyền thuộc địa ở Tây Nguyên hết sức lo ngại.
Các năm 1937-1938, đồng bào các dân tộc trên địa bàn Đắk Song và tỉnh
Đắk Nông hưởng ứng phong trào Mộ Cộ (Bằng Trắng). Phong trào do hai thủ
lĩnh người dân tộc K'ho tên là K'Voai và K'Mhòi khởi xướng từ buôn Đông Đò,
xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Đồng Nai Thượng. Phong trào thành lập các tổ
chức bí mật tới các buôn ấp, vận động đồng bào Thượng, Chăm, Kinh đoàn kết
cùng nhau đánh Pháp, đóng góp tiền bạc, sắm vũ khí... Từ Di Linh, phong trào
nhanh chóng lan ra nhiều huyện ở Lâm Đồng và Bình Thuận, thu hút trên hơn 1
vạn người tham gia. Thực dân Pháp coi đây là mối lo mới nên chúng quyết định
tấn công, đàn áp phong trào, bắt hai thủ lĩnh. Ngày 13-12-1938, chúng lập tòa án
Di Linh, kết án 14 người về tội âm mưu làm loạn chống chính quyền, với án từ 7
đến 20 năm tù khổ sai nhằm uy hiếp đồng bào ta. Không run sợ trước sự khủng
bố của kẻ thù, ở địa bàn Đắk Song và nhiều nơi Đắk Nông đồng bào Thượng,
Chàm, Kinh vẫn đoàn kết tiếp tục đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của chính
quyền thuộc địa và tay sai của chúng.
Phong trào đấu tranh của các tù nhân bị giam tại nhà đày Buôn Ma Thuột
và các trại giam diễn ra liên tiếp trong nhà tù. Phong trào này bắt đầu ngay từ

năm 1930 diễn ra trên các công trường làm đường quốc lộ. Nổi bật là cuộc đấu
tranh của các tù nhân ở công trường làm đường km 33 (quốc lộ 14) ngày 18-31932, phản đối lính đánh đập tàn nhẫn và ăn uống tồi tệ. Dưới sự chỉ đạo của
một số tù nhân cộng sản, tất cả tù nhân đình công, đưa ra 3 yêu sách: Không
được đánh đập, phạt tù; Phải cho ăn uống khá hơn, sạch sẽ hơn. Mỗi tuần phải
được ăn một bữa thịt; Phải có thuốc chữa bệnh, tắm rửa phải có xà phòng. Tên
chỉ huy cho lính bao vây khu trại giam, bắt một số người chúng cho là chủ mưu.
Tù nhân ở trại giam trên công trường tiếp tục đấu tranh đòi giải quyết các yêu
sách và đòi trả về công trường, những người bị chúng bắt đi chỗ khác. Cuộc đấu
tranh kéo dài 3 ngày, đến ngày thứ 4 thì các yêu sách của tù nhân được giải
quyết. Còn những người bị bắt, ba tháng sau mới được ra khỏi phòng biệt giam ở
nhà lao thị xã, trả về nhà đày. Noi gương các tù nhân ở công trường km 33, tù
nhân ở các công trường km 24, 27 cũng tổ chức đình công với yêu sách tương
20


tự. Bước sang năm 1933, tù nhân làm đường quốc lộ 14 tiếp tục tổ chức nhiều
cuộc đấu tranh đòi cải thiện bữa ăn, giảm giờ lao động, đòi cấp phát quần áo...
Cùng với việc tổ chức tù nhân đấu tranh, suốt từ năm 1930 đến 1939 những
người cộng sản còn thành lập một số tổ chức để có điều kiện trao đổi tình hình,
tổ chức đấu tranh với mục tiêu cao hơn và xây dựng lại nội bộ.
Cũng thời gian này, công nhân đồn điền nhiều nơi nổi dậy đấu tranh đòi
quyền lợi. Tại đồn điền Rôsi, nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân. Do chính sách
chia rẽ, phân biệt đối xử và bóc lột thậm tệ của chính quyền thuộc địa, bọn chủ
đồn điền thường trả lương cho công nhân người dân tộc ít hơn công nhân người
Kinh. Cuộc đấu tranh diễn ra hết sức mạnh mẽ: công nhân nhất loạt đình công,
đưa yêu sách tới bọn chủ, đồng thời vận động đồng bào các buôn lân cận cùng
kéo đến nhà tên chủ đồn điền đấu tranh, yêu cầu: không được trả lương thấp đối
với công nhân người dân tộc. Cuộc đấu tranh kéo dài một tuần lễ, làm cho các
hoạt động của đồn điền gần như bị tê liệt. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của
công nhân và đồng bào quanh vùng, tên chủ đồn điền phải chấp nhận yêu sách

của công nhân. Phong trào đấu tranh của công nhân là một trong những yếu tố
tác động đến nhận thức và phong trào đấu tranh chống áp bức cường quyền của
đồng bào các dân tộc trên địa bàn Đắk Song.
Tiếp sau phong trào đấu tranh của những người phu đi làm đường 14, là
những tác động vô cùng quan trọng của những cuộc đấu tranh, những cuộc vượt
ngục của các chiến sĩ cách mạng bị giam trong nhà ngục Đắk Mil 10. Nhà ngục
Đắk Mil đặt giữa trung tâm cao nguyên M’Nông, không chỉ là bằng chứng tố
cáo về tội ác của thực dân Pháp đối với chiến sĩ yêu nước cách mạng, làm thức
tỉnh lòng yêu nước, căm thù giặc của đồng bào dân tộc nơi đây, mà còn lan tỏa
ngọn lửa đấu tranh cách mạng từ Buôn Ma Thuột đến vùng đất hẻo lánh Nam
Tây Nguyên, lâu nay đang âm ỉ ngọn lửa đấu tranh chống kẻ xâm phạm đất đai,
nương rẫy của đồng bào. Sau sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản trong nhà đày
Buôn Ma Thuột (vào cuối năm 1941 đầu năm 1942), năm 1943 một chi bộ cộng
sản được thành lập trong ngục Đắk Mil. Đồng chí Nguyễn Tạo được bầu làm Bí
thư Chi bộ. Các chiến sĩ yêu nước cách mạng trong ngục Đắk Mil đã tranh thủ
thời gian đi lao dịch, tuyên truyền giác ngộ đồng bào các dân tộc ở xung quanh
nhà ngục, đồng thời tìm cách cảm hóa binh lính là những thanh niên trong các
buôn bị bắt lính trông coi ngục, làm tan rã hàng ngũ địch. Đồng bào các dân tộc
nơi đây đã tìm cách che chở những chiến sĩ yêu nước cách mạng mỗi lần trốn tù,
vượt ngục. Mặc dù nhà ngục Đắk Mil không phải nằm trên địa bàn Đắk Song,
nhưng những hoạt động của các chiến sĩ yêu nước cách mạng trong nhà ngục
10

Năm 1940, do số lượng tù bị giam ở nhà lao Buôn Ma Thuột ngày càng đông, và để phục vụ cho tuyến đường
xuyên qua cao nguyên M’Nông, thực dân Pháp đã lập thêm một nhà ngục tại Đắk Mil, ngay trung tâm huyện.

21


trong thời gian này đã có tác động không chỉ trên địa bàn huyện Đắk Mil, mà tác

động cả các địa bàn lân cận.
Như vậy, thời kỳ này, ảnh hưởng của ánh sáng cách mạng do Đảng Cộng
sản Đông Dương lãnh đạo chưa lan rộng tới các địa phương thuộc địa bàn huyện
Đắk Song, nhưng những cuộc đấu tranh của tù nhân cộng sản trong nhà đày
Buôn Ma Thuột, của công nhân các đồn điền, công nhân trên công trường làm
cầu, đường, cuộc đấu tranh kiên cường và hoạt động tích cực của các chiến sĩ
trong nhà ngục Đắk Mil 11 đã thức tỉnh, khích lệ, cổ vũ đồng bào các dân tộc
chiến đấu chống quân thù, bảo vệ buôn làng, núi rừng Tây Nguyên.
Các phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Đắk Song,
Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên thể hiện lòng yêu nước thiết tha và tinh thần
đấu tranh bất khuất chống thực dân Pháp xâm lược. Đây chính là cơ sở vững
chắc để đồng bào các dân tộc nơi đây chuẩn bị bước vào một thời kỳ cách mạng
mới - cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Đắk Song cùng với nhân
dân Tây Nguyên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng
Tháng Tám 1945
Bước sang năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển
biến thuận lợi cho phong trào cách mạng ở Đông Dương. Ngày 9-3-1945, phát
xít Nhật tiến hành đảo chính, thay thế thực dân Pháp cai trị Đông Dương. Đảng
Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông
Dương là phát xít Nhật và tay sai. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng khẩn trương triệu tập cuộc họp, sau khi nhận định
tình hình đã ban hành Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta
(12-3-1945), nhằm phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, chuẩn bị tiến tới
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, theo chủ trương của Trung ương Đảng,
cũng như các địa phương trong cả nước, phong trào cách mạng ở Tây Nguyên
nói chung và trên địa bàn Đắk Song, Đắk Nông nói riêng bước vào thời kỳ tiền
khởi nghĩa, đẩy mạnh cao trào kháng Nhật, cứu nước, chuẩn bị mọi điều kiện
11


Bị thất bại liên tiếp trong việc cai quản và lợi dụng công sức của tù chính trị vào xây dựng Đại lý Đắk Mil,
đến năm 1943 thực dân Pháp chuyển toàn bộ số tù nhân về Nhà đày Buôn Ma Thuột và cho phá Nhà ngục Đắk
Mil.Thất bại ở Đắk Mil của thực dân Pháp chứng tỏ rằng, chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù không
thể ngăn trở được bước tiến của cách mạng mà trái lại, như lửa thử vàng, bền gan quyết chí đấu tranh đến thắng
lợi cuối cùng. (Xem: Lịch sử Di tích cách mạng Nhà ngục Đắk Mil (1941-1943), Nxb CTQG, H.2013)

22


tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trước tình hình mới, chi bộ và các tổ
chức cách mạng trong nhà đày Buôn Ma Thuột chủ trương tăng cường công tác
tuyên truyền, giải thích đường lối, nhiệm vụ cách mạng, tiếp tục xây dựng cơ sở
cách mạng, chống lại những luận điệu tuyên truyền phản động của phát xít Nhật
và tay sai. Các hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong nhà đày Buôn Ma
Thuột đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào đấu tranh của nhân dân ở
bên ngoài. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời kỳ này, ta xây dựng được thêm 3 chi
bộ mới tại đồn điền Ca Đa, xã Lạc Sa và trong công chức thị xã. Sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường. Tuy nhiên, tại tỉnh Đồng Nai Thượng, cấp trên trực tiếp
của huyện Đắk Nông, Đắk Song do địa bàn hiểm trở, chính sách nham hiểm kìm
kẹp và chia rẽ đồng bào các dân tộc của chính quyền thực dân phong kiến phản
động, nên đến giữa tháng 8-1945, vẫn chưa xây dựng được cơ sở Đảng.
Trung tuần tháng Tám năm 1945, tình hình chiến cuộc thế giới chuyển
biến mau lẹ. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tuyên chiến với phát xít
Nhật và trong vòng một tuần lễ, đánh tan đạo quân Quan Đông thiện chiến của
phát xít Nhật. Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng Đồng Minh không điều kiện.
Tại Đông Dương, tinh thần lực lượng quân đội Nhật suy sụp, chính quyền tay sai
hoang mang cực độ. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến. Đêm ngày 13-8-1945, Ban
Chấp hành Trung ương họp Hội nghị toàn quốc và Đại hội quốc dân tại Tân
Trào (Tuyên Quang). Sau khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh,

Trung ương Đảng và Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng ra lệnh Tổng khởi
nghĩa toàn quốc, giành chính quyền về tay nhân dân.
Tin về những cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở khắp các tỉnh miền Bắc, miền
Trung dội tới Tây Nguyên nói chung và Đắk Song, Đắk Nông nói riêng. Mặc dù
chưa nhận được lệnh của Trung ương, nhưng ngày 14-8-1945, Ban Lãnh đạo
lâm thời tỉnh triệu tập Hội nghị chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền trong
tỉnh tại thị xã Buôn Ma Thuột. Để bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi chắc chắn
và không đổ máu, Hội nghị chủ trương hai vấn đề lớn là tăng cường tuyên
truyền, giác ngộ nhằm nắm chắc lực lượng bảo an binh, gấp rút chuẩn bị khởi
nghĩa trên địa bàn toàn tỉnh, trước hết là ở những vùng trọng điểm, những đồn
điền có phong trào cách mạng phát triển mạnh. Hội nghị bầu Ban Lãnh đạo khởi
nghĩa, phân công cán bộ phụ trách công tác công vận, nông vận, binh vận... và
chờ đoàn cán bộ từ Nha Trang tăng cường để tiến hành khởi nghĩa giành chính
quyền tại thị xã. Hội nghị cử Uỷ ban khởi nghĩa do đồng chí Phan Kiệm làm
Trưởng ban, Phạm Sĩ Vịnh làm Phó ban, các ủy viên Nguyễn Trọng Ba, Huỳnh
Bá Vân, Y Ngông Niê Kđăm, YBih Alêô, Thái Xuân Đồng. Hội nghị cũng đề cử
người đứng đầu Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời do Phạm Sĩ Vịnh làm Chủ
tịch và Yblô làm Phó Chủ tịch.
23


Ngày 17-8-1945, Tỉnh bộ Việt Minh Đắk Lắk quyết định và tiến hành
khởi nghĩa thắng lợi tại đồn điền Ca Đa. Tiếp đó tại một số đồn điền trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông như đồn điền ở km 7, 17, 24, 29, các cơ sở Việt Minh lãnh đạo
công nhân và nông dân đứng lên khởi nghĩa giành quyền làm chủ, ra mắt Uỷ ban
Việt Minh. Đó là những cơ sở đầu tiên trong tỉnh giành chính quyền về tay nhân
dân lao động.
Ngày 19-8-1945, đoàn cán bộ cách mạng miền xuôi tăng cường cho Đắk
Lắk, gồm các đồng chí Huỳnh Bá Vân, Đào Xuân Quý... đã về tới đồn điền Ca
Đa và nhận được tin Khánh Hoà khởi nghĩa thắng lợi cổ vũ nhân dân các đồn

điền và các buôn trong tỉnh tiếp tục đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Chỉ trong ngày 19-8, được công nhân đồn điền Ca Đa hỗ trợ, chính quyền cách
mạng được thành lập ở nhiều đồn điền và buôn ấp từ km 49 đến km 3 trên đường
số 21 và dọc tỉnh lộ số 8 từ Buôn Ma Thuột đi MêWal. Đồn điền Ca Đa được
chọn làm nơi đặt cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh.
15 giờ ngày 24-8-1945, cuộc mít tinh giành chính quyền diễn ra tại sân
vận động thị xã, quy tụ hơn 3.000 đồng bào các dân tộc Êđê, Gia Rai, M’Nông
và 500 lính bảo an binh, những người đã quay súng về với cách mạng. Đại biểu
Mặt trận Việt Minh tuyên bố xoá bỏ chính quyền tay sai phản động của phát xít
Nhật và thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân lao động, kêu gọi các
tầng lớp nhân dân trong tỉnh ủng hộ chính quyền, tham gia xây dựng cuộc sống
mới. Quần chúng hô vang các khẩu hiệu cách mạng: “Việt Nam hoàn toàn độc
lập”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo phát xít Nhật”... Tại các huyện và buôn
trong tỉnh Đắk Lắk, trong đó có nhiều địa phương nay thuộc tỉnh Đắk Nông như
Đắk Song, Đắk Mil, Đắk Rlấp, Krông Nô..., dưới sự lãnh đạo của cán bộ, hội
viên Việt Minh, nhân dân đứng lên giành chính quyền thắng lợi.
Tại huyện Đắk Nông, lúc này thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, diễn biến
cuộc đấu tranh giành chính quyền gặp nhiều khó khăn. Đến 28-8-1945, được sự
hỗ trợ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lâm Viên, tổng khởi nghĩa mới giành thắng
lợi.
Cách mạng tháng Tám thành công tại Đắk Song và trên địa bàn Đắk
Nông, nhân dân các dân tộc trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận
Việt Minh đã vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, mở ra một thời kỳ mới
trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Tây Nguyên anh hùng. Với
thắng lợi to lớn này, cùng với nhân dân cả nước - trong đó đồng bào các dân tộc
Đắk Song - từ thân phận người nô lệ, lầm than trở thành người dân tự do, làm
chủ đất nước, làm chủ núi rừng, bon ấp của mình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về
24



khách quan và chủ quan, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại các địa phương
trong tỉnh Đắk Lắk nói chung và địa bàn Đắk Song, Đắk Nông nói riêng đã diễn
ra đúng thời cơ và giành thắng lợi, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám trong cả nước.
Ngay sau ngày cách mạng thành công, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thống
nhất của Trung ương Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền
cách mạng đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách mới trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội… nhằm mang lại quyền lợi thực sự cho đồng
bào các dân tộc Đắk Song nói riêng và cả Tây Nguyên rộng lớn nói chung. Đồng
bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng đi theo ngọn cờ
đấu tranh của Đảng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hình ảnh về Bác Hồ
luôn in sâu trong trái tim đồng bào các dân tộc trên địa bàn Đắk Song, tỉnh Đắk
Nông. Đó chính là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, tiếp sức cho đồng bào vững
tin trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
II - Các tổ chức Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân Đắk Song tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
1. Đắk Song những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám 1945
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công xóa bỏ bộ máy cai trị của
thực dân Pháp và phát xít Nhật, nông dân các dân tộc vùng đất Đắk Nông nói
riêng và khu vực Tây Nguyên đã đoàn kết, chung sức xây dựng chế độ mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng các tầng lớp nhân dân mà đông đảo nhất là đội ngũ
nông dân trong tỉnh đã hăng hái tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực
lượng vũ trang, chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là công tác xây dựng, củng cố khối
đại đoàn kết các dân tộc, giữa đồng bào Kinh với đồng bào Thượng, giữa đồng
bào Thượng người Êđê với đồng bào Thượng người M’Nông… luôn được quan
tâm, tăng cường.
Để phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính quyền các cấp lần lượt được hình thành, thực

hiện các chính sách tiến bộ như: Xóa bỏ chế độ đi xâu và lao dịch; giảm tô, giảm
thuế ruộng đất; bãi bỏ các thứ thuế vô lý như thuế voi, thuế thân theo Sắc lệnh số
11-SL ngày 07-9-1945 của Chính phủ lâm thời. Mặc dù các loại thuế này đang
chiếm đến 60% tổng số thuế trực thu, nhưng là thứ thuế vô lý, nên Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh cương quyết bãi bỏ. Việc xóa bỏ thuế voi và thuế thân có
một ý nghĩa chính trị to lớn, củng cố niềm tin của nông dân các dân tộc trên địa
bàn tỉnh với Đảng và cách mạng.
25


×