XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
VỚI THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM NGÀY NAY
ThS Vũ Thái Dũng*
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, chiến
tranh nối tiếp chiến tranh. Chính trong lịch sử dựng nước và giữ nước ấy,
đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết của dân tộc, truyền thống ấy nung
nấu, cháy bỏng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống yêu
nước thương nòi, tinh thần đoàn kết đã tạo nên giá trị Việt Nam, mà ở đó
thanh niên vừa là đối tượng tiếp nhận, vừa là chủ thể góp phần tạo ra
những giá trị và phát huy những giá trị tốt đẹp đó.
Mùa xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, phong trào
cách mạng Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ về chất. Ngay từ những ngày
đầu năm 1930, làn sóng đấu tranh liên tiếp dâng cao. Riêng tháng 5-1930,
trong cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của
nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Từ tháng 6 đến 8-1930, cả nước có 121 cuộc đấu tranh, trong đó có
22 cuộc đấu tranh của công nhân, 95 cuộc đấu tranh của nông dân. Nổi
bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp
Bến Thủy - Vinh (8-1930), đánh dấu "một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh
kịch liệt đã đến" 1.
*
1
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Báo Người lao khổ, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung kỳ, số 13 ngày 18-9-1930.
1
Nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh
dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra. Đó là cuộc biểu tình
của 3.000 nông dân Nam Đàn (30-8-1930), kéo lên huyện lỵ đưa yêu sách,
phá cửa nhà lao, giải thoát cho những người cách mạng bị địch bắt; cuộc
biểu tình của 20.000 nông dân Thanh Chương (1-9-1930), bao vây và đốt
huyện đường; cuộc biểu tình của 3.000 nông dân Can Lộc (7-9-1930) kéo
lên huyện lỵ, đốt giấy tờ, sổ sách, phá nhà lao... Từ Nam Đàn, Thanh
Chương, Can Lộc, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ra
nhiều huyện khác của Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tháng 9-1930 phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao với
những cuộc đấu tranh quyết liệt, tiến công vào cơ quan chính quyền
địch ở địa phương. Đế quốc Pháp và tay sai điên cuồng đàn áp. Cuộc
biểu tình của 8.000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 bị địch
dùng máy bay ném bom giết chết 217 người. Riêng ở Nghệ An có 393
người bị giết trong 7 cuộc biểu tình. Như lửa đổ thêm dầu, phong trào
cách mạng bùng lên dữ dội 2.
Trước sức mạnh của quần chúng cách mạng, bộ máy chính quyền
của đế quốc và tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã.
Trước tình hình đó, các tổ chức đảng ở địa phương chủ động lãnh đạo
các Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã (thôn bộ nông, xã bộ nông)
đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn. Những "khu đỏ"
2
Bộ GD và ĐT: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2005, tr. 33-34.
2
tự do hình thành ở nhiều vùng nông thôn thuộc các huyện Thanh
Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An), Can Lộc, Đức
Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân, Hương Khê (Hà Tĩnh). Trên thực tế trong
các "khu đỏ" tự do đó, một chính quyền cách mạng của nông dân theo
hình thức các Ủy ban tự quản theo kiểu Xô viết đã ra đời. Đó là những
"Xô viết nông dân" do giai cấp công nhân lãnh đạo, thực hiện chuyên
chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động. Trong các "khu đỏ",
chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cách mạng về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã giành được sự ủng hộ dưới
nhiều hình thức của các địa phương, đồng thời cũng là ngòi nổ kích thích
phong trào cách mạng trên toàn quốc dâng cao. Mặc dầu cuối cùng, các
Xô viết đều bị đàn áp, tổ chức cách mạng bị khủng bố và chịu những tổn
thất to lớn, như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Tuy đế quốc đã dập
tắt phong trào đó trong bể máu, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ
tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt
Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi lớn sau này” 3.
80 năm đã trôi qua, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh mãi mãi là biểu
tượng sáng ngời về lòng dũng cảm, kiến cường trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy truyền thống đấu
oanh liệt của Xô viết Nghệ - Tĩnh, cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh
3
Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), H. 2001, Nxb. Giáo Dục, tr. 191.
3
niên và toàn thể nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi
thi đua xây dựng Nghệ An và Hà Tĩnh thành hai tỉnh gương mẫu, xứng
đáng là quê hương của Xô viết Nghệ - Tĩnh anh hùng như lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xô viết Nghệ - Tĩnh đã trở thành truyền thống, thành giá trị văn
hóa, trở thành một bộ phận sức mạnh bền vững của dân tộc nói chung và
của quê hương Nghệ - Tĩnh nói riêng. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay rất tự
hào và biết ơn các thế hệ cha ông đã làm nên sự kiện vĩ đại này.
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, đã và đang phát huy những
truyền thống quý báu của cha ông:
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định thanh niên là lực lượng trụ
cột của sự nghiệp đổi mới. Bàn về động lực của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII đã khẳng định “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất
nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới
hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” 4.
Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự
nghiệp của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Đầu thế kỷ XX, nhiều thanh niên trí thức yêu nước đã xuất dương
tìm đường cứu nước. Tiêu biểu nhất trong những người ra đi tìm đường
cứu nước lúc bấy giờ là Nguyễn Tất Thành. Tiếp đến là những chiến sỹ
4
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
4
cách mạng sau này như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Hồ
Tùng Mậu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Phùng
Chí Kiên… Những thanh niên trí thức này sớm đến với Chủ nghĩa MácLênin, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dìu dắt, đào tạo đã trở thành những
chiến sỹ Cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng tháng Mười Nga và những hoạt động của Quốc tế Cộng
sản đã ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và
những học trò của Người, tác động trực tiếp vào lực lượng thanh niên yêu
nước Việt Nam. Từ năm 1925 trở đi, các tổ chức Tân Việt, Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh. Năm 1929, những hạt nhân tiêu
biểu của hai tổ chức trên đã thống nhất hành động và tư tưởng dẫn đến sự
ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nghệ - Tĩnh. Đây là tổ chức
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và là lực lượng nòng cốt cho
phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những bài học vô giá về
tấm gương của những thanh niên yêu nước, những trí thức cách mạng.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các
thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những
bước ngoặt của lịch sử và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt
đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo,
chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5
Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón nhận
những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám
nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo… để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, lực lượng thanh niên là
những “hạt giống đỏ” ngay từ ngày đầu nhen nhóm phong trào, vừa tổ chức
lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vừa là lực lượng đi đầu trong phong trào, họ
bảo vệ, duy trì và phát huy thành quả của phong trào.
Từ tháng 5-1930 đến tháng 10-1930 ở Nghệ - Tĩnh có trên 755 cuộc
đấu tranh lớn thì lực lượng lãnh đạo, xung kích, đưa yêu sách, diễn thuyết,
bảo vệ quần chúng đấu tranh, truy bắt kẻ thù… đều do lực lượng thanh niên
đảm nhận. Sau tháng 9-1930 do yêu cầu bảo vệ lực lượng quần chúng và
bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền Xô viết, lực lượng tự vệ
đỏ ra đời, mà thanh niên chính là lực lượng nòng cốt.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các nhà máy, làng xã như Công hội,
Nông hội, Chính quyền Xô viết cho đến Bí thư Ban Chấp hành các chi bộ,
đảng bộ đều do thanh niên đảm nhận. Khi chính quyền xô viết quản lý toàn
bộ công việc ở các làng xã thì thanh niên là lực lượng đi đầu trong các
phong trào luyện tập quân sự, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ làng xóm, trấn
áp kẻ thù, dạy chữ Quốc ngữ, xoá mù chữ, thực hiện nếp sống mới, bài trừ
mê tín dị đoan… đều do thanh niên đi đầu thực hiện5.
5
/>
6
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh
niên có, việc gì khó có thanh niên”, lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam luôn
nêu cao tinh thần hăng hái, sẵn sàng xung phong đi bất cứ nơi đâu, làm
bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù đó là
công việc khó khăn hay gian khổ và luôn phấn đấu hết mình để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi,
trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương
yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm
phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ, nhiều thanh niên ưu tú có
trình độ văn hóa được kết nạp vào Đảng, được bí mật cử về các làng xã
để tuyên truyền, giác ngộ nông thôn phát triển tổ chức Đảng và xây
dựng các lực lượng đoàn kết toàn dân trong các đoàn thể như Thanh
niên hội, Phụ nữ hội, Nông hội… Trong thời gian này, ở nơi nào có tổ
chức Đảng, đoàn thể quần chúng phát triển mạnh thì ở nơi đó có phong
trào đấu tranh liên tục, quy mô đấu tranh ngày càng mở rộng cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đoàn kết, hiệp lực vì nghĩa lớn là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc
Việt Nam trên nền tảng liên minh công, nông, trí thức vững chắc. Người đã
kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh
tổng hợp của cách mạng Việt Nam. Ngọn cờ tư tưởng đại đoàn kết của
7
Người chính là sức mạnh để dân tộc ta giành và giữ độc lập, hội nhập và
phát triển, mở rộng và nâng khối đại đoàn kết lên một tầm cao mới.
Ngày nay thế hệ trẻ Việt Nam tiếp bước truyền thống đoàn kết của
cha anh, họ tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong nhiệm vụ xây dựng
kinh tế - xã hội cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt ở những
lĩnh vực, những địa bàn và những nơi có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn,
thế hệ trẻ Việt Nam đã tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình
nguyện. Tổ chức thường xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ
bảy tình nguyện, chủ nhật xanh; thành lập các đội hình thanh niên tình
nguyện đảm nhận các việc khó, việc mới; tích cực tham gia bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai. Tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình
chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tích cực và gương mẫu tham
gia xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
Xung kích thực hiện các chương trình dự án. Tham gia thực hiện các
dự án quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng đường Hồ Chí
Minh, xây dựng nông thôn mới và khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ động đề xuất đảm nhận các dự án, các công trình, phần việc thanh niên
tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì
những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế trở thành nhân tố ổn định, động lực của phát triển. Tuổi trẻ Việt
8
Nam coi truyền thống đoàn kết là một vốn quý, một nguồn tài sản và sức
mạnh vô giá. Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế
theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là định hướng giá trị, là lý
tưởng sống của tuổi trẻ Việt Nam.
Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ
chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự…; say mê sáng tạo
trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của
Đảng.
Tiếp bước truyền thống hiếu học của cha anh, tuổi trẻ Việt Nam
thi đua học tập, đi đầu trong việc xây dựng xã hội học tập và tiến quân
vào lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong giai đoạn phát triển nhanh của
khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, việc học tập trở thành yêu cầu
thiết thân đối với mỗi thanh niên nhằm đáp ứng nhiệm vụ ngày càng cao
mà xã hội đang đặt ra.
Tinh thần và thái độ học tập của thanh niên được xác định rõ ràng:
Học để làm người, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; học ở
trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân, học suốt đời, thanh
niên phải đi đầu trong một xã hội học tập.
Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, tin học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa
học kỹ thuật, hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo. Học ở nhà trường,
học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các
thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.
9
Thế hệ trẻ Việt Nam phát huy cao nhất truyền thống hiếu học,
khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo, nỗ lực thi đua học tập
và rèn luyện, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học và công
nghệ, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân
loại, nắm bắt và tận dụng mọi cơ hội thâu tóm tri thức. Vận dụng và đưa
tri thức khoa học vào thực tiễn xây dựng đất nước. Giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh, thiếu niên, nghĩa là giáo dục ý thức trách nhiệm
học tập, tự rèn luyện, tự đào tạo thành người có đủ đức, đủ tài để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ khát vọng vươn tới hiểu biết tri thức
của loài người. Trong xu thế hội nhập quốc tế phát triển nền kinh tế tri
thức, lao động trẻ có chất lượng cao của đất nước phải là lực lượng nòng
cốt, là nguồn lực quan trọng nhất đưa đất nước tiến lên.
Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến
tranh, được sống trong những điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, tuy rất
nhạy cảm với cái mới, được đào tạo bài bản, có tri thức, nhưng vốn sống và sự
từng trải chưa nhiều. Trước những tiêu cực, cám dỗ của nền kinh tế thị trường,
cũng như sự biến động tình hình chính trị quốc tế, đặc biệt là sự suy thoái, biến
chất của một số không nhỏ cán bộ, đảng viên, một bộ phận thanh niên có sự
dao động, khủng hoảng lòng tin, lý tưởng cách mạng. Thực trạng này đòi hỏi
Đảng phải coi trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu
niên; cần phải “Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích,
sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại”6
6
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
10
và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đào tạo thế hệ trẻ là người
thừa kế xây dựng đất nước vừa hồng vừa chuyên - “Hồng thắm, chuyên sâu”.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới
với những thời cơ và thách thức mới. Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách
thức, biến vận hội mới thành hiện thực, thành lợi ích của mỗi người dân,
thành vị thế quốc gia xứng đáng trên trường quốc tế là sứ mệnh, là trọng
trách lịch sử đang đặt ra cho mỗi người dân Việt Nam trong đó có thế hệ
trẻ. Để hoàn thành sứ mệnh đó, trong điều kiện ngày nay, khi thế giới
đang chuyển nhanh sang thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, nhiệm
vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của đất nước ta là phát triển nhanh
nguồn nhân lực. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam
không thể vượt lên và tiến cùng thời đại.
Thế hệ trẻ Việt Nam, dân tộc Việt Nam, vô cùng tự hào về Giáo sư
Ngô Bảo Châu - người con ưu tú đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Tổ quốc
Việt Nam đã vinh dự được nhận Huy chương Fields - Giải thưởng Toán
học cao quý nhất của thế giới.
Phát biểu tại Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu tối ngày 29-82010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Với giải thưởng cao quý này,
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước, rạng danh con người và trí
tuệ Việt Nam, góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như
một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất
11
nước, một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công, mà còn là một Việt
Nam có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học”7.
Thủ tướng cũng “mong thế hệ trẻ Việt Nam noi gương Giáo sư Ngô
Bảo Châu, tự tin dấn thân vào khoa học, dũng cảm, bền bỉ đương đầu với
những thách thức khó khăn để học tập, nghiên cứu, sáng tạo với kết quả
cao nhất. Chính phủ sẽ tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho thế hệ trẻ, cho
các nhà khoa học phát huy khả năng và trí tuệ của mình, vươn tới những
đỉnh cao mới của khoa học, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây
dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”8.
Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, thế hệ trẻ Việt
Nam: nỗ lực phấn đấu về mọi mặt, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng
của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng ta hoàn toàn có thể tin
tưởng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thế hệ trẻ Việt
Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đạp bằng mọi chông gai để
đạt được những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XXI, góp phần cùng nhân
dân cả nước đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao,
có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
7
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu tối ngày 29-82010.
8
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu tối ngày 29-82010
12