Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nhân giống bằng hom cành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.81 KB, 14 trang )

ĐẶT VÂN ĐỀ
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang đưa vào
sử dụng ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công
tác chọn giống, bảo tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và nước
ta nói riêng. Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là việc làm
thiết thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho
việc trồng rừng.
Đối với phương pháp giâm hom thì dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu
tư, dễ dàng mở rộng và chuyển giao cộng nghệ cho các cơ sở sản xuất. Các
phương pháp chủ yếu là từ cành hoặc chồi được cắt thành từng đoạn dài 1015cm, nhúng vào thuốc bột và cắm vào giá thể bằng cát hay trong túi bầu.
Hom được phun mù theo định kỳ để giữ ẩm cho hom giâm không bị quá khô
hay quá ẩm. Kết quả của hom giâm được xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ
ra rễ cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, nhưng
phụ thuộc bởi ba yếu tố chính là: khả năng ra rễ của hom giâm (cá thể, giai
đoạn và vị trí của hom), môi trường giâm hom và các chất kích thích ra rễ.


II. NỘI DUNG
2.1 Định nghĩa và ý nghĩa nhân giống bằng hom.
2.1.1. Định nghĩa
Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn
thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có
đặc tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp có
hệ số nhân giống lớn nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây
cảnh và cây ăn quả.
2.1.2. Ý nghĩa nhân giống bằng hom
1)Nhân giống bằng hom là phương thức truyền đạt các biến dị di truyền của
cây mẹ (lấy cành) cho cây hom.
Các hom không những giữ được các đặc trưng hình thài giải phẫu của
cây mẹ, giữ được các biến dị di truyền mong muốn được thể hiện trong các
kiểu hình của cây mẹ lấy cành, mà còn giữ được các biến dị di truyền về sinh


trưởng nhanh và cho năng suất cao của chúng. Vì thế, qua khảo nghiệm dòng
vô tính những kiểu hình tốt có kiểu gen tương ứng sẽ được di truyền lại, còn
những kiểu hình tốt do tác dụng của hoàn cảnh là chính sẽ bị loại bỏ. Khảo
nghiệm dòng vô tính (bằng cây hom) là phương thức tốt nhất để kiểm tra các
cây trội được chọn lọc
2) Nhân giống bằng hom là phương thức giữ được ưu thế lai của đòi F1 và
khắc phục được hiện tượng phân ly ở đời F2.
Một số giống lai xa khác loài trong lâm nghiệp có ưu thế lai rất rõ rệt,
khi sinh sản bằng hạt thì đời thứ hai (F2) không những bị thoái hóa, năng suất
bị giảm đi mà còn có hiện tượng phân ly, quay về các dạng bố mẹ ban đầu và
xuất hiện các dạng mới. Nhân giống hom không những giữ được ưu thế lai
của đời F1 mà còn khắc phục được hiện tượng phân li ở đời F2


3) Nhân giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực
hiện chương trình cải thiện giống cây rừng.
Trật tự các bước trong một chương trình cải thiện giống cây rừng thông
thường là khảo nghiệm loài  khảo nghiệm xuất xứ  chọn lọc cây trội 
khảo nghiệm giống  xây dựng rừng giống và sản xuất hạt giống  trồng
rừng.
Nếu sử dụng nhân giống hom có thể đi từ khảo nghiệm xuất xứ đến
chọn cây trội, lai giống và sản xuất cây hom để gây trồng giống mới, rút ngắn
được rất nhiều thời gian từ khảo nghiệm loài đầu tiên đến trồng rừng sản xuất.
Bên cạnh đó nếu sử dụng nhân giống hom có thể đi trực tiếp từ chọn xuất xứ,
chọn cây trội đến gây trồng rừng mới, rút ngắn một cách đáng kể các chương
trình cái thiện giống cho các loài cây rừng.
4) Nhân giống hom là phương thức nhân nhanh các loài cây quý hiếm đang
bị khai thác cạn kiệt, là phương thức góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng.
Hiện nay, nhân giống hom đã được thực hiện thành công cho một số loài cây
rừng như Pơmu (Fokienia hodginsii), bách xanh ( Calocedrus macrolepis)…

5) Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loài cây khó
thi hái và bảo quản hạt.
Có giá trị lớn đối với nhưng loài cây gỗ khó thu hái hạt hoặc hạt khó bảo quản
như các loài cây thuộc họ Dầu, họ Long Não, họ Sồi dẻ,….
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ khi giâm hom..
2.2.1 Các nhân tố nội sinh
1. Đặc điểm di truyền của loài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng
ra rễ như nhau. Nanda (1970) đã dựa theo khả năng ra rễ để chua các loài cây
gỗ thành 3 nhóm chính là


- Nhóm dễ ra rễ gốm 29 loài như một số loài thuộc các chi Ficus sp,
Morus sp,…
- Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài như các chi Malus sp, Prynus sp,….
- nhóm có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài trong đó có các chi
Eucaluptus sp, Taxus sp,…….
Vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm
chính là:
- Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành: nhiều loài cây thuộc học Dâu
tằm như Đa, Sung… và một số loài thuộc họ Liễu như Dương, Liễu,… và các
loài cây nông nghiệp như Sắn, Mía, Khoai… đối với những loài cây này khi
giâm hom không cần xử lý thuốc vẫn ra rễ bình thường.
- Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị
hạn chế ở các mức độ khác nhau. Đối với nhóm này muốn có tỷ lệ ra rễ cao
phải dùng các cây non và phải xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp.
2. Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể.
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xử và các cá thể khác nhau cũng có
khả năng ra rễ khác nhau
3. Tuổi cây mẹ lấy cành.

Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quy định mà còn phụ
thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường, cây chưa sinh sản hạt
sẽ dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi
non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già.
Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn
hơn. Trong một số trường hợp khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của
cây nhiều tuổi được giải thích là do tỷ lệ đường tổng số/ đạm tổng số cao ở
thân cây, nói cách khác, do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống.


4. Vị trí cành và tuổi cành.
Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau.
Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn cành ở tầng trên,
cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3.
Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy đối với nhiều
loài cây, người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm. Tuy
nhiên, khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom
Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường cành
nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành
hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn.
5. Sự tồn tại của lá trên hom.
Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây,
đồng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuếch tán tác dụng của chất kích
thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá cũng là cơ quan điều tiết các chất
điều hòa sinh trưởng ở hom giâm, vì thế, khi giâm hom nhất thiết phải để lại
một số diện tích lá cần thiết. Không có lá thì hom không thể ra rễ nhưng nếu
diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước quá mạnh sẽ làm hom bị héo
và chết trước lúc có thể ra rễ, mặt khác để lá nhiều thì hom sẽ quá dài, không
thể cắt được nhiều hom. Khi chuẩn bị giâm hom, hom phải có 1 – 2 lá và phải
cắt bớt 1 phần phiến lá, chỉ để lại 1/3 – 1/2 diện tích phiến lá

6. Các chất điều hòa sinh trưởng.
Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin được coi là chất quan trọng
nhất trong quá trính ra rễ của cây hom. Song nhiều chất khác tác động cùng
auxin và thay đổi hoạt tính của auxin cũng tồn tại 1 cách tự nhiên trong các
mô của hom giâm và tác động quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan trọng
nhất là Rhizocalin, đồng nhân tố rễ và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ.
(Tewari, 1993)


+ Rhizocalin: Builenne (1964) cho rằng, đây là một phức chất của 3 nhân tố.
Nhân tố đặc thù có khả năng chuyển dịch, có nhóm diphenol được sản sinh từ
lá dưới ánh sáng, nhân tố không đặc thù và linh hoạt (là auxin) tồn tại ở các
nồng độ theo giới hạn sinh lý; các enzym đặc thù có thể ở dạng phenoloxydaza nằm ở trụ bì, phloem và tượng tầng. Phức hợp 2 chất đầu và chất thứ
ba tạo thành Rhizocalin.
+ Đồng nhân tố ra rễ (rooting co – factors) Hess (1961) cho rằng có một số
chất điều phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân
tố. Một số chất thuộc loại này vè sau được xác định là axit chlorogenic, axit
isochlorogenic và chất kích thích khác chưa rõ.
+ Chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sư tồn
tại của chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài cây dễ ra rễ. Ví dụ nha
dicyclic terpene được chiết tách từ cây rau Sam (Portulaca oleracea) là chất
kích thích ra rễ cho đậu xanh (Phaseolus aureus), bên cạnh đó thì các nhà
khoa học cũng nêu lên sự tồn tại của một số chất kìm hãm như xanthoxin,
axit abscisic (ABA) và một số chất khác có cấu trúc dạng B-triketon trong các
chất chiết tách từ những hom khó ra rễ (Kundu, Andus, 1974; Nicholls, crow
và Paton, 1970.
Các chất kích thích và kìm hãm ra rẽ đều có thể tồn tại ở hầu hết thực
vật, tiềm năng ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối của
những chất này. Các loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra
rễ, còn các loài cây khó ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất kím hãm ra rễ.

2.2.2. Các nhân tố ngoại sinh.
Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến ra rễ của hom giâm trước hết là
điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành, sau đó các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình giâm hom như mùa vụ giâm hom, cá điều kiện ảnh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm và giá thể giâm hom.


1. Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành.
Có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm nhất là hom lấy
từ những cây non.
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả
năng ra rễ của hom giâm.
2. Thời vụ giâm hom.
Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào
thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài có thể giâm hom quanh
năm nhưng một số loài cây có tình thời vụ rõ rệt. Theo Frison (1967) và
Nesterov (1967) thì mùa mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nhiều
loài cây, trong lúc một số khác lại ra rễ cao nhất vào mùa xuân. Hom lấy
trong thời lỳ cây mẹ có hoạt động sinh trưởng mạnh thướng có tỷ lệ ra rễ cao
hơn so với các thời kỳ khác. Thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ
được cho là do tình trạng dinh dưỡng của hom hoặc do thay đổi trong quan hệ
của các nhân tố nội sinh kích thích và kìm hãm ra rễ, gắn liền với sự thay đổi
trạng thái hình thái – sinh lý của cành làm ảnh hưởng đến hoạt động của
tượng tầng, nơi xuất phát của các rễ bất định xuất hiện trong quá trình giâm
hom.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu
tố cơ bản là diễn biến khí hậu thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và
trạng thái sinh lý của cánh. Hầu hết các loài cây sinh trưởng mạnh trong mùa
xuân hè (cũng là mùa mưa) và sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa

đông (hay mùa khô). Vì thế thời kì giâm hom tốt nhất (cho tỷ lệ ra rễ cao
nhất) cho nhiều loài cây là các tháng xuân hè và đầu thu. Giâm hom trong thời
kì này vừa mau ra rễ vừa có tỷ lệ ra rễ cao. Ngay cả các loài cây có khả năng
giâm hom quanh năm thì giâm hom trong mùa xuân hè và đầu thu cũng
thường cho kết quả tốt nhất.


3. Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm. Không có
ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình
trao đổi chất khó xảy ra, do đó không thể có hoạt động ra rễ
Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh thường kém theo
nhiệt độ cao nên làm giảm đáng kể tỷ lệ ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng có
ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của giâm hom. Theo Komisarov(1964) thì ánh sáng
tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ
lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa sáng. Theo Tewary (1993) cho
rằng thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
song thì nghiệm của Komisarov ( 1964) cho một số loài cây không thấy sự
khác biệt đáng kể về tỷ lệ ra rễ của hom giâm giữa công thức chiếu sáng 8h
với công thức chiếu sáng 14 – 15h
Ảnh hưởng của ánh sáng đến ra rễ của giâm hom thường mang tính
chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải là từng
nhân tố riêng lẻ, vì thế trong giâm hom phải chú ý đầy đủ đến các yếu tố này.
Mặt khác ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây,
hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và cũng không có
hoạt động ra rễ. hoạt động ra rễ của những hom không lá cũng chỉ xảy ra sau
khi hom đã mọc chồi và ra lá mới.

Hình1: Che sáng cho vườn hom giống Thông



4. Nhiệt độ.
Cùng với ánh sáng thì nhiệt độ cũng là một trong những nhân tố quyết định
tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938), ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở
trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường độ hô
hấp và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ
5. Độ ẩm.
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá
trính giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và
chuyển hóa vật chất trong cây đều cần đến nước. Thiếu nước thì hom sẽ bị
héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang
hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp,
làm mất độ ẩm của hom 15 – 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ.
Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi giâm hom. Phun sương vừa làm tăng độ
ẩm, vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm bốc hơi của lá. Trong mùa lạnh
thời gian phun và ngắt quãng đều có thể kéo dài, trong mùa nắng thì thời gian
1 lần phun ngắn và thời gian ngắt quãng cũng ngắn.

Hình 2: Hệ thống phun sương cho rừng Keo Lai phục vụ trồng rừng.


6. Giá thể giâm hom.
Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom, các loại cá thể
được dùng chủ yếu hiện nay là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ dừa băm nhỏ hoặc
đất vườn ươm.
Khi giâm hom chỉ để tạo cây ra rễ sau đó mới cấy cây hom vào bầu thì
giá thể thường là cát tinh còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành cây
hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn
ươm hoặc có sự trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể hom tốt là có độ
thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo

điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và
không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6,0 – 7,0.
2.3 Các loại hormon được dùng chủ yếu trong nhân giống hom.
2.3.1 Các auxin.
Auxin là chất được sử dụng nhiều nhất trong số các chất điều hòa sinh
trưởng, có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành rễ của hom giâm. Auxin
được chia thành 2 nhóm là auxin tự nhiên và auxin tổng hợp. Auxin tự nhiên
được biết đến là axit andol – axitic (IAA). Các auxin tổng hợp là axit – butiric
(IBA), axit indol – propionic (IPA) và axit napthalen – axetic (NAA). Các
chất được dùng kích thích ra rễ chủ yếu hiện nay.
2.3.2. Thuốc nước.
Khi xử lý hom bằng thuốc nước thì nồng độ và thời gian xử lý có ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, thuốc nước nồng độ thấp thì thời
gian sử lý dài hơn loại có nồng độ cao vì thế hiện nay người ta có khuynh
hướng sử dụng nồng độ cao 1.000pm- 2.000pm và 3.000pm để xử lý hom
trong thời gian rât ngắn từ 1 – 3 giây và mang lại hiệu quả ra rễ cho hom
giâm,


2.3.3. Thuốc bột.
Xử lý thuốc bột tỉ lệ ra rễ thấp hơn so với việc xử lý bằng thuốc nước
song ưu điểm của nó là phương pháp đơn giản, dễ thao tác. Các dạng thương
phẩm thuốc bột để xử lý ra rễ Seradix, Hormodin, Hormo- root, hormex,
rootone. Các loại thuốc bột này có chứa IBA ở các nồng độ khác nhau.
2.3.4. Hỗn hợp các chất điều hòa sinh trưởng.
Các auxin có vai trò khác nhau trong quá trính hình thành rễ của hom
giâm. Vì thế khi dùng riêng lẻ có thể chỉ gây nên hiệu quả từng mặt, còn khi
dùng ở dạng hỗn hợp sẽ tạo được hiệu quả tổng hợp và tăng tỷ lệ ra rễ của
hom giâm.
2.4. Ứng dụng nhân giống hom trong thực tiễn.

Nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom và triển
vọng trồng rừng của chúng của tác giả Trần Văn Tiến đưa ra một số kết quả
nghiên cứu như sau:
2.4.1. Một Số loài cây bảo tồn
Đa số các loài cây bản địa quí hiếm vừa phân bố rải rác, số lượng cá thể
mẹ ít, khó thu hái hạt, mùa hoa quả không ổn định và năng xuất thấp. Do đó
việc nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom là giải pháp tích
cực nhằm phục vụ cho bảo tồn và mở rộng qui mô trồng rừng khôi phục lại
nguồn tài nguyên quí hiếm này.
a. Cây Pơ mu (Fokienia hodgisii):
Cây Pơ mu được giâm hom thành công ở những cá thể từ 2-8 tuổi, bằng
cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80-90% khi xử
lý bằng NAA 1,5%, với giá thể bằng cát hay trực liếp trong túi bầu.
Cây Pơmu trồng bằng hom có tiềm năng sinhtrưởng tốt và có thể mở ra
triển vọng trồng phục hồi rừng.


b. Cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis)
Cây Bách xanh giâm hom thành công ở những cá thể từ 2- 10 tuổi,
bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85-95%
khi xử lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi bầu.
Cây Bách xanh trồng bằng hom tuy sinh trưởng chậm hơn cây Pơ mu
nhưng có khả năng phát triển tốt ở những nơi khô hạn. Đặc biệt với tán lá đẹp
và thường xanh nên có khả năng trồng làm cây xanh đường phố.
c. Cây Hồng tùng (Dacrydium elatum)
Cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác
nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt
80-85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
d. Cây Bạch tùng (Podocarpus imbricatus)
Cây Bạch tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác

nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi, nhưng ở giai
đoạn từ 2- 10 tuổi thì thời gian ra rễ được rút ngắn. Hom ra rễ đạt 80-85% khi
xử lý bằng IBA 1 % trên giá thể bằng cát.
Cây Bạch tùng trồng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển
tốt, có triển vọng trồng phục hồi rừng.
e. Cây Xá xị (Vù hương)(Cinnamomum parthenoxxylon):
Hom giâm cây Xá xị thành công ở các ở độ tuổi khác nhau, bằng chồi
vượt ở cây trưởng thànhhoặc qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ dạt 60-65 %
khi xử lý bằng IBA 10% trên giá thể bằng cát.
Cây Xá vị trồng rừng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển
tốt,có triển vọng trồng rừng phục hồi rừng bằng hom.


2.4.2. Một số loại cây trồng rừng sản xuất.
Trong sản xuất bên cạnh việc chọn lọc các dòng tốt thì việc dùng biện
pháp giâm hom nhằm lưu giữ và đưa ra sản xuất một số lượng lớn cây con để
phục vụ trồng rừng là giải pháp tích cực.
a. Thông ba lá (Pinus kesiva).
Hom giâm Thông ba lá tốt nhất ở giai đoạn 2-7 tuổi, bằng chồi đã qua
giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ từ 80-90% khi xử lý bằng IBA 0,5-1% (hoặc
không xử lý khi chọn hom tốt) trên giá thể bằng cát hay lúi bầu.
Kết quả của giâm hom Thông Ba lá có thể đưa vào sản xuất đại trà với
một số lượng lớn để phục vụ trồng rừng. .
b. Thông Caribae (Pinus caribaea)
Hom giâm của Thông Caribaea tốt nhất ở giai đoạn 2-8 tuổi, bằng chồi
đã qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ từ 80-90% khi xử lý bằng IBA 0,5-1 %
(hoặc không xử lý khi chọn hom tốt) lên giá thể bằng cát hay túi bầu.
Kết quả này có thể đưa vào sản xuất với số lượng lớn phục vụ cho việc
trồng rừng và phát triển loài này.



III KẾT LUẬN.
Cho tới nay việc nghiên cứu nhân giống vô tính bằng phương pháp
giâm hom đối với một số cây rừng không còn là vấn đề khó khăn nữa nếu biết
sử dụng loại hom, chất kích thích ra rễ và tạo được môi trường thích hợp.
Điều cần quan tâm ở đây phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật, xây
dựng các vườn vật liệu kết hợp chương trình chọn giống, đầu tư cho việc mở
rộng qui mô tới các cơ sở sản xuất.
Các loài cây quí hiếm như Bách xanh, Pơ mu có khả năng phát triển
tốt, nhưng nguồn hạt hiếm hoặc không có, không đủ đáp ứng dủ nhu cầu, do
đó cần phát triển trồng rừng trên diện rộng bằng hom.
Công nghệ giâm hom các loài cây trồng rừng sản xuất như Thông ba lá
Caribaea dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu tư vì có thể giâm trực tiếp vào
bầu, không cần thiết sử dụng chất kích thích ra rễ nếu tạo chồi và chọn chồi
thích hợp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×