Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

4 SỰ LÃNH đạo, CỦA TRUNG ƯƠNG đối VỚI PHONG TRÀO đấu TRANH ở CÁC TỈNH TRUNG KỲ TRONG CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 1931

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.5 KB, 12 trang )

SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH Ở CÁC TỈNH TRUNG KỲ
TRONG CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc*

Trung Kỳ là địa bàn có truyền thống yêu nước và cách mạng nổi bật.
Khi thực dân Pháp đánh Đà Nẵng 1-9-1858 nhân dân đã anh dũng chiến đấu
mở đầu quá trình chống sự xâm lược của thực dân Phương Tây vô cùng
oanh liệt. Những năm cuối thế kỷ XIX phong trào Cần Vương chống Pháp
do Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phát triển mạnh mẽ ở Trung
Kỳ và lan ra cả nước. Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra ở Trung Kỳ
sôi nổi ở Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX từ phong trào Đông Du của
Phan Bội Châu đến phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, phong trào chống thuế, khởi nghĩa Duy Tân 1916... Đó khơng chỉ là
sự biểu thị tinh thần yêu nước, khí phách của nhân dân Trung Kỳ mà còn tạo
tiền đề, cơ sở xã hội và chính trị vơ cùng quan trọng để phong trào u nước
và cách mạng ở Trung Kỳ phát triển theo một hướng đi mới.
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
người đảng viên cộng sản đầu tiên (12-1920) đã truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết về tư tưởng, lý luận, về cương lĩnh, đường lối
*

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh.

1


chính trị và về tổ chức, cán bộ cho việc thành lập một Đảng cách mạng
chân chính - Đảng Cộng sản, đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước và cách
mạng đấu tranh giành độc lập thật sự và phát triển đất nước theo con đường


xã hội chủ nghĩa. Các tỉnh thuộc địa bàn Trung Kỳ đã nhanh chóng tiếp
nhận tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Đầu những năm 20 ở Trung Kỳ đã có nhiều thanh niên đón nhận
hướng đi mới của phong trào yêu nước, cách mạng. Tháng 11-1924 lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) vừa thực hiện trách nhiệm
quốc tế, vừa thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phong trào yêu nước và cách
mạng của dân tộc Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ và giác
ngộ nhiều thanh niên yêu nước từ trong nước sang trong đó có nhiều người
ở Trung Kỳ. Tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó,
kỳ bộ Trung Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập
gồm các đồng chí: Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trung,
Võ Mai. Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng lần lượt ra đời
ở các tỉnh Trung Kỳ và chỉ đạo tới các chi bộ của Hội. Đó là nền tảng tổ
chức rất vững chắc để phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh Trung
Kỳ phát triển mạnh mẽ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Cùng với sự phát triển của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ở
Trung Kỳ còn sớm ra đời một tổ chức yêu nước và cách mạng và cũng trở
thành một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Phục Việt
được thành lập tháng 7-1925 với những người khởi xướng là Tôn Quang
2


Phiệt, Trần Mộng Bạch, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Văn Huân... Đầu năm 1926
Hội Phục Việt đổi tên thành Hội Hưng Nam. Tháng 6-1926 đổi thành Việt
Nam tiến bộ dân hội rồi Việt Nam cách mạng Đảng. Đầu năm 1927 đổi
thành Việt Nam cách mạng đồng chí hội. Ngày 14-7-1928 đổi thành Tân
Việt cách mạng Đảng. Tháng 9-1929 Tân Việt cách mạng Đảng ra tuyên
đạt về việc thành lập Đông Dương cộng sản Liên đồn. Và Đơng Đương
cộng sản Liên đồn đã chính thức thành lập ngày 1-1-1930. Cần nhấn mạnh

rằng, Tân Việt cách mạng Đảng đã sớm mong muốn hợp nhất với Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Xu
hướng tư tưởng, lý luận và đường lối, chính trị căn bản theo tư tưởng, quan
điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nhiều thành viên của Tân Việt Cách
mạng Đảng đã chuyển hẳn sang lập trường cộng sản trong đó có Trần Phú,
Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai,
Võ Nguyên Giáp...
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), hệ thống tổ
chức đảng ở Trung Kỳ tiếp tục được củng cố và phát triển. Nó tiếp tục
được củng cố và phát triển vì trước đó, các tổ chức của Đông Dương cộng
sản Đảng, của Đông Dương Cộng sản Liên đồn đã được xây dựng. Tháng
3-1930 đồng chí Nguyễn Phong Sắc được phân công trực tiếp xây dựng tổ
chức Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Trung Kỳ. Đảng Cộng sản
Việt Nam vừa mới ra đời đã phát động và lãnh đạo một cao trào cách mạng
rộng lớn những năm 1930-1931 trên phạm vi cả nước. Phong trào nông dân
diễn ra sôi nổi khắp ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và một phần ở Bắc Kỳ. Phong
3


trào công nhân cũng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở Trung Kỳ (Vinh - Bến
Thủy). Phong trào cách mạng ở các tỉnh Trung Kỳ phát triển với những
khu vực trọng điểm như: Nghệ An, Hà Tĩnh; Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị
và Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh phong trào phát
triển tới đỉnh cao thành lập chính quyền cách mạng ở địa phương, cơ sở
(Xơ viết Nghệ - Tĩnh) thì ở Quảng Ngãi có cuộc đấu tranh của nhân dân
chiếm huyện đường huyện Đức Phổ ngày 8-10-1930.
Phong trào cách mạng những năm 1930-1931 ở các tỉnh Trung Kỳ
phát triển mạnh, trước hết vì ở đó sớm có tổ chức đảng. Tháng 2-1930 đã
thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Khánh Hòa. Cuối tháng 3-1930 đã lập được
Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 4-1930 đảng bộ Đảng Cộng sản Việt

Nam tỉnh Thừa Thiên được thành lập. Tháng 3-1930, Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi thành lập, do đồng chí Nguyễn Nghiêm là Bí thư tỉnh ủy. Ngày 28-31930 thành lập Tỉnh ủy Quảng Nam. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành
lập tháng 7-1930. Ngày 5-10-1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Phú
Yên. Tổ chức Đảng và vai trò của đảng viên ở địa phương và cơ sở hết sức
quan trọng để lãnh đạo và chỉ đạo, tổ chức phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân.
Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với phong trào đấu tranh ở
các tỉnh Trung Kỳ trước hết thông qua việc đưa Cương lĩnh, đường lối của
Đảng vào thực tiễn phong trào. Cương lĩnh của Đảng được Hội nghị thành
lập Đảng thông qua đã xác định rõ mục tiêu làm cho nước Nam hoàn toàn
độc lập, tiến tới xã hội cộng sản. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và tiến
4


hành thổ địa cách mạng giành ruộng đất cho dân cày. Phải tập hợp đoàn kết
lực lượng toàn dân tộc với mọi tầng lớp, giai cấp, mà lực lượng cơ bản là
công nhân và nông dân. Phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo
nhằm đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, thành lập
chính quyền cách mạng kiểu Xô viết công - nông - binh. Chính quyền cách
mạng thực hiện các quyền tự do dân chủ. Những vấn đề cơ bản trong
Cương lĩnh, đường lối của Đảng đã định hướng, thúc đẩy phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân nhằm vào thực hiện những mục tiêu cơ bản,
lâu dài, đồng thời mang lại những nhu cầu cụ thể, thiết thực. Vì vậy, với
Cương lĩnh, đường lối đúng đắn, phù hợp với lợi ích của toàn dân tộc, của
mọi tầng lớp nhân dân Đảng đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng và với
phương pháp đấu tranh thích hợp đã tạo nên phong trào rộng lớn chưa từng
có với quy mơ và sức mạnh hơn hẳn các phong trào yêu nước trước đó.
Ở các tỉnh Trung Kỳ, nhân dân phải sống trong điều kiện khó khăn
về mọi mặt, lại chịu sự thống trị, áp bức nặng nề của chính quyền thuộc địa
tàn bạo và chính quyền phong kiến tay sai phản động. Vì vậy, phong trào

cách mạng do Đảng lãnh đạo ngay từ đầu đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.
Phong trào quần chúng quyết tâm thực hiện Cương lĩnh, đường lối của
Đảng để mang lại những lợi ích thiết thực cho chính mình. Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và các nhà lãnh đạo tiền bối đã sớm phân tích đánh giá vị trí và
tinh thần cách mạng của nhân dân các tỉnh Trung Kỳ và chú trọng gây
dựng phong trào và đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng ở Trung Kỳ.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Trung ương đã chỉ đạo
5


thành lập Địa bộ phận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ.
Tháng 3-1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc với tư cách ủy viên Trung
ương Đảng đã triệu tập kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Trung Kỳ và
đại biểu Đơng Dương Cộng sản Liên đồn họp ở Vinh (Nghệ An) để thành
lập phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ để thống
nhất về tổ chức và chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Phân cục Trung ương Trung Kỳ gồm đồng chí Nguyễn
Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật do Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Từ
sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất đó, mà hệ thống tổ chức đảng ở Trung Kỳ
ngày càng phát triển, lãnh đạo thúc đẩy phong trào cách mạng.
Những tháng cuối năm 1930, ở Trung Kỳ liên tiếp nổ ra các cuộc
biểu tình lớn. Đó là các cuộc mít tinh có quy môi lớn của nông dân Nam
Đàn (Nghệ An) ngày 30-8, cuộc đấu tranh của nông dân Thanh Chương
(Nghệ An) 1-9, biểu tình của nơng dân Hưng Ngun (Nghệ An) 12-9, biểu
tình của nơng dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) 8-10-1930. Các cuộc biểu tình,
đấu tranh đó đã làm tan rã chính quyền địch ở huyện và cơ sở và hình thành
chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng do chính nhân dân tự tổ
chức và xây dựng, thực hiện lợi ích của nhân dân. Lần đầu tiên xuất hiện
chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Phong trào cách mạng ở các tỉnh Trung Kỳ phát triển mạnh đặt ra

những vấn đề mới trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng. Tháng 91930 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có chỉ đạo gửi Chấp ủy Trung
Kỳ. Chỉ thị nêu rõ: "Ở Thanh Chương, Nam Đàn bây giờ, chấp ủy thế là đã
6


chủ trương bạo động rồi (lập Xô viết, chia đất...) chủ động như thế thì chưa
đúng hồn cảnh vì trình độ dự bị của Đảng và quần chúng trong nước chưa
đủ, vũ trang bạo động cũng chưa có - bạo động riêng lẻ trong vài địa
phương trong lúc bây giờ là quá sớm, là manh động (putschisme)"1.
Rõ ràng là chủ trương bạo động, lập chính quyền là chưa đủ điều
kiện, chưa đúng thời cơ. Nhưng, Trung ương Đảng đã hết sức cổ vũ và có
sự chỉ đạo cụ thể đối với Chấp ủy Trung Kỳ. "Song việc đã như vậy rồi, thì
bây giờ là phải làm cách thế nào mà duy trì kiên cố ảnh hưởng của Đảng,
của Xơ Viết trong quần chúng để đến khi thất bại thì ý nghĩa Xơ Viết ăn
sâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng và nơng hội vẫn duy
trì"2. Trung ương đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể cho Chấp ủy Trung Kỳ về kế
hoạch và cách thức tổ chức biểu tình của quần chúng, vấn đề tịch thu
ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, vấn đề củng cố chính
quyền Xơ Viết, nêu cao danh nghĩa Xô viết, vấn đề huấn luyện quân sự cho
quần chúng, và vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở cấp huyện và cơ
sở, chú trọng tổ chức đảng hoạt động bí mật. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Trung ương Đảng đối với Trung Kỳ là rất kịp thời, vừa quán triệt những
vấn đề cơ bản, trọng yếu của cách mạng, vừa cụ thể về hình thức tổ chức và
cách thức đấu tranh, khắc phục những biểu hiện chủ quan khơng sát với
hồn cảnh lịch sử.
Trung ương Đảng, cũng đã ra Tuyên bố về việc bảo vệ Nghệ An đỏ
chống khủng bố trắng, kêu gọi toàn Đảng và cả nước noi gương đấu tranh
1
2


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 1998, Tập 2, trang 83.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 1998, Tập 2, trang 83.

7


anh dũng ở Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh Trung Kỳ đồng thời có hành
động thiết thực ủng hộ, bảo vệ phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh và
Trung Kỳ, giữ gìn quê hương, chống địch khủng bố. Trong báo cáo của
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 20-9-1930 về phong
trào cách mạng ở Đông Dương đã nêu rõ từ ngày 01-5-1930 đến tháng 81930 ở Trung Kỳ có 7 cuộc bãi cơng của cơng nhân và 20 cuộc biểu tình
của nơng dân.
Trung ương Đảng luôn luôn theo sát và chỉ đạo phong trào cách
mạng ở Trung Kỳ. Trong chỉ thị của chính quyền Thường vụ Về vấn đề
thành lập Hội "Phản đế đồng minh" ngày 18-11-1930 đã đánh giá: "Ở
Trung Kỳ thì Nghệ Tĩnh đã thành một cao trào cách mạng đỏ, mà trong các
tầng lớp trên đã phân hóa, có một tụi đã ôm chân đế quốc chặt chẽ phản lại
dân tộc, ra làm bang tá, đoàn dũng để giết hại phong trào. Tuy vậy không
nhiều, mà ngược lại các tầng lớp trí thức và một số sĩ phu, một số trung tiểu
địa chủ lại có xu hướng cách mạng rõ ràng". "Qua khủng bố trắng dữ dội,
họ vẫn cố gắng bám lấy cách mạng và âm thầm ủng hộ cách mạng nhất là
tiểu địa chủ và phú nông, trung nông hạng trên. Một số nhà nhà nho bần
hàn cũng cảm tỉnh với cách mạng. Rồi tới Quảng Ngãi, tuy phong trào
chưa bằng Nghệ Tĩnh, nhưng nó vẫn là mạnh nhất trong phía Nam Trung
Kỳ"1.
Như vậy, cho đến tháng 11-1930, với sự nỗ lực của các tổ chức
Đảng, và nhân dân các địa phương, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng,
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập đã dẫn, tập 2, trang 229.


8


phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh mạnh nhất ở Bắc Trung Kỳ còn phong
trào cách mạng ở Quảng Ngãi mạnh nhất ở phía Nam Trung Kỳ. Cuộc biểu
tình của nơng dân huyện Đức Phổ (8-10) và của nông dân huyện Sơn Tịnh
(Quảng Ngãi) ngày 31-10-1930 đã là cơ sở cho sự đánh giá của Trung
ương Đảng đối với phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi. Hội nghị cán bộ
Xứ ủy Trung Kỳ họp từ ngày 22 đến ngày 27-12-1930 đã đánh giá những
mặt mạnh và những nhược điểm của phong trào cách mạng Trung Kỳ, bàn
biện pháp chỉ đạo phong trào chống địch khủng bố trắng.
Đầu năm 1930 nhất là từ tháng 1 đến tháng 5, phong trào nông dân
tỉnh Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ chống đế quốc Pháp và tay sai. Đó là
những cuộc đấu tranh của nơng dân vùng đông Tư Nghĩa (15-1-1931), tây Tư
Nghĩa và bắc đơng bắc Sơn Tịnh (17-1), phong trào ở Bình Sơn (28-1), Trà
Bồng (30-1) và Mộ Đức từ 29 đến 31-1-1931. Phong trào cách mạng ở Trung
Kỳ không những đặt ra những vấn đề trong lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương Đảng mà còn là sự quan tâm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước
ngoài. Từ tháng 9-1930 đến tháng 2-1931 Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần có
báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng Đông Dương và cổ
vũ phong trào cách mạng, nhất là phong trào cách mạng của công nhân và
nông dân ở các tỉnh Trung Kỳ. Người cũng tố cáo mạnh mẽ sự khủng bố
tàn bạo của đế quốc Pháp ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của
Quốc tế Cộng sản và cách mạng các nước.
Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (14 đến 31-10-1930) và Nghị quyết
9



Hội nghị Trung ương lần thứ hai (13-3 đến 1-4-1931), tiếp tục định hướng
phát triển phong trào cách mạng cả nước và phong trào cách mạng ở Trung
Kỳ. Từ ngày 22 đến 29-4-1931, Xứ ủy Trung Kỳ đã họp mở rộng dưới sự
chủ trì của đồng chí Nguyễn Phong Sắc. Quán triệt đường lối của Trung
ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ chủ trương tiếp tục đoàn kết các lực lượng
cách mạng kiên trì lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng; tăng
cường xây dựng Đảng, củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với Trung Kỳ là toàn
diện cả về tư tưởng, đường lối chính trị và tổ chức, cán bộ. Điều hết sức
quan trọng là sự chỉ đạo của Trung ương về xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng ở Xứ và các tỉnh, huyện, cơ sở. Ngày 20-5-1931, Trung ương Đảng
đã ra chỉ thị gửi Xứ ủy Trung Kỳ về vấn đề thanh đảng ở Trung Kỳ. Chủ
trương thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ là sai lầm "tả khuynh" không phù
hợp thực tế và Trung ương đã kịp thời uốn nắn. Chỉ thị của Trung ương nêu
rõ: "Xứ ủy Trung Kỳ, nhất là đồng chí Bí thư, ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ
từng chữ: Thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, như vậy thì gốc
đâu mà đào xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị, võ
đoán và là một lối hành động quàng xiên chi tướng" 1. Vấn đề thanh Đảng ở
Trung Kỳ đã được tự chỉ trích nghiêm túc. Mặc dù hoạt động ở nước ngoài,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo đối với Trung ương và phong trào
cách mạng trong nước trong đó có phong trào ở các tỉnh Trung Kỳ. Ngày
20-4-1931 Nguyễn Ái Quốc có thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 1999, Tập 3, trang 157.

10


Người có ý kiến trên nhiều vấn đề đã được bàn thảo trong các Hội nghị Xứ

ủy Trung Kỳ và Bắc Kỳ như về: Cách thảo luận, vấn đề công tác, vấn đề
tên Đảng, lực lượng của Đảng. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc đề cập chi tiết
về lực lượng của Đảng ở Trung Kỳ trong đó đơng đảo đảng viên, các chi bộ
tập trung ở nhiều huyện ở Nghệ An, tiếp đến là Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng
Ngãi. Đến tháng 4-1931 đã có 69 đảng viên và 1.200 hội viên nông hội.
Từ giữa năm 1931 phong trào cách mạng bị địch khủng bố ác liệt,
nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương và Xứ ủy, tỉnh ủy bị địch bắt và hy
sinh. Vừa chống địch khủng bố, vừa bảo vệ lực lượng, gây dựng lực lượng,
Xứ ủy Trung Kỳ và các đảng bộ tiếp tục lãnh đạo phong trào. Tháng 6 1931 nhân dân Phú Yên đấu tranh kéo dài đến 17-7-1931. Ngày 13-8-1931
Xứ ủy Trung Kỳ gửi thư cho các cấp ủy Đảng ở tỉnh Hà Tĩnh chỉnh đốn cả
về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ngày 17-8-1931 Xứ ủy Trung Kỳ kêu gọi
gây dựng lại hệ thống tổ chức các đồn thể Thanh niên, Cơng hội, Nơng hội,
Quốc tế đỏ. Ngày 31-8-1931 Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ ra Thông cáo gửi
Tỉnh ủy Nghệ An về vấn đề liên lạc để sự chỉ đạo được giữ vững và thơng
suốt. Ngày 22-10-1931 Xứ ủy Trung Kỳ có thư hướng dẫn Tỉnh ủy Nghệ An
chuyển vào hoạt động bí mật.
Có được cao trào cách mạng những năm 1930-1931 mà đỉnh cao là
sự ra đời chính quyền cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều tỉnh
Trung Kỳ là sự giác ngộ và vùng dậy của hàng triệu quần chúng nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Trung
ương Đảng đối với phong trào cách mạng cả nước và nhất là phong trào ở
11


Trung Kỳ trước hết ở Cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn của
Đảng; ở sự tập hợp lực lượng các tầng lớp nhân dân trước hết là công nhân
và nông dân tạo thành quân cách mạng hùng mạnh; ở năng lực chỉ đạo thực
tiễn của Trung ương đối với các cấp bộ Đảng tạo nên sự thống nhất ý chí,
hoạt động trong Đảng đưa phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân
phát triển một cách tự giác. Sự lãnh đạo đó, tỏ rõ sức chiến đấu và năng lực

lãnh đạo của Đảng được thử thách và trưởng thành ngay từ cao trào cách
mạng đầu tiên để lại những kinh nghiệm quý báu cho các thời kỳ cách
mạng tiếp theo để luôn luôn là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng.

12



×