Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường trong luật tục Êđê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.35 KB, 12 trang )

Mục lục
Mở đầu...................................................................................................................2
I.Vài nét về dân tộc Êđê và luật tục Êđê
3
1.Dân tộc Êđê..3

2.Luật tục Êđê. 5
II.Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng
trong luật tục Êđê .6

1.Luật tục khẳng định chủ sở hữu cộng đồng đối với tài nguyên....6
2. Việc bảo vệ rừng và chống hoả hoạn...7
3.Bảo vệ môi trờng trong sạch, chống ônhiễm ..9
Kết luận....11
Tài liệu tham khảo 12

Mở đầu
Trong các xã hội tiền t bản, con ngời sống phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự
nhiên môi trờng. Môi trờng không những trực tiếp chi phối cách thức sản xuất mà
1


còn ảnh hởng quyết định tới sự hình thành các tập tục sinh hoạt và đặc trng văn hoá
của các cộng đồng tộc ngời. Bởi vậy, từ rất sớm con ngời đã ý thức đợc việc cần
thiết phải bảo vệ môi trờng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, coi đây
là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho chính sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
mình. Tuỳ theo điều kiện sống và trình độ phát triển, mỗi cộng đồng tộc ngời lại có
những phơng cách khác nhau để giải quyết vấn đề tài nguyên môi trờng. Song một
phơng cách có tính chất phổ biến hơn cả là đề ra những quy định buộc mọi ngời
phải tuân theo kèm với những hình phạt nếu vi phạm những quy định đó. Từ thế hệ
này qua thế hệ khác, băng hình thức truyền miệng những quy định này trở thành


một nhân tố chế định đời sống tộc ngời. Nói cách khác, nó trở thành một bộ phận
trong luật tục (tập quán pháp) của tộc ngời.
ở Việt Nam rất nhiều dân tộc thiểu số đã từng có luật tục và trong luật tục của
họ, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng chiếm một vị trí quan
trọng. Chúng ta rất cần phải nghiên cứu thật kỹ lỡng đề tài này để có thể rút ra đợc
những hạt nhân hợp lý hơn, hiệu quả hơn bổ sung vào luật môi trờng cuả nớc ta hiện
nay. Điều này càng cấp thiết hơn bởi tình trạng rừng bị đốt phá, đất trống đồi núi
trọc, lũ lụtđang tăng lên nhanh chóng tại chính địa bàn sinh sống của các dân tộc
thiểu số. Vì thế ý nghĩa thực tiễn của đề tài này càng lớn lao hơn. Do vậy trong tiểu
luận này ngời viết đã chọn tìm hiểu Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên
môi trờng trong luật tục Êđê.

I. Vài nét về dân tộc Êđê và luật tục Êđê

1.Dân tộc Êđê
Êđê (Rađê, Rhađê, Amak Êđê, Đê, Êđê Êgan...) là tên gọi của một cộng đồng
tộc ngời khá thống nhất sinh sống tập trung ở Đăklăk và những vùng lân cận thuộc
2


Gialai, Phú Yên, Khánh HoàĐây là tộc ngời đã đạt đến sự thống nhất về ngôn
ngữ, văn hóa, hình thành ý thức tộc ngời rõ rệt nhng vẫn phân thành nhiều nhóm địa
phơng khác nhau: kpă, Ađham, Mđhur, Blô, Bihtrong dó Êđê Kpă đợc coi là Êđê
chính dòng.
Vào những thế kỷ giáp CN, trên miền đất Tây Nguyên ngày nay đã có một
nhóm c dân nói ngôn ngữ Nam á sinh sống khá lâu đời. Thời điểm này c dân văn
hoá Sa Huỳnh cổ do mở rộng địa bàn sinh sống ban đầu nên một bộ phận đã có sự
di chuyển lên Tây Nguyên. Do vậy đã diễn ra sự cộng c giữa hai nhóm c dân này,
sau đã hình thành nên cộng đồng ngời Êđê và một số cộng đồng khác là Giarai,
Churu1

Từ đầu CN cho đến thế kỷ XIV-XV, các tộc ngời ở Tây Nguyên, đặc biệt là
Êđê nằm trong vòng ảnh hởng và thống trị của vơng quốc Chăm, có lúc của cả đế
chế Khơme nữa. Bởi thế giữa ngời Chăm và ngời Êđê có nhiều nét tơng đồng về mặt
văn hóa nh: trờng ca, vốn từ chỉ hệ thống thần linh, lễ nghi, kiến trúc và nhà mồ
Vào thế kỷ XII, ngời Êđê và một số tộc ngời ở Tây Nguyên đã nổi dậy dới sự chỉ
huy của Vancaraya chống lại vua Chăm và xin cầu viện binh của Đại Việt. Đây đợc
coi là mốc đánh dấu mối liên hệ đầu tiên giữa các bộ lạc Tây Nguyên và chính
quyền Đại Việt. Cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của ngời VIệt, Tây
Nguyên dần dần gia nhập cộng đồng dân tộc nớc ta. Đến giữa XIX, thực dân Pháp
tìm mọi cách xoá bỏ sự ràng buộc với nhà Nguyễn và thực hiện chế độ trực trị tàn
bạo đối với các tộc ngời Tây Nguyên. Ngời M nong, Giaraivà ngời Êđê đã liên
tục nổi dậy chống Pháp. Sau này, họ đã cùng cả cộng đồng dân tộc VIệt Nam dới sự
lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh giành
độc lập thống nhất cho tổ quốc và cho bản thân cộng đồng mình.
Trong lịch sử, ngời Êđê thờng xuyên có sự dịch chuyển c trú trong môi trờng
sinh tồn là miền cao nguyên đất đỏ trù phú ở trung tâm Tây Nguyên. Buôn làng Êđê
là tập hợp của lớp lớp những ngôi nhà sàn dài hình thuyền có hai đầu nóc nhô ra nh
thách thức với thời gian, nh khẳng định vai trò chủ thể của con ngời trớc thiên nhiên
hùng vĩ.
Ngời Êđê gắn bó chặt chẽ với núi rừng từ việc sản xuất, vui chơi, sinh hoạt đến
khi giã từ cuộc sống. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa, lúa ngô, rau củ ăn
hàng ngày đều lấy từ rừng. Phơng thức canh tác chủ yếu là đốt rừng làm nơng rẫy
nên từ bao đời nay họ luôn trăn trở một câu hỏi là làm thế nào để vừa đốt rừng vừa
nuôi dỡng đợc rừng, bảo đảm đợc sự cân bằng lâu dài giữa con ngời và đất canh tác.
1

Luật tục Êđê,Nxb Chính trị quốc gia, H-1996,tr8.

3



Họ chọn giải pháp luân canh, xen canh và những xử lý kỹ thuật đồng bộ; không chú
trọng cải tiến công cụ lao động mà hớng vào khâu canh tác để giữ độ màu, độ ẩm
cho đất, hạn chế rửa trôi, nhanh tái sinh rừng. Họ biết cách khai thác triệt để những
khác biệt của tiểu khí hậu địa phơng để khi phơi rẫy thì gặp nắng, khi trỉa lúa thì có
ma. Bởi vậy, ngời Êđê sớm tích luỹ đợc những trí thức dân gian phong phú về đất
đai, rừng núi, cỏ cây, muông thúCùng với quy trình sản xuất, ngời Êđê còn tiến
hành những lễ nghi nông nghiệp để tìm sự trợ giúp của các đấng thần linh siêu
nhiên.
Cũng từ rừng ngời Êđê phát triển một nghề khá đặc thù là săn bắt, thuần dỡng
voi rừng. Nền kinh tế của ngời Êđê bao gồm các ngành nghề là trồng trọt lúa ngô
(trên nơng rẫy), chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công để tạo ra các vật dụng cần
thiết cho sinh hoạt. Kinh tế hái lợm và săn bắt vẫn giữ vai trò quan trọng đồng thời
cũng là cách để ngời Êđê hoà mình vào môi trờng rừng núi giàu có. Ngời Êđê sống
nơng vào rừng, canh tác theo kiểu luân canh nên họ cần một không gian sinh tồn
rộng lớn để đủ quay vòng chờ rừng tái sinh kịp. Do vậy hình thành nên thói quen thờng xuyên chuyển dịch, du canh du c của họ. Nếp sống của họ vì thế mang tính chất
tạm bợ, đơn sơ, thói quen ít nhiều tuỳ tiện nhng dễ thích nghi với cái mới và sự đổi
thay. Song từ nhiều thế kỷ qua, Ngời Êđê đã định c tơng đối, định c với chu kỳ dài
và định c mật tập hơn, đặc biệt là từ sau năm 1975.
Xã hội Êđê tiến hoá chậm chạp và bảo lu nhiều tàn d của thời kỳ tiền giai cấp.
Buôn làng Êđê thờng gồm vài chục tới vài trăm nóc nhà, mỗi ngôi nhà dài thờng là
nơi sinh sống của một đại gia đình mẫu hệ, đứng đầu là Khoa Sang-ngời đàn bà cao
tuổi nhất và có uy tín nhất quản lý và điều hành mọi việc trong nhà, mọi quan hệ
giứa các thành viên. Hôn Nhân của ngời Êđê cổ theo tục nối dây.
Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những
luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành, đứng đầu là Pôn
Pin Ea. Ngời chủ bến nớc, cũng là Chủ buôn. Giúp việc chủ buôn là Keng và mỗi
buôn đều có Pôn Rhatkđi chuyên xử kiện. Ngời Êđê coi trọng hoạt động sinh hoạt
và sinh hoạt chung nên khiến Ngời Khấn Thần (Pô Riu Yang), Paghê (ngời Bói sãi
cây), thầy cúng, Pôkhan (ngời kể chuyện khan), Pôtông ching (ngời chơi cồng

chiêng)đợc coi trọng. Họ quan niệm thần linh ở cả ba tầng : trời, mặt đất, trong
lòng đất đồng thời thần ở trong vạn vật nh bao bọc thế giới con ngời.
Trên đây là những nét đại cơng về môi trờng sống, khung cảnh kinh tế-xã hội,
trình độ phát triển của tộc ngời Êđê. Những hiểu biết cơ bản này sẽ giúp tiếp cận
luật tục Êđê dễ dàng hơn.
4


2. Luật tục Êđê
Ngời Êđê cũng nh các dân tộc thiểu số khác ở VIệt Nam đã sử dụng luật tục
nh hình thức luật pháp sơ khai để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con
ngời với tự nhiên. ở khía cạnh thứ hai này, luật tục có những quy định cụ thể về việc
bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên môi trờng. Trớc khi tìm hiểu nội dung
này cần thiết phải hiểu về quá trình su tấm văn bản luật tục.
Luật tục tồn tại chủ yếu thông qua hình thức truyền miệng nên nó không có
văn bản và có tính chất dị bản. Bởi vậy,để su tầm và tái hiện nó dới dạng văn bản là
công việc hết sức khó khăn. Luật tục Êđê cũng trải qua hành trình su tầm lâu dài
gần suốt thế kỷ XX. Đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, viên Công sứ Pháp tỉnh
Đăklăk tên là L. Sabalier lần đầu tiên su tầm luật tục Êđê và ghi âm nó bằng một thứ
chữ Êđê mới do các cố đạo Pháp xây dựng dựa vào bộ vần chữ cái Latinh. Bản su
tầm lần này đợc công bố vào năm 1936 với tên gọi Klei duê klei bhiăn kđi (tập quán
pháp ca). Năm 1940, nó đợc D.Automurchi dịch sang tiếng Pháp và đăng trên tạp
chí của trờng Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O). Sau năm !975, nhà Tây Nguyên học
Nguyễn Hữu Thâú đã dịch bản luật tục này từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Việc đẩy
mạnh nghiên cứu dân tộc học và văn hoá dân gian ở Tây Nguyên của viện nghiên
cứu văn hoá dân gian và nhóm Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn đã tìm thêm đợc
những dị bản khác của luật tục Êđê. Họ đã tiến hành hệ thống, chỉnh lý, bổ sung
luật tục Êđê dựa vào so sánh đối chiếu nhiều dị bản khác và đa nó sát hợp hơn với
ngôn ngữ cũng nh thực tế đời sống của dân tộc Êđê. Thành quả lớn của công việc
này là đã cho ra đời văn bản luật tục song ngữ Việt-Êđê khá hoàn chỉnh so với bản

su tầm lần đầu tiên. NXB chính trị quốc gia đã ấn hành văn bản luật tục này vào
năm 1996. Văn bản này cũng là t liệu gốc để ngời viết tiến hành tiểu luận này.

II. Nội dung bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên
môi trờng trong luật tục Êđê
Theo văn bản đợc Nxb Chính trị quốc gia in 1996 thì bản luật tục gồm 236 điều
chia ra làm 11 chơng bao gồm nhiều nội dung. Có thể tóm lợc các nội dung chính
là: Về ngời trởng buôn (ngời đầu làng); về hôn nhân và gia đình; về của cải và tài
sản; về các trọng tội; về việc vi phạm lợi ích cộng đồng; về đất đai và ngời chủ đất.
5


Nội dung bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng không đợc xếp thành
mục lớn bởi nó nằm trong chính những nội dung trên.Theo thống kê của tôi thì có
tất cả 19/238 điều tập trung chủ yếu trong chơng IV về các vi phạm liên quan đến
lợi ích cộng đồng(15/27) điều và chơng XI về đất đai và ngời chủ đất (4/18) điều.
Nh vậy, có thể thấy việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng đã chiếm
hơn một nửa dung lợng những quy định chung về lợi ích cả cộng đồng và mối quan
hệ với đất đai. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong đời sống ngời Êđê.
Có thể chia các quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng
theo những khía cạnh sau:
1.Luật tục khẳng định chủ sở hữu cộng đồng đối với tài nguyên.
Nội dung này đợc ghi rõ trong chơng XI của văn bản luật tục Êđê. Đất nào
phải đâu nh con bò không chủ, nh con ngựa không có ngời chăn (điều 233), đất
đai, sông suối, rừng cây sao lại lấn chiếm, chia cắt, cớp lấy của chúng tôi đợc. Đất
đai sông suối, rừng cây là của chúng tôi (điều 234). Theo đó thì ngời Êđê cho rằng
tất cả những gì trong phạm vi không gian sinh tồn của cộng đồng thì đều thuộc
quyền sở hữu chung của cộng đồng. Ngời Êđê khẳng định quyền sở hữu đó nh một
lẽ tự nhiên phải thế, nh con ngựa phải có chủ, nh con bò phải có ngời chăn. Cách
ví này dung dị, đơn giản biểu hiện t duy hồn nhiên cho ta hình dung rõ rệt về quyền

sở hữu đó. Cách ví tuy dung dị nhng nó cũng lại khẳng định đợc quyền sở hữu kia
là tối cao, là lẽ tự nhiên nên không ai đợc quyền xâm phạm, lấn chiếm, chia cắt hay
cớp đoạt.
Theo quan niệm của ngời Êđê, thần linh tồn tại trong mọi vật thể kể cả đất đai,
rừng núi, nên quyền sở hữu này phải đợc thần linh công nhân. Vì vậy lễ cúng thần
đất là lẽ nghi bắt buộc và là điều kiện tiên quyết để giữ cho đất đai luôn xanh tơi.
Điều 234 trong luật tục quy định cụ thể lễ vật cúng thần đất là một trâu để đợc công
nhận là chủ đất, sau đó hàng năm vẫn phải tiếp tục cúng một trâu hoặc một bò đực
cộng năm ché rợu. Có làm nh thế đất mới đợc tốt tơi, nớc mới không ngừng chảy,
chuối mía mới mọc đợc sum suê. Ngời Êđê cũng đã tính đến việc phân định ranh
giới đất đai, rừng núi nếu có tranh chấp xảy ra. Ngoài việc cúng tế hàng năm, để
khẳng định quyền sở hữu của mình, ngời chủ đất đại diện cho cả cộng đồng phải
tiền hành việc đi thăm đất. Luật tục quy định công việc này phải thực hiện 7 năm
một lần.
Khẳng định quyền sở hữu tối cao cũng đồng nghĩa với việc phải gánh trách
nhiệm bảo vệ, chăm nom đất. Ngời đó sẽ trông coi đất đai, thăm nom rừng rú, tự
mình phải chăm nom mảnh đất mà mình làm chủ. Khi con đã lớn, họ phải dạy, khi
6


cháu đã khôn, họ phải bảo, hễ đứt thì phải nối, hễ yếu thì phải buộc lại cho vững
(điều 229). Ngời chủ đất gánh vác nhiệm vụ bảo vệ đất đai thay cho dân làng nên họ
có quyền đợc hởng của biếu khi đi thăm đất (điều 236). luật tục quy định chi tiết
phần biếu 7 năm một lần gồm hai loại là gạo hoặc thóc, đơn vị có thể tính bằng rá,
gùi hoặc sọt. Việc này tất cả thành viên trong buôn làng đều phải thực hiện có vậy
mùa màng mới không bị vàng lụi.
Nh vậy, ngời Êđê quan niệm mọi tài nguyên rừng núi, đất đaiđều là sở hữu
chung của cả cộng đồng nhng đó là quyền sở hữu đại diện thông qua Ngời chủ đất.
Ai xâm phạm đến sẽ bị xử tội (điều 235). Cộng đồng ngời sở hữu đất đai sẽ đợc
quỳên sử dụng tài nguyên trên đó. Cách mà ngời Êđê cho rằng để bảo vệ quyền sở

hữu, để duy trì tình trạng tốt tơi, sum suê của đất đai, cây cối, mùa màng không phải
ở việc chăm sóc đất cho tốt mà là phải cúng đất, phải thực hiện đúng trách nhiệm
của mình (Ngời chủ phải thăm đất, ngời dân phải biếu thóc, gạo). Cách thức bảo vệ
tài nguyên của họ hoàn toàn duy tâm, biểu hiện trình độ phát triển còn lạc hậu, t
duy mang tính thần bí.
2. Bảo vệ rừng và chống hoả hoạn
Rừng đối với ngời Êđê nh đã trình bày ở trên có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi
vậy trong luật tục của mình họ đã đề ra những quy định để bảo vệ nguồn tài nguyên
này trong chơng IV về các tội vi phạm đến lợi ích cộng đồng.
Cây le đang đâm chồi mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi mà họ
chặt mất đọt thì bị tội lớn. Những hành động này làm rừng không thể tái sinh lại,
tất sẽ ảnh hởng đến sự dịch chuyển của buôn làng bởi ngời Êđê đốt rừng làm nơng
rẫy, sau khu rừng này họ sẽ đi sang đốt một khu rừng khác đợi khu rừng này tái sinh
sẽ quay trở lại. Quy định này nhằm ngăn chặn mọi hành động làm tổn hại đến quá
trình tái sinh rừng nhng nó còn cho thấy ngời Êđê nhận thức rõ công việc chặt phá
cây non (đang đâm chồi, ra đọt), họ biết rõ khi nào rừng có thể khia thác đợc. Đây
cũng là biểu hiện của việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của tộc ngời này. Họ đốt
rừng làm rẫy nhng biết tạo ra sự cân bằng cần thiết giữa đời sống sản xuất và sinh
hoạt của mình với nguồn tài nguyên rừng, giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên.
Ta gặp cùng kiểu quan niệm về sử dụng hợp lý tài nguyên này trong luật tục
ngời M nong:
Bắt con ếch phải từ con mẹ
Thuốc cá làm suối nghèo
Bắt con cá phải từ con mẹ
Muốn ăn ếch phải dùng ná bắn
Chặt cây tre phải chừa cây con
Muốn ăn cá phải dùng rổ mà vớt
Đốt tổ ong phải chừa ong chúa
Không thuốc cá bằng cây Kraule
7



Làm chết sạch cả tép cả cua
Ngoài việc bảo vệ sự tái sinh rừng, điều 80 luật tục Êđê còn quy định về tội gây
cháy rừng. Họ ý thức đợc tác hại của việc cháy rừng làm cây le bị cháy khô, cây lố
ô bị cháy trụi; hang thỏ hang chồn đều bị thiêu trụi tất cảhuỷ diệt cả rừng và
nghiêm trọng hơn là lửa sẽ cháy lan, thiêu trụi cả xóm làng ngời ta, thiêu trụi cả
chòi, cả kho lúa ngời ta dựng lên trong rừng, trong rẫy mà xung quanh cha kịp dọn
quang. Cháy rừng sẽ kéo theo thiêu trụi cả của cải, tài sản và mọi thành quả lao
động. Đó là một tội lớn nếu phạm vào phải bồi thờng lớn cho dân làng. Việc chống
cháy rừng còn ăn sâu vào trong tâm thức mỗi thành viên cộng đồng và theo nh quy
định của luật tục ai có con phải dạy con, ai có cháu phải dạy cháu thì bổn phận
của mỗi thành viên không chỉ là bản thân phải giữ gìn mà còn phải báo cáo cho thế
hệ mai sau.
Luật tục nhắc nhở mọi ngời phải cẩn thận, tránh những hoạt động vô thức do
đốt lửa bừa bãi, bậy bạ hoặc thiếu kinh nghiệm (đi hái củi mà không biết đi, đi suối
lấy nớc mà không biết đi, cầm theo những đầu đầy còn cháy dở) dẫn đến nguy cơ
cháy rừng.
Các vụ cháy làng, cháy buôn cũng đợc đề cập đến khá cụ thể. Cháy làng sẽ làm
cho cột nhà, cột chòi, bồ lúa, bịch thóc của ngời ta đều bị mất hết (điều 82) và
do kẻ dạy bảo, nhắc nhở không nghe dám đọ sức cùng cọp, đòi cao hơn cả thần
gây ra. Vì thế phải đa hắn ra xét xử. Hình phạt cho những hành động cầm lửa đốt
trụi rừng tranh, thiêu trụi xóm làng là rất nặng biểu hiện cách trừng phạt nghiêm
khắc của cả cộng đồng. Nếu hắn là một con đàm bàngời ta sẽ lấy dây đêm giăng
ra, lấy dây đem trói lại, bắt hắn làm nô lệ hay cầm tù. Nếu hằn là một thằng đàn ông
thì hắn sẽ bị xử chém (điều 92). Trong toàn bộ luật tục Êđê đây là loại hình phạt
nặng nề nhất chứng tỏ ngời Êđê cho rằng hành động đốt rừng, đốt làng có âm mu là
một loại tội nghiêm trọng, không thể tha thứ đợc, không thể chuộc bằng tiền, chỉ
còn cách lấy mạng sống ra để trả giá. Quy định hình phạt nặng nề nh vậy có lẽ là
cách thức tốt nhất để dân buôn làng có ý thức cẩn thận về vấn đề củi lửa. ý nghĩa

quan trọng của việc chống hoả hoạn còn thể hiện rõ qua việc quy định của luật tục
buộc mọi thành viên trong cộng đồng phải tham gia cứu hoả khi có đám cháy xảy
ra. Nếu không tham gia cứu hảo là phạm tội lớn, coi nh không phải ngời làng nữa,
tức là ngời đó sẽ bị đuổi ra khỏi cộng đồng làng buôn.
Qua một vài điều quy định ở trên cho thấy bảo vệ rừng và làng buôn là trách
nhiệm của mọi thành viên. Ngời Êđê ý thức đợc rõ tầm quan trọng của vấn đề này
8


và giải pháp họ đa ra là thực hiện việc này bằng sức mạnh của cả cộng đồng, ai cúng
phải gánh lấy trách nhiệm này không đợc từ nan.
3.Bảo vệ môi trờng trong sach, chống ô nhiễm
Để giữ gìn môi trờng trong làng xã trong sạch, đảm bảo sức khoẻ cho mọi ngời, luật tục quy định cụ thể về bệnh truyền nhiễm. Ngời Êđê nhận thức rõ ràng tác
hịc của các loại bệnh truyền nhiễm làm cả trăm ngời đã chết, cả nghìn ngời đã ngã
xuống, chết cả những tay cuốc, tay trà gạc giỏi giang, chết cả những tay có tài tháo
vát, giỏi giang (điều72), bệnh truyền nhiễm làm lực lợng lao động tài giỏi bị suy
giảm do đó kéo theo sự suy giảm của sản xuất. Đặc biệt ngời Êđê lo ngại nhiều nhất
là bệnh đậu mùa. Họ cho rằng bệnh này làm cho lở loét lan ra, làm cho con cái ngời ta phải tắm hết thứ thuốc đắng này đến thứ thuốc đắng khác. Rồi đây, ngời ta
không con sinh đợc những con gái, không còn đẻ đợc những co n trai, ngời ta không
con sinh sôi đợc hàng trăm, hàng ngàn để giữ lấy giống nòi. Do vây, họ đã sử dụng
nhiều bịên pháp để ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh tật nh bắt ngời bị bệnh phải
kiêng cữ, bị bệnh truyền nhiễm phải khai báo, cách ly ngời bệnh, chăng dây, cắm
nhánh cây làm cữ khi có dịch bệnh để ngăn chặn không cho ngời khác vào làng
buôn. Điều 75 còn ghi rõ trách nhiệm của cha mẹ, gia đình ngời bị bệnh phong cùi,
phai làm cho họ một cái lán trong rừng, một cái lẫm trong bụi và cấm họ không
cho họ trở về làng, cấm họ không đi vào chòi rẫy, không đợc tắm ở đầu nguồn.
Theo đó ngời Êđê đã nhận ra đợc sự ô nhiễm nguồn nớc, thông qua nguồn nớc có
thể phát tán bệnh tật. Những quy định của làng buộc mọi ngời phải tuân thủ. Luật
tục phân rõ những hành động vi phạm thành các loại tội truyền bệnh cho những ngời khác, tội bị bệnh mà không khai báo, tội của cha mẹ không cách ly con bị phong
cùi, tội vu cao làng bị đậu mùa, tội không chăm sóc ngời ốm chu đáo, tội xông vào

làng bất kể làng có cữ vì dịch bệnh.
Rõ ràng ngời Êđê đã có nhiều biện pháp để ứng xử với nguy cơ bệnh tật, bảo
đảm môi trờng trong sạch, bảo vệ sức khoẻ cho mọi thành viên.
Ngoài quy định về bệnh truyền nhiễm ở ngời, luật tục còn có những quy định
về bệnh dịch về súc vật. Họ cho rằng súc vật cũng nh con ngời bị bệnh tật đều là do
ông Đu, ông Điu gieo rắc tai hoạ, thả xuống thữ nớc gây bệnh. Ngời thì ốm đau
súc vật không còn ăn cỏ, uống nớc đợc nữa. Do vậy, phải trình báo với thủ lĩnh
đầu làng khi có dịch trâu bò, bờ rào làng phải tăng cờng, cổng làng phải củng cố, ở
phía bên kia cổng làng, ở bìa rừng ven làng phải treo những những tợng hình đầu
trâu, đầu bò (điều 78). Để tránh bệnh dịch lan tràn làng làng phải lo giữ thân, phải
đặt các dấu cấm đờng ngăn trên mọi nẻo dẫn vào làng, phải cấm trâu bog làng khác
9


đi vào làng mình (điều 79). Hành động trái hoặc không tuân theo những quy định
trên là mắc tội, là cả gan dám thác cả cọp, đòi cao hơn cả thần.
Ngời Êđê cúng ý thức đợc để sản xuất phát triển phải giữ cho đất đai màu mỡ,
không bị ô uế. Do đó, luật tục quy định rõ những hành vi làm uế tạp đất đai, làm kê
sẽ không trổ, lúa sẽ không đơm bông, mùa màng thui chột, đất sẽ không còn màu
cho lúa mọc, rừng sẽ không còn màu cho kê nảy mầm nh tội chôn cơm nguội trong
rẫy ngời khác (điều 93), mai tàng trong rẫy ngời khác sẽ bị xử phạt. Vi phạm quy
định này đều phải làm lễ cúng tẩy uế cho đất bằng trâu trắng, phải hiến sinh cho rẫy
một lợn bạch.
Những quy định này cho thấy ngời Êđê sớm ý thức đợc ảnh hởng của việc uế
tạp đất đai, nguồn nớc đến việc trồng trọt nhng ngợc lại nó cũng phản ánh t duy lạc
hâu, duy tâm rằng hoàn toàn tẩy uế bằng cúng tế đợc. Một lần nữa cách nhìn duy
tâm, sùng bái thần linh lại chi phối hay quyết định cách xử sự của cộng đồng với
môi trờng tự nhiên.
Trên đây là ba nội dung trong phần bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi
trờng của luật tục Êđê. Ta có thể thấy những nội dung này trong nhiều luật tục của

các dân tộc khác nh luật tục M nông, luật tục RaglaiĐiều đó chứng tỏ việc bảo vệ
rừng, chống bệnh truyền nhiễm, chống cháy buôn làng, khẳng định quyền sở hữu
cộng đồng đối với đất đai đều là mẫu số chung trong ý thức về việc bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên môi trờng của các tộc ngời này. Điều này rất dễ hiểu vì đây
đều là những cộng đồng tộc ngời sống trên đất Tây Nguyên, họ cùng có một môi trờng tự nhiên tơng đồng với rừng cây, sông suối ngầm và cùng tụ c trong những bản
làng nhỏ, cùng một phơng thức canh tác đốt rừng làm nơng rẫy.

Kết luận
Qua những quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng trong
luật tục Êđê cho thấy ngời Êđê sớm hình thành ý thức về vấn đề này. Họ coi đây là
việc hệ trọng liên quan đến toàn bộ lợi ích cộng đồng và là trách nhiệm bắt buộc đối
với mọi thành viên trong buôn làng. Ai vi phạm sẽ bị phạt nặng, thông thờng hình
phạt là phạt tiền bồi thờng hoặc dâng lễ vật để cúng tế. Tuy nhiên luật tục lại không
cho ta biết cụ thể mức độ hình phạt đối với các loại hành vi lamg ảnh hởng đến tài
10


nguyên môi trờng khác nhau nh thế nào. Do vậy khó xác định đợc với ngời Êđê nội
dung bảo vệ môi trờng nào là quan trọng hơn. Chỉ có một chi tiết hình phạt bị bán
làm nô lệ, bị đuổi khỏi buôn, bị giết nếu làm cháy rừng, cháy buôn, không tham gia
cứu cháy cho thấy ngời Êđê cho rằng hành động trên là nguy hiểm nhất, ảnh hởng
nặng nề nhất.
Tuy vậy ,có thể thấy ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng
của ngời Êđê còn nhiều hạn chế, mang tính sơ khai thần bí. Họ mới dừng lại ở việc
nhìn thấy tác haị của phá rừng, làm uế tạp đất đai, bệnh truyền nhiễm chứ không
thấy bản chất vấn đề này. Họ lý giải một cách rất duy tâm rằng đó là do thần linh
trừng phạt nên gieo rắc tai hoạ xuống buộc buôn làng phải gánh chịu. Từ đó dẫn đến
họ giải quyết việc bảo vệ môi trờng bằng việc cúng tế là chủ yếu. Họ tin rằng dâng
lễ vật thờng xuyên sẽ làm thần linh nguôi giận và trả lại sự xanh tốt cho đất đai, núi
rừng, sự dồi dào của nguồn nớc, sự sum suê cho mùa màng.

Qua đây có thể thấy thế ứng xử của ngời Êđê trớc môi trờng tự nhiên cha phải
là thế chủ động chinh phục tự nhiên. Họ lo sợ thiên nhên và đành khoác áo thần bí
lên cho nó. Trong tâm thức của họ, thế lực tự nhiên rất đáng sợ và họ không còn
cách nào khác là phải cúng tế thờng xuyên không dám lơ là, xao lãng. Điều này cho
thấy trình độ phát triển còn lạc hậu, t duy còn ở mức sơ khai của họ.
Tuy vây, việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trờng bằng cach slinh
thiêng hoá lại có tác dụng lớn trên thực tế. Tự nhiên là thế lực thần bí đáng sợ ăn sâu
vào đời sống tâm linh của từng thành vỉên trong cộng đồng. Vì vậy không một ai
dám xúc phạm đến thế lực linh thiêng này. Quy định của luật tục do vậy đợc chấp
hành một cách triệt để dẫn đến việc tự nhiên đợc bảo vệ một cách tích cực, hiệu
quả. Đây là điểm cần phải phát huy và rút kinh nghiệm khi ban hành luật môi trờng
Việt Nam trong thời điểm hiẹn tại. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm sao để kết
hợp hài hoà, có sự bổ trợ, bổ sung giữa luật pháp chung của nhà nớc và luật tục của
làng buôn để bảo vệ môi trờng có hiệu quả hơn. Song đồng thời phải giúp đồng bào
Êđê và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác bãi bỏ các nhận thức lạc hậu về môi trờng tự nhiên để họ tham gia vào việc bảo vệ sinh tái một cách hiệu quả hơn chứ
không phải là biện pháp dâng lễ vật cúng tế.

Tài liệu tham khảo
1. Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, H-1996.
11


2. Ngô Đức Thịnh: Tìm hiểu luật tục các tộc ngời ở Việt Nam, Nxb Khoa Học
Xã Hội, H-2003.
3. Luật tục và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
H-2000.

12




×