Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tài liệu về Lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.39 KB, 56 trang )

Lch s vn minh th gii

BI M U
I. Khỏi nim vn húa, vn minh v mt s khỏi nim liờn quan
1. Khỏi nim v vn húa
a. Khỏi nim v vn hoỏ ca UNESCO
Vn húa phi c xem nh mt tp hp nhng nột khỏc bit, v vt cht v tinh thn, v trớ
tu v cm xỳc, lm rừ mt nột xó hi hay mt nhúm xó hi; ngoi ngh thut v th vn, vn húa bao
hm phong cỏch sng, cỏch chung sng, h thng cỏc giỏ tr, truyn thng v tớn ngng.
b. Khái niệm vn hoá của Hồ Chí Minh
Vỡ l sinh tn cng nh mc ớch ca cuc sng, loi ngi mi sỏng to v phỏt minh ra
ngụn ng, ch vit, o c, phỏp lut, khoa hc, tụn giỏo, vn hc, ngh thut, nhng cụng c cho
sinh hot hng ngy v n v cỏc phng thc s dng. Ton b nhng sỏng to v phỏt minh ú tc
l vn hoỏ. Vn hoỏ l s tng hp ca mi phng thc sinh hot cựng vi biu hin ca nú m loi
ngi ó sn sinh ra nhm thớch ng nhng nhu cu i sng v ũi hi ca s sinh tn
c. Khỏi nim vn hoỏ ca GS.Trn Ngc Thờm
Vn hoỏ l mt h thng hu c cỏc giỏ tr vt cht v tinh thn do con ngi sỏng to v tớch ly
qua quỏ trỡnh hot ng thc tin trong s tng tỏc gia con ngi vi mụi trng t nhiờn v xó hi.
2. Một số khái niệm liên quan đến vn hoá
a. Vn minh
Vn minh là sự tổng hoà những thành quả vật chất và tinh thần của con ngời trong quá trình cải
tạo thế giới, là thớc đo của sự tiến bộ và mức độ khai hoá của con ngời.
b. Khái niệm vn hiến
Vn hiến là truyền thống vn hoá lâu đời và tốt đẹp, vn hin là nhng giá trị tinh thần do
nhng ngời có tài, đức chuyển tải thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.

Bảng so sánh:
Vn vật

Vn hiến


Vn hoá

Vn minh

Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị tinh Chứa cả giá trị vật chất Thiên về giá trị vật chất kỹ thuật
chất
thần
lẫn tinh thần
Có bề dày lịch sử

chỉ trỡnh độ phát triển

Có tính dân tộc

Có tính QT

Gắn bó nhiều hơn với phơng đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều hơn với phơng tây đô thị

Vi khỏi nim trờn, lch s loi ngi bt u t õu thỡ ú cng chớnh l im khi phỏt ca lch s
vn húa.
- Vn húa cng cú trc vn minh, vn húa phỏt trin n mt trỡnh no ú thỡ vn minh
mi ra i. Vn minh xut hin da trờn quỏ trỡnh tớch ly nhng sỏng to vn húa, song mt khi vn
minh ó ra i li thỳc y vn húa phỏt trin trờn c s ca vn minh.

1

1



Lịch sử văn minh thế giới
- Văn hóa và văn minh là hai khái niệm vừa thống nhất vừa khác biệt: thống nhất ở chỗ chúng
đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo nên trong lịch sử.
- Khác biệt ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo, tích lũy từ khi có
loài người cho đến nay, còn thành tựu văn minh chỉ được tính từ thời điểm xã hội loài người đạt đến
một trình độ phát triển cao

CHƯƠNG I
VĂN MINH ẤN ĐỘ
I. TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. ĐỊA LÝ VÀ CƯ DÂN:
- Ấn Độ là một bán đảo lớn ở miền Nam Á gần như hình tam giác; phía tây nam và đông nam
giáp Ấn Độ dương;dài khoảng 3.000km, rộng 2.100km phía Bắc là dãy núi Hy-ma-lay-a án ngữ theo
vòng cung dài 2.600km, là biên giới tự nhiên ngăn cách giữa Ấn Độ với Trung Quốc.
- Dãy núi Vin-dia cũng là biên giới tự nhiên đã chia Ấn Độ ra làm hai miền Nam-Bắc.
Miền Bắc có hai con sông lớn chảy qua: sông Ấn và Sông Hằng.
+ Sông Ấn là (Inđus), tên nước Ấn Độ đặt theo tên của dòng sông này.
+ Sông Hằng được coi là dòng sông thiêng, nơi tiến hành các nghi lễ tôn giáo.
Hai con sông đã bồi đắp cho Ấn Độ những vùng đất phù sa rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, nên người Ấn Độ sớm xây dựng cho mình nền văn minh rực rỡ.
- Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Đêcan rộng lớn, tạo điều kiện cho khai thác khoáng sản và
phát triển chăn nuôi.
- Ấn Độ có địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Thiên tai
khắc nghiệt nhiều khi tàn phá cuộc sống, nhưng có lúc lại rất thuận lợi
à Tính 2 mặt của tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống văn hóa Ấn Độ vốn vừa khô
hạnh trầm tư, vừa hồn nhiên,phóng khoáng thấm đượm màu sắc tâm linh, luôn coi trọng các giá trị
tinh thần.
Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 T.C.N.) đã thấm đượm những tư tưởng và
hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ

Dân cư: Dân cư Ấn Độ là một cộng đồng phong phú với hàng trăm tộc người đã được đồng hóa
bằng tinh thần Ấn Độ
- Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người
Đraviđa (thuộc đại chủng tộc Á- Úc). Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán
đảo Ấn Độ.
- Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có tộc người Aria-da trắng (thuộc đại chủng tộc
Ấn- Âu) tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn.
Trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập
Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ.
- Thời Cổ trung đại, Ấn Độ bao gồm cả Băng la-đét, Nê-pan, Pa-kix-tan

2

2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc trong gia đình
Thủ công nghiệp phát triển sớm (người ÂĐ cổ đại đã biết chế tác các đồ trang sức bằng vàng,
bạc, đá quí, chế tạo vũ khí…)

2


Lịch sử văn minh thế giới

- Thương nghiệp: đã có sự trao đổi giữa các công xã và các nước lân cận à Kinh tế thủ công
nghiệp, mang tính tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu
- Chính trị xã hội
+ Bộ máy nhà nước Ấn Độ còn đơn giản, được xây dựng theo thể chế quân chủ chuyên chế
+ Xã hội phân chia thành 3 giai tầng: quý tộc, nông dân công công xã và nô lệ
à Do đặc điểm lịch sử và cư dân, cùng với sự phân hóa về giai tầng, nên xã hội Ấn Độ thời cổ trung
đại mang đậm nét chế độ đẳng cấp Vacna

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI ẤN ĐỘ: 4 THỜI KỲ LỚN
a.Thời kỳ văn minh sông Ấn: (3.000 đến 1.800 TCN).
+Qua các di chỉ khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một
xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ;
+Chữ viết đã xuất hiện
Minh chứng về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa
xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ
rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.
b. Thời kỳ Vê đa: (1.600-TK I TCN)
- Người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ, chinh phục người Đravêđa sống ở lưu vực sông Hằng
bắt người dân bản xứ làm nô lệ à hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên
- Người Aryan mang theo tiếng Phạn và tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng
cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của
các sông biển và mùa màng.
-Vấn đề về chế độ đẳng cấp và (varna) và đạo Bàlamôn đã xuất hiện.
Thời kỳ Vêđa là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm
nét tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ cổ đại, như đạo Rig- Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật,
đạo Jaina…
c. Ấn Độ từ TK VI TCN – TK XII
Từ TK VI TCN, bắt đầu có sử sách thành văn
+ Ấn Độ có 16 nước (mạnh nhất là Mayada). Năm 237 quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chỉ
huy tấn công AĐ; nhân dân AĐ đã đấu tranh chống lạià thiết lập vương triều Môrya (321- 236TCN),
triều đại huy hoàng nhất lịch sử AĐ cổ đại
+ Thời vua Axôca (273- 236TCN): vương triều Môrya đạt giai đoạn cường thịnh nhất. Đạo Phật
phát triển trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca mất, vương triều Môrya bị diệt vong.
+ Vương triều Gupta và Hasca (TK V- XII): trong thời gian này Ấn Độ liên tục bị ngoại tộc xâm
chiếm và bị chia cắt
d. Ấn độ từ TK XIII đến TK XIX
+ Thời kỳ Xuntan Đêli (1206- 1526): có đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo đạo
Hồi thành lập, cai trị

+ Thời kỳ Môgôn (1526- 1857): người Mông Cổ theo đạo Hồi xâm chiếm AĐ, đến năm 1526 lập
nên vương triều Môgôn
+ Đến khoảng TK XVIII, thực dân Anh bắt đầu xaam chiếm Ấn Độ. Năm 1849 AĐ trở thành thuộc
địa cuả Anh, năm 1857 vương triều Môgôn hoàn toàn bị diệt vong
Xã hội Ấn Độ cổ trung đại có đặc điểm nổi bật sau:
• Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn
• Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt
• Chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất và lao động

3

3


Lịch sử văn minh thế giới

• Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội.
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ
1.CHỮ VIẾT:
- Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay
người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những ký hiệu đồ hoạ.
- Vào TK VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại
chữ này.
- Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ v TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều
loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
2) Văn học: gồm Vêđa và sử thi
a) Vêđa:
Kinh Vệ Đà, hay Phệ-đà (tiếng Phạn: ववेद; tiếng Anh: Veda) Kinh Vêđa là một bộ kinh cổ nhất Ấn
Độ và nhân loại. Đó là một bộ sách chứa đựng những tư tưởng, quan điểm, những tập tục, lễ nghi của
nhiều bộ tộc Arya; được xem như là cội gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh

Ấn Độ..
Véda có nghĩa là “hiểu biết". Trong kinh có những bản tụng ca để ca ngợi các vị thần. Phần lớn
ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ
Toàn thể bộ kinh gồm bốn tập:
Rích- Vêđa (Rig Véda): có nghĩa là “tán ca”, tán tụng Vêđa. Đây là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ gồm
1017 bài ,sau được bổ xung 11 bài dùng để cầu nguyện, chúc tụng công đức của các vị thánh thần.
- Sama- Vêđa (Sâma Véda): gồm 1549 bài thơ, là tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ.
Yagiua- Vêđa (Yayur Véda): là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi lễ
dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa..)
- Atharva- Vê đa (Atharva Véda): gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa chú,
ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân, gây họa cho kẻ thù
b) Sử thi: Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana
Mahabharata: là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ, nói về một cuộc chiến tranh giữa các con
cháu Bharata. Tác phẩm này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống
xã hội Ấn Độ thời đó.
- Ramayana là một bộ sử thi dài 48000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và
công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á như
Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan…
Tóm lại: Đây là hai bộ sử thi đồ sộ gấp 4 lần “ Iliat và Ôđi-xê” thực sự là những công trình được
sáng tạo tập thể, là những tác phẩm nôi tiếng được bô sung từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành
niềm tự hào của nền văn hóa Ấn Độ cô đại, thành nguồn cảm hứng của các thể loại văn học khác
nhau và lan truyền hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Vì thế người ta gọi Ấn Độ là xứ sở của Sử thi
- Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được
gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
- Những tác phẩm của Calidaxa: vở kịch Sơcuntơra và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ
“ Nếu có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu
Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn
Nếu ta muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,


4

4


Lịch sử văn minh thế giới
Thì tôi gọi: Sơcuntla
Tiếng đó nói lên tất cả” - Gớt
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được
gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
- Những tác phẩm của Calidaxa: vở kịch Sơcuntơra và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ
“ Nếu có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu
Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn
Nếu ta muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,
Thì tôi gọi: Sơcuntla
Tiếng đó nói lên tất cả” - Gớt
* Đặc trưng:
• Dùng ngôn ngữ dân gian, không dùng ngôn ngữ cung đình.



Phản ánh đýợc tâm tý nguyện vọng của quần chúng

III. NGHỆ THUẬT
• Thời kỳ Harappa các công trình chủ yếu đýợc xây bằng gạch. Đến thời kỳ Môrya thì lại chủ
yếu bằng đá, các công trình tiêu biểu là: cung điện, chùa, tháp, trụ đá.
• Tháp (Stupa): Hình bán cầu có chứa xaìliò của Đức Phật và các vị Bồ Tát. Điển hình nhất là
tháp Xansi (Sanchi) xây từ TK III TCN ở Trung Ấn.
• Trụ đá: týợng trýng cho các trụ trời dùng để thờ Phật, đýợc xây dựng nhiều nhất ở thời kỳ
Axôca, tiêu biểu là trụ đá Xacsna (Sarnath)

• Chùa Hang: đýợc xây dựng phổ biến từ TK II TCN đến TK X, tiêu biểu là chùa Ajanta, Enlora
ở Trung Ấn
 Thời Xuntan Đê li và Mô gôn, nhiều nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm là mái
tròn, cửa vòm, tháp nhọn có bao lớn lộ thiên và cột trống thanh thoát
 Lăng Taj Mahan (1632) kiệt tác của nền kiến trúc nhân loại. Do 24000 thợ xây dựng từ nhiều
quốc gia, bằng đá cẩm thạch, vàng bạc châu báu, gồm 12 mặt (580x304m) mỗi góc có Tháp vút
cao, cửa chính bằng bạc.
Nghệ thuật tạc týợng từ TK I trở về sau tiêu biểu là týợng Phật, Siva, Visnu bằng đá ở Ganđara
IV. KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thiên văn:
- Họ biết chia một năm = 12 tháng, một tháng có 30 ngày, một ngày có 30 giờ, cứ 5 năm có
một tháng nhuận.
- Biết hiện týợng nhật thực và nguyệt thực. Biết trái đất mặt trăng là hình cầu.
- Biết ngày hạ chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm, khoảng 21,22 tháng 6 dương
lịch). Ngày đông chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm, khoảng 21,22 tháng 12 dương lịch,
ngày ngắn nhất và đêm dài nhất ở bắc bán cầu).
- Tính được chu ky trăng tròn và trăng khuyết, phân biệt được 5 hành tinh: kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ.
- Tác phẩm thiên văn cổ xưa nhất ra đời vào thế kỉ V TCN (Xítđan ta)
2. Toán học.
- Ngýời Ấn Độ phát minh ra chữ số 0 (synhia).
- Quan trọng là tìm ra sôì đếm: 10 chữ số.
- Đến TK VI, tính được số pi chính xác bằng 3,1416.
Thế kỉ VIII, giải đýợc phýõng trình vô định bậc hai mà ngýời Châu Âu 1000 năm mới giải được.

5

5



Lịch sử văn minh thế giới
Biết tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác… biết đýợc mối quan hệ giữa
3 cạnh trong một tam giác vuông.
3. Vật lý học
- Các nhà khoa học Ấn Độ nêu ra thuyết nguyên tử, vạn vật đều do nguyên tử tạo thành.
- Biết được sức hút của trái đất đối với các sự vật.
4. Về y dược học
- Người Ấn Độ cổ đã biết đýợc nhiều bệnh, biết chữa nhiều bệnh, biết dùng phẫu thuật để chữa
bệnh và chế ra thuốc gây tê, gây mê…
- Nhiều thầy thuốc giỏi, tiêu biểu: Xurusta, Saraca.
- Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
V. Tôn giáo:
1. Đạo Bàlamôn ( Ấn Độ giáo) là đạo bản địa của người Ấn:
Bàlamôn được hình thành từ trên cơ sở phát triển của xã hội, từ sự không bình đẳng về giai
cấp, và từ tín ngưỡng trong dân gian.
Trong xã hội Ấn Độ cư dân được chia làm 4 đẳng cấp:
• Brama: tầng lớp tăng lữ, tôn giáo
• Ksatơrya: đẳng cấp của các chiến sy
• Vaisya: đẳng cấp của tầng lớp bình dân
• Suđra: dẳng cấp của những người cùng khổ (hầu hết là con cháu của những người bại trận)
- Đây là một tôn giáo đa thần, không có người sáng lập. Bàlamôn thờ nhiều thần:
+ Brahma: Đấng sáng tạo- là vị thần cao nhất.
+ Shiva: Đấng hủy diệt- là vị thần huỷ diệt cao nhất.
+ Vishnu: Đấng bảo tồn- là vị thần phù hộ cao nhất
- Triết lý Bà làmôn quan trọng là thuyết luân hồi (kiếp sau). Đời người có 4 mục đích
+ Dharma: hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo
+ Artha: mưu sinh và thành đạt trong xã hội
+Kama: thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ
+ Moksa: giải thoát khỏi vòng luân hồi, bằng cách giải trừ hết các nghiệp;
Khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế trần gian- tức là luân hồi

- Đời người phải trải qua 4 giai đoạn
+ Brahmacharga: học tập
+ Grhastha: lập gia đình, tạo sự nghiệp
+ Vanaprastha: hướng về tâm linh
+ Sanrgaru: Thoát ly xã hội để tu hành
- Luân lý: con người phải chịu 3 trọng ơn
+ Ơn trời
+ Ơn thầy
+ Ơn tổ tiên
- Giữ 10 giới răn:
+ Không giết chóc
+ Không nói dối
+ Không trộm cắp
+ Không tham lam
+ Không buông thả theo ham muốn

6

6


Lịch sử văn minh thế giới
+ Phải sạch sẽ, tinh khiết
+ Biết bằng lòng
+ Kỷ luật với bản thân
+ Phải học tập
+ Vâng phụng mệnh trời
Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Bàlamôn tồn tại ở Ấn Độ nhiều
thế kỷ, khi Phật giáo ra đời thì Bàlamôn đi vào suy yếu
2. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)

Đến thế kỷ VII, khi Phật giáo suy yếu, Bàlamôn có dịp hưng thịnh trở lại.
- Từ thế kỉ VII-IX đýợc bổ sung đối tượng sùng bái (nhiều vị thần khác), và sửa đổi lại những
lễ nghi, từ đó Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu.
- Nhưng đối tượng sùng bái của Hinđu vẫn là 3 vị thần chính: Brama, Siva, Visnu.
- Ngoài các vị thần trong tự nhiên, Hinđu thờ nhiều loại động vật, trong đó khỉ và bò là hai loại
động vật đựơc sùng bái nhất.
- Triết lý vẫn coi trọng thuyết luân hồi (kiếp sau), Hinđu vẫn coi trọng chế độ đẳng cấp.
- Ngày nay có trên 84% dân số Ấn Độ đi theo đạo Hinđu và Hinđu đã truyền bá sang nhiều
nước trên thế giới. (đặc biệt là khu vực Đông Nam Á)
Kinh Upannishad đã đýa tý týởng Ấn độ cổ đại Hinđu phát triển lên thành một học thuyết tôn giáo
3. Đạo Phật
Đạo Phật ra đời thế kỷ VI TCN. (Thiên niên kỷ I TCN)
- Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Siddharatha Gautama (Xítđacta), hiệu là
Xakiamuni thường gọi là phật Thích Ca Mâu Ni, sinh năm 563TCN, (Năm 29 tuôi bắt đầu đi tu, năm
35 tuôi thì tìm thấy nguồn gốc của sự đau khô và con đường cứu vớt
Kinh Tam Tạng của Đạo Phật:
• Kinh Tạng: Lời dạy của Đức Thích Ca.
• Luật Tạng: Quy định về tôn giáo.
• Luân Tạng: Những bài luận về giáo lý.
• Tư tưởng đạo Phật chống lại Bàlamôn
• Học thuyết đạo Phật chủ yếu tập trung vào nỗi khổ và sự giải thoát.
Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khô và sự giải thoát khỏi
nỗi đau khô” – Lời nói của Thích Ca Mâu Ni
Nội dung chủ yếu tập trung vào tứ diệu đế
- Khô đế: chân lý nói về nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử)
- Tập đế: chân lý nói về nguồi gốc nỗi khổ
- Diệt đế: Chân lý nói đến sự chấm dứt nỗi khổ
- Đạo đế: Con đường diệt khổ bằng cách đi tu
Con đường diệt khô (Bát chính đạo):
1. Chính kiến: tín ngưỡng đúng đắn

2. Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn
3. Chính ngữ: nói năng đúng đắn
4. Chính nghiệp: hành động đúng đắn
5. Chính mệnh: sống đúng đắn
6. Chính tịnh tiến: mơ tưởng những cái đúng đắn
7. Chính niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn

7

7


Lịch sử văn minh thế giới
8. Chính định: tập trung tư tưởng, ngẫm nghĩ đúng đắn

- Về giới luật: tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ giới):
1. Không sát sinh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
- Đạo phật không chủ trương xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng tuyên truyền sự bình đẳng, mở
đường giải thoát về tinh thần.
- Không tán thành bạo lực, chủ trương dùng thiện để cảm hoá ác, nên bị giai cấp thống trị lợi
dụng.
Sự phát triển của Đạo phật:
- Từ thế kỷ V TCN đến năm 100 sau công nguyên, trải qua bốn lần đại hội, soạn thảo về qui chế,
chấn chỉnh về tổ chức, đạo phật phát triển rộng rãi ở Ấn Độ và trên thế giới.
- Sau lần đại hội thứ 4, cải cách giáo lyì, đạo Phật đýợc hình thành 2 giáo phái đó là:
* Đại Thừa: theo ngýời Ấn Độ, đây là cỗ xe lớn, con đýờng cứu vớt rộng, chỉ cần những người có lòng

tin hướng về phật là được cứu vớt, không cần phải tu hành khổ hạnh.
* Tiểu Thừa, cỗ xe nhỏ, con đýờng cứu vớt hẹp, phải tu hành khổ hạnh mới đýợc cứu vớt.
Về sau đạo Phật được truyền bà ở nhiều nýớc ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
4. Đạo Jain (Kỳ na)
- Truyền thuyết do Mihariva là người sáng lập
- Đạo Jain khắc phục sự ham muốn
- Chủ trương không thờ thượng đế (thờ các loại thần). Đạo Jain cho rằng mọi vật có linh hồn,
tán thành thuyết luân hồi, có 5 giới luật.
- Đạo Jain chống lại Bàlamôn, chống lại chế độ đẳng cấp.
- Đến thế kỷ I SCN, hình thành hai giáo phái: Áo trắng và Khoả thân.
- Do sự khắt khe và kỷ quặc của đạo Jain nên chỉ có 0,7 % dân số Ấn Độ đi theo.
5. Đạo Xích (Đệ tử)
- Dựa vào giáo lyì Hinđu và Đạo Hồi, cuối XV-XVI đạo Xích đựợc ra đời, người sáng lập
Nanácđép.
- Đạo Xích tin vào một vị thần cao nhất: Thánh Ala
- Đạo Xích chống lại chế độ đẳng cấp, thực hiện bao dung, yêu mên con người
- Đạo Xích chiếm 2% dân số Ấn Độ đi theo (Bang Pungiáp)
6. TRIẾT HỌC
- Trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò quan
trọng. Triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về thế giới; là sự thống
nhất trong đa dạng.
- Triết học cổ đại Ấn Độ được chia thành 2 hệ thống với 9 trường phái; hệ thống chính gồm 6
trường phái: Mimasa, Vêđanta, Samkhuya, Nyaya, Vaisesika. Hệ không chính thống gồm 3
trường phái Jainism (Kỳ na giáo), Buddhism (Phật giáo) và Lokayata (Carvaka)
• Jainism- trường phái triết học mang đượm màu sắc tôn giáo (ra đời vào TK VI TCN)
- Quan điểm: mang tính mâu thuẫn
+ Theo duy vật khi giải quyết các vấn đề bàn thể luận – coi vật chất là bản thể vũ trụ, tồn tại
một cách khách quan trong không gian và thời gian

8


8


Lịch sử văn minh thế giới
+Khi giải quyết vấn đề nhận thức luận, lại theo chủ nghĩa duy tâm, chủ quan và gtương đối
luận- coi mọi mệnh đề cũng như khách thể nhận thức đều có tính ước lệ, tương đối, chưa đày đủ vò nó
được xác định bởi chủ thể nhận thức
Vaiseika- xuất hiện vào TK III TCN, trình bày học thuyết nguyên tử và hệ thống gồm 7 phạm
trù triết học (thực thể, thuộc tính, vận động, cái chung, cái đặc thù, tồn tại, không tồn tại). Tập trung
phân tích 2 phạm trù thực thể và thuộc tính
+ Thực thể: có 9 phạm trù phụ thuộc, thuộc 2 nhóm vật chất và phi vật chất. Nhóm vật chất
gồm: đất, nước, lửa, không khí, ethe
Nhóm phi vật chất gồm: thời gian, không gian, linh hồn, trí tuệ.
+ Thuộc tính gồm 24 phạm trù con: xúc giác, vị giác, thịgiác, khứu giác, thính giác, lượng, liên
kết, phân rã, đại lượng, xác định, khuyêch tán, hội tụ, khả năng, học hỏi, thỏa mãn, đau khổ, mong
muốn, thiện và ác, nỗ lực, ấn tượng, ghét bỏ, nhầy nhụa, nạng nề, lưu động và nhanh nhẹn
à Phân tích 2 phạm trù thực thể và thuộc tính, coi chúng như những phạm trù đóng vai trò cơ
bản trong quá trình nhận thức thế giới; nêu được những thuộc tính khác nhau của giới hữu cơ và vô cơ
Nyaya: xuất hiện vào TK I sau CN
- Quan niệm: thế giới tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người; nhận thức là quá
trình phát hiện khách thể và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn
- Chú trọng đến vấn đề logic, đưa ra hệ thống 16 phạm trù logic./.

Chương II
VĂN MINH TRUNG QUỐC
CỔ - TRUNG ĐẠI
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
1. Điều kiện địa lý:
- Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong những cái nôi của nền VM nhân loại.

Trung Quốc là một nước lớn ở châu Á và thế giới nằm ở Đông bắc Á. Ngoài đại lục, còn có
nhiều đảo, trong đó có đảo Hải Nam là đảo lớn nhất
Diện tích: khoảng 9.600.000km2, phía đông giáp biển; đường biên giới đất liền dài hơn
20.000km từ đông bắc đến phía nam, tiếp giáp với Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Cadăcxtan, Ấn Độ,
Lào, Việt Nam…
Có hai con sông lớn bắt nguồn từ phía tây chảy ra Biển Đông là Hoàng Hà ở phía bắc dài
5.464km và Trường Giang (Dương Tử) ở phía nam dài 6.300km.
Tại nơi tiếp giáp giữa biên giới tây nam TQ và Nêpan có ngọn núi Chômôlungma (Everest) cao
nhất thế giới (8.848m)
* Về khí hậu: khí hậu Trung Quốc phức tạp và đa dạng, đại bộ phận thuộc khí hậu ôn đới và á
nhiệt đới; miền nam khí hậu nhiệt đới; miền đông là vùng gió mùa, ẩm ướt, mưa nhiều; miền tây nhiều
núi, khí hậu khô hanh
- Khi mới thành lập Trung Quốc chỉ là một vùng đất nhỏ ở lưu vực sông Hoàng Hà.
- Từ TK III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, không ngừng đẩy mạnh các
cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
- Lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc được xác định vào đầu TK XX, sau cuộc cách mạng Tân
Hợi (1911).
2. Cư dân:
- Loài người xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc, gần đây người ta tìm thấy dấu tích của người
vượn ở vùng Vân Nam, có niên đại 1.700.000 năm.

9

9


Lịch sử văn minh thế giới
Cư dân TQ chủ yếu thuộc chủng Mông Cổ, cư trú sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà lúc đầu
được gọi là Hoa hoặc Hạ
Cư dân lưu vực sông Trường Giang (địa bàn các nước Sở, Ngô, Việt), có ngôn ngữ và phong

tục tập quán khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà
Sau khi Trung Quốc thống nhất vào thời Tần người Hạ có sự cộng đồng về sinh hoạt, kinh tế,
chữ viết với cư dân khu vực sông Trường Giang dần hình thành một dân tộc vào thời Hán, được gọi là
Hán tộc
Thời cận đại Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc, dân tôc Hán chiếm đa số (93% dân sôì)
Tên nước Trung Quốc thường được đặt tên theo tên của các triều đại. Người Trung Quốc cho
rằng họ là quốc gia văn minh, là trung tâm của thiên hạ, các nước xung quanh chỉ là chư hầu, man di
lạc hậu. Từ đó họ có tên là Trung Hoa.
- Đến năm 1912, khi triều đại cuối cùng của Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn, tên Trung Hoa
chính thức trở thành tên nước Trung Quốc.
- Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc tạo ra một lớp người có đặc tính bình tĩnh và
thâm trầm.
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI
a. Thời cổ đại
Trung Quốc có ba vương triều lớn:
Nhà Hạ,
Nhà Thương
Nhà Chu.
Thời Hạ Vũ (từ thế kỉ XXI-XVI TCN).
- Sự phân hoá xã hội phát triển mạnh, quyền uy thuộc về các thủ lĩnh hoặc liên minh bộ lạc lớn
mạnh, xã hội chuyển qua giai đoạn có giai cấp và nhà nước ( bộ máy quan lại, quân đội, nhà tù được
thiết lập)
- Nhà Hạ là vương triều đầu tiên ở Trung quốc . Vua bắt đầu truyền ngôi và nối ngôi, là cơ sở
cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.
Nhà Thương (từ thế kỉ XVI-XII TCN).
- Từ TK XVI TCN, nhà Hạ bị suy yếu, nhà Thương lật đổ nhà Hạ lập lên vương triều Thương.
- Chế độ chiếm hữu nô lệ được ổn định và phát triển. Người Trung Quốc đã biết sử dụng đồ
đồng và chữ viết ra đời.
Nhà Chu (từ thế kỉ XI-III TCN).
- Trong 8 thế kỷ nhà Chu trải qua hai thời kỳ: Tây Chu và Đông chu.

- Sau đó là các thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc, sự đấu đá tranh giành quyền lực của các nước.
- Cho đến TK III TCN nhà Tần đã đánh bại các nước thống nhất toàn Trung Quốc.
b. Thời kỳ trung đại (từ năm 221 TCN đến năm 1911)
Là lịch sử hơn 2000 năm thống trị của các vương triều phong kiến ở Trung Quốc,
- Nhà Tần: từ năm 221- 206 TCN (Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 246 TCN). Trong vòng 10
năm (từ 230- 221TCN) nhà Tần đã tiêu diệt 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thống nhất toàn
Trung Quốc, xây dựng nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền.
- Sau một thời gian (15 năm) tồn tại và phát triển, nhà Tần đi vào suy yếu (206TCN), từ đó
Trung Quốc rơi vào thời kỳ hỗn chiến, năm 206 TCN nhà Hán thống nhất toàn Trung Quốc, nhà Hán
tồn tại đến năm 220 SCN.
Từ đó về sau Trung Quốc trải qua nhiều triều đại khác nhau, và cho đến triều đại phong kiến
cuối cùng là nhà Thanh.
Lịch sử Trung Quốc trải qua 4000 năm từ triều đại nhà Hạ đến nhà Thanh, đã đạt được rất
nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực à đóng góp rất lớn cho nền văn minh nhân loại.

10

10


Lịch sử văn minh thế giới
II. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC.
1. Chữ viết:
- Ra đời từ thời nhà Thương
- Chữ viết trên mai rùa và xương thú à Chữ giáp cốt
- Là những quẻ bói.
- Là cơ sở chữ tượng hình ở Trung Quốc.
Chữ tượng hình cũng không đủ khả năng diễn đạt hết các sự vật cho nên người Trung Quốc
cũng đã biết kết hợp phương pháp tượng hình và tượng ý và mượn âm thanh.
à Đến nay người ta đã phát hiện ở Trung Quốc có hơn 100.000 mảnh xương thú và mai rùa có chữ

giáp cốt. (khoảng 4500-5000 chữ) trong đó đã đọc được khoảng hơn 1700 chữ
Chữ Kim Văn- Thời Tây Chu
Số lượng chữ viết ngày một nhiều, và đơn giản hơn.
Thời nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các
thứ chữ của các nước khác, cải tiến thành một loại chữ chung gọi là chữ Tiểu triện.
Chữ viết được cải tiến , đến thời Hán được hình thành chữ viết như ngày nay à Chữ Hán
2. Văn học
Trung Quốc có nền văn học phát triển từ rất sớm, bao gồm: thơ ca, phú, kịch, tiểu thuyết.
Tiêu biểu nhất là: Kinh thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh –Thanh.
Kinh thi
Tập hợp những bài thơ hay từ thời Tây Chu cho đến Xuân thu thành một tập người ta gọi là thi(
nghĩa là thơ). Kinh thi có 305 bài, gồm 3 phần: Phong, Tụng và Nhã.
Phong là dân ca của các nước, nên gọi là quốc phong
Nhã là những bài thơ do tầng lớp trên sáng tác, chia làm 2 phần: Tiểu nhã và Đại nhã
Tụng bao gồm 3 phần: Chu tụng, Lỗ tụng và Thương tụng là các bài thơ do các quan phụ trách
việc tế lễ, bói toán sáng tác, dùng để hát khi làm lễ ở miếu đường
Kinh thi không chỉ có giá trị văn học mà nó phản ánh trung thực xã hội Trung Quốc lúc đó
như: vạch mặt sự áp bức bóc lột, mỉa mai sự giàu sang của giai cấp thống trị; diễn tả tình cảm yêu
thương găn bó của những đôi trai gái
Quan quan thư cưu
Đôi chim đang hót
Tại hà chi châu
Ở trên bãi bồi
Yểu điệu thục nữ
Cô em xinh đẹp
Quân tử hảo cầu
Anh muốn sánh đôi
( Bài Quan thư)
Thơ Đường
- Là thể loại huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc. Trong gần 300 năm, có tới 2000 nhà thơ

có tên tuổi, với hơn 50.000 tác phẩm. Phản ánh toàn bộ xã hội Trung Quốc thời đó và đạt đến đỉnh cao
nghệ thuật, cho đến nay vẫn làm say mê lòng người.
- Ba nhà thơ xuất sắc nhất: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, đã góp phần đưa thơ ca thời
Đường đến đỉnh cao của sự thăng hoa.
Lý Bạch (Tự Thái Bạch), đã để lại cho hậu thế 30 quyển thơ, được đánh giá là đệ nhất thi hào
Trung Quốc. (chủ yếu là dòng lãng mạn)
Đỗ Phủ (Tự Từ My), thơ của ông phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Ông được
đánh giá là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong dòng hiện thực cổ điển Trung Quốc.
Bạch Cư Dị: (Tự Lạc Thiên), Ông được coi là một trong những người đề xướng dòng thơ hiện
thực ở Trung Quốc cổ trung đại, thơ của ông phản ánh sự bất công ngang trái của xã hội đương thời.

11

11


Lịch sử văn minh thế giới
Thuỷ Hử: Của tác giả Thi Nại Am, kể về cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thời Bắc Tống do
Tống Giang lãnh đạo. Thuỷ Hử vạch trần sự bất công của xã hội và lý giải sự bất công trong chế độ
phong kiến và nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.
Tam Quốc Diễn Nghĩa: là tác phẩm nổi tiếng ra đời sớm nhất Trung Quốc, của tác giả La Quán
Trung, phản ánh cuộc chiến tranh quân sự giữa ba nước Thục, Ngô, Ngụy trong thời Tam quốc.
Tây Du Ký: Của tác giả Ngô Thừa Ân, phản ánh khúc triết trong đời sống xã hội
Hồng Lâu Mộng: Của Tào Tuyết Cần, được coi là bộ bách khoa về đời sống xã hội của Trung
Quốc thời đương thời.
3. Sử học:
- Thời Tây Chu đã có viên quan ghi chép sử
- Thời Tấn-Sở, Lỗ cũng có những chức quan ghi chép sử sách. Quyển sử tốt nhất là biên niên
của nước Lỗ. Trên cơ sở đó Không Tử biên soạn thành sách Xuân Thu, đây được coi là quyển sử tư
nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc.

- Thời Chiến Quốc, có nhiều sách sử quan trọng: Tả truyện, Chiến quốc sách…
- Thời Tây Hán, sử học trở thành một lĩnh vực độc lập
* Sử ký là bộ sử đầu tiên do Tư Mã Thiên ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế
đến thời Hán Vũ. Đây là một công trình nổi tiếng, Ông là sử gia đầu tiên ghi chép lịch sử của một
nước, mặc dù còn hạn chế nhưng vẫn được mệnh danh là cha đẻ của nền sử học Trung Quốc.
- Thời Đường, có cơ quan biên soạn sử sách gọi là Sử Quán.
- Từ đó về sau các bộ sử đều do nhà nước biên soạn.
- Thời Minh – Thanh, Trung Quốc biên soạn nhiều bộ sử sách quí (26 bộ): Sử thông, Thông
điển, Vĩnh Lạc Đại Điển, Tứ Khố Toàn Thư.
4.Khoa học tự nhiên:
a.Toán học
Người Trung Quốc biết đến toán học từ sớm. Toán học của người Trung Quốc cổ đại cũng trên
cơ sở của toán tượng hình
- Thời Hoàng Đế, người Trung Quốc biết lấy số 10 làm cơ sở.
- Thời Tây Hán, Trung Quốc xuất hiện một tác phẩm toán học: Chu bễ toán kinh, nói về nhiều
lĩnh vực khoa học: toán học, thiên văn, lịch pháp…
- Thời Ngụy đến Nam, Bắc triều, có nhà toán học nổi tiếng: Lưu Huy, đã tính được số Pi chính
xác = 3,1416. Đặc biệt là Tô Xung Chi, người đầu tiên ở Trung Quốc và trên thế giới tính được số pi
chính xác lẻ đến 7 chữ số: 3,1415926, và 3,1415927.
- Thời Đường có nhiều nhà toán học nổi tiếng như: Sư Nhất Hạnh, Vương Hiếu Thông.
- Từ thời Tống cho đến đời Thanh, Trung Quốc có rất nhiều nhà toán học xuất sắc như: Giả
Hiến, Thẩm Quát, và đặc biết là người Trung Quốc đã phát minh ra bàn tính.
b.Thiên văn học
- Người Trung Quốc đã biết quan sát các hiện tượng trên bầu trời từ rất sớm.
- Thời nhà Thương, đã ghi chép các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, đây là tài liệu sớm
nhất thế giới về lĩnh vực này. Trong 242 năm đã tính được 37 lần nhật thực, ngày nay người ta chứng
minh được 33 lần hoàn toàn đúng.
- Thời Xuân Thu đã ghi chép sao Bột nhập vào sao Bắc Đẩu (sao Chổi), đây cũng là thành tựu
được ghi chép sớm nhất thế giới.
- Nhà thiên văn nổi tiếng Trương Hành, đã biết được ánh sáng của mặt trăng là được nhận từ

mặt trời, và giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực.

12

12


Lịch sử văn minh thế giới
- Người Trung Quốc biết chia một năm thành 4 mùa theo thời tiết: xuân, hạ, thu và đông và
một ngày đêm thành 12 giờ, tương ứng với 12 địa chi (con giáp).
c.Y học
- Là một trong những nước có nền Y học được chú trọng và phát triển từ rất sớm.
- Thời Chiến quốc đã có tác phẩm y học quan trọng: Hoàng đế nội kinh, nêu được bệnh lý, sinh
lý và nguyên tắc chữa bệnh.Các phương pháp khám, chữa bệnh: hỏi, nghe, bắt mạch, châm cứu, dùng
thuốc và phẫu thuật.
- Thời Đông Hán, có tác phẩm y học nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh: Thương hàn tạp bệnh.
- Từ thời Hán, Trung Quốc có nhiều thầy thuốc giỏi: tiêu biểu là Hoa Đà chữa được bách bệnh,
dùng rượu để gây tê khi mổ. Ông là người đầu tiên nghĩ ra các bài tập thể dục và phương pháp chữa
bệnh bằng tập thể dục.
Thời Minh có thầy thuốc nổi tiếng về y dược, Lý Thời Trân, đã tìm được nhiều loại cây thuốc
để chữa bệnh, được trình bày trong tác phẩm “Bản thảo cương mục”.
5. Bốn phát minh minh lớn về ky thuật
a. Kỹ thuật làm giấy
- Thời Xuân Thu, Chiến Quốc, người Trung Quốc sử dụng thẻ tre để viết.
- Thời Tây Hán, đã biết chế ra một loại giấy viết bằng vỏ kén tơ tằm.
- Thời Đông Hán: Thái luân biết kết hợp giẻ rách, lưới cũ và vỏ cây để chế ra một loại giấy có
chất lượng tốt, người Trung Quốc coi Thái Luân là tổ sư của nghề làm giấy.
- Đến TK III – IV, ky thuật làm giấy của Trung Quốc truyền qua nhiều nước trong đó có Việt Nam
b. Ky thuật in
- Ky thuật in được phát minh trên cơ sở khắc chữ trên các con dấu.

- Ky thuật in có từ thời nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết vào thời Đường,
người Trung Quốc đã phổ biến ky thuật in. (chủ yếu là in kinh phật)
- Đến TK IX, Tất Thắng phát minh ra ky thuật in chữ rời bằng đất sét. Về sau người ta chế ra
ky thuật in bằng chữ rời kim loại.
- Ky thuật in của Trung Quốc được truyền bá đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
c. Phát minh thuốc súng
Thuốc súng được phát minh trong quá trình luyện thuốc trường sinh của phái Đạo Gia. Từ đó
người ta phát minh ra thuốc súng.
- Thời nhà Đường, thuốc súng đã được sử dụng vào các cuộc chiến tranh.
- Thời nhà Tống, thuốc súng được được cải tiến và sử dụng rộng rãi trở thành loại vũ khí lợi hại.
- Đến thế kỉ XII, thuốc súng được truyền qua Châu Âu, và từ đó người châu Âu đã chế ra nhiều
loại vũ khí lợi hại.
d. Kim chỉ nam (la bàn)
- Thế kỉ III TCN, người Trung Quốc biết đến từ tính của đá nam châm
- Thế kỉ I TCN, phát hiện ra khả năng định hướng của nó.
- Thế kỉ XII, la bàn của Trung Quốc thông qua người Arập và truyền qua Châu Âu, được người
Châu Âu cải tiến thành la bàn khô và truyền ngược lại Trung Quốc.
6. TƯ TƯỞNG -TÔN GIÁO
a. Âm dương-Bát quái-Ngũ hành- Âm dương gia
Thuyết âm, dương do Bá Dương Phụ phát minh…
Từ xưa người Trung Quốc đã có hiểu biết khoa học về vũ trụ, họ cho rằng trong không gian và
thời gian luôn luôn tồn tại hai thái cực âm và dương.

13

13


Lịch sử văn minh thế giới
- Âm dương là thuyết đưa ra để giải thích về thế giới vật chất, mọi thứ xẩy ra trong vũ trụ là do

âm-dương không điều hoà. Âm, dương là hai yếu tố tồn tại độc lập, nhưng tác động lẫn nhau, dương
thịnh thì âm suy và ngược lại. Khi âm, dương hài hoà thì mọi vật đều sinh sôi, nẩy nở
- Bát quái
+ Từ thời Xuân thu, người Trung Quốc đã quan niệm thế giới do 8 yếu tố vật chất tạo thành:
trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét , gió.(trời -đất là quan trọng nhất).
+ Dựa vào bát quái để giải thích mối quan hệ xã hội:
- Ngũ hành
Người Trung Quốc cho rằng, 5 tác nhân đã tạo nên sự vật : Mộc- hoả -thổ-kim-thuỷ. 5 tác nhân
này trong mối quan hệ tương sinh và tương khắc.
- Âm dương gia
+ Phái này quy thành bát quái, ngũ hành để giải thích nguồn gốc vạn vật: âm dương tác động
sinh ra vạn vật, không điều hòa sinh ra tai họa.
b. Nho gia: (tư tưởng quan trọng nhất của người Trung Quốc)
- Tư tưởng Nho gia do Không Tử sáng lập, được Mạnh Tử và Đông Trọng Thư là người là
người phát triển
Khổng Tử, tên là Khâu, tự Trọng Ni, là người nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay), là người có
học vấn uyên bác…
- Tư tưởng của Khổng Tử thể hiện chủ yếu ở các mặt: triết học, đạo đức, đường lối trị nước và
giáo dục.
- Khổng Tử đã sưu tập, biên soạn và lưu lại 5 quyển sách mà người Trung Quốc gọi là Ngũ
Kinh, Ngũ Kinh bao gồm : Lễ, Dịch, Thi, Xuân - Thu và Thư.
- Về triết học:
+ Thể hiện thái độ không rõ về trời đất, quỷ thần (Ông cho rằng trời đất chỉ là tự nhiên, có bốn
mùa thay đổi, trăm vật sinh trýởng; mặt khác Ông cũng cho rằng trời đất cũng có thể chi phối số phận
con ngýời à con ngýời phải sợ mệnh trời)
+ Ông tỏ thái độ hoài nghi quỷ thần, nhýng lại xem trọng việc cúng lễ, tang ma…
- Về đạo đức: Ông đề cập đến các khía cạnh nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và Dũng
+ Tập trung vào Nhân và Lễ. Nhân là đạo đức hoàn thiện nhất là lòng thương người, dạy bảo
con người hướng đến đạo nhân .
+ Để đạt được chữ Nhân phải lấy chữ Lễ làm tiêu chuẩn.

+ Lễ là phong tục tập quán được xã hội thừa nhận, là quyền bính của vua và các tiết chế về
hành vi đối với dân.
àThực chất thuyết “Nhân”-“Lễ” của Khổng Tử là duy trì chế độ tông tộc, khôi phục chế độ
đẳng cấp
Về đường lối trị nước: Ông chủ trương dựa vào đạo đức. Mục tiêu trị nước tập trung vào 3
điều:
+ Làm cho dân cý đông đúc
+ Làm cho dân đýợc sống yên ổn, kinh tế phát triển
+ Làm cho dân đýợc học hành
Về giáo dục: Ông là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc
+ Mục đích giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài (đức và tài).
+ Phương châm giáo dục: phải học lễ trướ khi học kiến thức; tiếp đến là học phải đi đôi với
hành, học để vận dụng vào thực tiễn
+ Phương pháp giảng dạy: tùy từng trình độ, tính cách học trò để có phương pháp dạy tương
ứng, phù hợp; chú ý việc dẫn dắt, gợi mở để học trò tự suy nghĩ, rút ra kết luận.

14

14


Lịch sử văn minh thế giới
+ Khuyên nhủ học trò: luôn cần cù, chăm chỉ, khiêm tốn; phải biết tranh thủ mọi điều kiện để
học hỏi; phải trung thực, biết tự đánh giá khả năng của bản thân
Học thuyết Nho Gia đã tạo nên mối quan hệ theo thứ bậc trong mối quan hệ:
Vua - tôi
Cha - con
Chồng – vợ
Cùng 5 yếu tố: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Mạnh Tử : là người kế thừa và phát triển quan điểm của Khổng Tử.

- Về triết học: Ông tin vào mệnh trời
- Về đạo đức học: Ông cho rằng: đạo đức là yếu tố bẩm sinh, biểu hiện ở bốn mặt: nhân, nghĩa,
lễ, trí. Nếu giáo dục tốt con người trở nên cực thiện, nếu giáo dục không tốt sẽ mất đi cái bản chất tốt
và sẽ cực xấu.
- Về chính trị: quan điểm của Ông là dùng đạo đức để trị nước
- Không thể dùng sức mạnh để bắt người ta phục, (tâm phục khẩu phục)
- Tư tưởng nổi bật là quí trọng nhân dân, ông nói vua nào chiếm được lòng dân thì sẽ được
thiên hạ.
- Về giáo dục: Chủ trương mở rộng giáo dục đến nông thôn, giáo dục: nghĩa, hiếu, lễ.
Đổng Trọng Thư
Là đệ tử của Khổng Tử tiếp tục phát triển tư tưởng Nho gia
- Về triết học: Ông nhận thức sự tác động qua lại giữa trời và người, dùng thuyết âm dương
ngũ hành để giài thích mọi sự vật.
- Về đạo đức học: nêu ra các phạm trù Tam cương, ngũ thường và lục kỷ.
- Về chính trị: Ông cụ thể hóa tư tưởng Khổng Tử, chủ trương hạn chế giàu nghèo, chiếm đọat
ruộng đất và nạn giết người, bỏ nô tỳ, lao dịch, chú trọng giáo dục.
c. Đạo gia và đạo giáo
- Đạo gia: Do Lão Tử và Trang Tử sáng lập.
- Đạo giáo: Đạo giáo được hình thành từ sự mê tín và thuyết Đạo Gia.
d. Pháp gia
- Pháp gia trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước.
- Những Pháp Gia tiêu biểu: Quản Trọng Hùng, Thương Ưởng và Hàn Phi Tử.
e. Mặc gia
- Người sáng lập là Mặc Tử
Hạt nhân tư tưởng của Mặc Tử là thuyết “kiêm ái” – thương yêu con người
- Đề cao người có tài đức- thượng hiền.
7. Giáo dục:
a. Trường học
- Thời Tây Chu, trường học chia làm hai lọai: Quốc học và hương học
- Thời Xuân Thu: Trường Quốc học suy yếu dần, trường tư bắt đầu được thành lập. Khổng Tử

là người khởi xướng.
- Từ thời Hán: Nho giáo được coi trọng cho nên nền giáo dục Trung Quốc phát triển mạnh.
- Thời nhà Thanh: sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (TK XIX), nhà Thanh học tập Phương Tây
bắt đầu mở một số trường học kiểu mới, và nhà Thanh thực hiện “tân chính” giáo dục.
b. Khoa cử

15

15


Lịch sử văn minh thế giới
- Thời Hán: chưa có chế độ khoa cử
- Thời Tùy –Đường: Chế độ khoa cử bắt đầu được đặt ra.
- Thời Tống: tiếp tục phát triển và có qui định mới.
- Thời Minh – Thanh: Chế độ khoa cử ngày càng chặt chẽ và rõ ràng.
Kết luận chung: Có thể nói Trung Quốc là một trong những quốc gia phát triển. Đã có những
đóng góp đáng kể cho lịch sử văn minh của nhân loại./.

CHƯƠNG III
VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
I.TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
1.Tổng quan về Hy Lạp
a) Điều kiện địa lý:
- Tên nước Hy Lạp được người dân Hy Lạp gọi là Hêla hay Hêlen khỏang từ VIII-VII TCN.
- Thời cổ đại: lãnh thổ Hy Lạp rộng lớn hơn ngày nay, bao gồm:
+ Miền nam bán đảo Ban Căng (là vùng đất đóng vai trò quan trọng nhất)
+ Các đảo trên biển Êgiê;
+ Miền ven biển phía Tây Tiểu Á.
+ Miền lục địa chia làm ba khu vực: (Bắc –Trung –Nam)

+ Trung bộ có nhiều đồi núi nhưng cũng có đồng bằng trù phú (Át tích – Bêôxi).
→Nơi đây hình thành nên nhiều thành phố quan trọng và nổi tiếng: Aten, trung tâm kinh tế chính trị
của Hy Lạp và Châu Âu.
+ Nam bộ: là đảo có hình bàn tay bốn ngón có tên là Pêlôpônedõ. Ở đây có nhiều đồng bằng
màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt.
+ Bờ biển phía đông của bán đảo Ban căng, khúc khủy có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế biển.
+ Vùng Tiểu Á: là vùng đất giàu có, cầu nối liền văn minh Hy Lạp với phương Đông.
→Hy Lạp không có đất đai màu mỡ nhưng có nhiều mỏ đất sét (Bêôxi- Côranhtơ), nhiều mỏ kim lọai
quí: vàng, bạc, sắt…
2. CƯ DÂN
Thời cổ đại: Hy Lạp có nhiều bộ tộc người sinh sống:
- Eôôliêng
- Iôniêng
- Akêăng
- Đôniêng
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HY LẠP CỔ ĐẠI
a. Văn hoá Crét - Myxen
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Crét – Myxen phát triển rực rỡ trên đảo (Crét –
Pêlôpônedơ)
- Văn minh Crét tồn tại đầu thiên kỉ III – TK XII TCN, chủ nhân của văn minh Crét là người
Akêăng.
 Thời kỳ huy hòang nhất của văn minh Myxen là từ TK XVI – XII TCN.
 Từ 1194 – 1184 TCN, My xen đã xâm chiếm thành Tơroa ở vùng Tiểu Á.
 Đến TK XII tCN, thì bị người Đôniêng ở phía Bắc tràn xuống kết thúc thời kỳ Crét- Myxen

16

16



Lịch sử văn minh thế giới
b. Thời kì Hôme (XI – IX TCN)
 Tòan bộ lịch sử giai đọan này được phản ánh trong hai bộ sử thi của nhà thơ Hôme (Iliat –
Ôđixê).
 Nội dung: phản ánh cuộc chiến tranh giữa người Hy Lạp và người Tơ Roa.
c. Thời kì các thành bang (VIII – IV TCN)
- Thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hylạp cổ đại, ở thời kì này Hy Lạp xuất hiện những
nước nhỏ lấy thành bang làm trung tâm, gọi là thời kì các thành bang.
- Quan trọng nhất là thành bang Xpác – Aten.
 Xpác nằm ở phía nam bán đảo Pelôpônedơ, đây là thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về
kinh tế, nhưng rất mạnh về quân sự.
 Aten ở miền trung Hy Lạp, vùng có nhiều khóang sản, có hải cảng thuận lợi cho việc phát
triển công thương.
- Thế kỉ V TCN, Hy Lạp bị đế quốc Ba Tư xâm lược, mà trong lịch sử gọi là cuộc chiến tranh
Hy – Ba. Hy Lạp giành được thắng lợi và bước vào thời kỳ phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ, từ đó trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa của phương Tây.
c. Thời kì Makêđônia
Nước Ma-kê-đô-nia ở phía bắc bán đảo Ban kăng mạnh lên, và đưa quân vào Hy Lạp, Hy Lạp
phải thuần phục.
Năm 168 tCN, Ma-kê-đô-nia bị La Mã tấn công tiêu diệt.
Năm 149TCN - 146 tCN, Hy Lạp bị sát nhập vào đế quốc La Mã.
-Các quốc gia do người Makêđônia lập lên ở phương đông đã bị người La Mã thôn tính. Các
quốc gia này đến thời cận đại được gọi chung là những nước bị Hy Lạp hóa.

Tổng quan về văn minh La- Mã
1. ĐỊA LÍ
- La Mã hay còn gọi là Rô-ma, tên quốc gia cổ đại trên bán đảo Ý, thuộc miền Nam Âu.
 Phía bắc, có dãy An-pơ chắn ngang là biên giới tự nhiên giữa Ý và Châu Âu.
 Phía nam, có bán đảo Xi-Xin

 Phía Tây, có đảo Coóc-xơ và Xác -đen -hơ
- La Mã có nhiều đồng bằng và đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trồng trọt và chăn nuôi.
- Có nhiều kim lọai: đồng –chì…
- Bờ biển phía nam có vũng vịnh thuận lợi phát triển kinh tế biển.
- La Mã thực hiện chính sách xâm lược và trở thành đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của ba
châu lục.
2. CƯ DÂN
Cư dân chủ yếu là người Ý có mặt trên bán đảo Ý từ sớm.
- Ngòai ra còn có nhiều tộc người khác: người Gôloa; người Ê-tơ-rút-xơ; người Hy Lạp…
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LA MÃ CỔ ĐẠI
a. Thời cộng hoà
* Sự thành lập chế độ cộng hoà
+ Nhà nước La Mã ra đời vào thế kỉ VI TCN, đứng đầu là vua Xecviút Tulitút
+ Khi mới hình thành nhà nước bao gồm Vua – Viện nguyên lão – Đại Hội nhân dân.
+ Về sau một chính quyền mới do nhân dân sắp đặt gọi là chế độ cộng hòa.
Bộ máy nhà nước gồm:
+ Viện nguyên lão

17

17


Lịch sử văn minh thế giới
+ Đại hội nhân dân
à Hai cơ quan chấp chính có quyền ngang nhau. Đảm bảo cho chế độ cộng hòa dân chủ thêm
một bước, mang lại quyền lợi thực sự cho dân
* Sự thành lập đế quốc La Mã.
- Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền trung Ý.
- Từ TK IV TCN, La Mã thi hành chính sách xâm lược và chinh phục toàn bộ bán đảo Ý.

- Sau cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xít - Pác - ta- cút cầm đầu (năm 73-71 TCN), từ đó đế quốc
La Mã dần dần bị suy yếu.
b. Thời kỳ quân chủ
Quá trình chuyển biến từ chế độ quân chủ sang chế độ công hòa.
 Từ thế kỉ I TCN, chế độ công hòa chuyển dần sang chế độ độc tài, người độc tài đầu
tiên là Xila.
 Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Xpáctacút, La Mã xuất hiện chính quyền tay
ba lần thừ nhất bao gồm: Crá xút- Pompê – Xeda.
- Xêda đã giành thắng lợi. Năm 45 TCN Xê da trở thành người đứng đầu nhà nước.
- Năm 44 TCN Xêda bị ám sát. La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai gồm:Antôniút–
Lêpiđút-Ốctavianút.
- Antôniut kết hôn với nữ hoàng Clêôpat à toàn bộ quyền hành ở La Mã thuộc về Ôctavianut
- Năm 29 TCN Ôctavianut tuyên chiến với Clêôpat. Sau chiến thắng trở về La mã được tôn làm
nguyên thủ- được dâng danh hiệu Auguste- là đáng chí tôn- thực chất là Hoàng đế La Mã
Sự suy vong của đế quốc La Mã
Thế kỉ III, nền kinh tế, xã hội La Mã bị khủng hoảng.
- Năm 395, hoàng đế Têôđôdiút chia đế quốc La Mã thành hai nước:
+ Đông đế quốc La Mã đóng đô ở Cônstantinốplơ
+ Tây La Mã đóng đô ở La Mã.
- Thời gian này, các bộ tộc người Giécmanh từ bên ngoài tràn vào xâm chiếm La Mã
- Đến năm 476, người Giécmanh lật đổ hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây La Mã. Đến đây
đế quốc La Mã đi vào diệt vong, là mốc đánh dấu chấm dứt chế độ chiếm nô ở La Mã.
- Đến cuối TK V, đế quốc La Mã chỉ còn là vùng đất nhỏ bé do người Giecmanh nắm quyền.
- Đế quốc Đông La Mã tiếp tục tồn tại và đi vào phát triển chế độ phong kiến, đấn năm 1453,
bị Thô Nhĩ Ky tiêu diệt.
4. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI
1. VĂN HỌC
Văn học của Hy Lạp gồm ba thể loại chủ yếu: thần thoại, thơ , kịch
* Thần thoại Hy Lạp:
- Hy Lạp có kho tàng truyện thần thọai do nhân dân sáng tạo từ TK VIII – VI TCN

- Truyện khai thiên lập địa, truyện về các vị thần, truyện về đời sống xã hội.
- Nội dung phản ánh nguyện vọng sống của nhân dân trong việc đấu tranh với tự nhiên, cuộc
sống lao động…Mặc dù hoang đường nhưng không bị tôn giáo chi phối hoàn toàn.
- Thần trong thần thọai cũng rất gần gũi với đời sống con người ( yêu, ghét…): Các thần:
Apôlô thần ánh sáng; Posiđon thần biển; Đêmêtê là thần lúa; Aphrôđít, thần tình yêu và sắc đẹp,
Prôtêmê là thần sáng tạo…trong đó thần Dzớt được người Hy Lạp cổ đại coi là Thần Chủ ( Thần có vị
trí cao nhất trong các vị thần )
* Thần thoại La Mã:

18

18


Lịch sử văn minh thế giới
- La Mã chủ yếu là tiếp thu kho tàng thần thoại của người Hy Lạp và đổi tên cho phù hợp với
địa danh và ngữ cảnh
* Thơ của Hy Lạp: Nổi tiếng là tập sử thi I-lí-at và Ô-đi-xê của nhà văn Hô-me.
 I-li-át gồm 15683 câu thơ, phản ánh cuộc chiến tranh gay go giữa người Hy Lạp và
người Tơroa ở vùng Tiểu Á.
 Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, phản ánh sự chiến thắng trở về của người Hy Lạp.
- I-li-át và Ô-đi-xê không chỉ có giá trị về văn học mà nó còn có giá trị về lịch sử.
*Thời kì sau nhà thơ Hôme, là nhà thơ nổi tiếng Hêdiốt với các tập thơ nổi tiếng : Gia phả các
thần; Lao động và ngày tháng…
Từ TK VII –VI TCN, bắt đầu xuất hiện thơ trữ tình, với nhiều tác giả nổi tiếng
+ Acsilôcút: được coi là người đặt nền móng cho thơ ca trữ tình ở Hy Lạp.
+ Xaphô: đưa thơ trữ tình đạt đến trình độ điêu luyện, được coi là nàng thơ thứ Mười sau chín
nàng thơ con của thần Dớt trong truyện thần thọai của Hy Lạp.
+ Anácnêrông: là nhà thơ trữ tình lớn.
+ Panhđa: được coi là nhà thơ trữ tình cuối cùng của Hy Lạp.

* Thơ ca của La Mã
- La Mã chịu ảnh hýởng nhiều của thõ ca Hy Lạp.
- Thời kì phát triển nhất của thõ ca La Mã là thời kì thống trị của Ốctavianút, các nhà thõ nổi tiếng:
+ Viếcghilíut: là nhà thơ lớn nhất của La Mã. Với các tác phẩm: Bài ca người chăn nuôi;
Khuyến nông và đặc biệt là tác phẩm Ênếit, làm cho ông trở thành người nổi tiếng.
+ Hôratiút: Tác phẩm tiêu biểu nhất là tập thơ ca ngợi gồm 103 bài.
+ Ôđiviút: tác phẩm tiêu biểu là “Tình ca”, “các ngày lễ”.
* Kịch Hy Lạp: nghệ thuật kịch bắt nguồn từ hình thức ca múa hóa trang các lễ hội
- Nghệ thuật kịch có hai loại: Bi kịch và hài kịch
Bi kịch
- Etsin là đại biểu tiêu biểu cho thể lọai bi kịch. Ông sáng tác 70 vở kịch, có 5 vở truyền lại đến
ngày nay.
- Hầu hết các tác phẩm, của Ông đều lấy đề tài trong thần thọai Hy Lạp.Nội dung chủ yếu phản
ánh xã hội đýõng thời
- Etsin là ngýời sáng tác kịch bản đầu tiên, là đạo diễn, nhà cải tiến nhạc cụ… cho nên ông
được mệnh danh là cha đẻ kịch của Hy Lạp.
- Sô - phô - lơ: Ông được mệnh danh là Hôme của nghệ thuật kịch Hy Lạp.
- Ông sáng tác 123 vở kịch để lại ngày nay 7 vở, nổi tiếng nhất là vở kịch “Ơđíplàm vua”
• Ơripít: Ông sọan 92 vở kịch truyền lại ngày nay 18 vở.
Ông là nhà sáng tác kịch tâm lý xã hội, là bậc tiền bối là thầy của Séch pia. Tiêu biểu nhất là vở
Mê-đê.
Hài kịch
Hài kịch của Hy Lạp chủ yếu là đề cập đến cuộc sống lặt vặt trong đời sống hàng ngày.
- Tiêu biểu là nhà sáng tác hài kịch A-rix-to-phan (450-388 tCN). Ông sáng tác 44 vở kịch, để
lại ngày nay còn 11 vở. Những vở kịch nổi tiếng: Những kỵ sĩ; đàn ong bò vẽ, đàn chim…
* Kịch của La Mã
Ở La Mã có các nhà thơ vừa là nhà sọan kịch.Tiêu biểu: Andronicút; Nơvíut, Eniút, Plantút,
Teraxiút.
- Năm 240 TCN, La Mã bắt đầu diễn kịch, Andrônicút được coi là nhà thiết kế kịch bản đầu tiên.
2. SỬ HỌC


19

19


Lịch sử văn minh thế giới
* Sử học HyLạp
- Trước thế kỉ thứ V TCN, ngýời ta biết đến sử hoòc xa xýa của Hy Lạp là thông qua truyền
thuyết và sử thi.
- Từ thế kỉ thứ V TCN, Hy Lạp mới chính thức có sử học thành văn. Các nhà sử học nổi tiếng:
Hêrođốt: ( 484-425).
+ Là nhà sử học đầu tiên của Hy Lạp, Ông được mệnh danh là cha đẻ của sử học Hy Lạp và
phương Tây.
+ Các tác phẩm sữ học của ông không chỉ viết lịch sử của một nước (Hy Lạp), mà cả lịch sử
của một số nước phương Đông như: Átxiri, Babilon, AiCập…
Tác phẩm sử học quan trọng nhất là “Lịch sử của cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư).
Tư). Mặc dù các tác
phẩm sử học của ông còn nhiều hạn chế, nhưng vẫn được trân trọng, vì có nhiều sử liệu quí.
Tuxiđít (460-395)
- Là nhà sử học có vị trí quan trọng của Hy Lạp cổ đại
- Ông đýợc coi là ngýời viết sử nghiêm túc, các tác phẩm sử học của ông rất có giá trị. Tác
phẩm tiêu biểu: Cuộc chiến tranh pêlôpônedõ.
- Ông nói viết sử không phải để mong một tiếng khen nhất thời mà để tạo thành một kho tài
liệu muôn đời quí báu của loaÌi người.
Xê-nô-phôn (430-359)
Với tác phẩm lịch sử Hy Lạp đýợc coi là quan trọng nhất.
Sử học La Mã
- Giữa TK V TCN, La Mã đã có tài liệu týõng tự lịch sử.
- Nền sử học của La Mã thực sự bắt đầu cuối thế kỉ III TCN

- Nhà sử học đầu tiên vừa là nhà soạn kịch là Nõ-ví-ut, tác phẩm tiêu biểu là “cuộc chiến tranh
Pu-ních”
- Pha- bi-út, là ngýời đầu tiên viết sử bằng văn xuôi
- Ca-tông (234-149): là ngýời đầu tiên dùng văn xuôi La -tinh để viết sử. Tác phẩm tiêu biểu là
nguồn gốc
- Pô-li-bi-út (205-125): tác phẩm tiêu biểu của Ông là bộ thông sử gồm 40 quyển, viết về lịch
sử Hy Lạp và La Mã. Và các nýớc phýõng Đông, Địa trung hải.
- Titút liviút (59 TCN-17 SCN) là nhà sử học suất xắc nhất của La Mã dýời thời trị vì của
Ốctavianút. Tác phẩm lớn nhất của Ông là “lịch sử La Mã từ khi xây thành đến nay”.
- Taxitút (cuối thế kỉ I đầu II), tác phẩm tiêu biểu là “lịch sử biên niên”, viết về thời kì đầu của
đế quốc La Mã. Vạch trần sự thối nát của chính thể chuyên chế.
- Plutác, tác phẩm quan trọng của Ông là “Tiểu sử so sánh”, vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn
học.
3. NGHỆ THUẬT
* Kiến trúc
- Tiêu biểu: kiến trúc đền miếu, rạp hát, sân vận động. Aten là nõi có nhiều công trình kiến trúc
tiêu biểu
- Tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, vừa là công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới cổ đại: đó là
đền Pac-tê-nông (đề thần Dớt)
*Điêu khắc
- Hy Lạp: Đến TK V TCN có nhiều kiệt tác, gắn liền với những tên tuổi tài năng:
Mi-rông: tác phẩm thành công nhất là lực sĩ ném đĩa.

20

20


Lịch sử văn minh thế giới
Phi-đi-át: tác phẩm nổi tiếng là pho týợng Nữ thần A-tê-na (thần phù hộ) đýợc làm bằng vàng

khối và ngà voi.
Pô-li-clét: tác phẩm nổi tiếng là: “người cầm dáo), thần Hê-ra được khảm bằng vàng và ngà voi
La Mã
Nghệ thuật điêu khắc của La Mã cùng với phong cách nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp gồm
hai thể lọai: tượng và phù điêu
* Hội hoạ
- Nghệ thuật hội họa của Hy Lạp – La Mã đẹp, và đặc sắc, ngày nay còn lại ít. Những họa sĩ
tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại: Pô-li-nhốt, A-pô-lô-đo.
- Các tác phẩm hội họa của La Mã cổ đại còn giữ lại chủ yếu là các bức bích họa.
4. KHOA HỌC TỰ NHIÊN
* Khoa học tự nhiên của Hy Lạp.
- Toán học
+ Ta-lét (VII-VI): phát minh quan trọng của Ta Lét là tỷ lệ thức (tính chiều cao bằng cách đo bóng)
+ Talét còn là nhà thiên văn học, Ông tính trước được ngày nhật thực và nguyệt thực. Nhưng
ông đã nhận thức sai lầm về trái đất? (trái đất nổi trên mặt nước, vòm trời hình bán cầu úp lên)
Pi-ta-go (580 -500)
- Ông phát minh ra định lý Pi-ta-go quan hệ ba cạnh của tam giác vuông (TQ thời Tây hán
cũng biết đến). Ông còn phân biệt được số chẵn, số lẻ, số không chia hết.
- Ông cũng là nhà thiên văn học, ông cho rằng trái đất hình cầu quay theo quĩ đạo nhất định.
Ơ-clít (330 -275)
Phát minh quan trọng của ông là sự ra đời của sách tóan học sơ đẳng, cơ sở của môn hình học.
Ông là thủy tổ của phép tiên đề hiện đại.
- Ngoài ra ông còn thành công trên các lĩnh vực như Quang học, âm nhạc
Ácsimét (187 -212 TCN):

Thành tựu lớn nhất của ông là tìm được số pi chính xác, sớm nhất trong lịch sử toán học
phương Tây.

Tìm ra cách tình thể tích, diện tích toàn phần của một hình khối.


Phát minh quan trọng về vật lý đó là lực học, đặc biệt là nguyê lý đòn bẩy. (Câu nói nổi tiếng
của ông)

Ông còn nhiều phát minh khoa học khác rất có giá trị cho đến ngày nay: đường soắn ốc, bánh
xe răng cưa, thủy lực học, máy ném đá, gương sáu mặt…
A-rix-tác (310 – 230),
- Là người đầu tiên đưa ra thuyết mặt trời.
- Tính chính xác thể tích mặt trăng, mặt trời và trái đất và khoảng cách giữa các thiên thể này.
Ông cho rằng trái đất tự quay và quay xung quanh mặt trời theo quĩ đạo nhất định.
E-ra-tô-xen (284 – 192), Ông là nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: toán, văn, lý địa, sử…
- Thành tựu nổi bật của ông là tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700 km.
Khoa học tự nhiên của La Mã.
- La Mã thời cổ đại cũng có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng:
+ Pliniút (23-79) là nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã cổ đại. Ông viết rất nhiều tác phẩm
y học có giá trị và để lại tới ngày nay
5. TRIẾT HỌC

21

21


Lịch sử văn minh thế giới
* Triết học duy vật
- Nếu Ấn Độ là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy Lạp – La Mã là quê hương của
triết học phương Tây.
- Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền
triết học của nhân loại.
- Talét là nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, Ông vừa là nhà tóan học xuất sắc.
(định lyì Talét). Ông cho rằng nước là yếu tố cõ bản đầu tiên của vũ trụ.

- Anaximăngđrõ (611-547), ông là nhà triết học duy vật, Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là
vô cực (chia thanh hai mặt đối lập: khô-ướt; nóng - lạnh và từ sự kết hợp đó mà sinh ra mọi vật, nước,
lửa…)
- Anaximen (585-525), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ là không khí (vạn vật bắt đầu từ không
khí và ttrở về với không khí)
- Hêraclít (540 – 480), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng
nguồn gốc của vũ trụ bắt nguồn từ lửa.
- Đặc biệt là Ông cho rằng mọi sự vật trong tự nhiên, trong xã hội luôn luôn vận động và biến
đổi, sự đấu tranh và chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. Đây là quan điếm biện chứng đúng đắn và rất
tiến bộ.
Empêđôlơ (490 -430), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ không phải là một yếu tố mà là do 4 yếu
tố vật chất tạo thành: đất, nước, lửa và không khí. ( người Trung Quốc thì cho là 8 yếu tố)
- Anaxago (500 – 428), Ông là thầy của Pêliclét, ngýời đứng đầu nhà nýớc Aten (433-429).
Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là do nhiều yếu tố tạo thành.
- Ngòai ra Ông còn là nhà tóan học, nhà thiên văn học, Ông cho rằng ánh sáng của mặt trăng
dược nhận từ mặt trời.
(Trương Hành nhà thiên văn học Trung Quốc cô đại đầu công nguyên )
- Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại, cho rằng
nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với
nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh.
- Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học …
Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại, cho rằng
nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với
nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh.
- Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học …
Êpyquya (341 -270), Ông cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành mà phần tử nhỏ nhất là
nguyên tử. Nhưng ông hòan tòan không phủ nhận thần.
- Trong nhận thức thì cảm tính là nguồn gốc sự thật, của sự nhận thức, do đó bản thân cảm giác
không có sai lầm, sai lầm là do sự giải thích, phán đóan của con người đối với cảm giác.
Triết học duy tâm

Về triết học duy tâm thì: Hy Lạp – La Mã cũng có nhiều đại biểu triết học duy tâm nổi tiếng, có
tài hùng biện tiêu biểu như:
Protagôrát (485-410)
Đại biểu tiêu biểu đầu tiên cho trường phái triết học ngụy biện, cho rằng nhận thức có tình chất
chủ quan. Nhận thức của mỗi con người khác nhau, do đó cài gì mà con ngýời nhận thấy hợp lí thì sự
thực nó là hợp lí, đồng thời mỗi sự vật đều có hai mặt, có thể có hai cách phán đóan hợp lí: (ví dụ,
người bệnh thì xấu đối với mình nhưng lại tốt đối với thầy thuốc)
Gióocgiát (487-380)
Ông cho rằng “tồn tại và không tồn tại”. Vì nếu cái gì tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn
ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng.

22

22


Lịch sử văn minh thế giới
Xôcát (469-399)
- Là nhà triết học ngụy biện lớn nhất của Hy Lạp cổ đại trong phương pháp luận của ông đã phản đối
việc học lí thuyết.
- Về chính trị, ông đã có chủ trương trái với chế độ dân chủ ở Aten cho nên ông bị xử tử.
Platông (427-327)
Là nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Nổi bật trong quan điểm triết học của ông là ý
niệm và linh hồn bất diệt.
Arixtốt (384 -322):
- Là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, Ông uyên bác về nhiều lĩnh vực, được coi là bộ bách
khoa tòan thư của Hy Lạp và công lao to lớn khác đó là sáng tạo ra môn Lo-gic học
- Về triết học ông ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học Đêmôcrít và Platông, cho nên tư tưởng triết
học của ông vừa có tính duy vật vừa có tính duy tâm. (nhà triết học nhị nguyên)
- Ngòai ra ông còn có nhiều đóng góp cho nhiều lĩnh vực khác.


Thời kỳ Hy Lạp hóa, La Mã cũng có các nhà triết học tiêu biểu: Xênéc, Êphích têtút,
Maccútôrêliút…
6. LUẬT PHÁP
* Luật pháp của Hy lạp
Hệ thống pháp luật của Hy Lạp được xây dựng có hệ thống, qui củ, chẽ. Tiêu biểu là luật
Đracông, bộ luật được coi là rất nghiêm khắc
- Sau khi sọan thảo, bộ luật được khắc lên bia đá và đặt ở những nơi công cộng, đây là bước
tiến đáng kể của bộ luật Aten, hạn chế sự độc đóan của tòa án của quí tộc, thể hiện quyền bình đẳng
của con người trước pháp luật.
*Luật pháp của La Mã
Trước TK V TCN, La Mã đã xây dựng bộ luật nổi tiếng đó là luật 12 bảng, là một bộ luật
thành văn, nội dung đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Luật chống lại chế độ xét xử vô nguyên tắc của tòa án quí tộc lúc đó.
7. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO KI TÔ Ở (LA MÃ CỔ ĐẠI)
Sự ra đời của đạo Ki -Tô
- Theo truyền thuyết, đạo Kitô ra đời ở đế quốc Đông La Mã, vùng Plextin, do Giêsu Crít là
người sáng lập. (Giêsu: đấng cứu thế; Crít: sứ giả).
- Giêsu là con của đức chúa trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria, sinh ra ở Bétlêem, vùng
Plextin

Chúa Giê - su

- Năm 30 tuổi, tự nhận là thiên sứ bắt đầu truyền đạo ở vùng Giêzudalem. Ông tuyên truyền sự
bình đẳng và lên án sự tàn ác của chính quyền La Mã, nên ông bị bắt và bị xử tội.
Mùa xuân năm 29, vào ngày thứ năm của tuần lễ, Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, ông chết lúc
33 tuổi.

23


23


Lịch sử văn minh thế giới
- Theo truyền thuyết, sau khi chết được ba ngày, ông sống lại và truyền giáo được 40 ngày sau
đó bay lên trời. Các tín đồ của ông tiếp tục truyền đạo khắp nơi.
Sự phát triển của đạo Ki -Tô
- Do có thái độ chống lại chính quyền La Mã, lúc đầu đạo Ki -Tô bị đàn áp, nhưng vẫn tiếp tục
tồn tại và phát triển (vì giáo lý của Ki Tô). Về sau đạo Ki -Tô có sự thay đổi.
- Năm 311, các Hoàng đế của La Mã ra lệnh ngưng sát hại tín đồ Ki -Tô.
- Năm 313, công nhận địa vị hợp pháp của Ki -Tô.
- Cuối IV, đạo Ki -Tô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của La Mã.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn một tỷ tín đồ Ki –Tô giáo.
MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ

Đạo Phật
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế
giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo
được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II
sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên
chúa.
Tuy nhiên, tùy ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc mà học thuyết tư tưởng,
tôn giáo này hay học thuyết tư tưởng, tôn giáo khác nắm vai trò chủ đạo, có tác
động mạnh đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của người Việt, như Phật giáo ở thế
kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa
thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Cho đến nay, những học thuyết này không giữ địa
vị độc tôn mà song song cùng tồn tại với các học thuyết, tôn giáo khác, tác động
vào đời sống xã hội.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa

Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận soi đường cho chúng ta. Nhưng
bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai
dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm của một
số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là
không thể, nên chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp để góp phần đạt được
mục tiêu của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó, việc tìm hiểu nghiên cứu
Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết.
Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt tiến bộ cũng như hạn chế, Phật giáo
giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để
hướng đạo cho con người một cách chân chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều
thiện, tránh cái ác.
Hơn nữa quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với
quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy, khi
nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật
giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.
I.

24

24


Lịch sử văn minh thế giới

Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và nhìn nhận, đánh giá nó là một nội dung
quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân
cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
2.Vài nét về tư tưởng Phật giáo
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Tất đạt đa - con trai Trịnh Phạn
Vương vua nước Trịnh Phạn - một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ ngày nay. Đạo phật

chính là giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng.
Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh
điển rất lớn, tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm: tạng luật, tạng
kinh và tạng luận.
2.1. Tư tưởng triết học Phật giáo thể hiện trên hai phương diện: Bản thể luận và nhân
sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác.
Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ (chử pháp) là vô
thuỷ, vô chung (vô cùng, vô tận). Tất cả thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục
(vô thường) không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều
thuộc về một giới (vạn vật đều nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới. Mỗi một pháp
(mỗi một sự việc hiện tượng, hay một lớp sự việc hiện tượng) đều ảnh hưởng đến
toàn Pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn
luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và qui định lẫn nhau.
Tác phẩm “ thanh dung thực luận” của kinh Phật viết rằng: “Có người cố
chấp là có Đại tự nhiên là bản thể chân thực bao khắp cả, lúc nào cũng thường
định ra chu pháp”(1) đạo Phật cho rằng toàn bộ chư pháp đều chi phối bởi luật
nhân quả, biến hoá vô thường, không có cái bản ngã cố định, không có cái thực
thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn cả. Tất cả đều theo luật nhân quả
biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy là thường còn (vĩnh viễn). Cái nhân
nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành
nhân khác, nhân khác lại thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác,
nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới... Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận
mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ sinh sinh, hoá hoá mãi.
Như vậy, ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản
của Triết học một cách biện chứng và duy vật. Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo
thế giới của các “đấng tối cao” của “Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới
tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là
sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn ngàn hình thức của vạn vật
trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng lại ở bất kỳ hình
thức nào. Nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật

nhân quả.
Do qui luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng,
thành, trụ, hoại, diệt (sinh thành, biến đổi, tồn tại, tan rã và diệt vong). Quá trình
đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của
sự vật và hiện tượng.
25

25


×