Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Lịch sử văn minh thế giới - Bài mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 20 trang )

TS. Lê Thị Thảo
Email: lethaocvh@gmail.
Điện thoại: 0933868919


TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


Văn minh Bắc
Phi và Tây Á
- Ai Cập
- Lưỡng Hà
- A rập

Văn minh
Ấn Độ

Văn minh
Trung Quốc

Văn minh
Đông Nam Á

Văn minh
Hy Lạp và
La Mã

Văn minh
Tây Âu


Trung đại

Văn minh
công
nghiệp

Văn minh
Thế kỷ XX


VĂN HÓA LÀ GÌ?
Suy nghĩ 1 phút và thử viết ra ý kiến
của bạn về câu hỏi này…..
Bây giờ chúng ta có thể chia sẻ những
thông tin mà chúng ta đã biết về vấn
đề này….


Văn hóa là một cái gì đó cao siêu???


Hay văn hóa là những cái rất
thông thường????


Nghĩa của “văn hóa” trong tiếng Hán



Do Lưu Hướng (người Tây Hán) nêu ra đầu tiên

Văn (đẹp) + hóa (trở thành) = văn hóa (làm cho trở thành đẹp)

Nghĩa của “văn hóa” trong tiếng Latinh


Cultura: trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm…



Cultura agri: trồng trọt ngoài đồng



Cultura animi: trồng trọt tinh thần.

→ văn hóa bao gồm toàn bộ những sản phẩm cả vật chất lẫn
tinh thần mà con người tạo ra.

Ngày nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn
hóa

7


Một số khái niệm văn hóa
1. Khái niệm về văn hoá của UNESCO
“Văn hóa phải được xem như một tập hợp những nét khác biệt, về vật chất
và tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc, làm rõ một nét xã hội hay một nhóm xã
hội; ngoài nghệ thuật và thơ văn, văn hóa bao hàm phong cách sống, cách
chung sống, hệ thống các giá trị, truyền thống và tín ngưỡng”.


2. Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

3. Khái niệm văn hoá của GS.Trần Ngọc Thêm
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.


THỰC SỰ LÀ,
TẤT CẢ CHÚNG TA
ĐỀU CÓ VĂN HÓA


Văn hóa là những thứ mà con người:
- có (của cải vật chất),
- nghĩ (giá trị và thái độ) và
- làm (hành vi, cách cư xử) với tư cách là
thành viên của xã hội.


Văn minh là…





Một hình thức tiên tiến của nền văn
hóa
Người nguyên thủy có văn hóa nhưng
không có văn minh.


*NOTES*
8 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MINH

(1) Hệ thống chữ viết

(2) Cơ sở hạ tầng cơ bản – các
công trình công cộng như cầu,
đường…

(3) Nhà nước / Luật pháp


*NOTES*
(4) Nghệ thuật/ Kiến trúc
(5) Các tầng lớp, giai cấp
xã hội


*NOTES*
(6) Tổ chức tôn giáo


(7) Sự phân công lao
động, chuyên môn hóa

(8) Sự xuất hiện và
hưng thịnh của các
đô thị


Đặc điểm nào của văn minh là
quan trọng nhất?

15


Văn hóa

Văn minh

Đều chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong tiến trình lịch sử
Là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra từ khi con người ra
đời đến nay

Là những giá trị vật chất và tinh
thần mà loài người sáng tạo ra ở
giai đoạn phát triển cao của xã
hội


Có bề dày lịch sử

Là một lát cắt đồng đại, chỉ trình
độ phát triển cao của văn hóa

Thường mang dấu ấn một dân
tộc

Thường mang tính quốc tế (siêu
dân tộc)

Giàu tính nhân bản, vị tha và
đồng cảm

Hướng tới sự hợp lý, tiện lợi
16


Nhận xét:
- Lịch sử loài người bắt đầu từ đâu, lịch sử văn hóa bắt đầu từ
đó
- Văn hóa có trước văn minh, văn hóa phát triển đến một trình
độ nào đó thì văn minh mới ra đời. Văn minh xuất hiện dựa
trên quá trình tích lũy những sáng tạo văn hóa, song một khi
văn minh đó ra đời lại thúc đẩy văn hóa phát triển trên cơ sở
của văn minh.
- Văn hóa và văn minh là hai khái niệm vừa thống nhất vừa
khác biệt:
+ Thống nhất: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài
người sáng tạo nên trong lịch sử.

+ Khác biệt: văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người
sáng tạo, tích lũy từ khi có loài người cho đến nay, còn thành
tựu văn minh chỉ được tính từ thời điểm xã hội loài người
đạt đến một trình độ phát triển cao (thường là xuất hiện nhà
nước và chữ viết)


Tiến trình lịch sử nhân loại
Chiến tranh
thế giới I
kết thúc
(1818)

Cách
mạng Tư
sản Hà
Lan
(1566)

Xã hội
nguyên thủy

Thời tối cổ

Chiếm hữu
nô lệ

Thời cổ đại

Xã hội

phong kiến

Thời trung đại

Xã hội
TBCN

Thời cận đại

Xã hội TBCN + Xã
hội cộng sản

Thời hiện đại


Các nền văn minh cổ đại


Bản đồ các nền văn minh thế giới hiện đại
Theo: Huntington (1996), Sự va chạm giữa các nền văn minh
Phương Tây

Hindu giáo

Mỹ Latinh

Nho giáo

Nhật Bản


Chính thống giáo

Hồi giáo

Châu Phi

Phật giáo



×