Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận xã hội học nông thôn vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.48 KB, 22 trang )

I.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài:
Việc làm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một
thách thức không nhỏ không chỉ đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam mà ngay cả đối với nhiều nước phát triển trên thế giới. Nước ta là một
quốc gia đang phát triển và là nơi có nguồn lao động rất dồi dào.Lao động chủ
yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động- nhất
là lao động trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất kì quốc gia
nào. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ở giai đoạn đầu
nước ta với khoảng hơn 80% dân số sống ở nông thôn ảnh hưởng đến số
lượng lao động. Giải quyết việc làm đối với lực lượng thanh niên nông thôn
càng trở thành áp lực nặng nề đối với xã hội nông thôn. Việt Nam hiện có
khoảng 49, 5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm gần 1, 5 triệu lao động
mới. Đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của đất
nước. Tại Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông
thôn nên vấn đề lao động-việc làm ở nông thôn hiện nay đang là một vấn đề
cấp thiết và còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Lực lượng thanh niên chính là lực
lượng lao động đông đảo hằng ngày tạo ra của cải đóng góp cho sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Trên khắp mọi miền đất nước nói chung và tại khu
vực nông thôn nói riêng, thanh niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ chính là
những người sẽ quyết định từng bước làm thay đổi diện mạo quê hương. Họ
cũng là lực lượng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dưng nông
thôn mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở nước ta, dân số
trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần
23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51, 5%.
Tìm việc làm và giải quyết tình trạng thiếu việc cho thanh niên nông thôn

1



đang là một vấn đề cấp bách đối với chính bản thân họ và cả đối với các cấp,
ban, ngành có liên quan.
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan
trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hằng năm có
khoảng 1, 2 - 1, 6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.
Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội(1), số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động
kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm 2008, số thanh niên hoạt động
kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67, 2% tổng số thanh niên
(38, 7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh
tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75, 4% tổng số thanh niên (36, 6% lực
lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17, 1 triệu người, chiếm 75,
9% tổng số thanh niên (33, 7% lực lượng lao động xã hội).
Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự
thay đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đang phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao
động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87, 7% và kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài là 4% (2)(riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tăng gấp 4 lần so với năm 2000).
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc
làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động
thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5, 6% (năm 2009) và 4, 1% (năm
2010), trong đó khu vực thành thị là 2%; khu vực nông thôn là 4, 9%.
Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu
ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4, 2% (năm
2008); 4, 1% (năm 2009) và tăng lên 5, 2% (năm 2010), trong đó ở khu vực
đô thị là 7, 8%, cao gần gấp hai lần nông thôn (4, 3%).

2


Kết quả điều tra khảo sát tình hình thanh niên của Viện Nghiên cứu
Thanh niên năm 2009 cho thấy, 69% số thanh niên chịu sự tác động trực tiếp
về việc làm, trong đó 43, 4% ít việc làm hơn trước, 16, 7% thất nghiệp và 8,
7% phải làm những việc khác so với công việc trước đây.
Với đối tượng thanh niên đang là công nhân do tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu làm đình đốn sản xuất, dịch vụ của hầu hết các
doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp có liên quan đến xuất khẩu, như dệt may, da giày... dẫn đến nhiều
thanh niên công nhân thiếu hoặc mất việc làm ảnh hưởng lớn tới thu nhập, đời
sống của bộ phận thanh niên công nhân.
Có 90, 3% số thanh niên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương được hỏi đã xác nhận nơi họ
làm việc đang phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết quả
khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 29% số người được hỏi duy trì được việc làm
như trước, 18, 4% thất nghiệp hoặc bị sa thải; 71, 7% bị cắt giảm thời gian lao
động, 23, 7% không được nhận lương đúng kỳ hạn...
Tình hình trên đã khiến không ít thanh niên công nhân rời bỏ xí nghiệp
tìm kiếm công việc khác không ổn định ở các thành phố hoặc trở về quê làm
ăn sinh sống. Tựu trung, đa số thanh niên tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất đều rất quan tâm, lo lắng tới vấn đề việc làm, thu nhập và điều kiện sống,
sinh hoạt.
Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm,
thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội
quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên năm 2009 cho thấy, trên 70%
số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có
việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc
làm ở nơi khác... khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị,

khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản

3


lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là
nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội.
Một số khó khăn hiện nay của thanh niên khu vực nông thôn, đặc biệt
tại các khu vực thu hồi đất là: trình độ học vấn thấp nên không có cơ hội để có
việc làm (68, 4%), không có đất để sản xuất, kinh doanh (53, 1%), thiếu kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh (26, 5%), thiếu thông tin về thị trường lao động
(23, 3%), khó tiếp cận các nguồn vốn (22, 3%).
Vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với
những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ
đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp
mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết
hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu
hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.
Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hướng nghề
nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có
nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn
chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy, khi đến tuổi lao động, hầu
hết thanh niên đều mong muốn được đi học đại học, cao đẳng (86, 5%), xu
hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học sinh,
sinh viên. Nhu cầu đi học nghề (57%) và đi lao động xuất khẩu (41, 2%) cũng
là một xu hướng của thanh niên hiện nay, trong đó tỷ lệ thanh niên nông thôn
có nguyện vọng học nghề là khá cao (71, 7%).
Xu hướng đi làm lao động phổ thông trong thanh niên không nhiều (21,

3%). Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2009 - 2010 toàn
quốc có 600.000 thí sinh thi trượt đại học và 112.838 học sinh thi trượt trung
học phổ thông nhưng nhiều học sinh vẫn không muốn theo con đường học
nghề. Trong khi ngành giáo dục đặt mục tiêu trong giai đoạn 2010 - 2020 phải
4


thu hút 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên
nghiệp, học nghề, nhưng các trường dạy nghề hằng năm vẫn không tuyển đủ
chỉ tiêu. Đây là một chỉ báo rất đáng quan tâm
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu
hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ 67,
9% số người được hỏi). Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học
sinh (80, 5%) và sinh viên (71, 7%). Nghề làm cán bộ, công chức (48%) và
công nhân (42, 8%) cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong đó, nhóm
thanh niên viên chức và học sinh có xu hướng lựa chọn nghề làm cán bộ,
công chức nhiều hơn. Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có xu hướng
lựa chọn nghề công nhân lao động có kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp,
khu công nghiệp cao nhiều hơn. (Nguồn số liệu Cổng thông tin sở Lao động,
Thương binh và xã hội Hải Dương)
Sau quá trình thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc triển khai
các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng,
chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức
khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sự nhìn nhận, đánh giá của cán bộ đảng,
chính quyền, đoàn thể và thanh niên địa phương về hiệu quả đạt được của các
hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thanh
niên. Công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên thời gian qua

mới chỉ đạt kết quả bình thường. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tạo
việc làm, phát triển sản xuất cho thanh niên được đánh giá là triển khai có
hiệu quả tốt hơn cả, với 54% ý kiến xác nhận. Các chính sách hỗ trợ học nghề
và tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, bộ đội xuất
ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số cũng được đánh giá khá cao với tỷ lệ 45, 3%
người trả lời.
5


Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ
trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát
động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 57, 9% số người được
hỏi cho rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 42, 1% cho rằng
đã được thực hiện với kết quả tốt.
Tuy nhiên, cũng theo kết quả điều tra, một số hoạt động chưa được
thanh niên đánh giá cao. Chẳng hạn, nhiều thanh niên cho rằng chúng ta chưa
có được một kế hoạch tổng thể mang tính chiến lược và có tính khả thi để
phát triển nguồn nhân lực trẻ. Chỉ có 26, 4% số người được hỏi cho rằng,
công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch về phát triển thị trường lao động và
việc làm tại địa phương đã được thực hiện tốt. Vấn đề xây dựng quy hoạch
dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên cũng chỉ được 27, 7% ý kiến
đánh giá là hoạt động có hiệu quả.
Thực trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh niên hiện nay là một
vấn đề bức thiết, là gánh nặng cần giải quyết mà Nhà nước và Chính phủ đang
hết sức nỗ lực, tìm kiếm giải pháp.Đặc biệt đối với thanh niên ở các vùng
nông thôn, miền núi điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, công tác tạo
việc làm cho thanh niên vẫn còn vô vàn hạn chế.
Bài viết nghiên cứu “Thực trạng việc làm của thanh niên tại xã Luận
Khê, Thường Xuân, Thanh Hóa” dựa trên các nguồn số liệu từ những bài viết
liên quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn đăng trên các trang

báo mạng và các báo cáo của các một số cuộc điều tra như báo cáo “Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009” của Ban chỉ đạo Tổng điều tra
dân số và nhà ở TW, báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam
2009/10” được thực hiện bởi Bộ Lao động Thương binh- Xã hội và Tổ chức
Lao động quốc tế, báo cáo điều tra “Lao động và Việc làm Việt Nam
1/9/2009” của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm
2008 và 6 tháng đầu năm 2010” Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
6


Tổng cục Thống Kê: “Báo cáo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn
quốc giai đoạn 2004 - 2008”
Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội: “Báo cáo về tình
hình tiếp nhận, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm
2010”.

Thiếu việc làm, thất nghiệp là tình trạng chung của cả xã hội, vấn đề
cấp bách với cả thanh niên thành thị và thanh niên nông thôn.
2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều cuộc điều tra nghiên cứu về thực trạng việc làm ở nông
thôn như nghiên cứu của Viện Xã hội học về xã hội học nông thôn : Chuyển
đổi cơ cấu- lao động nghề nghiệp xã hội nông thôn.
-

Một nghiên cứu xã hội học khác là “Việc làm của thanh niên lao động tự do từ

-

nông thôn ra Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đức Hoàn.
Một số các cuộc điều tra khác như “Điều tra lao động và việc làm toàn quốc”


-

của Bộ Lao động- thương binh và xã hội.
“Điều tra lao động Việt Nam” của Bộ kế hoach đầu tư và Tổng cục thống kê.
Đề tài thực trạng- lao động việc làm ở nông thôn của nước ta hiện nay (nguồn
luanvan.co)
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7


-

Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn tại xã Luận
Khê, Thường Xuân, Thanh Hóa
+ Phân tích những tác động ảnh hưởng tới việc tìm kiếm việc làm của
thanh niên xã Luận Khê
+ Đưa ra những đánh giá và đề xuất kiến nghị

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Thao tác hóa khái niệm: “Thất nghiệp” “Thiếu việc làm” “Nông
thôn”
+ Phân tích các yếu tố tác động đến tìm kiếm việc làm của thanh niên
nông thôn
+ Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho
thanh niên xã Luận Khê.

4. Giả thuyết nghiên cứu
*Các giả thuyết nghiên cứu:

-

Thanh niên trong xã đa số có trình độ học vấn thấp nên khó để có một công

-

việc tốt
Thực trạng thiếu việc làm của thanh niên trong xã rất phổ biến
Thanh niên có trình độ học vấn cao thì có công việc ổn định
Hầu hết thanh niên không qua trường lớp đào tạo nghề và không kĩ năng nghề

-

nghiệp
Thanh niên trong xã hầu hết đều đi ra các thành phố lớn kiếm việc làm
* Các biến số:
- Biến số độc lập:
+ Đặc điểm nhân khẩu học: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp truyền thống của gia đình
+ Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
+ Các chính sách ưu tiên và giải quyết việc làm cho thanh niên
- Biến can thiệp: Phong tục, tập quán của địa phương
- Biến phụ thuộc: Thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận Khê
5.Phương pháp thu thập thông tin

8



- Nghiên cứu định tính với các cuộc phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi đã có được số liệu phỏng
vấn, tiến hành tổng hợp và thống kê các số liệu có được bằng cách tính toán
số liệu phần trăm
- Hướng tiếp cận đề tài: Ngoài việc tìm đọc và tham khảo các nghiên
cứu trước về vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn, người nghiên cứu
thực hiện các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn, trao đổi với các thanh niên trong xã về
công việc của họ.
6.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận
Khê
- Khách thể nghiên cứu: Thanh niên từ 15-30 tuổi
-Phạm vi nghiên cứu: Xã Luận Khê, Thường Xuân, Thanh Hóa
7.Cơ sở lí luận- ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan chủ nghĩa Mác- Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.Sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học, điều tra- phỏng vấn.Chúng tôi đã phỏng vấn với những câu hỏi dựa trên
mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
+ Giúp thanh niên của xã Luận Khê nhận thức được vai trò của trình độ
nhận thức, của kiến thức và các kĩ năng nghề nghiệp, định hướng đúng đắn về
nghề nghiệp
+ Giúp xã hội thấy được thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận
Khê nói riêng và của thanh niên nông thôn, miền núi nói chung.Từ đó tìm ra
những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
II.Nội dung
1.Thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận Khê.
a.Vài nét về xã Luận Khê


9


Luận Khê thuộc huyện Thường Xuân, một huyện miền núi phía Tây
Thanh Hóa, bao gồm 12 thôn, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh
sống.Là một xã thuộc diện 135 theo quy định của Chính phủ, điều kiện kinh
tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn và khó khăn.Tuy nhiên,
nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà hiện nay, xã đang ngày càng
được đầu tư và phát triển , chất lượng đời sống của người dân được nâng cao
hơn.Dân cư hầu hết đều làm nghề nông và trồng rừng, làm nương rẫy.Phỏng
vấn chủ tịch xã cho thấy, thanh niên trong xã hầu hết bỏ học và đi làm rất
sớm, do vậy trình độ học vấn thấp và trình độ chuyên môn không có.Chỉ có
khoảng 10% thanh niên có công việc ổn đinh tại quê nhà, còn lại đều đi đến
các thành phố lớn như Hà Nội và các khu công nghiệp miền Nam để tìm kiếm
việc làm giúp đỡ gia đình.
b.Thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận Khê.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra với 20 cuộc phỏng vấn sâu, trong
đó có 15 người công việc tự do, 5 người đang có việc làm ổn định tại địa
phương.Kết quả cuộc điều tra thu được như sau:
Với câu hỏi:Anh/chị có học qua trường lớp nào về đào tạo nghề hay
không?
Số người trả lời có chiếm 25 %, còn lại 75% trả lời không qua trường
lớp đào tạo nghề nghiêp nào.
Với câu hỏi phỏng vân về trình độ học vấn của thanh niên trong xã thì
kết quả thu được là:
Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT
20, 3%

49, 7%


25, 4%

Tốt nghiệp Đại
học/cao đẳng
4, 6%

Với những số liệu trên chứng tỏ rằng thanh niên trong xã có trình độ
học vấn thấp, phần lớn chỉ mới qua phổ cập trung học cơ sở với 49, 5%, số
người tiếp tục lên bậc THPT chỉ còn 25, 3% và lên tới bậc cao đẳng/đại học

10


chỉ còn 4, 6%, thậm chí nhiều thanh niên mới qua bậc tiểu học với 20,
3%.Như vậy, hầu như thanh niên không đủ nền tảng kĩ năng và khả năng để
tìm kiếm một công việc ổn định và lương cao trong xã hội.
Khi được hỏi :Công việc hiện tại của anh /chị là gì?
Chỉ có 25% trong tổng số người được hỏi trả lời họ đang làm việc tại
địa phương với công việc hưởng lương nhà nước , những người này chủ yếu
có trình độ học vấn cao hơn, có bằng đại học/cao đẳng và họ làm những nghề
như giáo viên, y tá, và cán bộ xã.Còn lại những thanh niên khác khi được hỏi
về nghề nghiệp, họ chủ yếu trả lời rằng thưởng tới các thành phố lớn kiếm
việc làm.Nhiều người đến Hà Nội để làm các công việc như công nhân xây
dựng, thợ hồ, bốc vác thuê, còn số khác thì đi vào các khu công nghiệp, khu
chế xuất ở miền Nam để xin được làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp
sản xuất và may mặc.Những người này do không có trình độ chuyên môn nên
họ khó lòng tìm được công việc tốt ở các thành phố lớn.Công việc chủ yếu
của họ rất nặng nhọc, vất vả mà lương lại thấp.

Nhiều thanh niên đi làm công nhân tại các khu công nghiệp

ở thành phố lớn.
Với câu hỏi:Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại?
Chỉ có 19, 2% trả lời có; 30, 5% trả lời bình thường, còn lại 50, 3% đều
trả lời không.Có thể thấy rằng, phần lớn thanh niên không tìm thấy một công
việc mà họ yêu thích.Và họ cũng k đủ khả năng để tìm kiếm một công việc
yêu thích.Họ đến với những công việc đó đều do nhu cầu làm việc để trang
trải cuộc sống của mình và giúp đỡ gia đình.
11


100% các thanh niên được hỏi đều trả lời xuất thân từ gia đình nông
dân, gia đình chủ yếu sống dựa vào nghề nông và làm nương rẫy.Họ đều phải
giúp đỡ cho kinh tế gia đình từ rất sớm.Đây cũng là nguyên nhân khiến thanh
niên nghỉ học sớm, họ không đủ điều kiện để theo học cao hơn.
Nhiều thanh niên khi được hỏi tại sao không học tiếp để có cơ hội tìm
việc làm tốt hơn, mà lại bỏ học giữa chừng, họ cho rằng “ Ôi dào, chỉ cần học
biết đọc, biết viết là tốt lắm rồi, học nhiều làm gì, sau này cũng có làm được
gì đâu.Với lại tôi cũng không thích học, gia đình tôi cần phải có người lao
động để có thêm nguồn thu nhập”. Có thể thấy rằng, những thanh niên trong
xã không chú trọng với việc học tập, họ nhận thức sớm rằng, gia đình khó
khăn và việc học lên các bậc cao như đại học/cao đẳng là điều quá khả
năng.Vì vậy nhiều người đã bỏ dở việc học khi hết bậc trung học cơ sở hay
thậm chí là hết tiểu học.
Với câu hỏi:Anh/chị có định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại
không?
25% trả lời có.Họ cho rằng “Không làm công việc này thì còn biết làm
gì khác nữa, tôi đã xác định gắn bó cả đời với nó rồi”.Hầu như chỉ những người
có một công việc ổn định thì mới trả lời rằng có.Số còn lại thì có người trả lời
không, hoặc không biết trước được.Vì “ Công việc của tôi đâu có ổn định
được, bấp bênh lắm.Nay đây mai đó mà, người ta có việc thuê mình lúc nào thì

mình làm lúc đó thôi, chứ tôi không biết được sau này sẽ thế nào” (anh H)
Với câu hỏi, anh/chị có nhận được sự hướng dẫn hay hỗ trợ nào trong
việc tìm kiếm việc làm không?
Có 20% cho rằng, họ nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, từ các mối
quan hệ quen biết giúp họ dễ dàng tìm việc hơn , “bố tôi là là hiệu trưởng
trường tiểu học trong xã này, vì thế nên sau khi ra trường, tôi xin việc cũng
không có khó khăn gì” Một giáo viên chia sẻ.Đây là trường hợp của nhóm
thanh niên đang có công việc ổn định tại địa phương.Còn lại đều trả lời họ
không có sự hướng dẫn hay hỗ trợ nào từ gia đình hay địa phương.Họ tự đi
12


tìm kiếm việc làm và nếu có thì nhờ sự giới thiệu của bạn bè, người quen,
những người đã từng làm việc ở các thành phố lớn có sự hiểu biết hơn
“Chúng tôi thường đi theo các nhóm bạn bè người quen đã biết về những
công việc, họ sẽ giới thiệu cho chúng tôi nơi làm việc.Thường thì khi ra thành
phố xin việc, chúng tôi không đi một mình mà luôn đi cùng nhóm bạn của
mình”(anh H.A)
Có thể thấy rằng, thanh niên trong xã hầu như không có được sự hướng
nghiệp hay giúp đỡ gì từ chính quyền .Cũng bởi do điều kiện kinh tế- xã hội
của địa phương còn nhiều khó khăn, chưa thể quan tâm đến vấn đề hướng
nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên.Dẫn đến tình trạng thanh niên
phải ồ ạt ra các thành phố lớn kiếm việc làm.
Khi được hỏi, thu nhập của anh/chị có đáp ứng đủ cho cuộc sống hiện
tại không?
90 % người trả lời đều nói rằng không, còn lại 10% đó là những người
có bằng cấp làm công việc hưởng lương nhà nước, họ tạm hài lòng với cuộc
sống ở thôn quê không có quá nhiều nhu cầu xa xỉ nào khác. Những thanh
niên đi làm xa hầu như đều phải chia sẻ gánh nặng với gia đình, số ít là chỉ
kiếm tiền tự nuôi sống mình.Họ cho rằng : “Trong thời buổi này, tiền có bao

giờ là đủ đâu, ở thành phố chi phí đắt đỏ mà lương thì rẻ mạt, chúng tôi còn
phải dành dụm từng đồng mới có thể gửi tiền về quê, thậm chí có khi còn
không đủ tiền mà gửi ấy chứ” (Anh K)
Những thanh niên từ quê ra thành phố hầu như đều làm những công
việc có thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh.Thậm chí nhiều người vướng phải
không ít những tệ nạn xã hội do không có hiểu biết phòng tránh các cám
dỗ.Ngay trong xã đã có những trường hợp thanh niên đi ra thành phố làm việc
bị sa vào các con đường nghiện ngập, mại dâm , HIV/AIDS.Đó là những hệ
lụy nặng nề của vấn đề thiếu việc làm, thiếu kiến thức của thanh niên xã.
Khi phỏng vấn về những khó khăn và thuận lợi trong công việc hiện
tại, thanh niên đều chia sẻ rất thật lòng về công việc của họ. Nhóm thanh niên
13


có công việc ở địa phương cho rằng công việc hiện tại của họ cũng là ổn định,
có một công việc khá nhàn hạ, không bon chen hay phải đi xa gia đình, như
vậy họ cũng khá hài lòng.Khó khăn của họ là công việc đơn điệu và không có
nhiều cơ hội để thay đổi nghề nghiệp, hơn nữa mức sống của họ chỉ có thể nói
tạm đủ chứ không thể nói làm giàu lên được.Còn với những thanh niên kiếm
việc làm ở các thành phố, nhiều thanh niên chia sẻ họ thích thú với việc được
đi ra thành phố, ồn ào và vui nhộn hơn so với sự buồn tẻ ở quê.Mặc dù công
việc có vất vả nhưng bù lại họ còn làm ra tiền và có thê tự đáp ứng những nhu
cầu của mình. “Đi ra thành phố làm thuê thì cũng đâu phải sung sướng gì,
nhưng mà ít ra thì cũng có công việc làm ra tiền để giúp đỡ gia đình, hơn nữa
mình cũng được đi ra ngòai cho biết.Ở quê thì làm công việc đồng áng, vừa
vất vả lại không thể làm ra tiền” Anh G chia sẻ.
Với câu hỏi phỏng vấn :Tại sao anh/chị không ở lại địa phương làm
việc thay vì phải đi xa ra gia đình làm công việc vất vả?
Những người trả lời đều cho rằng ở quê không có việc gì để làm, không
ai thuê mướn

“Ở quê thì biết làm gì đâu, suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời
mà tiền thì không kiếm đâu ra, đất thì cũng không nhiều, thế nên chúng tôi
buộc phải đi làm xa thôi, chứ có ai muốn vất vả” (anh HK).Như vậy, ta thấy
rằng, ở các vùng thôn quê như xã Luận Khê, tình trạng thiếu việc làm cho
thanh niên là rất phổ biến và ở mức báo động.Thanh niên tại địa phương thì
không có đủ tư liệu sản xuất kinh doanh, và họ cũng không có kiến thức và
kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh.Phần lớn thanh niên đều mất phương
hướng, không được tiếp cận đầy đủ với các thông tin về thị trường lao động,
về các kĩ năng nghề nghiệp, chính bởi vậy họ không có khả năng thoát được
cuộc sống bấp bênh của mình.

14


Ngoài những thanh niên đi làm việc tại các thành phố lớn, nhiều thanh
niên vẫn ở lại quê phụ giúp công việc chính của gia đình.
Khi được hỏi:Công việc hiện tại của anh /chị có nguy cơ gặp những rủi
ro nào không ?
20 % những người làm việc tại địa phương thì cho rằng không.Còn lại
số những thanh niên thường xuyên đi làm việc ở các thành phố thì cho rằng
họ gặp khá nhiều rủi ro.Đó là những vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc
như an toàn lao động, đã có nhiều trường hợp đe dọa đến cả tính mạng của
người lao động.Nhưng họ vẫn phải chấp nhận điều đó.Rủi ro nữa cũng đáng
sợ không kém đối với những người đi làm đó là bị mất việc.Mất việc sẽ đẩy
họ vào tình trạng khó khăn về kinh tế gia đình và bản thân của họ.Không ai có

15


thể đảm bảo những quyền lợi về an toàn lao động cũng như bảo đảm việc làm

cho những người lao động thanh niên đi ra từ miền quê này. “Công việc như
của chúng tôi rủi ro thì nhiều lắm.Trong thời buổi kinh tế khó khăn này,
doanh nghiệp thường xuyên cắt giảm nhân công, vì vậy nên tôi có thể bị mất
việc bất cứ lúc nào” (chị H).
Với câu hỏi: Anh/chị có mong muốn gì về việc tìm kiếm việc làm của
mình không?
Hầu hết người được hỏi đều trả lời họ mong có thể tìm được một công
việc ổn định, có mức lương cao hơn để có thể phụ giúp gia đình mình và trang
trải cuộc sống cho mình.
Đối với những thanh niên không có trình độ kĩ năng nghề nghiệp thì
mong muốn kiếm một công việc tốt tại thành phố là điều khá xa vời.Tuy
nhiên họ không có nhiều ý niệm về việc học tập một kĩ năng, nghề nghiệp nào
đó để tự tìm ra lối thoát cho mình thay vì trông chờ vào việc may mắn tìm
thấy một công việc tốt.
2.Nhận xét
Qua khảo sát thực tế, cho thấy phần lớn thanh niên trong xã Luận Khê
không có việc làm ổn định, tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên vô cùng
phổ biến và trầm trọng.Những thanh niên có được công việc ổn định ngay tại
địa phương chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, còn lại hầu hết thanh niên đều ỏ dở việc
học và đi ra các thành phố lớn làm việc.Công việc của họ mang tính chất tạm
thời, bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro.Thực trạng thất nghiệp, hay thiếu việc
làm tại các vùng thôn quê không còn là vấn đề xa lạ nữa mà trở thành một vấn
đề cấp bách cần giải quyết đối với Nhà nước và Chính phủ.Có thể thấy, tại xã
Luận Khê, chính quyền chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc tạo
việc làm hay định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
Từ việc phân tích thực trạng trên, chúng ta thấy nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên.Những nguyên nhân của thực
trạng thiếu việc làm cho thanh niên:
16



2.1.Nguyên nhân từ phía bản thân thanh niên
- Hầu hết những thanh niên được điều tra trong nghiên cứu này đều có
trình độ học vấn thấp.Khi được hỏi về trình hộ học vấn, chỉ có 4, 6% thanh
niên đã có trình độ cao đẳng/đại học. Đây là một con số còn quá nhỏ đối với
một xã mà kinh tế- xã hội còn kém phát triển, đang cần một nguồn nhân lực
có trình độ cao để phục vụ quá trình đổi mới của xã.Chủ yếu thanh niên trong
xã chỉ tốt nghiệp bậc THCS, số thanh niên này chiếm tỉ lệ cao nhất với 49,
7%.Khi đến bậc THPT thì con số này giảm chỉ còn 25, 4.Nhìn chung điều
kiện kinh tế của người dân trong xã còn thấp, chất lượng sống chưa cao, vì
vậy họ cũng không có đủ điều kiện cho con em học tiếp các bậc cao hơn.Phần
lớn, những học sinh trong xã đều phải làm những côn việc lao động vất vả
như việc đồng áng hay nương rẫy cùng gia đình từ rất sớm, không có nhiều
thời gian dành cho việc học, chính bản thân thanh niên cũng mất hứng thú với
chuyện học, gánh nặng kinh tế gia đình khiến họ phải từ bỏ con đường học
hành và đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.Khi không có trình độ học vấn
cao, không có kĩ năng nghề nghiệp nhất định, thì thanh niên cũng không có
khả năng tìm kiếm những công việc tốt ngay cả ở địa phương và ở các thành
phố lớn.Thanh niên đổ xô đến các thành phố để tìm việc làm với mong muốn
có thu nhập tốt, thoát được cảnh nghèo khó ở quê.Tuy nhiên họ cũng chỉ được
nhận vào làm những công việc chân tay vất vả và gặp nhiều rủi ro cao trong
lao động.
-

Thanh niên cũng không có ý niệm về việc tự mình trau dồi thêm, bổ túc thêm
kiến thức về kinh tế, xã hội, về chuyên môn kĩ thuật nhằm nâng cao hiểu biết,
nâng cao kĩ năng và tìm kiếm cơ hội việc làm trong những lĩnh vực
khác.Thay vì họ cứ tự ti và mặc cảm về xuất thân và trình độ của mình, chấp
nhận làm những công việc nặng nhọc và thấp kém.
2.2.Nguyên nhân từ phía chính quyền xã

Một cán bộ đoàn thanh niên của xã khi được hỏi : “Chính quyền xã đã
có những chính sách gì để khuyến khích hay giúp đỡ thanh niên tìm kiếm việc
17


làm” và chúng ta nhận được câu trả lời không về vấn đề này.Mặc dù gần đây,
xã đã có chính sách khuyến khích thanh niên theo đuổi con đường học tập
bằng cách khen thưởng, tuyên dương những cá nhân có thành tích tốt trong
học tập, đó cũng là một định hướng tốt đối với quá trình tìm kiếm việc làm
của thanh niên sau này.Tuy nhiên, xã vẫn chưa có những chủ trương trực tiếp
tác động tích cực đến giải quyết việc làm cho thanh niên như mở các lớp dạy
nghề, các lớp dạy kĩ năng nghề nghiệp hay lớp hướng nghiệp cho thanh niên.
2.3Nguyên nhân từ phía xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp, thiếu
việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và bức bách được cả xã hội quan
tâm.Thanh niên thất nghiệp hay thiếu việc làm không phải là vân đề nghiêm
trọng của riêng một địa phương nào mà là vấn đề chung của xã hội, thậm chí
của toàn nhân loại.Nhà nước và chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương
chính sách nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt vùng
nông thôn.Tuy nhiên, những chính sách chưa thực sự phát huy hiệu quả ở các
vùng sâu vùng xa, vùng miền núi còn khó khăn và kém phát triển.Trong khi
các thanh niên ở nông thôn không có đầy đủ điều kiện học tập và không có
trình độ học vấn cao thì xã hội hiện nay lại quá ưa chuộng bằng cấp và bằng
cấp chính là thước đo của trình độ học vấn cũng như là tấm vé để các nhà
tuyển dụng lựa chọn họ.Điều này khiến các thanh niên ở nông thôn càng trở
nên yếu thế hơn, khó khăn hơn trong tìm kiếm các cơ hội việc làm so với
thanh niên ở thành thị.
3.Giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết thực trạng thiếu việc làm
của thanh niên xã Luận Khê.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh

niên trong xã Luận Khê, chúng ta có những giải pháp xuất phát từ bản thân
thanh niên, chính quyền địa phương và xã hội.
3.1.Giải pháp đối với bản thân thanh niên
Trước hết, quan trọng nhất đó là cần nâng cao trình độ học vấn cho
thanh niên.Tích cực học tập, năng động, sáng tạo trong học tập, tìm hiểu và
18


học hỏi các kĩ năng nghề nghiệp để tích lũy kinh nghiệp và kiến thức phong
phú.Thanh niên cần nâng cao nhận thức của mình về việc làm, biết mong
muốn những công việc phù hợp để đạt mục tiêu cho mình.Đồng thời gia đình
cần khuyến khích và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
3.2.Giải pháp đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần có những chủ trương khuyến khích thanh
niên học tập và tìm hiểu các kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp để thanh niên
có thể tự mình tìm ra những hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân.Đồng
thời, cần đầu tư mở các lớp học hướng nghiệp, lớp dạy nghề, đó là những việc
làm cơ bản và có ích đối với thanh niên nông thôn, miền núi.
3.3.Về phía xã hội
Giải quyết việc làm cho thanh niên là nghĩa vụ và trách nhiệm chung
của toàn xã hội.Các doanh nghiệp không những cần thúc đẩy kinh tế phát
triển, tạo ra nhiều ngành nghề mới trong xã hội mà còn cần thiết phải có
những chính sách ưu tiên, khuyến khích trong vấn đề tuyển dụng đối với
thanh niên các khu vực nông thôn, miền núi vào những vị trí, vai trò phù
hợp.Đồng thời, tích cực thúc đầy nông thôn phát triền, mở những trường dạy
nghề ở nông thôn, miền núi, xây dựng các trung tâm sản xuất ở các khu vực
này nhằm giải quyết việc làm.
-

Những khuyến nghị : Nhà nước và Chính phủ cần quan tâm thúc đầy những

chính sách ưu tiên, đầu tư vào các vùng nông thôn và miền núi nhằm tạo điều
kiện nâng cao đời sống, điều kiện kinh tế xã hội, nhằm thu hẹp khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn.Điều đó cũng góp phần tạo điều kiện cho thanh

-

niên nông thôn tìm thấy những cơ hội nghề nghiệp mới cho mình.
Nhà nước có những công cụ và giải pháp cụ thể, thể hiênh tính tích cực, hiệu
quả của mình trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên.
III.Kết luận
Trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một
số đánh giá về thực trạng việc làm của thanh niên xã Luận Khê.Thấy được

19


những nguyên nhân cũng như gợi ý giải pháp nhằm giải quyết thực
trạng.Nghiên cứu cho thấy được một thực trạng chung của thanh niên vùng
miền núi, nông thôn cũng như thấy được những đặc trưng khác biệt với thanh
niên thành thị.Nghiên cứu giúp cho thanh niên Xã Luận Khê xác định được
thái độ học tập và định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai, cũng
như gợi ý các phương hướng tìm kiếm cơ hội việc làm của mình.

20


Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu
A.Đặc điểm nhân khẩu học
Thông tin chung
Tên người phỏng vấn

Tuổi
Nghề nghiệp
B.Nội dung
1.Số thành viên trong gia đình?
2.Nghề nghiệp chính của gia đình?
3.Trình độ học vấn của thanh niên?
4.Công việc hiện tại của thanh niên?
5.Nơi làm việc hiện tại của họ?
6.Họ tìm việc làm như thế nào?
7.Có hỗ trợ nào từ phía gia đình, chính quyền địa phương trong tìm
kiếm việc làm cho thanh niên?
8.Những thuận lợi và khó khăn trong công việc hiện tại?
9.Nguyên nhân vì sao họ lại làm công việc hiện tại?
10.Thu nhập từ công việc hiện tại có cao không?
11.Thanh niên có hài lòng với công việc đó không?
12.Có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại không?
13.Có mong muốn gì đối với công việc?
14.Công việc hiện tại có làm thay đổi được chất lượng sống của họ
không?
15.Những cơ hội và thách thức mà công việc hiện tại mang lại cho họ?

21


MỤC LỤC



×