Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại phòng nội vụ huyện mỹ đức thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.87 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5
6. Ý nghĩa đề tài..................................................................................................................6
7. Kết cấu đề tài...................................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................7
Chương I. Tổng quan về UBND huyện Mỹ Đức – Phòng Nội vụ huyện Mỹ
Đức........................................................................................................................7
1.1. UBND huyện Mỹ Đức.............................................................................................7
1.1.1. Khái quát chung về UBND huyện Mỹ Đức..........................................................7
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................................8
1.2. Phòng nội vụ huyện Mỹ Đức...................................................................................9
1.2.1. Vị trí, chức năng....................................................................................................9
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn............................................................................................9
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế.................................................................................13
1.2.4. Quan hệ công tác.................................................................................................13
1.2.5. Quá trình phát triển của Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức......................................15
1.2.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới tại phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức.16
1.3. Lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Mỹ
Đức................................................................................................................................19


1.3.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................19
1.4. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................24

Chương II. Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức......................................................................26
2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND huyện Mỹ Đức......26
2.1.1. Cơ cấu theo độ tuổi ............................................................................................26
2.1.2. Cơ cấu theo giới tính...........................................................................................27
2.1.3. Cơ cấu theo dân tộc, tôn giáo..............................................................................28
2.2. Thực trạng về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ Đức28
2.2.1. Thực trạng về trình độ chuyên môn....................................................................28
2.2.2. Thực trạng về trình độ lý luận chính trị...............................................................30
2.2.3. Thực trạng về trình độ quản lý hành chính nhà nước..........................................31
2.2.4. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ .......................................................................32
2.2.5. Thực trạng về trình độ tin học.............................................................................32

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

1

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND huyện Mỹ Đức
trong thực thi công vụ...................................................................................................33
2.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ

Đức................................................................................................................................34
2.4.1. Những mặt mạnh về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ
Đức ...............................................................................................................................34
2.4.2. Những bất cập về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ
Đức ...............................................................................................................................35

Chương III. Một số giải pháp và khuyến nghị về công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ Đức......................................36
3.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản Quy phạm pháp luật về quản lý cán bộ, công
chức...............................................................................................................................37
3.2. Hoàn thiện hệ thống chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức tại
UBND huyện Mỹ Đức..................................................................................................37
3.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ..............................................37
3.4. Về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức làm việc.........................................38
3.4.1. Về tiền lương, tiền thưởng..................................................................................38
3.4.2. Về điều kiện và môi trường làm việc..................................................................39
3.5. Thanh tra, kiểm tra công vụ đối với cán bộ, công chức và có cơ chế xử lý nghiêm
minh những cán bộ, công chức vi phạm pháp luật. Phát huy vai trò giám sát của nhân
dân trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức...................................40
3.6. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức tại UBND huyện Mỹ Đức ...........................................................................40
3.7. Một số giải pháp khác............................................................................................41

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................43

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

2


Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND
CB, CC
KHCN
TP
BD
QLNN
CBQL
GV
TH
THCS
TW
UBMTTQ

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Uỷ Ban Nhân Dân
Cán bộ, Công chức
Khoa học công nghệ
Thành phố
Bồi dưỡng
Quản lý nhà nước
Cán bộ quản lý

Giáo viên
Trung học
Trung học cơ sở
Trung ương
Uỷ ban mặt trận tổ quốc

3

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự phát
triển như vũ bão của KHCN như hiện nay, đối mặt với vô vàn những khó khăn
và thử thách thì nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia.
Một quốc gia muốn phát triển phải có các nguồn lực để phát triển kinh tế
KHCN, con người. Tuy nhiên trong các nguồn lực đó thì con người giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Một nước cho dù tài nguyên thiên nhiên
phong phú, máy móc kĩ thuật hiện đại nhưng có con người có trình độ, có khả
năng khai thác thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực chèo lái con thuyền đất nước hướng đến
xây dựng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu hướng đến con người, vì con người.
Đồng thời mục tiêu của chúng ta đang thực hiện trong một bối cảnh thế giới với

xu hướng hội nhập quốc tế sâu, rộng. Điều đó đã đặt ra một nhiệm vụ vô cùng
khó khăn để chúng ta có thể thực hiện thành công mục tiêu của mình. Người
CB, CC là những người trực tiếp thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở sự chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước, tổ chức thực thi các đường lối, chính sách, pháp luật vào đời
sống thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của chúng
ta phụ thuộc một phần rất lớn vào đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy, nâng cao
chất lượng của đội ngũ CB, CC luôn luôn là một yêu cầu, đồng thời cũng là
nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mang tính lịch sử kế thừa xuất phát từ thực
tiễn. Chính vì vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC là một nội dung quan
trọng của Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp cần hướng tới.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Phòng Nội vụ - UBND huyện Mỹ Đức
đã thực hiện triển khai Nghị Quyết số 874/1996/QĐ-TTg và Quyết định số
74/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng CB,CC giai đoạn 2001- 2005. Thực hiện theo Quyết định số
40/2006/QĐ- TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

4

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2006-2010. Vì vậy, phần lớn đội
ngũ CB, CC từng bước được nâng cao hơn và thu được những thành tựu đáng
kể.
Từ những lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC và những hạn chế

còn tồn tại qua tìm hiểu thực tế ở phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức, em đã chọn đề
tài: “ Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện
Mỹ Đức: Thực trạng và giải pháp” để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra
giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện hơn về công tác này.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhằm tìm hiểu
thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức.
Từ đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành
chính nhà nước.
- Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại
phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã đã học
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá và giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức.
- Thời gian: Từ năm 2012- 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học như quan sát, ghi chép.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

5


Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phương pháp tìm hiểu tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp phân tích,tổng hợp.
6. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Việc lựa chọn đề tài này giúp em thay đổi nhận thức,
tư duy về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; giúp em củng cố các vấn đề, kiến
thức lý thuyết đã được học tại trường; trang bị, bổ sung tích lũy kiến thức
chuyên ngành.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Qua đề tài nghiên cứu này đã giúp bản thân em học
tập và hoàn thiện được những kiến thức cọn hạn hẹp của bản thân. Và cụ thể hóa
những kiến thức đã học được tại trường để áp dụng vào thực tiễn trong thời gian
thực tập vừa qua. Đồng thời một phần nào đó đưa ra các biện pháp, khuyến
nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao phát triển tổ chức.
7. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức- UBND huyện Mỹ
Đức.
- Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
huyện Mỹ Đức.
- Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức tại huyện Mỹ Đức.

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


6

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan về UBND huyện Mỹ Đức – Phòng Nội vụ
huyện Mỹ Đức.
1.1. UBND huyện Mỹ Đức
1.1.1. Khái quát chung về UBND huyện Mỹ Đức.
* Vị trí địa lý
Mỹ Đức là huyện ở phía Nam thành phố, thuộc vùng bán sơn địa và là
vùng phân lũ, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km. Là căn cứ địa cách
mạng qua các thời kỳ kháng chiến. Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với
tỉnh Hòa Bình, Hà Nam. Diện tích 23.240 ha
* Các đơn vị hành chính
Toàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn (có 1 xã miền núi). Dân số 298.519
người trong đó, dân cư thành thị chiếm 10,45%, dân cư nông thôn chiếm 89,55%.
Có 2 dân tộc chính là kinh và dân tộc Mường ( chủ yếu ở xã An Phú ). Có trên 80
cơ quan, đơn vị Nhà nước đóng trên địa bàn huyện. Có 2 tôn giáo chính là đạo
Phật và Thiên chúa giáo.
* Về Kinh tế - Xã hội
Về kinh tế : công nghiệp huyện Mỹ đức có hai khu công nghiệp lớn: khu
công nghiệp thị trấn Đại Nghĩa và khu Bắc Đường Hồ chí Minh.Ngoài ra, trên địa
bàn huyện còn có một số làng nghề truyền thống như : xã Phùng Xá, xã Thượng
Lâm, Xã Phúc Lâm...chuyên làm dệt, thêu ren, nghề gỗ. Là một trong những địa

bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Hà Nội. Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, dịch vụ có những biến đổi sâu sắc. Giá trị sản xuất các nghành kinh tế
trên địa bàn huyện năm 2012 tăng 2,75 lần so với 2007. Tốc độ tăng trưởng bình
quân là 12,5%.
Cùng với sự tái lập của huyện Mỹ Đức, UBND huyện Mỹ Đức ra đời, đã
từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế về trình độ chuyên môn, chính
trị, nhân lực và cơ sở vật chất, đem lại những thay đổi tích cực cho huyện.

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

7

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

UBND Huyện

13 PHÒNG CHUYÊN
MÔN

1.Văn phòng HĐND
và UBND
2.Phòng Nội Vụ
3.Phòng LĐ TB-XH

4.Phòng Tư pháp
5.Phòng TN & MT
6.Phòng văn hóa
thông tin
7.Thanh tra huyện
8.Phòng TC - KH
9.Phòng GD - ĐT
10.Phòng Y tế
11.Phòng kinh tế
12.Phòng QL - ĐT
13. Phòng Dân tộc

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

11 ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP

1. Đài truyền thanh
2.Nhà văn hóa
3.Trung tâm TD - TT
4.Văn phòng đăng kí
QSDĐ
5.Ban bồi thường giải
phóng mặt bằng
6.Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng
7.Ban QL khu di tích
thắng cảnh HS
8.Dân số kế hoạch
hóa gia đình

9.Hội chữ thập đỏ
10.Trung tâm phát
triển quỹ đất
11.Phục vụ cộng
đồng

8

SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC

1. Mầm non: 24
trường
2.Tiểu học: 29 trường
3.THCS : 23 trường

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2. Phòng nội vụ huyện Mỹ Đức
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức
Địa chỉ: Thị trấn Đại Nghĩa- huyện Mỹ Đức- TP.Hà Nội
Số điện thoại: 0433.741.371
Email:
1.2.1. Vị trí, chức năng.
- Phòng Nội Vụ là cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện, là cơ quan

tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước; cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức,viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức
phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
- Phòng nội vụ có tư cách pháp nhân, cón dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chiụ
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
* Về tổ chức, bộ máy:
- Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp
thành phố;

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

9

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện;
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập, các tổ chức phối hợp liên ngành huyện theo quy định của pháp luật.
* Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên
chế hành chính, sự nghiệp của huyện hàng năm để UBND huyện trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính sự nghiệp;
- Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
thuộc UBND huyện và UBND xã, thị trấn.
* Về công tác xây dựng chính quyền:
- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc
bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân phân công của UBND
huyện và hướng dẫn của UBND thành phố;
- Thực hiện các thủ tục để trình Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND
thành phố phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồng nhân dân

cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ địa giới, bản đồ địa giới hành chính
của huyện;
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

10

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, tổ dân phố trên đại bàn của
của huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho trưởng, phó thôn.
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
* Về cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, điều động, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, công
chức thuộc UBND huyện quản lý;
- Tham mưu giúp UBND huyện tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị
trấn và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên
trách xã, thị trấn theo phân.
* Về cái cách hành chính:
- Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên

môn cùng cấp và UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính
ở địa phương;
- Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đảy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn huyện;
- Tổng hợp các công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo lên
UBND huyện và thành phố;
- Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động
của hội và Tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện.
* Về công tác văn thư lưu trữ:
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư lưu trữ;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan trên địa bàn huyện
và Lưu trữ huyện.
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

11

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

* Về công tác tôn giáo:
- Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn huyện;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cung cấp để thực hiện

công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
thành phố theo quy định của pháp luật.
* Về công tác thi đua khen thưởng:
- Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu lại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác Nội vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện
và Giám đốc Sở Nội vụ thành phố về tình hình, kết quả triển khai công tác nội
vụ trên địa bàn huyện.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý, tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
công chức thuộc phạm vi công chức thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và theo
phân cấp theo UBND huyện.
- Giúp UBND cấp huyện theo quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND xã, thị trấn và công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

12

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội
vụ thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
- Phòng Nội vụ có Trưởng Phòng, không quá 02 phó Trưởng Phòng các
công chức chuyên môn.
- Trưởng Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND
huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng Phòng giúp Trưởng Phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Khi Trưởng Phòng vắng mặt một Phó Trưởng Phòng được
Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhiệm,từ chức, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng Phòng, Phó Trưởng
Phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
- Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND huyện quyết định trong
tổng biên chế hành chính của huyện.
1.2.4. Quan hệ công tác
Phòng Nội vụ có các mối quan hệ trong giải quyết công việc như sau:
- Đối với Sở Nội vụ TP.Hà Nội
Phòng Nội vụ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Nội vụ TP.Hà Nội, thực hiện việc báo cáo công tác chuyên
môn định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Sở Nội vụ TP.Hà Nội

- Đối với UBND huyện
Phòng Nội vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND
huyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng, Trưởng phòng
trực tiếp chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách
khối và phải thường xuyên báo cáo với Thường trực UBND huyện về những
mặt công tác đã được phân công
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

13

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Theo định kỳ phải báo cáo với Chủ tịch UBND huyện về nội dung công tác
của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong quản
lý nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan
- Đối với Ban Tổ chức Huyện ủy
Phòng Nội vụ phối hợp, bàn bạc với Ban tổ chức Huyện ủy thực hiện các
công việc có liên quan về công tác cán bộ theo quy định của Huyện ủy, cùng
tham gia bàn bạc trong việc giải quyết những vấn đề tổ chức cán bộ thuộc diện
Huyện ủy quản lý theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện (đề bạt, bổ nhiệm,
xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức)
đồng thời thường xuyên liên hệ với Ban Tổ chức Huyện để nắm bắt được chủ
trương của cấp ủy qua từng thời kỳ về công tác tổ chức và cán bộ, qua đó có kế
hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện

Thực hiện mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo chức
năng, nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của UBND huyện, nhằm đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện. Trường hợp
chủ trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Trưởng
các Phòng chuyên môn khác. Trưởng phòng Nội vụ chủ động tập hợp các ý kiến
và trình Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định
- Đối với UBMTTQ, các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể, các
tổ chức xã hội của huyện
Khi UBMTTQ, UBND các xã, thị trấn các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành,
đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện có yêu cầu, kiến nghị các vấn đề thuộc
chức năng của Phòng, Trường phòng có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc
trình UBND huyện giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền
- Đối với UBND các xã, thị trấn
Phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện để UBND xã, thị trấn thực hiện các nội dung
quản lý nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Hướng dẫn cán bộ xã,thị trấn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực
công tác do Phòng Nội vụ quản lý.
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

14

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.5. Quá trình phát triển của Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức
Cùng với sự ra đời của huyện Mỹ Đức, Phòng Tổ chức chính quyền (nay

là Phòng Nội vụ) đã được thành lập giữ vai trò là cơ quan chuyên môn giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tổ chức chính
quyền, xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức của chính quyền và các công tác
khác trên địa bàn huyện theo quy định.
Trong quá trình tổ chức hoạt động của mình, Phòng Nội vụ luôn tuân thủ
chặt chẽ những nguyên tắc nêu trên; hơn thế nữa phòng với chức năng tham
mưu cho UBND huyện về các lĩnh vực liên quan đến quản lý công tác cán bộ
trong huyện nên việc tuân thủ các nguyên tắc chung của nhà nước luôn được
phòng đặt lên hàng đầu.
Phòng Nội vụ được thành lập từ tháng 4 năm 2008 trên cơ sở tách từ
phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trước kia phòng có tên gọi là phòng Tổ chức chính quyền, Phòng Nội vụ
- Lao động - Thương binh và Xã hội. Từ đầu năm 2008 thực hiện Nghị định
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-UBND
ngày 24/3/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt đề án sắp xếp lại các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cấp huyện theo Nghị định số
13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Đồng thời căn
cứ Quyết định số 1759/2005/QĐ-UBND ngày 28/11/2005 của UBND tỉnh Hà
Tây về việc ban hành quy định phân cấp quản lý một số mặt công tác tổ chức,
cán bộ. Cơ cấu tổ chức của huyện có một số thay đổi, nhập và tách một số phòng
ban, trong đó có Phòng Nội vụ -Lao động -Thương binh và xã hội.
Như vậy Phòng Nội vụ -Lao động- Thương binh và xã hội được tách
thành 2 phòng là Phòng Nội vụ và phòng Lao động- Thương binh và xã hội. Mỗi
phòng được phân công nhiệm vụ và có các chức năng cụ thể trên cơ sở những
mảng công việc của phòng cũ, đồng thời có thêm những mảng hoạt động khác.
Từ khi thành lập đến nay tuy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tên
gọi có sự thay đổi tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi thời kỳ nhưng nhìn
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


15

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chung với kết quả đạt được, Phòng Nội vụ đã khẳng định được vai trò, vị trí
trong công việc tham mưu, giúp cho UBND huyện về công tác tổ chức bộ máy,
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền…Với sự cố gắng, tận tụy, đoàn
kết và ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ, công chức qua các thời kỳ, Phòng
Nội vụ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được UBND huyện giao. Được khen
thưởng giấy khen, cờ thi đua…cho cá nhân và tập thể phòng. Phòng Nội vụ là
nơi trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác….tạo điều kiện
tốt để cán bộ, công chức phát triển. Cán bộ, công chức công tác tại Phòng Nội
vụ huyện đã khẳng định được năng lực qua quá trình công tác tại các vị trí khác.
1.2.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới tại phòng Nội vụ huyện
Mỹ Đức
Thực hiện Hướng dẫn số 1974 HD/BTC-SNV, ngày 31/7/2014 của Ban Tổ
chức Thành ủy và Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc lập kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể; cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã thuộc thành phố Hà Nội
năm 2015;
UBND huyện Mỹ Đức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn năm 2015 như sau:
** Đào tạo, bồi dưỡng Lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Đảng, MTTQ
và các đoàn thể:

* Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Thành ủy mở.
- Đề nghị 01 lớp Trung cấp chính trị - Hành chính tại chức hệ A (mở tại
huyện), cho 135 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan phòng ban và
các xã, thị trấn.
- Đề nghị xét tuyển 06 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị - Hành chính
(hệ tập chung)
- Đề nghị xét tuyển 09 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị - Hành chính
(hệ tại chức)

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

16

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Đề nghị xét tuyển 20 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
(hệ tập chung)
- Đề nghị xét tuyển 20 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
(hệ tại chức)
- Đề nghị xét cử 3 cán bộ đi đào tạo trên Đại học (Thời gian đào tạo 2 năm).
- Đề nghị cử 01 cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ theo đề án 165 của Chính phủ.
* Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng do huyện mở.
- Lớp sơ cấp lý luận chính trị, gồm 02 lớp với 150 học viên (thời gian học
21 ngày).
- Lớp bồi dưỡng đảng viên mới, gồm 04 lớp với 280 học viên (thời gian học

7 ngày).
- Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, gồm 06 lớp với 530 học viên (thời gian học
40 tiết).
- Lớp báo cáo viên, gồm 04 lớp với 480 học viên (Thời gian học 10 tiết).
- Lớp bồi dưỡng công tác kiểm tra 02 lớp với 315 học viên (Thời gian học
30 tiết).
- Lớp bồi dưỡng công tác Tổ chức 02 lớp với 315 học viên (Thời gian học
30 tiết).
- Lớp bồi dưỡng công tác Tuyên giáo 01 lớp với 300 học viên (Thời gian
học 30 tiết).
- Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Dân vận 02 lớp với 540 học viên (Thời
gian học 30 tiết).
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên kiêm chức 01 lớp với 50 đồng chí
(Thời gian học 30 tiết).
- Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tài chính Đảng 01 lớp với 150 đồng
chí (Thời gian học 40 tiết).
- Lớp học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh 04 lớp với 800 học viên (Thời
gian học 10 tiết).
- Lớp Mặt trận tổ quốc: 01 lớp với 295 đồng chí (Thời gian học 30 tiết).
- Lớp Hội Phụ nữ: 01 lớp với 212 đồng chí, (Thời gian học 30 tiết).
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

17

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


- Lớp Đoàn thanh niên: 01 lớp với 250 đồng chí (Thời gian học 30 tiết).
- Lớp Hội Nông dân: 01 lớp với 228 đồng chí (Thời gian học 30 tiết).
- Lớp Hội Cựu chiến binh: 01 lớp với 170 đồng chí (Thời gian học 30 tiết).
-. Lớp Công đoàn: 02 lớp với 440 đồng chí (Thời gian học 30 tiết).
** Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với CBCC,
viên chức.
* Các lớp do UBND thành phố mở:
- Đề nghị xét cử 08 cán bộ là Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng quân sự
đi đào tạo Trung cấp quân sự (Thời gian đào tạo 2 năm).
- Đề nghị xét cử 09 Trưởng Công an, Phó trưởng công an đi đào tạo Trung
cấp Công an (Thời gian đào tạo 2 năm).
- Đề nghị xét cử 05 cán bộ, công chức đi bồi dưỡng chuyên viên chính và 01
cán bộ, công chức đi bồi dưỡng chuyên viên cao cấp (Thời gian bồi dưỡng 3 tháng);
- Cử 22 cán bộ đi bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh chủ tịch UBND xã, thị
trấn.
- Cử 6 cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng, phó phòng chuyên môn
huyện.
* Các lớp do huyện mở.
- Mở tại huyện 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về Thi đua - Khen thưởng cho
150 cán bộ, công chức, viên chức (Thời gian học 30 tiết).
- Mở tại huyện 02 lớp bồi dưỡng cho trưởng, phó thôn, tổ dân phố cho 430
người (Thời gian học 30 tiết).
- Mở 01 lớp cập nhật thuyết trình cho 130 cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp
huyện, xã (Thời gian học 20 tiết).
- Mở 01 lớp BD thông tin thời sự chính sách cho 250 cán bộ chủ chốt cấp
huyện và xã, thị trấn (Thời gian học 10 tiết).
- Lớp bồi dưỡng kỹ năng QLNN về đất đai-môi trường 01 lớp với 200 học
viên Thời gian học 30 tiết).


Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

18

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Mở 01 lớp BDKN thanh tra; Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo cho 250
cán bộ, công chức, viên chức (Thời gian học 10 tiết).
- Các lớp bồi dưỡng theo chương trình mục tiêu ngành giáo dục đào tạo và
các ngành khác.
+ Mở 06 lớp phổ biến giáo dục pháp luật cho CBQL, GV mầm non, TH,
THCS cho 420 học viên (thời gian học 01 ngày);
+ Mở 15 lớp bồi dưỡng chính trị hè cho CBQL, giáo viên, nhân viên ngành
cho 3850 (thời gian học 01 ngày);
- Mở 06 lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản cho giáo viên cho 240 (thời
gian học 15 ngày)
- Mở 02 lớp bồi dưỡng công tác chăm sóc bán trú trong trường Mầm non
cho 200 (thời gian học 2 ngày).
1.3. Lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
huyện Mỹ Đức.
1.3.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm cán bộ, công chức
Theo điều 4 của Luật Cán bộ công chức ban hành ngày 13/11/2008 thì
cán bộ, công chức được định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

19

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
* Vai trò của cán bộ, công chức
Trong cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói
riêng, đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc

duy trì hiệu quả hoạt động. Dù mục tiêu, chiến lược hoạt động của các cơ quan
này có tốt như thế nào nhưng nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức được tổ
chức khoa học, hợp lý thì mục tiêu ấy không thể đạt được. Người cán bộ, công
chức nhà nước có vai trò cơ bản sau:
- Là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức hoạt
động. Đối với cơ qua hành chính Nhà nước, mục tiêu là đáp ứng một cách tốt
nhất những yêu cầu cơ bản của nhân dân. Để làm được điều này, các cơ quan
Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách hợp lý và khoa học. Nếu cơ
chế chính sách hợp lý, khoa học sẽ đem lại sự hài lòng cho nhân dân, góp phần
vào sự phát triển của xã hội. Ngược lại, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ ngăn
cản việc thực hiện các quyền của công dân, đặc biệt là các quyền về nhân sự,
kìm hãm sự phát triển của xã hội
- Là người trực tiếp tổ chức thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, các công chức là những người
quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sách, kế hoạch Nhà
nước. Vai trò này đòi hỏi công chức phải có năng lực, phẩm chất đạo đức để đáp
ứng công việc đặt ra.
- Là những chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong tổ chức,
bao gồm tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác. Công việc
này đòi hỏi công chức phải có kỹ năng tổ chức không ngừng học hỏi để đáp ứng
mọi yêu cầu của công việc.

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

20

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Là người trực tiếp thực hiện các giao tiếp giữa cơ quan Nhà nước với
môi trường bên ngoài. Đó là việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước
với nhau. Tiếp nhận thông tin từ xã hội, rồi tiến hành phản hồi những thông tin
nhận được, giao tiếp với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, công dân…đòi hỏi
công chức phải có nhạy cảm nhất định với thông tin, đặc biệt là các thông tin về
sự phát triển của xã hội. Nếu thực hiện tốt vai trò này sẽ giúp cơ quan Nhà nước
nắm bắt nhanh xu hướng phát triển của xã hội. Từ đó định ra chính sách kế
hoạch trong thời kỳ đổi mới đất nước.
* Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trước hết được hiểu đó
chính là chất lượng lao động của cán bộ, công chức nhà nước – một loại lao
động cao tính chất đặc thù riêng xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đôi ngũ lao
động này.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là một trạng thái nhất định của
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thể hiện mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng
giữa các yếu tố, các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ cán
bộ, công chức.
* Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tố khó
lượng hóa, nó được thể hiện qua rất nhiều mặt: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, tác phong làm việc, lối sống, trình độ nhận thức, kiến thức chuyên môn
được đào tạo, năng lực công tác trong thực tiễn, tuổi tác, tình trạng sức khỏe…
Dựa vào các yếu tố này, người ta đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức là những quy định, những yêu cầu cụ thể đối với
những cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ của cán bộ, công chức
Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ của cán bộ, công chức là nhóm tiêu chí

rất quan trọng đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức bao gồm các chỉ tiêu
như: trình độ chuyên môn được đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp, thâm niên, kinh
nghiệm công tác và sức khỏe của cán bộ, công chức.
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

21

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc của cán bộ,
công chức
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện công vụ thực tế của cán
bộ, công chức. Phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ đảm nhận
chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Để đánh giá cán bộ, công chức theo
tiêu chí này cần dựa vào đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Để tiến hành đánh giá chính xác về thực hiện công việc của cán bộ, công
chức đòi hỏi trong các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành phân tích
công việc một cách khoa học và xây dựng được Bản mô tả công việc, Bản tiêu
chuẩn chức danh nghiệp vụ thực thi công vụ và Bản tiêu chuẩn hoàn thành công
việc.
- Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sang
đáp ứng về sự thay đổi công việc của cán bộ, công chức
Có hai tiêu chí quan trọng được xem xét khi đánh giá chất lượng của cán
bộ, công chức trong nhóm này: đó là nhận thức về sự thay đổi công việc trong
tương lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó. Khi nhận thức được

sự thay đổi đó, cán bộ, công chức có thể tự chuẩn bị cho mình những hành trang
cần thiết để có thể đi trước, đón đầu sự thay đổi của công việc, từ đó công chức
mới có được sự chủ động trong công việc, không phải chạy theo công việc mà
làm chủ được công việc của mình, sẽ tránh được sự đào thải của tổ chức.
- Một số tiêu chí khác
+ Cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức: theo tuổi, giới tính
+ Cơ cấu theo trình độ chính trị, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ
quản lý hành chính,…
+ Khả năng làm việc nhóm, tuân thủ kỷ luật, văn hóa công sở…
* Các phương pháp đào tạo
** Đào tạo tại nơi làm việc
Phương pháp này người lao động sẽ được trực tiếp đào tạo tại nơi làm
việc, trong đó người lao động sẽ được học các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

22

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

công việc thông qua thực tế công việc. Đào tạo tại nơi làm việc bao gồm các
hình thức đào tạo cụ thể như:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Đây là quá trình đào tạo bắt đầu
bằng sự giới thiệu, giải thích của người dạy về mục tiêu công việc và chỉ dẫn tỉ
mỉ từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và thử cho tới khi thành thạo

dưới sự giám sát của người hướng dẫn.
- Đào tạo theo kiểu học nghề: Phương pháp này bắt đầu bằng việc học lý
thuyết trên lớp. Sau đó được đưa đến nơi làm việc dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn
của một số công nhân lành nghề trong một số công nhân lành nghề trong một
không gian để trang bị cho phần lý thuyết.
- Đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn: Phương pháp này thường được áo
dụng cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát, có thể được học các kỹ
năng, kiến thức cần thiết cho công việc trước mắt và cho công việc tương lai qua
sự kèm cặp, chỉ bảo: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi một số
cố vấn, kèm cặp bởi người có kinh nghiệm giỏi.
- Đào tạo theo kiểu luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ: Là phương pháp
chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác nhằm cung cấp cho
họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.
Những kinh nghiệm, kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp họ có khả năng
thực hiện tốt những công việc cao hơn trong tương lai.
** Đào tạo ngoài nơi làm việc.
Đào tạo ngoài nơi làm việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được
tách khỏi sự thực hiện công việc trong thực tế. Kiểu đào tạo này bao gồm các
hình thức đào tạo sau:
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: Đối với những nghề tương đối
phức tạp hoặc công việc có tính đặc thù mà phương pháp kèm cặp không đáp
ứng được. Phương pháp này có phần học chia làm 2 phần: lý thuyết và thực
hành. Phần lý thuyết do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách còn phần thực hành
thì được tiến hành ở các xưởng thực tập dưới sự chỉ dẫn của các kỹ sư hoặc công
nhân lành nghề.
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

23

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Cử đi học ở các trường chính quy: Các doanh nghiệp cũng có thể người
lao động đến học tập ở các trường nghề hoặc quản lý do các bộ, ngành hoặc do
Trung ương tổ chức. Trong phương pháp này, người học sẽ được trang bị đầy đủ
cả kiến thức lẫn kỹ năng thực hành.
- Các bài giảng, hội nghị, hội thảo: Các buổi bài giảng , hội nghị có thể
được tổ chức tại các doanh nghiệp hoặc một số hội nghị bên ngoài, có thể được
tổ chức riêng hoặc kết hợp các phương pháp đào tạo khác. Trong các buổi thảo
luận, học viên sẽ thảo luận từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo
nhóm, qua đó học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính: Đây là
phương pháp đào tại kỹ năng hiện đại mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng
rộng rãi. Trong phương pháp này các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa
mồm của máy tính, người học chỉ được thực hiện theo các chỉ dẫn của máy tính.
- Đào tạo theo phương thức từ xa: Là phương thức đào tạo giữa người
dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian
mà thông qua phương pháp nghe nhìn trung gian như sách , tài liệu học tập,
băng hình, đĩa CD,VCD, internet… Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ thông qua các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng.
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Phương pháp này bao gồm các hội
thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như bài tập tình huống, mô phỏng
trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách
đào tạo hiệu quả nhằm giúp cho các học viên giải quyết các tình huống như trên
thực tế.
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Đây là một kiểu bài tập, trong

đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các bản tường
trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người có thể
nhận được khi vừa tới nơi làm việc mà họ có trách nhiệm phải xử lý nhanh
chóng và đứng đắn.
1.4. Cơ sở pháp lý
- Luật Cán bộ công chức năm 2008
Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

24

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quyết định số 770/QĐ-TTg ban hành ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính nhà nước
- Quyết định 2958/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011 của UBND
thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế đánh giá, phân loại cán bộ, công
chức hàng năm
- Quyết định 1295/QĐ-UBND ngày 16/02/2013 của UBND huyện Mỹ Đức về
việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động năm
2012
- Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức thuộc UBND huyện
Mỹ Đức có mặt đến tháng 12 năm 2012 của Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức.

Sinh viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


25

Lớp: CĐ Quản trị Nhân lực K6D


×