Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.91 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................2
6. Ý nghĩa đề tài: ................................................................................................................2
7. Kết cấu đề tài: ................................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG..............................................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về huyện Hòa An ....................................................................4
1.1.1.Chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Hòa An......................................................5
1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Hòa An..................................................6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của phòng Nội Vụ huyện Hòa An..........................11
1.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Hòa An .....................................................12
1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An ..................15
1.4.1. Chức năng...............................................................................................................15
1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................................15
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................20
2.1.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................20
2.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức .................................................................................21
2.1.3. Cán bộ công chức cấp xã........................................................................................21
2.1.4. Năng lực làm việc của cán bộ, công chức ..............................................................23


2.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức cấp xã.........24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN ĐỘI NGŨ..................27
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO
BẰNG.................................................................................................................27
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng....27
2.1.1. Số lượng .......................................................................................................27
2.1.2. Chất lượng.............................................................................................................27
2.1.2.1. Về trình độ của cán bộ công chức..............................................................27
2.1.2.2 Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức.......................................32
2.1.2.3 Kỹ năng và phương pháp làm việc .......................................................................32
2.1.2.4. Phẩm chất đạo đức...............................................................................................33


2.1.2.5. Sức khỏe, thâm niên công tác..............................................................................34
2.2. Đánh giá chung..........................................................................................................35
2.2.1. Kết quả, thành tựu đạt được trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã tại huyện Hòa An..................................................................................35
2.2.2. Hạn chế về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An......................36
2.2.3. Nguyên nhân...........................................................................................................37
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở.......................38
2.2.4.1. Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức.............................................................38
2.2.4.2. Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.....................................39
2.2.4.3. Chính sách về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở............................41
2.2.4.4. Yếu tố văn hóa ở địa phương...............................................................................41
2.2.4.5. Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vất chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở.......................................................................................................................................43

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN

HÒA AN.............................................................................................................44
3.1. Một số giải pháp.........................................................................................................44
3.2. Một số kiến nghị........................................................................................................47

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................49


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đang
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó là sự phát
triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao. Quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta
những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng
ta cần phải cố gắng để vượt qua.
Tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quan hành
chính Nhà nước, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương củng phải
có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa
nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để đưa nước ta tiến lên con
đường XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của vấn đề”. Đội ngũ cán
bộ, công chức nước ta là lực luợng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước,
đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là công bộc của dân, là người thực
thi chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Và
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, như
vậy có nghĩa là gia tăng khối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu.
Cán bộ, công chức là những người phải đóng góp sức mình vào công cuộc phát
triển đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội, giới thiệu Việt Nam đến với
thế giới, để thế giới biết đến dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường. Muốn
được như vậy thì người cán bộ, công chức phải không ngừng học hỏi, trao dồi

các kiến thức, phát huy nội lực của bản thân để tạo sức mạnh cho tập thể.
Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực làm việc của cán bộ, công chức còn
nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đổi mới dẫn
đến nhiều bất cập trong công tác quản lý cũng như trách nhiệm phục vụ nhân
dân.
Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công
chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, em muốn đóng góp một chút


ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng để hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân
dân.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
cho sinh viên có được đợt thực tập này,xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Tổ chức và Quản lý nhân lực cùng các thầy cô trong trường đã trang bị kiến thức
làm hành trang cho em trong đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, công chức trong phòng
Nội vụ huyện Hòa An đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập
cũng như hoàn thành chuyên đề này.
Tuy nhiên do thời gian có hạn với kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài
báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy
cô trong nhà trường, các cô chú, anh chị trong phòng Nội vụ huyện Hòa An để
báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa./.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cán bộ công chức


CBCC

Ủy ban nhân dân

UBND

Hội đồng nhân dân

HĐND


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay thế giới đang trong bối cảnh biến đổi phức tạp, xu thế hội nhập
toàn cầu đang được đẩy mạnh. Đất nước ta lại đang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Để phát triển đất nước với mục tiêu của Đảng, đường lối phát
triển của Nhà nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” thì nhân lực là yếu tố rất quan trọng , nhất là đội ngũ cán bộ, công chức.
Do vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ
mới là yêu cầu khách quan và cấp bách. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xây
dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài từ cấp trung ương tới
địa phương.
Có thể thấy đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức nói
riêng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn là
người gần dân nhất, trực tiếp phổ biến, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân
mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận
dụng các chủ trương, chính sách phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, điều kiện cụ
thể của từng địa phương để nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung và

cán bộ, công chức xã, thị trấn nói riêng phải nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý
thức tự rèn luyện đạo đức, phẩm chất cách mạng, có tác phong nhanh nhẹn, gần
gũi với nhân dân có năng lực nắm bắt tình hình và khả năng giải quyết tốt mọi
vấn đề về tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân.vì vậy nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ( CBCC) cấp xã đáp ứng được yêu
cầu và thực hiện tốt được nhiệm vụ vừa là yêu cầu cơ bản vừa là đòi hỏi cấp
thiết hiện nay.
Với những lý do trên em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” để làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp ( năm học 2012 - 2015).

1


2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng và đánh giá về đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của
đội ngũ này cũng như chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã của huyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã nêu trên, bài báo cáo có nhiệm vụ làm rõ
những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ
công chức cấp xã. Tìm hiểu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Hòa An hiện nay, qua đó trên cơ sở phân tích về hệ thống, cơ cấu, chất
lượng của cán bộ, công chức cấp xã của huyện tiến hành đánh giá chỉ ra những
ưu điểm, thành tựu đã đạt được cùng những tồn tại cần được khắc phục, chỉ ra
những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức.
Từ đó hình thành các quan điểm kiến nghị phương hướng giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An ,

tỉnh Cao Bằng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề báo cáo nghiên cứu trong phạm vi huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng giai đoạn từ năm 2013 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập em đã sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu;
- Phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp;
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp;
- Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
6. Ý nghĩa đề tài:
Qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
2


cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” đã giúp em tìm hiểu thêm được nhiều
kiến thức và có cái nhìn khái quát thực tế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Trên cơ sở phân tích về hệ
thống, cơ cấu, chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã của huyện đề tài tiến
hành đánh giá chỉ ra những ưu điểm, thành tựu đã đạt được cùng những tồn tại
cần được khắc phục, chỉ ra những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng tới
chất lượng cán bộ, công chức. Từ những hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế đó em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị với mong
muốn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hòa An ngày càng
nâng cao và kiện toàn hơn nữa. Báo cáo có thể dùng làm tài liệu để huyện Hòa An
tham khảo và căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng trong chính sách hoạch định và
đổi mới công tác cán bộ cơ sở. Có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài bao gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Chương II: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Chương III: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG
Cơ quan thực tập : Phòng nội vụ huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Địa chỉ

: Thị trấn Nước Hai – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng.

Sđt

: 026.386.0193
1.1. Giới thiệu chung về huyện Hòa An
Hòa An là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở trung tâm của tỉnh, là

một trung tâm Văn hóa - Chính trị, kinh tế lớn của tỉnh.
Phía bắc giáp huyện Hà Quảng;
Phía đông bắc giáp huyện Trà Lĩnh;
Phía đông giáp huyện Quảng Uyên;
Phía nam giáp huyện Thạch An;
Phía tây giáp huyện Nguyên Bình và huyện Thông Nông.
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 60.711,33ha và dân số là 54.120

người (năm 2014), gồm các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Cao Lan...
sống rải rác và xen kẽ trên khắp địa bàn toàn huyện, canh tác chủ yếu bằng nghề
trồng lúa, ngô và các cây trồng khác. Ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng
Tày, Nùng, Kinh. Có truyền thống tôn thờ tổ tiên và các danh nhân có công với
dân tộc.
Huyện Hòa An có nhiều sông suối chảy qua, đáng kể nhất là sông Bằng (xưa
gọi là sông Măng) bắt nguồn từ Trung Quốc, sông có lòng rộng và sâu, rất thuận
lợi cho giao thông vận tải.
Hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng và
phì nhiêu có thể xếp vào loại nhất của tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, còn có một số
hồ nhân tạo như hồ Nà Tấu, hồ Khuổi Lái, hồ Khuổi Áng, hồ Phja Gào.
Địa giới hành chính gồm có 20 xã và 01 thị trấn theo bảng thống kê sau:

4


BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, DÂN SỐ HUYỆN HÒA AN
(Tính đến thời điểm ngày 27 tháng 11 năm 2014)
Tổng số
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Đơn vị xã

Diện tích

xóm,

Số hộ

Thị trấn Nước Hai
Dân Chủ
Nam Tuấn
Đức Xuân
Đại Tiến
Đức Long
Ngũ Lão
Trương Lương
Bình Long
Nguyễn Huệ

Công Trừng
Hồng Việt
Bế Triều
Hoàng Tung
Trưng Vương
Quang Trung
Bạch Đằng
Bình Dương
Lê Chung
Hà Trì
Hồng Nam
Tổng số

(ha)
122,61
5.571,54
3.702,04
2.015,02
1.994,62
2.975,28
5.495,72
3.704,16
1.746,61
2.076,40
1.615,85
1.091,31
2.473,73
2.490,43
2.306,01
2.863,14

6.006,74
3.316,06
3.721,65
1.943,57
3.478,84
60.711,33

Tổ dân phố
10
23
23
4
9
27
15
12
16
9
5
15
21
14
12
7
12
8
9
6
7
264


998
1.253
1.263
95
366
1.622
536
597
810
396
186
696
1.629
860
433
366
583
315
288
204
263
13.759

Dân số
(người)
3.638
5.166
5.002
505

1.391
5.532
2.247
2.513
3.119
1.632
1.043
2.757
5.625
3.345
1.935
1.757
2.218
1.325
1.251
919
1.200
54.120

1.1.1. Chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Hòa An
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hòa An do Hội đồng nhân dân (HĐND)
cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
5



1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Hòa An
Nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước của huyện được quy định tại
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003 của
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các lĩnh vực:
1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân huyện thông qua để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức và
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán
ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Uỷ
ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban
nhân dân xã xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã.
2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và
tổ chức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm
sản, phát triển ngành;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,
giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã;

6


- Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ
lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ ở các xã;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm
và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện
quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở
và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân
cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra

việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;

7


- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
6. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,
thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập
giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức
các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ
đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế
thi cử;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong
trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể
thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hoá gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành

nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động;
tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ
thiện, nhân đạo;
7. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
8


- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và
chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn
huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại
địa phương.
8. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và
quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;
quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
9. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn
giáo;

9


- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
của công dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
10. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thị trấn, xã thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ
chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã.
11. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ
ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân
dân cấp trên;
10


- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp
của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
ở địa phương trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua để trình cấp trên xem
xét, quyết định;
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của huyện trình Hội đồng nhân dân
huyện thông qua để trình cấp trên phê duyệt;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng thể
xây dựng và phát triển đô thị của huyện trên cơ sở quy hoạch chung, kế hoạch
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp bảo đảm trật tự công cộng,
giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị; biện
pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử

lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của phòng Nội Vụ huyện Hòa An
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
được thành lập năm 2008 theo Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 04
năm 2008 của Ủy Ban nhân dân huyện Hòa An “Về việc thành lập phòng Nội vụ
trên cơ sở tách phòng Nội vụ - Lao động thương binh và Xã hội”. Phòng Nội vụ
có chức năng Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ
cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc
làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp
11


công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán
bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn
thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Hòa An
Cơ cấu tổ chức của phòng gồm có lãnh đạo phòng và các chuyên viên.
Việc bổ nhiệm Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ, tiêu chuẩn chức danh do Uỷ
ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của Pháp luật. Việc điều động, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức đối với Trưởng phòng và
Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo quy
định của pháp luật.
Các chuyên viên làm nghiệp vụ tại phòng Nội vụ được bố trí phù hợp với
chức năng nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao.

Chuyên viên chịu sự quản lý và điều hành của Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng và trước
pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ: Phòng Nội vụ có 01 Trưởng phòng, 01
Phó Trưởng phòng và 06 cán bộ, công chức, tổng cộng có 08 biên chế:
Trưởng phòng:
1.Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện xây dựng Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo
của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
2. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; gây thiệt
hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
12


3. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động
của cơ quan mình báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội
đồng nhân dân khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên
môn, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
01 Phó Trưởng phòng:
Giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về

công tác xây dựng chính quyền cơ sở, công tác địa giới hành chính trên địa bàn
huyện, công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân theo
nhiệm kỳ và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;
- Thay Trưởng phòng điều hành cơ quan, ký các văn bản hành chính theo
sự phân công về chuyên môn khi được Trưởng phòng ủy quyền.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về công
tác biên chế; soạn thảo văn bản về bố trí, điều động, thuyên chuyển, chuyển xếp
ngạch, nâng bậc lương, thủ tục hồ sơ chế độ đối với cán bộ, công chức; công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và công tác văn thư lưu trữ.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về
công tác cải cách hành chính; tổng hợp công tác cải cách hành chính của huyện
báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân huyện thực hiện quản lý nhà nước về chế độ
tiền lương và bảo hiểm xã hội; công tác quản lý hồ sơ tài liệu lưu trữ, văn bản có
13


liên quan, đến chế độ, chính sách, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức
cấp xã.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về công
tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân huyện thực hiện quản lý nhà nước về công
tác Tôn giáo; theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo, xây dựng kế hoạch,
phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động
đồng bào theo tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên

địa bàn huyện.
01 chuyên viên:
Tham mưu cho Ủy ban nhân huyện thực hiện quản lý nhà nước về công
tác thanh niên.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN HÒA AN

TRƯỞNG PHÒNG

Phó Trưởng Phòng

14


Chuyên
viên Quản
lý cán bộ,
công chức,
viên chức

Chuyên
viên phụ
trách
công tác
về chế
độ chính
sách cơ
sở

Chuyên

viên phụ
trách
công tác
về cải
cách hành
chính

Chuyên
viên phụ
trách về
công tác
Thi đua
khen
thưởng

Chuyên
viên phụ
trách công
tác về Tôn
giáo

Chuyên
viên phụ
trách
công tác
Thanh
niên, Hội

Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ thông tin, báo cáo

1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An
1.4.1. Chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện,
tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi
chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua, khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, và công tác của UBND huyện, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội
vụ.
1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
15


Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ huyện được quy định tại Thông
tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ bao gồm các
nhiệm vụ sau đây:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội
vụ trên địa bàn và tổ chức thực hiện theo quy định;
2. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về tổ chức bộ máy

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc tham mưu cho Ủy ban
nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập,
giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của
Pháp luật.
5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên
chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng
biên chế hành chính, sự nghiệp;

16


- Giúp Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy
định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ
chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
6. Về công tác xây dựng chính quyền
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân
công của Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã; giúp Ủy ban nhân dân huyện
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của

pháp luật;
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Ủy ban nhân
dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình các cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới,
bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của xóm, tổ dân phố trên
địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó xóm, tổ dân
phố.
7. Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp
báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức;
thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức
quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;

17


- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức cấp xã và thực hiện chính
sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp
xã theo phân cấp.
9. Về cải cách hành chính
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách
hành chính ở địa phương;
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩy

mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
- Tổng hợp công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện báo cáo Ủy
ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức
và hoạt động của Hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của Pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và lưu trữ huyện.
12. Về công tác tôn giáo
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi đua, khen thưởng
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào
thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước
18


trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen
thưởng theo quy định của Pháp luật.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi

phạm về công tác Nội vụ theo thẩm quyền.
15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội
vụ trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội
vụ trên địa bàn.
17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp
luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
19. Giúp Ủy ban nhân dân huyện Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công
tác khác được giao trên cơ sở quy định của Pháp luật và theo hướng dẫn của Sở
Nội vụ.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
Đến ngày 10 tháng 02 năm 2011, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư
04/2011/TT-BNV hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện về công tác Thanh niên như sau:
21. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; Quy
hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức
19


thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác Thanh niên
được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, Quy hoạch, Kế

hoạch về Thanh niên và công tác Thanh niên sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Thanh niên và
công tác Thanh niên được giao.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật cán bộ, công chức năm 2008;
- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính
phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính
phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công
chức xã, phường, thị trấn.
- Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về
việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn;

20


×