Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận cao học lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và causky trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.87 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ - PHẦN TƯ BẢN CHỦ
NGHĨA

Đề tài:
Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và Causky
trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản”

1


MỞ ĐẦU
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mac và Ănghen đã chỉ ra
rằng: Tự do cạnh tranh đưa tới sản xuất, tập trung sản xuất phát triển tới một
trình độ nhất định sẽ dẫn tới độc quyền.
Thực tiễn lịch sử của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX
đã chứng minh luận điểm đó. Song các nhà kinh tế và các nhà xã hội học tư sản
đã không phản ánh đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc, trái lại họ còn bênh
vực và che đậy bản chất của nó.
Trong tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản”, dựa trên những tư tưởng của C.Mac và Ănghen , dựa trên thực tiễn sinh
động của thời đại lúc bấy giờ, đồng thời sử dụng có phê phán những số liệu và
những tư tưởng của các nhà kinh tế tư sản, V.I Lênin đã đi sâu phân tích một
cách khoa học về chủ nghĩa đế quốc. Người đã chỉ ra những đặc điểm kinh tế cơ
bản và địa vị lịch sử của nó. Trên cơ sở đó đã tiếp tục vạch ra đường lối đấu
tranh cách mạng cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới.
Vì vây, với đề tài tiểu luận : Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà
kinh tế học tư sản và Causky trong tác phẩm chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản”, em muốn nghiên cứu rõ hơn những quan điểm sai


lầm của các nhà kinh tế, xã hội học tư sản và sự phê phán của Lênin để có cái
nhìn đúng đắn, khoa học hơn về chủ nghĩa đế quốc.

NỘI DUNG
1. Lenin và tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư

bản”.
Tiểu sử Lenin
V.I. Lênin sinh ngày 22- 4- 1870 tại nước Nga, Ông sinh ra và lớn lên trong

1.1.

một gia đình trí thức tiến bộ. Thuở nhỏ, Lênin là một cậu bé rất thông minh,
lanh lợi và hiếu học. Thời niên thiếu, Lênin đã bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa
2


mác và bước vào con đường đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên chế Nga
Sa hoàng và bị đuổi ra khỏi trường Đại học.
Năm 1890, Lênin được học ngoại trú tại trường đại học Peterbourg. Chỉ
trong vòng một năm, Ông đã học hết chương trình và thi đỗ loại ưu. Năm 23
tuổi, Lênin trở thành nhà Mácxit thực thụ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin trãi qua nhiều gian truân, sóng gió. Năm
1897, Lênin bị đày 3 năm ở Xiberi. Kể từ đó trở đi ông còn bị tù đày rất nhiều
lần và phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến ngày 28-1-1924, Lênin đã qua đời.
Lênin đã sống và cống hiến suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng tháng 10 Nga diễn ra và giành thắng
lợi đã đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử loài người, mở ra cho nhân loại một
thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói, Lênin là một học trò trung thành và triệt để nhất của C.Mác và

Ph. Ăngghen. Ông đã bảo vệ thành công Chủ nghĩa Mác trước sự đã kích chống
phá của bọn phản động và các trường phái tư sản. Đồng thời Lênin còn là người
kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác, nâng Chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới
với những phát minh vĩ đại trong thời đại mới.
1.2.
Tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản”
Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên
những tiền đề sau:
Về kinh tế, Điểm nổi bật về kinh tế cuối Thế kỷ XIX đầu Thế kỷ XX là:
Lực lượng sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ do có nhiều phát minh về kỹ thuật
và công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất như: xuất hiện nhiều lò luyện
thép hiện đại thay cho lò thủ công; xuất hiện động cơ Điezen, Tuốc bin hơi nước
và nhiều phương tiện giao thông hiện đại đó là ôtô, tàu điện, xe lửa, máy bay…
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy sản xuất phát
triển, dẫn tới quá trình tích tụ tập trung sản xuất, làm hàng loạt xí nghiệp nhỏ
biến đi, hình thành nên những xí nghiệp lớn.
Chính những xí nghiệp lớn này đã liên kết với nhau đưa tới sự xuất hiện
của tổ chức độc quyền.
Về chính trị - xã hội, Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện làm cho chủ
nghĩa tư bản(CNTB) tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Dưới sự
3


thống trị của chủ nghĩa đế quốc, đời sống của giai cấp công nhân và mọi tầng
lớp khác trong xã hội bị bóc lột nặng nề hơn, đời sống khó khăn vì chúng quân
sự hoá, chạy đua vũ trang gây ra các cuộc chiến để tranh giành thuộc địa.
Trước tình hình đó đã dấy lên một phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân trong các nước đế quốc và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Phong trào đấu tranh này cần phải có một chính đảng tiên phong để lãnh đạo,

nhưng lúc đó Quốc tế II lại đi vào con đường phản bội chủ nghĩa Mác, theo chủ
nghĩa cải lương cơ hội.
Trên sách báo họ tô son vẽ phấn cho chủ nghĩa đế quốc và bênh vực các
cuộc chiến tranh đế quốc. Một yêu cầu khách quan là phải vạch rõ bản chất và
xu hướng lịch sử của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó vạch ra đường lối đấu tranh cách
mạng đứng đắn cho phong trào của giai cấp vô sản và quần chúng lao động trên
toàn thế giới.
Tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”
của Lênin đã đáp ứng được nhu cầu đó của thời đại. Tác phẩm này được viết từ
tháng giêng cho đến tháng 6 năm 1916, hoàn cảnh lúc này là tình hình thế giới
có nhiều biến đổi sâu sắc: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ cùng với sự
phát triển của khoa học- kỹ thuật làm cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển một cách nhanh chóng, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, trong khi đó
thì khả năng tiêu thụ và khả năng thanh toán không đáp ứng được. Từ đó, dẫn
đến khủng hoảng kinh tế. Những cuộc khủng hoảng lớn vào những năm 1897,
1900, 1903 làm cho nền kinh tế tư bản đứng trước những thách thức lớn. Hàng
loạt xí nghiệp nhỏ bị phá sản, tập trung sản xuất phát triển mạnh dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền.
Trước sự kiểm duyệt gắt gao của Nga Hoàng, Lênin đã phải hạn chế rất
nhiều trong việc phân tích kinh tế và trình bày những quan điểm của mình. Tuy
nhiên, không vì thế mà làm cho tác phẩm mất đi phần giá trị của nó. Sự ra đời
của cuốn sách này vẫn là sự ra đời của một công trình vĩ đại không chỉ “Nêu rõ
được tình hình tổng quát của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn thế giới trong
những quan hệ quốc tế của nó vào thế kỷ XX” [1, tr386], mà còn “giải thích…

4


cho độc giả thấy những lời dối trá vô liêm sĩ của bọn tư bản cung như bọn cơ hội
Sô- vanh” [1, tr386].

Đồng thời vạch ra con đường đấu tranh cách mạng cho giai cấp vô sản trên
toàn thế giới, vì chỉ ra một chân lý tất yếu rằng: “ Chủ nghĩa đế quốc là phòng
chờ của chủ nghĩa xã hội, là đêm trước của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”
[1, tr387].
Kết cấu của tác phẩm gồm 10 phần:
Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
Các ngân hàng và vai trò mới của chúng.
Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính.
Xuất khẩu tư bản.
Việc phân chia thế giới giữa các liên minh của bọn tư bản.
Việc phân chia thế giới giữa các đại cường quốc.
Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn đặc biệt của Chủ nghĩa tư bản.
Tính ăn bám và sự thối nát của chủ nghĩa tư bản.
Phê phán chủ nghĩa đế quốc.
Vị trí của chủ nghĩa đế quốc.
2. Chủ nghĩa đế quốc- giai đoạn đặc biệt của chủ nghĩa tư bản.
2.1.
Địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc

Theo Lênin, chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và kế tục trực tiếp của
những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói chung. Nhưng chủ nghĩa tư bản
chỉ trở thành chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa khi nó đạt tới một trình độ phát
triển nhất định, rất cao, khi một số những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản
đã bắt đầu biến thành điều trái ngược với những đặc tính đó, khi những đặc điểm
của một thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một chế độ kinh tế xã hội cao
hơn đã hình thành và bộc lộ ra hoàn toàn. Về mặt kinh tế, điểm cơ bản trong quá
trình này là sự độc quyền tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho sự cạnh tranh tự do
tư bản chủ nghĩa. Cạnh tranh tự do là đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản và
của nền sản xuất hàng hóa nói chung; độc quyền là cái trực tiếp trái ngược với
cạnh tranh tự do; nhưng trước hết chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc

quyền và tạo ra nền sản xuất lớn; loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất
lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn, đưa sự tập trung sản xuất và sự tập trung tư
5


bản đến một mức độ mà sự tập trung này đã và đang làm cho các tổ chức độc
quyền xuất hiện. Đồng thời, độc quyền không thủ tiêu sự cạnh tranh tự do là cái
đã sinh ra chúng; chúng tồn tại ở bên trên sự cạnh tranh tự do và cùng với sự
cạnh tranh tự do, do đó mà gây ra một số mâu thuẫn, va chạm và xung đột đặc
biệt gay gắt và kịch liệt. Độc quyền là bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên một
chế độ cao hơn.
Từ đây, Lênin đã xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc bằng
những định nghĩa sau:
2.1.1. Định nghĩa vắn tắt
“Nếu cần định nghĩa chủ nghĩa đế quốc cho thật hết sức vắn tắt thì phải nói
rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản”.
Định nghĩa này đã nêu được cái bản chất nhất, chủ yếu nhất của chủ nghĩa
đế quốc, song chưa nêu được những đặc điểm cơ bản và không bao quát được
những mối liên hệ. Do đố phải nêu định nghĩa thứ hai.
2.1.2. Định nghĩa đầy đủ

Theo Lênin định nghĩa đầy đủ phải bao gồm 5 dấu hiệu cơ bản.
Lênin viết: “ Khi định nghĩa chủ nghĩa đế quốc, phải đưa ra một định nghĩa
bao gồm 5 dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: 1, Sự tập trung sản xuất và tư
bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền
có một vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế; 2, Sự hợp nhất tư bản ngân
hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở tư bản tài chính đó, xuất hiện một
bọn đầu sỏ tài chính; 3, Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng
hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt; 4, Sự hình thành những liên minh
độc quyền quốc tế của bọn tư bản tư bản chia nhau thế giới và 5, Việc các cường

quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Phê phán quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc.
Causki là nhà lý luận Macxit là một trong những lãnh tụ của quốc tế II,

2.2.

nhưng từ năm 1914 Causky công khai đi vào con đường phản bội và ông nêu ra
một định nghĩa như sau:
“ Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát
triển cao. Nó là xu hướng của mỗi dân tộc tư bản chủ nghĩa công nghiệp muốn
6


sát nhập hoặc chinh phục tất cả những vùng nông nghiệp lớn, bất kể dân tộc ở
những vụ đó là dân tộc nào”.
Theo Lênin những quan điểm của Causky hoàn toàn không đúng, và mang
tính chất phản động, cụ thể:
2.1.1. Chủ nghĩa đế quốc không phải là một chính sách, mà nó là một giai đoạn
phát triển cao của chủ nghĩa tư bản.
Causky cho rằng: “ Chủ nghĩa đế quốc không phải là chủ nghĩa tư bản hiện
đại, nó chỉ là một trong những hình thức của chính sách chủ nghĩa tư bản hiện
đại; và chúng ta có thể và phải chống lại chính sách đó”.
Lênin chỉ ra rằng đây là một lối tuyên truyền tinh vi, ngụy trang khéo léo
cho sự thỏa hiệp với chủ nghĩa đế quốc, vì đấu tranh chống chính sách của các
tơrot và các ngân hàng mà không đụng đến cơ sở kinh tế của các tơrot và các
ngân hàng đó thì chỉ là chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa hòa bình tư sản. Đáng
lẽ phải lột trần tất cả tính chất sâu sắc của những mâu thuẫn hiện có, thì lại lảng
tránh những mâu thuẫn ấy. Lenin khẳng định nó không giống một chút gì với
chủ nghĩa Mac.
2.1.2. Chủ nghĩa đế quốc không phải chỉ mang tính chất dân tộc, mà còn mang

tính chất giai cấp.
Lênin cho rằng định nghĩa của Causky về chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn
không dùng được vì đã tách riêng vấn đề dân tộc ra một cách phiến diên. Nó còn
phải mang tính giai cấp và đấu tranh giai cấp.
2.1.3. Chủ nghĩa đế quốc không phải là tư bản công nghiệp, mà là tư bản tài
chính.
Lenin viện dẫn “ Không phải ngẫu nhiên mà ở Pháp chính sự phát triển đặc
biệt nhanh chóng của tư bản tài chính, trong khi tư bản công nghiệp suy yếu, đã
làm cho chính sách thôn tính từ những năm 80 thế kỉ trước ngày càng trở nên
gay gắt”. Vậy là bản chất của chủ nghĩa đế quốc là tư bản tài chính và làm cho
các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
2.1.4. Chủ nghĩa đế quốc không những có xu hướng muốn thôn tính các vùng

nông nghiệp mà thậm chí cả những vùng có nhiều công nghiệp.
Điều tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính là ở chỗ nó có xu hướng thôn
tính không những các vùng nông nghiệp, mà thậm chí cả những vùng cón nhiều
7


công nghiệp nhất, vì một là, sự phân chia thế giớ đã xong rồi, cho nên khi phân
chia lại người ta buộc phải tìm đến bất kì vùng đất là; hai là, điểm trọng yếu của
chủ nghĩa đế quốc là sự cạnh tranh của một số cường quốc lớn muốn chiếm bá
quyền, nghĩa là muốn đi xâm chiếm, chủ yếu không phải nhằm trực tiếp cho bản
thân, mà làm bàn đạp chiếm một đối thủ khác.
2.1.5. Định nghĩa của Causky không chỉ sai lầm, mà nó còn dùng làm cơ sở cho

một hệ thống quan điểm đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa Mac.
Causky đã tách rời chính sách của chủ nghĩa đế quốc khỏi nền kinh tế của
nó; ông ta giải thích rằng những cuộc thôn tính là chính sách “ ưa thích” của tư
bản tài chính, đem đối lập chính sách này với một chính sách tư sản khác tuồng

như có thể thực hiện được cũng trên cơ sở của tư bản tài chính đó. Đáng lẽ phải
vạch ra tính chất sâu sắc của những mâu thuẫn cơ bản nhất trong giai đoạn hiện
đại của chủ nghĩa tư bản, thì lại làm lu mờ và xoa dịu những mâu thuẫn đó. Kết
quả là chủ nghĩa cải lương tư sản chứ không phải là chủ nghĩa Mac.
Lênin chỉ ra “thuyết chủ nghĩa đế quốc cực đoan”- thuyết đã đoạn tuyệt
một cách dứt khoát và đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mac.
Nếu hiểu quan điểm thuần túy kinh tế là một sự trừu tượng thuần túy, thì tất
cả đều quy tụ lại là: sự phát triển dẫn đến những tổ chức độc quyền, và do đó,
dẫn đến một tổ chức độc quyền toàn thế giới, đến một tơrot duy nhất toàn thế
giới. Điều này thì “thuyết chủ nghĩa đế quốc cực đoan” hoàn toàn vô lý.
Nếu nói đến những điều kiện thuần túy của thời đại tư bản tài chính, với
tính cách một thời đại lịch sử cụ thể vào đầu thế kỷ XX, thì những lời hoàn toàn
không có nội dung của Causky nói về chủ nghĩa đế quốc cực đoan, cũng khuyến
khích cái tư tưởng hết sức sai lầm và có tính chất tiếp tay cho bọn biện hộ cho
bọn chủ nghĩa đế quốc, là: sự thống trị của tư bản tài chính tuồng như là giảm
bớt những sự chênh lệch và những mâu thuẫn trong nền kinh tế thế giới; trong
khi đó thì sự thống trị ấy thực tế làm cho những sự chênh lệch và mâu thuẫn đó
tăng thêm.
Lênin khẳng định Causky cùng thuyết chủ nghĩa đế quốc cực đoan “ hòa
bình” là một mưu toan phản động, lẩn tránh hiện thực. Ông khẳng định để giải
quyết các mâu thuẫn phải giải quyết bằng vũ lực.
8


Từ những phê phán trên, Lênin kết luận, đáng lẽ phải vạch ra tính chất sâu
sắc của những mâu thuẫn cơ bản nhất trong giai đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư
bản, thì lại làm lu mờ và xoa dịu những mâu thuẫn đó. Kết quả là chủ nghĩa cải
lương tư sản chứ không phải là chủ nghĩa Mac.
3. Tính chất ăn bám và thối nát của chủ nghĩa tư bản
3.1.

Nguồn gốc của sự ăn bám và thối nát

Theo Lênin nguồn gốc của sự ăn bám và thối nát đó là độc quyền. Vì độc
quyền phát sinh từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đẻ ra, nên độc quyền tất
yếu đẻ ra xu thế đình trệ và thối nát.
3.2.
Những biểu hiện của sự ăn bám và thối nát.
3.2.1. Xu hướng kìm hãm kỹ thuật.

Sở dĩ trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc có xu hướng kìm hãm kỹ thuật, vì
do có sự tồn tại của giá cả độc quyền, do xâm chiếm được nhiều thuộc địa nên
các tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận cao, mà không cần cải tiến kỹ thuật.
Mặt khác sự hao mòn vô hình, vì nếu cải tiến kỹ thuật có nhiều phát minh mới
làm cho tư bản cố định bị hao mòn vô hình dẫn đến thiệt hại lớn. Nên nhiều
công ty đã mua bằng phát minh bỏ vào ngăn kéo.
Lênin viết: “Việc định ra những giá cả độc quyền, dù tạm thời chăng nữa,
cũng làm biến mất trên một mức nào đó, những nguyên nhân kích thích sự tiến
bộ kỹ thuật, và do đó, cũng làm mất những nguyên nhân kích thích mọi sự tiến
bộ khác, làm kìm hãm một cách giả tạo sự tiến bộ kỹ thuật”.
Đồng thời, sự độc chiếm các thuộc địa đặc biệt rộng lớn, giàu có hay có vị
trí thuận lợi, cũng tác động theo cùng một chiều hướng đó.
Nhưng đây chỉ là xu hướng mà thôi, bên cạnh xu hướng kìm hãm, còn có
xu hướng phát triển. Vì độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh, muốn thắng trong
cạnh tranh phải phát triển khoa học- kỹ thuật. Do đó nó tạo ra hai xu hướng trái
ngược nhau. Trong đó xu hướng vận động phát triển vẫn là xu hướng cơ bản, từ
đó làm cho sự phát triển không đều tăng lên.
3.2.2. Tạo ra tầng lớp thực lợi.
9



Đến chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản thoát ly khỏi quá trình sản xuất, mà
trở thành tư bản cho vay lấy lãi, sống nhờ vào sự bóc lột lao động của xã hội và
của các nước khác.
Chủ nghĩa đế quốc là một sự tích lũy rất lớn về tư bản tiền tệ trong một số
ít nước. Do đó có sự phát triển phi thường của giai cấp, hay đúng hơn là của
những kẻ thực lợi, những kẻ hoàn toàn không tham gia một doanh nghiệp nào
cả, những kẻ chuyên nghề ăn không ngồi rồi. Việc xuất khẩu tư bản, một trong
những cơ sở kinh tế căn bản nhất của chủ nghĩa đế quốc, làm tăng thêm sự xa
rời hoàn toàn của tầng lớp những kẻ thực lợi với sản xuất, in dấu vết ăn bám lên
cả một nước sống nhờ vào sự bóc lột lao động.
Hốp-xơn viết: “Năm 1893, tư bản Anh đầu tư ở nước ngoài lên tới 15%
tổng số của cải của Anh. Năm 1915, số tư bản tăng lên gấp 2,5 lần. Chủ nghĩa đế
quốc xâm lược- chủ nghĩa làm cho những người đóng thuế phải đóng góp nặng
nề và đối với nhà công nghiệp và nhà buôn thì lại rất có ý nghĩa...là một nguồn
lợi nhuận to lớn cho nhà tư bản tìm nơi đầu tư tư bản của mình.
Số thu nhập của những người thực lợi lớn gấp năm lần số thu nhập do
ngoại thương đem lại trong một nước “thương mại” phát triển nhất thế giới. Đó
là thực chất của chủ nghĩa đế quốc và của tính ăn bám của nó.
Cho nên, khái niệm; “nước thực lợi” (Rentnerstaat) hay là nước cho vay
nặng lãi, trở nên thông dụng trong các sách báo kinh tế bàn về chủ nghĩa đế
quốc. Thế giới chia thành một số ít những nước cho vay nặng lại và một số rất
lớn những nước đi vay.
Sun-txê – Ghê-véc-ni-txơ viết: “Nước Anh dần dần biến từ một nước công
nghiệp thành một nước cho vay nợ. Mặc dù sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
công nghiệp có tăng lên một cách tuyệt đối, nhưng đối với toàn bô nền kinh tế
quốc dân, thì ý nghĩa tương đối của những khoản thu nhập do lợi tức và lợi tức
cổ phần, do việc phát hành trái khoán, do việc đứng làm trung gian ăn hoa hồng
và do việc đầu cơ đem lại, đều tăng lên.
3.2.3. Tạo ra đội ngũ công nhân quý tộc.
10



Do xuất khẩu tư bản đã đem lại cho tư bản tài chính một khoản lợi nhuận
khổng lồ. Bọn tư bản tài chính đã trích một phần để mua chuộc một số lãnh tụ
công đoàn, để làm tay sai cho giai cấp tư sản và chia rẽ phong trào công nhân.
Lênin gọi tầng lớp công nhân quý tộc là con chó giữ nhà cho giai cấp tư sản.
Nước thực lợi là nước của chủ nghĩa tư bản ăn bám, thối nát, và điều đó
không thể không ảnh hưởng đến tất cả những điều kiện xã hội và chính trị ở
trong nước nói chung, cũng như đến hai trào lưu cơ bản của phong trào công
nhân nói riêng.
Khi nói đến sự liên kết giữa chủ nghĩa đế quốc với lợi ích của “bọn tài
chính”, đến những khoản lợi nhuận ngày càng tăng mà bọn này thu được trong
việc nhận thầu, trong việc cung cấp hàng…, Hốp-xơn đã viết: “những kẻ điều
khiển chính sách rõ ràng mang tính ăn bám đó, là những nhà tư bản; nhưng
cũng chính những động cơ ấy đã ảnh hưởng đến cả những tầng lớp đặc biệt
trong công nhân.
Theo tác giả, thì có hai nguyên nhân làm yếu lực lượng của các đế quốc cũ:
1) “Tính ăn bám về mặt kinh tế” và 2) việc lập quân đội gồm người các dân tộc
bị lệ thuộc. “Nguyên nhân thứ nhất là thói quen đó, nhà nước thống trị sử dụng
các tỉnh của nó, các thuộc địa của nó và các nước lệ thuộc để làm giàu cho giai
cấp đang cầm quyền của mình và mua chuộc những giai cấp nằm yên”. Đứng về
mặt kinh tế mà nói, để có thể mua chuộc được như thế; bất luận mua chuộc dưới
hình thức nào, thì phải có những món lợi nhuận độc quyền cao.
Còn về nguyên nhân thứ hai thì Hốp-xơn viết: “Một trong những triệu
chứng kỳ lạ nhất của bệnh mù quáng của chủ nghĩa đế quốc là sự thản nhiên của
Anh, Pháp và các nước đế quốc chủ nghĩa khác khi bước vào con đường ấy.
Nước Anh thì đi xa hơn tất cả. Phần lớn những trận đánh mà nhớ đó chúng ta đã
chiếm được đế quốc Ấn Độ của chúng ta, đều do những đội quân của chúng ta
gồm những người bản xứ, tiến hành cả; ở Ấn Độ cũng như gần đây ở Ai Cập,
những quân đội thường trực lớn đều đặt dưới quyền chỉ huy của người Anh; hầu

hết các cuộc chiến tranh của chúng ta nhằm chinh phục Châu Phi, trừ miền Nam
Châu Phi ra, đều do những người bản xứ tiến hành cho chúng ta cả”.
11


Trong nội bộ phong trào công nhân, bọn cơ hội chủ nghĩa hiện nay tạm thời
thắng thế trong phần lớn các nước, cũng “hoạt động” một cách có hê thống và
liên tục đúng theo hướng ấy. Chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là sự phân chia thế
giới và sự bộc lộ tất cả các nước, có nghĩa là đưa lại những lợi nhuận độc quyền
cho một nhúm nước giàu có nhất, cho nên tạo ra khả năng kinh tế để mua chuộc
những tầng lớp trên trong giai cấp vô sản và nuôi dưỡng chủ nghĩa cơ hội làm
cho nó thành hình và củng cố nó.
Khi nói đến giai cấp công nhận Anh, nhà nghiên cứ tư sản chuyên nghiên
cứu về “chủ nghĩa đế quốc Anh hồi đầu thế kỷ XX” buộc phải phân biệt một
cách triệt để sự khác nhau giữa “tầng lớp trên” trong công nhân và “tầng lớp
dưới thật sự vô sản”. Rất nhiều người tham gia hợp tác xã, rất nhiều đoàn viên
công đoàn, hội viên các hội thể thao và những người trong các giáo phái, đều
thuộc tầng lớp trên. Người ta thường nói rằng chỉ nói đến tầng lớp trên ấy, một
tầng lớp chỉ chiếm thiểu số trong giai cấp vô sản.
Ở Anh, xu hướng của chủ nghĩa đế quốc muốn chia rẽ công nhân, muốn
tăng cường chủ nghĩa cơ hội trong công nhân, muốn gây ra tình trạng thối nát
nhất thời trong phong trào công nhân, đã xuất hiện từ lâu trước cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX.
Nguyên nhân và hậu quả được vạch ra một cách rõ rang. Nguyên nhân là:
1) Nước Anh bóc lột toàn thế giới; 2) Nước Anh giữ vị trí độc quyền trên thi
trường thế giới; 3) Nước Anh giữ độc quyền về thuộc địa. Hậu quả là: 1) một bộ
phận trong giai cấp vô sản Anh bị tư sản hóa; 2) một bộ phận trong giai cấp vô
sản đó cam tâm chịu sự lãnh đạo của bọn người bị giai cấp tư sản mua chuộc
hay ít nhất cũng được giai cấp đó trả tiền.
Ngày nay, trong phong trào công nhân của một nước, chủ nghĩa cơ hội

không thể hoàn thành thắng lợi được trong một thời gian dài hàng mấy chục
năm, như nó đã từng thắng ở Anh trong nửa cuối thế kỷ XIX, nhưng trong nhiều
nước, nó đã hoàn toàn chin muồi, đã quá chín rồi, đã thối nát, và đã hoàn toàn
hợp nhất với chính sách tư sản, thành chủ nghĩa xã hội - sô-vanh.
12


4. Phê phán chủ nghĩa đế quốc

Có thế hiểu sự phê phán chủ nghĩa đế quốc theo nghĩa rông là thái độ của
các giai cấp khác nhau trong xã hội đối với chính sách của chủ nghĩa đế quốc,
xét theo hệ tư tưởng chung của các giai cấp ấy. Một mặt, những khối lượng
khổng lồ tư bản tài chính được tập trung vào tay một số ít người và tạo ra một
mạng lưới rộng lớn và dày đặc lạ thường những quan hệ và liên hệ mạng lưới
mà nhờ đó tư bản tài chính chi phối đông đảo các nhà tư bản, chủ hạng vừa và
hạng nhỏ, và cả hạng cực nhỏ. Mặt khác, cuộc đấu tranh gay gắt chống lại các
tập đoàn tư bản tài chính thuộc các nước và các dân tộc khác để phân chia thế
giới và thống trị các nước khác, những điều này đã làm cho tất cả các giai cấp
hữu sản hàng loạt chuyển sang phía chủ nghĩa đế quốc, đó là dấu hiệu thời đại.
Hệ tư tưởng đế quốc chủ nghĩa cũng thâm nhập cả vào giai cấp công nhân. Nếu
các thủ lĩnh của đảng “dân chủ-xã hội” Đức bị gọi là “những người đế quốc chủ
nghĩa-xã hội”, nghĩa là xã hội chủ nghĩa trên đầu lưỡi và đế quốc chủ nghĩa
trong việc làm thì ngay tù năm 1902, Hốp-xơn đã cho biết, ở Anh có “bọn đế
quốc chủ nghĩa Pha-biêng” thuộc “Hội Pha-biêng” cơ hội chủ nghĩa.
Phê phán quan điểm của Hôp xơn

4.1.

Hôp-xơn cho rằng, chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, nên ông đã kịch
liệt phê phán quan điểm cho rằng: chủ nghĩa là không tránh khỏi là một tất yếu.

Với quan điểm cho chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, nên theo ông có
thể cải biến được chủ nghĩa đế quốc mà không cần phải đấu tranh giai cấp và
tiến hành cách mạng vô sản.
Lênin đã phê phán quan điểm trên của Hôp-xơn. Người đã chỉ ra tính chất
cải lương cơ hội của Hôp- xơn.
4.2.
4.2.1.

Phê phán quan điểm của Causky
Causky đã ủng hộ và tán dương quan điểm của phái tiểu tư sản mà

dùng cái cách hòa bình để thay đổi cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc.
Các học giả và các nhà chính luận tư sản vẫn bênh vực, che giấu sự thống
trị hoàn toàn và những gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa đế quốc; họ đưa ra những
13


điểm, chi tiết thứ yếu lên hàng đầu, cố làm cho người ta không chú ý đến điểm
căn bản. Còn bọn đế quốc chủ nghĩa công khai trắng trợn thì ít phát biểu hơn,
chúng mạnh bạo thừa nhận rằng tư tưởng muốn cải cách những đặc tính cơ bản
của chủ nghĩa đế quốc là phi lý.
Có thể dung cải cách mà thay đổi những cơ sở của chủ nghĩa đế quốc được
không? Có nên tiến lên làm cho những mâu thuẫn mà chủ nghĩa đế quốc sản
sinh ra trở thành gay gắt thêm, sâu sắc thêm hay thụt lùi, làm dịu những mâu
thuẫn ấy? Đó là những vấn đề cơ bản trong sự phê phán chủ nghĩa đế quốc. Vì
đặc điểm chính trị của chủ nghĩa đế quốc là sự phản động toàn diện và sự tăng
cường ách áp bức dân tộc do có ách thống trị của bọn đầu sỏ tài chính và do có
sự gạt bỏ cạnh tranh tự do cho nên vào đầu thê kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã vấp
phải sự chống đối của phái dân chủ tư sản ở hầu hết các nước đế quốc chủ nghĩa.
Việc Causky và trào lưu quốc tế rộng lớn theo Causky đoạn tuyệt với chủ nghĩa

Mac thể hiện chính là ở chỗ Causky đã không những không muốn và không biết
chống lại phái đối lập tiểu tư sản cải lương mà trái lại trên thực tiễn Causky còn
hợp nhất với nó. Ở nước Mỹ, cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa năm 1898
chống Tây Ban Nha đã gây ra sự chống đối của “những người chống chủ nghĩa
đế quốc”, họ gọi cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến tranh “tội lỗi”, coi việc
thôn tính nước khác là vi phạm hiến pháp. Nhưng chừng nào sự phê phán này
còn sợ không dám thừa nhận mối quan hệ khăng khít giữa chủ nghĩa đế quốc với
những cơ sở của chủ nghĩa tư bản, chừng nào mà sự phê phán ấy còn sợ không
dám kết hợp với các lực lượng do chủ nghĩa tư bản lớn và sự phát triển của nó
sản sinh ra thì sự phê phán ấy vẫn chỉ là một “nguyện vọng vô tội” mà thôi.
Hốp-xơn đã đi trước Causky khi ông ta phản đối thuyết “tính tất yếu của
chủ nghĩa đế quốc” và viện đến sự cần thiết phải “nâng cao khả năng tiêu dùng”
của nhân dân. Đứng trên quan điểm tiểu tư sản khi phê phán chủ nghĩa đế quốc,
phê phán tính vạn năng của ngân hàng, của bọn đầu sỏ tài chính…thì có những
tác giả như: A-gát, A.Lan-xbuốc… họ đã không hề tự xưng là mác xít nhưng đều
đem cạnh tranh tự do và chế độ dân chủ đối lập với chủ nghĩa đế quốc, bài xích
chủ trương đường sắt Bát-đa- chủ trương dẫn đến xung đột và chiến tranh. Việc
14


nói “một cách nghiêm chỉnh” đến hòa bình trong thời đại chủ nghĩa đế quốc là
việc có lợi cho họ.
Causky sau khi xem xét số liệu về xuất nhập khẩu năm 1872 và 1912 của
Anh ở Ai Cập đã đưa ra kết luận: “chúng ta không có một lý do nào để cho rằng,
không dùng đến quân sự để chiếm đóng Ai Cập mà chỉ nhờ tác dụng đơn thuần
của các nhân tố kinh tế, thì thương mại giữa Anh với Ai Cập tăng ít hơn”. “Xu
hướng bành trướng của tư bản có thể được thực hiện thuận lợi nhất thông qua
chế độ dân chủ hòa bình, chứ không phải thông qua những phương pháp bạo lực
của chủ nghĩa đế quốc”. Còn Hin-phéc-đinh thì viết: “công việc của giai cấp vô
sản không phải là đem chính sách đã lỗi thời của thời đại buôn bán tự do và thái

độ thù địch đối với nhà nước để đối lập với chính sách tư bản chủ nghĩa có tính
chất tiến bộ hơn. Đối với chính sách kinh tế của tư bản tài chính, đối với chủ
nghĩa đế quốc, giai cấp vô sản không thể đáp lại bằng chế độ buôn bán tự do mà
chỉ bằng chủ nghĩa xã hội. Mục đích của chính sách vô sản ngày nay không phải
là lý tưởng khôi phục lại sự cạnh tranh tự do mà chỉ là hoàn toàn xóa bỏ cạnh
tranh bằng cách thủ tiêu chủ nghĩa tư bản”.
Causky bênh vực lý tưởng phản động, chế độ dân chủ hòa bình, tác dụng
đơn thuần của các nhân tố kinh tế đối với thời đại tư bản tài chính, như thế là
ông ta đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mac, vì khách quan mà nói thì lý tưởng đó
kéo người ta thụt lùi từ chủ nghĩa tư bản độc quyền trở về chủ nghĩa tư bản
không độc quyền, đó là một trò bịp bợm chủ nghĩa cải lương. Ta tạm cho rằng
cạnh tranh tự do nếu không có một sự độc quyền nào, sẽ có thể phát triển chủ
nghĩa tư bản và thương mại được nhanh hơn. Nhưng thương mại và chủ nghĩa tư
bản phát triển càng nhanh bao nhiêu thì sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản
lại càng mạnh bấy nhiêu. Từ đây độc quyền ra đời và chính lại là từ cạnh tranh
tự do mà ra. Ngày nay, nếu độc quyền có kìm hãm sự phát triển thì điều đó cũng
không thể là một lý lẽ để bênh vực cho cạnh tranh tự do, là cái không thể tồn tại
được sau khi nó đã sinh ra độc quyền.
Trên phương diện lý luận, sự phê phán của Causky về chủ nghĩa đế quốc
không có gì là giống chủ nghĩa Mac, sở dĩ nó có thể dùng để tuyên truyền cho sự
15


hòa bình và thống nhất với bọn cơ hội chủ nghĩa và bọn xã hội-sô-vanh là vì nó
lẩn tránh và làm lu mờ những mâu thuẫn sâu xa nhất và căn bản nhất của chủ
nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa độc quyền và tự do cạnh tranh là cái tồn tại bên
cạnh độc quyền, mâu thuẫn giữa những hoạt động quy mô rất lớn của tư bản tài
chính với việc buôn bán ngay thật trên thị trường tự do, mâu thuẫn giữa một bên
là các ten và tơ rớt với một bên là công nghiệp không các ten hóa… Thuyết “chủ
nghĩa đế quốc” nổi tiếng do Causky nghĩ ra, mang tính chất cũng hoàn toàn phản

động như thế. Cái mà Causky gọi là chủ nghĩa đế quốc cực đoan (chủ nghĩa siêu
đế quốc) thì trước đó 13 năm, Hốp-xơn đã gọi là chủ nghĩa liên đế quốc (chủ
nghĩa phối hợp). Ngoài việc đặt ra một danh từ mới thì sự tiến bộ của tư tưởng
khoa học của Causky rút lại chỉ là cái tham vọng muốn người ta nhận là chủ
nghĩa Mac. Ý nghĩa xã hội thật sự của lý luận của Causky vẫn chỉ là: an ủi quần
chúng một cách cực kỳ phản động bằng cái hy vọng là có thể có hòa bình vĩnh
cửu trong chế độ tư bản, làm cho quần chúng không chú ý đến những mâu thuẫn
gay gắt hiện tại và hướng cho quần chúng chú ý đến những tiền đồ hư ảo của cái
“chủ nghĩa đế quốc cực đoan” tương lai nào đó mà người ta gọi là mới. Đó chỉ
là lừa bịp quần chúng thôi chứ ngoài ra thì tuyệt đối không có gì khác trong cái
lý luận “mác xít” đó của Causky.
Cứ cho là các nước đế quốc chủ nghĩa Anh, Pháp, Nhật, Mỹ,… thành lập
những liên minh chống lại nhau để bảo vệ hoặc mở rộng những thuộc địa của
mình, những lợi ích và khu vực ảnh hưởng của mình trong các nước châu Á kể
trên. Đó sẽ là những liên minh “liên đế quốc chủ nghĩa” hay “đế quốc chủ nghĩa
cực đoan”. Cứ cho là tất cả các cường quốc đế quốc chủ nghĩa thành lập một
liên minh để phân chia “một cách hòa bình” các nước châu Á kể trên thì đó sẽ là
một thứ “tư bản tài chính liên hợp trên phạm vi quốc tế”. Các liên minh hòa bình
chuẩn bị cho chiến tranh và chính các liên minh đó cũng lại do chiến tranh mà
sinh ra; các liên minh hòa bình và các cuộc chiến tranh ấy là điều kiện của nhau,
gây nên tình trạng là hết hình thức đấu tranh hòa bình lại đến hình thức đấu
tranh không hòa bình, tình trạng này nảy sinh trên cùng một mảnh đất, là những
mối liên hệ và quan hệ qua lại mang tính chất đế quốc chủ nghĩa trong nền kinh
16


tế và chính trị thế giới. Vậy nhưng để làm yên lòng công nhân và hòa giải họ với
bọn xã hội-sô-vanh, Causky đã tách rời hai mắt xích trong cùng một dây xích
thống nhất, tách rời sự liên minh hòa bình hiện nay của tất cả các cường quốc để
“bình định” Trung Quốc khởi sự xung đột không hòa bình ngày mai, cuộc xung

đột ấy sẽ chuẩn bị cho một cuộc tổng liên minh hòa bình ngày kia… Đáng lẽ
phải nêu rõ mối liên hệ sinh động giữa các thời kỳ hòa bình đế quốc chủ nghĩa
với những thời kỳ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thì Causky lại đưa ra cho công
nhân một thứ trừu tượng không có sinh khí để hòa giải họ với những lãnh tụ
không còn sinh khí của họ.
4.2.2.

Causky đã lảng tránh và làm lu mờ những mâu thuẫn sâu sa và căn

bản của chủ nghĩa đế quốc.
Sự phê phán, trên phương diện lý luận, của Causky về chủ nghĩa đế quốc
chẳng có gì là giống chủ nghĩa Mac, sở dĩ nó chỉ có thể dùng để tuyên truyền
cho sự hòa bình và thống nhất với bọn cơ hội chủ nghĩa và bọn xã hội- sô vanh,
là vì nó lẩn tránh và làm lu mờ chính những mâu thuẫn sâu xa nhất và căn bản
nhất của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa độc quyền và cạnh tranh tự do là cái
tồn tại bên cạnh độc quyền; mâu thuẫn giữa những hoạt động quy mô rất lớn của
tư bản tài chính với việc buôn bán ngay thật trên thị trường tự do, mâu thuẫn
giữa một bên là cácten và tơrot với một bên là công nghiệp không cacten hóa...
Causky làm lu mờ các mâu thuẫn sâu sắc nhất của chủ nghĩa đế quốc đã
làm ảnh hưởng đến việc phê phán những đặc tính chính trị của chủ nghĩa đế
quốc. Chủ nghĩa đế quốc là thời đại tư bản tài chính và thời đại các tổ chức độc
quyền, ở khắp nơi, những tổ chức này đều có xu hướng tự do. Sự phản động
toàn diện dưới bất kỳ chế độ chính trị nào, tình trạng mâu thuẫn gay gắt đến cực
độ cũng trong linh vực ấy, đó là kết quả của những xu hướng nói trên. Sự áp bức
dân tộc và xu hướng đi thôn tính, nghĩa là vi phạm quyền độc lập dân tộc (vì
thôn tính chính là vi phạm quyền dân tộc tự quyết) cũng tăng lên.
Hin-phéc-đinh đã vạch ra một cách đúng đắn mối liên hệ giữa chủ nghĩa đế quốc
với sự tăng cường áp bức dân tộc. Ông viết: “Đối với những nước vừa mới được
tìm ra thì tư bản nhập khẩu làm cho những mâu thuẫn mạnh lên và gây ra sự
17



phản kháng thường xuyên tăng lên của các dân tộc đang thức tỉnh về ý thức dân
tộc và đang chống lại ngoại xâm; sự phản kháng đó có thể dễ dàng biến thành
những biện pháp nguy hiểm nhằm choonsh lại tư bản nước ngoài. Những quan
hệ xã hội cũ đều được cách mạng hóa một cách căn bản, tình trạng biệt lập nông
nghiệp hàng ngàn năm nay của các dân tộc đứng ngoài rìa lịch sử bị phá tan, các
dân tộc này cũng bị lôi cuốn vào cơn lốc tư bản chủ nghĩa. Bản thân chủ nghĩa
tư bản dần dần tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương
pháp để tự giải phóng. Và mục đích tối cao trước kia của các dân tộc châu Âu là
thành lập quốc gia dân tộc thống nhất làm công cụ thực hiện tự do kinh tế và tự
do văn hóa, thì nay cũng trở thành mục đích của các dân tộc bị chinh phục đó.
Phong trào đòi độc lập ấy đe dọa tư bản châu Âu trong những lĩnh vực khai thác
quý giá nhất của nó, những lĩnh vực hứa hẹn những triển vọng xán lạn nhất và tư
bản châu Âu chỉ có thể duy trì được quyền thống trị bằng cách thường xuyên
tăng thêm lực lượng quân sự của nó”.
Trong khi lên tiếng phản đối việc chủ nghĩa đế quốc làm cho sự phản động chính
trị tăng thêm, Causky đã bỏ qua một vấn đề đã trở nên đặc biệt cấp thiết, tức là
vấn đề không thể nào thực hiện được sự thống nhất với bọn cơ hội chủ nghĩa
trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. Trong lúc phản đối những cuộc thôn tính, ông
ta trình bày những lời phản đối của mình dưới một hình thức có thể dễ dàng tiếp
thu nhất với bọn cơ hội chủ nghĩa. Ông ta trực tiếp nói với các thính giả Đức
nhưng cái quan trọng nhất và nóng hổi nhất chẳng hạn như vụ An-da-xơ-Lo-ren
là vụ nước Đức đi thôn tính thì lại bị ông ta làm lu mờ đi.
4.2.3.

Causky đã đề ra thuyết chủ nghĩa đế quốc cực đoan.
Thuyết “chủ nghĩa đế quốc cực đoan” nổi tiếng do Causky nghĩ ra, mang

tính chất hoàn toàn phản động. Lenin đã so sánh lập luận của ông ta nêu ra năm

1915 về vấn đề đó với lập luận của Hốp-xơn năm 1902:
Causky: “.. Chính sách đế quốc chủ nghĩa hiện tại phải chăng sẽ có thể
được thay thế bằng một chính sách mới, chính sách đế quốc chủ nghĩa cực đoan,
một chính sách sẽ đem việc tư bản tài chính liên hợp trên phạm vi quốc tế để
cùng nhau bóc lột thế giới, thay cho cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn tư bản tài
18


chính các nước? Vô luận thế nào thì giai đoạn mới đó của chủ nghĩa tư bản cũng
vẫn là điều có thể có được. Nó có thể được thực hiện hay không? Hiện nay vẫn
chưa có những tiền đề đầy đủ để giải quyết vấn đề đó”.
Hốp- xơn: “ Đạo cơ đốc- đã đươc củng cố trong một số ít đến quốc liên
bang lớn, trong đó mỗi đế quốc lại có một số thuộc địa chưa được khai hóa và
những nước phụ thuộc, đã đươc nhiều người coi là sự phát triển hợp quy luật
nhất của các xu hướng hiện nay, hơn nữa lại là sự phát triển mang lại hy vọng
nhiều nhất về một nền hòa bình lâu dài trên cơ sở vững chắc là chủ nghĩa liên đế
quốc.”
Cái mà Causky gọi là chủ nghĩa đế quốc cực đoan hay Hôp-xơn gọi là chủ
nghĩa liên đế quốc rút lại chỉ là tham vọng muốn người ta nhận là chủ nghĩa
Mac, làm cho người ta tin rằng chủ nghĩa đế quốc không đến nỗi xấu xa đến như
thế, nó có thể đảm bảo được một nền hòa bình vĩnh cửu trong chế độ tư bản.
Theo Causky do tập trung sản xuất sẽ đưa tới cả thế giới chỉ còn một tổ
chức độc quyền duy nhất, đến giai đoạn đó chỉ có hòa bình và không có chiến
tranh.
Theo Lênin nếu trừu tượng hóa thuần túy kinh tế thì có chủ nghĩa siêu đế
quốc. Nhưng còn trong thực tế thì không thể có được. Vì do sự phát triển không
đều của chủ nghĩa tư bản, nên khi xác lập được sự thống nhất của chủ nghĩa đế
quốc thì chủ nghĩa tư bản đã bị tiêu vong rồi.
Vì vậy, Lênin kết luận: “Sự phân tích về lý luận cũng như sự phê phán trên
phương diện kinh tế và chính trị của Causky về chủ nghĩa đế quốc đều hoàn toàn

tiêm nhiễm cái tinh thần tuyệt đối không thể dung hòa được với chủ nghĩa Mac,
tức là làm lu mờ và giảm nhẹ những mâu thuẫn căn bản nhất và cái ý đồ bảo vệ
cho bằng được sự thống nhất, đang suy sụp với chủ nghĩa cơ hội trong phong
trào công nhân châu Âu.”

KẾT LUẬN

19


Trong số rất nhiều tác phẩm viết về chủ nghĩa tư bản giai đoạn này, "chủ
nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" đã nổi lên như một
hiện tượng của khoa học kinh tế chính trị. Với khối lượng thông tin kinh tế lớn,
chính xác và đáng tin cây, cùng với sự phân tích hết sức khoa học và chặt chẽ,
thông qua tác phẩm này, Lênin đã vén cho chúng ta tấm màn bí ẩn của các hiện
tượng kinh tế, chính trị xã hội thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đặc biệt,
tác phẩm giúp ta có cơ sở khoa học để phê phán các quan điểm tư sản, cải lương,
đặc biệt là quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc, từ đó thấy rõ tính chất
phản động phi Macxit của Causky, cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn và khoa
học về chủ nghĩa đế quốc.
Xét cả quá trình vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản trải qua hàng
trăm năm với nhiều biến cố lịch sử, từ thời kỳ cạnh tranh tự do đến độc quyền,
rồi độc quyền nhà nước, độc quyền xuyên quốc gia và chủ nghĩa tư bản ngày
nay. Thế nhưng dù ở giai đoạn nào, bản chất bóc lột, bất bình đẳng và vô nhân
đạo của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi dù cho nó có được che đậy bằng
những vỏ bọc tinh vi nhất, bằng những sự điều chỉnh quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng cơ bản đó là:
-


Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một sự phát triển cao khiến nó tạo ra

-

những tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế.
Sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp làm xuất hiện tư bản

-

tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
Việc xuất khẩu tư bản khác với việc xuất khẩu hàng hoá mang lại một ý nghĩa

-

quan trọng và đặc biệt.
Sự hình thành liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thị trường

-

thế giới.
Với các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn chia nhau đất đai thế giới.
Tóm lại: Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát
triển. Chủ nghĩa đế quốc đó là giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh nó phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên
20


đó cũng là một giai đoạn mà các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản phát
triển ngày càng gay gắt. Dù cho chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
vẫn có nhiều khả năng thích nghi tự điều chỉnh để phát triển kinh tế. Nhưng sớm

hay muộn nó vẫn bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Học thuyết của Lênin về chủ nghĩa đế quốc về cơ bản vẫn giữ nguyên ý nghĩa
chỉ đạo đối với thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân các dân tộc bị áp bức
và nhân loại tiến bộ ngày nay.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù Việt Nam đang trong quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, nhưng chúng ta cũng là một thành viên trong tổng thể nền kinh tế toàn
cầu. Do đó, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài những quy luật vận động và
tác động của quy luật cạnh tranh cũng như của quy luật độc quyền đối với sự
phát triển của nền kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần
phải đề ra được những đường lối và chính sách cho phù hợp với yêu cầu mới
của nền kinh tế quốc tế, trên cơ sở giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu
,vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, cho phù hợp với
yêu cầu và tình tình thực tiễn của đất nước và thời đại ngày nay.
Cho dù đã ra đời cách đây gần một thế kỷ, nhưng những lý luận trên của
Lênin vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Điều đó khẳng định sức
sống và tính khoa học không thể phủ nhận của nó trong lý luan kinh te chính trị
cũng như của toàn bộ hệ thống lý luận về chủ nghĩa Mac-Lênin nói chung .
Tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” là
một tác phẩm có giá trị cả về mặt lý luận lẫn mặt thực tiễn, đến nay tác phẩm
này vẫn còn nguyên giá trị và tác phẩm này sẽ còn mãi với thế hệ mai sau.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. TS. Ngô văn Lương – Ths Vũ Xuân Lai (2002), Kinh tế chính trị Mác – Lêin,


Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Các Mác -

Ph.Ăngghen và Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Hà Nội, 2006.

22


MỤC LỤC

23



×