Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận cao học báo ẢNH ẢNH báo CHÍ TRÊN báo TIỀN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 15 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN: NHẬP MÔN BÁO ẢNH

KHẢO SÁT
ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO TIỀN PHONG


Hà Nội, năm 2015
I.

Lý thuyết:

Ảnh sử dụng trên báo phải là ảnh báo chí. Ảnh báo chí là những bức ảnh có
nội dung thông tin diễn tả thời sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề
của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ
thuật.
Có nhiều quan niệm phân chia thể loại ảnh báo chí. Ảnh báo chí thông
thường được phân chia thành những hình thức thể loại như: ảnh tin, ảnh
phóng sự, ảnh minh họa, ảnh tài liệu – nghệ thuật, ảnh ký sự, ảnh chân
dung, ảnh quảng cáo, ảnh châm biếm hài hước,…
Ảnh lựa chọn sử dụng trên báo phải là những bức ảnh đẹp cả về nội
dung và hình thức nghệ thuật. Những bức ảnh đẹp sẽ làm độc giả nhớ lâu
về các sự kiện, vấn đề mà tờ báo thông tin. Người làm báo phương Tây có
câu: “Một bức ảnh giá trị hơn cả ngàn từ”. Đại ý là giá trị thông tin bằng
hình ảnh trực quan dễ tác động và ghi nhớ lâu đối với độc giả. Một bức ảnh
trên báo làm độc giả dễ hiểu, dễ nhớ hơn cả bài viết vì họ dễ nhận diện
thông tin thông qua hình ảnh trực quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ một đề
tài nào cũng có thể diễn tả được bằng hình ảnh mà phải có sự kết hợp hài
hòa cả thông tin bằng hình ảnh và chữ viết. Độc giả thường thích những tờ
báo có nhiều hình ảnh hơn những tờ báo ít hoặc không đăng hình ảnh. Một
sự kiện xảy ra, công chúng bao giờ cũng muốn biết tường tận, cụ thể. Với


vai trò thông tin bằng hình, ảnh hỗ trợ cho bài viết những bằng chứng sống
động, làm người xem có cảm giác như đang được chứng kiến sự kiện và
giúp họ thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin.
Một bức ảnh trên báo thể hiện rõ tính chiến đấu của nó. Ảnh là bằng chứng
sống của lịch sử. Những bằng chứng sống động bằng hình ảnh đã trở thành
2


vũ khí sắc bén của mỗi nhà nước, giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa.
Điều này được chứng minh bằng chính những bức ảnh của các nhà báo Việt
Nam và quốc tế mô tả về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc
chiến tranh giữ nước vĩ đại. Những cảnh nhà cháy, người bị thương, người
hấp hối, xác chết ngổn ngang,… bom bi, bom napan và chất độc hóa học…
hay những cảnh tải đạn, đánh chiếm căn cứ của địch, cảnh bắt giặc lái máy
bay… tất cả đã được các nhà nhiếp ảnh mô tả sinh động và thương tâm.
Ảnh trên báo đã hợp lực với các loại hình báo chí, văn học – nghệ thuật khác
làm nên binh chủng thông tin hùng mạnh. Mối quan hệ này đã làm cho các
tác phẩm ảnh báo chí có sức thuyết phục cao hơn.
Bản thân nhiếp ảnh đã là một nghệ thuật, cho nên ảnh trên báo cũng mang
lại cho công chúng những giá trị nghệ thuật nhất định. Nhận thức thẩm mỹ
của công chúng ngày càng cao, do đó bức ảnh báo chí phải đáp ứng cả
những yêu cầu về giá trị thẩm mỹ. Một bức ảnh bố cục cân đối, hài hòa, chất
lượng kỹ thuật tốt cộng thêm sự độc đáo của nội dung thông tin sẽ gây ấn
tượng cho độc giả.
Một bức ảnh chất lượng tốt được sử dụng trên báo sẽ cung cấp cho bạn đọc
những thông tin thời sự nóng hổi và những giá trị thẩm mỹ nhất định, hướng
người đọc tới một suy nghĩ bổ ích.
Bức ảnh đẹp trên báo sẽ đáp ứng thói quen tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh
trực quan của công chúng. Như trên đã đề cập, trong xã hội hiện đại công
chúng đã quá quen với việc tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh từ truyền hình

và báo mạng điện tử, vì vậy khi đọc các tờ báo in nếu chỉ có chữ mà không
có hình ảnh, bạn đọc sẽ thấy rất nhàm chán. Vì vậy, bức ảnh được coi là yếu
tố trung chuyển công chúng từ loại hình báo chí khác đến với báo in.

3


Bức ảnh còn là điểm đầu tiên mà người đọc nhìn thấy trong trang báo, nó có
tác dụng gắn kết bạn đọc với tờ báo, bài báo. Bức ảnh không có thông tin
cũng là một nguyên nhân làm cho bạn đọc không tiếp tục đọc báo.
Những bức ảnh được lựa chọn đưa vào số báo, tạp chí cần bám sát ý đồ nội
dung, hình thức từng tác phẩm, từng trang báo, số báo, tạp chí. Một bức ảnh
lựa chọn không đúng mục đích sẽ không ăn nhập với nội dung bài báo, trang
báo và đôi khi còn làm giảm tác dụng nội dung của bài báo, trang báo, số
báo đó.
Đối với một bức ảnh báo chí, giá trị thông tin là yếu tố quan trọng. Nếu bức
ảnh không đem đến một giá trị thông tin nào cho bạn đọc thì nó chỉ mang
tính chất giải trí cho tờ báo về hình khối, đậm nhạt. Đó không phải là bức
ảnh báo chí. Trong thực tế, còn nhiều tờ báo, tạp chí của chúng ta đăng tải
những bức ảnh có nội dung thông tin và giá trị nghệ thuật chưa cao.
Ngoài giá trị thông tin tin tức, sự kiện, bức ảnh báo chí cần phải đạt yêu cầu
về hình thức nghệ thuật. Một bức ảnh đảm bảo chất lượng về hình thức nghệ
thuật là bức ảnh có bố cục hình ảnh hợp lý (cách lựa chọn góc độ chụp, thời
điểm bấm máy, màu sắc, hình khối, đậm nhạt, đường nét…) Việc xây dựng
bố cục ảnh phụ thuộc phần lớn vào người sáng tạo ảnh báo chí và các biên
tập viên ảnh. Các tòa soạn báo cần có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên
ảnh chuyên nghiệp thì mới có những bức ảnh đăng báo chất lượng tốt.
Cần chọn những bức ảnh có tình cảm (ảnh động) để sử dụng trên báo,
tạp chí. Tức là bức ảnh đó phải thể hiện được sự sống động sự kiện, nhân
vật. Hình ảnh sống động sẽ biểu đạt được thông tin của sự kiện, vấn đề mà

bức ảnh đề cập. Đây là tiêu chí bắt buộc phải có trong mỗi bức ảnh khi lựa
chọn, sử dụng trên báo. Bức ảnh sống động sẽ làm cho người xem có cảm
giác như được giao lưu với nhân vật, sự kiện trong ảnh. Nếu ví tờ báo là một
ngôi nhà thì những bức ảnh được ví là cửa sổ của ngôi nhà đó. Vào một ngôi
4


nhà có những chiếc cửa sổ mở ra với khung cảnh sống động sẽ cho ta cảm
giác ngôi nhà đó tràn đầy sự sống. Ngược lại, nếu vào một ngôi nhà không
có cửa sổ hoặc cửa sổ mở ra với bối cảnh tĩnh lặng, sẽ tạo cho ta cảm giác
ngôi nhà buồn tẻ, không có sự sống.
Đối tượng của ảnh báo chí là sự vật, hiện tượng và đặc biệt là con người.
Con người trong ảnh báo chí là con người làm nên sự kiện, vấn đề, là con
người biểu cảm. Để có một bức ảnh sống động thì sự kiện, nhân vật trong
ảnh phải chân thực, tức là không được sắp xếp, bố trí bối cảnh, nhân vật.
Con người trong ảnh báo chí là con người hoạt động. Sự hoạt động của con
người sẽ tạo nên sự sống động của hình ảnh. Sự biểu cảm của con người
trong ảnh chủ yếu thông qua ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ của cơ thể. Khuôn
mặt con người là nơi tạo nên sự biểu cảm rõ nét nhất và đây cũng chính là
yếu tố tạo nên “sự sống” của nhân vật trong những bức ảnh báo chí, nhất là
ảnh chân dung. Trong khuôn mặt con người, những bộ phận có tên gọi bắt
đầu từ chữ cái M (tiếng việt) như: mắt, mũi, miệng, môi, mày, mi, má, mai
đều là những bộ phận có khả năng biểu cảm rõ nét nhất. Với loạt ảnh chân
dung, nếu các yếu tố M của nhân vật trong bức ảnh không hoạt động thì
không nên chọn ảnh đó sử dụng. Vi phạm lỗi này thường là do người chụp
sắp đặt quá thái nhân vật để chụp. Nhân vật được chụp bị người chụp ảnh và
chiếc máy ảnh chi phối khiến cho các chữ M đều không biểu cảm, do vậy
bức ảnh thường không sống động.
Bức ảnh được lựa chọn phải phù hợp với nhận thức của đông đảo bạn
đọc. Tức là đối tượng nào xem ảnh cũng nhận biết được thông tin. Nếu xem

bức ảnh, một người có trình độ nhận thức nhất định mà không thể luận ra sự
kiện trong ảnh là gì thì đồng nghĩa nhiều người xem cũng sẽ không hiểu
được bức ảnh. Một số biên tập viên thường có sở thích cá nhân lựa chọn đưa
vào trang báo những bức ảnh “kỳ quặc” khiến cho độc giả không hiểu bức
5


ảnh đó diễn tả điều gì. Thông tin báo chí là dành cho công chúng, dù thông
tin bằng chữ hình ảnh chụp hoặc đồ họa thì điều cốt yếu là độc giả ở đây
cũng cần có sự chắt lọc chứ không phải độc giả thích gì là báo chí thông tin
nấy, nhất là những hình ảnh tầm thường, gây phản cảm.
Bất cứ bức ảnh nào sử dụng trên báo đều nên có chú thích, bởi vì hình
ảnh không thể diễn tả hết các chi tiết sự kiện. Thông tin bằng hình ảnh là
thông tin đa nghĩa. Lời chú thích sẽ góp phần định hướng cho người xem
ảnh để họ nhận thức đúng đắn sự kiện trong ảnh. Những lời chú thích ảnh có
khả năng làm cho thông tin của bức ảnh giá trị hơn nếu được thể hiện thời
sự, đầy đủ, chân thực, khách quan về sự kiện trong ảnh.
Trong thực tế, nhiều tờ báo, tạp chí không đặt chú thích cho những bức ảnh,
hoặc có nhưng chú thích chưa hợp lý. Lời chú thích trên các báo thường chỉ
là những lời thuật lại những gì mà hình ảnh đã diễn tả hoặc chú thích bằng
các câu, từ chung chung, áp đặt chủ quan, do vậy hiệu quả hỗ trợ thông tin
của chú thích cho bức ảnh chưa cao.
Có quan điểm cho rằng, bản thân hình ảnh đã nói hết tất cả, do vậy không
cần chú thích cho các bức ảnh. Điều này không có cơ sở, bởi hình ảnh chỉ
biểu đạt được phần nào của sự kiện, vấn đề xảy ra trong hiện thực, do vậy
chú thích sẽ giúp cho hình ảnh càng rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn.
Một lời chú thích ảnh tốt sẽ có khả năng làm móc nối các chi tiết sự kiện,
vấn đề của tác phẩm bằng chữ viết hình ảnh; đồng thời hỗ trợ thông tin cho
hình ảnh rõ ràng, chính xác hơn. Nếu không có lời chú thích, người xem
không thể tiếp nhận một cách đầy đủ những sự kiện, vấn đề mà bức ảnh đề

cập. Thông tin bằng hình ảnh có nhiều thế mạnh, nhưng cũng có nhiều hạn
chế, nhất là những hạn chế về thông tin chi tiết sự kiện. Do tính chất sự kiện
trong ảnh chỉ là những “lát cắt thực tiễn” nên chi tiết sự kiện chỉ được biểu
đạt trong thời điểm, góc nhìn nhất định và thời cơ bấm máy của người chụp,
6


do vậy đưa các lời chú thích ảnh đi kèm mỗi bức ảnh sẽ làm cho bức ảnh giá
trị và tăng sức thuyết phục đối với độc giả.
Như trên đã đề cập, trong thực tế trên nhiều tờ báo của chúng ta còn có
những bức ảnh chưa có chú thích hoặc chú thích chung chung, không có
thông tin. Thực trạng này xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan
như: người tổ chức nội dung quan niệm bức ảnh này chỉ để “mình họa”
(minh họa ở đây hay được hiểu theo nghĩa “lấp chỗ trống” trên báo hoặc
trang trí cho tờ báo về mặt hình thức chứ không mang ý nghĩa là hỗ trợ, làm
sáng tỏ thêm nội dung của bài báo). Mặt khác, người chụp ảnh cũng như
người biên tập, tổ chức nội dung “tự cảm thấy” bức ảnh đã nói hết thông tin
bằng hình nên cho rằng không cần phải chú thích. Một vấn đề nữa là những
bức ảnh trên báo không có chú thích (thậm chí không có tên tác giả ảnh) là
vì chính người chụp không có ý thức đặt chú thích và ghi tên mình thực
hiện, do vậy ban biên tập không biết chú thích ra sao và cách an toàn nhất là
vẫn cho đăng nhưng không chú thích bức ảnh đó. Có tòa soạn báo còn đưa
ra lý do là vì thiếu ảnh nên phải dùng những bức ảnh không rõ tác giả và chú
thích. Đây cũng là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp và quá dễ dãi của các
tòa soạn báo bấy lâu nay.
Những lý do trên dẫn đến tình trạng các bức ảnh vô thưởng, vô phạt về nội
dung thông tin và hình thức nghệ thuật kém xuất hiện ngày càng nhiều trên
báo, tạp chí của chúng ta. Nếu tác giả ảnh hoặc người tổ chức trang coi
thường giá trị thông tin ảnh qua lời chú thích, thì người đọc cũng sẽ sẵn sàng
từ chối tiếp nhận thông tin từ những bức ảnh không có chú thích đó.

Lời chú thích ảnh trên báo không được phép lặp lại những gì mà hình ảnh đã
biểu đạt. Trong thực tế, có nhiều chú thích ảnh trên báo và tạp chí diễn đạt
lặp lại thông tin mà hình ảnh đã biểu đạt. Rất ít người đặt chú thích nhận biết
sai sót này. Lời chú thích không trùng lặp với những gì hình ảnh diễn tả sẽ
7


có tác dụng tốt cung cấp cho bạn đọc những chi tiết hỗ trợ thông tin hình ảnh
và làm cho bức ảnh báo chí giá trị lên rất nhiều.
Chú thích phải có thông tin, rõ ràng, cụ thể. Chú thích ảnh báo chí càng cụ
thể càng tốt, vì bạn đọc cần biết cụ thể, chi tiết sự kiện, vấn đề xảy ra trong
hiện thực. Khi chú thích ảnh, nếu dùng các cụm từ chung chung sẽ rất dễ dẫn
đến tình trạng lặp đi lặp lại chú thích ảnh trên các số báo. Chú thích dạng
này dễ làm độc giả không đọc vì người đặt chú thích sử dụng những cụm từ
chung chung, không có thông tin.
Khi chú thích ảnh không nên sa đà vào lựa chọn các chi tiết không có mối
quan hệ mật thiết với chủ đề bức ảnh. Nếu chú thích đi quá xa so với sự
kiện, vấn đề mà hình ảnh đề cập sẽ dẫn đến phần lời không ăn nhập với phần
hình. Người chú thích bức ảnh nên lấy yếu tố hình ảnh hoặc chủ đề bài viết,
chủ đề trang, số báo làm tâm điểm để đặt chú thích ảnh và coi chú thích ảnh
là một yếu tố quan trọng trong những nội dung cấu thành bài báo, tờ báo.
Tuy là thành tố nhỏ nhưng chú thích ảnh có mối quan hệ khăng khít với các
yếu tố nội dung, hình thức khác trong tờ báo. Để có được chú thích cụ thể,
hỗ trợ tốt cho bức ảnh đòi hỏi người chụp ảnh ngoài việc bấm máy còn phải
công phu khai thác các tư liệu liên quan đến sự kiện mình chụp bằng nhiều
nguồn và cách thức khác nhau để phục vụ việc chú thích ảnh. Trong thực tế,
nhiều tác giả ảnh khi chụp không để ý đến khai thác và lưu giữ tư liệu liên
quan đến sự kiện trong ảnh nên thường phải đặt những chú thích ảnh chung
chung, vô thưởng, vô phạt.
Khi đặt chú thích ảnh không nên áp đặt ý nghĩ chủ quan của người chụp

hoặc người biên tập vào chú thích ảnh.
Lời chú thích cho ảnh nên thể hiện ở thì hiện tại. Tính thời điểm là một yêu
cầu quan trọng trong thông tin báo chí. Người chụp ảnh, người tổ chức nội
dung tờ báo chuyên nghiệp bao giờ cũng quan tâm đến tính thời sự của sự
8


kiện. Nội dung của mỗi tác phẩm báo chí đều xuất phát từ những nhu cầu
thực của công chúng. Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí phải cập nhật thông
tin cho bạn đọc. Đề tài, chủ đề của mỗi bức ảnh phải được phản ánh cập
nhật. Các bức ảnh tài liệu, minh họa cho dù tác giả sáng tạo trong những thời
điểm của quá khứ, nhưng trong những bối cảnh hiện tại, nếu sử dụng thích
hợp nó vẫn mang tính thời sự cao. Muốn bức ảnh tư liệu, minh họa mang
tính thời sự thì chú thích ảnh cũng phải diễn tả tính thời điểm của sự kiện.
Để làm được điều này, câu từ sử dụng trong chú thích ảnh phải luôn được
thể hiện ở thì hiện tại. Việc diễn tả bằng lời ở thì hiện tại sẽ phù hợp với yếu
tố hình ảnh đang có trong bức ảnh, đặc biệt là ảnh tin tức hoặc phóng sự ảnh.
Kể cả những bức ảnh tài liệu nếu như có những lời chú thích ở thì hiện tại
thì những hình ảnh của quá khứ sẽ được “sống lại” và có sức thuyết phục
độc giả hơn.
Kết cấu của chú thích ảnh cần logic và dễ hiểu. Trong thực tế, những chú
thích ảnh không có thông tin thường là do kết cấu chưa hợp lý, việc liên kết
các chi tiết, ngôn từ không chặt chẽ, chung chung. Kết cấu của chú thích ảnh
khác với kết cấu của bài phóng sự hoặc bài bình luận. Kết cấu chú thích ảnh
có phần giống kết cấu của thể loại tin, nhưng không áp dụng các mô thức
viết như thể loại tin.
Nhất thiết các bức ảnh sử dụng trên báo, tạp chí phải có tên tác giả thể hiện.
Tác giả là người tạo ra tác phẩm, do vậy phải được phép giữ bản quyền bức
ảnh của mình bằng cách đứng tên cùng tác phẩm. Trong thực tế, đôi khi một
số tờ báo khi đăng ảnh là “quên” đăng tên tác giả chụp, như vậy là vi phạm

quyền tác giả. Tên tác giả nên trình bày kèm lời chú thích để bạn đọc dễ
nhận biết.
Các bức ảnh sử dụng trên báo, tạp chí phải đảm bảo chất lượng kỹ
thuật. Những yếu tố kỹ thuật ảnh như việc điều chỉnh tiêu cực độ mở chế
9


quang, thời tiết, tráng rọi… đều ảnh hưởng đến chất lượng nội dung, hình
thức của ảnh. Bức ảnh có nội dung và bối cảnh tốt nhưng chất lượng kỹ
thuật tráng rọi không đảm bảo, tốt nhất không nên sử dụng. Trong trường
hợp không có bức ảnh khác thay thế, nếu đó là bức ảnh màu thì nên chuyển
sang in đen trắng và sử dụng kỹ thuật xử lý ảnh bằng photoshop điều chỉnh
độ đậm nhạt để nâng cao chất lượng ảnh. Nếu có nhiều bức ảnh để lựa chọn,
hãy chọn bức ảnh tốt nhất.
Sử dụng các bức ảnh cận cảnh trên báo, tạp chí sẽ mang lại hiệu quả đối
với bạn đọc hơn. Không nên lạm dụng những bức ảnh chụp toàn cảnh, đông
người, cỡ nhỏ. Người xem sẽ không nhận biết được thông tin từ bức ảnh đó
vì các nhân vật trong ảnh quá nhỏ. Lựa chọn những bức ảnh cận cảnh sẽ
giúp bạn đọc dễ nhận diễn thông tin sự kiện, vấn đề trong ảnh hơn là những
bức ảnh chụp toàn cảnh. Bức ảnh cận cảnh sẽ tạo ra hình ảnh ấn tượng, bố
cục chặt chẽ, đậm nhạt rõ ràng và có khả năng biểu đạt thông tin cao trên
trang báo.
Trong quá trình lựa chọn ảnh cho số báo, tạp chí, nếu đã dùng bức ảnh ở
trang nhất thì không nên đưa lại ở trang trong. Trường hợp bắt buộc phải
đưa lại, nên có phương án cắt cúp bức ảnh để bạn đọc không có cảm giác
phải xem bức ảnh hai lần trong cùng một số báo.
Lựa chọn ảnh đưa vào số báo, tạp chí cần có sự biên tập, cắt cúp hình
ảnh chuẩn xác, hợp lý. Dưới đây là những nguyên tắc về cắt cúp ảnh:
- Đánh giá tất cả các bức ảnh đã có trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã
được thực hiện, lựa chọn những bức ảnh tốt nhất để đưa vào trang.

Nên cắt cúp các bức ảnh trước khi đưa vào trình bày trang. Không nên
trình bày xong bài báo hay trang báo, thừa “đất” mới đi tìm ảnh. Cách
làm này chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và là cách làm thiếu tính
khoa học, bị động.
10


- Loại bỏ những yếu tố không quan trọng trong ảnh. Khi cắt cúp, cần
tập trung vào sự kiện chính trong ảnh, loại bỏ tất cả những phần
không quan trọng, như vậy chủ đề chính của ảnh sẽ càng rõ hơn.
- Hãy lấy đôi mắt của nhân vật làm tiêu điểm của bức ảnh khi cắt cúp.
Cắt cúp ảnh chụp người khó hơn cả. Khi cắt cúp những hình ảnh có
con người, nhất là ảnh chân dung, cần chú ý đến đôi mắt của nhân vật.
Mắt của nhân vật trong ảnh là điểm nhìn đầu tiên mà người xem tiếp
xúc với bức ảnh. Mắt của nhân vật trong ảnh sống động (biểu cảm qua
các trạng thái vui, buồn, cáu giận, lo âu…) sẽ tạo sự giao lưu với
người xem, khi đó thông tin của bức ảnh sẽ được biểu đạt. Người xem
có thể đoán biết nhân vật trong ảnh vui hay buồn, thờ ơ, lãnh đạm hay
cởi mở, từ đó đoán biết được sự kiện của ảnh hoặc bài viết có ảnh
minh họa phát triển theo chiều hướng nào…
- Khi cắt cúp, sử dụng ảnh có nhân vật, không được cắt bỏ tay, chân
nhân vật. Cắt cúp nhân vật trong ảnh như vậy sẽ dễ tạo cho bạn đọc
cảm giác nhân vật đó bị tàn phế.
- Khi biên tập một bức ảnh, bạn hãy nghĩ những phương án cắt cúp để
có nhiều bức ảnh khác nhau từ bức ảnh ban đầu. Đôi khi người chụp
chỉ tạo được một bức ảnh trung cảnh hoặc toàn cảnh để minh họa cho
bài viết, người biên tập có thể tạo thành những bức ảnh khác nhau từ
bối cảnh ban đầu để sử dụng trên báo. Cách làm này cũng giúp những
người chụp ảnh sáng tạo được nhiều bức ảnh hơn, thay vì chỉ chụp
được một bức ảnh trong một sự kiện. Tuy nhiên, nếu chất lượng kỹ

thuật ảnh gốc quá kém thì không nên áp dụng phương pháp này. Bởi,
bức ảnh gốc kích cỡ nhỏ, chất lượng kỹ thuật kém (ánh sáng, màu sắc,
đậm nhạt, độ phân giải…) khi tách thành các ảnh nhỏ, phóng to lên

11


theo cỡ cần dùng trên trang báo, hình ảnh sẽ bị vỡ, chất lượng bức ảnh
sẽ càng kém.
Khi biên tập, cắt cúp, thiết kế, trình bày ảnh bạn không nên ghép ảnh,
mặc dù điều này rất dễ làm. Chỉ nên xử lý ảnh trong những trường hợp đặc
biệt như bối cảnh có những chi tiết xấu làm ảnh hưởng đến ảnh hoặc chất
lượng kỹ thuật ảnh chưa đảm bảo. Việc gán ghép hình ảnh lộ liễu, thái quá
sẽ làm mất đi tính chân thực của sự kiện, đôi khi lại vi phạm tính chính trị,
tính nhân đạo trong thông tin báo chí. Trong thực tế, một số họa sĩ thiết kế,
trình bày thường lạm dụng thủ pháp này thông qua kỹ thuật xử lý ảnh bằng
Photoshop. Điều này là không nên, nhất là với ảnh báo chí.
II.

Khảo sát:

Báo Tiền Phong là tiếng nói của cơ quan trung ương đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Đây là tờ nhật báo có ảnh hưởng và uy tín nhất định tại Việt Nam,
được không ít bạn đọc đón nhận.
Bài viết này nghiên cứu 5 số báo Tiền Phong phát hành vào những ngày:
29/5/2013 (số 149), 31/5/2013 (số 151), 1/6/2013 (số 152), 2/6/2013 (số
153), 3/6/2013 (số 154).
Trong đó:
- Số 149 có 44 ảnh (7 ảnh trang bìa, 6 ảnh trong mục Thời Sự, 2 ảnh
trong mục Xã Hội, 5 ảnh trong mục Kinh Tế, 2 ảnh trong mục Khoa

Giáo, 4 ảnh trong mục Người Lính, 3 ảnh trong mục Văn Hóa, 2 ảnh
trong mục Phóng Sự, 3 ảnh trong mục Bạn Đọc, 3 ảnh trong mục
Pháp Luật, 3 ảnh trong mục Quốc Tế, 3 ảnh trong mục Doanh nghiệp
–Phát triển, 2 ảnh trong mục Thể Thao).
- Số 151 có 41 ảnh (6 ảnh trang bìa, 6 ảnh trong mục Thời Sự, 3 ảnh
trong mục Kinh Tế, 3 ảnh trong mục Khoa Giáo, 3 ảnh trong mục
12


Giới Trẻ, 3 ảnh trong mục Văn Hóa, 3 ảnh trong mục Phóng Sự, 2 ảnh
trong mục Bạn Đọc, 2 ảnh trong mục Pháp Luật, 3 ảnh trong mục
Quốc Tế, 5 ảnh trong mục Xã Hội, 2 ảnh trong mục Thể Thao).
- Số 152 có 37 ảnh (6 ảnh trang bìa, 4 ảnh trong mục Thời Sự, 4 ảnh
trong mục Xã Hội, 1 ảnh trong mục Kinh Tế, 5 ảnh trong mục Giới
Trẻ, 4 ảnh trong mục Văn Hóa, 3 ảnh trong mục Phóng Sự, 2 ảnh
trong mục Khoa Giáo, 2 ảnh trong mục Pháp Luật, 1 ảnh trong mục
Quốc Tế, 2 ảnh trong mục Tự Giới Thiệu, 1 ảnh trong mục Sức Khỏe,
2 ảnh trong mục Thể Thao).
-

Số 153 có 51 ảnh (8 ảnh trang bìa, 5 ảnh trong mục Thời Sự, 3 ảnh
trong mục Phóng Sự, 7 ảnh trong mục Xã Hội, 7 ảnh trong mục Nhân
Vật, 3 ảnh trong mục Sáng Tác, 7 ảnh trong mục Văn hóa – Văn nghệ,
8 ảnh trong mục Quốc Tế, 3 ảnh trong mục Thể Thao).

- Số 154 có 44 ảnh (6 ảnh trang bìa, 5 ảnh trong mục Thời Sự, 3 ảnh
trong mục Xã Hội, 1 ảnh trong mục Kinh Tế, 3 ảnh trong mục Khoa
Giáo, 3 ảnh trong mục Giới Trẻ, 3 ảnh trong mục Văn Hóa, 2 ảnh
trong mục Phóng Sự, 3 ảnh trong mục Bạn Đọc, 3 ảnh trong mục
Pháp Luật, 2 ảnh trong mục Quốc Tế, 8 ảnh trong mục Tự Giới Thiệu,

2 ảnh trong mục Thể Thao).
Như vậy, tính trung bình qua 5 số báo trên, mỗi số báo có 43 – 44 ảnh. Đây
là số lượng vừa phải, tuy nhiên xét trên khổ báo rộng như Tiền Phong, xét
nghĩ cần tăng số lượng ảnh trên báo để kích thích nhãn quan người đọc hơn
nữa, tránh bị nhàm chán bởi những con chữ.
Nhìn chung các bức ảnh được lựa chọn trên báo Tiền Phong đã được xét
duyệt khá cẩn thận, ít xảy ra tình trạng sử dụng ảnh chất lượng kỹ thuật kém,
sử dụng khá nhuần nhuyễn cách bố trí xen lẫn ảnh to và ảnh nhỏ, ảnh trung
cảnh và ảnh đặc tả, khiến kết cấu tờ báo trở nên hài hòa và dễ đọc hơn. Tuy
13


nhiên số lượng ảnh sử dụng trong các mục chưa đồng đều, có khi có mục chỉ
có 1 ảnh còn mục khác lại có đến 7 ảnh. Điều này khiến cho tương quan tờ
báo bị lệch lạc, dẫn đến sự thiếu hợp lý về nội dung chuyển tải.
Điểm đặc biệt đáng khen là biên tập báo Tiền Phong làm việc khá tốt với
chú thích ảnh. Ít có trường hợp chú thích ảnh đi quá xa nội dung vấn đề hoặc
nói lại những gì ảnh đã nói hết cho bạn đọc.
Trong các số báo sử dụng rất nhiều hình ảnh tốt:
Ví dụ 1: Trang 5, mục Kinh Tế, số 154 thứ 2 ngày 3/6/2013 có một bức ảnh
minh họa cho bài viết Nhà xã hội kiểu mới, cơ hội cho ai? Trong đó là cảnh
tượng xe tải, xe cẩu đang hoạt động trên bãi đất trống, phía sau là các tòa
nhà cao tầng. Bức ảnh lấy bố cục rất hợp lý, phần đất đai chưa được san
bằng chiếm phần lớn diện tích ảnh, nhưng những chiếc xe công trường đang
tiến thẳng tới và tạo cảm giác sẽ dần nuốt gọn bãi đất. Chú thích ảnh là “Dự
án nhà xã hội Tây Nam Linh Đàm hứa hẹn có giá dưới 12 triệu đồng/m2”.
Đây là thông tin bổ sung, sát với bài viết mà hình ảnh chưa lột tả được.
Ví dụ 2: Trang bìa số 151 thứ 6 ngày 31/5/2013, bức ảnh minh họa cho bài
viết nổi bật là Băn khoăn số liệu: Nợ công, nợ xấu, việc làm là hình ảnh 4
người đàn ông đang đứng trao đổi, nhân vật chính đang say sưa nói và đưa

cả tay lên để biểu đạt, ánh mắt và khuôn miệng biểu cảm đầy băn khoăn lo
lắng, 3 người xung quan đều chăm chú dõi theo. Bức ảnh sử dụng bố cục
hợp lý, ánh mắt là thứ biểu đạt tốt nhất trong bức ảnh nằm ở điểm cắt chuẩn
mực của 1/3 chiều ngang và 1/3 chiều dọc bức ảnh. Bức ảnh được chú thích:
“Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh trao đổi với các đại biểu Quốc hội
trong giờ giải lao”.
Tuy nhiên để đạt được chất lượng tốt hơn trong việc đăng tải ảnh báo chí,
báo Tiền Phong cũng như nhiều tờ báo khác cần có một số thay đổi quan
trọng:
14


- Tăng số lượng hình ảnh, diễn đạt vấn đề bằng lời không quá dài dòng.
Có sự kết hợp khôn khéo giữa nội dung trên ảnh và nội dung bài viết,
không phải ảnh lúc nào cũng minh họa cho bài viết mà còn có nhiều
khi đóng vai trò bổ sung thông tin.
- Nếu bức ảnh không mang đến một giá trị thông tin nào cho bạn đọc
thì nó chỉ mang tính chất trang trí cho tờ báo về hình khối, đậm nhạt.
Đó không phải là ảnh báo chí, không nên đưa lên mặt báo.
- Nên lựa chọn nhiều hơn hình ảnh sống động, tạo cảm giác đang nhìn
thấy nhân vật hoạt động, sự việc chuyển động, gây cảm giác về tính
chân thật khách quan của tờ báo.
- Không nên bỏ qua phần chú thích ảnh trong bất cứ trường hợp nào.
Đây là phần vô cùng quan trọng.
- Nên có thông tin về tác giả bức ảnh trong phần chú thích. Điều này
vừa đảm bảo chủ quyền cho tác giả vừa khiến người chụp có trách
nhiệm hơn với những bức ảnh được sử dụng làm ảnh báo chí.

15




×