Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các cách học và rèn luyện kĩ năng gia tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.28 KB, 19 trang )

I : Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua ánh mắt và
lời nói

Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình
và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng để giao tiếp hiệu quả thì ngoài
lời nói bạn còn phải sử dụng đến ánh mắt, nụ cười,... Tham khảo các nguyên
tắc dưới đây để có thêm những kỹ năng giao tiếp cần thiết.
Sử dụng ánh mắt và lời nói trong giao tiếp như thế nào cho hiệu quả?
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong
giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao
đổi thông tin với người khác. Nhưng quá trình giao tiếp không chỉ đơn giản là nói
chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói
như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để
hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao
tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi...?
Vài nguyên tắc sau sẽ giúp bạn có những kỹ năng sống cần thiết để giao tiếp ứng
xử tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày:
Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời:
- Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng
anh, chị, chú bác, cô, dì…Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên.
Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là
anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng
nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá
thân mật so với mối quan hệ.


Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua ánh mắt và lời nói
- Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi
người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì
sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng
nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho


nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ
thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.
- Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”: lối nói chỉ trích người khác một cách bóng
gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng
cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai
thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác. Xem
lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt
gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái
trong quá trình giao tiếp, đúng không?
- Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng, cách nhận
xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm
trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói “sao sắc mặc nhợt
nhạt ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói “nhìn mặt cậu có vẻ
khá hơn lúc ốm đấy”. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người
đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
- Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm
hoặc các chủ đề nhạy cảm. Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn giáo,
chính trị, pháp luật, giới tính.


- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương,
tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ
quá hoa mỹ: người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là người của
những thế kỷ trước
Những lưu ý trong giao tiếp ứng xử hàng ngày
- Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép
hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở
người đối diện.
- Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác phải
chờ đợi.

- Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ
mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.
- Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất
tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều này, bạn
cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu
họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống,
nhìn ngó nghiêng chỗ khác…hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu
chuyện.
- Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian có nhiều đồ
vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ
sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn
một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
- Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm
vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật.
Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
- Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
- Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc
áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen
đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một cách
trả lời khéo léo: “hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không thích
lắm…”
Sử dụng ánh mắt khi giao tiếp cũng là 1 trong những kỹ năng giao tiếp hiệu
quả
Trong giao tiếp có 2 kiểu ngôn ngữ chính: ngôn ngữ có lời (verbal) và ngôn ngữ
không lời (non-verbal) hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language). Ngôn ngữ
có lời dùng lời nói để truyền thông tin, có thể dùng để che dấu, đánh lừa người
khác. Còn ngôn ngữ không lời thì dùng những cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, những gì
thể hiện ra bên ngoài để truyền đạt thông điệp. Trong giới hạn bài viết, chúng tôi
xin chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng ánh mắt trong giao tiếp:



- Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm.
Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho
cả hai.
- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người
khác nữa.
- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo
ra cho mọi người vui vẻ.
- Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội
thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.
- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào
khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của
bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
- Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào
họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn
cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.
- Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ
có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
Kết luận:
Để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy
được tôn trọng, để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì
bạn cần chú ý rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của mình nhiều hơn. Xem ra đây
chưa phải là tất cả các nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn cần nắm, nhưng ít nhất,
bạn cũng sẽ học được cách giao tiếp tốt hơn bằng việc tuân thủ các nguyên tắc
này đấy. Chúc bạn thành công nhé! Theo dõi thêm nhiều bài viết về kỹ năng nói
trước đám đông, kỹ năng bán hàng,...


II: Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn giao tiếp
thông minh


Trong quá trình giao tiếp, nếu biết đặt câu hỏi phù hợp sẽ khiến câu
chuyện trở nên suôn sẻ, hòa hợp và thể hiện bạn là một người tâm lý,
thú vị, độc đáo… Theo dõi bài viết sau để rèn luyện cho mình kỹ năng
đặt câu hỏi trong giao tiếp chuyên nghiệp nhất nhé!

Giao tiếp hiệu quả hơn bằng cách rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi
Hãy tưởng tượng bạn nhận được một cú điện thoại từ một người đàn ông bạn chưa
bao giờ gặp ở văn phòng làm việc và được dồn một loạt các câu hỏi như sau: “Ông
đã kinh doanh trong bao nhiêu năm rồi? Hiện ông đang có bao nhiêu nhân viên?
Ngân sách của ông có thể dành ra bao nhiêu để chi cho loại thiết bị mà tôi cung
cấp? Hiện nay ông đang mua các thiết bị đó từ đâu? Liệu ông có phải người có
quyền ra quyết định cuối cùng không?”, thì bạn sẽ phản ứng như thế nào. Nếu bạn
là đàn ông, bạn có thể cho rằng kẻ gọi điện này là loại vớ vẩn và hơi thiếu lịch sự
tronggiao tiếp. Nhưng nếu bạn là phụ nữ, rất có thể bạn sẽ nghĩ người gọi thật thô
bỉ và huênh hoang. Dù thế nào thì bạn cũng khó có thể làm ăn với anh ta được.


Hãy nhìn vào mặt khác của tình huống giao tiếp này. Giả sử bạn đang nói chuyện
lần đầu tiên với một nữ doanh nhân, người này hỏi bạn một loạt các câu hỏi: “Ông
đã gặp phải những khó khăn nào khi mới khởi nghiệp? Những vấn đề gì có thể ảnh
hưởng đến phần ngân quỹ chi cho thiết bị này của ông? Ông nghĩ như thế nào về
nhà cung cấp hiện tại của công ty? Ông có tìm kiếm một công ty khác để thay thế
cho nhà cung cấp đó không?”.
Nếu là phụ nữ, bạn sẽ thấy những câu hỏi này khuyến khích sự suy nghĩ, đáng chú
ý và nhiệt tình. Tuy nhiên, một người đàn ông bị một người phụ nữ hỏi những câu
như vậy rất có thể có phản ứng ngược lại, và cảm thấy mình đang bị thăm dò một
cách khó chịu, bị yêu cầu tiết lộ những cảm giác và tình cảm cho một người vừa
mới gặp.
Tại sao nam và nữ lại có phản ứng khác nhau với những người đưa ra các câu hỏi

giống nhau? Câu trả lời là cách sử dụng ngôn ngữ của nam và nữ khác nhau, ngoài
ra còn có một số phong cách giao tiếp riêng.
Tại sao cần thay đổi phong cách giao tiếp của bạn?
Bí mật của thành công trong tất cả những lần giao tiếp với khách hàng tiềm năng là
hãy hỏi những câu hỏi đúng, sau đó cẩn thẩn lắng nghe câu trả lời. Với tư cách là
một chủ doanh nghiệp, điều quan trọng là bạn phải đánh giá được phong cách giao
tiếp của chính mình và học cách đặt câu hỏi khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy
dễ chịu và thu được những thông tin đáng giá về nhu cầu khách hàng. Hãy tham
khảo tình huống thực tế trong đời sống sau đây để biết vì sao bạn phải thay đổi
phong cách giao tiếp của mình.
Tình huống: Một chàng trai hẹn gặp một cô gái mới quen ở một quán cà phê. Sau
một hồi trò chuyện thì cả hai đã bắt đầu thấy không khí cởi mở. Lúc này, chàng trai
muốn hỏi sâu về một vài lĩnh vực về đời sống riêng tư của cô gái. Và điểm đầu tiên
chàng trai muốn biết là cô gái đã từng yêu ai chưa, và ở thời điểm nào.
Một chàng trai vụng về sẽ hỏi: Mấy tuổi thì em bắt đầu yêu?/Em đã từng yêu ai
chưa/Em đi qua mấy cuộc tình rồi/Em xinh vậy chắc nhiều người theo đuổi lắm
nhỉ…
Một chàng trai thông minh sẽ hỏi: Anh không biết là phụ nữ hiện nay quan niệm
thế nào về tình yêu? Có người nói tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên, em
nghĩ sao? Và sau đó khi cô gái chia sẻ quan điểm của mình, có thể anh ta sẽ đùa cô
gái “em có đọc sách nào không hay tự trải nghiệm đấy?”…Nói chung, khi này, câu


chuyện sẽ tự nhiên hơn rất nhiều và những câu hỏi riêng tư sẽ không còn gượng
gạo, vô duyên nữa.
Qua đó, bạn thấy rằng kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp rất cần thiết trong mỗi chúng
ta. Đặt câu hỏi hợp lý không những khiến câu chuyện trở nên suôn sẻ, hòa hợp mà
còn thể hiện bạn là một người tâm lý, thú vị, độc đáo…
Các loại câu hỏi và bí quyết sử dụng trong từng tình huống giao tiếp
Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong những tình huống lạ hoặc

căng thẳng, chẳng hạn như giao dịch mua bán, đàn ông thường dựa vào những câu
hỏi đóng trong khi phụ nữ thích dùng câu hỏi mở. Chìa khoá kỹ năng sống để vượt
qua các trở ngại một cách thành công và đạt được thoả thuận mua bán là phải học
cách sử dụng cả hai loại câu hỏi trên một cách nhuần nhuyễn và thoải mái, ngay cả
trong tình huống căng thẳng.
Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là loại câu hỏi đưa lại cho người đc hỏi trả lời bằng lời lẽ và ý kiến
riêng của mình.
Trong khi nghiên cứu thị trường ,người ta thường hay dùng câu hỏi mở nhiều hơn,
bởi vì người đc hỏi không bị gò bó về sự trả lời .
Người đc hỏi có thể trả lời theo suy nghĩ thực của họ, điều này rất tốt cho việc
nghiên cứu ,điều tra nhu cầu của khách hàng.
Các hiểu câu hỏi mở đặc biệt có ích trong gia đình, nghiên cứu có tính chất tìm
kiếm, khi cần phải xác định xem mọi người suy nghĩ gì. VD: Bạn đã dùng thử sản
phẩm comfort thơm lâu hay comfort 1 lần xả chưa ? Bạn có thể cho biết ý kiến của
bạn về hai loại sản phẩm này đc không?
Người hỏi có thể gợi ý để cho người đc hỏi trả lời. VD: khi sử dụng sản phẩm
này ,điều gì đã làm cho bạn thích nhất ?
+ Đặt ra cho người đc hỏi một câu không hoàn chỉnh ,đề nghị người đc hỏi trả lời.
+ Giới thiệu cho người đc hỏi một câu chuyện không hoàn thành và đề nghị người
đc hỏi hoàn thành nó .
Câu hỏi đóng


Những câu hỏi đóng có thể được trả lời bởi các từ “có”, “không” hoặc một thực tế
đơn giản nào đó. Tất cả những câu hỏi được đưa ra trong ví dụ đầu của chúng tôi
đều là những câu hỏi đóng. Những câu hỏi này phụ hợp với người bắt đầu cuộc nói
chuyện.
Câu hỏi mở thường có những từ “suy nghĩ”, “cảm giác” hay “nhận thấy.” Chúng
cho thấy tình cảm phía sau câu trả lời và có thể cung cấp nhiều thông tin về trạng

thái suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng tiềm năng.
Tất cả những câu hỏi do người phụ nữ trong ví dụ hai hỏi đều là câu hỏi mở. Bằng
cách hỏi như vậy và lắng nghe câu trả lời, bạn sẽ có thể hiểu những trở ngại
của khách hàng tiềm năng, đồng thời gợi ý các giải pháp để vượt qua những trở
ngại đó.
Nếu bạn hỏi những câu hỏi đóng như: “Ai là nhà cung cấp hiện nay của ông”, có
thể chẳng bao giờ bạn biết được nhà cung cấp đó thường chậm giao hàng và đòi
phải đặt hàng trước 10 ngày. Nhưng nếu tiếp sau câu hỏi đóng là câu hỏi mở: “Ông
thích gì nhất từ người cung cấp hàng của mình?”, khách hàng tiềm năng của bạn dễ
dàng tiết lộ thông tin đó.
Vì vậy, nếu bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể đưa ra một giải pháp phù hợp nhu
cầu của khách hàng, chẳng hạn như: “Nếu ông có thể nhận thiết bị với giá thấp
hơn, lại được đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và chỉ phải báo trước 24 giờ với tất
cả các đơn đặt hàng thì sao? Những câu hỏi đóng không chỉ giúp bạn mở đầu câu
chuyện mà còn rất hiệu quả khi kết thúc câu chuyện. Giả sử bạn đang nói chuyện
điện thoại với một khách hàng tiềm năng bằng điện thoại với mục đích là tiến tới
một buổi hẹn gặp. Hãy dùng những câu hỏi đóng cụ thể như “3 giờ chiều thứ Ba có
thuận tiện cho ông không?” Và hãy tiếp tục nêu các ngày, giờ cho đến khi bạn có
một buổi hẹn.
Nếu bạn đưa ra những câu hỏi hiệu quả, lắng nghe câu trả lời cần thận và đưa ra
giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng tiềm năng, thì bạn sẽ liên tục thành
công. “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp với khách hàng
Sau đây là một bài tập giúp bạn nghĩ về việc thường xuyên sử dụng cảcâu hỏi mở
và đóng với các khách hàng tiềm năng của mình.
1. Hãy lấy một tờ giấy và vẽ một đường kẻ đôi tờ giấy. Viết chữ “câu hỏi đóng”
vào cột bên trái và “câu hỏi mở” vào cột bên phải.


2. Bên trái, hãy liệt kê tất cả các câu hỏi “có hay không” hay khám phá một sự việc

mà bạn muốn dùng khi gặp khách hàng tiềm năng trong khi nói điện thoại hay trực
tiếp. Hãy làm cho danh sách này càng đầy đủ càng tốt. Hãy nhớ rằng bạn cần thông
tin từ khách hàng tiềm năng là để xác định xem họ có phù hợp với bạn hay không,
và giúp bạn vượt qua các trở ngại.
3. Trong cột bên phải, hãy thay đổi theo hướng mở dần mỗi câu hỏi đóng mà bạn
đã viết vào cột bên trái. Chẳng hạn câu hỏi đóng là: “Ông có nghĩ đến việc tu sửa
lại phòng tắm của mình không?, thì câu hỏi mở là: Ông muốn thay đổi phòng tắm
của mình như thế nào?” Công việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng và ký kết hợp
đồng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đã làm chủ được kỹ năng này.
Một số lưu ý quan trọng để tăng thêm sức mạnh cho câu hỏi trong giao tiếp


Lưu ý là tránh dùng các câu hỏi đóng liên tục, dồn dập, người nghe sẽ nghĩ
là bạn đang tra khảo họ hoặc bắt họ làm một bài trắc nghiệm nào đó.



Hãy chắc rằng bạn để cho người được hỏi đủ thời gian để trả lời. Có thể họ
cần thời gian suy nghĩ kỹ trước khi trả lời bạn, cho nên đừng chỉ hiểu một
sự tạm ngừng là “miễn bình luận” và tiếp tục hỏi ngay.



Những câu hỏi hiệu quả cần đi cùng với lắng nghe một cách cẩn thận để
bạn có thể hiểu đối phương thực sự có ý gì trong từng câu trả lời của họ.



Ngôn ngữ cơ thể và âm điệu của giọng nói cũng đóng vai trò cực kỳ quan
trọng để quyết định câu trả lời bạn nhận được sẽ là thế nào đấy nhé.


Kết luận:
“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Hỏi để biết, hỏi là bước đầu từ của
việc học. Làm sao bạn có thể biết nếu bạn không hỏi nhỉ? Trong các kỹ năng mềm,
đặt câu hỏi là kỹ năng cơ bản mà chúng ta thường xuyên sử dụng. Vì thế, hãy cố
gắng rèn luyện kỹ năng này trong giao tiếp cho thật hiệu quả bạn nhé! Theo dõi để
đọc thêm nhiều bài viết về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám
đông,... và làm phong phú vốn sống của mình.

III: Cách sử dụng ngôn từ hiệu quả trong kỹ năng giao
tiếp


Chỉ một ý nghĩ chúng ta có thể diễn đạt theo nhiều ngôn từ khác nhau và tất
nhiên hiệu quả mang lại cũng hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào để sử
dụng ngôn từ trong giao tiếp có hiệu quả tốt nhất? Hãy rèn luyện theo các
phương pháp sau đây.
Bí quyết sử dụng ngôn từ trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Hôm nay chuyên mục kỹ năng sống của Kênh Tuyển Sinh sẽ chia sẻ với bạn về
luật hấp dẫn – được xem là quy luật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của mỗi
người. Dù chúng ta có muốn hay không, luật hấp dẫn cũng ảnh hưởng đến cuộc
sống của chúng ta mỗi ngày. Quy luật nó nói rằng: tất cả những gì mà bạn tập
trung sự chú ý và năng lượng của mình vào đó, bạn đều thu hút chúng nhiều hơn
vào cuộc sống của chính mình. Khi chúng ta tập trung vào những lỗi lầm của mình
hay người khác như phòng bừa bộn, vứt đồ đạc lung tung, môi trường làm việc
căng thẳng, thiếu tinh thần hợp tác,… Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra?
Chúng ta vừa tập trung sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta không mong
muốn trong kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, chúng ta ngày càng nhận thêm những điều
không tốt từ bản thân và người khác nhiều hơn bởi vì đó là điều chúng ta đang tập
trung vào. Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu

câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia..?” Nếu thử chú ý đếm
những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên. Bố mẹ đưa nhiều mệnh
lệnh cấm với con cái quá nhiều.

Sức mạnh của ngôn từ trong nghệ thuật giao tiếp thông minh


Từ khi mới lẫm chẫm bước đi và khám phá thế giới xung quanh, trẻ đã bắt đầu
nhận được lệnh: Không được sờ vào chỗ nọ, đụng vào chỗ kia. Khi không còn bú
mẹ và chuyển sang tập ăn dặm, rồi tập ăn thức ăn cứng, trẻ muốn tự mình điều
khiển chiếc thìa hay chiếc bát của riêng mình thì đã nghe bố mẹ hét: Đừng có làm
rơi vãi khắp nhà như thế. Khi trẻ muốn tham gia vào việc nhà, mẹ đuổi ra khỏi bếp
và bảo: Đừng có vào đây phá quấy, ra sân mà chơi. Khi trẻ muốn khám phá thiên
nhiên, cha mẹ bảo: Đừng có thò tay xuống đất, hông ai hơi đâu mà rửa ráy suốt
ngày được.
Và khi trẻ biết làm mọi thứ, tự ý thức, tự hành động, lại còn có lý lẽ để biết “cãi
lại” bố mẹ nữa thì các câu “Đừng” càng ngày càng xuất hiện với tần suất liên tục.
Con cái phát ốm lên vì những yêu cầu “Đừng có bật ti vi to thế”, “Đừng có nhảy
nhót loạn nhà lên như thế”, “Đừng có động tí là chảy nước mắt ra như thế”, “Đừng
có phá cái ô tô đồ chơi mới mua như thế”…
Càng cấm đoán, trẻ lại càng muốn làm những gì chúng muốn. Càng ngăn đứa trẻ
làm điều này hay điều nọ bao nhiêu thì đứa trẻ lại càng cương quyết làm điều đó
bấy nhiêu. Và cao trào của những lần như thế là đứa trẻ lăn ra nhà gào khóc đòi
bằng được điều nó muốn, hoặc chúng ta đánh đứa trẻ, hù dọạ và … gây nên những
kỷ niệm và hình ảnh không tốt lên đứa trẻ. Cũng vậy, nếu như tôi nói với bạn:
“Đừng nghĩ đến bánh kem nha”… Thì một hình ảnh về bánh kem sẽ lập tức hiện ra
ngay trong đầu của bạn! Tương tự như điều tôi đã trao đổi với bạn ở trên:


Khi bạn nói: Đừng có chạy!… Chúng nghe, Chạy!




Không được đánh nhau!… Chúng nghe, Được đánh nhau!



Đừng có đóng sầm cánh cửa nữa!…Sầm ! Chúng vừa đóng sầm cánh cửa!



Không được nghịch!… Chúng nghe, Được nghịch!….



Vậy chúng ta nên làm gì?

Thường xuyên sử dụng những từ “Đừng”, “Không”, “Không được” khiến chúng
ta “hút” những điều mình không mong muốn tới cuộc sống của mình. Thay vì thế,
bạn hãy tập trung suy nghĩ và cảm xúc của mình vào những điều bạn mong muốn.


Đừng chạy!…trở thành, Hãy đi bộ nào.



Đừng đánh nhau!… trở thành, Hãy nói chuyện tử tế.




Đừng đóng sầm cánh cửa!…trở thành, Hãy đóng cánh cửa thật nhẹ nhàng.




Đừng nghịch!…Trở thành…Hãy chơi ngoan.

Nếu lần sau bạn nghe được trong đầu bạn sắp nói ra những câu như:


Đừng nói lại với tôi như vậy!



Đừng hét lên!



Đừng làm rơi.



Đừng làm vỡ.



Đừng mở cái đó.




Không được hét.



Không được thức khuya.



Không được nói chuyện điện thoại sau 9g



Không được hút thuốc.

Khi đó bạn biết bạn đang tập trung vào những điều mà bạn không mong muốn
trong quá trình giao tiếp. Hãy điều chỉnh và nói lên những điều mà bạn muốn bằng
cách đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Vậy, thực ra điều tôi muốn là gì?”
Hãy luôn tập trung vào những điều mà bạn muốn và bạn sẽ nhận được nhiều hơn
những thói quen đó. Bạn chính là người tạo nên những hình ảnh. Chính bạn sẽ thấy
những hình ảnh đó và người khác cũng vậy…Hãy tạo ra những hình ảnh tích cực
trong tâm trí bạn và những điều bạn muốn người khác thực hiện. Đặt sự chút ý vào
đó! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình muốn nói một câu nào đó … hãy nhớ tự hỏi
bản thân mình.
Thật ra điều tôi muốn là gì?
Tôi có muốn mình thất nghiệp hay không? Không, tôi muốn mình có một công
việc mà tôi yêu thích và phù hợp với năng lực của tôi. Tôi có muốn người khác trễ
hẹn không? Không, tôi muốn người khác đến hẹn đúng giờ. Tôi có muốn bọn trẻ la
hét, cãi lại và ngủ trễ không? Không, tôi muốn bọn chúng nói chuyện vừa nghe,
bình tâm và đi ngủ lúc 9g.
Luyện tập tư duy rất đơn giản và đòi hỏi bạn thay đổi trong ngôn từ mà bạn nói ra

với chúng. Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào những điều mà bạn muốn.
Người khác sẽ hiểu được điều bạn muốn là gì và sẵn sàng hợp tác. Bạn cũng sẽ
cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.


5 cách rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ để giao tiếp hiệu quả hơn
1. Lắng nghe cẩn thận từng câu chữ
Lắng nghe cẩn thận, rõ ràng từng câu chữ mà đồng nghiệp dùng là cách cơ bản
giúp bạn tự luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn từ. Thông qua việc
lắng nghe, bạn có thể rút ra một số kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm những
cách dùng từ hay của đồng nghiệp để bổ sung vào cẩm nang từ vựng cho riêng
mình và có thể dùng nó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn muốn.
Trong suốt thời gian giao tiếp, thay vì bỏ qua những câu, từ bạn không hiểu rõ.
Vậy thì tại sao bạn không thử đoán nghĩa của chúng dựa vào ngữ cảnh mà đồng
nghiệp bạn đang đề cập. Nếu bạn sợ suy đoán của mình là sai, không chắc chắn,
bạn có thể hỏi lại bằng những câu như “ có phải ý anh/chị là….”
2. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách tra cứu các từ lạ
Nếu được, bạn nên trang bị cho mình một quyển từ điển bỏ túi, trong những trường
hợp đặc biệt bạn có thể dùng chúng để tra cứu ngay lập tức những từ bạn không
biết hoặc không chắc chắn về nó. Đánh dấu những từ bạn đã tra xong trong từ điển,
đó cũng là cách để bạn có thể ôn lại vốn từ nếu như sau này tình cờ lướt qua. Bạn
cũng có thể dùng một cuốn sổ tay để ghi chép từ mới để làm phong phú thêm cho
vốn từ của bạn và sẽ rất hữu ích trong nhiều trường hợp cần thiết đấy.
3. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp
chí


Dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp chí,..Tập trung vào những đề tài
mà khách hàng hàng của bạn hoặc đối tượng giao tiếp của bạn đang quan
tâm để khi bạn gặp mặt, trao đổi với khách hàng, bạn sẽ chủ động hơn cũng

như nội dung cuộc nói chuyện sẽ phong phú hơn. Như vậy, bạn sẽ tránh
được trường hợp bị rơi vào vòng nguy hiểm, im lặng vì không biết nói gì
cũng như bạn sẽ được người khác nể phục vì vốn kiến thức và có ấn tượng
tốt với bạn hơn. Bạn càng đọc nhiều thì sẽ tích lũy được nhiều vốn từ
phong phú, đó chính là lợi thế giúp bạn dễ dàng trao đổi, bình luận, bàn
bạc, giao tiếp với người khác.



Bổ sung từ ngữ chuyên ngành cũng là cách hỗ trợ bạn có được nhiều vốn
từ trong giao tiếp, đặc biệt khi bạn giao tiếp với những người có trình độ
chuyên môn cao. Điều đó, bắt buộc bạn phải có vốn từ chuyên môn tương
đối để có thể trao đổi vấn đề dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu như bạn gặp
khó khăn trong việc bàn bạc, hợp tác về một ngành khác chuyên môn, một
lĩnh vực khác nào đó. Bạn hãy làm quen với các thuật ngữ, từ chuyên
ngành qua tạp chí, sách vở, tài liệu. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ chuyên


gia, thành viên trong ngành để nhằm đảm bảo tính chính xác từ ngữ mà bạn
muốn sử dụng.
4. Tăng cường, củng cố vốn từ để luyện kĩ năng giao tiếp cho mình.
Bạn nên trang bị cho mình một cuốn lịch để bàn có phần chú thích rồi thực hiện
phương châm “từ mới mỗi ngày”. Bạn cũng có thể ghi một câu nói gì đó có liên
quan đến từ mới của bạn vào cuốn lịch và bổ sung, củng cố vốn từ của mình bằng
cách sử dụng sách, báo, phim ảnh hay bất cứ phương tiện nào có thể làm phong
phú vốn từ của bạn. Đặc biệt bạn nên tập trung vào những từ mà bạn thấy hữu
dụng nhé.
5. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách vận dụng từ mới mỗi ngày.
Hãy tập vận dụng các từ mới xen kẽ các từ cũ trong các cuộc đối thoại hàng ngày,
những cuộc trao đổi qua điện thoại, email, trên các ghi chú thư từ. Chung quy hãy

áp dụng ngay những từ mà bạn mới học được mỗi khi bạn nói, viết. Bạn nên lưu ý,
khách hàng, đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy có thiện cảm khi bạn sử dụng chính
xác, nhuần nhuyễn ngôn ngữ chính xác của họ.

Kết luận:
Ngôn từ có sức mạnh rất lớn trong quá trình giao tiếp. Một câu an ủi, động viên
đúng lúc sẽ xoa dịu nỗi buồn của người khác, một lời khen ngợi có thể là động lực
cho ai đó tiếp tục cố gắng. Hơn thế, ngôn từ chứng tỏ bản thân bạn là người mạnh
mẽ, quyết đoán và tăng thêm niềm tin ở những người xung quanh. Vì thế, các
bạn hãy cố gắng và tự tin trong việc giao tiếp và trau dồi cho mình thêm nhiều vốn
từ hơn nữa nhé. Đừng quên theo dõi hàng ngày để đọc thêm nhiều bài học hay và
phong phú trong cách sử dụng ngôn từ.


IV :Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

Cái bắt tay trong giao tiếp đôi khi sẽ là ấn tượng đầu tiên của người đối diện
nhớ về bạn. Dĩ nhiên, chúng ta đều muốn để lại ấn tượng tốt đẹp phải không?
Hãy tham khảo phương pháp bắt tay đúng đối tượng, đúng văn hóa sau đây.
Làm thế nào để cái bắt tay mang hiệu quả trong các tình huống giao tiếp?
Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá,
một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại
gần nhau. Có những người chỉ sơ suất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới
hỏng việc.
Bắt tay - nét đẹp văn hóa cần chú trọng
Bắt tay trong giao tiếp thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Những
người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban đầu, mừng rỡ
tươi cười, gọi là "tay bắt mặt mừng".
Nhưng cũng có những cái bắt tay không văn hóa, bất đắc dĩ phải chìa tay ra cho
người khác nắm, ví như một lãnh đạo đứng trên bậc hè cao, đưa bàn tay ra cho

nhân viên đứng dưới nắm, tay kia để trong túi quần, mặt nhìn đi nơi khác hay một
người bề trên ngồi trên ghế sa lông trong nhà, người khách vào chìa tay bắt, người
ngồi ghế vẫn cứ ngồi, miệng nói chuyện với người khác, đưa bàn tay ra nắm một
cách hờ hững.


Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp
Hay một người nam giới khi bắt tay chị em phụ nữ nắm quá chặt, giữ quá lâu
không chịu buông ra... Những cử chỉ đó thật thiếu văn hóa, không tôn trọng nhau,
gây sự bất bình đẳng trong giao tiếp.
Còn một kiểu bắt tay nữa ở địa phương tôi mới xuất hiện, trong các đám cỗ bàn,
tiệc tùng, người ta thường mượn rượu để chúc tụng nhau. Sau khi cụng chén họ
uống một hơi sau đó lần lượt bắt tay nhau. Trong bữa ăn có hàng chục lần bắt tay
như vậy vừa rườm rà, vừa mất vệ sinh khi ăn uống.
Bắt tay là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, thể hiện tình cảm quý mến nhau, là màn
chào hỏi ban đầu để làm quen cho cuộc nói chuyện tiếp theo. Vậy phải bắt tay sao
cho đúng cách để không làm mất đi ý nghĩ của cử chỉ thân thiện này.
Bốn bước giúp bạn bắt tay đúng cách trong nghệ thuật giao tiếp
Bước 1: Ai là người chủ động
Trong khi gặp gỡ, nói chung, người có tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn thường là
người chủ động chìa tay ra bắt, ví dụ như giám đốc bắt tay các trưởng phòng, hoặc
nhân vật được phỏng vấn bắt tay các phóng viên. Trong trường hợp đại diện hai
bên đối tác đều ngang hàng, bên chủ nhà cũng sẽ là bên chủ động bắt tay trước.
Tuy thế, đôi khi chính việc người khác mở rộng tay ra bắt trước, bất kể địa vị xã
hội, cũng là một cách gây ấn tượng về sự tự tin và táo bạo.
Bước 2: Hãy đứng khi bắt tay
Đứng khi bắt tay gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một
người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, thay vì tiếp tục ngồi và



để đối tác phải cúi người xuống. Tất nhiên, trừ trường hợp hạn chế về thể chất như
bạn đang ốm nặng, không thể đứng lên được, hoặc không thể di chuyển được, còn
thì tư thế bắt tay đúng nhất là tư thế đứng thẳng.
Bước 3: Giao tiếp cơ thể
Khi bắt tay, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong
của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt của bạn và
của đối tác phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp.
Đừng bắt tay quá lỏng lẻo, nhưng cũng đừng nắm quá chặt và khiến đối tác của
bạn phải rú lên vì đau. Người ta cho rằng cái bắt tay sẽ nói lên tính cách và con
người của bạn. Người bắt tay nhẹ và không có lực thường là người hay lo lắng, hời
hợt, còn người bắt tay chặt là người mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, bắt tay
quá chặt thì lại thành thất thố.
Bước 4: Đúng thời điểm
Hãy bắt đầu bắt tay ngay sau khi đã tự giới thiệu. Đừng vì quá tập trung vào việc
giới thiệu bàn tay của mình hơn chính bản thân mình. Đừng giữ tay đối tác quá lâu.
Thông thường, người ta sẽ nắm tay và lắc trong khoảng 3-4 nhịp là vừa đủ. Giữ tay
đối tác, nhất là đối tác nữ quá lâu thì quả là bất lịch sự. Ngay khi gặp gỡ lần đầu
tiên, cách bắt tay của bạn chính là một phương thức mạnh mẽ để giới thiệu về con
người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Chính vì vậy, hãy sử dụng kỹ năng giao
tiếp này thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự
tin, chân thành và có thể tin tưởng được.
Những điều nên và không nên khi thực hiện bắt tay


Khi bắt tay ai đó, bạn hãy tiến lại phía người đó với nét mặt tươi cười. Hãy
dừng lại ở khoảng cách an toàn, rồi chìa tay về phía người đó. Chìa tay
sớm để người ta phải nhoai người về phía bạn, hay tiến tới gần quá khiến
người ta phải đứng lùi lại một bước là điều không nên. Hãy nắm cả bàn tay
đối tác, sao cho ngón tay cái của bạn khít lên ngón cái của người ta, lắc 3 –
4 nhịp rồi buông ra là đủ.




Xin bạn chớ nhiệt tình quá mà bóp tay người ta quá mạnh, giật tay người ta
quá lâu khiến người ta đau, nhất là đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắt tay là thủ
tục giao tiếp chứ không phải là thi “vật tay”. Nhưng bắt tay hời hợt, yếu ớt,
chưa chạn đã buông, hay bắt tay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt
tới mức kỹ năng.



Đừng để tay ướt, dính nhớp mồ hôi mà bắt tay khiến người ta có cảm giác
cầm vào “con cá chết”. Nếu tay bạn bận hay bẩn, bạn cứ xin lỗi rằng bạn
không thể bắt tay, chứ đừng chìa cánh tay, cùi tay ra để người ta bắt vào
đó. Làm thế khác nào thay vì hôn môi, bạn lại chìa gáy cho người ta.




Những bạn đeo nhẫn thì lưu ý để chúng không trở thành vũ khí sát thương
đối phương. Nếu bạn là người thuận tay trái, cũng cố gắng chìa tay phải để
bắt tay, không nên để đối tác phải rụt tay phải của họ lại để đổi sang tay trái
cho giống bạn.



Bạn chỉ bắt tay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một
người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao,
bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn. Hãy bước tới, nghiêng người
về phía trước một chút để bắt tay. Nhìn đối tác với mét mặt tươi vui, tránh

bắt tay người này, nhưng mắt nhìn người thứ hai, miệng chào người thứ ba.



Với người lớn tuổi, nên cúi thấp hơn một chút để tỏ vẻ kính trọng. Bạn
không cần thiết ấp cả hai bàn tay của mình vào tay người khác, hay cúi rạp
mình, khiến người ta có cảm giác bạn nhúm mình khúm núm quá mức.



Hãy bắt tay kèm lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiệu bản thân. Ví dụ:
Khi bắt tay, bạn hãy nói: Chào anh/chị, tôi là Khánh, biên tập viên website
ABC.vn, rất vui được gặp anh/chị.



Khi bắt tay ai đó, bạn hãy truyền cho người ta cảm giác thân thiện, cởi mở,
sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp.
Đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và thành công.

Văn hóa bắt tay cần biết của các nước trên Thế giới
Ở mỗi quốc gia đều có phong tục, văn hóa khác nhau. Vì thế việc “nhập gia tùy
tục” mỗi khi du lịch đến một đất nước mới là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây
là những kiểu bắt tay khác nhau của từng nước trên Thế giới, bạn cần chú ý để
thực hiện cho đúng khi du lịch hoặc gặp đối tác, khách hàng đến từ các quốc gia
này nhé!
Mỹ
Đối với người Mỹ, khi bạn giới thiệu tên đồng nghĩa với việc bắt tay.
Úc
Nếu bạn là phụ nữ mà bắt tay đàn ông thì phụ nữ nên chủ động đưa tay ra trước.

Đặc biệt, phụ nữ Úc sẽ không bắt tay với người cùng giới.
Morocco
Một cái bắt tay nhẹ nhàng và chỉ bắt tay với người cùng giới.
Nga
Người Nga sẽ không bắt tay với người khác giới ngoại trừ trong tình huống giao
tiếp với đối tác kinh doanh. Đàn ông Nga thường hôn lên tay phụ nữ.
Mexico


Người dân ở đây thường có cái bắt tay rất lâu, và nếu bạn là đàn ông thường ôm
sau khi bắt tay.
Hàn Quốc
Hầu hết những người lớn tuổi hơn sẽ bắt tay trước và hơi chặt tay nhẹ một chút
Thổ Nhĩ Kỳ
Bắt tay sẽ thể hiện sự thô lỗ mà mọi người thường nắm tay một lúc lâu.
UAE
Bắt tay với người lớn tuổi và không được phép buông tay sớm
Brazil
Bắt tay kéo dài cùng với việc nhìn nhau, và lặp lại khi rời đi
Trung Quốc
Tuổi tác không phải là vấn đề. Ở Trung Quốc, mọi người thường chào người lớn
tuổi trước, hơi cúi đầu nhẹ và không nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
Anh
Một cái bắt tay rất nhẹ và sau khi bắt tay không được đứng hoặc nói chuyện quá
gần nhau.
Thái Lan
Người Thái Lan không bắt tay mà đặt hai tay chụm vào nhau đặt trước ngực và cúi
để chào.
Pháp
Người Pháp thường có một cái bắt tay nhanh và rất nhẹ

Thụy Sĩ
Bắt tay với mọi người và gọi tên người đối diện với danh xưng “cô” hoặc “ông”.
Kết luận:
Nếu như dân gian Việt Nam có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện" thì bắt tay
chính là lời mở đầu quen thuộc cho các cuộc giao tiếp, nhất là giao tiếp với đối
tác, khách hàng trong kinh doanh. Vì thế, để quá trình giao tiếp được hiệu quả và
suôn sẻ, bạn nên học cách bắt tay đúng cách, đúng văn hóa của từng quốc gia trên
Thế giới. Như vậy, bạn đã gây ấn tượng tốt với người đối diện rồi đấy! Theo dõi
thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài học hữu ích về kỹ năng sống, bạn nhé!



×