Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Cuộc nội chiến ở pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.44 KB, 31 trang )

“NỘI CHIẾN Ở PHÁP”

I.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Đây là tác phẩm được Mác viết vào những ngày diễn ra chiến tranh
Pháp- Phổ 1870-1871 và cuộc cách mạng vô sản ngày 18 tháng Ba 1871 dẫn
đến sự ra đời của Công xã Pa-ri, dưới dạng những tuyên ngôn (được Uỷ ban
Trung ương Hội liên hiệp công nhân Quốc tế thông qua). Nội chiến ở Pháp
thực chất là tuyên ngôn thứ 3, được Mác viết vào tháng 4 tháng 5 - 1871 - khi
nội chiến đang diễn ra ở Pháp. Mác viết tác phẩm khi Người với tư cách là
người chỉ đạo phong trào công nhân, lãnh đạo Hội liên hiệp công nhân Quốc
tế.
Về tình hình quốc tế, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư
bản ở Pháp nói riêng ở Tây Âu nói chung đã ở vào giai đoạn cuối của tự do
cạnh tranh và bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - giai đoạn
độc quyền. Vào thời điểm này, giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng
chính trị độc lập. Nhưng ở Pháp khi ấy giai cấp công nhân chưa có được
chính đảng của mình. Đế chế II của Lu-i Bô-na-pác-tơ về bản chất là chế độ
độc tài liên minh với bọn chủ ngân hàng, bọn đầu cơ, bọn tư bản công nghiệp
bóc lột công nhân, nông dân hết sức nặng nề. Đế chế này còn tiến hành chiến
tranh xâm lược một loạt nước. Đặc biệt, tháng 7 - 1870, Lu-i Bô-na-pác-tơ
tuyên chiến với Phổ, nhưng gần 2 tháng sau phải nhục nhã đầu hàng quân
Phổ.
Trước tình hình đó, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Pa-ri đã
đứng lên khởi nghĩa nhằm lập lại chế độ cộng hoà. Nhưng do chưa có chính
đảng cộng sản thống nhất lãnh đạo, do một số nhà lãnh đạo của phong trào
công nhân còn đang ở trong tù của Lu-i Bô-na-pác-tơ, do trình độ tổ chức còn
non yếu.v.v..nên giai cấp công nhân Pa-ri đã để mất chính quyền vào tay giai
cấp tư sản. Giai cấp tư sản lập nên chính phủ quốc phòng.


Đây là một chính phủ phản động, sợ giai cấp công nhân, đã ký hiệp


định đình chiến với Phổ ngày 28 – 1 - 1871 với những điều kiện nhục nhã,
dâng cho Phổ 2 tỉnh, bồi thường cho Phổ 5 tỉ phơ- răng chiến phí.
Trước tình hình như vậy, công nhân, thợ thủ công Pa-ri đã lập nên 200
tiểu đoàn vệ quốc quyết chống lại Phổ. Đêm 17 - 3 rạng ngày 18 – 3 – 1871,
Chi-e –thủ tướng chính phủ quốc phòng Pháp khi ấy, ra lệnh cho quân đội của
hắn tước vũ khí của quân vệ quốc nhằm đầu hàng quân Phổ. Một vấn đề đặt
ra là giai cấp vô sản Pháp phải làm gì để vừa bảo vệ được tổ quốc, làm tròn
nghĩa vụ dân tộc vừa hoàn thành sứ mệnh giai cấp của mình ? Giai cấp vô sản
Pháp phải làm gì để kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp ? Đây là một
trong những động lực thôi thúc C. Mác viết tác phẩm này để giải quyết vấn đề
đặt ra, chỉ đạo phong trào công nhân quốc tế.
Trước ý định đầu hàng nhục nhã kẻ thù dân tộc của chính phủ Chi-e,
quân vệ quốc cùng nhân dân lao động Pa-ri đã nổi dậy đánh bại âm mưu này.
Chi-e cùng chính phủ phải bỏ chạy về Véc-xây.
Chiều 18 – 3 - 1871 quân vệ quốc chiếm được chính quyền. Uỷ ban
Trung ương quân vệ quốc được công nhân, nhân dân lao động bầu ra. Ngày
26 - 3 - 1871 Hội đồng Công xã Pa-ri được thành lập gồm những đại biểu
công nhân, thợ thủ công. Công xã Pa-ri thủ tiêu bộ máy cảnh sát cũ, công
nhân được vũ trang để đảm bảo an ninh cho thành phố. Công xã ban bố nhiều
sắc luật tiến bộ, xoá bỏ tất cả các hình thức bóc lột, kiểm kê xí nghiệp tư bản
giao cho công nhân quản lý, thể hiện tinh thần đoàn kết với nông dân .v.v..
Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, Công xã
Pa-ri chỉ tồn tại đến 28-5-1871.
Sau khi Công xã Pa-ri thất bại, nhiều kẻ bồi bút tư sản, chính phủ tư
sản đã bôi nhọ thanh danh các chiến sỹ Công xã, vu khống Công xã Pa-ri, vu
khống Hội liên hiệp công nhân quốc tế .v.v.. Đây cũng là một trong những lý


do khiến C. Mác viết tác phẩm Nội chiến ở Pháp nhằm lên án giai cấp tư sản,
bảo vệ thanh danh cho các chiến sỹ Công xã Pa-ri.

II. Mục đích của tác phẩm
-Tác phẩm thể hiện mục đích giáo dục giai cấp vô sản về tinh thần đoàn
kết quốc tế vô sản ; chống chiến tranh phi nghĩa ; chỉ cho giai cấp vô sản Pháp
nói riêng, giai cấp vô sản toàn châu Âu nói chung phải biết giải quyết đúng
đắn quan hệ lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp.
-Tác phẩm muốn vạch trần sự thối nát, bản chất phản động của giai cấp
tư sản Pháp nói riêng, giai cấp tư sản nói chung trong giai đoạn chuyển từ tự
do cạnh tranh sang độc quyền, từ CNTB sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Chỉ rõ, giai cấp tư sản vì lợi ích ích kỷ của giai cấp mình nó sẵn sàng bán rẻ
lợi ích dân tộc, cấu kết với kẻ thù dân tộc.
-Nội chiến ở Pháp ca ngợi lòng dũng cảm của các chiến sỹ Công xã
Pa-ri, thể hiện tinh thần cách mạng, anh dũng của người chiến sỹ cách mạng.
Qua đó, C.Mác muốn bảo vệ danh dự cho các chiến sỹ Công xã Pa-ri trước sự
xuyên tạc bỉ ổi của các nhà bồi bút tư sản.
-Thông qua tác phẩm C. Mác muốn bổ sung, hoàn thiện một số luận
điểm quan trọng của mình về liên minh công – nông ; về chuyên chính vô
sản ; về chiến tranh và hoà bình ; về việc giải quyết quan hệ lợi ích giai cấp và
dân tộc ; về tính tất yếu phải đập tan nhà nước tư sản và thay nó bằng nhà
nước kiểu Công xã Pa-ri.
III. Những vấn đề cơ bản về chính trị trong tác phẩm
1- Thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản
Trong tác phẩm, C. Mác đã phác hoạ chân dung một số thủ lĩnh chính
trị của giai cấp tư sản Pháp trong chính phủ Chi-e. Giuy-lơ Phavrơ- luật sư,
lãnh tụ tư sản, bộ trưởng bộ ngoại giao của chính phủ Chi-e chỉ là một kẻ sa
đoạ, lừa dối, một tên giả mạo giấy tờ, kẻ ăn ở ngoại tình với vợ một tên


nghiện rượu trú ngụ tại An-giê-ri. Hắn nhờ những mánh khoé giả mạo mà trở
lên giàu có. Phavrơ có bản chất dối trá, khi còn là luật sư trẻ đã dám lừa dối
cả toà nhưng bị phát hiện. Hiện thời, hắn ta lại dùng lại những thủ đoạn cũ

nhằm xuyên tạc Hội liên hiệp công nhân quốc tế 1.
Éc-ne-xtơ Pi-ca – kẻ đã chạy chức bộ trưởng tài chính, anh ruột của kẻ
chuyên lường gạt ở sở giao dịch Pa-ri. Hai anh em hắn đã tìm cách lừa gạt để
chạy chức và làm giàu. Giuy-lơ Phe-ri thị trưởng Pa-ri, kẻ đã lợi dụng nạn
đói của Pa-ri để bòn rút làm giàu 2. Clê-măng Tô-ma tổng tư lệnh quân đội
của chính phủ Chi-e, nguyên là một thượng sĩ kỵ binh bất mãn, đã xin gia
nhập bộ biên tập báo “National” thuộc phái cộng hoà. Tại đây, hắn làm tổng
biên tập bù nhìn, và một tay gây sự ăn tiền thuê của báo. Hắn “là một trong
những tên chủ mưu nham hiểm và giữ vai trò một tên đao phủ hèn mạt nhất” 3.
Trong suốt thời kỳ giữ chức tổng tư lệnh, Clê-măng Tô-ma “không tiến hành
chiến tranh chống người Phổ mà lại chống vệ binh quốc gia của Pa-ri. Hắn ra
sức ngăn cản việc vũ trang toàn diện cho vệ binh quốc gia, xúi giục những
đơn vị tư sản cắn xé những đơn vị công nhân, loại bỏ những sĩ quan phản đối
“kế hoạch” Tơ-rô-suy và đặt điều vu khống hèn nhát để giải tán chính đơn vị
vô sản mà tinh thần anh dũng đã khiến cho ngay cả những kẻ địch cuồng bạo
nhất của họ cũng phải khâm phục”4. Bản thân thủ tướng Chi-e là một kẻ hủ
bại, quái dị “hắn là biểu hiện mặt tư tưởng hoàn bị nhất cho sự hủ bại giai cấp
của chính giai cấp tư sản đó”5. Chi-e là tay viết sử nói dối; kẻ phản bội lại ân
nhân đã cứu mình; kẻ đã kích động dân đen chống lại tăng lữ... 6. Trong cách
mạng tháng Hai 1848, Chi-e đã len lủi, trốn tránh, tìm cách giấu mặt, chờ cơ
hội và đã từng nhúng tay vào những việc bỉ ổi của Đế chế II, “từ việc quân
đội Pháp chiếm đóng La Mã cho đến cuộc chiến tranh với Phổ, mà hắn đã
kích thích bằng việc công kích sự thống nhất nước Đức,. không phải vì sự
Xem C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.17.,NXb.Chính tr? qu?c gia,HàN?i,1994.,tr.424,463 và 484-485.
sđd. tr.424-425.
3
Sđd. tr.438.
4
sđd. tr.438-439.
5

sđd. tr.426.
6
sđd. tr.425.
1
2


thống nhất đó được dùng làm bình phong nguỵ trang cho chủ nghĩa chuyên
chế Phổ, mà vì nó là một sự vi phạm đến quyền cổ truyền của nước Pháp
được chia manh mún nước Đức7. Chi-e là kẻ bất tài “ Suốt cả một đời làm
chính trị lâu dài của hắn, hắn chưa hề bao giờ đề ra được một biện pháp nào,
dù nhỏ đến đâu chăng nữa, gọi là có chút ít lợi thực tế. Chi-e chỉ thuỷ chung
như nhất trong thói tham lam của cải và trong mối căn thù những người làm
ra của cải mà thôi”8. Chân dung của Chi-e đã được Mác phác hoạ: “Là bậc
thầy trong những hành vi lừa gạt nhỏ nhặt về chính trị, có biệt tài bội ước và
phản bội; thành thạo trong tất cả những thủ đoạn đê tiện, những mưu mô xảo
trá và những hành vi bạc ác trong cuộc đấu tranh của các đảng phái ở nghị
trường; một khi bị đuổi khỏi nội các thì luôn luôn sẵn sàng gây nên một cuộc
cách mạng để rồi lại dập tắt nó trong biển máu lúc trở lại nắm chính quyền;
lấy những thiên kiến giai cấp làm tư tưởng, lấy hư vinh thay cho lương tâm,
sống cuộc đời tư cũng nhơ nhớp như cuộc đời xã hội đáng khinh bỉ, - Chi-e,
ngay cả bây giờ đây, lúc hắn đang đóng một vai trò Xu-la Pháp, hắn cũng
không thể không làm tăng thêm sự ghê tởm của những hành vi của hắn bằng
những hành vi huênh hoang khoác lác lố bịch của hắn”9.
Chính phủ của giai cấp tư sản Pháp khi ấy với những lãnh tụ chính trị
có những nhân cách như vậy thì việc bán đứng Pa-ri cho Phổ là điều dễ hiểu;
việc phản bội lại lợi ích dân tộc Pháp phục vụ cho lợi ích ích kỷ của cá nhân
và giai cấp tư sản Pháp khi ấy cũng là tất yếu khó tránh khỏi.
2- Bản chất ăn bám, phản động của chính phủ tư sản do Chi-e cầm đầu
Chính phủ tư sản do Chi-e cầm đầu về bản chất là chính phủ ăn bám

và phản động. Chi-e cùng đồng bọn chiếm được chính quyền là do lãnh tụ của
giai cấp công nhân khi ấy còn đang bị cầm tù bởi chế độ của Lu-i Bô-na-páctơ. Trong khi ấy thì quân Phổ đang tiến vào Pa-ri. Trước hoàn cảnh ấy, nhân
dân Pa-ri đành phải chấp nhận cho Chi-e và đồng bọn sử dụng chính quyền
sđd. tr.428-429.
sđd. tr.429.
9
sđd. tr.430.
7
8


vào phòng thủ Pa-ri để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bản chất giai cấp của chúng
không che đậy được lâu, bởi vì bản chất của chính phủ này là chính phủ ăn
bám nhân dân lao động. Cơ sở cho sự ăn bám của chính phủ Chi-e đối với
nhân dân lao động nói chung, giai cấp vô sản nói riêng chính là “sự thống trị
độc tài của tư bản đối với lao động” 10. Trong chính phủ ở Véc-xây của Chi-e
là “một bầy quỷ hút máu thuộc hết thảy mọi chế độ đã tiêu vong của phái
chính thống và của phái Oóc-lê-ăng rất thèm khát rỉa rói thi thể nhân dân” 11.
Chính cái chính phủ của Chi-e và đồng bọn đã tàn phá tài nguyên đất nước,
chấp nhận bồi thường chiến tranh cho Phổ 5 tỉ phơ-răng và phải trả lợi tức 5%
nếu trả chậm so với kỳ hạn để đổi lấy việc được rảnh tay đàn áp cách mạng,
chống lại Công xã. Để trả những món nợ ấy cho Phổ, chính phủ của Chi-e đã
tìm cách “dùng bạo lực đánh đổ nền cộng hoà đi thì những kẻ sở hữu của cải
mới có thể đem gánh nặng của chiến tranh, do chính chúng gây ra, trút lên vai
những người sản xuất ra của cải đó. Như vậy, chính sự phá sản chưa từng
thấy của nước Pháp đã thúc đẩy những kẻ yêu nước đó -những kẻ đại biểu của
sở hữu ruộng đất và tư bản - kết thúc, ngay dưới con mắt và dưới sự che chở
của bọn ngoại xâm, chiến tranh với nước ngoài bằng một cuộc nội chiến, một
cuộc phiến loạn của bọn chủ nô”12. Như vậy, chính phủ của Chi-e đã gây ra
nội chiến. Chính vì vậy, “Khi phải chọn giữa hai điều: nghĩa vụ dân tộc và lợi

ích giai cấp thì chính phủ quốc phòng – (chính phủ của Chi-e –tôi nhấn mạnhT.V.P) - đã không hề do dự một phút nào mà biến ngay thành một chính phủ
phản quốc”13. Trong khi ấy chính phủ phản động này đã tìm mọi cách lường
gạt nhân dân, ru ngủ nhân dân bằng những lời lẽ huênh hoang như “ vị thống
đốc Pa-ri sẽ không bao giờ đầu hàng”; “Giuy-lơ Pha-vrơ, bộ trưởng ngoại
giao sẽ “không nhường một tấc đất nào của lãnh thổ chúng ta, không nhường
một viên đá nào của những thành luỹ chúng ta” 14. Nhưng thực chất, chính phủ
phản động ấy chuẩn bị phòng thủ không phải để chống quân Phổ mà là để
sđd. tr.481.
sđd. tr.464.
12
sđd. tr.432-433.
13
sđd. tr.422.
14
sđd. tr.423.
10
11


chống lại công nhân Pa-ri 15, chống lại Công xã, chống lại cách mạng. C.Mác
trong tác phẩm đã chỉ ra rằng, chính phủ do Chi-e đứng đầu là chính phủ hèn
nhát, thối tha, dám làm những điều mà ngay cả Bô-na-pác-tơ cũng không dám
làm16. Đồng thời C.Mác còn phân tích chỉ rõ, chính chính phủ của Chi-e đã
gây ra cuộc nội chiến tương tàn. Chính Chi-e và Pha-vrơ “đã cầu xin một cách
hết sức vô liêm sỉ quân đội Phổ chiếm đóng ngay Pa-ri” 17. Hành động này
khiến ngay cả Bi-xmác cũng không hiểu. Để đầu hàng quân Phổ, Chi-e đã tìm
mọi cách giải giáp Pa-ri, tước vũ khí của Pa-ri. Chi-e và đồng bọn đã trâng
tráo nói dối không ngượng rằng, đại bác của vệ binh quốc gia là tài sản quốc
gia. Thực ra, những đại bác đó là do những vệ binh quốc gia thu nhặt được do
quân của Lu-i Bô-na-pác-tơ bỏ chạy, do công nhân quyên góp được, là tài sản

của vệ binh quốc gia. Để bảo vệ tổ quốc, công nhân Pa-ri đã không hạ vũ khí,
quyết không đầu hàng Phổ. Uỷ ban trung ương- chính phủ lâm thời của công
nhân Pa-ri vì không muốn nội chiến nên đã kiềm chế trước khiêu khích của
chính quyền Chi-e. “vì ghê tởm cuộc nội chiến mà người ta đã hết sức tìm
cách buộc Pa-ri phải tiến hành, Uỷ ban trung ương tiếp tục giữ thái độ hoàn
toàn phòng ngự, bất chấp những sự khiêu khích của Nghị viện, bất chấp
những hành vi tiếm đoạt của cơ quan hành chính và bất chấp sự tập trung có
tính chất uy hiếp của quân đội ở Pa-ri và vùng phụ cận” 18 . Nhưng “chính
Chi-e đã gây ra nội chiến trước tiên: hắn đã phái Vi-nau cầm đầu một đội
cảnh sát đông đảo và vài trung đoàn lính chính quy đang đêm lén đánh Môngmác-tơ-rơ, để bất thần cướp lấy những đại bác của vệ binh quốc gia”19.
Qua trên chúng ta thấy, vì lợi ích ích kỷ của cá nhân và của giai cấp
mình, chính phủ Chi-e sẵn sàng bán đứng thủ đô Pa-ri cho bọn xâm lược Phổ.
Đúng như C.Mác đã phân tích, khi phải lựa chọn giữa lợi ích dân tộc và lợi
ích giai cấp, thì giai cấp tư sản không ngần ngại bán đứng lợi ích dân tộc. Đây
sđd. tr.423.
sđd. tr.423.
17
sđd. tr.434.
18
sđd. tr.436.
19
sđd. tr.436.
15
16


chính là bản chất chính trị xấu xa của chính phủ tư sản Pháp do Chi-e cầm
đầu. Nghĩa là, vì lợi ích thấp hèn của giai cấp mình, giai cấp tư sản Pháp khi
ấy có thể làm tất cả, kể cả những trò bẩn thỉu, như bắn vào chính đồng bào
mình, dân tộc mình, đàn áp đẫm máu những người không có vũ khí và bán

đứng Tổ quốc.
C.Mác không chỉ phân tích, chỉ ra bản chất chính trị phản động của
chính phủ Chi-e mà còn lên án âm mưu, hành động chống phá cách mạng,
bán nước của Chi-e và chính phủ của y.
Sau khi bị thất bại trong mưu đồ đánh chiếm Pa-ri, chính phủ Chi-e đã
phải chạy trốn đến Véc-xây, nhưng với bản chất phản động, Chi-e và động
bọn tiếp tục tìm cách chống lại nhân dân và cách mạng. Chúng đã tìm cách
giả vờ đám phán hoà bình với Công xã Pa-ri, nhưng tìm cách tranh thủ thời
gian để chuẩn bị chiến tranh đánh lại Pa-ri. Bản chất gian đối, lừa lọc hai mặt
của Chi-e và đồng bọn lại hiện nguyên hình. Một mặt, hắn tuyên bố với quốc
hội là không phái quân đánh Pa-ri nữa; đóng kịch hoà giải với Công xã để lừa
tầng lớp trung đẳng và nhân dân các tỉnh, mặt khác, “hắn đã nhân danh chế độ
cộng hoà để trấn áp cách mạng ở Li-ông và Mác-xây” 20. Đồng thời, Chi-e còn
cử thân tín trung thành nhất của hắn là Giuy-lơ Pha-vrơ cùng phụ tá Pu-i-ê
Kéc-chi-ê đến Phran-phuốc tìm cách ký hoà ước với Phổ, mà thực chất là hiệp
ước bán nước. Mục đích của hoà ước mà Chi-e mong đợi là Bi-xmác sẽ thả tù
binh của Bô-na-pác-tơ để giúp Chi-e chuẩn bị đánh lại giai cấp công nhân Pari, đánh lại Công xã21.
C.Mác cũng phân tích chỉ ra bộ mặt hung hãn, tàn ác thật sự của chính
phủ tư sản do Chi-e cầm đầu. Do bản chất giai cấp của mình, chính phủ tư
sản do Chi-e cầm đầu là chính phủ thực sự tàn ác, dã man, vô nhân tính. Khi
Chi-e mở chiến dịch thứ hai của hắn chống Pa-ri, hắn đã đối xử tàn bạo, bỉ ổi
với những tù binh Pa-ri bị áp giải đi Véc-xây; những binh sĩ chính quy bị bắt
20
21

sđd. tr.468.
sđd. tr.471-472.


đều bị xử tử một cách không thương tiếc; những kẻ giết người không ghê tay

được Chi-e ca ngợi, tặng thưởng huân chương v.v..22.
Khi quân của chính phủ Chi-e đánh chiếm lại được Pa-ri, nó đã thể hiện
ngay lập tức “sự dã man công khai và sự báo thù bất chấp pháp luật”. “Ngay
cả những sự tàn ác của giai cấp tư sản hồi tháng Sáu 1848 cũng lu mờ đi trước
hành động cực kỳ khả ố của năm 1871”; “những hành động hung bạo thú vật
của binh lính Véc-xây” đã nói lên bản chất hung tàn, dã man, độc ác, bản chất
“văn minh” của chính phủ tư sản do Chi-e cầm đầu 23. “Nếu muốn tìm ra một
cái gì so sánh được với hành vi của Chi-e và bọn chó khát máu của hắn thì
chúng ta phải đi về thời đại Xu-la và hai kỳ chấp chính của chính quyền bộ ba
thời La Mã. Cùng một lối tàn sát thản nhiên hàng loạt nhân mạng như thế;
cùng một lối giết người bất kể tuổi tác và nam nữ như thế; cùng một phương
pháp tra tấn tù binh như thế; cũng những sự bức hại tàn khốc như thế, nhưng
lần này là đối với cả một giai cấp; cũng một lối săn bắt dã man như thế các
lãnh tụ đang trốn tránh, để không cho một ai có thể thoát được; cũng những
cách tố cáo như thế những kẻ thù chính trị và những kẻ thù riêng của chúng;
cũng một sự giết hại tàn bạo lạnh lùng như thế những người hoàn toàn không
liên can gì đến cuộc chiến tranh. Chỉ có khác nhau là: bọn sát nhân Rô-ma
chưa có súng liên thanh để thanh toán hàng đống người bị chúng kết tội và
chưa có “pháp luật trong tay”, cũng như chưa có hai tiếng “văn minh” ở
miệng lưỡi 24. Qua đây cho thấy, C.Mác xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh
thực tế của nước Pháp đã chỉ ra rằng, giai cấp tư sản Pháp hiện nay đã khác xa
với giai cấp tư sản Pháp hồi tháng sáu 1848. Rõ ràng là CNTB Pháp cũng có
sự phát triển khác so với những năm 40 của thế kỷ XIX. CNTB Pháp đang
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa của sự phát triển. Chủ nghĩa tư bản
càng phát triển thì bản chất giai cấp của nhà nước tư sản càng bộc lõ rõ.
Trong tác phẩm, C.Mác cũng phân tích chỉ rõ, nhà nước Phổ bản chất cũng
sđd. tr.422.
sđd. tr.473.
24
sđd. tr.473-474.

22
23


giống như nhà nước Pháp khi ấy. Trong cuộc nội chiến ở Pháp, Phổ đã “xử sự
như một tên sát nhân hèn nhát”, “như một tên sát nhân thuê vì nó mặc cả
trước rằng khi Pa-ri bị hạ thì phải trả cho nó 500 triệu đồng coi như giá máu
của việc giết người”25 (tr.479). “sau trận chiến tranh ghê gớm nhất của thời
đại ngày nay, quân đội chiến bại và quân đội chiến thắng đều liên hợp với
nhau để cùng nhau dìm giai cấp vô sản trong biển máu” 26. C.Mác qua phân
tích các nhà nước Pháp và Phổ khi ấy đã rút ra kết luận rất đúng rằng, “các
chính phủ dân tộc đều nhất trí chống giai cấp vô sản”27. Như vậy là bản chất
của nhà nước tư sản nói chung đều là ăn bám, bóc lột, phản động, thối tha,
chúng tìm cách liên kết với nhau để áp bức vô sản, đều khoác áo dân tộc để
đàn áp vô sản, phục vụ lợi ích ích kỷ của chúng.
3- Hoàn cảnh lịch sử, nguồn gốc và bản chất của đế chế II ở Pháp
Trong tác phẩm, C. Mác đã chỉ rõ Đế chế thứ nhất của Pháp là kết quả
các cuộc chiến tranh đồng minh của châu Âu nửa phong kiến cũ chống nước
Pháp mới. Nước Pháp ở thế kỷ XVIII với công nghiệp càng phát triển, càng
khơi sâu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Do đó “chính quyền nhà nước
càng có tính chất là một chính quyền toàn quốc của tư bản đối với lao động,
là một lực lượng xã hội được tổ chức nhằm nô dịch xã hội, và là một bộ máy
thống trị giai cấp”28. Như vậy, bản chất giai cấp của nhà nước tư sản Pháp khi
ấy đã được C.Mác chỉ rõ – nó là công cụ thống trị của giai cấp tư sản Pháp.
C.Mác cũng chỉ ra rằng, sau mỗi cuộc cách mạng thì tính chất thuần tuý áp
bức của chính quyền nhà nước càng lộ rõ. Cuộc cách mạng 1830 ở Pháp đã
chuỷên chính quỳên nhà nước từ tay địa chủ qua tay bọn tư bản, nghĩa là từ
tay địch thủ xa hơn của giai cấp công nhân qua tay bọn địch thủ trực tiếp hơn
của công nhân. Điều này cho thấy, nhà nước càng phát triển thì bản chất giai
cấp, bản chất thống trị của nó càng bộc lộ rõ. Do điều kiện lịch sử của nước

Pháp, sau cách mạng tháng Hai và sau sự kiện tháng Sáu thì chế độ cộng hoà
sđd. tr.479.
sđd. tr.480.
27
sđd. tr.480.
28
sđd. tr.446.
25
26


đại nghị với Lu-i Bô-na-pác-tơ làm tổng thống là tất yếu.. Nhưng trong cuộc
đấu tranh giành quyền lực giữa nội bộ các giai cấp thống trị nhằm chống lại
giai cấp vô sản đã ra đời Đế chế hai. “Trước nguy cơ nổi dậy của giai cấp vô
sản, giai cấp thống trị liên hợp liền lợi dụng chính quyền nhà nước một cách
thẳng tay và vô sỉ, làm vũ khí tác chiến toàn quốc của tư bản chống lại lao
động. Nhưng cuộc chinh phạt liên miên của họ chống lại quần chúng sản xuất
một mặt buộc họ phải làm cho quyền hành chính ngày càng có nhiều quyền
lực để trấn áp sự phản kháng, mặt khác buộc họ phải tước dần tất cả những
thủ đoạn mà cái dinh luỹ nghị trường của họ, tức là Quốc hội, dùng làm
phương tiện tự bảo vệ chống lại quyền hành chính. Lu-i Bô-na-pác-tơ, đại
biểu cho quyền hành chính đó, đã đuổi cổ những đại biểu của giai cấp thống
trị. Đế chế thứ hai là hậu quả tự nhiên của nền cộng hoà của đảng trật tự” 29.
“Đế chế thứ hai - lấy coup d’état (đảo chính) - làm giấy khai sinh, lấy chế độ
đầu phiếu phổ thông làm thủ tục phê chuẩn và lấy thanh gươm làm gậy chỉ
huy, - tuyên bố rằng nó dựa vào nông dân, tức là vào khối quần chúng đông
đảo những người sản xuất không trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh giữa tư bản
và lao động. Đế chế ấy tự cho mình là cứu tinh của giai cấp công nhân và đã
xoá bỏ chế độ đại nghị, do đó mà đã xoá bỏ được sự lệ thuộc công khai của
chính phủ vào các giai cấp hữu sản, và tự cho mình là cứu tinh của các giai

cấp hữu sản vì đã duy trì sự thống trị kinh tế của họ đối với giai cấp công
nhân. Và cuối cùng, nó tự khoe là đã đoàn kết tất cả các giai cấp xung quanh
cái ảo ảnh giả dối về sự quang vinh của nước nhà mà nó làm sống trở lại” 30.
Nhưng Mác đã phân tích, chỉ rõ : “Thực ra, đế chế chỉ là hình thức thống trị
duy nhất có thể thích hợp được với một thời kỳ mà giai cấp tư sản đã mất
năng lực quản lý đất nước, còn giai cấp công nhân thì chưa có năng lực đó” 31.
Điều này là do điều kiện cụ thể nước Pháp khi ấy quy định, cụ thể là do tương
quan lực lượng, tương quan trong quan hệ giai cấp quy định. Tuy nhiên,
C.Mác cũng chỉ rõ, Đế chế thứ hai tồn tại được ở Pháp trong thời gian dài như
sđd. tr.447.
sđd. tr.447-448.
31
sđd. tr.448.
29
30


vậy chính là có sự hậu thuẫn của các chính phủ tư sản, và các giai cấp thống
trị ở châu Âu khi ấy. “Nhưng chúng ta không nên quên rằng chính các chính
phủ và các giai cấp thống trị ở châu Âu đã tạo điều kiện cho Lu-i Bô-na-páctơ diễn vở hề tàn bạo về sự phục tích của đế chế trong mười tám năm ròng”32.
Rõ ràng là hình thức cai trị của giai cấp thống trị, xét đến cùng cũng
do những điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội, do tương quan giai cấp, tương
quan lực lượng chính trị và những điều kiện quốc tế cụ thể quy định. Về bản
chất, Đế chế hai vẫn là nhà nước bóc lột của giai cấp thống trị nhằm nô dịch
người lao động, trước hết là giai cấp công nhân; nó vẫn chỉ là công cụ để tư
bản nô dịch lao động mà thôi: “Đế chế là hình thức hủ bại nhất đồng thời
cũng là hình thức cuối cùng của cái chính quyền nhà nước xã hội tư sản vừa
mới ra đời đã tạo ra làm phương tiện để tự giải thoát khỏi chế độ phong kiến,
mà cuối cùng, xã hội tư sản phát triển đầy đủ đã biến thành một công cụ để tư
bản nô dịch lao động”33. Điều này cũng chứng tỏ, ở Pháp CNTB tự do cạnh

tranh đã chuyển sang CNTB độc quyền.
Như vậy, Đế chế hai chỉ là hình thức mà giai cấp tư sản vừa mới ra
đời còn non yếu tạo ra để chống lại chế độ phong kiến, còn khi giai cấp tư
sản đã đủ mạnh thì nó biến thành công cụ nô dịch lao động mà thội. Bản chất
áp bức, bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi, có chăng chỉ thay đổi về hình
thức, tên gọi mà thôi. Nhà nước ấy bóc lột, ăn bám không chỉ giai cấp công
nhân mà ăn bám cả dân tộc, đứng trên dân tộc. “Kỳ thực thì chính quyền nhà
nước ấy chỉ là một cái u ăn bám trên cơ thể dân tộc mà thôi”34 (tr.451).
Cũng vì bản chất như vậy, Đế chế II đã không ngần ngại bóc lột, thậm
chí bán đứng những người nước ngoài sinh sống ở Pháp, và những dân tộc
khác. Chẳng hạn, “Chi-e, giai cấp tư sản và Đế chế thứ hai đều thường xuyên
lừa dối người Ba lan bằng những lời tuyên bố ầm ĩ rằng chúng có cảm tình
với họ, nhưng trong thực tế, chúng đã đem họ nộp cho nước Nga và đã phục
C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.17.,NXb. Chính tr? qu?c gia,HàN?i,1994.,tr.12.
sđd. tr.448.
34
sđd. tr.451.
32

33


vụ công việc bẩn thỉu của nước Nga”35. Hay như, “giai cấp tư sản đã có dịp
phô trương tinh thần ái quốc của nó bằng cách tổ chức cho cảnh sát lùng bắt
những người Đức trú ngụ trên toàn nước Pháp”36 trong thời gian nội chiến.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Pháp khi ấy, khi phân tích tình hình
Đế chế thứ hai, C.Mác đã tiên đoán: “Dù cho cuộc chiến tranh của Lu-i Bôna-pác-tơ có kết thúc như thế nào chăng nữa thì tiếng chuông báo tử của Đế
chế thứ hai cũng đã điểm ở Pa-ri.
Đế chế thứ hai mở đầu như thế nào thì cũng kết thúc như thế ấy: bằng
một sự bắt chước lố bịch”37.

4- Tính tất yếu phải đập tan nhà nước tư sản
Chính bản chất ăn bám, bóc lột, phản động, thối tha của nhà nước tư
sản, “cái nhà nước ăn bám trên thân thể xã hội và kìm hãm sự tự do phát triển
của xã hội”38 (tr.452) đã chỉ cho giai cấp công nhân Pháp thấy tính tất yếu
phải đạp tan bộ máy nhà nước đó. Giai cấp công nhân “phải huỷ bỏ chính
quyền nhà nước vẫn tự xưng là hiện thân của sự thống nhất ấy (thống nhất
dân tộc- T.V.P nhấn mạnh)- nhưng lại muốn độc lập với dân tộc, đứng trên
dân tộc” 39. “Cần phải cắt bỏ những cơ quan thuần tuý áp bức của chính phủ
cũ nhưng phải đoạt lấy những chức năng hợp lý của nó trong tay một chính
quyễn xưa nay vốn có tham vọng đứng trên cả xã hội, và đem giao cho những
người đầy tớ có trách nhiệm của xã hội” 40. Trước hết phải xoá bỏ quân đội
thường trực của nhà nước cũ, tiếp đến là đập tan công cụ áp bức tinh thần của
nhà nước ấy, đó là thế lực tăng lữ, giáo hội, phải tách giáo hội khỏi nhà nước.
Nhưng đập tan nhà nước tư sản rồi phải xây dựng nhà nước mới theo mô
hình Công xã, quyền lực chính quyền phải chuyền về tay Công xã. “Không
những việc quản lý thành thị mà tất cả quyền định đoạt xưa nay thuộc nhà
sđd. tr.460.
sđd. tr.460.
37
sđd. tr.12.
38
sđd. tr.452.
39
sđd. tr.451.
40
sđd. tr.451.
35
36



nước, đều chuyển vào tay công xã”41. Như vậy, theo C.Mác, “giai cấp công
nhân không chỉ giản đơn nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và vận dụng nó để
đạt mục đích của mình được”42 mà phải quét sạch tất cả những tàn tích của
chính quyền cũ xây dựng nhà nước hoàn toàn mới kiểu Công xã.
Ý nghĩa của việc đập tan nhà nước tư sản là rất to lớn. Bởi lẽ, chỉ có
đập tan nhà nước tư sản thì mới có điều kiện để thiết lập chuyên chính vô sản,
xây dựng nhà nước vô sản, mới có cơ sở “không những có thể huỷ bỏ được
hình thức quân chủ của sự thống trị giai cấp, mà còn huỷ bỏ được chính ngay
cả sự thống trị giai cấp nữa”43(tr.449). Có thể nói, tư tưởng đập tan nhà nước
tư sản đã được C.Mác nêu ra trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của
Lu-i Bô-na-pác-tơ”, nhưng trong tác phẩm này, dựa trên thực tiễn của Công
xã Pa-ri, C.Mác đã chỉ rõ hơn: giai cấp vô sản phải làm gì để đập tan nhà
nước tư sản; đập tan nó như thế nào; và đập tan nó xong thì thay thế bằng nhà
nước kiểu gì. Như vậy, so với tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lu-i
Bô-na-pác-tơ” thì “Nội chiến ở Pháp” đã có bước phát triển rõ hơn, cụ thể
hơn về tư tưởng đập tan nhà nước tư sản.
5- Công xã Pa-ri – mô hình nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản
Trong “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã chỉ rõ, Công xã là cái đối lập trực
tiếp với đế chế. Công xã là một hình thức cụ thể của nền cộng hoà - biểu thị
nguyện vọng không chỉ đập tan được hình thức quân chủ của sự thống trị giai
cấp, mà còn huỷ bỏ được chính ngay cả sự thống trị giai cấp nữa. Công xã là
một hình thức của chuyên chính vô sản. Về nguyên tắc tổ chức, “Công xã
gồm những đại biểu thành phố do đầu phiếu phổ thông ở các khu vực của Pari bầu lên. Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ
lúc nào. Đa số uỷ viên của Công xã tất nhiên phải là những công nhân hoặc là
những đại biểu được thừa nhận của giai cấp công nhân” 44. Như vậy, về bản
sđd. tr.450.
sđd. tr.445.
43
sđd. tr.449.
44

sđd. tr.449.
41
42


chất, Công xã Pa-ri là nhà nước của giai cấp công nhân, do công nhân bầu lên.
Rõ ràng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện nhà nước kiểu mới- nhà
nước của giai cấp công nhân.
Hình thức tổ chức và thực thi chế độ chính trị của Công xã cũng hoàn
toàn mới, khác hẳn với tất cả các nhà nước đã tồn tại trong lịch sử. Công xã
không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ thể hành động, vừa hành
chính vừa lập pháp. Quân đội của chế độ cũ bị xoá bỏ và thay bằng nhân dân
vũ trang. Cảnh sát trở thành cơ quan có trách nhiệm của Công xã và có thể bị
bãi miễn bất cứ lúc nào. Các viên chức trong bộ máy hành chính cũng vậy, có
thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Đặc quyền, đặc lợi của quan chức nhà nước bị
thủ tiêu. Giáo hội được tách ra khỏi nhà nước với đúng chức năng của nó.
Trường học được mở cửa cho tất cả mọi người vào học. Khoa học được giải
phóng khỏi những thành kiến giai cấp và quyền lực chính phủ. Các viên chức
tư pháp được bầu lên và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. “Công xã cần phải
trở thành hình thức chính trị của ngay cả những xóm nhỏ nhất” 45. “Công xã đã
cung cấp cho nền cộng hoà cái cơ sở của những thiết chế thật sự dân chủ” 46.
“Công xã chính là một hình thức chính trị linh hoạt đến cao độ, còn tất cả
những hình thức chính phủ trước kia về thực chất đều là áp bức” 47. Công xã
“là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện
được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế” 48. Do bản chất như vậy, nên
“công xã phải được dùng làm công cụ để quét sạch những cơ sở kinh tế của
chính ngay sự tồn tại của các giai cấp, tức là sự thống trị giai cấp” 49. “Công xã
muốn tiêu diệt chế độ tư hữu”50. “Công xã muốn tiêu diệt cái quyền sở hữu
giai cấp đang làm cho lao động của nhiều người biến thành sự giàu có của
một số ít người. Nó muốn tước đoạt những kẻ đi tước đoạt. Nó muốn biến

quyền sở hữu cá nhân trở thành một hiện thực, bằng cách biến những tư liệu
sđd. tr.450.
sđd. tr.453.
47
sđd. tr..
48
sđd. tr.454.
49
sđd. tr.454.
50
sđd. tr.454-455.
45
46


sản xuất, ruộng đất và tư bản hiện nay chủ yếu là công cụ nô dịch và bóc lột
lao động, thành công cụ lao động tập thể và tự do”51.
Như vậy chỉ có thông qua hình thức nhà nước kiểu Công xã Pa-ri, giai
cấp công nhân mới có thể giải phóng được chính mình và toàn thể nhân dân
lao động cũng như toàn xã hội.
Nếu nhà nước tư sản thể hiện là nhà nước ăn bám, thối nát, là công cụ
bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích dân tộc thì “Công xã là
đại biểu chân chính của tất cả những thành phần lành mạnh của xã hội Pháp,
và do đó là chính phủ dân tộc chân chính thì do chỗ Công xã đồng thời là
chính phủ của công nhân,là người chiến sĩ dũng cảm đấu tranh để giải phóng
lao động, nên Công xã cũng hoàn toàn có đầy đủ tính chất quốc tế. Trước mắt
quân đội Phổ, cái quân đội đã sáp nhập hai tỉnh của nước Pháp vào Đức,
Công xã đã sáp nhập công nhân toàn thế giới về phía nước Pháp” 52. Như vậy,
Công xã là người đại diện cho công nhân, cho nhân dân lao động và cho cả
dân tộc. Đồng thời, Công xã còn mang tính quốc tế.

Đối với nông dân cũng vậy, chính Công xã là hình thức chính trị đảm
bảo sự lãnh đạo của công nhân đối với nông dân. “chế độ công xã hình như
đã đặt đượcnhững người sản xuất ở nông thôn dưới sự lãnh đạo tinh thần của
các thành thị chủ yếu trong mỗi địa khu và bảo đảm cho họ có thể coi công
nhân các thành thị làngười đại biểu tự nhiên cho lợi ích của họ” 53. Vì vậy,
“Công xã có đầy đủ lý do nói với nông dân rằng: “Thắng lợi của Công xã là
hy vọng duy nhất của các anh”54. Đối lập với chính phủ tư sản và “nghị viện
địa chủ” ra sức bòn rót, bóc lột nông dân, “Công xã tất sẽ cứu nông dân thoát
khỏi thuế máu, đem lại cho nông dân một chính phủ ít tốn kém, thay thế
những công chứng, luật sư, mõ toà và bọn hút máu khác trong hệ thống toà
án hiện đang hút máu họ, bằng những nhân viên công xã ăn lương do chính
sđd. tr.455.
sđd. tr.459-460.
53
sđd. tr.453.
54
sđd. tr.457.
51
52


bản thân họ bầu ra và chịu trách nhiệm trước họ. Công xã tất sẽ làm cho nông
dân thoát khỏi sự độc đoán của bọn hương cảnh, hiến binh và quan lại địa
phương; tất sẽ thay thế tên cha cố làm mê muội đầu óc họ bằng người thầy
giáo mở mang trí óc cho họ”. Có thể nói, Công xã là người đại diện chân
chính không chỉ của công nhân mà của cả nông dân, của toàn dân tộc Pháp.
Công xã Pa-ri còn là cơ sở của những thiết chế dân chủ thực sự của
công nhân và nhân dân lao động. “Công xã đã cung cấp cho nền cộng hoà cái
cơ sở của những thiết chế thật sự dân chủ” 55. Chỉ trong Công xã, thì những
người công nhân khi ấy mới thực sự có quyền quản lý nhà nước. Dưới ngọn

cờ của công xã, những công nhân bình thường mới có quyền “đụng đến đặc
quyền quản lý nhà nước của những kẻ “bề trên của mình” 56. Công xã Pa-ri đã
đề ra được những biện pháp xã hội “chỉ có thể cho thấy rõ xu hướng phát triển
của sự cai quản nhân dân do chính nhân dân đảm nhiệm” 57. Chẳng hạn, xoá
bỏ những thủ đoạn mà bọn chủ thường làm như kiếm cớ cúp phạt công nhân,
hoặc giao lại cho các hội liên hiệp công nhân những xưởng thợ do chủ bỏ đi
hoặc không sản xuất, tất nhiên có bồi thường, để tổ chức sản xuất.v.v.. Chính
vì phát huy được dân chủ của công nhân và nhân dân lao động mà “Lần đầu
tiên, từ tháng Hai 1848, các đường phố Pa-ri được an toàn mặc dù không có
một cảnh sát nào”58.
Với những đặc trưng như đã nêu ở trên, Công xã Pa-ri hoàn toàn khác
với những công xã thời trung cổ – “những công xã lúc đầu thì đi trước chính
quỳền nhà nước ấy, và về sau lại trở thành nền tảng của chính quyền đó” 59.
Công xã Pa-ri cũng không giống những công xã theo kiểu Mông-te-xki-ơ và
Gi-rông-đanh hằng mơ ước60. Công xã sẽ tạo ra những điều kiện để “liên hợp
các tập đoàn hợp tác tổ chức nền sản xuất quốc dân theo một kế hoạch chung,
do đó nắm lấy việc lãnh đạo nền sản xuất ấy và chấm dứt tình trạng vô chính
sđd. tr.453.
sđd. tr.456.
57
sđd. tr.461.
58
sđd. tr.464.
59
sđd. tr.452.
60
sđd. tr.452.
55
56



phủ thường xuyên và những sự rối loạn theo chu kỳ không thể tránh khỏi
dưới nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” 61. Do bản chất như vậy, “Công xã cũng
hoàn toàn có đầy đủ tính chất quốc tế”62. Tất nhiên để thực hiện được sứ mệnh
này, giai cấp công nhân “phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, và trải
qua cả một loạt những qúa trình lịch sử làm hoàn toàn biến đổi cả hoàn cảnh
và con người”63.
6- Sự rộng lượng thái quá của Công xã Pa-ri – một trong những
nguyên nhân làm cho Công xã thất bại
Trong tác phẩm, C.Mác đã phác hoạ sự độc ác, tàn bạo, dã man, sự giết
người không ghê tay của binh lính chính phủ Chi-e đối với các chiến sĩ công
xã. Trong khi đó, Công xã lại thực hiện sách lược rộng lượng thái quá đối với
chính quyền cũ và binh lính của giai cấp tư sản. “Ngay cả bọn cảnh sát đáng
lẽ phải bị tước vũ khí và bỏ tù thì mới đúng nhưng chúng lại thấy cửa ngõ Pari rộng mở để chạy trốn đến Véc-xây. “Những người của trật tự” chẳng những
không bị quấy rầy gì cả, mà còn có khả năng tập hợp nhau lại và chiếm nhiều
trận địa trọng yếu ở ngay trung tâm Pa-ri” 64. Khi chính phủ của Chi-e bỏ chạy
tới Véc-xây, lẽ ra Công xã phải truy quét triệt để để chấm dứt chính quyền
phản động thì Công xã lại không thực hiện. Một số sắc lệnh trấn áp của Công
xã được tay chân của Chi-e cảm nhận “chẳng qua chỉ là để doạ mà thôi”, thậm
chí “ngay cả bọn mật thám hiến binh bị tóm cổ ở Pa-ri khi giả trang làm quân
vệ binh quốc gia, và những tên cảnh sát bị bắt quả tang có mang lựu đạn cháy
trong người, cũng đều được miễn thứ”65. Đây là một sự sai lầm nghiêm trọng
về cả sách lược và chiến lược của Công xã. Qua đây, C.Mác cũng muốn nói
lên rằng, chính quyền của giai cấp vô sản phải thực hiện chiến lược đập tan
nhà nước tư sản cũ, nhất là quân đội của nó – công cụ để đàn áp cách mạng.
“Uỷ ban trung ương năm 1871 đã không chú ý gì đến những vị hảo hán của
sđd. tr.455.
sđd. tr.459.
63
sđd. tr.455.

64
sđd. tr.440.
65
sđd. tr.443.
61
62


“cuộc thị uy hoà bình”, thành thử chỉ hai ngày sau, chúng lại đã có khẳ năng
tổ chức được một cuộc thị uy vũ trang dưới quyền chỉ huy của đô đốc Sai-sơ,
kết thúc bằng cuộc chạy trốn khỏi Véc-xây. Ghê tởm không muốn chấp nhận
cuộc nội chiến mà Chi-e gây ra bằng cách tấn công lén lút vào Mông-mác-tơrơ, như thế là Uỷ ban trung ương đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là không
tiến quân ngay lập tức vào Véc-xây lúc bấy giờ còn chưa được phòng ngự, để
vĩnh viễn kết liễu những âm mưu của Chi-e và của bọn nghị viện địa chủ của
hắn. Đã không làm như thế, người ta lại còn cho phép đảng trật tự thử sức một
lần nữa trong cuộc bầu cử Công xã ngày 26 tháng Ba. Ngày hôm đó, tại các
toà thị chính ở Pa-ri, “những người của trật tự” đã phát biểu những lời hoà
giải êm dịu với những kẻ chiến thắng quá rộng lượng đối với chúng, nhưng
trong thâm tâm, chúng lại thề nguyện sẽ tàn sát đẫm máu những kẻ chiến
thắng đó khi có cơ hội thích đáng”66. Như vậy, với bản chất giai cấp bóc lột
của mình, giai cấp tư sản sẽ tìm mọi cách bất kể đó là biện pháp gì để bảo vệ
địa vị thống trị của mình, kể cả đàn áp chính những người cùng dân tộc của
mình, thậm chí phản bội ngay lợi ích dân tộc, bán rẻ tổ quốc cho bon giặc
ngoại xâm.v.v.. Chẳng hạn, trước những biện pháp mà các chiến sĩ Công xã
phải bắt buộc sử dụng để bảo vệ thành quả cách mạng của mình, giai cấp tư
sản đã trắng trợn xuyên tạc, vu khống không ngượng đối với công xã và các
chiến sĩ Công xã. Chính giai cấp tư sản Anh, Pháp, Phổ đã từng ra lệnh cho
hải quân của họ đốt nhà khi xâm lược các nước khác, nhưng khi các chiến sĩ
Công xã “đã dùng lửa chỉ hoàn toàn để làm thủ đoạn tự vệ theo đúng nghĩa
của danh từ đó”, để cản quân đội Véc-xây lại bị vu khống và gọi là “Quân

đốt nhà” (tr.476).v.v.. Hơn nữa, những hành động của các chiến sĩ Công xã
nhằm bảo vệ thành quả cách mạng đều là trong những điều kiện hoàn cảnh
bắt buộc khác hoàn toàn về chất so với những hành động của quân Véc-xây.
Do dó, bài học rút ra là giai cấp vô sản khi giành được chính quyền phải thực
hiện chiến lược và sách lược đập tan chính quyền cũ của giai cấp tư sản.
66

sđd. tr.441-442.


7- Xu hướng của cách mạng vô sản do giai cấp công nhân thực hiện
Mặc dù trong cuộc chiến chống lại chính phủ phản động của Chi-e,
Công xã đã thất bại, nhưng mâu thuẫn vẫn còn đó, cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân nhất định sẽ lại bùng lên dữ dội. Điều này đã được C.Mác phân
tích rất rõ: “Bàn tay sắt của một quân đội đánh thuê sẽ có thể tạm thời cùng đè
bẹp được cả hai giai cấp, và cuộc đấu tranh giữa hai cấp này sẽ không tránh
khỏi lại bùng lên và sẽ bùng lên ngày càng rộng lớn hơn, và giữa một thiểu số
bọn chiếm hữu và đại đa số quần chúng lao động thì rút cục ai sẽ là kẻ chiến
thắng, điều đó mọi người đều thấy rõ rồi. Mà giai cấp công nhân Pháp chỉ là
đội tiền phong của toàn thể giai cấp vô sản hiện đại mà thôi” 67. Đứng trước
tính chất quốc tế của sự thống trị giai cấp của tư sản đối với vô sản thì đảng
chính trị cũng có tính chất quốc tế của giai cấp vô sản ra đời sẽ là tất yếu
khách quan. Do vậy, “Hội liên hiệp công nhân quốc tế, tức là tổ chức quốc tế
của lao động chống lại âm mưu toàn thế giới của bọn tư bản” 68; Hội liên hiệp
quốc tế chỉ là “một liên minh quốc tế đoàn kết những công nhân tiên tiến nhất
của các nước trong thế giới văn minh lại” 69. Như vậy, xu hướng mang tính
quốc tế của phong trào công nhân với chính đảng cách mạng của nó là tất
yếu. Hội liên hiệp công nhân quốc tế luôn đứng ở hàng đầu của cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản bóc lột. Cho
dù cuộc đấu tranh giai cấp diến ra dưới hình thức nào, trong điều kiện nào, thì

những hội viên của Hội liên hiệp công nhân quốc tế luôn đi đầu trong cuộc
đấu tranh ấy. Giai cấp tư sản không thể tiêu diệt được Hội liên hiệp công nhận
quốc tế. Bởi lẽ, muốn “tiêu diệt nó, các chính phủ trước tiên phải tiêu diệt sự
thống trị độc tài của tư bản đối với lao động, tức là tiêu diệt cơ sở của sự tồn
tại ăn bám của các chính phủ ấy” 70. Chính tính chất cách mạng và tính chất
quốc tế của Hội liên hiệp công nhân đã làm cho các chính phủ tư sản lo sợ,
phải dùng thủ đoạn vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ, tìm mọi cách chống phá
sđd. tr.480.
sđd. tr.480.
69
sđd. tr.481.
70
sđd. tr.481.
67
68


Hội liên hiệp công nhân quốc tế. “Chi-e đã buộc tội tổ chức ấy- (Hội liên hiệp
công nhân quốc tế-T.V.P- nhấn mạnh)- là bạo chúa đối với nhân dân lao động
và tự cho mình là cứu tinh của nhân dân lao động. Pi-ca hạ lệnh cấm mọi liên
hệ giữa hội viên Pháp của Quốc tế với những hội viên của Quốc tế ở nước
ngoài; bá tước Giô-be-rơ, cái xác ướp cổ lỗ ấy, hồi năm 1835 đã từng là đồng
loã của Chi-e, tuyên bố rằng, nhiệm vụ chủ yếu của mỗi chính phủ ở các nước
văn minh là phải diệt trừ Quốc tế. Bọn nghị viện địa chủ rống lên phản đối
Quốc tế, và tất cả báo chí châu Âu đều đồng thanh phụ hoạ với chúng” 71.
Điều này chứng tỏ Hội liên hiệp công nhân quốc tế đã và đang ngày càng lớn
mạnh và xu thế quốc tế của nó ngày càng rõ.
8- Vấn đề quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã phân tích quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp thông qua thực tế diễn biến cuộc nội chiến ở Pháp. Trên

cơ sở đó, C.Mác đã chứng minh, chính giai cấp tư sản là kẻ phản bội dân tộc,
giai cấp tư sản Pháp nói riêng, giai cấp tư sản nói chung không còn là đại biểu
cho dân tộc nữa, chỉ có giai cấp vô sản mới là người đại biểu chân chính cho
dân tộc. Giai cấp tư sản hiện không còn như giai cấp tư sản lúc giương ngọn
cờ chống phong kiến nữa. Khi chống phong kiến, giai cấp tư sản đã giương
được ngọn cờ dân tộc, nhưng ngày nay vào những năm 1870-1871, như đã
phân tích ở trên, đứng trước giữa sự lựa chọn quyền lợi giai cấp và quyền lợi
dân tộc, giai cấp tư sản đã hi sinh quyền lợi dân tộc. Thậm chí giai cấp tư sản
còn sẵn sàng đầu hàng kẻ thù dân tộc, bán đứng dân tộc để rồi lại cấu kết với
kẻ thù dân tộc để đàn áp kẻ thù giai cấp tức giai cấp vô sản. Điều này cũng
đánh dấu sự xuống dốc, sự thoái hoá đến tột cùng của giai cấp tư sản. Cho
nên, “ngày nay chiến tranh dân tộc chỉ thuần tuý là sự lừa bịp của các chính
phủ, nhằm mục đích duy nhất là trì hoãn hơn nữa cuộc đấu tranh giai cấp...Sự
thống trị giai cấp đã không còn có thể nấp dưới một bộ áo dân tộc được
nữa,..”72. Do đó, giai cấp vô sản phải tiến hành đấu tranh chống chiến tranh
71
72

sđd. tr.481.
sđd. tr.480.


phi nghĩa, bảo vệ hoà bình. Thực hiện cuộc đấu tranh chống chiến tranh phi
nghĩa cũng là thực hiện cuộc đấu tranh giai cấp. Điều này thể hiện rõ trong
cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri. Họ đã dũng cảm chiến đấu chống kẻ thù
dân tộc và kẻ thù giai cấp đồng thời cùng một lúc. Trong cuộc chiến đấu ấy,
giai cấp công nhân Pa-ri đã kết hợp được tinh thần giai cấp với tinh thần dân
tộc. Đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính của giai cấp công nhân Pa-ri. Trong
chủ nghĩa yêu nước chân chính đó đã kết hợp được chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế. Nó khác hẳn với chủ nghĩa sô-vanh tư sản, nó cũng không

giống với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Sự kết hợp hài hòa hai nhiệm vụ giai cấp
và dân tộc mà công nhân Pa-ri đã thực hiện đã thể hiện sự thống nhất hữu cơ
giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế. Như C.Mác đã
viết “Công xã đã sáp nhập công nhân toàn thế giới về phía nước Pháp” 73.
Công xã đã thực hiện một số chính sách thể hiện tình hữu nghị anh em giữa
các dân tộc. Trong khi chính phủ của Chi-e đàn áp, bắt bớ người Đức trú ngụ
trên toàn nước Pháp thì ‘Công xã đã bổ nhiệm một công nhân Đức làm bộ
trưởng lao động của mình”74. Trong khi chính phủ Chi-e đã bán đứng những
người Ba Lan cho nước Nga thì “Đối với những người con anh hùng của Ba
Lan, Công xã đã tỏ lòng tôn kính đưa họ ra đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo
những người bảo vệ Pa-ri”75.
Cuộc nội chiến ở Pháp cũng như thực tế tồn tại của Công xã Pa-ri với
những chính sách cụ thể của nó đã chứng tỏ, giai cấp công nhân cần phải và
có thể trở thành dân tộc và nó chỉ trở thành dân tộc sau khi đập tan nhà nước
tư sản và thiết lập nhà nước kiểu mới – nhà nước kiểu Công xã Pa-ri76. Nhà
nước kiểu Công xã Pa-ri sẽ tạo ra cơ sở vật chất cho việc kết hợp hài hoà lợi
ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
9- Vấn đề chiến tranh
sđd. tr.459.
sđd. tr.460.
75
sđd. tr.460.
76
sđd. tr.459.
73
74


Thông qua phân tích cuộc chiến tranh Pháp – Phổ cũng như cuộc nội
chiến ở Pháp, C.Mác đã chỉ rõ, căn cứ để xác định tính chất của cuộc chiến

tranh chính là mục dích của cuộc chiến tranh và cuộc chiến đó do giai cấp nào
phát động. Chính vì vậy, nhân dân Pháp ban đầu đã ủng hộ chính phủ quốc
phòng của Chi-e nhằm mục đích phòng thủ quốc gia, chống lại quân xâm lược
Phổ bảo vệ tổ quốc Pháp. Nhưng khi chính phủ Chi-e muốn giải giáp vũ khí
của công nhân Pa-ri, không muốn cho công nhân bảo vệ Pa-ri trước sự tấn
công của quân xâm lược Phổ thì công nhân, nhân dân lao động Pa-ri đã cầm
súng bảo vệ Pa-ri, đánh cả quân của chính phủ Chi-e cũng như quân Phổ.
Chính vì vậy, ngay trong “Lời kêu goị thứ nhất của Tổng Hội đồng hội liên
hiệp công nhân Quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp – Phổ”, C.Mác đã viết:
“Nếu giai cấp công nhân Đức để cho cuộc chiến tranh hiện nay mất tính chất
thuần tuý phòng thủ của nó và thoái hoá thành một cuộc chiến tranh chống lại
nhân dân Pháp, thì chiến thắng hay chiến bại cũng đều là tai hại” 77. Nghĩa là,
giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Tổng Hội đồng hội liên hiệp công
nhân Quốc tế sẽ kiên quyết chống chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi
nghĩa, chỉ ủng hộ chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến tranh chống xâm lược.
Với bản chất của Đế chế hai ở Pháp, với bản chất của các nước tư bản châu
Âu như vậy cùng sự bần cùng về kinh tế, sự điên rồ về chính trị, thì chiến
tranh là khó tránh khỏi. Điều làm C.Mác lo lắng là Phổ sẽ biến cuộc chiến
tranh thuần tuý phòng thủ của nó thành cuộc chiến tranh xâm lược Pháp,
chống lại nhân dân Pháp. Điều này đã được nêu trong “Lời kêu gọi thứ hai..”.
C.Mác cũng chỉ ra rằng, chỉ có sự đoàn kết của giai cấp công nhân toàn châu
Âu mới có thể ngăn chặn được chiến tranh, bảo vệ nền hoà bình. “Giai cấp
công nhân Anh chìa bàn tay hữu nghị cho giai cấp công nhân Pháp và giai cấp
công nhân Đức. Họ tin tưởng vững chắc rằng dù cuộc chiến tranh ghê tởm sắp
tới có kết thúc như thế nào đi chăng nữa thì sự liên minh của công nhân tất cả
các nước cuối cùng rồi cũng sẽ diệt trừ được mọi cuộc chiến tranh” 78. Trong
77
78

sđd. tr.13.

sđd. tr.14-15.


“Lời kêu gọi thứ hai của Tổng Hội đồng liên hiệp công nhân Quốc tế về cuộc
chiến tranh Pháp-Phổ” C.Mác đã kêu gọi: “Các chi hội của Hội liên hiệp
công nhân quốc tế ở tất cả các nước hãy kêu gọi giai cấp công nhân đứng lên
hành động. Nếu công nhân quên nghĩa vụ của mình, nếu họ cứ thụ động thì
cuộc chiến tranh khủng khiếp hiện nay sẽ trở thành kẻ tiên khu của những
cuộc chiến tranh quốc tế còn khủng khiếp hơn nữa, và trong mỗi nước nó sẽ
dẫn tới những thắng lợi mới của các ngài hiệp sĩ cầm gươm, các chúa đất và
các ngài tư bản đối với công nhân”79. C.Mác trong “Nội chiến ở Pháp” đã
phân tích, chỉ rõ khi mà mâu thuẫn giai cấp đã sâu sắc, khi sự phân hoá dân
tộc cũng chín muồi, khi mà giai cấp tư sản không còn là người đại diện cho
lợi ích dân tộc nữa, thì khi ấy “chiến tranh dân tộc chỉ thuần tuý là một sự lừa
bịp của các chính phủ”80. Giai cấp tư sản muốn dùng chiêu bài chiến tranh dân
tộc để trì hoãn cuộc đấu tranh giai cấp, hòng làm lu mờ cuộc đấu tranh giai
cấp, Chính các cuộc chiến tranh Pháp – Phổ và nội chiến ở Pháp cho thấy,
giai cấp tư sản không thể khoác tiếp cái áo dân tộc để thực hiện áp bức giai
cấp nữa rồi. Sự thống trị giai cấp đã không thể nấp tiếp dưới bộ áo dân tộc
được nữa. Bản chất xấu xa của các chính phủ tư sản đã lộ nguyên hình.
Điều này cũng báo hiệu “sự tan rã hoàn toàn của xã hội cũ tư sản” 81.
Qua đây, C.Mác cũng muốn khảng định rằng, giai cấp vô sản không thể bảo
vệ lợi ích của mình bên cạnh lợi ích của giai cấp tư sản được. Giai cấp vô sản
tất cả các nước phải đoàn kết lại cùng nhau chống chiến tranh phi nghĩa, bảo
vệ hoà bình.
10- Sự ra đời của đảng chính trị của giai cấp vô sản là tất yếu
Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã chỉ rõ, giai cấp công
nhân Pháp nói riêng, giai cấp công nhân châu Âu nói chung đã phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhưng những người lãnh đạo chân
chính của công nhân còn đang bị cầm tù trong nhà tù của Lu-i Bô-na-pác-tơ.

sđd. tr.373.
sđd. tr.480.
81
sđd. tr.480.
79
80


Khi cuộc cách mạng 18 tháng Ba nổ ra thì Uỷ ban trung ương là chính phủ
lâm thời của cuộc cách mạng đó. Nhưng do chưa có chiến lược và sách lược
đúng đắn nên Uỷ ban trung ương đã rộng lượng thái qua với kẻ thù. Uỷ ban
trung ương càng rộng lượng thì kẻ thù càng lấn tới, càng tăng cường bạo lực
đối với cách mạng. Điều này cho thấy, giai cấp vô sản Pháp cần phải có một
chính đảng thống nhất lãnh đạo. Thực tiễn cách mạng 18 tháng Ba 1871 ở
Pháp đã chứng tỏ, “giai cấp công nhân được công khai thừa nhận là giai cấp
duy nhất có khả năng sáng tạo về mặt xã hội” 82. Giai cấp công nhân cũng
hoàn toàn nhận rõ sứ mệnh lịch sử của mình và quyết tâm anh dũng hoàn
thành sứ mệnh lịch sử đó83. C.Mác cũng chỉ ra rằng, mảnh đất hiện thực tư
bản chủ nghĩa là cơ sở để mọc lên Hội liên hiệp công nhân quốc tế – liên
minh quốc tế đoàn kết những công nhân tiên tiến nhất của các nước lại. Trong
cuộc đấu tranh giai cấp dù được biểu hiện ra ở đâu, bằng hình thức
nào.v.v..thì những hội viên của hội luôn đứng ở hàng đầu. C.Mác cũng khẳng
định: “Dù có đổ máu nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể tiêu diệt hội ấy
được. Muốn tiêu diệt nó, các chính phủ trước tiên phải tiêu diệt sự độc tài của
tư bản đối với lao động, tức là tiêu diệt cơ sở của sự tồn tại ăn bám của các
chính phủ ấy”84. Như vậy, cơ sở khách quan đòi hỏi phải có chính đảng của
giai cấp công nhân là do giai cấp công nhân đã lớn mạnh, do mâu thuẫn giữa
tư bản và lao động ngày càng gay gắt, do yêu cầu của cuộc đấu tranh chính
trị của chính giai cấp công nhân.v.v..
IV. Ý nghĩa của tác phẩm.

Tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” đã để lại nhiều bài học lý luận – tư
tưởng – thực tiễn có ý nghĩa to lớn đối với giai cấp công nhân trong thời đại
ngaỳ nay. Trước hết, đó là bài học về sự cần thiết phải kiên quyết sử dụng
bạo lực cách mạng để đập tan sự thống trị của giai cấp tư sản, bảo vệ chính
quyền của giai cấp công nhân. Đồng thời sử dụng nhà nước vô sản như là
sđd. tr.456.
xem sđd. tr.456.
84
sđd. tr.481.
82
83


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×