Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.87 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh
nhân loại, mục đích của bảo hiểm là khôi phục lại vị trí tài chính ban đầu
cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Chính vì thế mà
trong suốt quá trình phát triển của mình, bảo hiểm đã góp phần lớn lao
trong sự phát triển của nền kinh tế của các nước thông qua khôi phục khả
năng sản xuất, bù đắp tổn thất và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cũng
như tài chính của các đối tượng tham gia bảo hiểm trước những rủi ro bất
ngờ có thể xảy ra. Cho đến thời điểm hiện nay, bảo hiểm đã trở thành một
lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Đối với nền kinh tế
Việt Nam điều này cũng không phải là ngoại lệ.
Thị trường bảo hiểm Việt nam mới phát triển và khởi sắc trong
những năm gần đây trong cả hai lĩnh vực là bảo hiểm nhân thọ và phi nhân
thọ. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm xe cơ giới có thể được
coi là vực phát triển rầm rộ nhất.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các
phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải ngày càng phổ biến,
được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn. Bản thân ngành giao thông vận
tải cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên với sự cố gắng của
bản thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta
cũng không thể loại bỏ được các tai nạn giao thông xảy ra. Thậm chí tai nạn
giao thông ngày một tăng và mức độ tổn thất ngày càng nghiêm trọng có
khi có tính thảm hoạ. Bên cạnh đó các rủi ro khác như trộm cắp, sự cố kỹ
thuật, thiên tai…cũng là điều không tránh khỏi của ngành giao thông vận
tải. Ngoài ra, khi những rủi ro bất ngờ xảy ra với các loại xe cơ giới, chủ xe
cơ giới không những phải trách nhiệm về thiệt hại vật chất do phương tiện
của chính mình bị hư hỏng hay mất mát mà còn có thể phải chịu trách
nhiệm về những thiệt hại về người và của do phương tiện của mình gây ra
cho người thứ ba khác. Do đó để ngăn ngừa các tổn thất xảy ra và làm giảm
mức độ trầm trọng của các tổn thất khi xảy ra rủi ro ở mức thấp nhất nhằm
đảm bảo an toàn cho người tham gia bảo hiểm, hạn chế đến mức thấp nhất



1


các khoản chi bồi thường cho bản thân mình, doanh nghiệp bảo hiểm luôn
luôn đề ra cho mình một chương trình đề phòng hạn chế tổn thất. Do vậy,
đề phòng hạn chế tổn thất đã trở thành một trong những chức năng chính
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm. Đây là hình thức chi trả cho người tham gia bảo hiểm
ki họ gặp những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, do đó bồi thường nhiều hay
ít sẽ quyết đinh doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy
nhiên không phải bất cứ khi nào nhận được giấy yêu cầu bồi thường của
khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ lập tức chi trả bảo hiểm. Doanh nghiệp
bảo hiểm cũng như bất kỳ doanh nghiệp khác khi tham gia hoạt động đều
cố gắng tìm kiếm cho mình lợi nhuận tối đa và giảm thiểu các rủi ro, đặc
biệt rủi ro về tài chính. Do đó để tránh đưa ra các quyết định sai lầm trong
bồi thường, tránh bị khách hàng trục lợi và giảm số vụ bồi thường sai, các
công ty bảo hiểm lựa chọn giám định tổn thất là biện pháp hữu hiệu nhất và
hiệu quả nhất.
Đây là một đề tài có nội dung mang tính cấp thiết đối với các công ty
bảo hiểm. Đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi thường luôn là hoạt
động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào, bởi nó liên
quan trực tiếp đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tác
động đến hầu như tất cả các khâu của hai quá trình triển khai một nghiệp vụ
bảo hiểm, nó đảm bảo cho doanh nghiệp ổn định hoạt động, tránh phải
những mất mát không đáng có trong hoạt động kinh doanh. Đề phòng hạn
chế tổn thất và giám định bồi thường luôn là hoạt động bức xúc và được
xem trọng, hoạt động này luôn được các công ty bảo hiểm chú trọng đề
ngày càng củng cố, nâng cao và hoàn thiện.

Chuyên đề này được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên các vấn đề lý
thuyết đã được học,nhưng chủ yếu dựa trên tài liệu về quá trình thành lập,
hoạt động và phát triển của công ty PJICO và các đánh giá nhận xét của
bản thân em trong quá trình thực tập tại công ty. Thêm vào đó là các thông

2


tin được thu thập trên mạng và các tạp chí. Các số liệu bảng biểu được dựa
trên tài liệu của Công ty.
Dựa trên việc nhìn nhận thực tế và mong muốn đóng góp một số kiến
nghị của bản thân về vấn đề đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi
thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty PJICO, em đã chọn đề tài:
“Đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi thường trong bảo
hiểm xe cơ giới tại PJICO, thực trạng và giải pháp”.
Do kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm còn hạn chế và chưa có nhiêu
kinh ngiệm nghiên cứu về vấn đề hoạt động xe cơ giới, nên em xin phép
được nghiên cứu hai nghiệp vụ được triển khai rộng rãi nhất tại công ty và
cũng là hai nghiệp vụ đem lại cho công ty nguồn phí lớn: Bảo hiểm vật chất
xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Chuyên đề của em có kết cấu như sau:
Lời mở đầu:
- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu: Bao gồm những bức xúc trong
thực tế, sự yêu thích của đề tài và sức hấp dẫn của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Cách thu thập tài liệu, số liệu và các
phương pháp tính toán.
- Tên đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Tóm tắt kết cấu bài, nội dung từng phần lớn trong chuyên đề.
Chương 1: Các vấn đề cơ bản
I. Lý thuýêt về bảo hiểm xe cơ giới.

1. Tính phổ cập của bảo hiểm xe cơ giới.
Nêu lên tình hình bảo hiểm xe cơ giới trong và ngoài nước và các nghiệp
vụ được triển khai trong bảo hiểm xe cơ giới.
2. Nội dung chính của bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3


II. Lý thuyết về đề phòng hạn chế tổn thất.
1. Vai trò của đề phòng hạn chế tổn thất trong triển khai nghiệp vụ.
2. Khái niệm về đề phòng hạn chế tổn thất.
III. Lý thuyết về giám định bồi thường trong bảo hiểm.
1. Vai trò của giám định bồi thường.
2. Quy trình thực hiện giám định bồi thường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất và giám
định bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO
trong giai đoạn (1995 - 2005).
I.

Vài nét về Công ty PJICO

1. Quá trình thành lập và hoạt động
2. Phương hướng hoạt động.
II.
III.

Thực trạng hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất và giám định bồi
thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO.
Đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất.

1. Các biện pháp đã được thực hiện.

2. Chi phí bỏ ra cho hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất.
3. Hiệu quả đạt được trong quá trình triển khai đề phòng hạn chế tổn
thất.
IV.

Giám định bồi thường.

Chương 3: Các kiến nghị.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
.

4


Chng 1: CC VN Lí THUYT C BN
I.

Lý thuyt v bo him xe c gii.

1. Tớnh ph cp ca bo him xe c gii.
Cho đến nay, trên thế giới, bảo hiểm xe cơ giới đã trở thành hoạt động phổ
biến và phổ cập. Hoạt động này không còn xa lạ đối với ngời dân nhiều nớc
trên thế giới, thậm chí nó còn là hoạt động mang tính hiển nhiên đối với
mỗi ngời dân khi họ sử dụng xe cơ giới, kể cả ngời giàu và ngời nghèo.
ở nhiều nớc trên thế giới, khi mua một chiếc xe ôtô, xe máy, việc đầu tiên
mà họ làm là mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình, bởi họ ý thức đợc quyền
lợi của mình đối với tổn thất của xe sẽ đợc nhà bảo hiểm sẽ đền bù cho họ
những thiệt hại mà các rủi ro đợc bảo hiểm gây ra và họ cũng hiểu đợc trách
nhiệm của mình đối với ngời khác khi họ điều khiển xe cơ giới. Tuy nhiên,

hoạt động bảo hiểm phát triển cùng với sự phát triển kinh tế của quốc gia,
nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển và phổ
biến. Sở dĩ nhiều nớc trên thế giới hoạt động bảo hiểm cơ giới trở nên phổ
biến và ngời dân tham gia bảo hiểm dễ dàng bởi họ có nền kinh tế phát triển
và thu nhập bình quân đầu ngời cao, việc đóng phí bảo hiểm không phải là
khó khăn.
Còn ở Việt Nam, mấy năm trở lại đây, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến
tích cực, cùng với sự phát triển này, bảo hiểm xe cơ giới cũng phát triển
theo và cũng đang dần trở thành phổ biến, bằng chứng cho việc này là số lợng xe tham gia bảo hiểm ngày càng tăng cao, nhiều nghiệp vụ liên quan
đến xe cơ giới đợc triển khai. Tuy vậy, hoạt động này chủ yếu đợc thực hiện
ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự do đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt
buộc mà nhà nớc yêu cầu các chủ xe cơ giới phải tham gia. Còn với các
nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện, khách hàng chủ yếu là những ngời khá giả,
có thu nhập cao và chủ yếu đối tợng đợc bảo hiểm là xe ôtô, còn với xe máy
hầu nh chỉ tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
ở Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới đợc triển khai một số nghiệp vụ sau:

5


1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển
trên xe.
2. Bảo hiểm tai nạ ngời ngồi trên xe đối với xe không kinh doanh chở khách
và tai nạn lái phụ xe.
3.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2. Ni dung chớnh ca bo him vt cht thõn xe v bo him trỏch nhim
dõn s.
2.1. Bo him vt cht xe c gii.

2.1.1. i tng bo him.
Xe c gii l tt c cỏc loi xe tham gia giao thụng trờn c b bng
ng c ca chớnh chic xe ú, bao gm ụ tụ, mụ tụ v xe mỏy. i tng
ca bo him vt cht xe c gii l ton b vt cht ca xe. i vi bo
him vt cht mụ tụ v xe mỏy, i tng bo him l ton b xe, cũn i
vi ụ tụ ngi ta chia i tng bo him thnh hai hỡnh thc: bo him
ton b xe v bo him b phn xe.
õy l loi hỡnh bo him c thc hin di hỡnh thc t nguyn.
i phú vi nhng ri ro tai nn bt ng cú th gõy ra tn tht cho xe
ca mỡnh, cỏc ch xe c gii thng tham gia loi hỡnh bo him vt cht
xe c gii. Vi loi hỡnh bo him ny, khi tn tht thuc bo him xy ra
vi xe ca mỡnh, ch xe tham gia bo him s c bi thng.
2.1.2. Phm vi bo him.
Trong hp ng bo him vt cht xe, cỏc ri ro c bo him thụng
thng bao gm:

6


-

Tai nạn do đâm va, lật đổ.
Chát nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
Mất cắp toàn bộ xe.
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.

Ngoài ra các Công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia
bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do
các rủi ro được bảo hiểm.

- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
Tuy nhiên trong trường hợp tổng số tiền bồi thường của Công ty bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận
bảo hiểm. Đồng thời Công ty sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại vật chất do xe gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết
tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên được tính
dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, săm lốp hỏng mà
không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp bộ phận của xe.
Thêm vào đó để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm,
những hành vi vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông hay một số những rủi
ro đặc biệt khác, những thiệt hại tổn thất xảy ra bởi những nguyên do sau
cũng không được bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo
quy định của luật an toàn giao thông đường bộ.
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường
bộ như:

7


+ Xe không có giấy phép lưu hành
+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích
tương tự khác trong khi điều khiển xe.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.

+ Xe trở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định.
+ Xe đi vào đường cấm.
+ Xe đi đêm không đèn.
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại do chiến tranh.
2.1.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường tại thời
điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị
của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng, vì đây là cơ sở để bồi thường
chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên giá xe
trên thị trường luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới gây khó
khăn cho việc xác định giá trị xe. Trong thực tế, các Công ty bảo hiểm
thường dựa trên các yếu tố sau:
-

Loại xe.
Năm sản xuất.
Độ mới cũ của xe.
Thể tích làm việc của xilanh.

2.1.4. Phí bảo hiểm.
8


Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể,
các Công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có
mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính

riêng cho từng loại xe. Thông thường các công ty bảo hiểm đưa ra
những biểu xác đinh phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các xe thông
dụng thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại
này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức
độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các
xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ móc, xe chở hàng
nặng…do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng
thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Giống như mức tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng
cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P= f + d.
Trong đó:
- P: Phí thu mỗi đầu xe.
- đ: phụ phí
- f: Phí bồi thường.
Theo công thức trên việc xác định phí bảo hiểm dựa phụ thuộc vào các
nhân tố sau:
- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào
số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí bồi
thường f cho mỗi đầu xe như sau:
f= ∑Si x Ti

(Với i=1,2…n)

∑Ci

9


Trong đó:

- Si: Số vụ tai nại xảy ra trong năm thứ i.
- Ti: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i.
- Ci: Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i.
• Các chi phí khác hay còn gọi là phần phụ phí (d) bao gồm các chi phí
như: chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý.
- Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế không phải công ty bảo hiểm
nào cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên cũng có một số công
ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm dựa theo khu vực giữ xe và để xe rất
chặt chẽ.
- Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí
bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể
xảy ra.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn
tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm áp dụng
mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo
hiểm. Ngoài ra hầu hết các công ty tham gia bảo hiểm còn áp dụng
cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không còn
khiếu nại và gia tăng tỷ lệ giảm giá này cho một số năm không có
khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo
hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động
một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt
động đó theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x Số tháng xe hoạt động trong năm/12
tháng.
- Biểu phí đặc biệt: Khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm
nhiều, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách
hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng cũng tương tự như cách tính
10



phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản
thân khách hàng đó, cụ thể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia.
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở
những năm trước đó
+ Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty.
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty
bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt tính
được là cao hơn (hoặc bằng), mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của
khách hàng cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung, thì công ty
bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
- Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp xe đã đóng phí bảo hiểm
cả năm nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý
do nào đó. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ
hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ
xe. Số phí hoàn lại được tính như sau:
Phí hoàn lại = Phí cả năm x Số tháng không hoạt động/12 tháng x tỷ lệ
phí hoàn lại.
Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ phí hoàn lại là khác nhau nhưng thông
thường tỷ lệ này là 80%.
Nếu chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp
đồng thì thông thường công ty hoạt động cũng hoàn phí bảo hiểm cho thời
gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có
lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
2.2.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ
3:


11


2.2.1. Đối tượng bảo hiểm:
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là phần trách
nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và quyết định
của toà án, quyết định chủ xe sẽ gánh chịu những rủi ro do xe của mình lưu
hàng gây ra.
Người thứ ba có thể là một người, có thể là nhiều người, có thể là tài
sản, đường xá, cầu cống, hoa màu, nhà cửa tư trang, hành lý. Tuy nhiên
nhỡng trường hợp sau đây luật kinh doanh bảo hiểm ở các nước không coi
là người thứ ba:
- Thân nhân của chủ xe và lái xe.
- Những người làm công cho chủ xe và lái xe.
- Tư trang, hành lý và tài sản của những người nói trên.
Sở dĩ như vậy để tránh những người trục lợi bảo hiểm và dễ phát sinh
trách nhiệm liên quan đến hình sự.
Đối tượng bảo hiểm ở đây là trách nhiệm nghĩa vụ bồi thường của chủ
xe khi người đó đang lưu hành gây tai nạn cho người thứ ba, như vậy nhà
bảo hiểm không chịu bồi thường vật chất thân xe và không chịu trách
nhiệm hình sự của lái xe.
Khác với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, nghiệp vụ này được
thực hiện dưới hình thức bắt buộc, cơ sở để hình thành trách nhiệm dân sự
bắt buộc được thể hiện ở các lí do sau:
- Xe phải có lỗi.
- Người thứ ba phải có thiệt hại thực tế.
- Nguyên nhân gây ra thiệt hại phải gắn với hậu quả của mỗi vụ tai
nạn.
Tuy nhiên có một số trường hợp do nguyên nhân gián tiếp gây ra, nhà
bảo hiểm vẫn phải chấp nhận bồi thường. Sở dĩ nghiệp vụ này phải thực

hiện bắt buộc bởi đây là một trong những nghiệp vụ liên quan đến nhiều bộ
12


luật của quốc gia, việc thực hiện bắt buộc nhắm đảm bảo tính công bằng
trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Ngoài ra việc thực
hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ xe và giúp
các cơ quan hữu quan quản lí tốt các đầu xe cơ giới.
2.2.2. Phạm vi bảo hiểm:
Người bảo hiểm nhận đảm bảo cho các rủi ro bất ngờ không lường trước
được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe, phạm
vị bảo hiểm của nghiệp vụ này được thể hiện ở chỗ các rủi ro bảo hiểm bao
gồm:
- Thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm
thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa,
hạn chế thiệt hại các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan
bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
- Những thiệt hại về tính mạng sức khoẻ của những người tham gia
cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
2.2.3. Các trường hợp loại trừ:
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ
tai nạn mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải
đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông
đường bộ như:

+ Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và môi trường.

13


+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằng không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích, như: rượu, bia, ma tuý…
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi
sửa chữa.
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.
+ Xe không có hệ thống lái bên phải.
- Thiệt hại do chiến tranh bạo động
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình
trệ sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp mất cắp trong tai nạn.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.
2.2.4. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm thường được tính theo từng đầu xe, từng loại xe các loại
xe khác nhau có mức phí khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay chia làm hai
loại:
- Loại xe môt tô, được chia thành:
+ Dưới 50 phân khối.
+ Trên 50 phân khối.
- Xe ô tô:
+ Xe con 4 chỗ ngồi trở xuống.
+ Xe chở khách: Được chia thành 24 chỗ trở xuống và trên 24 chỗ.

14



+ Xe tải: Chia thành nhỏ hơn 2 tấn, 2 tấn đến 3 tấn, 3-5 tấn, 5-8 tấn, và 8
tấn trở lên.
+ Xe chuyên dùng: Cứu hoả, container.
Thời hạn bảo hiểm là một năm nên có phí bảo hiểm năm và phí bảo
hiểm ngắn hạn theo tháng.
P = f + d.
Trong đó:
F: Phí thuần
d: Phụ phí
Si: Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ I có phát sinh trách nhiệm dân sự.
Ti: Thiệt hại bình quân Trách nhiệm dân sự năm thứ I có phát sinh trách
nhiệm dân sự.
Ci: Số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự năm i.
n: Thứ tự các năm lấy số liệu.
Ở Việt nam hiện nay có mức phí được tính theo năm, tuy nhiên tài chính
quy định nếu bảo hiểm ngắn hạn thì tính theo tháng.
Trên đây là cách tính bảo hiểm cho các phương tiện thông dụng trên cơ
sở quy luật số đông. Đối với phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro
lớn hơn thì tính thêm tỉ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. Ở Việt nam hiện
nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản.
2.2.5. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm.
Khi tai nạn xảy ra để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường, chủ xe (lái xe)
phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho người bảo hiểm, hồ sơ bao gồm
các giấy tờ sau:
15


-


Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Tờ khai tai nạn của chủ xe.
Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
Biên bản hoà giải (nếu trường hợp có hoà giải)
Quyết định của toà án nếu có.
Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, bao gồm:
Thiệt hại về người, tài sản, các chứng từ phải hợp lệ.

Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, người bảo hiểm sẽ tiến
hành giám định xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn
thất.
Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản bao gồm: tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ
hoại, thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các phí hợp lý để
ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo gía trị thực tế (giá
thị trường) tại thời điểm tổn thất. Thiệt hại về tài sản cố định được
xác đinh căn cứ vào khấu hao. Cụ thể:
Giá trị thiệt hại = Giá mua mới - Mức khấu hao.
- Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về
tính mạng.
Thiệt hại về sức khoẻ bao gồm:
+ Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức
khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: Chi phí cấp cứu, tiền hao
phí vật chất và các chi phí khác (thuốc men, dịch truyền…)
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân
(nếu có theo yêu cầu cuả bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch)


16


và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bện nhân có nghĩa vụ nuôi
dưỡng.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó.
+ Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa mức thu nhập trước và
sau khi điều trị do tai nạn của người thứ ba.
+ Thu nhập bị mất trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội chú do hậu
quả của tai nạn. Nếu không xác định được mức thu nhập này sẽ căn cứ
vào mức lương tối thiểu hiện hành, khoản thiệt hại về thu nhập này bao
gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.
+ Khoản bù đắp về tinh thần.
Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc cứu chữa người thứ ba trước khi
chết (xác định tương tự như phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do hủ
tục sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng (vợ
chồng, con cái đặc biệt trong trường hợp người thứ ba là lao động chính
trong gia đình), khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định
của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình
thực sự khó khăn.
Như vậy toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
Thiệt hại thực tế của bên thứ 3 = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về người.
Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố đó là: thiệt hại
thực tế của bên thứ ba, mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn.
Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ xe x thiệt hại của bên thứ ba.
17



Trên thực tế, nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động
(trẻ con chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năng lao
động…) là người có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của nhà
nước, nếu người thứ ba bị chết nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng
các khoản mất giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi
dưỡng người khác…thì một khoản trợ cấp nhìn chung sẽ được trả trên tinh
thần nhân đạo.
Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba
thì:
Số tiền bồi thường = (Lỗi của chủ xe + Lỗi khác)xThiệt hại của bên thứ
ba.
Sau đó người bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ
gây ra theo mức độ lỗi của họ. Người bảo hiểm sẽ bồi thường theo thiệt hại
thực tế nhưng số tiền bồi thường tối đa không vượt quá mức giới hạn trách
nhiệm của bảo hiểm.
II.

Lý thuyết về đề phòng hạn chế tổn thất.

1. Vai trò của đề phòng hạn chế tổn thất trong triển khai nghiệp
vụ.
Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, đề phòng hạn chế tổn
thất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm, nhất
là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Bất kỳ một công ty bảo hiểm
nào khi tham gia vào thị trường bảo hiểm đều tự chuẩn bị cho mình một
chương trình đề phòng hạn chế tổn thất riêng, đây là nhừng biện pháp nhằm
hạn chế tổn thất riêng, đây là những biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro
của doanh nghiệp bảo hiểm một cách tốt nhất và góp phần đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Sở dĩ đề phòng hạn chế tổn thất trở thành yêu cầu

bức xúc đối với doanh nghiệp bảo hiểm bởi mối liên hệ của nó đối với các
khâu của quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm.

18


Đốí với hoạt động triển khai bảo hiểm, đề phòng hạn chế tổn thất có
thể cung cấp thêm những thông tin về khách hàng cho nhân viên khai thác
bảo hiểm, nhằm hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định đúng đắn khai thác tốt
hơn Bên cạnh đó, bộ phận đề phòng hạn chế tổn thất còn hỗ trợ chuyên
môn cho bộ phận khai thác về các vấn đề như: Hiểm hoạ tiềm năng liên
quan đến đối tượng bảo hiểm, nhửng rủi ro mới liên quan, phạm vi bảo
hiểm, những khó khăn phát sinh từ phía khách hàng…Ngoài ra trong một
số trường hợp, đề phòng hạn chế tổn thất còn là cầu nối giữa bộ phận khai
thác với khách hàng, là công cụ giúp khách hàng có đủ khả năng và điều
kiện để tái tục hợp đồng bảo hiểm.
Đối với hoạt động marketing: Thông qua hoạt động của mình, bộ
phận đề phòng hạn chế tổn thất có thể nhận biết được nhiều các loại sản
phẩm và dịch vụ bảo hiểm mà khách hàng mong muốn, những khó khăn
vướng mắc của họ cũng như những ưu điểm và nhược điểm mà họ nhận xét
đánh giá về từng loại sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm. Những thông
tin bày rất bổ ích cho bộ phận Marketing, giúp bộ phận này có cơ sở để
cung cấp những dịch vụ và những sản phẩm hoàn hảo hơn thoả mãn từng
loại đối tượng khách hàng hoặc cải tiến sản phẩm để thu hút thêm khách
hàng mới. Hơn nữa. sau khi khách hàng đã ký hợp đồng bảo hiểm, kiểm
soát viên tổn thất còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ khách hàng
nếu như họ cung cấp thêm những dịch vụ đề phòng hạn chế tổn thất có hiệu
quả chu đáo và lịch sự. Hầu hết khách hàng coi đó là phần giá trị tăng thêm
của đơn bảo hiểm, từ đó tạo ra được sự tín nhiệm của khách hàng đối với
doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với việc xác định phí bảo hiểm: Thông thường, phí bảo hiểm đối
với mỗi nghiệp vụ, mỗi sản phẩm bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo
hiểm ấn định trước thông qua điều tra, xác minh, nghiên cứu và tính toán đề
phòng dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Song đối tượng được bảo
hiểm rất phức tạp về công nghệ, đa dạng về chủng loại…cho nên mức phí
hoặc tỷ lệ phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã xác định chưa bao
quát được phạm vi bảo hiểm cũng như chưa tính toán hết được đặc điểm
của rủi ro. Những vấn đề này có thể được bổ sung, hoàn thiện nhờ những
19


thông tin từ bộ phận đề phòng hạn chế tổn thất. Đặc biệt bộ phần đề phòng
hạn chế tổn thất còn giúp bộ phận kiểm toán chi phí bảo hiểm hoạt động dễ
dàng thông qua những thông tin điều tra, khảo sát thực tế từ phía khách
hàng mà họ có.
Đối với hoạt động giải quyết khiếu nại: trong một doanh nghiệp bảo
hiểm, bộ phận đề phòng hạn chế tổn thất và bộ phận giải quyết khiếu nại
luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bộ phận đề phòng hạn chế tổn thất luôn
cần có thông tin về các khiếu nại tổn thất để định hướng công việc của
mình vào các khu vực, các thời điểm có nhiều khả năng xảy ra rủi ro.
2. Khái niệm đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức
độ trầm trọng của các tổn thất vì thế nó không những là chức năng của
doanh nghiệp bảo hiểm mà còn là yêu cầu bức xúc của người tham gia BH.
Ngày nay, các nhà chuyên môn của ngành BH đều thống nhất cho rằng, đề
phòng hạn chế tổn thất là kết hợp của hai yếu tổ: đề phòng tổn thất và hạn
chế tổn thất. Vậy ta có khái niệm về đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất
như sau:
- Đề phòng tổn thất: là các biện pháp được sử dụng để hạ thấp tần suất
tổn thất hay nói cách khác là để ngăn ngừa các tổn thất xảy ra.

- Hạn chế tổn thất là các biện pháp sử dụng nhằm làm giảm bớt mức
độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra. Người ta còn gọi là
đề phòng hạn chế tổn thất hay là kiểm soát tổn thất.
3. Quy trình thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất
Hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện qua ba khâu của
một quá trình:
Một là: Khảo sát điều tra thực tế, công việc chủ yếu của khâu này
là điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm,
đến đặc điểm của rủi ro liên quan đến chính bản thân khách hàng. Chẳng

20


hạn: cháy, bão, lũ lụt.. có khả năng gây ra tổn thất cho tài sản của khách
hàng hoặc khả năng gây ra thương tật cho người lao động tương ứng với
các yếu tố về điều kiện làm việc, máy móc thiết bị, môi trường... Ngoài
việc đánh giá các yếu tố rủi ro vật chất, bộ phận đề phòng, hạn chế tổn thất
còn phải đánh giá cam kết của người tham gia Bảo hiểm trong công tác
này, sau đó lập thành văn bản mô tả chi tiết các thông tin qua điều tra khảo
sát báo cáo của các ban giám đốc. Như vậy Doanh nghiệp bảo hiểm có thể
đưa ra đề xuất giúp khách hàng loại trừ hoặc kiếm soát được các rủi ro có
khả năng gây tổn thất.
Hai là: Phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý
rủi ro. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản ở khâu điều tra khảo
sát, bộ phận đề phòng hạn chế tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong
quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan
đến công tác quản lý rủi ro. Nội dung tư vấn này thường bao gồm:
- Chương trình an toàn cho từng đối tượng BH. Chương trình này là
một loạt các chủ đề liên quan đến công tác an toàn mà người được
BH cần phải nắm vững để nâng cao sự hiểu biết cũng như nhận thức

của họ. Chẳng hạn chủ đề phòng cháy chữa cháy, chủ đề an toàn giao
thông cho các lái xe cả người thứ ba, chủ đề phòng tránh bệnh tật khi
thời tiết thay đổi... Nhưng chủ này được giới thiệu thông qua phim,
ảnh, video. Đối với những doanh nghiệp lớn, hiện đại thậm chí có thể
tập huấn cho một số người làm công tác quản lý rủi ro trong Doanh
Nghiệp.
- Cung cấp các thông tin nghiệp vụ liên quan đến các rủi ro và phương
pháp kiểm soát tổn thất đối với các rủi ro đã cho người được Bảo
hiểm. Giúp người khác được Bảo hiểm tiết kiệm thời gian, công sức
và chi phí để có được những thông tin cần thiết hỗ trợ công tác quản
lý rủi ro. Qua đây doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự tạo dựng mối quan hệ
mật thiết với khách hàng.
- Kiểm tra, đánh giá và tư vấn cho người được Bảo hiểm các phương
án quản lý rủi ro như: Phương án phòng cháy chữa cháy, phương án

21


chống lũ lụt, phương án xây dựng bổ sung, phương án toàn lưới
điện...
Ba là:
Thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là công việc chủ
yếu thuộc về người tham gia Bảo hiểm. Họ có trách nhiệm trực tiếp thực
hiện chương trình và sau khi thực hiện doanh nghiệp bảo hiểm của bộ phận
đề phòng hạn chế tổn thất, kiểm tra xem chương trình có phù hợp với điều
kiện thực tế hay không và cung cấp thêm những dịch vụ tư vấn phù hợp.
III. Lý thuyết về giám định bồi thường trong bảo hiểm.
1.Vai trò của giám định bồi thường
Giám định bồi thường được coi là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh
nghiệp bảo hiểm. Sỡ dĩ có nhận định trên là do vai trò thiết thực của nó đối

với doanh nghiệp bảo hiểm và với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với bản thân doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn
liền với hoạt động bồi thường, chi trả. Giám định quyết định trực tiếp đến
số vụ bồi thường chi trả. Do đó hoạt động giám định được thực hiện tốt và
chính xác thì sẽ xác định chính xác được số tiền bồi thường hoặc chi trả.
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Ở
các nước phát triển, chuyên viên giám định có thể do công ty BH lựa chọn
và chỉ định nhưng thông thường chuyên viên giám định là của doanh
nghiệp bảo hiểm. Để đảm bảo cho việc giám định được khách quan, nhân
viên giám định phải không được có quan hệ gì với khách hàng bảo hiểm.
Nhờ đó giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được tình trạng cấu kết
giữa nhân viên giám định và khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm. Do đó
giảm được số bồi thường sai, giảm tổn thất cho công ty bảo hiểm do các vụ
chi trả, bồi thường sai. Điều này góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận
của Doanh nghiệp.
Đối với khách hàng bảo hiểm, nghĩa vụ của họ là phải để cho nhân
viên giám định thực hiện giám định. Giám định giúp xác định được nguyên

22


nhân và mức độ của tổn thất, từ đó giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ về
doanh nghiệp, về hoạt động bồi thường sau đó. Vì vậy có thể tránh được
những hiểu nhầm đáng tiếc.
Trong quá trình giám định, nhân viên giám định phải làm tròn nghĩa
vụ của mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giải thích đầy đủ và cặn kẽ
cho khách hàng về quy cách làm việc và các thăc mắc cuả họ. Công việc
giám định tốt sẽ giải quyết tốt bồi thường, củng cố lòng tin cho khách hàng
và nâng cao uy tín, chất lượng của Doanh nghiệp
2. Quy trình thực hiện giám định tổn thất:

Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những
trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Tuỳ từng nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức giám định tổn thất cho phù hợp.
Có thể khái quát quy trình giám định theo các yêu cầu sau:
- Bước 1: Chuẩn bị giám định. Trước khi tiến hành giám định phải
chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo
hiểm như: đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai
chi tiết các loại sản phẩm được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ,
hoá đơn sửa chữa thay thế... Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn
bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám
định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an,
chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn...)
- Bước 2: Tiến hành giám định. Công việc giám định phải được tiến
hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải
chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những nghiệp vụ bảo hiểm phải
giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường
để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết
phù hợp.Trong quá trình giám định phải lập các bước sau đây:

+ Kiểm tra lại đối tượng giám định

23


+ Phân loại tổn thất
+ Xác định mức độ tổn thất
+ Nguyên nhân gây tổn thất.
+ Tổn thất của người thứ ba (nếu có)
Những ý kiến nêu ra trong quá trình giám định phải có cơ sở khoa
học và thực tiễn không được chủ quan, tuỳ tiện vội vã khi đưa ra

những kết luận.
-Bước 3: Lập biên bản giám định. Đây là tài liệu chủ yếu về xét
duyệt bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm khiếu nại người thứ ba. Vì
vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung thực, chính
xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và
không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan. Với
những vụ tổn thất lớn, nghiêm trọng và phức tạp cần phải lấy ý kiến
tập thể của những người có liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo
hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định. Thông thường biên bản
giám định được lập ở hiện trường và sau khi đã thống nhất phải lấy
chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho
người có yêu cầu giám định không được tiết lộ nội dung giám định
cho những người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo
hiểm gây tổn thất. Như vậy mối quan hệ thông tin hai chiều giữa hai
bộ phận này đêu dựa trên cơ sở thông tin từ phía khách hàng mà họ
muốn nắm bắt, nhưng một loại là những thông tin ban đầu còn một
loại là những thông tin sau rủi ro tổn thất. Cả hai loại thong tin này sẽ
bổ xung, hỗ trợ cho nhau và giúp cho các bộ phận chức năng hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, bộ phận kiếm soát tổn thất có quan hệ mật thiết với các đại
lý và môi giới bảo hiểm trong hoạt động khai thác và tư vấn cho khách
hàng bảo hiểm. Đối với những doanh nghiệp bảo hiểm vừa và nhỏ, bộ phận
kiểm soát tổn thất có thể được bố trí ở phòng khai thác hoặc phòng dịch vụ

24


khách hàng hoặc phòng bội thường. Thậm chí có doanh nghiệp bảo hiểm
còn ghép luôn vào từng phòng nghiệp vụ lớn, người ta htường tổ chức riêng
một phòng kiểm soát tổn thất trực tiếp do ban giám đốc chỉ đạo.

Trên đây là mối quan hệ của đề phòng hạn chế tổn thất đối với một
vài quá trình trong triển khai nghiệp vụ, dù trực tiếp hay gián tiếp, đề phòng
hạn chế tổn thất đều có những tác động có ích đối với mỗi quá trình hoạt
động theo chiều hướng tích cực và có hiệu quả cao.
Vai trò của đề phòng hạn chế tổn thất đối với các hoạt động khác tựu
chung lại là nhằm mục đích đáp ứng được các mục tiêu mà doanh nghiệp
bảo hiểm đặt ra đó là: giám chi bồi thường, tăng lợi nhuận đáp ứng yêu cầu
của khách hàng trong việc làm rõ các thắc mắc của mình về tổn thất xảy ra,
thực hiện được nhu cầu pháplý và công tác xã hội, nhân đạo của doanh
nghiệp bảo hiểm

25


×