Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

văn 6 tuân 1 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.12 KB, 24 trang )

Tuần 1
Ngày soạn: 17/8/2015
Ngày dạy: 6ª / /08/2015
6b/ /08/2015
Tiết 1, Bài 1:
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
HS nắm được
Khái niêm thể loại truyền thuyết
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn
đầu.
Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm VHDG
thời kì dựng nước.
2/ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
Nhận ra những sự việc chính của truyện.
Nhận ra 1 số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
3/ Thái độ :
- Tôn trọng, tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt.
- Ý thức đoàn kết trong cộng đồng.
II/ Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh minh hoạ.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)
Giới thiệu sơ lược về chương trình Ngữ văn 6, t1. Cách soạn bài ở nhà.


3. Bài mới:
a. ĐVĐ(2ph): Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu
cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam
núi chung. Truyện có nội dung gì, ý nghĩa ra sao? Vì sao nhân dân ta qua bao đời,
rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời
những câu hỏi ấy.
b. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức


? Em hiểu truyền thuyết là gì ?

GV yêu cầu: Đọc to rõ ràng chú ý nhấn gịong
các chi tiết li kỳ, thể hiện 2 lời thoại của Lạc
Long Quân - Âu cơ

I. Tìm hiểu chung (5ph)
1. Khái niệm
- Truyện dân gian truyền miệng kể
về các nhân vật, sự kiện liên quan
đến lịch sử thời qúa khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì
ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của
nhân dân đối với các sự kiện và nhân
vật lịch sử.
- Truyền thuyết con rồng cháu tiên
thuộc nhóm các tác phẩm truyền
thuyết thời đại Hùng Vương giai

đoạn đầu.
2. Hướng dẫn đọc, hiểu chú thích

+ LLQ: Ân cần chậm rãi
+Âu cơ: Giọng lo lắng, than khổ
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc – h/s nhận xét
Cho h/s đọc chú thích chú ý các chú thích 1-23-4-5-7
? Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên thuộc kiểu
văn bản nào? Vì sao
- Kiểu văn bản tự sự. Vì kể theo diễn biến sự
việc cái gì có trước, kể trước, cái gì có sau, kể
sau.
? Truyện được chia làm mấy phần? ý của từng
phần?
Chia làm 3 phần
Đ1. Từ đầu đến...long trang ⇒ Giới thiệu Lạc
Long Quân và Âu Cơ
Đ2. Tiếp...lên đường ⇒ Chuyện Âu Cơ sinh nở
kì lạ và LLQ và Âu Cơ chia con
Đ3. Còn lại ⇒ Giải thích nguồn gốc con Rồng,
cháu Tiên.
? Gọi HS tóm tắt truyện và nhận xét
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc
nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần
lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long

- Kiểu văn bản tự sự.
3. Bố cục văn bản:
* Bố cục: 3 phần


4. Tóm tắt truyện


Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ
vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi
cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ
ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm
người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống
trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người
mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ
xuống biển.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm
vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất
Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi
vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ
đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám
II. Tìm hiểu văn bản (24ph)
đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu
cơ:
Gọi HS đọc lại đoạn 1
a. Vị thần LạcLong Quân
?Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là
* Nguồn gốc, hình dáng
nhân vật chính?
- Lạc Long Quân (Miền đất Lạc
- 2 nhân vật LLQ và Âu cơ
Việt)
? Nhân vật LLQ được giới thiệu như thế
- Nguồn gốc: nòi Rồng, con trai thần

nào ? (Nguồn gốc, hình dáng)
Long Nữ
- Lạc Long Quân (Miền đất Lạc Việt )
- Hình dáng: mình rồng ở dưới
- Nguồn gốc: nòi Rồng, con trai thần Long Nữ nước, Thỉnh thoảng lên cạn.
- Hình dáng: mình rồng ở dưới nước, Thỉnh
- Tài năng: Sức khỏa vô địch, có
thoảng lên cạn.
nhiều phép lạ.
- Tài năng: Sức khỏa vô địch, có nhiều phép lạ.
? Nhận xét về lời kể trên
- >Lời kể, ngắn gọn, không khoa trương
-> Là một vị thần với nguồn gốc cao
- Tự hào của người xưa khi nói về tổ tiên của
quý. Hình dáng, tài năng mang nhiều
mình
nét phi thường.
- Là một vị thần với nhiều nét phi thường.
* Việc làm của LLQ
- Giúp dân diệt trừ ngư tinh, hồ tinh,
? Lạc Long Quân có những việc làm gì?
mộc tinh.
- Giúp dân diệt trừ ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh.
? Ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh là loài gì
- Những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
Như tinh là yêu quái ở biển, hồ tinh là yêu quái - Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi
ở đồng bằng, mộc tinh là yêu quái ở đồng bằng. và cách ăn ở.(phong tục, lễ ghi)
? Ngoài giúp dân diệt trừ yêu quái thần còn dạy =>Lạc Long Quân là vị thần có tài
dân điều gì
năng phi thường và một tấm lòng



? Một mình thần đã giúp dân diệt trừ cả ba loài
yêu quái . Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi
và cách ăn ở. Qua đó em có nhận xét gì về tài
năng, tấm lòng của vị thần LLQ
=>Lạc Long Quân là vị thần có tài năng phi
thường và một tấm lòng thương dân sâu
sắc.Xứng đáng là bậc tổ tiên của dân tộc, người
cha của các vua Hùng Vương trong lịch sử.
- Dân gian còn lưu truyền tên gọi Bố Rồng vừa
thiêng liêng tôn kính, vừa tràn đầy yêu thương.
? Cảm xúc của em về chiến công của vị thần
LLQ
-> Tự hào về một vị tổ tiên tài ba, nhân hậu.
? Qua việc kể về những chiến công của vị LLQ
truyện muốn phản ánh yếu tố sự thật lịch sử
nào.
- Ba yêu quái này đặc trưng cho những khó
khăn trở ngại (hoặc kẻ thù) ở ba vùng đấy nước
mà dân tộc ta gặp phải trong buổi đầu mở nước
và dựng nước trong buổi bình minh của lịch sử
- Xây dựng nền văn minh nông nghiệp ( Thần
dạy cách trồng trọt, chăn nuôi)và xây dựng
cuộc sống ( Thần dạy dân cách ăn ở)
? Hình ảnh Âu cơ được giới thiệu ra sao?
(Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
- Họ Thần Nông (dòng tiên)- vị thần chủ trì
nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy
- Xinh đẹp tuyệt trần

-“ Nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm
cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm”
? Nhận xét về nguồn gốc, hình dáng, tính cách
của nàng Âu Cơ
? Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng
LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài vật
khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ
dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ
dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu
sắc. Để giải thích nguồn gốc nòi giống theo

thương dân sâu sắc.

* Yếu tố sự thật lịch sử nào.
- Quá trình mở mang bờ cõi (xuống
biển, lên rừng )và xây dựng cuộc
sống của ông cha ta ngày xưa.

b. Mẹ Âu Cơ

-> Dòng dõi cao sang, sắc đẹp tuyệt
trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ
=>Nguồn gốc, dung mạo: Lạc Long
Quân và Âu Cơ đều là con thần. Cả
hai đều đẹp đẽ ” như thần’. Đây là
chi tiết mang tính lí tưởng hóa nhằm
giải thích nguồn gốc cao quý của dân
tộc Việt Nam. (nhan đề sách CRCT
– Do người biên soạn sách cho thấy

rất rõ nét tâm lí này ) (Chi tiết kì lạ)


quan niệm của người Việt cổ . Người Việt là là
con cháu của LLQ và Âu Cơ, tức là con cháu
của các thần. Theo quan niệm của phương
Đông, Rồng đứng đầu tứ linh (long, li, quy,
phượng). Rồng là biểu tượng của vua chúa, nói
lên sự tôn quý, là biểu hiện của sự đẹp đẽ, hào
hùng . Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn
mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi
Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân
gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn
thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá
nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt Nam ta.
* GV bình: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh
những gì đẹp đẽ nhất của con ngươì, thiên
nhiên, sông núi
GVchuyển ý : Sau khi LLQ và Âu cơ gặp nhau
đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng .
Cuộc tình duyên của họ ra sao? Chúng ta tiếp
2.Cuộc hôn nhân kì lạ và cuộc chia
tục tìm hiểu.
tay đi mở đất
Gọi h/s đọc tiếp – lớn nhanh như thần
a. Cuộc hôn nhân kì lạ
- Rồng ở biển cả. Tiên ở non cao.
? LLQ và Âu cơ gặp nhau như thế nào ?
- Gặp nhau đem lòng yêu nhau , đi
*Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau , đem

đến kết duyên vợ chồng.
lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. sống ở
cung điện Long Trang.
GV bình: Rồng ở biển cả.
Tiên ở non cao.
Gặp nhau đem lòng yêu nhau -đi đến kết
duyên vợ chồng.
Tình yêu kỳ lạ này như là sự kết tinh những gì
đẹp nhất của con người và thiên nhiên sông núi. * Yếu tố sự thật lịch sử: Sự kết hợp
giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và
? Yếu tố sự thật lịch sử nào được được phản
nguồn gốc của các cư dân Bách Việt.
ánh qua chi tiết này
-Sự thật lịch sử này khi vào truyền thuyết đã
được ”ảo hóa ” qua cuộc gặp gỡ và kết duyên
giữa hai nhân vật mang tính huyền thoại là
b. Âu Cơ sinh nở kì lạ:
LLQ và âu cơ
? Âu Cơ sinh nở như thế nào?
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở


thành một trăm con, không bú mớm, lớn nhanh
như thổi, khôi ngô đẹp đẽ khoẻ mạnh như thần.
? Em có nhận xét gì về sự sinh nở của bà Âu cơ
->Chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang đường
- H/a’ ‘Bọc trăm trứng, nở ra 100
? H/a’ ‘Bọc trăm trứng, nở ra 100 con có ý
con có ý nghĩa Giải thích nguồn gốc
nghĩa như thế nào ?

DTVN cùng sinh ra trong một cái
bọc (đồng bào- HCM) -> cùng chung
một nòi giống (nguồn cội), tổ tiên,
cùng chung bố Rồng, mẹ Tiên. Điều
đó khiến cho người VN tự hào về nòi
giống, hãnh diện về tổ tiên của mình.
- H/a’: Con nào con nấy hồng hào ...
? H/a’: Con nào con nấy hồng hào ... như thần, như thần, có ý nghĩa-> Khẳng định
có ý nghĩa gì ?
dòng máu thần tiên, phẩm chất đẹp
đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí
tuệ của con người VN
GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang
đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt
nguồn từ thực tế rồng, rắn đều đẻ trứng. Tiên
(chim) cũng để trứng. Tất cả mọi người VN
chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc
trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng
ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát
triển nhanh ⇒ nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ,
keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các
cộng đồng người Việt.
GV chuyển ý: Họ đang sống hạnh phúc thì điều
gì đã xảy ra?
Lạc Long Quân quen sống ở dưới nước  Phải
từ biệt vợ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu cơ buồn tủi, tháng ngày mong mỏi thở than.
“ Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng với
thiếp nuôi đàn con nhỏ” .
? Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho c. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia

con:
biết tranh minh hoạ cảnh gì?
?LLQ chia con như thế nào ? Để làm gì ?
- 50 người con xuống biển;
- 50 Người con lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất
nước.


?Việc chia con như vậy có ý nghĩa như thế
nào?
- Cuộc chia tay thật cảm động do nhu cầu phát
triển của dân tộc Việt trong việc cai quản đất
đai rộng lớn.
? Câu chuyện kết thúc với lời hen ước. Khi có
việc thì giúp đỡ đừng quên lời hẹn có ý nghĩa
như thế nào?
- Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta,
mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung
một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
* GV bình: Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng
hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, nhân dân
ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến
miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa
xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ
thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch
hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo,
để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay,
mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp

tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa
kia bằng những việc làm thiết thực.
Gọi HS đọc đoạn cuối
? Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những
sự việc nào?

? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
* GV: Cốt lõi sự thật lịch sử là mười mấy đời
vua Hùng trị vì còn một bằng chứng nữa khẳng
định sự thật trên đó là tưởng niệm các vua
Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ
hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã
trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc,
ngày cả nước hành quân về cội nguồn:
Dù ai đi ngược về xuôi

- Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu
phát triển DT: làm ăn, mở rộng bờ
cõi và giữ vững đất đai.

- Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên
lời hẹn: Thể hiện ý nguyện đoàn kết,
thống nhất dân tộc.

3. Kết thúc truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu
Hùng Vương, lập kinh đô, đóng đô ở
đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn
Lang, Làm nên thời đại Hùng Vương
trong lịch sử dựng nước của dân tộc

VN
* Yêu tố lịch sử: Truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên gắn với nhà nước
Văn Lang- tên đầu tiên của nhà nước
ta. Nước Văn Lang có chủ quyền, có
quốc hiệu, có kinh đô, có tổ chức nhà
nước (dù ở mức sơ khai)


Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba
và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc
đáo duy nhất chỉ có ở VN!

III. Tổng kết (5ph)
1. Nghệ thuật

? Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng
tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng
tượng kì ảo.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có
thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích
nhất định.
? Vai trò của nó trong truyền thuyết
- Nó tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo
nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyền thuyết, giải
thích tự nhiên và ước mơ chinh phục, kham phá
tự nhiên của con người thủa ban sơ.
- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì
?Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện.
ảo về nguồn gốc và hình dáng xủa

LLQ và Âu Cơ, về việc sinh nở của
Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật
mang dáng dấp thần linh.
? Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong
truyện:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của
các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống
nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu,
tôn kính tổ tiên, dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
? Đọc truyền thuyết, dù biết đó là những tác
phẩm được dệt lên từ trí tưởng tượng phong
phú của các nghệ sĩ dân gian, nhưng vì sao ta
vẫn tin đó là sự thật
- Vì lòng tự tôn dân tộc, niềm sùng bái tổ tiên.
Cái li kì, huyền ảo kia, vì thế, phù hợp với tâm
lí của cả người kể lẫn người nghe. Quá khứ oai
hùng của dân tộc bao giờ cũng đồng nghĩa với
sự toàn bích, tuyệt đối, các giá trị trong đó đều
cao cả, đẹp đẽ, phi thường. Như vậy, cái mà
mọi người tin là thật kia xuất phát từ tâm lí tiếp
nhận truyền thuyết của Dt, bắt nguồn từ lòng


yêu kính tổ tiên, tự hào về nòi giống cao quý
của DT mình
2. Nội dung:
? Qua đó câu truyện đề cập đến những nội dung - Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao


quý của dân tộc VN
- Ngợi ca công lao của LLQ và Âu

3. Ý nghĩa
? Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" có ý
* Ghi nhớ(SGK Tr 8)
nghĩa gì?
- Khơi thức tinh thần uống nước nhớ
Gv : Đó cũng chính là nội dung của ghi nhớ.
nguồn, yêu quý, kính trọng tổ tiên
- HS kể diễn cảm truyện .
- Góp phần xây dựng, bồi đắp những
sức mạnh tinh thần của dân tộc.
IV/ Luyện tập (3ph)
1. *- Một số truyện nói về nguồn gốc
DT VN:
+ Đẻ đất để nước của người Mường
+ Quả bầu mẹ của người Khơ mú...
4. Củng cố (2ph) GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm
- Giáo viên Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyền thuyết .
- Học NT, nội dung chính và ý nghĩa của truyện.
5. Hướng dẫn học bài (1ph)
- Kể diễn cảm truyện
- Tóm tắt về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của truyện
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy
- Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn GSK
****************************

Tuần 1

Ngày soạn: 17/08/2015
Ngày dạy: 6ª/ /08/2015
6b/ /08/2015
TIẾT 2, BÀI 1: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN:
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY


-Truyền thuyết
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được nội dung,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong
văn bản.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao
động, đề cao nghề nông, một nét văn hoá của người Việt.
2.Kỹ năng:
- Đọc – hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ:
- Đề cao lao động và lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh Lang Liêu dâng lễ vật cúng Tiên Vương, giáo án.
2. HS : Soạn bài, trả lời câu hỏi sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số .
2.Kiểm tra bài cũ : (4ph)
? Nêu được ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, cháu Tiên” ? Chọn 1 chi tiết kỳ ảo mà
em thích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: (1ph)
Mỗi khi tết đến xuân về, người VN chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc

rất nổi tiếng :
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Bánh chưng cùng bánh giầy là 2 thứ bánh rất nổi tiếng, rất ngon, rất bổ không thể
thiếu được trong mâm cỗ ngày tết của dân tôc VN mà còn mang bao ý nghĩa sâu
xa, lý thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ truyền thuyết nào của thời
Vua Hùng?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* GV hướng dẫn hs đọc
I.. Tìm hiểu chung (5ph)
Y/c: Giọng chậm rãi . Chú ý lời của thần trong 1. Đọc
giấc mộng của lang liêu.
GV chia đoạn : giáo viên đọc đoạn 1 , HS đọc
đoạn 2, 3
+ Đoạn 1 : Từ đầu …. “ chứng giám “
+ Đoạn 2 : Tiếp … “ hình tròn “
+ Đoạn 3 : Còn lại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý
nghĩa của các từ khó ở mục chú thích .


? Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần?
- Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi
-Diễn biến truyện: Cuộc thi tài giữa các ông
lang
- Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi
Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua
? Gọi HS tóm tắt tác phẩm và nhận xét
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số

hai mươi người con trai một người thật tài đức
để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất
thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong
lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang
đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang
Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì
nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng
lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm
lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm
mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn
lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai
thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng
lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện
được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy
lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh
hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là
bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ
đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ
tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu
trong ngày Tết của người Việt Nam.
- HS đọc phần 1
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn
cảnh nào?
? Ý định của vua ra sao?(qua điểm của vua về
việc chọn người nối ngôi)
? Vậy theo em, người kế vị ngội vua mà nối
được chí vua cha là người ntn
- Người kế vị: Phải có trí tuệ sáng suốt, phải
có chí hướng rõ ràng và phải thể hiện được trí
tuệ, chí hướng ấy trong những vật phẩm do

mình làm ra chứa không phải đi mua, đi kiếm
về

2. Bố cục: 3 phần

3. Tóm tắt

II . Tìm hiểu văn bản (24ph)
1. Mở truyện: Vua Hùng chọn người
nối ngôi
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất
nước thái bình, ND no ấm, vua đã già
muốn truyền ngôi.
- Ý của vua người nối ngôi phải “nối
chí ta” , không nhất thiết là con
trưởng.


? Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức gì?
* GV: Trong truyện dân gian giải đố và giải đố
là1 trong những loại thử thách khó khăn đối
với nhân vật. Giải được câu đố nhân vật sẽ
thành công. Không giải được đố, nhân vật sẽ
thất bại
? Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi
mới và tiến bộ so với đương thời?
? Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua như thế
nào?
- Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các
đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú

trọng tài chí hơn trưởng thứ. Đây là một vị vua
anh minh .
- Cho HS đọc phần 2
? Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
- Các ông lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật
ngon.
GV: Còn Lang Liêu chỉ có những thứ tầm
thường
?Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng?
- Lang Liêu:
+ Trong các con vua, chàng là người rhiệt thòi
nhất
+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở
riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng
khoai. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận
thì gần gũi với dân thường
GV :Thần - chính là dân ...Việc thần hiện ra
mách bảo cho Lang Liêu là chi tiết rất cổ tích.
Các nhân vật mồ côi, bất hạnh....Nhưng thú vị
ở đây là gì ? (Không làm hộ, chỉ mách bảo ...)
? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp
lễ vật cho lang Liêu?
- Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của
Lang Liêu.
- Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh.
* GV: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường
được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.
? Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như

- Hình thức: “Năm nay nhân ngày lễ

tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ
truyền ngôi cho..”-> Đây là một câu
đố

=>Vua Hùng: chú trọng tài năng,
không coi trọng thứ bậc con trưởng và
con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh
thần bình đẳng.

2. Diễn biến truyện: Cuộc thi tài giữa
các ông lang
* Các quan lang: Đua nhau tìm lễ vật
thật quí, thật hậu

* Lang liêu
- Là người thiệt thòi nhất . Có lòng
hiếu thảo, chân thành.
- Tuy là con vua nhưng phận gần gũi
dân thường. Chăm lo việc đồng áng .
- Là người duy nhất hiểu được ý thần
và thực hiện được ý thần (Thông minh
biết lấy gạo làm bánh) .


thế nào?
- Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.
? Vì sao hai thứ bánh của lang Liêu được vua
chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang
Liêu được chọn để nối ngôi vua?
- Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa

thực tế: quí hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề
gốc của đất nước làm cho ND được no ấm)
vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính
Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
- Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của
con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất
của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình
làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua
thì đúng là con người tài năng, thông minh,
hiếu thảo.

? Lang Liêu đã biết làm 2 thứ bánh để dâng
vua chứng tỏ Lang liêu là người như thế nào?
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện
? Nhận xét về lối kể chuyện của dân gian?

- Thần chỉ mách bảo mà không làm
giúp lễ vật cho lang Liêu: Để Lang
Liêu thể hiện tài năng và óc sáng tạo

3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi
Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua .
- Lang liêu là người chăm chỉ, chăm
làm . Hoạt động của chàng và sản
phảm mà chàng dâng lên vua đều gắn
với ý thức trọng nông. Mà sản phẩm
đó do chính mồ hôi, công sức của
chàng đổ ra. Vì vậy nó rất cao quý.
- Bánh chưng, bánh giầy là tinh hoa
của đất trời vừa là kết quả do bàn tay

khéo léo làm lụng của con người tạo
nên. Trong chiếc bánh hội tụ nhiều
đức tính cao quý của con gười: sự tôn
kính Trời, Đất, tổ tiên, sự thông minh,
hiếu tháo
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế và ý
nghĩa sâu xa. Đó là một sản phẩm
mang tính văn hóa, có nghĩa tượng
trưng sâu sắc
+ Bánh tượng trưng cho Trời, Đất,
muôn loài. Ý thức trọng nông (thể
hiện trong nhận xét của vua Hùng).
+ Bánh nói về sự đùm bọc. Đó là sự
đùm bọc của trời đất, của lẽ tự nhiên
nhưng cũng là sự gắn bó giữa con
người với tự nhiên, giữa con người với
con người..
- Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ
được tài đức của con người có thể nối


? Qua đó truyền thuyết thể hiện nội dung gì

chí vua.
=> Thông minh, có lòng hiếu thảo,
chân thành.
III. Tổng kết (5ph)
1. Nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể
về việc Lang Liêu được thần mách bảo

- Lối kể chuyện daan gian: Theo trình
tự thời gian
2. Nội dung
- Hình ảnh con người trong công cuộc
dựng nước.
- Những thành tựu văn minh nông
nghiệp buổi đầu dựng nước
3. Ý nghĩa của truyện:
Suy tôn tài năng, phẩm chất con người
trong việc xây dựng đất nước

? Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có
những ý nghĩa gì?
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh
giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái
bình, nhân dân no ấm.
Gv: Đó cũng chính là nội dung của ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ sgk
- Trao đổi ý kiến về phong tục ngày tết làm
bánh Chưng, bánh giầy
ý nghĩa: Đề cao nghề nông - trồng lúa, giải
thích ....
- Xây dựng phong tục tập quán của nhân dân
từ những điều giản dị - Giữ gìn bản sắc dân tộc
2/ Bài tập 2:
- Chọn chi tiết thích nhất và giải thích vì sao

thích
* Ghi nhớ: SGK tr 12
- LL mộng thấy thần đến mách bảo - Tăng
IV- Luyện tập: (3ph)
phần hấp dẫn truyện .Nêu bật giá trị hạt gạo,
trân trọng quí sản phẩm làm ra.
- Lời vua nói về 2 loại bánh - ý nghĩa TT t/c
của ND về 2 loại bánh và phong tục làm
bánh ...
4/ Củng cố: (2ph)
- GV hệ thống bài:
- Nêu nội dung chính và nghệ thuật kể chuyện.
5. Hướng dẫn học bài (1ph)
- Học ghi nhớ, ý nghĩa truyện
- Kể tóm tắt truyện.


- Chuẩn bị bài “Từ và câu từ TV”
****************************

Tuần 1
Ngày soạn: 17/8/2015
Ngày dạy: 6ª/ /08/2015
6b/ /08/2014
TIẾT 3: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt :
1/ Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc định nghĩa về từ ,cấu tạo của từ cụ thể là:
+ Khái niệm về từ:
+ Đơn vị cấu tạo từ( Tiếng):

+ Các kiểu cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy):
2/ Kỹ năng:
Nhận diên phân loại được khái niệm các từ loại và phân tích cấu tạo từ:
3/ Thái độ
Giáo dục học sinh yêu quí và ham thích tìm hiểu tiếng việt.
II. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, bảng phụ ghi mẫu.
2. HS : Đọc trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không


3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph)
Ở Tiểu học, các em đã đựoc học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng
Việt.
b. Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
G treo bảng phụ ghi mẫu.
I/ Từ là gì ? (7ph)
G gọi H đọc mẫu.
1.Vd: ( SGK Tr 13)
? Căn cứ vào dấu gạch chéo, 2.Nhận xét:
câu trên có mấy từ và mấy
tiếng?
- 9 từ
12 tiếng

? Từ nào trong câu trên có 2
tiếng?
- Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
? Vậy tiếng dùng để làm gi? từ - Từ dùng để tại câu
dùng để làm gì?
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy
? Khi nào một tiếng có thể coi trở thành từ .
là một từ?
- Khi nó có nghĩa
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
? Vậy trong câu, từ là gì?
Dựng để làm gì?
G đó cũng chính là nội dung
của ghi nhớ 1 Sgk tr13
3. Ghi nhớ1: SGK - Tr13
G gọi H đọc ghi nhớ
* Chú ý
GV: Xét về mặt nghĩa phần
+ Đa số các tiếng có nghĩa có thể dùng độc lập để
lớn tiếng Việt đều có nghĩa
tạo câu , khi đó chúng là từ đơn (từ có cấu tạo một
VD: xe, máy, áo.... đa số các
tiếng)
tiếng có nghĩa có thể dùng độc
lập để tạo câu , khi đó chúng
+ Một số tiếng có nghĩa không dùng độc lập để
là từ đơn (từ có cấu tạo một
tạo câu , chỉ dùng để tạo từ
tiếng)

+ Những tiếng không có nghĩa hoặc mất nghĩa
+ Một số tiếng có nghĩa không được dùng gắn chặt với tiếng khác trong từ , tạo
dùng độc lập để tạo câu , chỉ
nghĩa cho từ
dùng để tạo từ , Vd tiếng thủy
(có nghĩa là nước) trong thủy
thủ, thủy triều...
+ Những tiếng không có nghĩa


hoặc mất nghĩa được dùng gắn
chặt với tiếng khác trong từ ,
tạo nghĩa cho từ
VD: Dưa hấu, ốc bươu, chùa
chiến, đo đỏ, trăng trắng
- GV treo bảng phụ
- Gọi học sinh đọc vd 1 trong
phần II
? Ở Tiểu học các em đã được
học về từ đơn, từ phức, em
hãy nhắc lại khái niệm về các
từ trên?
H/s thảo luận nhóm.
Phân lọai từ đơn và từ phức
- Đại diện nhóm lên trình bày
KQuả, các nhóm khác nhận
xét bổ sung.
? Dựa vào bảng phân loại hãy
chỉ ra sự khác nhau giữa từ
phức và từ đơn?

? Lấy VD:
- xe + đạp= Xe đạp
- Nếu tiếng chỉ dùng để cấu
tạo từ, thì từ là đơn vị nhỏ
nhất để đặt câu
? Xét về cấu tạo, dựa vào số
lượng tiếng trong từ người ta
chia thành mấy loại từ
? Từ phức được chia thành
mấy loại
? Phân biệt từ láy và tư ghép
? Lấy VD
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
GV hướng dẫn hs tìm hiểu
thêm kiến thức

II/ Từ đơn và từ phức (7ph)
1.Vd: ( SGK Tr 13)
2.Nhận xét:
Kiểu cấu
tạo từ
Từ đơn
Từ phức

Ví dụ
Từ/ ấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề / chăn
nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/
Từ ghép
bánh chưng/ bánh
giầy

Từ láy
trồng trọt

- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa
- Từ phức có từ hai tiếng trở lên : có hai tiếng trở
lên. Từ phức được chia thành
+ Từ láy : có quan hệ láy âm giữa các tiếng
+ Từ ghép : từ có các tiếng quan hệ với nhau về
nghĩa

*Ghi nhớ 2: SGK - Tr14
* Chú ý : Có một số trường hợp ngoại lệ
- Có những từ đơn cấu tạo hơn một tiếng , VD :
bồ hóng, dã tràng, bồ kết, ra đi ô, ô tô-> Gọi là từ
đơn đa âm tiết.
- Có những từ gồm hai tiếng trở lên có quan hệ
âm thanh (hình thức của từ láy) như : ba ba, cào
cào, đu đủ, châu chấu, chôm chôm... nhưng ý
nghĩa của chúng giống như từ đơn.
- Có những từ ghép mà có tiếng bị mất nghĩa hoặc


- GV hướng dẫn hs làm bài
tập
* BT1:
Đọc và thực hiện yêu cầu bài
tập 1
(?) Các từ: “ Nguồn gốc”;
“Con cháu” thuộc kiểu cấu từ
nào?

(?) Tìm những từ đồng nghĩa
với từ “ Nguồn gốc”
(?)Tìm những từ ghép chỉ
quan hệ thân thuộc theo kiểu:
Ông bà, anh chị, con cháu.
* BT 2:
H/s đọc BT2  Nêu y/c BT
(?) Nêu quy tắc sắp xếp các
tiếng trong từ ghép chỉ quan
hệ thân thuộc.
- Vận dụng kĩ thuật “khăn phủ
bàn” để 4 nhóm (4 tổ) thực
hiện.
- HS ghi kết quả tìm được của
cả nhóm vào vòng ngoài - sau

không xác định được nghĩa : VD : dưa hấu, chợ
búa, giấy má, chùa chiến
- Phân biệt từ ghép với cum từ
+ Nghĩa của tổ hợp ấy có tính thành ngữ không,
nếu có thì là từ ghép
+ Cấu tạo của tổ hợp có chặt chẽ không, nếu chặt
chẽ thì đó là từ ghép
VD ; -Hoa hồng là từ ghép khi chỉ một loài hoa.
Không phải cứ hoa có màu hồng thì gọi là hoa
hồng. Hoa hồng có thể có thể không có màu hồng.
III. Luyện tập : (27 ph)
Bài tập 1:
a/ Những từ:
“Nguồn gốc”: “con cháu” đều là là từ ghép

b/ Từ đồng nghĩa:
+ Cội nguồn, tổ tiên, cha ông, nòi giống, gốc rễ,
huyết thống.
c/ Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
+ Câu mở: Cô dì, chú cháu, anh em...
Bài tập 2.
Khả năng sắp xếp:
Theo giới tính (Nam, Nữ):Anh chị, Ông bà.
Theo bậc ( Trên- dưới): Anh em,chú cháu
Bài tập 3:
- Tên bánh: bánh + x
+ Bánh + cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng,
bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng …
+ Bánh + chất liệu: Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu
xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem…
+ Bánh + hình dáng: bánh gối, bánh quấn thừng,
bánh tai voi, bánh cuốn,…
+ Bánh + tính chất: Bánh dẻo, bánh phồng ...
Bài tập 4:
- Miêu tả tiếng khóc của người
- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó: nức
nở, sụt sùi, rưng rức...
Bài tập 5:
Tìm các từ láy.
+ Tả tiếng cười: Khanh khách, ha hả...


đó ghi ý kiến thống nhất vào
chính giữa tờ giấy Ao.
(tìm được ít nhất mỗi loại 5

từ)
- Cho điểm các nhóm có kết
quả nhanh và đúng, trình bày
sạch đẹp.

+ Tả tiếng nói:ồm ồm, léo nhéo, thẻ thẻ...
+ Tả dáng điệu: Lom khom. lả lướt, đủng đỉnh,
khệnh khạng...

- GV hướng dẫn hs làm bài
tập 4
* BT 5:
H/s đọc BT5  Nêu y/c.
(?) Tìm nhanh các từ láy theo
kiểu sau?
Gọi đại diện tổ 1,2,3, 4 lên thi
tìm nhanh các từ trên bảng
Tuần 1
Ngày soạn: 17/8/2015
Ngày dạy: 6ª/
/08/2015
6b/ /08/2015
TIẾT 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Mục tiêu cần đạt :
1/ Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện
ngôn từ: giao tiếp,văn bản,phương thức biểu đạt,kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để
tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả,biểu cảm,lập luận,thuyết minh và hành chính

công vụ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích
giao tiếp.
- Nhận ra các kiểu văn bản ở 1 văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở 1 đoạn văn bản cụ
thể.
3. Thái độ:
- Xây dựng thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học Ngữ văn.
II. Chuẩn bị :
Học sinh : Sọan bài.


Giáo viên : + Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số (
)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài (1ph)
Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được
sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp
những thắc mắc đó.
Hoạt động của thầy và trò
VD: Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn
cho mẹ biết em làm thế nào?
- Kể hoặc nói.
? Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể
trò chuyện thì em làm thế nào?
- Viết thư

? Trong đ/s khi có một tư tưởng,tình cảm,
nguyện vọng,( khuyên nhủ muốn tỏ lòng yêu
mền bạn, muốn tham gia một h/đ do nhà
trường tổ chức...) Mà cần biểu đạt cho người
hay ai đó biết thì em làm thế nào?
- Nói hoặc viết
? Người này nghe người khác nói, người này
đọc của người khác viết là họ đang làm gỡ
với nhau?
- Giao tiếp
? Người nói, người viết được gọi là hoạt
động gì?
- Truyền đạt
? Người nghe, người đọc gọi là hoạt động gì?
- Tiếp nhận
* GV: Các em nói và viết như vậy là các em
đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều
mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà
mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận
được những tình cảm mà em gưỉ gắm. Đó
chính là giao tiếp.
? Vậy giao tiếp là gì? Bằng phương tiện nào?

Nội dung
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương
thức biểu đạt.(25ph)
1/ Văn bản và mục đích giao tiếp.

* Nhận xét
- Giao tiếp là họat động truyền đạt, tiếp



* GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều giữa
người truyền đạt và người tiếp nhận.
? Khi muốn hiểu được tư tưởng, tình cảm,
nguyện vọng ấy 1 cách đầy đủ trọn vẹn cho
người khác hiểu em phải làm thế nào?
- Tạo lập văn bản  nói có đầu có đuôi,
mạch lạc,lý lẽ chặt chẽ.
Gv chuyển ý : Vậy như thế nào là một văn
bản?
G cho H/s đọc câu ca dao (sgk tr 16)
? Câu ca dao sáng tác để làm gì? Câu ca dao
nói lên vần đề gì ?
- ND: Câu ca nêu ra 1 lời khuyên: khuyên
con người giữ đúng lập trường tư tưởng
không giao động khi người khác thay đổi chí
hướng.
? Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai
câu lục và bát liên kết với nhau như thế nào?
+ HT: Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát,
Có sự liên kết chặt chẽ:
. Về hình thức: Vần
. Về nội dung:, ý nghĩa: Câu sau giải thích rõ
ý câu trước.
? Theo em câu ca dao đó có thể coi là một
văn bản chưa ?
-> là một văn bản vì có nội dung trọn vẹn,
liên kết mạch lạc .
* GV chốt: Bài ca dao là một văn bản: nó có

chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và
diễn đạt trọn vẹn ý.
? Theo em lời phát biểu của cô hiệu trưởng
trong lễ khai giảng có phải là một vb không?
Vì sao?
- (Là vb.Đây là một văn bản vì đó là chuỗi
lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung:
báo cáo thành tích năm học trước, phương
hướng năm học mới. VB nói.)
? Bức thư có phải là 1 vbản không?
-( Là vbản viết, có chủ đề là thông báo tình
hình là quan tâm tới người nhận thư.)

nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương
tiện ngôn ngữ.


? Đơn xin học, bài thơ... có phải là vb
không?
(Đều là vb vì chúng đêu là sự thông tin và
có mđích tư tưởng nhất định.)
? Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
Giáo viên chốt lại : Vậy văn bản là chuỗi nói
miệng hay bài viết diễn đạt một nội dung
tương đối trọn vẹn ; có liên kết mạch lạc để
thực hiện mục đích giao tiếp tùy theo mục
đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các
kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt
phù hợp .


GV nêu tên kiểu văn bản, nêu khái niệm
phương thức biểu đạt, ví dụ minh hoạ cụ
thể...
- HS quan sát một số văn bản (đã chuẩn bị).
- Thảo luận nhóm, nhận dạng loại văn bản và
phương thức biểu đạt theo yêu cầu của GV.
- Nhận phiếu học tập, điền nội dung thích
hợp vào ô để trống (ví dụ).
- Gọi HS trình bày kết quả, thu phiếu.
- GV đánh giá kết quả từng nhóm.
* Trò chơi Ai nhanh hơn (5')
- Nhận dạng kiểu văn bản, phương thức biểu
đạt.
- Trình bày, nhận xét, kết luận.
- Quan sát bảng phụ ghi kết quả đúng, đối
chiếu, tự đánh giá kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm từng nhóm.
? Kể tên các kiểu văn bản tương ứng với
phương thức biểu đạt

- Văn bản
+ Dung lượng: văn bản có thể ngắn (một
câu) có thể dài (nhiều câu), có thể là một
đoạn hay nhiều đoạn.
+ Hình thức thể hiện: Có thể được nói ra
hoặc viết ra (khi có sự thống nhất trọn
vẹn về nội dung và sự hoàn chỉnh về
hình thức )
+ Sự liên kết : phải thể hiện ít nhất một
ý (chủ đề) nào đó; không phải là chuỗi

lời nói, từ ngữ, câu viết rời rạch mà có
sự gắn kết (liên kết)chặt chẽ với nhau
2/ Kiểu văn bản và phương thưc biểu đạt
của văn bản.

T
T
1
2

Kiểu
văn
bản,
PTBĐ
Tự sự
Miêu
tả

Mục đích
Ví dụ
giao tiếp
Trình bày Truyện
diễn biến Tấm Cám
sự việc
Tái hiện Tả người…
trạng thái
sự vật,
con



người
3

Biểu
cảm

Bày tỏ
Câu ca
tình cảm, dao :
cảm xúc. Anh đi anh
nhớ quê
nhà
Nhớ canh

4 Nghị
Bàn luận, Tục ngữ :
luận
nêu ý
Tay làm
kiến đánh hàm nhai,
giá
tay quai
miệng trễ.
Có hàm ý
nghị luận
5 Thuyết Giới
Những tờ
minh
thiệu đặc hướng dẫn
điểm,

sử dụng
tính chất, thuốc, đồ
phương
dùng.
pháp
6 Hành
Trình bày Đơn từ, báo
chính
ý muốn, cáo, giấy
công
quyết
mời…
vụ
định, thể
hiện
quyền
- H/s đọc ghi nhớ.
hạn,
trách
nhiệm
- H/s đọc BT1  nêu y/c của BT.
giữa
HS thảo luận nhóm
người và
Đại diện các nhóm trả lời.
người.
? Các đoạn văn, thơ dưới thuộc phương thức
* Ghi nhớ ( SGKtr 17 )
biểu đạt nào? gthích vì sao lại thuộc các kiểu
II/ Luyện tập: (12 ph)

VB ấy?
1. Bài tập 1:
H/s đọc BT2  nêu y/c.
a/ Văn bản tự sự ( Có người, có
? Truyền thuyêt con rồng cháu tiên thuộc vb
việc,diễn biến sự việc)
nào?Vì sao?
b/ VB Mtả: Tả cảnh TN đêm trăng trên


sông.
c/ Nghị luận: Bàn luận vấn đề làm cho
đất nước giầu mạnh.
d/ Biểu cảm:T/c tự tin, tự hào của cô
gái.
đ/ Thuyết minh: Gthiệu hướng quay của
địa cầu.
2. Bài tập 2:
“ Con rồng cháu tiên”  VB tự sự vì kể
người, việc, lời nói, hành động theo 1
diễn biến nhất định
4. Củng cố (5ph)
? Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
A. Trò chuyện.
C. Dạy học.
B. Ra lệnh
D. Giao tiếp.
? Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản nào?
A. Miêu tả.
C. Biểu cảm.

B. Tự sự.
D. Thuyết minh.
- HS làm bài tập 3 ( SBT . 8 ).
(Hai bài ca dao thuộc phương thức biểu cảm nhằm bộc lộ cảm xúc (cảm thán), tác
giả bài ca mong được sự cảm thông… Bài ca dao kể một câu chuyện về 2 nhân vật
là tò vò và nhện : phương thức tự sự.)
5.Hướng dẫn học tập(2ph)
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, thuộc ghi nhớ. Tìm VD cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
Xác định phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản đã học.
- Hoàn thành các bài tập
Đối với bài học ở tiết học sau:
- Chuẩn bị bài: “Thánh Gióng”. (Trả lời các câu hỏi SGK)
+ Tóm tắt truyện.
+ Tìm hiểu nhân vật Thánh Gióng: Sự ra đời, lớn lên của Gióng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×