Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Dạy học tích hợp ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.05 KB, 9 trang )

Dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học vật lí
Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà nội
Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường THPT chuyên Vĩnh phú
1. Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là:
Làm thế nào để kiến thức học trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm
thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề,
đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo
từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức?
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục trong
thời đại mới. Dạy học tích hợp theo chủ đề là một trong những mô hình dạy học
phù hợp với mục tiêu đổi mới của nhiều nước hiện nay và đáp ứng nhu cầu học tập
của con người trong thế kỉ 21.
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học
hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nội dung học có
tính tích hợp cao và có nghĩa đối với người học?
2. Dạy học tích hợp theo chủ đề
2.1. Khái niệm
Dạy học tích hợp theo chủ đề là một trong những mô hình dạy học trong đó nội
dung kiến thức được tổ chức theo hướng tích hợp thành các chủ đề. Trong chương
trình vật lí phổ thông, nội dung kiến thức đã được biên soạn theo hướng tích hợp.
Tuy nhiên, trong các chủ đề lớn (như cơ, nhiệt, điện, quang, …), việc dạy học vẫn
được tiến hành theo hình thức từng bài đã được qui định trong chương trình, nội
dung và cách học còn mang tính lí thuyết, hàn lâm, xa rời thực tiễn, xa rời nhu cầu
của đa số người học nên hiệu quả học tập chưa cao. Chúng tôi nhận thấy có thể tổ
chức lại một số nội dung kiến thức thành các chủ đề sao cho đáp ứng mục tiêu dạy
học trong thời đại mới. Dưới đây là một số ví dụ về các chủ đề:


1


• Có thể tích hợp mạnh hơn nội dung kiến thức phần “từ trường” và “cảm
ứng điện từ” thành một chủ đề “cảm ứng điện từ”, xuất phát từ việc nghiên cứu
một số ứng dụng thực tế thông dụng của hiện tượng này như: Máy biến thế, động
cơ điện, máy phát điện,…
• Tổ chức lại các nội dung kiến thức về cân bằng của vật rắn ở chương trình
vật lí lớp 10 thành chủ đề “Tĩnh học vật rắn”.
• Kết hợp nội dung phần “Tính chất sóng của ánh sáng” trong vật lí với việc
nghiên cứu màu sắc và sự biến đổi màu sắc của các loài động thực vật trong sinh
học thành một chủ đề chung là “màu sắc và sự biến đổi màu sắc ánh sáng”.
• Cũng có thể kết hợp các vấn đề về năng lượng, chuyển hoá năng lượng,
sản xuất và sử dụng năng lượng (trong đó bao gồm đầy đủ các dạng năng lượng
như cơ năng, hoá năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng hạt nhân) thành một
chủ đề chung là “các vấn đề về năng lượng” cho học sinh cuối cấp THPT.
2.2. Mục tiêu
Giống như nhiều mô hình dạy học tích cực khác, mục tiêu của dạy học tích hợp
theo chủ đề hướng tới:
- Kĩ năng tư duy, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng giải quyết vấn đề (phát
hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp và trình bày, bảo vệ kết quả).
- Kĩ năng sống và làm việc như kĩ năng giao tiếp, hợp tác, trình bày, ra quyết định.
2.3. Đặc điểm
Dạy học tích hợp theo chủ đề có các đặc điểm:
- Mang tính tích hợp, trong đó chú trọng tích hợp trong môn học nhằm làm cho
các nội dung kiến thức gần nhau hơn, quan hệ chặt chẽ hơn và do đó học sinh có
cái nhìn tổng thể, lô gíc hơn. Ngoài ra cũng có thể kể đến tích hợp liên môn của
các môn học trong nhà trường. Ví dụ, tích hợp giáo dục về an toàn giao thông, môi
trường, các vấn đề về năng lượng và sử dụng năng lượng, các kiến thức toán, hoá
học, tin học, ... vào vật lí nhằm làm cho kiến thức các môn này hỗ trợ nhau, gần

với thực tế hơn và do đó tăng khả năng và hiệu quả vận dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
- Mang tính thực tiễn, các nội dung chủ đề phải gắn với thực tiễn cuộc sống

2


- Mang tính hợp tác: vì hình thức hoạt động chủ yếu là theo nhóm nên tính hợp tác
giữa các học sinh thể hiện rất rõ.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Vì nội dung học mang tính thực
tiễn và hình thức học tập chủ yếu theo nhóm nên tạo cho học sinh sự hứng thú, học
sinh được tự tìm tòi, tự đưa ra phương án giải quyết, thu thập và xử lí thông tin, …
tạo điều kiện cho họ rèn kĩ năng tư duy bậc cao, giúp họ tiếp cận với tiến trình
khoa học giải quyết vấn đề.
2.4. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
Giáo viên có thể thực hiện các công việc của mình theo các giai đoạn dưới đây để
tổ chức hoạt động nhận thức cho người học:
Chọn chủ đề, xác định ý tưởng tổ chức chủ đề (ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của chủ đề,…) – có
thể mô tả dưới dạng sơ đồ tư duy.
Xác định mục tiêu của chủ đề (mục tiêu nhận thức và mục tiêu nhân văn)
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng (gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung
Xây dựng các bài tập trước, trong và sau khi học chủ đề giao cho học sinh và chuẩn bị tài liệu hỗ trợ
học sinh; Xây dựng tiêu chí đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học của học sinh
Tổ chức các nhóm học tập để thực hiện các bài tập được giao
Tổ chức học tập trên lớp để các nhóm trình bày, thảo luận, thống nhất kết quả học tập

Như vậy, trong dạy học tích hợp theo chủ đề, nhiệm vụ cụ thể của giáo viên là:
Đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học của học sinh dựa trên những tiêu chí đã xây dựng

• Xác định chủ đề dạy học


Giai đoạn chọn chủ đề là giai đoạn hết sức quan trọng. Trước hết giáo viên cần
xem xét những nội dung kiến thức nào có thể tích hợp thành một chủ đề và có thể
tổ chức nó theo mô hình dạy học tích hợp theo chủ đề một cách thuận lợi, phải xác
định được những nội dung kiến thức học sinh cần chiếm lĩnh khi học chủ đề để
gắn nó vào những ứng dụng trong đời sống, kĩ thuật, để nhìn thấy rõ ý nghĩa thực
tiễn, ý nghĩa khoa học của chủ đề.
Bởi vậy, giáo viên cần:

3


- Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung kiến thức và kĩ năng
người học cần đạt tới để có ý đồ tích hợp thành chủ đề
- Luôn nhìn thấy, tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống
xung quanh có liên quan đến nội dung bài học
- Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm
môi trư ờng, thiên tai, khủng hoảng năng lượng, …)
- Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp
truyền thống
• Xác định mục tiêu dạy học (bao gồm mục tiêu nhận thức và nhân văn).
• Xây dựng bộ câu hỏi định hướng (bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi
bài học và câu hỏi nội dung).
Câu hỏi khái quát giúp giáo viên tập trung vào các khía cạnh quan trọng trong
chương trình. Đối với học sinh, câu hỏi khái quát tập trung vào quá trình tiếp thu
các chủ đề trong phạm vi các phần của môn học hoặc khoá học, khuyến khích họ
thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu, đặt nền tảng cho câu hỏi bài học. Ví dụ: Làm
thế nào để cuộc sống trở nên an toàn hơn?
Câu hỏi bài học là câu hỏi bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể. Các câu
hỏi bài học được thiết kế để chỉ ra và khai thác những câu hỏi khái quát thông qua

chủ đề. Chúng khai thác các phương diện, tính phức tạp, phong phú của chủ đề.
Chúng được dùng để khởi đầu cho sự tranh luận, hợp tác chứ chưa phải dẫn đến
một câu trả lời rõ ràng mà giáo viên mong muốn. Nhiều câu hỏi bài học có thể
khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của câu hỏi khái quát. Các nhóm giáo viên
của các môn học khác nhau có thể sử dụng các câu hỏi bài học để hỗ trợ một câu
hỏi khái quát chung. Câu hỏi bài học hướng tới các độ tuổi khác nhau có thể hỗ trợ
một câu hỏi khái quát tổng hợp được phát triển xuyên qua nhiều cấp học.
Ví dụ, với câu hỏi khái quát đã nêu, giáo viên ở các môn học khác nhau có thể sử
dụng các câu hỏi bài học khác nhau để hỗ trợ và định hướng học sinh vào một chủ
đề hoặc bài học cụ thể, với môn vật lí: “Làm thế nào có thể đảm bảo sự an toàn

4


trong các công trình xây dựng, trong bố trí, sắp xếp các đồ vật?”. Câu hỏi này
hướng học sinh tới nhiệm vụ là phải tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn.
Câu hỏi nội dung hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học, đó là câu hỏi có
câu trả lời rõ ràng. Đối với dạy học tích hợp theo chủ đề thì các câu hỏi nội dung
cụ thể hoá sơ đồ các kiến thức cần nghiên cứu khi học chủ đề (dạng sơ đồ tư duy).
Ví dụ: Mô men lực là gì? Điều kiện để vật rắn có trục quay cố định là gì?.
Đối với dạy học tích hợp theo chủ đề, giáo viên phải xây dựng hệ thống bài tập
trước, trong và sau khi học chủ đề. Bài tập trước khi học được giao cho học sinh
sau khi họ đã lựa chọn được chủ đề. Bài tập trong khi học được giao cho nhóm
học sinh khi thực hiện chủ đề. Bài tập trong khi học thường là bài tập gắn với
những ứng dụng thực tế thường gặp. Bài tập sau khi học có thể kết hợp các loại
bài tập trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận và bài tập dự án.
Việc đánh giá trong dạy học tích hợp theo chủ đề bao gồm đánh giá kết quả và
đánh giá quá trình học tập. Các tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu
dạy học và thông báo cho học sinh trước khi học. Giáo viên chuẩn bị trước các
phiếu tự đánh giá, đánh giá nhóm để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.

Dựa trên sự đánh giá về sản phẩm học, giáo viên khuyến khích học sinh mở rộng
chủ đề, triển khai tiếp những công việc mang lại ích lợi cho việc học tập tập.
3. Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề chương “Tĩnh học vật rắn”
3.1. Lí do tổ chức chủ đề
- Xuất phát từ thực tế: nhiều vật xung quanh ta đang tồn tại ở trạng thái cân bằng
tĩnh (các đồ vật trong nhà, các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu cống). Chúng
đứng yên được theo thời gian là nhờ tuân theo điều kiện cân bằng của vật rắn.
- Ý tưởng tổ chức chủ đề: gắn những kiến thức của chương này vào thực tiễn cuộc
sống, từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức đã học và có thể vận dụng được
những kiến thức đó.
3.2. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để cuộc sống của chúng ta trở nên an toàn hơn?

5


Câu hỏi bài học: Điều kiện để một vật rắn cân bằng là gì?
Để định hướng hoạt động học khi nghiên cứu chủ đề, giáo viên biên soạn hệ thống
bài tập trong khi học gồm 4 loại bài tập tương ứng với 4 chủ đề: Xác định trọng
tâm của vật rắn trong các trường hợp đơn giản. Tìm hiểu điều kiện cân bằng của
vật có mặt chân đế, các dạng cân bằng (Loại bài tập 1). Tìm hiểu cân bằng của
vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song (Loại bài tập 2). Tìm hiểu cân
bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song (Loại bài tập 3). Tìm
hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (Loại bài tập 4).
3.3. Tæ chøc d¹y häc
Quá trình tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề có thể diễn giải bằng sơ đồ sau :
Làm việc cả lớp (1 tiết):
Đặt vấn đề nghiên cứu chương “Tĩnh học vật rắn”; Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác
dụng của hai lực, trọng tâm. Chuyển giao nhiệm vụ: 3 nhóm thực hiện 3 loại bài tập trong khi học).
Các nhóm phân công công việc.


Làm việc nhóm (với các bài tập đã giao ở tiết đầu) theo kĩ thuật dạy học “các
mảnh ghép” – 4 tiết
Tìm hiểu quy tắc hợp lực
Tìm hiểu quy tắc hợp lực
đồng quy, Cân bằng của vật
song song, Cân bằng của
dưới tác dụng của ba lực
vật rắn chịu tác dụng của
không song song
ba lực song song, ng ẫu lực
(loại bài tập 2 trong khi
(loại bài tập 3 trong khi
Đưa ra điều kiện cân bằng tổng quát củahọc)
vật rắn, điều kiện cân bằng của vật
rắn chỉ chuyển động tịnh
học)
Tìm hiểu cân bằng của vật treo
ở đầu dây; vật có mặt chân
đế; cách xác định trọng tâm
của vật; các dạng cân bằng
(loại bài tập 1 trong khi học)

tiến và chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu điều kiện cân bằng của vật chỉ quay.

Làm việc nhóm (4 nhóm) theo kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” – 1 tiết
Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định ( loại bài tậ p 4 – trong
khi học)
Làm rõ điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn.


VËn dông kiÕn thøc
Làm việc cá nhân (10

Làm việc cá nhân ở

Làm việc nhóm - 2

nhiều lựa chọn)

đề.

vận dụng kiến thức của
chương)

* Tiết
học
1: Giáo
đề nghiên cứu chủ đề bằng
phút
– trên
lớp):viên đặt vấnnhà:
tuần:cách đưa ra câu hỏi
Bài tập trắc nghiệm tự luận
tập
dự án
(hai dự án
khái Phiếu
quát:học
Làm
thế nào để cuộc sống

củakiến
chúng
ta chủ
trở nênBài
antập
toàn
hơn?
vận dụng
thức của
(trắc nghiệm khách quan

6


Học sinh thảo luận đưa ra các vấn đề đang gây nhiều bức xúc, đang làm mất an
toàn cuộc sống của con người. Từ đó, giáo viên định hướng tới vấn đề về tai nạn
trong giao thông, lao động, ... Câu hỏi bài học được đưa ra: Điều kiện để một vật
rắn cân bằng là gì?
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành ba nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học “các
mảnh ghép” để tổ chức cho học sinh tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn khi
vật chỉ có xu hướng chuyển động tịnh tiến trong các trường hợp: lực tác dụng vào
vật rắn là các lực đồng qui, lực tác dụng vào vật là các lực song song và cân bằng
của vật rắn chịu tác dụng của hai lực trong các trường hợp đặc biệt, các dạng cân
bằng của vật rắn (ứng với các bài tập trong khi học chủ đề).
* Tiết học 2: Học sinh hoạt động theo các nhóm chuyên gia, thảo luận nhóm để
thống nhất sản phẩm chung. Trong quá trình các nhóm chuyên gia làm việc, họ
phải tìm hiểu những kiến thức mới về ba chủ đề (Điều kiện cân bằng của vật chịu
tác dụng của ba lực không song song; Qui tắc hợp lực song song; Điều kiện cân
bằng của vật chịu tác dụng của ba lực song song).
* Tiết học 3: Hình thành ba nhóm hợp tác mà mỗi nhóm đều có thành viên của

nhóm chuyên gia. Từng cá nhân báo cáo công việc đã làm trước nhóm. Các nhóm
hợp tác tổng hợp sản phẩm và trình bày thành một báo cáo chung của nhóm về tất
cả ba chủ đề đã nghiên cứu.
* Tiết học 4: Các nhóm đánh giá sản phẩm và tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.
* Tiết học 5: Giáo viên đưa ra các câu hỏi nội dung để học sinh thảo luận, thống
nhất các vấn đề về các chủ đề đã nghiên cứu. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và
chuyển giao nhiệm vụ tiếp theo cho học sinh là tìm hiểu điều kiện cân bằng của
vật rắn có trục quay cố định.
* Tiết học 6: Làm việc theo nhóm, thảo luận để đưa ra sản phẩm của nhóm. Thảo
luận toàn lớp để thống nhất về điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định và
làm rõ điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn.

7


* Tiết học 7: Học sinh báo cáo kết quả của việc thực hiện các bài tập về nhà. Giáo
viên yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập cá nhân (10 phút) và bài tập sau khi
học. Giáo viên chuyển giao tới học sinh các bài tập dự án.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Hiệu quả của tiến trình dạy học được đánh giá qua hệ thống các tiêu chí đánh giá
quá trình và kết quả học tập của chương thông qua các chủ đề. Kết quả cho thấy
dạy học tích hợp theo chủ đề không những phát huy tốt tính tích cực, chủ động của
người học mà còn góp phần rèn luyện những kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích,
tổng hợp, đánh giá), kĩ năng sống, năng lực giải quyết vấn đề. Đặc biệt, học sinh
biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn (nghiên cứu
nguyên nhân gây tai nạn giao thông do lật xe, nghiên cứu việc thiết kế ban công,
…). Bảng dưới đây là một số minh chứng ghi lại được qua hoạt động học:
Kiến
thức



năng

Các tiêu chí
Minh chứng
* Ghi nhớ, vận - Học sinh trả lời đúng và đủ các câu hỏi về bài tập trong khi học; trả lời
dụng các nội được các câu hỏi thảo luận của giáo viên và các thành viên khác.
dung kiến thức - Hoàn thành tốt phiếu học tập (48% điểm 10/10; 32% điểm 8/10; 4%
điểm 7/10; 8% điểm 6/10; 8% điểm 5/10;.
của chương
- 88% học sinh làm đúng cả 4 bài trắc nghiệm tự luận.
- Học sinh áp dụng điều kiện cân bằng của vật rắn, xác định trọng tâm
của vật rắn, cân bằng của vật có mặt chân đế rất chính xác.
* Thấy được mối Trong quá trình học theo chủ đề, học sinh đã giải quyết được các nhiệm
quan hệ giữa các vụ để tìm được điều kiện cân bằng của vật rắn và từ điều kiện cân bằng
nội dung kiến trong các trường hợp đơn giản, khái quát, tổng hợp để tìm được điều
thức
trong kiện cân bằng tổng quát và ngược lại..
chương.
* Nội dung kiến - Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức của chương với các kiến thức vật
thức học sinh lĩnh lí khác.
hội và vận dụng - Ngoài kiến thức vật lí, còn sử dụng kiến thức về toán học, tin học (lấy
mang tính tích thông tin từ mạng internet, vẽ biểu đồ bằng máy tính,…), lịch sử (khi
tìm hiểu về lịch sử hình thành và nghiêng của tháp Pisa,..),…
hợp.
Vận dụng kiến - Biết vận dụng các kiến thức học được để giải thích sự cân bằng của các
thức trong tình vật (người ngồi trên vách núi, con lật đật, cầu bập bênh, …
huống cụ thể.
Làm thí nghiệm.
- Có kĩ năng làm thí nghiệm (đề xuất phương án, bố trí, tiến hành thí

nghiệm).
Thu thập thông Thu thập được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (mạng¸ sách, …)
tin.
Phân tích
- Phân tích lực tác dụng vào vật để giải thích các hiện tượng cân bằng.
- Phân tích các yếu tố để tạo thành ban công, phân tích các nguyên nhân
gây lật xe, phân tích các thông tin thu thập được,….
Tổng hợp
- Biết tổng hợp từ các trường hợp đơn giản để tìm điều kiện cân bằng

8


Đánh giá
Giao tiếp
Hợp tác khi làm
việc.
Lập kế hoạch
Thái
độ

Tích cực
Chủ động
Hứng thú

tổng quát của vật răn.
- Đánh giá các thông tin thu thập được. Tham gia đánh giá sản phẩm của
nhóm bạn, tự đánh giá bản thân và tự đánh giá nhóm mình.
- Trình bày ý kiến khi thảo luận, phát biểu ý kiến, chất vấn người khác.
Bảo vệ ý kiến khi tranh luận. Phỏng vấn người ngoài nhóm.

Biết phân công, chia sẻ công việc hợp lí, biết tranh luận, thảo luận để
thống nhất vấn đề cần giải quyết
Mỗi nhóm đều lập cho mình một kế hoạch làm việc bao gồm (những
công việc cần làm, những người thực hiện, thời gian thực hiện).
- Sôi nổi trong thảo luận nhóm, cả lớp, trong chất vấn các nhóm khác.
- Hăng hái phát biểu ý kiến khi hoạt động cả lớp.
- Cả nhóm và các nhân đều hoàn thành tốt và đúng thời gian.
- Tự phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, đôn đốc, nhắc
nhở lẫn nhau. Tự đánh giá bản thân và các thành viên khác
- Tự lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và trình bày sản phẩm.
Thoải mái khi hoạt động nhóm, say sưa với bài tập của chủ đề

5. Kết luận: Những kết quả nghiên cứu thu được khẳng định tính khả thi của việc
vận dụng dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học vật lí cấp trung học phổ
thông. Việc tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề giúp người học thấy được mối
liên hệ giữa các kiến thức và hiểu sâu sắc nội dung kiến thức. Tuy nhiên, để việc
vận dụng nó có hiệu quả cần có những nghiên cứu sâu sắc trong mỗi môn học, ở
mỗi chủ đề, đồng thời, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với
các mô hình dạy học tích cực để có thể vận dụng thành công trong dạy học./.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×