Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TIỂU LUẬN CAO học báo mạng điện tử với việc phản ánh nạn xâm hại tình dục trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.01 KB, 32 trang )

Lời mở đầu.
Như chúng ta đều biết, thế kỷ XXI là kỷ nguyên của khoa học hiện đại. Sự
phát triển của khoa học đã cho ra đời vô vàn các loại máy móc, thiết bị thông
minh phục vụ con người trên nhiều lĩnh vực cuộc sống. Là lý do khiến công
nghệ thông tin trên thế giới bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như ngày nay; trong
đó có sự ra đời và phát triển chóng mặt của các phương tiện truyền thông mới
kéo theo những biến động to lớn của báo chí trên nhiều phương diện.
Những năm đầu thế kỉ XIX, tờ báo in truyền thống chiếm vị trí số một, gắn
bó mật thiết với độc giả mọi nơi. Nhưng cho đến thập kỉ 70 của thế kỉ XX thì
phát thanh và truyền hình lại nắm giữ thế mạnh. Với âm thanh và hình ảnh sống
động, bắt mắt, tốc độ truyền tin cao đã khiến phát thanh, truyền hình thu hút
lượng công chúng đông đảo.
Hiện nay, khi mạng internet đã trở nên phổ biến và chiếc máy tính là người
bạn thân thiết của rất nhiều người thì báo mạng lại lên ngôi. Toàn nhân loại đang
chứng kiến sự phát triển “điên cuồng” của báo mạng điện tử. Với khả năng tích
hợp đặc điểm của cả ba loại hình báo chí trước đó; nổi trội về tính đa phương
tiện là thế mạnh quan trọng nhất hấp dẫn công chúng của loại hình báo chí này.
Bởi vậy, trong thời gian gần đây, báo mạng được quan tâm và nói đến nhiều
hơn cả. Với tư cách là một loại hình báo chí, báo mạng đã thực hiện vai trò
thông tin và trách nhiệm xã hội của mình như thế nào trong quá trình phản ánh
các vấn đề đáng quan tâm của xã hội.
Tiểu luận sau đây chỉ ra cách phản ánh của báo chí nói chung và báo mạng
điện tử nói riêng trước một vấn đề cụ thế.
Dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận không tránh được những thiếu xót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí.
Xin chân thành cảm ơn

1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Cũng như các loại hình báo chí khác, báo mạng có chức năng thông tin về
mọi mặt đời sống xã hội, thông tin về những mặt tích cực cũng như tiêu cực
trong xã hội. Có rất nhiều vấn đề tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu và hậu quả
nghiêm trọng, diễn ra từ lâu nhưng đến nay vẫn còn tồn tại và chưa thể giải
quyết triệt để.
Đặc biệt là sự xuống cấp lương tâm, đạo đức; sự vô cảm lạnh nhạt của một
bộ phận không ít người đã dẫn đến những vụ việc thương tâm mà hung thủ là kẻ
bị cả xã hội lên án. Đau lòng thay cho 3 người trong gia đình chủ tiệm vàng
Ngọc Bích ở Bắc Giang đã bị chết dưới những nhát dao máu lạnh của kẻ sát
nhân Lê Văn Luyên, chỉ vì muốn có tiền tiêu sài và trả nợ mà chỉ trong một đêm,
tên sát thủ đã cướp đi mạng sống của cả ba người.
Đau lòng hơn trước vụ việc cháu giết bà lấy tiền mua gấu tặng bạn gái, rồi
vụ một thanh niên Hà Nội đã giết mười một người trong dòng họ chỉ vì không
được tham gia vào buổi họp của họ… Đó chỉ là một vài vụ tiêu biểu trong rất
nhiều vụ án kinh hoàng khác.
Chúng ta cũng đang phải chứng kiến sự xuống cấp đạo đức tồi tệ hơn thế
khi mà trường hợp những kẻ làm người mà lương tâm không bằng cầm thú đã
nhẫn tâm cưỡng hiếp những em bé mới lên 5, lên 7. Những tên “yêu râu xanh”
nhẫn tâm cướp đi tuổi thơ, cướp đi tương lai tươi sang của rất nhiều em nhỏ tội
nghiệp, khi các em vẫn còn chưa ý thức được sự nguy hiểm của nó.
Có nhiều kẻ thú tính đáng tuổi làm cha, làm ông các em, có kẻ là hàng xóm
thân thiết, có kẻ là chú bác họ hàng, xót xa hơn khi có những kẻ chính là bố đẻ
của các em mà lại đi làm cái trò đó. Có rất nhiều em bị dọa nạt và sợ hãi mà
không dám nói ra sự thật, để tên ác thú có điều kiện lặp lại hành vi ấy nhiều lần,
trớ trêu hơn có nhiều em mới bước vào tuổi dậy thì còn chưa có kiến thức đã
phải làm mẹ khi tuổi đời mới 12, 15.
Cướp của, rồi giết người, kẻ giết người sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng của
pháp luật và dư luận xã hội, còn nạn nhân xấu số dù oan ức nhưng chết đi rồi coi
2



như là hết. Nhưng còn những em bé bất hạnh kia, sau khi những tên “yêu râu
xanh” vào tù, tuổi thơ và cuộc sống bình thường như bao người khác của các em
có được trả lại? Các em phải đối mặt sao với những ám ảnh đeo đuổi, với những
mặc cảm với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Tương lai của các em
sau này sẽ thế nào? Rồi còn những em bé không may có con khi tuổi đời quá
nhỏ, các em nuôi dạy con sao đây? Tương lai của cả 2 mẹ con sẽ thế nào? Ai là
người trả lời và chịu trách nhiệm cho những băn khoăn ấy?
Báo chí có vai trò quan trọng trong việc đưa tin và định hướng dư luận, góp
phần định hướng cách giải quyết cho các cơ quan chức năng. Vậy với các vụ
việc như trên, gọi chung là “xâm hại tình dục trẻ em” thì báo chí đã phản ánh
như thế nào?
Tiểu luận nghiên cứu về đề tài này mong muốn giải đáp phần nào băn khoăn
1.

ấy.
Tính cấp thiết của đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Thật vậy, trẻ em được ví như búp măng non – ngây thơ, trong sáng. Trẻ em
góp phần dựng xây tổ ấm, dựng xây hạnh phúc gia đình, là chủ nhân tương lai
của đất nước và cũng là tài sản quý giá, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc
gia, dân tộc. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Non song
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”.
Qua đó có thể thấy được vai trò quan trọng của trẻ em đối với gia đình, xã
hội. Hơn ai hết, trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt và được

tạo điều kiện vui chơi, học tập.
Vậy mà trong những năm qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bộ Công an đánh giá, bên cạnh tình trạng
người phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tội mua bán người và xâm hại
tình dục trẻ em cũng diễn ra nghiêm trọng…( Trích từ bài viết đăng trên báo
điện tử Vnexpress.net ngày 13/12/2012).
3


Cũng theo báo cáo của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 800 đtrường hợp
trẻ em bị xâm hại tình dục với khoảng 900 em là nạn nhân. Mức độ và tính chất
mỗi vụ việc khác nhau nhưng đều để lại hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, thể
chất cho các em.
Hơn nữa, xâm hại tình dục không chỉ xảy ra ở bé gái mà còn cả bé trai.
Trước đây, khi nói đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em thì mọi người thường chỉ
nghĩ rằng nạn nhân là các bé gái. Và quan niệm sai lầm này đã gây ra rất nhiều
hậu quả nghiêm trọng cho các bé trai. Thực tế, số lượng các bé trai bị xâm hại
tình dục cũng không hề nhỏ.
Đối tượng xâm hại tình dục bé trai có cả nữ và nam, thường là những phụ
nữ có tuổi, là người thân quen trong gia đình, luôn tỏ ra yêu thương chăm sóc
các em như mẹ. Do vậy, chuyện xảy ra sẽ khiến các em sợ hãi, mất lòng tin, dối
loạn tâm lý và có thể bị dằn vặt lớn về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến cuộc sống
sau này của các em. Thậm chí, bé trai bị xâm hại tình dục khi đang ở tuổi dậy thì
có thể bị phát triển lệch lạc về mặt giới tính, bị ám ảnh về mặt tinh thần. Gia
đình, xã hội cần có sự quan tâm bình đẳng hơn đối với các trường hợp bé trai bị
xâm hại tình dục.
Đối phó với tình trạng này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và có những
biện pháp trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội. Tùy theo mức độ phạm tội mà nhẹ
thì 2 năm, 5 năm; nặng hơn là 10 năm, 20 năm; có những kẻ phải chịu mức án
chung thân cho tội lỗi mình gây ra. Đối tượng phạm tội thường rất phức tạp và

khó có dấu hiệu nhận biết, ở nhiều độ tuổi khác nhau và thuộc những ngành
nghề khác nhau. Có thể liệt kê một vài vụ cụ thể trong mấy năm gần đây:
Cách đây không lâu, tên ác thú Đặng Trần Hoài sinh năm 1986 đã dùng vũ
lực cưỡng hiếp bé Khuất Thị H (sinh năm 2004, tại Sơn Tây, Hà Nội). Sau đó,
nhẫn tâm vung dao chém cháu Khuất Thị Mỹ sinh năm 2008 là em gái của H
khiến em Mỹ tử vong.
Bé N.T.D.H sinh năm 1999 trong lần đưa em sang nhà dì ở xã Thông Tân
Hội, huyện Củ Chi chơi thì bị Nguyễn Châu Thanh, 20 tuổi ở Kiên Giang dụ dỗ
và thực hiện hành vi đồi bại.
4


Một trường hợp khác ở Điện Biên, Cụ ông Lò Văn Phấư, 81 tuổi đã lợi dụng
lúc chăn trâu ở bãi bắn vắng người cùng cháu Lò Thị T, sinh năm 2006, đã thực
hiện hành vi thú tính của mình.
Bé P.T.N.Đ sinh năm 1999, ở Đà Nẵng đưa em sang nhà hàng xóm chơi đã bị
Nguyễn Sơn sinh năm 1977, kéo vào phòng ngủ thực hiện hành vi giao cấu, sau
đó hắn còn tiếp tục dở trò với em vào 2 lần sau, tổng cộng là 3 lần.
Khoảng cuối tháng 9/2012, bé trai 3 tuổi sang nhà hàng xóm là Nguyễn Đình
Việt (44 tuổi ở phường Hải Hòa, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) chơi rồi kêu
buồn đi tiểu. Bé D đã bị Việt dẫn vào nhà vệ sinh và hành hạ thô bạo với bé để
thỏa mãn dục vọng.
Vào ngày 30/06/2012, bé P.T.B.D sinh năm 2003 tại Đà Nẵng đưa em đến
nhà bà nội chơi, rồi cho em vào phòng trọ bà nội cho thuê. Lúc đó tại phòng chỉ
có Thái Văn Quang sinh năm 1990 ở nhà. Hắn đã nảy sinh ý đinh, đóng cửa và
thực hiện hành vi đồi bại của mình.
Hay một trường hợp cậu bé 12 tuổi bị xâm hại ngay tại nhà mình. Em đã bị
người giúp việc hơn 30 tuổi dụ dỗ “làm chuyện người lớn” với chị ta. Sau đó đã
nhiều lần chị ta dụ dỗ, dọa nạt để tiếp tục quan hệ khiến cậu bé hoảng loạn, học
hành sa sút.

Khoảng tháng 8/2010, Nguyễn Xuân Hậu sinh năm 1973 tại Tam Dương,
Vĩnh Phúc đã có hành vi đồi bại với chính con gái ruột của mình là N.T.L sinh
năm 1998. Bé L đã bị người cha đẻ vô luân, mất nhân tính của mình xâm hại
tình dục khoảng 50 lần cho đến tháng 9/ 2011 mẹ L mới phát hiện.
Hoàng Thị M sinh năm 1996, bị chính cha đẻ của mình là Hoàng Văn Duyến
sinh năm 1974, ở Sơn Đông, Sơn Tây cưỡng hiếp trong khoảng thời gian suốt 2
năm trời.
Rồi có ông bố “mặt người dạ thú” khác ở Vĩnh Phúc đã cưỡng hiếp lần lượt
cả 3 đứa con gái của mình trong suốt 10 năm trời từ khi các con còn bé cho tới
lúc đi lấy chồng mới thôi.
Nếu những em bé trên đây bị làm dụng tình dục thường đau một thì những
bé gái bất hạnh khác không may bị mang bầu và sinh con sẽ phải chịu nỗi đau
gấp nhiều lần hơn thế. Một đứa trẻ được sinh ra từ một đứa trẻ, rồi đây cuộc
5


sống của mẹ con 2 đứa bé sẽ ra sao? Câu hỏi đau đáu này không ai muốn nghĩ
tới câu trả lời?
Trước thực trạng ấy, Báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đã làm
gì để chung tay cùng cơ quan chức năng và xã hội giải quyết, phòng chống hiện
tượng này? Các nhà báo khi thông tin đã làm tròn trách nhiệm của mình, đặt lợi
ích của trẻ em lên trên chưa hay còn nhiều sai sót?
Do vậy, tiểu luận đi nghiên cứu về đề tài “báo mạng điện tử với việc phản
ánh nạn xâm hại tình dục trẻ em” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa xã hội sâu
2.

sắc.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình trạng ngày càng nhiều em bé bị lợi dụng và xâm hại tình dục gây ảnh
hưởng lớn đến thể xác, tinh thần, tâm lý và tương lai của các em đã dóng lên hồi

chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường.
Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn,
có biện pháp ngăn chặn và xử lý thích đáng đối với những kẻ phạm tội. Gia đình
và nhà trường cần phối kết hợp chặt chẽ để quan tâm chăm sóc và giáo dục cho
các em kỹ năng sống, để các em biết cách phòng tránh, tự vệ trước âm mưu,
hành động của kẻ xấu.
Báo chí có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền và nghiên cứu các biện pháp
phòng chống và xử lý các vụ việc có liên quan. Hiện nay, đã có những công
trình nghiên cứu, các cuốn sách đề cập đến vấn đề trẻ em nói chung và xâm hại
trẻ em nói riêng, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em.
PGS.TS.Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại” xuất
bản năm 2010, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã có phần nghiên cứu đề cập đến
vấn đề “Báo chí với trẻ em”. Cuốn sách đề cập đến diện mạo vấn đề trẻ em trên
báo chí; đi nghiên cứu công chúng – nhóm đối tượng trẻ em; và một số vấn đề
liên quan đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo với trẻ em.
TS. Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo”, xuất bản năm 2011, Nxb Chính trị - Hành chính đã đề cập đến những biến
đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay và giải
pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam. Cuốn sách có phần
6


đưa ra thực trạng và những biểu hiện cụ thể trong hoạt động thông tin của nhà
báo trước những vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Đồng thời, đề cao đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo khi đưa tin về vấn đề này cần cân nhắc và tránh vì mục
3.

đích câu khách mà gây ảnh hưởng xấu đến chính các em.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trẻ em là đối tượng còn non nớt trong suy nghĩ và nhận thức nên rất dễ bị

tổn thương và lạm dụng. Do vậy khi báo chí, cụ thể ở đây là báo mạng điện tử
viết về trẻ em, đưa tin về trẻ em cần chú ý đến nhiều khía cạnh. Đặc biệt là việc
phản ánh về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, là một vấn đề hết sức nhạy cảm
nhưng cần được xã hội nhìn nhận và quan tâm.
Bên cạnh các tờ báo đã làm tốt vai trò của mình thì vẫn còn rất nhiều tờ báo,
nhà báo vì thiếu kỹ năng, nhận thức hoặc vì mục đích khác đã gây ra những hậu
quả đáng tiếc mà đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất lại là chính các em.
Tiểu luận sẽ nghiên cứu những mặt tích cực cũng như những mặt xấu khi
báo chí đưa tin về trẻ em. Trong đó tập trung vào loại hình báo mạng điện tử.
Tìm hiểu về cách phản ánh của báo mạng điện tử trước những thông tin liên
quan đến các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trên cả nước.
Để từ đó đánh giá, nhận xét về những gì báo mạng đã làm được và chưa làm
được để có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu xót, hạn chế và phát huy
những mặt tích cực. Để chức năng thông tin, tuyên truyền cũng như giáo dục,
giám sát của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng về vấn đề này đạt
hiệu quả. Qua đó, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ hiện tượng trẻ
em bị xâm hại tình dục trong tương lai.
Đồng thời, tiểu luận sẽ đi khảo sát cụ thể số lượng và chất lượng các bài viết
về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trên 2 tờ báo mạng Thanhnien.com.vn và
Tienphong.vn trong khoảng thời gian hai tháng từ 15/10 đến 15/12/2012. Từ đó
nhận xét nội dung và chất lượng bài viết để đánh giá các mặt tích cực cũng như
những hạn chế mà báo mạng chưa làm được.

4.
-

Kết cấu tiểu luận
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
7



-

Phần ba: Kết luận

8


PHẦN HAI: NỘI DUNG
1.

Chương 1: Lý thuyết chung
Một vài định nghĩa cơ bản
PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong tác phẩm “Báo chí truyền thông hiện đại”
có viết: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng
với trẻ em của nước sở tại quy định tuổi thành niên sớm hơn” (1, tr 343)
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO thì “Xâm hại tình dục trẻ em
là sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ,
không có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ và
không thể đồng ý hoặc vi phạm luật hay các cấm kỵ của xã hội. Xâm hại tình
dục trẻ em là hành vi giữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác mà về mặt tuổi
tác hoặc phát triển có quan hệ với trẻ em đó về trách nhiệm, niềm tin và quyền
hạn. Hành vi này nhằm hài lòng hoặc để thỏa mãn nhu cầu của người khác”.
Theo diễn đàn câu lạc bộ anhbanmai.club thì xâm hại tình dục trẻ em bao
gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em. Trong đó, lạm dụng
tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thỏa mãn nhu cầu tình dục của người lớn
hơn, không nhằm mục đích kiếm tiền (hiếp dâm trẻ em, hành vi dâm ô…); và
bóc lột tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thỏa mãn dục vọng của người lớn
nhằm mục đích kiếm tiền, trục lợi ( mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em phục vụ


2.

mục đích mại dâm…
Báo chí với vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
Như đã nói ở trên, trẻ em là đối tượng cần được ưu tiên, chăm sóc và bảo vệ
đặc biệt. Trẻ em có quyền được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Bởi trẻ em có
suy nghĩ trong sáng, ngây thơ, chưa nhận thức được đầy đủ những biến động
trong xã hội, chưa có sức đề kháng trước những hành vi xấu và người xấu.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trẻ em lại là đối tượng bị nhiều tổn
thương nhất. Đau lòng trước cảnh những em bé lang thang không nhà cửa,
không người thân, không được học hành phải bươn trải kiếm sống. Rồi tình
trạng trẻ em bị bạo hành trong gia đình, bị chính những người thân thiết, thậm
9


chí là chính bố mẹ ruột các em. Có rất nhiều em thì bị bóc lột sức lao động khi
còn quá nhỏ. Đăc biệt là tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục có chiều hướng
ngày càng gia tăng.
Trước những vụ việc đó, báo chí đã vào cuộc. Tuy nhiên khi báo chí viết về
những trường hợp này, không phải lúc nào lợi ích của các em cũng được bảo
đảm, không phải lúc nào những thông tin báo chí đưa đều có lợi cho các em.
Báo chí được coi là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của nhân dân,
của xã hội và của trẻ em; phản ánh trung thực cuộc sống của trẻ em, bảo vệ
quyền trẻ em… Vì thế những em bé có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, bị bạo
lực, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục…đã trở
thành tâm điểm cho hoạt động của các nhà báo.

Có những bài viết trung


thực, mang tính nhân văn sâu sắc nhằm bảo vệ các em đã khiến cho cả xã hội
phải quan tâm, mua được triệu triệu giọt nước mắt của bạn đọc, đánh thức trái
tim đồng cảm của mọi người và cũng là làm thức tỉnh lương tri của kẻ xấu, thậm
chí có thể khiến cả nhân loại phải bàng hoàng.
Có những việc báo chí đã làm, đã hành động vì trẻ em thật đáng trân trọng.
Có những bài viết mà nhà báo phải đánh đổi bằng cả sự an toàn tính mạng. Có
những nhà báo đã không ngại xa xôi, nguy hiểm, trèo đèo lội suối để đến với các
em bé ở đồng bào dân tộc và viết về các em. Để xã hội có nhận thức được rõ nét
những khó khăn các em đang phải chịu đựng từng ngày và chung tay giúp đỡ.
Cây cầu mang tên Dân Trí, Chương trình đèn đom đóm…đã giúp các em được
đến trường, thắp sáng ước mơ cho các e m.
Sự tham gia của các trang báo, trang tin điện tử có chất lượng đã góp phần
làm cho vấn đề trẻ em được nhiều người quan tâm, chú ý. Vấn đề trẻ em được
đề cập như một mảng, một lĩnh vực có ý nghĩa với mỗi cá nhân, mỗ gia đình,
mỗi nhà trường, mỗi địa phương, mang tính quốc gia và tính toàn cầu. Nhằm tạo
ra sự quan tâm đồng khắp, sự kết nối toàn xã hội để giải quyết các vấn đề trẻ em,
nhất là các vấn đề bức xúc như bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em.

10


Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
như ngày nay thì báo chí lại cần phải tiếp tục đổi mới, bám sát hơn nữa để kịp
thời lên tiếng bênh vực, bảo vệ các “chồi non” đất nước.
Thực tế cho thấy, để đáp ứng nhu cầu, sở thích của công chúng, các nhà báo
đã năng động hơn, tích cực hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên cũng
có không ít tờ báo cạnh tranh nhau bằng việc không ngần ngại giật gân, câu
khách, đưa những thông tin nhạy cảm, chạy theo quảng cáo để phục vụ lợi ích cá
nhân mà bỏ qua trách nhiệm xã hội.
Đối với vấn đề “xâm hại tình dục trẻ em” cũng vậy, báo chí đã góp phần lên

tiếng trừng phạt những kẻ phạm tội, bảo vệ nạn nhân. Báo chí kêu gọi các bậc
cha mẹ phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con cái, kêu gọi cộng đồng giành
sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt đến trẻ em.
Tuy nhiên, xâm hại tình dục trẻ em là biểu hiện của mặt trái trong xã hội, là
hành động gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là nạn nhân, và cũng là một vấn
đề hết sức nhạy cảm. Do vậy nếu không suy xét kỹ đến hậu quả và tác động xã
hội, bài báo có thể làm dư luận phẫn nộ, làm ảnh hưởng đến tương lai sau này
của các em bé bị hại. Có những tờ báo lấy đề tài xâm hại trẻ em để thu hút công
chúng, coi việc đưa tin về cướp, giết, hiếp là việc làm thường xuyên.
Vẫn biết báo chí có vai trò thông tin trung thực, khách quan, nhưng trước
vấn đề có tác động xã hội to lớn như vấn đề xâm hại tình dục trẻ em thì trung
thực khách quan thôi chưa đủ.
Báo chí liên tục đưa tin về các vụ giết, hiếp trong đó miêu tả chi tiết đến
rùng rơn gây ra cách nghĩ tiêu cực cho bộ phận giới trẻ. Hàng ngày, cứ sang ra là
những người rao bán báo in lại liên tục quảng cáo về tờ báo với những nội dung
cướp, giết, hiếp nhằm bán được nhiều báo. Cơ quan báo chí thì vẫn ngang nhiên
đăng tải rất nhiều bài viết liên quan như báo pháp luật đời sống, báo an ninh thủ
đô…
Đặc biệt là trên báo mạng, những cái tít giật gân câu khách như: lấy mẹ hiếp
con, cha dượng “yêu râu xanh” ấu dâm rùng rợn; bóp cổ bé gái 7 tuổi rồi hãm
11


hiếp; “làm bậy” khi ngấm thuốc kích dục; cô bé bị bạn nhậu của ông nội hãm
hại…
Rất nhiều bài báo đưa tin về những em là nạn nhân của các vụ xâm hại tình
dục, lại đưa nguyên hình ảnh, tên tuổi của các em lên mặt báo. Thế là các em
vừa là nạn nhân của kẻ xâm hại, lại bị báo chí xâm hại một lần nữa. Điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em, ảnh hưởng đến tương lai sau này.
TS.Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Đạo đức nghề nghiệp của nhà

báo” (2, tr 106) đã đưa ra mấy ví dụ cụ thể nhà báo vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, đưa tin về vụ việc xâm hại tình dục một cách không hợp lý, gây ảnh
hưởng xấu đến nạn nhân. TS. Trường Giang đã nói: Đạo đức nghề nghiệp không
cho phép nhà báo đăng rõ ảnh và địa chỉ của bé gái 8 tháng tuổi ở Bắc Giang
năm 2000 bị xâm hại tình dục như một số báo đã làm. Có tờ còn đăng chi tiết, tỉ
mỉ ảnh cháu bé, địa chỉ gia đình, địa chỉ tên tội phạm.
Hay “chuyện của chích chòe bé em và bé út” có nội dung đề cập đến 3 cháu
bé 13 tuổi, 8 tuổi và 7 tuổi đều bị bố dượng hãm hiếp trong khi mẹ đẻ cầm gối
bịt miệng cháu 13 tuổi không cho kêu la. Câu chuyện đau lòng này lại được nhà
báo phản ánh đậm nét, chi tiết.
Hay bài “Mối tình loạn luân và những đứa bé bất hạnh” đã mô tả chi tiết tội
phạm và nêu tên, tuổi, địa chỉ người trong cuộc.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “ Báo chí truyền thông hiện đại” xuất
bản năm 2011 đã nhắc đến 10 lời khuyên đã được đội ngũ các phóng viên trong
lớp tập huấn phóng viên báo chí với trẻ em tổ chức từ năm 2000 đến 2003 thống
nhất. Trong đó có điều: “Khi viết về trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc trẻ em ở
một số hoàn cảnh đặc biệt, không nên để lộ những thông tin mà theo đó người ta
biết được tên và địa chỉ của người bị hại, trừ khi việc công bố vì lợi ích trẻ em
và lợi ích chung; không sử dụng những hình ảnh khiêu dâm, tình dục hóa trẻ em;
cần cải chính nghiêm túc, đúng luật chứ không phải “đọc lại cho rõ”, khi thông
tin không chính xác về trẻ em”.

12


Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, khoảng cách về
không gian và thời gian như được thu hẹp lại, thế giới được coi như một ngôi
làng bé nhỏ. Cơn bão thông tin đang tràn ngập vào mọi tầng lớp xã hội. Đối
tượng đọc báo, lướt web hàng ngày không chỉ có riêng người lớn mà còn có rất
nhiều trẻ em. Do vậy, báo chí cần thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện và

vấn đề để tìm ra bản chất, xu hướng vận động, tác động của chúng đối với đời
sống trẻ em.
Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó,
báo chí có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em, giáo dục định
hướng cho các em có tương lai tốt hơn.
Việc quan tâm của báo chí đến vấn đề của trẻ em là cần thiết. Tuy vậy, trước
những vấn đề nhạy cảm, vấn đề có tác động lớn đến trẻ em như xâm hại tình dục
3.

thì viết gì, thái độ như thế nào và chừng mực nào là điều hết sức lưu ý.
Báo mạng điện tử phản ánh nạn xâm hại tình dục trẻ em
Là một trong 4 loại hình báo chí. Báo mạng cũng có chức năng thông tin về
những sự kiện, vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội. “Xâm hại tình dục trẻ em”
là một đề tài được báo mạng điện tử quan tâm và khai thác.
Báo mạng đã đảm bảo tính thời sự khi thông tin về những trường hợp này.
Tuy nhiên, tình trạng có quá nhiều bài viết về xâm hại tình dục, hiếp dâm trẻ em
xuất hiện trên mặt báo là có nên không?
Có thể dễ dàng tìm thấy các bài viết liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em
trên rất nhiều trang báo mạng . Ví dụ khảo sát trên Vnexpress.net có khoảng
124.000 kết quả trong 0,33 giây; Vietnamnet.vn là 87.300 kết quả trong 0,25
giây; hay 24h.com.vn có 224.000 kết quả trong 0,26 giây…
Những thông tin tiêu cực cứ tràn lan như vậy trên các trang báo mạng khiến
phần lớn công chúng có cái nhìn lệch lạc, tiêu cực về đời sống xã hội và mất
niềm tin vào con người.
Đặc biệt, đối với những trẻ em là nạn nhân trong các vụ bị xâm hại tình dục,
báo mạng không ngại công khai hình ảnh các em trên mặt báo, điển hình vụ án

13



hiệu trưởng mua dâm học sinh Sầm Đức Xương, hình ảnh những đứa trẻ mới
học cấp 2, ngây thơ, hồn nhiên bị trưng bày giữa mặt báo.
Hay trong bài viết “Báo động về số vụ thầy xâm hại tình dục học trò” (link:
đăng trên vnepress.net đưa ảnh của một nữ sinh bị xâm hại tình dục
đến mang bầu. Dù đã che mờ mặt, nhưng nhiều người biết em chắc chắn vẫn
nhận ra.

Nữ sinh lớp 7 tại Hải Dương tố cáo ông hàng xóm khiến em
mang bầu. ( Trích từ bài đăng trên Vnexpress)
Một bài khác “Vạch mặt ‘tú ông’ dụ dỗ bé trai đi khách”
( ) cũng đã đăng hình ảnh có bé trai
bị hại dưới đây:
Thuận và bé Bi trong lần “đi khách” chiều 8-10 - Ảnh: N.KHẢI.

14


Một bé trai bị Thuận xâm hại rồi ghi hình đưa lên mạng - Ảnh từ
Internet.

15


Những hình ảnh trên khi được đăng tải trên báo chí sẽ thu hút được người
xem. Tuy nhiên càng nhiều người xem thì lại càng có nhiều người nhận ra em bé
bị hại và tổn thương đối với các em càng lớn. Ám ảnh về những chuyện đã xảy
ra, cộng thêm việc mặc cảm vì nhiều người biết chuyện sẽ khiến các em khó mà
tự tin để tiếp tục cuộc sống. Nhà báo cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích xã hội với việc
thu hút công chúng.
Không dừng lại ở đó, các tờ báo mạng còn thường xuyên vận dụng các chiêu

trò giật tít câu khách. Có những cái tít mà đọc lên thấy rùng rợn nhưng lại đánh
vào thị hiếu công chúng, bởi tâm lý con người là thường tò mò về những cái lạ.
Những cái tít không phản ánh đúng sự thật, nội dung bài viết hoặc quá phóng đại
lên sự việc lại được rất nhiều trang báo ưa dùng.
Có thể liệt kê hàng loạt những cái tít giật gân như: hiếp chị, giết em; Hãm
hiếp con gái còn nhắn tin “trêu ngươi” bố đẻ; cha ruột, dượng cùng hãm hiếp
con gái 17 tuổi; Sốc với cảnh mẹ giúp người tình cưỡng hiếp con gái ruột; Chết
nửa người khi gặp cảnh chồng hiếp con gái…
Công chúng đã quá quen với các chiêu câu khách như vậy, đã qua quen với
kiểu giật tít “nhàm” ấy. Nhưng vấn đề ở đây là, “nhàm” nhưng “không chán”,
thấy cái tít thú vị, lạ mắt là người ta lại vào xem. Hành động này góp phần làm
cho sự sống của những cái tít, những bài viết giật gân câu khách kia càng thêm
dai dẳng.
Thực tế khác đó là, có rất nhiều tờ báo muốn đưa tin về các vụ liên quan đến
xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng có nhiều báo không bỏ công đi khai thác, tìm
hiểu, điều tra chính xác mà lại lấy bài từ báo khác đăng lên báo mình dưới hình
16


thức trích nguồn. Tuy việc trích nguồn này là đúng luật nhưng cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng phóng viên lười hoạt động. Hơn nữa, nội dung bài viết
không được kiểm chứng kỹ, dễ xảy ra sai sót. Và khi sai sót ở bản gốc, dẫn đến
bài viết được các báo trích nguồn cũng sai theo, và hậu quả là rất nhiều độc giả
đã nhận được thông tin không đúng sự thật.
Mặt khác, sự gia tăng về số lượng và chất lượng các trang báo và trang điện
tử về đề tài trẻ em và dành cho trẻ em ở nước ta còn hạn chế. Do vậy, việc giáo
dục, tư vấn cho các em về cách tự bảo vệ mình và phòng tránh trước kẻ xấu
cũng chưa có hiệu quả. Các em chưa có điều kiện được tiếp xúc, được hướng
dẫn, giáo dục một cách đúng đắn dẫn đến tình trạng thiếu kỹ năng sống và dễ
dàng bị lạm dụng.

Chương 2: Khảo sát
Trước thực trạng như trên, báo chí nói chung cũng như báo mạng điện tử nói
riêng đã có rất nhiều bài viết vấn đề này. Tiểu luận này xin đi khảo sát về hai tờ
báo cụ thể là Thanhnien.com.vn và Tienphong.vn để thấy được sự phản ánh vấn
đề của 2 tờ báo. Đồng thời đưa ra những so sánh và nhận xét khái quát về hoạt
động của hai tờ báo này đối với vấn đề xâm hại tình dục trẻ em.
1.

Khảo sát tờ Thanhnien.com.vn
Trong khoảng thời gian 2 tháng từ 15/10 đến 15/12/2012, khảo sát 440 bài
viết có lien quan đến “xâm hại tình dục trẻ em đăng trên báo điện tử
thanhnien.com.vn thì chỉ có 5 bài gốc là của thanhnien.com.vn
Bài viết “Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng” (Địa
chỉ: đăng ngày 31/10/2012 đã nói về cuộc hội
thảo quốc tế về tăng cường hợp tác khu vực để đấu tranh phòng, chống tội phạm
bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch được tổ chức vào ngày 30/10, tại thành phố
HCM. Hội thảo chỉ ra rằng, xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng,

17


tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Một số vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng
thông qua việc đi du lịch, dạy ngoại ngữ hoặc kinh doanh…
Cuộc hội thảo diễn ra ngày 30 nhưng đến 31, tức là sau đó một ngày
Thanhnien.com.vn mới đưa tin. Hơn nữa thông tin còn rất sơ sài không toát lên
được tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc hội thảo. Với tít bài “Tội phạm xâm
hại tình dục có chiều hướng gia tăng, người đọc hi vọng bài viết sẽ đưa ra được
những dẫn chứng cụ thể: các con số thống kê, tình hình gia tăng tình trạng này ở
các nước…Bài viết do 2 nhà báo thực hiện nhưng sơ sài, rất ngắn. Sapo 2,5
dòng, nội dung cả bài là 7 dòng. Không có ảnh, không dẫn lời bất kì nhân vật

nào đồng nghĩa với việc không thực hiện phỏng vấn ai trong buổi hội thảo đó.
Bài viết “Cựu ca sĩ Gary Glitter lại bị bắt vì nghi xâm hại tình dục” đăng
ngày 29/10/2012. Bài báo thông tin về Gary Glitter đã bị bắt ở Anh hôm 28/10.
Bài viết đưa được hình ảnh rõ ràng, cụ thể về Gary.

Gary Glitter tại phiên tòa ở Việt Nam - Ảnh: AFP

18


Ngoài ra có thêm hai ảnh khác chụp Glitter khi được trở về tại ngoại và trong
tình trạng bị công an áp tải. Hình ảnh cũng rất rõ ràng.
Ông này đã từng bị bắt ở Anh vì chứa những bức ảnh khiêu dâm trẻ em; bị
phạt tù 3 năm tại Việt Nam vì tội xâm hại tình dục 2 bé gái người Việt; phía sau
bài báo lại nói về Savile (là MC cho BBC, có liên quan đến các vụ xâm hại tình
dục trẻ em) nhưng lại giải thích một cách không cụ thể, rõ ràng. Khiến người
đọc khó hiểu, phải đọc lại 2, 3 lần mà vẫn chưa thật sự hiểu vấn đề.
Thanhnien.com.vn có bài “Cô giáo lãnh án tù vì quan hệ với học sinh” vào
ngày 30/10/2012. Bài báo nói về vụ một nữ giáo viên Singapore 32 tuổi đã bị
tuyên án một năm tù vào hôm 29/10 vì quan hệ tình dục với một nam sinh 15
tuổi cùng trường.
Bài viết nói về quá trình cô giáo làm quen và thân thiết dần với nam sinh này
cho đến khi quan hệ tình dục. Nhưng không đưa danh tính cô giáo và ảnh với lý
do là để bảo vệ tên tuổi của cậu học sinh. Tòa tuyên án vào hôm 29/10 nhưng
đến 30/10. Thông tin này mới được đăng tải trên Thanhnien.com.vn.
Trong khi trong nước có rất nhiều sự kiện đáng chú ý thì thông tin về vụ việc
không quá đình đám và thông tin sơ sài về quan hệ “cô – trò” của một giáo viên
người nước ngoài như vậy là không cần thiết. Bởi nó không có ý nghĩa với công
chúng, người ta đọc chỉ là để thỏa mãn tính tò mò.
Bài viết “Công khai tội phạm tình dục” (Địa chỉ:

đăng ngày 15/10/2012 có nội dung đề cập đến một Website của
chính quyền bang Tây Úc nước Úc lần đầu tiên công khai thông tin về những tội
phạm tình dục, bao gồm hình, tên tuổi nhằm giúp cộng đồng đề phòng với tội
phạm tình dục. Bài viết đơn giản chỉ có tính chất thông tin.
Bài viết “Chăm sóc 800 trẻ gái có hoàn cảnh đặc biệt” (Địa chỉ:
đăng ngày 28/11/2012 giới thiệu ngắn về Mái ấm Hoa Hồng
Nhỏ, Q7 TP.HCM thành lập vào năm 1992, tính đến nay mái ấm này đã tiếp
nhận và chăm sóc, giáo dục cho 800 bé gái là nạn nhân hoặc có nguy cơ bị xâm
hại tình dục, bóc lột sức lao động và bị bạo hành gia đình.
19


Ngoài ra, Thanhnien.com.vn đăng rất nhiều bài liên quan nhưng đều là lấy
nguồn từ báo khác. Trong số 440 bài khảo sát thì có tới 43 bài trích nguồn từ báo
-

khác, có thể liệt kê cụ thể sau đây.
“Gái bán dâm lừa trẻ em vào nhà chứa” đăng trên báo điện tử Vnexpress.net

-

ngày 23/11/2012
“Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em” trên baobaclieu.vn đăng ngày

-

10/12/2012
“Bé gái 7 tuổi bị chú họ xâm hại vẫn hồn nhiên giữa phiên tòa” trên www.

-


petrotimes.vn đăng ngày 21/11/2012
“Hai thanh niên đi tù sau đêm vui vẻ với nữ sinh” đăng trên vnexpress.net ngày
9/11/2012 nói về vụ một nữ sinh 14 tuổi trốn nhà theo hai thanh niên này vào

-

nhà nghỉ và lần lượt quan hệ với cả 2 thanh niên.
“ Ba lần cưỡng bức trẻ hàng xóm” nguồn từ vnexpress, đăng ngày 30/11/2012
“Lấy mẹ hiếp con, cha dượng “yêu râu xanh” ấu dâm rùng rợn” nguồn từ

-

xahoi.com.vn đăng ngày 3/12/2012
“Lấy 2USD để dụ dỗ con nuôi 9 tuổi “mát – xa” chỗ nhạy cảm” nguồn từ

-

xahoi.com .vn đăng ngày 11/12/2012
“Bị bố vợ bắt quả tang khi đang xâm hại con nuôi 12 tuổi” nguồn từ

-

baogiaoduc.net
“Bốn lần “làm chồng” con riêng của vợ” nguồn vnexpress.net đăng ngày
12/12/2012 nói về trường hợp cha dượng dụ dỗ “làm chuyện vợ chồng” khiến cô

-

bé 15 tuổi có thai.

“Dọa yểm bùa, cụ ông hai lần làm bé gái mang bầu”, trích nguồn vnexpress.net

-

đăng ngày 11/12/2012
“Xâm hại tình dục trẻ em diễn ra nghiêm trọng” đăng ngày 13/12/2012 nguồn

-

f.tin247.com và bài viết cùng tên trích nguồn từ vnexpress
“Điểm nóng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em”, trích nguồn từ 24h.com.vn ngày

-

18/10/2012
“Xâm hại tình dục trẻ em qua đường” nguồn phunuonline.com.vn ngày

-

30/10/2012
“Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch” nguồn

-

baocantho.com.vn ngày 1/11/2012
“Gia tăng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các địa bàn du lịch” nguồn
phapluatxahoi.vn ngày 19/10/2012
20



-

“Tiết lộ hồ sơ về xâm hại tình dục trong tổ chức hướng đạo Mỹ” nguồn

-

cand.com.vn ngày 14/11/2012
“Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em”, nguồn molisa.gov.vn

-

31/10/2012.
“Gia tăng xâm hại tình dục trẻ em” nguồn tienphong.vn ngày 22/10/2012
“Phanh phui scandal xâm hại tình dục của hiệp sĩ quá cố Jimmy Savile” nguồn
cand.com.vn ngày 22/10/2012
nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em nguồn baobaclieu.com.vn ngày

-

5/10/2012
“Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Tiên Lãng”,

-

nguồn vienkiemsathaiphong.gov.vn ngày 20/11/2012
“Tội phạm xâm hại trẻ em gái gia tăng” nguồn congan.com.vn ngày 1/12/2012
“Rèn kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục” nguồn

-


cand.com.vn ngày 2/12/2012
“Xâm hại tình dục trẻ em diễn ra nghiêm trọng” nguồn thainguyentv.vn ngày

-

14/12/2012
“Xâm hại tình dục trẻ em và những biện pháp phòng chống” nguồn

-

benhviennhi.org.vn ngày 15/12/2012
“Xâm hại tình dục trẻ em”, nguồn nld.com.vn ngày 22/10/2012
“Cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em nam” nguồn hay88.com ngày 26/11/2012
“Lạm dụng tình dục trẻ em diễn biến”, nguồn congan.com.vn ngày 1/11/2012
“Núp bóng đi du lịch để xâm hại tình dục trẻ em” nguồn infonet.vn ngày

-

1/11/2012
“Du khách dâm ô với trẻ em ít bị “lộ”: xử lý bởi…luật” nguồn dantri.com.vn

-

ngày 21/10/2012
“Án xâm hại tình dục khó xét xử vì chậm giám định”, nguồn vnexpress ngày

-

15/10/2012
“Đã khởi tố hơn 6500 bị can các tội liên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em”


-

nguồn cand.com.vn ngày 18/10/2012
“Hơn 200 trẻ đường phố bị xâm hại tình dục”, nguồn tienphong.vn ngày

-

17/11/2012
“Báo động xâm hại trẻ em qua đường du lịch”, nguồn giaoduc.edu.vn ngày

-

31/10/2012
“Trẻ em ở vùng phát triển du lịch dễ bị xâm hại tình dục” nguồn
tamsubantre.org.vn ngày 19/10/2012
21


-

“Ám ảnh “yêu râu xanh””, nguồn baodongnai.com.vn ngày 9/11/2012
“Ca sĩ từng ngồi tù ở Việt Nam bị bắt vì xâm hại tình dục” nguồn vnexpress.net

-

ngày 28/10/2012
“Luật bỏ ngỏ hành vi hiếp dâm bé trai” nguồn tamsubantre.org.vn ngày

-


23/11/2012
Ẩn họa không lường từ “tội phạm du lịch tình dục trẻ em” nguồn nguoiduatin.vn

-

ngày 22/10/2012
“Giám định công an quấy rối tình dục nữ sinh” nguồn vietnamnet.vn ngày

-

7/12/2012
“ Luật sư xâm hại thân chủ là nữ sinh lớp 8” nguồn Vietnamnet.vn ngày

-

6/12/2012
“Ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em”, nguồn baodientu.chinhphu.vn ngày

-

18/10/2012
“Vợ mải kiếm tiền, chồng xâm hại con nuôi”, nguồn Vietnamnet.vn ngày

-

10/11/2012
“ Vạch mặt “tú ông” dụ dỗ bé trai đi khách” nguồn tienphong.vn ngày

-


22/10/2012
“Lấy mẹ hiếp con, cha dượng ác nhân”, nguồn tintuc24h.info.vn ngày
3/12/2012
Còn lại hơn 300 bài viết đăng trên Thanhnien.com.vn (có một số bài gốc,
phần lớn là trích nguồn từ báo khác) có nội dung không liên quan đến vấn đề
“Xâm hại tình dục trẻ em”

2.

Khảo sát tờ Tienphong.vn
Khảo sát 450 bài viết đăng trên báo Tienphong.vn trong khoảng thời gian 2
tháng từ 15/10 đến 15/12/2012 với chủ đề “Xâm hại tình dục trẻ em” thì chỉ có 3
bài được đăng là do chính Tienphong.vn khai thác, ngoài ra có 9 bài viết liên
quan đến vấn đề này được dẫn nguồn từ các báo khác, số còn lại phần lớn là dẫn
nguồn từ các báo khác nhưng nội dung thì đề cập đến những vấn đề, sự kiện
khác trong xã hội chứ không liên quan đến “xâm hại tình dục trẻ em”
Bài viết “Gia tăng xâm hại tình dục trẻ em” (Địa chỉ:
) đăng trên tienphong.vn ngày 22/10/2012 đã khảo sát 9 tỉnh, thành phố
22


có hoạt động mạnh về du lịch là: Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ, từ đầu
tháng 8 đến giữa tháng 9-2012. Từ đó chỉ ra sự gia tăng số các vụ xâm hại tình
dục trẻ em và nguyên nhân chủ yếu của từng vùng.

Với nội dung như vậy, lẽ

ra bài báo nên đưa một biểu đồ thống kê về con số các vụ xâm hại tình dục và

biểu đồ thể hiện sự gia tăng số vụ đó trong một vài năm qua. Nhưng ở đây, bài
viết đưa bức ảnh về cựu hiệu trưởng Sầm Đức Xương – một người bị bắt vì
hành vi mua dâm học sinh, tại phiên tòa xét xử là không hợp lý.

Nhiều người cho rằng cựu hiệu trưởng Sầm Đức
Xương bị án 9 năm tù về tội mua dâm người chưa
thành niên vẫn là quá nhẹ (Trích: Tienphong.vn)

Bài viết “Hơn 200 trẻ đường phố bị xâm hại tình dục”(Địa chỉ:
) đăng ngày 17/11/2012 đề cập đến nội dung: Theo thống kê
của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM, trên địa bàn thành phố hiện
có khoảng 1,5 nghìn trẻ trong diện lang thang. Mỗi năm có khoảng 200 trẻ bị
xâm hại tình dục. Bài viết đề cập đến việc trẻ em lang thang đang bị xã hội đẩy
ra ngoài vòng pháp luật. Việc cấp chứng minh nhân dân cho các em gặp nhiều
23


khó khăn bởi hầu hết các em không có hộ khẩu, không biết thân nhân của mình
là ai. Xã hội cần bao bọc những trẻ em lang thang đường phố này, bảo vệ các em
khỏi những tệ nạn trong xã hội.
Bài viết “Báo động xâm hại trẻ em qua đường du lịch” (Địa chỉ:
) đăng ngày 31/10 nói về “Hội thảo hợp tác khu vực về thực thi
pháp luật đấu tranh với tội phạm bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch”tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/10. Bài viết chỉ đề cập “Từ năm 2007 đến
2011, cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 6.500 vụ với gần 6.800 bị can xâm phạm
tình dục trẻ em”.
Dung lượng bài viết ngắn, đề cập đến cuộc hội thảo nhưng lại không đề cập
đến nội dung của nó. Không chỉ ra xem hội thảo tổ chức đã làm được những gì,
giải quyết được những vấn đề gì và có ý nghĩa như thế nào.
Ngoài ra có rất nhiều từ khóa dẫn vào các bài viết liên quan khác đăng trên

Tienphong.vn như: Đi bụi (9/11/2012); Lạm dụng (6/12/2012); Nổ sung
(12/12/2012); Hiếp dâm tập thể (27/10/2012)
Cũng như Thanhnien.com.vn và nhiều trang báo mạng khác, Tienphong.vn
ngoài các bài viết do chính báo mình khai thác thì cũng trích nguồn từ nhiều báo
khác. Tuy nhiên, đối với vấn đề “xâm hại tình dục trẻ em” trong hai tháng qua
thì số lượng bài viết mà Tienphong.vn trích nguồn từ các báo khác ít hơn nhiều
so với Thanhnien.com.vn. Cụ thể có các bài viết như sau
-

“Núp bóng đi du lịch để xâm hại tình dục trẻ em” nguồn infonet.vn ngày

-

1/11/2012
“Ca sĩ từng ngồi tù ở Việt Nam bị bắt vì xâm hại tình dục” nguồn vnexpress.net

-

ngày 28/10/2012
“Án xâm hại tình dục khó xét xử vì chậm giám định” nguồn vnexpress ngày

-

15/10/2012
“Cảnh báo nguy cơ xâm hại trẻ em nam” nguồn tinmoi.vn ngày 26/11/2012
“Cảnh báo tình trạng xâm hại tình dục trẻ em” nguồn baodanang.vn ngày
4/12/2012
24



-

“Luật bỏ ngỏ hành vi hiếp dâm bé trai” nguồn Langsontv.vn ngày 23/22/2012
“Cô giáo lãnh án tù vì quan hệ với học sinh” nguồn thanhnien.com.vn ngày

-

30/10/2012
“Tuyên án tử hình kẻ giết người, hiếp dâm trẻ em” nguồn news.go.vn ngày

3.

25/10/2012
“ Bóp cổ bé gái 7 tuổi đến chết rồi hãm hiếp” nguồn news.go.vn ngày 4/12/2012
So sánh, nhận xét
Qua khảo sát trên có thể thấy được rằng, đứng trước một vấn đề nóng, gây
bức xúc trong xã hội như “Xâm hại tình dục trẻ em” thì luôn được các trang báo
mạng quan tâm. Thanhnien.com.vn và Tienphong.vn cũng nằm trong số đó. Tuy
nhiên, trước một vấn đề, mỗi tờ báo lại có hình thức và cách thức đưa tin khác
nhau.
Sử dụng công cụ tìm kiếm trên google.com.vn cho ra kết quả về số bài viết
liên quan đến “Xâm hại tình dục trẻ em” là 169.000 kết quả (0,16 giây) đối với
Tienphong.vn; còn trên Thanhnien.com.vn là 282.000 kết quả (0,27 giây).
Thanhnien.com.vn đã làm tốt việc không đưa ảnh, tên, địa chỉ của những em
bé bị hại, đảm bảo danh tính cho các em. Tuy nhiên hầu hất các bài viết trên
Thanhnien.com.vn thường có dung lượng ngắn. Cách viết ngắn gọn nhưng có
phần sơ sài. Chưa thể hiện được tính đa phương tiện. Tính chất sự kiện chưa thật
sự có ý nghĩa lớn. Đưa tin chậm hơn nhiều so với thời điểm xảy ra sự kiện.
Thanhnien.com.vn đã không quá sa đà vào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em,
không đăng tải nhiều bài viết về vấn đề tiêu cực này, trong các bài viết của

Thanhnien.com.vn không có những chi tiết rùng rợn, ly kì hay quá chi tiết, tỉ mỉ
để miêu tả sự viêc. Nhưng tuy báo này lại đăng rất nhiều bài được trích nguồn từ
rất nhiều bài của các báo khác. Trong đó có những bài giật gân, câu khách
nhưng Thanhnien.com.vn vẫn trích nguồn và đăng trên báo mình như: “Vợ mải
kiếm tiền, chồng xâm hại con nuôi”; “Lấy mẹ hiếp con, cha dượng “yêu râu
xanh”, ấu trùng rùng rợn; hay “Bốn lần làm chồng con riêng của vợ”…
Đối với Tienphong.vn số lượng bài đăng về xâm hại tình dục ít hơn ít hơn
Thanhnien.com.vn. Ngoài 3 bài gốc do Tienphong.vn khai thác thì chỉ có 9 bài
là được trích nguồn từ báo khác. Tuy nhiên, dù ít nhưng tờ báo này cũng vẫn tồn

25


×