Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Lập phương án kinh doanh xuất khẩu than của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than VINACOMIN (coalimex)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.27 KB, 23 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỤC LỤC

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Lời mở đầu
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành than. Bởi đây là một ngành kinh
tế mũi nhọn cung cấp nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp khác như :
Điện lực, hóa chất, luyện kim, xi măng…đặc biệt hoạt động xuất khẩu than có
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn
với tất cả các nước, chiến lược “cùng cất cánh” và sự hội nhập quốc tế vào cộng
đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế
chung của thời đại. Việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO sẽ tạo cho các doanh
nghiệp Việt Nam một cơ hội tốt để có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại là hết sức quan trọng, trong đó hoạt
động xuất khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
mở rộng hoạt động xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo điều kiện để
nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu để phát triển
cơ sở hạ tầng trong nước…Đó là mục tiệu chung của các doanh nghiệp xuất
khẩu nước ta hiện nay. Chính vì lí do như vậy nên em đã chọn Đề tài: Lập
phương án kinh doanh xuất khẩu than của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
than_VINACOMIN (Coalimex).

Đỗ Thị Thanh Thảo


Lớp KTNT – 14A
Page 2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Phần I: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu
than_VINACOMIN(Coalimex).
1.1 Thông tin chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin
Tên viết tắt: Coalimex
Tên Tiếng Anh: Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock Company
Biểu tượng của Công ty:
Trụ sở: 47 phố Quang Trung, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội
Điện thoại: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
Email: ;
Website: www.coalimex.vn; www.coalimex.com
Giấy CNĐKKD: Số 0103006588do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội
cấp, đăng ký lần đầu ngày 25/1/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 11ngày
30/5/2011.
Vốn điều lệ: 48.275.600.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bảy năm
triệu sáu trăm ngàn đồng).
1.2 Các giai đoạn phát triển
Công ty Coalimex đã trải qua bề dầy 30 năm hoạt động. Lịch sử đó được
chia thành 03 thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dấu từng bước xây dựng, phát triển và
đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước và phát
triển ngành công nghiệp Than – Khoáng sản. Công ty được thành lập từ ngày
01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than thành lập

Công ty Xuất nhập khẩu than và Cung ứng vật tư (Coalimex) (trực thuộc Bộ Mỏ
và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng lượng, nay là Bộ Công Thương). Trong
từng giai đoạn, công ty được đổi tên và vẫn giữ thương hiệu COALIMEX
• 1982 - 1994: Công ty Xuất Nhập Khẩu Than và Cung Ứng Vật Tư
(Coalimex ) Trực thuộc Bộ Mỏ và Than nay là Bộ Công Thương
Công ty được thành lập ngày 01/01/1982 với tên gọi Công ty Xuất nhập
khẩu Than và Cung Ứng Vật Tư – Coalimex
Trụ sở Công ty ở số 54 phố Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ năm
1984 chuyển về địa chỉ số 47 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhiệm vụ kinh doanh chính là:
- Xuất khẩu than;
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

- Nhập khẩu, cung ứng vật tư – thiết bị, gia công đặt hàng trong nước;
- Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nổ công nghiệp)
• 1995 - 2004: Công ty Xuất Nhập Khẩu và Hợp tác Quốc Tế
(Coalimex) Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam nay là Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Năm 1995, sau khi thành lập Tổng công ty, Coalimex trở thành công ty
con của Tổng công ty Than Việt Nam và đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu
và Hợp tác Quốc tế (Coalimex).
Nhiệm vụ kinh doanh chính vẫn được duy trì. Tuy nhiên Công ty thôi làm
nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
nhưng bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động.
• 2005 –đến nay: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Than Việt

Nam - Coalimex Nay là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than –
Vinacomin (Coalimex), hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Nhà nước
(Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam) giữ cổ phần chi phối
• Năm 2005, Công ty được cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh như thời kỳ trước, công ty mở rộng thêm kinh
doanh xây dựng văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm khoáng sản
khác ngoài than như cát, clanke, nông sản và từ năm 2010, công ty nhập khẩu
than phục vụ ngành điện và sản xuất xi măng.
Trong thời kỳ này, công ty có 2 lần đổi tên phù hợp với cơ chế phát triển
của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:
- Năm 2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Than – TKV ( viết tắt là V-Coalimex)
- Từ tháng 10/2010 đến nay, tên của công ty là Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Than – Vinacomin; tên giao dịch và tên viết tắt Công ty được đổi lại
thành Coalimex.
Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, Coalimex sẽ tập trung
phát triển từ một đơn vị kinh doanh thương mại thuần túy trở thành Công ty có
các hoạt động kinh doanh mở rộng theo hướng: Thương mại – Đầu tư – Dịch vụ.
Bên cạnh những ngành nghề kinh doanh chính là xuất khẩu than, nhập khẩu vật
tư thiết bị, xuất khẩu lao động và kinh doanh cho thuê văn phòng, Công ty đang
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh mới như nhập khẩu than, xuất khẩu
Alumin, đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác.
1.3 Các chi nhánh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-VINACOMIN

+Chi nhánh tại Hà Nội:
Địa chỉ: Cống Thôn, Yên Viên, Hà Nội
Nhiệm vụ, Chức năng:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu: hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, khoáng
sản, kim khí, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hoá chất (Trừ hoá
chất Nhà nước cấm), hàng công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, điện máy, điện lạnh,
hàng tiêu dùng, đồ uống, rượu bia các loại, thuốc lá đã chế biến, thiết bị viễn
thông, phương tiện vận tải, thiết bị vật tư ngành mỏ, xe máy phụ tùng
- Hoạt động xuất khẩu lao động;
- Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động
có thời hạn ở nước ngoài
+Chi nhánh tại Quảng Ninh
Địa chỉ: 33B Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Nhiệm vụ, Chức năng:
• Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác;
• Xuất nhập khẩu than, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị,…
+Chi nhánh tại TP.HCM
Địa chỉ : Lầu 10 toà nhà Coalimex 29-31 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, Q.
Bình Thạnh, TP HCM
Nhiệm vụ, chức năng
• Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị, v.v.;
• Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản;
• Kinh doanh các mặt hàng nông sản.
• Kinh doanh địa ốc và cho thuê văn phòng.
1.4 Cơ cấu tổ chức
.Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của
công ty.Tại thời điểm thành lập công ty có 195 cổ đông sáng lập.
Hội đồng quản trị là cơ qun quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc công ty quản lý hoạt động điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.

Ban kiểm soát: Kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý
điều hành công ty.
Tổ chức,bộ máy công ty
4 phòng quản lý
+Văn phòng
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

+Phòng tổ chức lao động
+phòng kế toán tài chính
+phòng kế hoạch đầu tư
5 phòng kinh doanh
-Phòng xuất nhập khẩu 1
-Phòng xuất nhập khẩu 2
-Phòng xuất nhập khẩu 3
-Phòng xuất nhập khẩu 4
-Phòng xuất nhập khẩu 5
-Phòng xuất nhập khẩu than
Phần II: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu.
2.1 Mục đích, ý nghĩa của lập phương án kinh doanh
- Mục đích:
Lập phương án kinh doanh(PAKD) là một bước khởi đầu quan trọng cho
việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu(XNK) của doanh nghiệp. Đây cũng
là một căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan( như
tổng công ty, ngân hàng, các doanh nghiệp khác..) nghiên cứu để xem xét tính
khả thi của một dự án XNK đi tới quyết định có hay không thực hiện dự án đó.

- Ý nghĩa
Việc lập một PAKD có ý nghĩa như một văn bản để trình lên cấp trên xin
phép thực hiện. Đối với dự án này thuộc nghiệp vụ của phòng nghiệp vụ kinh
doanh XNK. Do đó phương án kinh doanh được lập lên để trình lên cấp trên xin
phép thực hiện. Đối với những công ty trực thuộc tổng công ty lớn.PAKD được
công ty lập sau đó được chuyển lên tổng công ty nhờ phê chuẩn.
Ngoài ra phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin cấp vốn cho một dự
án. Một dự án muốn đi vào thực hiện thì không thể không có vốn, mặt khác một
lượng cho dự án là vốn vay chủ yếu của ngân hàng hoặc của các tổ chức tài
chính tiền tệ. Vì vậy sự tồn tại của một dự án phụ thuộc vào tính thuyết phục của
một phương án kinh doanh đối với các nhà đầu tư và đặc biệt đối với ngân hàng
là quyết định cho vay hay không. Trên cơ sở sự nghiên cứu của PAKD của
doanh nghiệp thì được vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào tính khả thi đó.

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Như vậy việc lập PAKD có tính thuyết phục hay không sẽ quyết định sự
tồn tại của một dự án.PAKD có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn với hoạt động
đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một phần quan trọng
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng to
lớn đến tổng công ty

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 7



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.2 Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu.
+ Luật Thương mại của CHXHCN Việt Nam
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng
12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;Luật này quy định về hoạt
động thương mại.
+ Nghị định 12 NĐ – CP ngày 23/01/2006 về việc hướng dẫn thực hiện
Luật Thương Mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
hoạt động xuất khẩu
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất
khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
Hàng hoá là tài sản di chuyển, hàng hoá phục vụ nhu cầu của cá nhân có
thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện
theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng
Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan
đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014
-

Xác định:“Nhiệm vụ xuất khẩu than là nhiệm vụ hàng đầu. Phải nhanh

chóng thâm nhập được thị trường than trên thế giới, nâng cao sản lượng than

xuất khẩu...", Coalimex là một trong những đơn vị đầu tiên đã đưa than
Anthracite của Việt Nam thâm nhập nhiều thị trường quan trọng trên thế giới.
Những năm đầu mới thành lập Công ty (1982-1994), thị trường than trên
thế giới có sự cạnh tranh rất gay gắt về giá cả và chất lượng, do vậy việc tìm
kiếm các nguồn thông tin về tình hình tiêu thụ than, giá cả là một yêu cầu cấp
bách. Công ty đã thường xuyên liên hệ chặt chẽ với thương vụ Việt Nam ở Nhật
Bản, Hàn Quốc nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin phục vụ tốt cho công tác
xuất khẩu than vào các thị trường quan trọng này. Năm 1982 - năm đầu tiên
thành lập - Công ty đã xuất khẩu được 778 nghìn tấn than, đạt kế hoạch của Bộ
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Mỏ và Than giao. Những năm tiếp theo, do một vài yếu tố khách quan, sản
lượng than xuất khẩu của Công ty giảm dần, tới năm 1987, Công ty chỉ xuất
khẩu được 230 nghìn tấn. Tuy nhiên, sau Đại hội VI của Đảng, với sự đổi mới,
chuyển biến toàn diện của cả hệ thống từ Bộ Năng lượng đến các đơn vị trong
ngành Than, sản xuất và xuất khẩu than đã tính đến hiệu quả kinh tế và vị thế
của Than Việt Nam dần được nâng lên trên thị trường thế giới. Số lượng than
xuất khẩu đã tăng dần. Năm 1992, xuất khẩu than đạt hơn 1,6 triệu tấn.
Kể từ khi trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam,
Công ty đã cùng với Tổng Công ty tham gia xuất khẩu than đi khắp thế giới.ở
giai đoạn này (1995-2004), Coalimex được tham gia xuất khẩu than theo kế
hoạch và thị trường do Coalimex tìm kiếm, khai thác theo sự phân vùng của
Tổng công ty. Năm 2005 là một năm bước ngoặt, mang tính chất bản lề cho sự
phát triển lâu dài khi Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, là công ty
con của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, công tác

xuất khẩu than có nhiều biến động, số lượng than xuất khẩu tăng kỷ lục và đồng
thời bắt đầu chuẩn bị cho công tác nhập khẩu than. Coalimex được Tập đoàn ủy
quyền giao dịch và ký hợp đồng xuất khẩu than với các khách hàng để đưa than
Việt Nam vào một phần thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Châu á.
Sản lượng than xuất khẩu của Coalimex tăng dần và đảm bảo tỷ trọng xuất khẩu
than của toàn ngành từ 25 - 30%. Tuy nhiên, thực hiện chiến lược của Nhà nước
từ năm 2010 giảm dần than xuất khẩu, Công ty đã chủ động nghiên cứu công tác
nhập khẩu than để chuẩn bị cho việc nhập khẩu với số lượng lớn phục vụ các
nhà máy điện ở trong nước trong tương lai. Năm 2011, lần đầu tiên Công ty đã
thực hiện thành công chuyến hàng nhập khẩu than từ Indonesia cung cấp vào thị
trường phía Nam.
- Chủ động nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh tính đối tác đầu tư, mở
rộng thị trường trong nước và ngoài nước để xuất khẩu than.
- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở
rộng quan hệ hợ tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại
và các nghĩa vụ khác có liên quan đến sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của
công ty.
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than coalimex ngoài mở rộng thị
trường xuất khẩu than còn thực hiện một số nhiệm vụ như nhập khẩu và cung
ứng vật tư, xuất khẩu lao động,đầu tư xây dựng-liên doanh.
2.3 Cơ sở thực tế
2.3.1 Order của khách hàng

Đơn hàng đặt mua than từ công ty Sunaka, Nhật Bản với nội dung sau:
ORDER
From: SUNAKA INTERNATIONAL CO.LTD
Address: 11-8 Kandannishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 118-1994, Japan
Tel: 81-3-1445-5454
Fax: 81-3-1445-5455
April 2nd,2014
To: Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock Company
Address: 47 Quang Trung, Tran Hung Dao, Hoan Kiem district,Ha
Noi city, Vietnam
Tel: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
Thank you very much for your offer of January 15th, 2014 for coal product.
We found the samples you sent us very satisfactory and we are pleased to place
an order for the following quantity and price list:

Item
Cobble 4a
Coal dust 4b
coke

Price per unit
FOB Hai
Phong port
80
95
75

Quanlity(tonne)


Toal value(USD)

17000
1360000
50000
4750000
90000
6750000
Total
157000
12860000
Payment: in US dollars by irrevocable L/C in to our account at industrial

and commercial bank of Japan.
We are looking forward to hearing from you.
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Your faithfully
Director
2.3.2Kết quả nghiên cứu thị trường
- Thị trường trong nước.
Than là loại nhiên liệu quý không có khả năng phục hồi. Than là mặt hàng
quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như dung để đun nấu(than
cám, than tổ ong). Than còn được dùng rất nhiều làm nguồn nhiên liệu quan
trọng trong các ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hóa chất.

Sản lượng than tiêu thụ trong nước đã có sự tăng lên đáng kể từ mức 10
triệu tấn năm 2002 lên khoảng 28 triệu tấn năm 2013, trong đó chủ yếu là than
sản xuất trong nước 27,5 triệu tấn (chiếm 98,2%), còn than nhập khẩu chỉ
khoảng 0,5 triệu tấn (chiếm 1,8%), gồm than mỡ khoảng hơn 100 ngàn tấn
(dùng cho luyện kim) và than subbitum (hay còn gọi là than nồi hơi hoặc than
năng lượng) khoảng 400 ngàn tấn (dùng cho sản xuất điện ở miền Nam).
Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là nhà
cung cấp than chủ yếu trên thị trường than trong nước (chiếm tới 98%) và là nhà
xuất khẩu than duy nhất.
Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến 2020,
có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 60/2012/QĐ-TTg thì nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng rất
cao, cụ thể là (triệu tấn - theo P/a cơ sở): đến năm 2015: 56,2; năm 2020: 112,3;
năm 2025: 145,5; năm 2030: 220,3.
Tuy nhiên, có thể nhu cầu than dự báo nêu trên là quá cao. Song, ngay cả
khi nhu cầu than thực tế chỉ bằng khoảng 80% nhu cầu dự báo thì cũng đã là rất
cao, khi đó đến năm 2015 sẽ là 45 triệu tấn, tăng so với năm 2013 là 17 triệu tấn
(bình quân mỗi năm tăng 8,5 triệu tấn, bằng sản lượng của 4 mỏ hầm lò cỡ lớn)
và đến năm 2020 là 90 triệu tấn, tăng so với năm 2013 là 62 triệu tấn (bình quân
mỗi năm tăng 12,4 triệu tấn, bằng sản lượng của 6 mỏ hầm lò cỡ lớn). Rõ ràng
mức tăng đó là quá cao so với tiến độ xây dựng các mỏ than mới và khả năng
nâng cao sản lượng than trong nước.
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 11


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

- Thị trường nước ngoài

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia cần sử dụng nguyên liệu này phục vụ
cho sản xuất công nghiệp.Như thị trường Tây Âu cần nhập khẩu than để phục vụ
một số ngành công nghiệp sản xuất thép và titan, Châu Âu và Nam Phi lại cần
nhập khẩu than để làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa đông. Các nước như Nhật
Bản thì cần nhập khẩu than để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp như
thép, xi măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định. Có thể coi than là một
ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lượng than thương mại được khai thác
tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ tại trên 70 nước trên toàn thế giới.Toàn thế giới
hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm
nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt
hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non),
các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Khai thác than hàng năm có khoảng
hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20
năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu
khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung
trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện
nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác
than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị
trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7
tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
+Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một nước có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhưng nguồn
tài nguyên thiên nhiên của nước này vô cùng nghèo nàn, nhu cầu nhập khẩu
nhiên,nguyên liệu để phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp như luyện kim,xi
măng,…là rất lớn.Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với ngành than
của Việt Nam, Nhật Bản là thị trường chủ lực, chiếm 35,8% tổng lượng than đá
xuất khẩu, với 191,1 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD đêm lại nguồn thu lớn.Việc
gia nhập vào thị trường Nhật Bản sẽ gặp nhiều thuận lợi, theo như nhận xét thì
than Việt Nam có chất lượng tốt,lượng nhiệt phù hợp phục vụ thỏa mã nhiều
Đỗ Thị Thanh Thảo

Lớp KTNT – 14A
Page 12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ngành công nghiệp.Quy trình xuất khẩu sang Nhật Bản cũng sẽ gặp nhiều thuận
lợi về khoảng cách địa lí hơn các nước châu Âu, giảm thiểu tiết kiệm được chi
phí vận chuyển hàng hóa. Chính sách ngoại thương giữa Việt Nam- Nhật Bản
thuận lợi cho việc xuất khẩu than.
Những chú ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một thị
trường khó tính yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật rất cao, Nhật Bản có quy định
rất chặt chẽ, vì thế mà các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải bảo
đảm về mặt chất lượng, làm sao ổn định được chất lượng thì mới có khả năng
xâm nhập nếu không đảm bảo được các điều kiện rất dễ bị thất bại. Thị trường
Nhật Bản luôn luôn chuyển động, không bao giờ ngừng.Khi kinh doanh với các
công ty Nhật Bản cần phải dự báo được cơ hội của thị trường trước khi hành
động.
2.4 Kết quả phân tích tài chính
- Xác định nguồn vốn
Để trang trải cho chi phí xuất khẩu trên,công ty đã xin ý kiến và nhận sự
đồng ý của tập đoàncông nghiệp than- khoáng sản Việt Nam(TKV),công ty đã
huy động 5tỷ đồng từ ngân hàng công thương Việt Nam,lãi suất vay là 10% /1
năm,doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng ưu đãi,vậy lãi suất thực là 6% /1 năm
tương ứng 0.5%/1 tháng vay trong 3 tháng
- Điều kiện giao hàng: Công ty xuất khẩu theo điều kiện Fob Hai Phong
port(incoterm 2010).
2.4.1 Dự kiến chi phí cho xuất khẩu 157000 tấn than
- Chi phí sản xuất
STT


Khoản mục

1
2

Chi phí khai thác
Chi phí nhân công

3

Chi phí bảo hiểm

4

Tiền điện,nước,điện thoại
Khấu hao tài sản cố định(thiết
bị,máy móc…)
Lãi ngân hàng

5
6

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 13

Đơn

Thành


giá(triệu/tấn)
2
0.5
11% chi phí
nhân công
0.1

tiền(VND)
314,000,000
78,500,000

0.2

31,400,000

0.5%*5000*3

75,000,000

8,635,000
15,700,000


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Tổng chi phí sản xuất
- Chi phí vận tải hàng xuất khẩu

523,235,000


Chi phí vận chuyển hàng đến cảng
Chi phí xếp hàng lên tàu
Tổng chi phí vận tải
-Chi phí xuất khẩu hàng hóa

200,000vnd/1 tấn
60.000vnd/1 tấn

31,400,000
9,420,000
40,820,000 vnd

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Khoản mục
Đơn giá
Thành tiền

Mua tờ khai hải quan
10,000đ/tờ khai
50,000
Lệ phí hải quan
50,000
Lệ phí lấy giấy phép xuất khẩu
300,000đ/giấy phép
300,000
Phí giao dịch
2,000,000
Thuế xuất khẩu
0%
Phí cân hàng
30,000/ tấn
4,710,000
Phí giám định
30,000/ tấn
4,710,000
Chi phí kiểm đếm,giao nhận hàng
10,000/ tấn
1,570,000
Phí lây B/L
300,000
300,000
Phí gửi bộ chứng từ
400,000/ bộ
40,000
Chi phí chuyển tiền tại ngân hàng
300USD
6,600,000vnd

Chi phí thông báo L/C của ngân hàng
30USD
660,000vnd
Tổng chi phí xuất khẩu
20,990,000
- Tổng kết chi phí cho lô hàng xuất khẩu (1USD=22000 VND)

Chi phí sản xuất
Chi phí vận tải
Chi phí xuất khẩu
Tổng chi phí(1)
Qũy dự phòng(2)
Doanh thu
Thuế lợi tức

3%*tổng chi phí
80.000 USD
25%.(DT-CP-Dự phòng)

Lợi nhuận trước thuế

523,235,000
528,235,000
20,990,000
1,072,460,000
32173800
1,760,000,000 VND
163841550

DT-CP


Lợi nhuận sau thuế

687,540,000
523698450

2.4.2 tỷ suất lợi nhuận
-Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu=

=

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 14

=

(VND/USD)


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Như vậy để thu được 1 USD ta chỉ cần bỏ ra 13406 VND, tại thời điểm
này giá ngoại tệ là: 1 USD= 22000 VND. Do vậy, xét về tỉ giá ngoại tệ thì đây là
phương án khả thi.
-Tỷ suất lợi nhuận
=

x100%=


x100%=64,12%

Với tỷ suất lợi nhuận như trên,công ty quyết định chấp nhận đơn đặt hàng
này và bắt đầu tiến hành tổ chức thực hiện đơn đặt hàng.
Phần III: Tổ chức thực hiện phương án
3.1 Chọn bạn hàng,chọn thị trường
Căn cứ trên kết quả phân tích tài chính khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu
đối với đối tác. Căn cứ trên việc lựa chọn bạn hàng xuất khẩu theo tiêu chí đem
lại doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu, tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu lớn,
công quyết định lựa chọn công ty Sunaka-Nhật Bản làm bạn hàng xuất khẩu.
Công ty đã gửi chấp nhận thư tới công ty Sunaka với nội dung như sau:
From:Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock Company
Address: 47 Quang Trung, Tran Hung Dao, Hoan Kiem district,Ha Noi
city, Vietnam
Tel: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
ACCEPTACE
To: SUNAKA INTERNATIONAL CO.LTD
Address: 11-8 Kandannishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 118-1994, Japan
Tel: 81-3-1445-5454
Fax: 81-3-1445-5455
Dear sir
we have received your order and agreed with all our request about the
goods with their specification, the quantity, the delivery time and the
payment made.
Please send us your confirmation
Your faithfully
Phía đối tác sau đó đã gửi lại giấp xác nhận nhập khẩu lô hàng.
From: SUNAKA INTERNATIONAL CO.LTD
Address: 11-8 Kandannishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 118-1994, Japan

Tel: 81-3-1445-5454
Fax: 81-3-1445-5455
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CONFIRMATION
To: Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock Company
Address: 47 Quang Trung, Tran Hung Dao, Hoan Kiem district,Ha Noi
city, Vietnam
Tel: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
Dear sir
We are very happy to have dealing with you. We send this confirmation to
ensure that we agree with all iterms we gave in our order.
Please send me a sighed contract as soon as possible.
Yours faithfully
3.2 Tổ chức giao dịch ký hợp đồng
3.2.1 Hình thức giao dịch đã chọn
Sự phát triển của công nghệ đem lại cho chúng ta một phương thức giao
dịch mới thông qua các phương tiện điện tử- đó là giao dịch điện tử. Những ưu
điểm của phương thức giao dịch này là tốc độ nhanh, chi phí rẻ, chuyển tải
thông tin đa dạng, không phụ thuộc nhiều vào khoảng cách làm cho phương
thức này ngày càng trở lên phổ biến, được nhiều người và nhiều doanh nghiệp
tin dung. Do vậy công ty quyết định sử dụng hình thức này làm hình thức giao
dịch với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Mọi đơn hàng cũng như phản hồi của công ty và các đối tác nước ngoài

đều được trao đổi qua thư điện tử có kèm chữ ký chứng thực của mỗi bên. Các
hợp đồng được ký kết bằng chữ kĩ số của các bên và được thể hiện bằng định
dạng PDF không sửa đổi được.

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3.2.2 Lập hợp đồng
CONTRACT
No:U-M 11 94
Between
No: Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock
Company
Address: 47 Quang Trung, Tran Hung Dao, Hoan Kiem district,Ha Noi
city, Vietnam
Tel: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
Hereinafter referred as the seller
And
No: SUNAKA INTERNATIONAL CO.LTD
Address: 11-8 Kandannishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 118-1994, Japan
Tel: 81-3-1445-5454
Fax: 81-3-1445-5455
Hereinafter referred as the buyer
It’s agreed that the seller commits to sell and the buyer commits to bye the
following described goods upon the terms and conditions hereinafter set forth.

Article 1: Commodity
Coal: Cobble 4a
Coal dust 4b
Coke
Article 2: Quality
GMQ
Article 3: Quantity
100 MT units moreless 5% at the buyer’s option
Article 4: Price
Cobble 4a: 80USD/tonne
Coal dust 4b: 95USD/tonne
Coke:75USD/tonne
- Toal prices: about USD 12860000
- these price are understood FOB Hai Phong port as per Incoterms 2010
Article 5: Shipment
Shipment shall be made during the period of July to July 2014
+ Partial shipment: Not allowed
+ Transhipment: permitted
Port of loading: Hai Phong port – Vietnam
Port of discharge:
Article 6:
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

In respect of quality to weight for shipment certificate of inspection and
certificate of weight issued by VINACONTROL at loading port shall betaken as

final.
All claim by the buyer shall be made within 30 days after arrival of the
goods at port of destination.
Article 7: Payment
The buyer must open an irrevocable letter of credit, at sight, in US dollars
covering full value lodged with the Bank for Foreign Trade of Vietnam by a
bank agreed by both parties, L/C must reach the seller no later than 15 days prior
to expected shipment time and be calid 45 days. TTR is acceptable.
The such L/C shall be available for payment agains presentation of the
following documents:
a- Bill of exchange at sight,drawn under the buyer.
b- Full set of clean on board ocean bill of lading marked” Freight prepaid”.
c- Commercial invoice in quadruplicate
d- Packing list in duplicate
e- Certificate of origin in duplicate.

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Article 8: Force majeure
The contracting parties are not responsible for the non- performance of any
contract obligation on case of usually recognized force majeure.
As soon as occurred the condition under which force majeure has been
invoked, I,e. extra ordinary, un- foreseenable and irresistible event, a cable
should be sent to the orther for imformation.
A certificate of force majeure issued by the competent. Government

Authorities will be sent to the other party within 7 days.
As soon as the condition under which force majeure has been invoked has
been ceased to exitst, this is contract will enter immediately into force.
Article 9: Penalty
In the event that the buyer fails to open L/C under this contract in due time,
the seller will have the right to demand from the buyer the payment of a penalty
in the amount equivalent to 1% per day of the contract amount. Should the seller
fails to deliver the goods in due time, the buyer will have the right to demand
from the seller the payment of a penalty of 1% per day of the value of goods not
delivered.
Article 10: Arbitration
Any disputes arising out from this contract, if the two parties cannot reach
an amicable arrangement for them, must be refered to arbitration. Arbtration to
be held in the country of the defending party. Awards by arbitration to be final
and binding both parties. All charges relating to arbitrations to be borm by the
losing party.
Made in Ha Noi on march,1 nd,2014
For and behalf

For and behalf

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 19


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng
3.2.3.1.Sơ đồ tổ chức thực hiện


Giục mở L/C
Nhận đơn đặt
hàng

Ký hợp đồng
thương mại
Chuẩn bị hàng
hóa
Xin giấy phép xuất
khẩu

Làm thủ tục hải
quan

Giao nhận hàng với
tàu

Làm thủ tục thanh
toán

Khiếu nại và giải
quyết khiếu nại

Thanh lý hợp đồng

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 20



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3.2.3.2 Các quy trình thực hiện hợp đồng
- Giục mở L/C
Để đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng từ phía người mua, trước
khi giao hàng công ty sec giục bên mua mở L/C. Nội dung cần kiểm tra:
+ Đối chiếu những quy định trong hợp đồng vối các quy định trong L/C
xem có phù hợp hay không.
+ Loại L/C người nhập khẩu có dung laoij là L/C không hủy ngang hay
không.
+ Ngân hàng mở L/C, ngân hàng trả tiền xác nhận có quan hệ với ngân
hàng của công ty hay không.
+ Số tiền của L/C có đủ để thanh taons cho lô hàng hay không, nếu không
đủ thì yêu cầu người nhập khẩu sửa lại cho đủ hoặc giao hàng vừa đủ với số tiền
của L/C.
+ Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C có mâu thuẫn với nhau
không. Thời hạn của L/C có đủ để người bán luân chuyển chứng từ hay không.
+ Những yêu cầu về chứng từ thanh toán có rõ rang và dễ thực hiện hay
không, nếu có điều gì gây khó khan cho công ty phải yêu cầu sửa chữa ngay.
- Làm thủ tục hải quan
+ Khai báo hải quan: Mua bộ tờ khai hải quan bao gồm tờ khai hải quan
hàng xuất khẩu, hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói,
giấy chứng nhận xuất xứ
+ Xuất trình hàng hóa:
Sau khi nộp bộ tờ cho hải quan, công ty xuất trình hàng hóa của mình để
cán bộ hải quan kiểm tra. Mọi chi phí để thực hiện cho việc kiểm tra công ty
phải chịu. Sauk hi tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cán bộ hải quan xong
công ty phải nộp thủ tục phí hải quan.
- Giao nhận hàng hóa với tàu

+ Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên
chở cho người vận tải
+ Trao đổi với cơ quan điệu độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng
+ Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu,đóng hàng giao
cho người vận tải
+ Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển
+ Giai quyếtkhiếu nại
Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 21


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Nếu khách hàng đòi bồi thường thì phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng
trong việc xem xét yêu cầu của họ,nếu thấy có cơ sở để từ chối thì phải trả lời
ngay nếu không trả lời coi như chấp nhận khiếu nại.

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 22


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền
kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những biến động rất phức tạp. Việc nắm bắt
được những cơ hội kinh doanh tốt là những yếu tố hàng đầu đem đến sự thành
công cho cá nhân,tổ chức,doanh nghiệp và lớn hơn là cả một quốc gia. Trong

mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược
cụ thể và nắm vững được các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực của mình,từ
đó có thể thành công và giảm thiểu được tối đa những thiệt hại, rủi ro. Chính vì
vậy, mà việc lập một phương án kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó
là điệu kiện cần thiết mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành.

Đỗ Thị Thanh Thảo
Lớp KTNT – 14A
Page 23



×