Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.1 KB, 123 trang )

I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển NN nông thôn bền vững luôn là mục tiêu quan trọng nhất của
Đảng và Nhà Nước ta trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Để
đạt được mục tiêu đó, trong vùng chúng ta phải khai thác được tiềm năng và lợi thế
có sẵn của vùng, lựa chọn quyết định sản xuất sản phẩm nào có lợi thế nhất, phù
hợp với chương trình phát triển kinh tế NN nông thôn.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới rất thích hợp cho cây mía
sinh trưởng và phát triển. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước về phát triển
vùng mía nguyên liệu, diện tích trồng mía ngày càng được mở rộng đã đáp ứng
phần nào nhu cầu tiêu thụ đường trong nước. Tuy nhiên, hiện nay thiết bị công nghệ
sản xuất mía đường của Việt Nam còn lạc hậu, khả năng thu hồi đường thấp, tỷ lệ
phế phẩm cao. Ngoài ra việc quy hoạch vùng nguyên liệu cũng chưa tốt dẫn đến
tình trạng tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu giữa các nhà máy làm giá nguyên
liệu đầu vào tăng cao khoảng 15-22 USD/tấn, cao so với Thái Lan khoảng 9-11
USD/tấn. Chưa kể các nhà máy đường và khu quy hoạch trồng mía đường được xây
dựng chủ yếu bằng nguồn vốn vay nước ngoài... Hàng năm, Nhà nước vẫn phải
nhập hàng chục tấn đường để phục vụ tiêu dùng nội địa do sản xuất không ổn định,
tăng trưởng chậm, chưa đáp đủ nhu cầu tiêu dùng.
Châu Hội là một xã miền núi thuộc huyện Quỳ Châu của miền Tây xứ Nghệ.
Đây là xã có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ nhận thức còn hạn chế nên đời sống
của họ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với lợi thế của xã là vùng đất đỏ, vùng
đồi nên trồng rừng luôn được xã chú trọng phát triển. Các loại cây đưa vào trồng
chủ yếu là quế, lát hoa; các loại cây nguyên liệu như keo lai, bạch đàn được cung
cấp cho Nhà máy Giấy Nghệ An và Nhà máy Gỗ MDS. Đặc biệt, vài năm trở lại
đây, bà con trồng măng tre phục vụ xuất khẩu. Ngoài các loại cây lâm nghiệp thì
không thể không kể đến cây mía. Đã từ lâu cây mía đã trở thành thế mạnh của xã và
là vùng mía nguyên liệu quan trọng của nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle.

1



Trồng mía nguyên liệu đã giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, mang lại thu nhập
và góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, các hộ dân trồng mía nguyên liệu vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của khu vực
quá khắc nghiệt, công tác khuyến nông chưa được chú trọng, điều kiện tưới tiêu khó
khăn…vv. Việc đánh giá kết quả và hiệu quả trong quá trình sản xuất của hộ còn
gặp nhiều khó khăn và hầu như không được xác định một cách cụ thể.
Do vậy, xuất phát từ thực tế trên để giúp hộ nông dân trồng mía có quyết
định đúng đắn trong khai thác và tận dụng có hiệu quả nguồn lực của địa phương
như đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và phát huy kinh nghiệm
quý báu của người dân trong nghề trồng mía của nơi đây, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu
của các hộ nông dân tại Xã Châu Hội - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía
nguyên liêu tại xã Châu Hội, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc sản xuất mía nguyên liệu tại các nông hộ của xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và
hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía nguyên liệu nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân ở
xã Châu Hội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía
nguyên liệu.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất mía nguyên liệu cho các hộ nông dân tại xã Châu Hội.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên thì cần tập trung trả lời

các câu hỏi liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như sau:

2


1. Hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất mía nguyên liệu như thế nào ?
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu
của hộ và mức ảnh hưởng của chúng ?
3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của hộ sản xuất mía nguyên liệu tại
xã Châu Hội ?
4. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các hộ
nông dân sản xuất mía nguyên liệu tại xã Châu Hội ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số hộ trồng mía nguyên liệu ở
xã Châu Hội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên
liệu.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Châu HộiHuyện Quỳ Châu- Tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ 12/1/2010 đến 26/5/2010
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2007-2009. Tập
trung chủ yếu vào năm 2009.

3


PHẦN II– CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
a) Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học NN và
phát triển nông thôn. Các hoạt động NN và phi NN ở nông thôn chủ yếu thực hiện
qua sự hoạt động của nông hộ.
Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là một đơn vị
sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát
triển NN”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách NN tại
nhiều nước trên thế giới.
Theo Ellis năm 1988: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống
kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân:
Lê đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong NN và nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
rộng theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi NN ở nông
thôn”.
Từ khái niệm của hộ nông dân cho thấy, hộ nông dân là những hộ sống ở
nông thôn, hoạt động sản xuất NN và phi NN. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,
đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng.
b) Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình thức
tổ chức kinh tế NN chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình, nhằm thỏa mãn những

4



nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công
theo lao động với mỗi thành viên của nó”.
Có quan điểm cho rằng: “ Kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ các khâu
của quá trình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế
hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ NN, hộ nông-lâmngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp”.
Có ý kiến lại cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế phức
tạp xét từ góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công
việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”.
Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia
đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia
đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở
mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.
Theo TS. Đỗ Văn Viện (2006): “ Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động,
tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung
ngân quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời
sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát
triển”.
Từ các khái niệm trên nhận thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn
và tư liệu sản xuất.
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế (HQKT)
a) Quan điểm truyền thống về HQKT
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến phần còn lại
của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí
và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị
sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh

5



lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh
doanh.
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả
kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng
không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem
xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào.
Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai,
nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất
kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT theo quan điểm này thường
chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, HQKT theo quan điểm truyền thống chỉ bao
gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu
tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả.
Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ
đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa.
b) Quan điểm mới về HQKT
Theo quan điểm mới khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, cần
cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả
phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency).
 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thể
đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với các điều kiện đầu
vào và kỹ thuật hiện đại.
Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông dân sẽ
giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại hay tiếp tục
nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sản xuất ra. Nếu hiệu

quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >=90% thì đơn vị nên thay đổi
công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu vào. Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ
thuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra
mà không cần tăng thêm lượng đầu vào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.

6


 Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí
tăng thêm về đầu vào. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá.
 Hiệu quả kinh tế
Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao gồm
hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thể
đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điều kiện các
đầu vào và kỹ thuật hiện đại.
Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ
* Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào
Giả sử người sản xuất sử dụng hai đầu vào X 1 và X2 để sản xuất
một số lượng đầu ra Y. Người sản xuất này có thể sử dụng các yếu tố đầu
vào này với tỷ lệ khác nhau. Điều này được thể hiện ở hình 1.
X1, X2: là các đầu vào
Y: sản phẩm được sản xuất ra
SS’ là đường đồng lượng
AA’: là đường đồng mức chi phí


S’

X2 (Đầu vào)
A’

P
Q
C


O

PX 1
PX 2

S
7

X1 (Đầu vào)
A


Hình 2. 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào
(Nguồn: Phạm văn Hùng, 2006).
P: Mức đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ của người sản xuất.
Q: Mức kết hợp đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
SS’ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật.
Nếu hãng sử dụng hỗn hợp số lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm thì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và hãng cần phair cắt
giảm đầu vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y và hiệu quả kỹ thuật
được đo:
OQ
QP
TE = ------ = 1 - ----OP
OP
Q’ là điểm hãng vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Do vậy hiệu quả phân bổ được xác định là : AE = OR/OQ
Hiệu quả kinh tế được xác định : EE = TE*AE = OR/OP
* Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra
Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực khan hiếm cố định vào hai
sản phẩm Y1 và Y2 với giá
Y sản
(Đầuphẩn
ra) tương ứng là P1 và P2.
2

PPF
D
B
A

O

C

Y1 (Đầu ra)

0


Y1

Y20

Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra

8


(Nguồn: Phạm văn Hùng, 2006).

9


PPF: Đường giới hạn khả năng sản xuất.
Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra tương
ứng là Y10,Y20. Nếu tổ hợp đầu vào được sử dụng một cách hiệu quả hơn thì khi đó
họ có thể đạt được mức sản lượng tại B trên đường giới hạn khả năng sản xuất chứ
không phải tại A.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE0 = OA/OB
Hiệu quả kinh tế được xác định: EE = OA/OD
Khi đó hiệu quả phân bổ là: AE = EE/TE = OB/OD
*Hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu ra
Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu vào
có thể được ước lượng theo phương pháp hợp lý tối đa (MLE). Tất cả những điểm
nằm trên đường Ym đều đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Ya là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu vào
được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Người sản xuất đầu tư ở mức X1 đạt được sản lượng thực tế Y3 trong khi

người sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y 2 – mức sản
lượng cao nhất có thể cùng với mức đầu tư.
Y (Đầu ra)

PX/P

Ym

C
Y1

Ya
B

Y2
Y3

A

O
X1

X (Đầu vào)
X2

Hình 2.3 : Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào và đầu ra
(Nguồn: Phạm văn Hùng, 2006).

10



Hiệu quả kỹ thuật được đo: TE = Y3/Y2
Người sản xuất có thể đầu tư tại mức đầu vào hiệu quả kinh tế tại mức
X2, họ có thể đạt được mức sản lượng tại C tương ứng với Y 3 trên hàm sản xuất
cực biên.
Tại điểm C người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất ( VMP x = Px)
Hiệu quả phân bổ: AE = Y2/Y1
Hiệu quả kinh tế là : EE = AE*TE = Y3/Y2
2.1.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
HQKT trong sản xuất NN chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu.
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được chấp
nhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu
tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Phân tích HQKT trong sản xuất NN trong điều kiện kinh tế thị trường việc
xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ
chi phí, hạch toàn chi phí...Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả
về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất...không thể lượng hoá được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội là thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng
cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp
nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Vì bất kỳ
quá trình sản xuất nào đều liên quan đến hai yếu tố cơ bản đó là kết quả thu được và
chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất. Mối liên hệ này là nội dung cơ bản để phản ánh
HQKT sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của HQKT cần phải phân định sự


11


khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.
- Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của sản xuất.
- Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào,
nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
2.1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế
a) Phân loại HQKT theo nội dung
Theo nội dung của hiệu quả, người ta chia thành: hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả kinh tế được biểu thị bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất. Một phương án, một giải pháp có
HQKT cao là phải đạt được tương quan tương đối tối ưu giữa kết quả đạt được và
chi phí đầu tư. Tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá về kết quả sản xuất và tối thiểu
hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn.
- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Tuy nhiên, do việc lượng hoá
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả xã hội
chủ yếu phản ánh qua các chỉ tiêu định tính như: Xoá đói giảm nghèo, tạo việc
làm...
- Hiệu quả môi trường đang là vấn đề bức bách được nhiều cấp, ngành, nhà
quản lý và nhà khoa học quan tâm. Nếu chỉ quan tâm đến HQKT mà không chú ý
đến hiệu quả môi trường có thể dẫn đến những tổn thất lớn hơn nhiều so với lợi ích
kinh tế mang lại đồng thời khắc phục hậu quả rất khó khăn. Hiệu quả môi trường
được phân tích bằng các chỉ tiêu định tính như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sự
cân bằng sinh thái...
Trong các loại hiệu quả trên thì HQKT đóng vai trò trọng tâm, mang tính

quyết định. Tuy vậy, HQKT chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn khi có sự liên
kết chặt chẽ với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
b) Phân loại HQKT theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Cách phân loại này đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như

12


ngành sản xuất, vùng sản xuất, đơn vị, cơ sở sản xuất hoặc phương án sản xuất.
- HQKT quốc dân: là HQKT chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất như nông
ngiệp, công nghiệp, dịch vụ...
Trong NN được chia thành HQKT của các ngành hàng như cây công nghiệp,
cây ăn quả, cây lương thực...
- HQKT theo vùng lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng khu vực và địa phương.
- HQKT của từng quy mô sản xuất và loại hình doanh nghiệp như doanh
nghiệp Nhà nước, tư nhân, trang trại hoặc kinh tế hộ...
c) Phân loại HQKT theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng đất đai
+ Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới…
2.1.1.5 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả kinh
tế, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó, hay đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương
quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng. Có thể
biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau:
Công thức 1: H = Q - C
Trong đó:


H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra

Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí,
chi phí trung gian, chi phí lao động... Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao. Tuy
nhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính đến, không so
sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Hơn nữa chỉ tiêu
này chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ rõ được mức độ hiệu quả kinh

13


tế, do đó chưa giúp cho nhà sản xuất có những tác động cụ thể vào các yếu tố đầu
vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công thức 2: H =

Q
C

hoặc ngược lại H =

C
Q

Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lên
mặt chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh được mức độ
sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là bao
nhiêu. Vì vậy nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ

nét. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm đó là chưa thể hiện được quy mô
hiệu quả kinh tế vì trên thực tế những quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử
dụng vốn là như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường kết hợp giữa
công thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được
hiệu quả kinh tế một cách chính xác và toàn diện.
Công thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế tăng thêm
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Công thức này thể hiện rõ mức
độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh
toàn diện hiệu quả kinh tế hơn.
Công thức 4: H =

∆C
∆Q
hoặc ngược lại H =
∆Q
∆C

Công thức này thể hiện rõ hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm hay tăng
thêm chi phí. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hóa
lợi nhuận để đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này
chưa phân tích được tác động ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí
hậu...


14


2.1.2 Đăc điểm kinh tế - kỹ thuật cây mía nguyên liệu
2.1.2.1 Đặc điểm sinh học
Mía có tên khoa học là Saccharumof feiniruml, là ngành có hạt, lớp 1 lá
mầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía là từ bông hom đến thu
hoạch kéo dài 1năm. Trường hợp đặc biệt là 2 năm như ở Hawoai (Mỹ). Thời gian
sinh trưởng của mía kéo dài 5 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín công
nghiệp và giai đoạn treo cờ.
2.1.2.2 Yêu cầu sinh thái
a) Khí hậu
Mía là cây trồng yêu cầu nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều và cường độ ánh
sáng lớn, trong điều kiện khí hậu của Miền Trung, cây mía là một trong những loại
cây trồng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26 0C.
Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21 0C và ngừng sinh trưởng
130C và dưới 50C cây chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhưng
nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới. Thời kỳ nảy mầm mía cần nhiệt
độ trên 150C tốt nhất là từ 26-330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên
400C. Từ 28-350C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao. Sự giao động biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỷ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích
hợp cho thời kỳ mía chín từ 15-20 0C. Vì vậy tỷ lệ đường trong mía thường đạt ở
mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao.
c) Ánh sáng
Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng.Thiếu ánh sáng
mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200
giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỷ lệ thuận với cường độ và độ
dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu

quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh
nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố
quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía.

15


d) Độ ẩm
Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể tốt ở những
vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa
từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô
ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỷ lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm mía mắt mầm
nằm về hai phía của hom, đồng thời đầu mỗi hàng mía giâm thêm một số hom dự
phòng.
e) Đất đai
Để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt thì cần loại đất có thành phần cơ
giới trung bình hoặc hơi nhẹ ( khoảng 20% sét, 5-10% chất hữu cơ, còn lại là mùn
và cát ). Độ PH từ 6-7, mỗi vụ phối hợp theo một tỷ lệ hợp lý giữa mía tơ và mía
gốc, giữa các thời vụ khác nhau nhằm không ngừng bồi dưỡng cải tạo đất, tăng
năng suất, kéo dài thời gian cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
f) Thời vụ trồng
Để đảm bảo cho năng suất mía cao, ở Việt Nam mía được chia làm 2 vụ:
+ Vụ đông xuân: được trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Vụ mía thu: được trồng vào tháng 8-9 và thu hoạch vào tháng 10 năm sau.
2.1.2.3 Kỹ thuật trồng mía
a) Làm đất
Cày 2-3 lần, sâu 25-30 cm. Để phơi ải một thời gian từ 15-20 ngày, sau đó
bừa 2-3 lần sao cho đất tơi, mịn.
b) Rạch hàng
Nên rạch hàng từ hướng Đông sang hướng Tây để cây mía có thể nhận được

nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Nếu đất đồi thì rạch hàng song song với đường đồng
mức để hạn chế sói mòn, khoảng cách hàng là: 1.2-12 cm, độ sâu từ 35-40 cm.
c) Chuẩn bị hom giống
Có thể trồng bằng ngọn tận dụng (ngọn 1) ở ruộng mía tơ, lưu gốc 1, loại bỏ
cây bị sâu bệnh, phần gốc già, chặt hom từ 25-30 cm (có 2-3 mắt) bằng dao sắc,
tránh hom bị dập vỡ.
d) Cách trồng

16


Rải đều lượng phân bón xuống đáy rãnh, cuốc lấp một lớp đất mỏng rồi đặt
hom sao cho mắt mầm nằm sang hai bên để mầm rễ phát triển.
e) Bón phân
Vôi bột từ 1000-1800 kg/ha (tuỳ theo độ PH của từng loại đất) rải đều trước
khi bừa, phân hữu cơ nếu có rải đủ từ 10-15 tấn/ha, thì rải đều lên mặt đất trước khi
kéo hàng, nếu ít thì bón xuống rãnh cùng với các loại phân khác, bón lót toàn bộ
phân hữu cơ với 1/2 kali và 1/2 đạm và lân xuống đáy rãnh. Còn 1/2 đạm và 1/2 kali
dùng để bón thúc, lần 1 lúc mía có 1- 6 lá (1.5-2 tháng) giai đoạn đẻ nhánh, lần 2
lúc mía có 10-15 lá ( giai đoạn phát bóng ) bằng cách cày xa gốc, sâu 5-10 cm.
Ngoài ra còn phải làm sạch cỏ, phát quang, đánh lá qua từng giai đoạn để đảm bảo
ánh sáng, tránh được mần bệnh hình thành.
f) Phòng trừ sâu bệnh
Luôn kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp phòng
trừ kịp thời, có hai loại sâu bệnh thường xuyên gây hại, ảnh hưởng đến năng suất
chất lượng của mía, đó là: sâu đục thân và rệp hại mía, khi phát hiện ra thì phải kịp
thời phun thuốc trừ sâu.
g) Chăm sóc mía gốc sau khi thu hoạch
+ Có thể đốt sạch lá còn lại, có điều kiện thì cào vào giữa hàng
+ Băm lại gốc sâu xuống mặt đất 2-3 cm ( chặt hết mầm )

+ Cày phá rễ cách gốc 15-20cm
+ Bón lượng phân như đã bón lót cho mía trồng mới
+ Cày phá bằng để lấp phân làm đất tơi xốp sau đó chăm sóc như mía tơ.
2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của sản xuất mía nguyên liệu
2.1.3.1 Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Trước khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng vùng mía
nguyên liệu, mía trồng ra chủ yếu được ép thủ công, hiệu quả kinh tế không cao, đời
sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi cây mía được đưa vào trồng làm
nguyên liệu cho các nhà máy đường, với mục tiêu đến năm 2000 đạt một triệu tấn
đường, cây mía được xác định là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là
vùng Miền núi, đời sống người dân ngày một được nâng cao và ổn định.

17


2.1.3.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Mỗi nhà máy đường được xây dựng cần rất nhiều mía nguyên liệu để phục
vụ cho các nhà máy hoạt động. Nó đã tạo điều kiện để các hộ nông dân có việc làm,
nâng cao thu nhập cho hộ. Nếu phát triển 280.000 ha mía trong vùng nguyên liệu
tập trung, trước hết tạo công ăn việc làm cho 250.000 hộ nông dân và khoảng nữa
triệu lao động NN.
2.1.3.3 Sử dụng hiệu quả diện tích đất đồi vườn, đất bãi
Với diện tích đất đồi, vườn không phù hợp với nhiều loại cây trồng khác,
hoặc có phù hợp thì hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng lại phù hợp với cây mía và
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác khi canh tác trên diện tích này.
2.1.3.4 Góp phần cải thiện môi trường
Cây mía là cây có khả năng sản suất chất xanh hơn bất kỳ một loại cây trồng
khác trong vùng, nếu đầu tư thâm canh đúng mức nó có thể đạt năng suất sinh học
150 tấn/ha/năm(Khoảng 100 tấn mía cây, 16 tấn lá, 26 tấn búp ngọn và 11.5 tấn rễ ),
trong quá trình sinh trưởng, số lá xanh trong cây có 8-10 lá, tuổi thọ kéo dài từ 30150 ngày, lá có tác dụng tổng hợp đường, điều hoà độ ẩm không khí sát mặt đất,

che đất vào mùa nắng, tủ đất vào mùa mưa, chính vì vậy cây mía đã góp phần cải
tạo sinh thái môi trường.
2.1.3.5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển NN nông thôn
Ngành mía đường phát triển đã giúp nông dân khai hoang phục hoá, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng thêm diện tích trồng mía thêm được 200.000 ha, đưa
tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ
công được gần 18 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động
trong NN, hàng năm có từ 150-200 ngàn hộ nông dân trồng mía đã ký hợp đồng
kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy trong đó 70% số hộ hàng năm đã được ký
hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đã đầu tư
ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu... và cử cán bộ nông vụ
hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất, sản lượng mía
bán cho các nhà máy.

18


2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong sản xuất mía nguyên liệu
2.1.4.1 Nhóm yếu tố tự nhiên
a) Khí hậu
Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt độ lớn, lượng mua nhiều và cường
độ ánh sáng thích hợp sẽ cho năng xuất cao và nâng cao HQKT trong sản xuất mía.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt là từ 24 0C đến
300C. Nếu nhiệt độ dưới 200C thì mía sinh trưởng rất chậm và mang lại HQKT thấp.
c) Lượng mưa
Cây mía có thể phát triển được ở những nơi có lượng mưa hàng năm khoảng
1500-2000mm, lượng mưa này phân bổ ở thời kỳ vươn cao là tốt nhất.
d) Ánh sáng
Mía là cây cần ánh sáng, nếu được chiếu sáng đầy đủ sẽ đẻ sớm, đẻ nhiều, tỷ

lệ nhánh hữu hiệu cao. Nếu thiếu ánh sáng, mía sẽ đẻ ít hoặc không đẻ, tỷ lệ nhánh
hữu hiệu thấp.
e) Đất đai
Để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt thì cần loại đất có thành phần cơ
giới trung bình hoặc hơi nhẹ (Khoảng 20% đất sét, 5-10% chất hữu cơ, phần còn lại
là mùn và cát ), độ PH từ 6-7 và khi đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao
HQKT trong sản xuất mía.
Như vậy nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm cây mía đồng thời nó còn là nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết
định đưa ra định hướng đầu tư thâm canh hay lịch trình chăm sóc thu hoạch mía.
2.1.4.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật
a) Giống mía
Về cơ cấu giống, một giống mía mới ngoài yếu tố năng suất và trữ đường
cao, cần có thêm các đặc tính khác như chịu hạn, chịu phèn, kháng sâu bệnh...Hiện
nay ngoài 29 giống mía mới được công nhận, Trung tâm nghiên cứu và phát triển
mía đường đã tuyển được các giống tốt có thể sản xuất như VN 84- 422, VN 851427, VN 85-1859, DLM 24, C 85-212, ROC 32, ROC 45, VĐ 88-368 và Quế

19


Đường 15…vv. Đối với những giống mía mới này sẽ cho kết quả sản xuất tốt hơn
so với các giống mía khác trong cùng một điều kiện chất đất, chăm sóc. Mặt khác,
giống tốt sẽ cho phép áp dụng chế độ đầu tư thâm canh để đạt khối lượng nhiều
hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn trên 1 đơn vị sản xuất NN. Vì vậy, trong sản xuất
người dân cần lựa chọn các giống mía mới có tiềm năng năng suất cao sẽ đạt hiệu
quả kinh tế cao hơn so với các giống mía cũ có năng suất thấp. Hiện nay, dựa vào
đặc tính sinh học có khả năng tái sinh mầm của cây mía nên mía được để lưu gốc
sản xuất thêm một số vụ sau vụ mía tơ. Số vụ để lưu gốc nhiều ít tùy thuộc vào hiệu
quả kinh tế thu được từng vụ. Trong một chu kỳ sản xuất bao gồm một vụ mía tơ và
từ một số vụ mía gốc thì chi phí trồng mới sẽ được phân bổ theo một tỷ lệ nhất định

cho từng vụ. Như vậy một chu kỳ sản xuất mía càng nhiều năm thì chi phí phân bổ
cho 1 năm càng ít. Đây là một yếu tố để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao HQKT
sản xuất mía. Tuy nhiên, số vụ để mía lưu gốc không nên quá nhiều sẽ gây ảnh
hưởng đến năng suất mía vì sau thời gian này gốc mía sẽ trở nên cằn cỗi, khả năng
sinh trưởng và đẻ nhánh thấp.
b) Kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất
mía. Muốn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì người trồng mía phải nắm
vững và đáp ứng đầy đủ quy trình kỹ thuật từ khâu chọn lọc giống mía, kỹ thuật làm
đất (làm đất cơ giới tạo được rãnh sâu hơn nên năng suất mía gốc đạt cao hơn), kỹ
thuật bón phân, chăm sóc..Nội dung này người trồng mía cần tiếp thu qua hệ thống
khuyến nông, đặc biệt khuyến nông chuyên ngành mía. Nếu áp dụng không đúng
hoặc sai khác ở một công đoạn nào đó trong quy trình kỹ thuật đều làm giảm năng
suất mía và mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
c) Bảo vệ thực vật
Đây là yếu tố quan trọng không kém gì khâu chọn giống, yếu tố này quyết
định phần nào đến sản lượng cây trồng. Đặc biệt là đối với cây mía thì công tác bảo
vệ thực vật phải hết sức chú trọng vì đó là cây trồng rất dễ mẫn cảm với sâu bệnh.
Nếu công tác BVTV được thực hiện tốt thì sẽ giúp cây mía phát triển tốt, cho năng
suất cao và nâng cao được HQKT.

20


2.1.4.3 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
a) Vốn đầu tư
Đối với cây trồng nói chung và cây mía nói riêng yêu cầu vốn đầu tư là khá
lớn. Vì vậy muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn
vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả vào sản xuất là rất quan trọng. Một
điều cần nói đến hiện nay là có nhiều nông dân, ngoài vốn vay của nhà máy, họ

không đủ vốn tự có "bồi bổ" cho cây mía phát triển mạnh, đồng thời cũng có nhiều
người sử dụng vốn nhà máy đường đầu tư sai mục đích, hoặc chỉ đầu tư một phần,
còn lại sử dụng vào việc khác cho gia đình nên ruộng mía sinh trưởng không theo
mong muốn. Vì vậy, việc sử dụng vốn vay hợp lý trong quá trình đầu tư cho cây
mía là rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất mía cũng như hiệu quả kinh tế
trong sản xuất mía.
b) Lao động
Lao động là yếu tố rất cần thiết trong sản xuất NN. Cũng như các ngành sản
xuất khác thì lao động trong sản xuất mía nguyên liệu không chỉ yêu cầu về mặt số
lượng mà còn về mặt chất lượng. Do đó, để phát triển sản xuất mía cần phải đào tạo
được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụ
này. Ngoài ra, trong sản xuất mía có những công việc mang tính chất thủ công nên
có thể tận dụng lao động bình thường nhàn rỗi. Lao động có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả và hiệu quả sản xuất mía.
c) Thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định nên kết quả và hiệu quả sản xuất. Đối
với những người dân trồng mía thì thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của họ là các
nhà máy đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa
mới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ. Hiện tại còn 37 nhà máy đường đang
hoạt động, phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700-1000 TMN, thiết bị và công
nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị lao động, hiệu quả và sản lượng thấp, giá thành cao.
Điều này dẫn đến các nhà máy đường thu mua mía nguyên liệu của người dân với
mức giá ngày càng giảm. Trong khi chi phí sản xuất mía ngày càng tăng cao, mà giá
cả thu hoạch mía lại càng giảm nên hiệu quả sản xuất mía của người dân sẽ giảm

21


dần. Vì vậy, trong thời gian tới các nhà máy đường cần đổi mới các thiết bị máy

móc, cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động. Có như vậy mới nâng cao
được giá cả thu mua mía của người dân, đồng thời là thị trường tiêu thụ nhanh và
ổn định cho người dân. Đó là điều kiện tốt giúp người
mía mở rộng quy mô diện tích và nâng cao HQKT trong sản xuất mía.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng ngành mía đường trên thế giới
Theo dự báo mới nhất của FAO, tổng sản lượng đường thế giới năm 2008/09
sẽ đạt 160,9 triệu tấn, giảm 5,2% so với sản lượng năm 2007/08. Sản lượng đường
giảm chủ yếu do giảm diện tích bởi nhiều người sản xuất chuyển sang trồng các loại
cây thay thế khác như ngô và đậu tương do dự tính sẽ thu được lợi nhuân cao hơn vì
giá các mặt hàng này ở mức cao hồi đầu năm 2008. Đặc biệt là các nước phát triển
có sản lượng giảm mạnh, còn những nước phát triển thì có sản lượng tăng nhẹ. Trong
các nước đang phát triển thì khu vực Mỹ Latinh và Caribê chiếm tỷ lệ sản lượng lớn
nhất, là khu vực có tiềm năng trong việc sản xuất sản phẩm đường. Vì ở khu vực
này, triển vọng sản xuất tiếp tục khả quan ở Brazil, với sản lượng dự báo đạt 33,2
triệu tấn trong năm 2008/09, tăng 1,3 triệu tấn (4,1%) so với sản lượng năm
2007/08. Nhờ sự gia tăng liên tục trong nhiều năm qua, Brazil càng khặng định
vị trí số 1 của mình về sản xuất đường trên thế giới. Đối với các nước đang phát
triển thì Châu Âu có sản lượng lớn nhất nhưng trong những năm gần đây đã có
xu hướng giảm dần.
Tổng mức tiêu dùng đường trên thế giới năm 2008/09 dự báo đạt 163,0 triệu
tấn, tăng 2,2% so với năm 2007/08. Như vậy, mức tiêu dùng sẽ vượt sản lượng 2,1
triệu tấn góp phần làm giảm nguồn dự trữ dư thừa trên thị trường từ năm 2005/06.
Hiện tỉ số dự trữ/sử dụng đường dự báo sẽ ở mức 46,9%, giảm so với 48,9% của
năm 2007/08. Sự gia tăng tiêu dùng đường trên thế giới là do tăng thu nhập tính
theo đầu người ở các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi, Mỹ Latinh và
Caribê. Các mối tương quan giá hiện nay sẽ gây ra sự chuyển dịch từ sử dụng
xirô ngô hàm lượng fructose cao (HFCS) sang sử dụng đường do giá ngô cao.

22



Tuy nhiên, xu hướng giá ngũ cốc gần đây giảm, nếu được duy trì, thì sẽ góp phần
làm chuyển dịch trở lại sử dụng HFCS.
Mức sử dụng đường ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng 2,8%, lên
mức 113,9 triệu tấn do tăng mức thu nhập tính theo đầu người và tăng dân số. Tiêu
dùng đường ở ấn Độ, nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới, sẽ đạt 25,5 triệu
tấn, tăng so với 24,6 triệu tấn của năm 2007/08 do giá tương đối thấp và kinh tế
vẫn phát triển mạnh. Mức tiêu dùng dự báo sẽ tương đối không thay đổi ở các
nước phát triển nhất là ở Ôxtrâylia, Nhật Bản và EU do mức sử dụng tính theo đầu
người đã ở mức cao, gần 36 kg/năm, và do tốc độ gia tăng dân số chậm.
Bảng 2.1: Sản xuất và tiêu dùng đường ở các nước trên thế giới
ĐVT: Triệu tấn
Khu vực
* Thế giới
1. Các nước đang phát triển
- Mỹ Latinh và Caribê
- Châu Phi
- Cận Đông
- Châu á Viễn Đông
- Châu Đại Dương
2. Các nước phát triển
- Châu Âu
- Bắc Mỹ
- Các nước khác

Sản lượng
Tiêu dùng
2007/08
2008/09

2007/08
2008/09
169,8
160,9
159,6
163,0
114,1
124,4
110,8
113,9
47,8
54,7
24,5
26,2
10,9
11,1
14,4
14,5
7,0
7,3
12,7
12,9
40,8
45,0
55,8
56,9
7,6
6,3
3,4
3,4

55,7
36,5
48,8
49,1
33,4
23,0
33,5
33,6
8,3
5,8
8,5
8,6
14,0
7,7
6,8
6,9
(Nguồn: Bản tin mía đường 2009, số 1+2)

2.2.2 Thực trạng ngành mía đường Việt Nam trong thời gian qua
2.2.2.1 Giống mía
Về bộ giống mía của Việt Nam nhìn chung vào thời kỳ những năm 19952000 dựa vào một số giống của các nước (Đài Loan, Trung Quốc, Cuba, Ôxtraylia,
Ấn Độ, Pháp) và những loại giống cũ trong nước. Chỉ tính riêng trong 5 năm thực
hiện chương trình mía đường, chúng ta đã nhập và thu nhập trên 11.000 tấn với 20
giống mía từ các nước khác (Báo cáo tổng quan ngành hàng mía đường, 2003).

23


Giai đoạn từ những năm 2000 tới nay, công tác nghiên cứu, chuyển giao
giống mía và biện pháp thâm canh tiếp tục được Nhà nước, các Bộ, ngành mía

đường, các địa phương, các doanh nghiệp mía đường và người trồng mía quan tâm.
Trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu và Phát triển Mía Đường Việt Nam đã
lai tạo được nhiều loại giống mía có năng suất cao và cho trữ lượng đường với tỷ lệ
cao như: Trong những năm 2002-2005 đã đưa các giống mía VN84-422, ROC10,
MI, F156, VN85-1427, DLM24, VN84-422, VN85-1427, MY55-14, K84-200,
VN84-4137...vào sản xuất có năng suất ổn định và có hiệu quả kinh tế cao. Cho đến
năm 2008 trên toàn quốc đã được đưa vào sử dụng nhiều giống mía phù hợp với
từng địa phương (Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển giao giống mía mới, 2008).
Tại vùng mía Thanh Hoá - Nghệ An có các loại giống: FR91-397, C89-148,
QĐ90-95 và C132-81 (đạt trên 85,10 tấn 10 CCS/ha/vụ qua vụ tơ và vụ gốc I).
Giống QĐ21, KK2 và ROC27 (96,2-135,5 tấn 10 CCS/ha/vụ tơ).
Tại vùng mía Quảng Ngãi - Khánh Hoà có các giống Phil80-13 đạt 70 tấn 10
CCS/ha/vụ qua tơ và vụ gốc I. Giống K88-92 và K95-156 nổi bật về năng suất và
chất lượng mía (trên 120,63 tấn 10 CSS/ha).
Tại vùng mía Long An - Bến Tre có các giống: C1324-74, C85-212 với năng
suất 87,4 tấn 10 CSS/ha/vụ qua vụ tơ và vụ gốc I. Giống K95-156, ROC27, KU601, KU00-1-61 và Suphanburi 7 131,6 tấn 10 CCS/ha nổi bật nhất là KK95-156 vừa
có năng suất cao vừa có chất lượng tốt.
Ngoài ra còn có nhiều giống mía khác có năng suất và chất lượng tốt và có
thể so sánh được với nhiều giống mía của các quốc gia sản xuất mía đường tiên tiến,
lâu đời trên thế giới như Úc, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Nam Phi, Cuba...
2.2.2.2 Tình hình sản xuất
Về mặt tài nguyên tự nhiên, như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá là
nước có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây. Việt Nam có đủ đất đồng
bằng, lượng mưa nói chung là tốt, nhiệt độ và độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả
nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng duyên hải
Nam Trung Bộ có khả năng mía đường rất tốt.
a) Giai đoạn trước khi có chương trình mía đường (1980 – 1994)

24



Đầu những năm 80, diện tích mía cả nước có xu hướng tăng và đạt 162.000
ha vào năm 1984. Sau đó, diện tích mía lại giảm mà nguyên nhân do giá đường thế
giới giảm mạnh, đường nhập khẩu nhiều và thậm chí có lúc vượt quá nhu cầu người
tiêu dùng trong nước, làm giá đường trong nước giảm mạnh. Do vậy, giá đường hạ
thấp khiến nông dân giảm diện tích trồng mía.
Đầu thập niên 90, sản xuất mía đã được phục hồi dần và có tốc độ phát triển
khá hơn giai đoạn trước, những năm 1990-1994 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm
6,23%. Năm 1994, cả nước có 166.600 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng: ĐBSCL,
Duyên hải Miền Trung, Khu 4 cũ và Đông Nam Bộ.
Tính chung trong giai đoạn 1980- 1990, sản lượng mía cả nước tăng thấp,
bình quân 2,18%/năm. Tuy nhiên chủ yếu tăng về diện tích hơn là năng suất.
b) Giai đoạn 1995 - 2000
Trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường, diện tích mía và năng suất
đã có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều. Niên vụ 1999/2000 thì diện tích mía cả nước đạt
344,2 nghìn ha, tăng bình quân 15,2%/năm và năng suất bình quân đạt 51,6 tấn/ha,
tăng đáng kể so với năm 1994.
Nhờ sự tăng nhanh về năng suất và nhất là diện tích trồng mía, sản lượng mía
cây tăng đột biến đạt 17,8 triệu tấn vào niên vụ 1999/2000, gấp 2,4 lần sản lượng
cao nhất trước khi có chương trình mía đường. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng
đạt 18,8%/năm.
c) Giai đoạn 2001 đến nay

25


×