Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “dự án môi trường và cộng đồng” tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang là nước nông nghiệp và hàng năm vẫn phải nhập khẩu một
lượng lớn phân hóa học. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng
11/2009, cả nước đã nhập 546.764 tấn phân bón các loại, trị giá 175.835 USD, tăng
98,7% về lượng và tăng 2,1 lần về trị giá so với tháng 10/2009 và tăng 7,7 lần về
lượng và 5,6 lần về trị giá so với tháng 11/2008. Tính chung 11 tháng đầu năm 2009,
cả nước đã nhập 4,1 triệu tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 45,1% về lượng.
Ngoài lượng phân bón nhập khẩu thì ở trong nước cũng có một số nhà máy sản xuất
phân bón tuy nhiên lượng phân bón đó không đủ cung ứng cho thị trường và đảm
bảo tốt chất lượng. Sử dụng phân bón hóa học tuy giúp cây trồng phát triển nhanh
nhưng đã gây ra nhiều tác hại cho con người và môi trường. Mặt khác, chi phí để sử
dụng phân bón là lớn nên hiệu quả sản xuất của người nông dân là không cao.
Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, phần lớn người
dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Thanh Liêm là một huyện phía Nam của Hà
Nam, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (86,1%) và chủ yếu vẫn sử dụng
phân hóa học để tăng năng suất cây trồng. Hàng năm, huyện vẫn phải dùng một
lượng phân hóa học lớn hơn 5.844 tấn [1]. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng phân
bón hóa học ngày càng nhiều đã làm cho đất đai bị thoái hóa và môi trường bị ô
nhiễm đồng thời ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe của bà con nông dân. Bên
cạnh đó, phân bón hóa học chủ yếu là do nhập khẩu mà có nên giá thành lại cao,
chi phí người dân bỏ ra lớn. Một trong những yêu cầu hiện nay là làm sao cải tạo
được đất đai, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi
trường. Năm 2008, Dự án Môi trường và Cộng đồng (CEDO) thuộc Trung tâm
Phát triển Cộng đồng bền vững (S-CODE) đã hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất
và sử dụng phân vi sinh ở một số xã trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã góp


1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

phần giải quyết được các yêu cầu trên. Mô hình này được đánh giá là thành công
nhất trong các mô hình phát triển kinh tế mà Dự án đưa ra. Sử dụng phân vi sinh
đã giúp người nông dân giảm được chi phí mua phân bón hóa học, bảo vệ môi
tường và sức khỏe con người. Chính vì vậy, mô hình sử dụng phân vi sinh được
người dân hưởng ứng nhiều khi mà nguồn nguyên liệu để làm phân lại chính là
phế phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ,… Vậy hiệu quả của mô hình đó như thế
nào trên các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường ? Để giải đáp câu hỏi đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất
và sử dụng phân vi sinh dưới sự hỗ trợ của “Dự án Môi trường và Cộng
đồng” tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự
hỗ trợ của Dự án Môi trường và Cộng đồng tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam
từ đó nhằm tìm ra những giải pháp nhân rộng mô hình này tới các vùng lân cận
để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường nông thôn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá hiệu quả mô hình
sản xuất và sử dụng phân vi sinh.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh
tại huyên Thanh Liêm và các hộ nông dân được sự hỗ trợ của Dự án Môi trường
và Cộng đồng tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình sản xuất và sử dụng

phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

- Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất và sử dụng phân vi
sinh của các hộ nông dân trong huyện Thanh Liêm bao gồm:
+ Những hộ có áp dụng mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh dưới sự
hỗ trợ của Dự án Môi trường và Cộng đồng trên địa bàn 3 xã Thanh Tuyền,
Thanh Hà, Liêm Tuyền.
+ So sánh với những hộ không áp dụng mô hình sản xuất và sử dụng phân
vi sinh của Dự án Môi trường và Cộng đồng trên địa bàn 3 xã Thanh Tuyền,
Thanh Hà, Liêm Tuyền.
- Bên cạnh đó, đề tài tiếp cận một số cán bộ huyện, xã có liên quan đến triển
khai mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh trên địa bàn 3 xã Thanh Tuyền,
Thanh Hà, Liêm Tuyền.
- Các cán bộ chuyên môn phụ trách của Dự án Môi trường và Cộng đồng tại
huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nôi dung
Nội dung chủ yếu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của mô hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh ở các hộ nông dân được sự
hỗ trợ của Dự án Môi trường và Cộng đồng tại 3 xã Thanh Hà, Thanh Tuyền và
Liêm Tuyền của huyện Thanh Liêm.
1.4.2 Phạm vi về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề sản xuất và sử dụng phân vi sinh tại 3
xã Thanh Tuyền, Liêm Tuyền, Thanh Hà.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian của số liệu đã công bố: 2007 - 2009
- Thời gian thực hiện đề tài: 23/1/2010 – 30/05/2010

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về phân bón
Phân bón là chất hữu cơ hay vô cơ có nguồn gốc tự nhiên hay nhân
tạo khi dùng để bón vào đất có thể cung cấp thức ăn cho cây trồng và cải
thiện độ phì nhiêu của đất [9].
2.1.1.2 Khái niệm về phân vi sinh
- Phân vi sinh là các sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh
vật (VSV) sống có ích đã được tuyển chọn, có hoạt lực cao, có mật độ đạt
theo tiêu chuẩn quy định và không có khả năng gây hại, nhằm cải tạo đất
và cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần
nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản.
- Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực
cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra
các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt
hơn [9].

Như vậy, phân vi sinh là sản phẩm có chứa nhiều VSV có ích được
sử dụng cho cây trồng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản đồng thời
góp phần cải tạo đất đai, bảo vệ môi trường.
2.1.1.3 Khái niệm về phân hữu cơ
- Phân hữu cơ là tất cả các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân
giải có khả năng cung cấp thức ăn cho cây trồng và cải tạo đất bao gồm:
phân bắc, nước giải, phân gia súc, gia cầm,…
- Phân vi sinh khác phân hữu cơ, hóa học.

4


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

Bảng 2.1 So sánh sự khác nhau giữa phân hữu cơ và phân vi sinh [9]
Tiêu chí

Phân hóa học
là những hóa chất có chứa

Khái niệm

các nguyên tố dinh dưỡng,

Môi

được bón cho cây trồng
Gây chai cứng đất và ô


trường
Cây trồng
Hiệu quả
sử dụng

Phân hữu cơ

Phân vi sinh

Là chất hữu cơ được

Chứa hệ vi sinh vật

vùi vào đất

có ích

Gây ô nhiễm môi

Cải tạo và bảo vệ

nhiễm môi trường
Giúp cây trồng sinh trưởng

trường
Giúp cây trồng sinh

môi trường
Tác dụng tới cây


phát triển nhanh

trưởng phát triển tốt

trồng chậm hơn

Không cao và ngắn

Thấp hơn phân vi sinh

Cao hơn và lâu dài

(Nguồn: Bài giảng Phân bón của Đặng Thanh Phong, 2008)
2.1.1.4 Khái niệm đánh giá
- Đánh giá là công việc định kỳ, phân tích sâu các công việc. Nó dựa
vào dữ liệu được tạo ra thông qua các hoạt động giám sát cũng như các
nguồn thông tin khác (các bài học, nghiên cứu, phỏng vấn sâu, thảo luận tập
trung theo nhóm, điều tra bảng hỏi,…). Các đánh giá thường được tiến hành
với sự trợ giúp từ người đánh giá bên ngoài.
- Đánh giá là quá trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan
một dự án, chương trình hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã
hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Mục
đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các
mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình đánh giá cần
cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài
học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối
tượng tiếp nhận tài trợ [1].
2.1.1.5 Khái niệm hiệu quả kinh tế


5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

* Khái niệm: Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, kĩ thuật,
nguồn lực tự nhiên và những phương pháp quản lý hữu hiệu, nó được thể
hiện bằng hệ thống chỉ tiêu phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản
xuất phù hợp với các yêu cầu của xã hội.
- HQKT là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả kinh tế đạt
được và chi phí nguồn lực bỏ ra.
HQKT của một hoạt động SXKD chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế
sẽ thu được trong hoạt động đó.
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động
kinh tế, là cơ sở để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận cực đại. Đây là một
đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của
cuộc sống con người ngày càng tăng. Hay nói cách khác là do yêu cầu của
công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng
của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT.
- Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra. Khi đánh hiệu quả kinh tế cần phải xem xét
đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng
tuyết đối. Hiệu quả kinh tế đạt được khi trong điều kiện nguồn lực có hạn
mà vẫn cho ra được kết quả đầu ra lớn nhất ở mức chi phí thấp nhất.
* Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế nhưng khái niệm hiệu quả
kinh tế là: “ Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, kĩ thuật, nguồn

lực tự nhiên và những phương pháp quản lí hữu hiệu, nó được thể hiện
bằng hệ thống chỉ tiêu phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất
phù hợp với các yêu cầu của xã hội” là phù hợp nhất với đề tài nghiên cứu

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

này. Đây là khái niệm cho thấy khi đánh giá mô hình cần xem xét tới
những yêu cầu của xã hội. Mà cộng đồng luôn có mong muốn được phát
triển bền vững. Mặt khác khái niệm về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường đã làm rõ hơn các mục tiêu mà một mô hình tốt cần đạt được.
* Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hôi. Cùng với hiệu quả kinh tế,
hoạt động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống xã hội
như: công ăn việc làm cho người lao động, tăng mức hưởng thụ cuộc sống,
sức khỏe, y tế được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần được nâng
cao,...
* Hiệu quả môi trường: là một hiệu quả mà đang được các nhà quản lý
quan tâm. Một hoạt động được cho là có hiệu quả thì hoạt động đó phải
không gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Hiệu quả môi trường
được đánh giá bằng các chỉ tiêu như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo cảnh
quan môi trường sạch, tạo bầu không khí trong lành, tăng cường cải tạo
môi trường đất,...
Như vậy qua các khái niệm trên ta thấy để đánh giá được hiệu quả
của một mô hình thì cần phải xem xét nó trên các khía cạnh kinh tế, xã hội
và môi trường. Hiệu quả kinh tế luôn được những người thực hiện mô hình

quan tâm nhiều nhất nhưng hiện nay hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường cũng có vai trò quan trọng. Đảm bảo được hiệu quả trên các mặt
kinh tế, xã hội, môi trường thì mới phát triển bền vững.

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

2.1.2 Một số đặc điểm của phân vi sinh
- Thành phần của phân vi sinh gồm có: vi sinh vật (VSV) có ích được
tuyển chọn, chất mang, các VSV tạp.
- Đặc trưng:
+ Phân vi sinh là chế phẩm của các sinh vật sống hữu ích, có hoạt lực cao
và có khả năng cạnh tranh cao.
+ Thời gian sống của các VSV trong chế phẩm có vai trò rất quan trọng,
nó phụ thuộc vào đặc tính của mỗi chủng giống VSV, thành phần và điều kiện
nơi chúng cư trú.
+ Giữa VSV và cây trồng có mối quan hệ nhất định. Do vậy, mỗi chủng
loại VSV chỉ thích hợp đối với một số đối tượng cụ thể.
+ Giữa các chủng VSV cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật (VSV) sống trong đất, nước và vùng rễ
cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân
bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp của VSV (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất
dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh dưỡng từ môi
trường,...). Vì vậy, từ lâu vi sinh vật đã được coi là một bộ phận của hệ thống
dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.

Phân bón vi sinh vật là sản phẩm chứa VSV sống, đã được tuyển chọn có
mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của
chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K,
S, Fe,...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản. Phân vi sinh (PVS) phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến
người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (TCVN

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

6168-2002). Tuỳ theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành
hai loại:
+ PVS trên nền chất mang khử trùng (chế phẩm VSV) là sản phẩm được
tạo thành từ sinh khối VSV tuyển chọn và cơ chất (chất mang) đã tiệt trùng, có
mật độ vi sinh hữu ích > 10 9 VSV/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn
1/1000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm
hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1-1,5 kg (lít/ha) canh tác .
+ PVS trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm
nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công
đoạn khử trùng. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >10 6VSV/g (ml) và
được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)/ha. Trên cơ sở tính
năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón VSV còn được gọi
dưới các tên:
PVS cố định nitơ (phân đạm vi sinh) chứa các VSV sống cộng sinh với
cây bộ đậu, hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nước có khả
năng sử dụng nitơ từ không khí tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây

trồng.
PVS phân giải hợp chất photpho khó tan (phân lân vi sinh) sản xuất từ các
VSV có khả năng chuyển hoá các hợp chất photpho khó tan thành dễ tiêu cho
cây trồng sử dụng.
PVS kích thích, điều hoà sinh trưởng thực vật chứa các VSV có khả năng
sản sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hoà, kích thích quá trình trao đổi
chất của cây.
PVS chức năng là sản phẩm có chứa không chỉ các VSV làm phân bón
như cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật mà còn có các
loại VSV có khả năng ức chế, tiêu diệt VSV gây bệnh cây trồng.

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

Ngoài phân vi khuẩn nốt sần đã trở thành hàng hoá và được sử dụng
tại nhiều quốc gia, các loại phân vi sinh vật khác như cố định nitơ tự do từ
Azotobacter, Clostridium, tảo lam, cố định nitơ hội sinh từ Azospirillum,
phân giải photphat khó tan từ Bacillus, Pseudomonas,... tăng sức đề kháng
cho cây trồng, phòng trừ vi sinh vật gây bệnh vùng rễ từ Steptomyces,
Bacillus,... cũng đã được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trên diện rộng.
2.1.3 Các biện pháp xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh vật
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải có nguồn
gốc từ khác nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà những phương pháp đó được
thực hiện ở mỗi quốc gia là khác nhau, thậm chí tùy từng giai đoạn cụ thể mà
người ta áp dụng từng phương pháp thích hợp. Trong đó có 6 phương pháp điển
hình xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh.

 Phương pháp sản xuất khí sinh học (Biogas) - ủ yếm khí
Cơ sở của phương pháp này là nhờ hoạt động của vi sinh vật mà các chất
khó phân hủy (xenluloza, hemixenluloza, lignin,…) chuyển thành dễ phân hủy.
Sau đó lại được chuyển hóa tiếp thành các chất khí trong đó chủ yếu là metan [6].
- Ưu điểm: thu lại được một loạt các chất khí có thể cháy được và cho
nhiệt lượng cao, sử dụng làm chất đốt, không ô nhiễm môi trường. Phế thải sau
khi lên men được chuyển hóa thành phân hữu cơ có chất dinh dưỡng cao có thể
bón cho cây trồng.
- Nhược điểm: khó lấy chất thải sau khi lên men. Là quá trình kỵ khí nên
bắt buộc việc thiết kế bể ủ phức tạp, vốn đầu tư khá lớn.
 Phương pháp ủ phế thải thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn
Phế thải sau khi phân loại được chất đống có chiều cao từ 1,5-2,0m đảo
trộn mỗi tuần 1 lần. Nhiệt độ đống ủ là 55-60 oC, độ ẩm 50-70%. Sau 3-4 tuần
tiếp theo ủ thành đống không đảo trộn [7].

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

- Ưu điểm: đơn giản, dễ làm.
- Nhược điểm: mất vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
 Phương pháp ủ phế thải thành đống không đảo trộn và có thổi khí
Phế thải được chất thành đống cao từ 1,5-2,0m. Phía dưới được lắp đặt
một hệ thống phân phối khí. Nhờ có quá trình thổi khí cưỡng bức mà quá trình
chuyển hóa nhanh hơn, nhiệt độ ổn định hơn, ít ô nhiễm hơn.
Phương pháp này khá tốn kém.
 Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa

Phế thải được cho vào các thiết bị chứa có dung tích khác nhau để lên men.
Lượng khí và nước sinh ra trong quá trình lên men được kiểm soát chặt chẽ. Các
vi sinh vật đã được tuyển chọn bổ sung cho hệ vi sinh vật tự nhiên trong đống ủ,
nhờ đó mà quá trình xảy ra nhanh và dễ kiểm soát, ít gây ô nhiễm [5].
 Phương pháp lên men trong lò quay
Phế thải được thu gom, phân loại, cắt nhỏ và đưa vào lò quay nghiêng với
độ ẩm 50-60%. Trong khi quay phế thải được đảo trộn do vậy không phải thổi
khí. Phế thải sau khi lên men lại được ủ chín thành đống trong vòng 20-30 ngày.
 Phương pháp ủ rác thải thành phân ủ
Rác thải không bị bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm cung cấp cho
nông nghiệp.
- Ưu điểm: tạo phân ủ tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển.
- Nhược điểm: vốn chi phí vận hành lớn, phân loại, tuyển chọn mất công.
Nhìn về tổng thể, quá trình ủ là quá trình phân giải một lợi các chất hữu cơ
có trong chất thải hữu cơ nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân gia súc, gia cầm.
Quá trình ủ phân thải hữu cơ được thực hiện cả trong điều kiện hiếu khí và điều
kiện kỵ khí. Ủ hiếu khí là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật
khi có mặt ôxi. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải kỵ khí là CH 4, CO2,
NH3 các a xít hữu cơ, nhiệt, các chất ổn định và sinh khối vi sinh vật.

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

Theo thời gian, phương pháp và kỹ thuật ủ ngày càng hoàn thiện, đáp lại
nhu cầu chế biến các chất thải nông nghiệp và đô thị đồng thời kiểm soát ô
nhiễm môi trường do chúng gây ra.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học càng ngày người
ta càng nhận thấy tính ưu việt của phân vi sinh được chế biến từ các loại phế
thải, rác thải. Những quy trình ủ này không những làm sạch môi trường, các phế
thải không còn được coi là phế thải độc hại nữa, mà được coi là nguồn nguyên
liệu có thể tái chế làm phân ủ vi sinh và có tác dụng cải tạo đất tốt. Sản phẩm của
cây trồng được làm an toàn hơn, giá thành cho người sử dụng rẻ hơn, phù hợp
với khả năng tài chính của nhiều quốc gia hiện nay.
Các phương pháp xử lý đó được thống kê thành sơ đồ sau:
Phương pháp đổ
thành đống rác tự
nhiên
Phương pháp ủ
làm phân
Phương pháp sản

Chất thải hữu cơ từ
nguồn động vật và
thực vật

Phương pháp chôn lấp
Phương pháp thiêu
đốt

xuất biogas
Phương pháp Xử lý
công nghiệp
Sơ đồ 2.1 Các phương pháp xử lý chất thải hữu cơ
Như vậy, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng xét
về mặt cộng đồng cũng như cá nhân thì phương pháp ủ phân vi sinh là phương
pháp tốt nhất. Làm tốt phương pháp này có thể giải quyết các vấn đề kinh tế: tiết


12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

kiệm chi phí sản xuất, ít độc hại cho con người từ việc sử dụng hạn chế thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
2.1.4 Một số quy trình sản xuất phân vi sinh
Năm 1992, tại Hà Nội đã xây dựng Xí nghiệp chế biến rác thải làm phân bón
tại Cầu Diễn do UNDP tài trợ, theo nguyên lý thổi khí cưỡng bức với quy trình:

Thu
gom rác thải

Đóng gói

Phân loại,
giữ phần hữu


Vun đống,
trộn với phân
xí máy

Trộn thêm
N, P, K


Ủ thổi khí

Sàng

Ủ chín

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất phân vi sinh ở Cầu Diễn, Hà Nội
Quy trình này mất thời gian 2,0-2,5 tháng để cho ra sản phẩm cuối cùng.
Năm 1993, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng thành công quy
trình ủ kỵ khí nhờ vi sinh vật tự nhiên với quy trình:
Phế thải
Đóng gói

Ủ đống cao 2m, độ ẩm 60 70%, phủ ái bằng than bùn dày
10 – 20cm

Sấy

ủ (2-3 tháng)
Vò viên thêm vi
lượng

Sàng khô

Vun đống ủ tiếp 2
Trộn N, P, K
tuần
Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất phân vi sinh ở Tp. Hồ Chí Minh

13



Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

Với quy trình này cần mất 2,5-3,5 tháng để sản xuất ra phân vi sinh bón cho
cây trồng .
Cả hai quy trình trên đều dùng VSV tự nhiên, ở Hà Nội thì dùng VSV hiếu
khí, còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì dùng vi sinh vật kỵ khí. Hai phương pháp này
đã góp phần xử lý đáng kể lượng chất thải trong thành phố, làm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và tạo ra được một lượng phân vi sinh khá lớn để bón cho cây trồng trả
lại dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, việc phân hủy các hợp chất hữu cơ trong hai quá
trình này diễn ra chậm và không triệt để do đó phân vi sinh chưa có chất lượng cao,
chưa cho được năng suất và chất lượng tốt.
2.1.5 Vai trò của sản xuất và sử dụng phân vi sinh
Hiệu quả của VSV trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây
trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản, đã
được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Các
sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan,
chế phẩm VSV kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm VSV phòng trừ bệnh cây
trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Việc sản xuất và sử dụng phân
vi sinh có nhiều đóng góp như sau:
- Giảm chi phí sản xuất nông nghiệp: hàng năm nông dân vẫn phải sử dụng
một lượng lớn phân hóa học nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao. Làm cho hiệu quả
sản xuất sau một vụ bị giảm nhưng khi sản xuất và sử dụng phân vi sinh sẽ giảm
được một phần chi phí để mua phân bón hóa học bón cho cây trồng.
- Tăng năng suất cây trồng: với hệ VSV có lợi sẽ cung cấp cho cây trồng nhiều
dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng tốt làm tăng năng suất cây trồng. VSV tác

động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của VSV, đến cây
trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của VSV như quá trình cố định nitơ, phân
giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen,... Những vi khuẩn này có khả năng
giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ
môi trường. Tác động gián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng
VSV có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường
hoặc từ các VSV bất lợi đối với thực vật.
- Sử dụng phân vi sinh có lợi cho sức khỏe người dân: người dân khi sử dụng
phân vi sinh sẽ tránh được sự độc hại do khi sử dụng phân hóa học gây ra vì thế sức
khỏe của người dân được đảm bảo, tăng chất lượng cuộc sống.
- Cải tạo tăng độ phì nhiêu của đất với hệ VSV có ích có trong phân vi sinh
khi được bón vào đất sẽ làm tăng dinh dưỡng trong đất giúp cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt.
- Giảm lượng rác thải và bảo vệ môi trường: Trong quá trình sản xuất phân vi
sinh một lượng rác thải sẽ được thu gom và phân loại, xử lý để đem đi ủ phân nên sẽ
góp phần giảm lượng rác thải bảo vệ môi trường.
Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là tạo ra các sản phẩm phân vi sinh
giàu dinh dưỡng có bổ sung VSV hữu ích. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh
học bằng cách trợ giúp giá bán cho nông dân, đồng thời phát triển mạng lưới khuyến
nông, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng

ruộng về việc sử dụng hiệu quả của phân vi sinh. Mặt khác, việc sử dụng phân hoá
học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, tạo cho đất
không còn độ xốp, khả năng hấp thụ và giữ nước kém. Các nhà khoa học đã kết luận:
sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt
hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng có nghĩa phân vi sinh đã góp phần quan

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững,
xanh sạch và an toàn.
2.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và
sử dụng phân vi sinh
2.1.6.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất phân vi sinh
Trong quá trình sản xuất phân vi sinh sẽ có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng của phân vi sinh. Những nhân tố đó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới chất lượng phân được sản xuất ra. Sau đây là một số nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất phân vi sinh:
- Hiểu biết của người dân về phân vi sinh: để sản xuất phân vi sinh, trước
hết phải hiểu được nó như thế nào, có tác dụng gì. Hiểu biết cảu người dân ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất vi sinh. Khi hiểu được những lợi ích mà
phân vi sinh mang lại, người dân sẽ chủ động và nhu cầu sản xuất cũng lớn hơn.
- Hiểu biết của người dân về quy trình làm phân vi sinh. Để sản xuất được
phân vi sinh thì người dân phải biết quy trình của nó. Nếu người dân càng hiểu
rõ thì khi sản xuất phân vi sinh sẽ có chất lượng tốt hơn.
- Men vi sinh để trộn với nguyên liệu là một yếu quan trọng. Chất lượng

của men có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng phân vi sinh làm ra. Vì vậy để nâng
cao chất lượng phân sản xuất ra thì cần lựa chọn loại men có chất lượng tốt.
- Kỹ thuật của người sản xuất vi sinh: trong quá trình làm phân thì đòi hỏi
có những kỹ thuật như đảo phân, giữ nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ. Người dân
càng làm tốt các kĩ thuật này thì khi sản xuất phân vi sinh sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn.
- Nguyên liệu làm phân vi sinh chủ yếu là rác hữu cơ, rơm rạ và bèo tây.
Tuy nhiên, nguyên liệu để làm phân vi sinh còn chưa nhiều nên muốn sản xuất

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

liên tục là khó. Vì vậy để đảm bảo được lượng phân vi sinh sản xuất ra đáp ứng
đầy đủ nhu cầu cần phải chuẩn bị nguyên liệu thật tốt hơn, điều này phụ thuộc
nhiều vào công tác phân loại rác thải tại nguồn để có đủ nguồn nguyên liệu.
- Thời gian sản xuất phân vi sinh: theo các quy trình khác nhau thì có
thời gian khác nhau. Tuy nhiên, thời gian sản xuất phân vi sinh còn ảnh hưởng
tới khả năng phân giải các chất hữu cơ. Vì thế, cần lựa chọn quy trình có thời
gian sản xuất phân vi sinh phù hợp với lịch mùa vụ của cây trồng.
2.1.6.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phân vi sinh
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết của nơi sử dụng. Mỗi vùng miền
sẽ có điều kiện thời tiết khác nhau, sử dụng phân vi sinh vào thời điểm thích
hợp, có điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ giúp cho hiệu quả sử dụng PVS tăng
lên. Đối với phân vi sinh khi bón cần tránh mưa lớn vì phân vi sinh rất dễ bị
trôi do tràn nước.
- Chất lượng của phân vi sinh ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phân vi

sinh vì chất lượng tốt thì cây trồng sẽ dễ hấp thụ, sinh trưởng phát triển tốt sẽ
cho năng suất cao.
- Đối tượng, thời điểm sử dụng phân vi sinh: lựa chọn đối tượng và thời
điểm sử dụng phân vi sinh sẽ tăng hiệu quả sử dụng PVS lên rất nhiều. Phân
vi sinh thường thích hợp với các loại cây có củ, và nên bón lót là tốt nhất.
- Hiểu biết và nhận thức về kỹ thuật của người sử dụng phân vi sinh:
phân vi sinh có chất lượng tốt nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết
về kỹ thuật bón phân (đúng lúc, đúng thời vụ, liều lượng) thì mới phát huy hết
hiệu quả của phân vi sinh.
Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, trong đó có
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng; có nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp. Tuy nhiên, xác định được những nhân tố ảnh hưởng này để chúng ta

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

có thể đưa ra biện pháp sản xuất và sử dụng phân vi sinh phù hợp đồng thời
nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân vi sinh trên thế giới
- Vào năm 1921, Hutchisnon và Richards (Mỹ) là những người đầu tiên
nghiên cứu quá trình ủ phân. Sau đó, Horward đã đưa ra “phương pháp hữu cơ”
tức là trộn xác hữu cơ với phân gia súc theo tỷ lệ 3:1 có đảo trộn thường xuyên.
Ông đã phát triển phương pháp ủ trên những lợi nguyên liệu khác nhau theo từng
lớp và có đảo trộn để tạo điều kiện hiếu khí. Đây là phương pháp Indore, phương
pháp mang tên nơi mà Horward đang làm việc. Từ năm 1926 đến năm 1941,

Warksman và các cộng tác viên nghiên cứu sự phân huỷ hiếu khí bã thực vật,
động vật. Ông đã kết luận nhiệt độ và các nhóm vi sinh vật có ảnh hưởng đến sự
phân huỷ chất thải hữu cơ [6].
- Ở Mỹ vào những năm 1942, Rodale J.I đã kết hợp các nghiên cứu của
Horward với thực nghiệm của mình và đã đưa ra phương pháp hữu cơ trong
trồng trọt, làm vườn. Phương pháp này cũng đã được rất nhiều nước trên thế giới
áp dụng và thu được kết quả khá khả quan. Khi áp dụng phương pháp này ở
trang trại của mình người dân Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ đều nhận thấy rằng ban
đầu năng suất có giảm đi nhưng đã ổn định qua vài năm thì lợi nhuận tăng
lên rỗ rệt vì đã giảm được chi phí đáng kể khi không phải sử dụng hoá chất
trong nông nghiệp.
- Ở Canada, Golass và cộng sự (1950-1952) đã nghiên cứu các nguyên tắc
cơ bản của phân ủ hỗn hợp rác thải và bùn cống. Kết quả cho thấy, các tác nhân
môi trường như: nhiệt độ, độ thoáng khí, kích thước cơ chất, tần số đảo trộn đặc
biệt là tỷ lệ Cacbon/Nitơ của nguyên liệu thô có liên quan đến hiệu quả của việc

18


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

ủ phân. Đến năm 1980, Haug đã đưa ra kết luận về việc làm phân ủ như sau: ủ
chất thải là quá trình phân giải sinh học các chất hữu cơ dẫn tới sự ổn định khối ủ
trong tồn trữ và sử dụng như một dạng phân hữu cơ [6].
Sử dụng các VSV để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý rác thải, phế thải,
tàn dư thực vật người ta nhận thấy khi phối trộn vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn với tỷ
lệ 1:1:1, thì cho hiệu quả xử lý cao nhất. Sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng
rất tốt trong sản xuất nông nghiệp và cải tạo đất bạc màu làm tăng độ phì nhiêu

cho đất. Ở những nước có năng suất cây trồng cao bón nhiều phân vô cơ, thì
hiệu quả 1 kg NPK chỉ thu được 7,5 kg thóc (Nhật) hay 11,4 kg thóc (Nam
Triều Tiên). Ngược lại, ở những nước bón ít phân hóa học hơn, năng suất cây
trồng thấp nhưng hiệu quả 1 kg NPK lại cao hơn nhiều, có thể đạt tới 45,4 kg
thóc (Việt Nam) hay 43,8 kg thóc (Thái Lan). Thực tế cho thấy năng suất cây
trồng không thể tăng lên mãi bằng phân hóa học, khi năng suất đã đạt cực đại
thì hiệu quả 1 kg NPK sẽ giảm. Nếu cứ bón phân hóa học lên cao sẽ gây ô
nhiễm môi trường làm cho đất chai cứng và chua hoá. [6].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân vi sinh tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc sử dụng phân vi sinh ở Việt Nam ngày
càng tăng. Là một nước nhiệt đới, khu hệ vi sinh vật đất ở Việt Nam rất đa dạng
và phong phú. Việc phân lập, tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật hữu hiệu từ
tự nhiên, nhân lên rồi trả lại cho tự nhiên sẽ luôn an toàn và đạt hiệu quả cao. Do
vậy, việc nghiên cứu vi sinh vật có hoạt tính cao được phân lập từ đất Việt Nam
để sản xuất phân bón từ nguồn phế thải hữu cơ là rất cần thiết.
Nhận thức được vai trò của phân bón vi sinh vật từ những năm đầu của
thập kỷ 80 nhà nước ta đã triển khai hàng loạt các đề tài nghiên cứu thuộc
chương trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986-1990 và

19


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

chương trình công nghệ sinh học giai đoạn 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005 và
áp dụng vào sản xuất nhiều sản phẩm phân bón VSV.
Từ các mẫu đất, nước, rễ cây các chủng giống VSV được phân lập, tuyển
chọn, đánh giá và lưu giữ bảo quản tại các phòng thí nghiệm dưới dạng bộ sưu

tập quỹ gen. Các VSV sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất phân bón bao gồm
các sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với cây bộ đậu (Rhizobium,
Bzadyrhizobium), sống tự do trong đất, nước (Azotobacter, Clostridium,
Arthrobacter, Klebsiella, Serratia, Pseudomonas, Bacillus, vi khuẩn lam... hay
sống hội sinh trong vùng rễ cây trồng (Azospirillum), VSV phân giải lân
(Bacillus, Pseudomonas, Penicillium, Aspergillus, Fussarium, Candida), VSV
phân giải xelluloza (Trichoderma, Chetomium, Aspergillus, Gliogladium...),
VSV sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật (Agrobacterium,
Flavobacterium, Bacillus, Enterobacter, Azotobacter, Gibberella...) và các VSV
đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng.
Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình công nghệ sinh
học giai đoạn 1991-2000, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã phối
kết hợp cùng gần 20 cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và triển khai thành
công các quy trình sản xuất phân vi sinh cố định nitơ, phân vi sinh phân giải lân,
phân vi sinh hỗn hợp cố định nitơ và phân giải lân. Sản phẩm phân vi sinh được các
hội đồng khoa học nghiệm thu, đánh giá và công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Sản xuất
phân vi sinh từ rác thải và bèo tây thì phân vi sinh là các chế phẩm chứa các VSV
sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các VSV tạo ra
các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn. Sử
dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân hóa học từ 50
đến 100% tùy theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản
không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So

20


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51


với phân hóa học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu
được cũng cao hơn. Phân vi sinh có thể dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng từ
cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh đến cây cảnh,... đều rất tốt. Do tác dụng chậm
hơn so với phân hóa học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ
yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa
vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung.
Bảng 2.2 Lượng phân vi sinh bón cho một số cây trồng
Loại cây trồng

Thời gian
bón

Rau

1-2kg/gốc cây

- Ran ăn lá

(10-15kg/sào Bắc

- Rau ăn củ
- Rau ăn quả
Cây lúa
Mạ non
Cây ăn quả

bộ)
Mưa Xuân
(tháng 34)
mưa Ngâu

(tháng 7-

Ngô
- Giai đoạn gieo hạt
- Giai đoạn 3-4 lá
Cây chè

Lượng phân bón

8)

Thay thế phân hóa
học
50-100% lượng urê
và lân
50% lượng phân urê
70% lượng phân urê
100% lượng phân urê

10kg/sào Bắc bộ
2kg/sào mạ cấy

50% lượng urê và lân

(10-15kg/sào Bắc

50-100% lượng phân

bộ)


urê và phân lân

10kg/sào Bắc bộ
10kg/sào Bắc bộ

50% - 100% lượng

10kg/sào Bắc bộ

phân urê và phân kali

0,2-0,3kg/gốc

50-100% lượng phân

urê và phân lân
(Nguồn: Viện báo cáo khoa học kĩ thuật Việt Nam)

Báo cáo Đề tài cấp Bộ B2004-32-66: “Xây dựng quy trình sản xuất chế
phẩm VSV xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón
cho cây trồng”. Chế phẩm được tạo ra từ các chủng giống vi sinh vật do đề tài
phân lập và tuyển chọn đạt TCVN của Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự.

21


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51


Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy hiệu quả phân giải cao, hạn chế
được mùi hôi thối của đống ủ đồng thời rút ngắn được thời gian ủ xuống còn 4560 ngày. Phân vi sinh được tái chế từ phế thải sau ủ bón cho cây trồng có tác
dụng làm tăng năng suất và giảm tác hại của sâu bệnh.
Thu gom tàn
dư thực vật
( xử lý, loại bỏ
tạp chất)

Chế phẩm VSV
Bổ sung phụ gia
NPK

Đống ủ

Theo dõi diễn
biến nhiệt độ
đống ủ

Đống ủ sau
30 ngày
Tái chế làm phân
hữu cơ

Bổ sung nước
đảm bảo độ ẩm
50-70%
Kiểm tra chất
lượng phân giải
Bổ sung thêm
NPK

( nếu cần)

Sử dụng
Sơ đồ 2.4 Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng
Những nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật ở Việt Nam đã được bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng mãi đến những năm 80 mới được đưa vào
chương trình đề tài cấp Nhà nước với tiêu đề “Công nghệ sinh học phục vụ nông
nghiệp” giai đoạn 1985-1990.
Phạm Văn Ty và các cộng sự đã phân lập được hàng trăm chủng vi sinh vật
có khả năng phân giải Xenluloza, lignin, hemixenluloza. Tác giả đã xây dựng

22


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

được quy trình sản xuất chế phẩm phân giải chất hữu cơ đạt huy chương vàng tại
hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc năm 1987. Kết quả thử nghiệm xử lý
bằng chế phẩm đẫ rút ngắn thời gian ủ xuống còn 45-60 ngày thay vì 6 tháng đến
1 năm thậm chí 2 năm ủ với điều kiện tự nhiên [7].
Đề tài cấp nhà nước KHCN 02-06A, giai đoạn 1996-1998 “Nghiên cứu và
áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh từ nguồn phế thải
hữu cơ rắn” đã phân lập từ mẫu đất và mẫu rác ở một số tỉnh phía Bắc. Nghiên
cứu đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn X50 thuộc loài Streptomyces gougero
và chủng X20 Streptomyces macrosporrus, 2 chủng vi khuẩn là V40 thuộc loài
Cellulomna.sp và V31 thuộc loài Corynebacoerium.sp và 2 chủng nấm là N11
thuộc loài A.japonicus và N3 thuộc loài A.unilateralis. Những chủng giống này
là các chủng giống có khả năng phân hủy chuyển hóa các hợp chất hữu cơ khó

phân giải như xenluloza, hemixenluloza cao, có khả năng sinh tổng hợp các
enzim ngoại bào như amylaza, proteinaza, pectilaza…. Khi nghiên cứu tác động
của vi sinh vật vào quá trình phân hủy rác, tác giả nhận thấy khi chúng tác động
đồng thời theo tỷ lệ phối trộn giữa xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sợi là 1:1:1 sẽ cho
hiệu quả cao hơn khi chúng có tác động riêng rẽ. (dẫn theo Nguyễn Xuân Thành)
[5].
Phế thải sau ủ được tái chế làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lạc và rau cải
trắng trên diện tích rộng, hiệu quả như sau:
+ Đối với cây lạc: năng suất thực thu ở vụ Xuân tăng 16,7%, vụ Hè tăng
12,6%, vụ Đông tăng 11,5% so với đối chứng.
+ Đối với rau cải trắng: năng suất tăng 12% so với đối chứng, hàm lượng
đường tổng số tăng 11,5%, vitamin tăng 11,9%, NO3 giảm 5%.
Năm 1999, đề tài cấp Bộ B99-32-46 Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự đã
nghiên cứu thành công đề tài: “Xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải bùn mía bằng

23


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

vi sinh vật bón cho cây trồng”. Kết quả cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng dễ
tiêu và độ xốp tăng so với đống ủ không được xử lý, phân hữu cơ được tái chế từ
phế thải đạt TCVN 132B-1996, chất lượng phân sau 4 tháng vẫn đạt TCVN.
Năm 1999, khi nghiên cứu đề tài: “Sử dụng vi sinh vật có hoạt tính phân giải
xenluloza cao, để nâng cao chất lượng phân hủy rác thải sinh hoạt và nông
nghiệp”. Tác giả chi thấy khi xử lý các vi sinh vật có hoạt tính phân giải
xenluloza cao và đống ủ rác thải có tác dụng rút ngắn thời gian ủ xuống còn
77,6% so với đối chứng. Hàm lượng mùn tạo thành của bể ủ có bổ sung chế

phẩm vi sinh vật cao hơn 28,8%, các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cao hơn 10%
so với bể đối chứng.
Bảng 2.3 Kết quả phân tích thành phần mùn rác của bể ủ
rác thải sinh hoạt
Mùn
(%)

N
(%)

NDT
(%)

P2O5
(%)

K2O
(%)

Axit
Humic
(%)

Đ/C

4,34

0,08

0,01


0,52

0,95

0,47

TN

5,58

0,09

0,12

0,67

1,05

0,52

128,57

112,5

120

128,85

110,53


110,64

Bể ủ

Tỷ lệ % so với ĐC

(Nguồn: Báo cáo đề tài cấp nhà nước KC 04-04 (1998-2000))
Xử lý vỏ cà phê không bổ sung chế phẩm vi sinh vật ở ngoài trời thì sau
12 tháng mùn hóa được 80% đống ủ.
Xử lý vỏ cà phê không bổ sung chế phẩm vi sinh vật ở ngoài trời thì sau 4
tháng mùn hóa được 80% đống ủ.
Xử lý vỏ cà phê không bổ sung chế phẩm vi sinh vật ở trong bể ủ có mái
che thì sau 3 tháng mùn hóa được 80% đống ủ.

24


Khóa luận tốt nghiệp đại học

SV. Võ Thị Thu KN_K51

Như vậy, đống ủ có xử lý vi sinh cho hiệu suất phân hủy cao hơn, thời
gian ủ cũng được rút ngắn hơn so với đống ủ không xử lý vi sinh vật, ủ trong bể
có mái che nhanh hơn là ủ ngoài trời không có mái che.
Phân bón được tái chế từ đống ủ phế thải được đem bón cho cây mía, cà
phê, ngô và cao su thì thấy:
+ Đối với cây mía: số nhánh hữu hiệu tăng lên, tăng năng suất thực thu từ
4-16% so với công thức đối chứng.
+Đối với ngô: tăng số hạt/hàng, tăng số cây 2 bắp, tăng năng suất thực thu

từ 12-25% so với công thức đối chứng.
+ Đối với cà phê: giảm tỷ lệ quả rụng đáng kể, tăng năng suất từ 11-19%
so với đối chứng.
+ Đối với cây cao su: tăng tỷ lệ mủ sau một lần cạo mủ.
Qua đó người ta cũng tính được lãi suất tăng khi sử dụng phân hữu cơ vi
sinh là 5,35% đối với mía; 5,63% đối với cây ngô; 4,3% đôi với cây bông;
5,97% đối với cây cà phê và 1,59% đối với cây cao su.
Năm 2000, Lê Văn Nhượng và các cộng sự đã nghiên cứu thành công đề
tài: “Công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ thải cà phê,
rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ sinh học”. Kết quả nghiên cứu đã
phân lập và tuyển chọn được 7 chủng vi khuẩn, 6 chủng xạ khuẩn và 11 chủng
nấm sợi có hiệu lực xenlulaza cao và xác định được rằng khi các loại vi sinh vật
này phối trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp sẽ cho hiệu suất phân giải là cao
nhất. Đồng thời khi ứng dụng các loại chế phẩm có hiệu lực phân giải cao này
vào đống ủ lá mía, vỏ cà phê, rác thải sinh hoạt người ta thấy thời gian phân hủy
được rút ngắn xuống, thành phẩm sau ủ có hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu
đối với cây trồng cao hơn so với đống ủ đối chứng không qua xử lý. Phân hữu cơ

25


×