A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời Hồ Chủ Tịch nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua đó mới thấy tài tuy quan
trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài
năng để kiếm lời không thôi thì chẳng có nghĩa gì mà thậm chí với lối sống cá nhân
và làm việc như vậy chỉ có thể gây hại cho tập thể.
Bác cũng từng dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là
đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài
năng cũng vô dụng. Lời dạy của Bác đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục
nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đạo đức của con người không phải là bẩm sinh
mà có, phần nhiều do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội mà nên. Một
yếu tố quan trọng chủ yếu có tính quyết định là do quá trình giáo dục. Giáo dục đạo
đức rèn luyện những hành vi nhỏ nhất trong đi đứng, nói năng, sinh hoạt, giao tiếp,
đối nhân xử thế đến những yêu cầu lớn hơn như: Lý tưởng cách mạng, lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội đối với mỗi người.
Gia đình là cái nôi ra đời và trưởng thành- nơi đó sẽ hình thành nhân cách ban
đầu cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc đáo mà cha mẹ chúng là những người
hiểu rõ hơn ai hết. Trẻ em thường hay bắt chước người lớn trong gia đình, “Cha
nào con nấy” nên cha mẹ phải hết sức chú ý và thận trọng hơn trong lời ăn tiếng
nói đối với mọi người xung quanh, không nên để các em nhìn thấy và học tập
những gì không hay từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đếm tâm hồn còn
ngây thơ, non nớt của các em .
Do vậy, giáo dục đạo đức là việc làm, là mối quan tâm của toàn xã hội, là trách
nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường mà nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cốt lõi là
của người giáo viên. Trẻ em chịu sự tác động khác nhau từ nhiều mối giáo dục đan
xen cho nên sự thống nhất hoạt động giáo dục của môi trường - gia đình - xã hội sẽ
tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục đạo đức trẻ em.Việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công
tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo
dục hiện nay. Nhất là vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất
nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo
vệ sự sống còn và tương lai của loài người. Chính vì lí do trên khiến tôi mạnh dạn
nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh mà trước hết là giáo dục đạo đức cho
học sinh lớp 2.
1
B. Giải quyết vấn đề
I. cơ sở lí luận
Giỏo dc o c hin nay l vn c bit c coi trng, c xó hi quan
tõm. Giỏo dc o c l mt mt ca quỏ trỡnh giỏo dc, cn phi t lờn hng
u. t nc ta ang bc vo thi kỡ cụng nghip húa, hin i húa t nc, khi
s nghip i mi t nc ang c y mnh cựng vi quỏ trỡnh ú l vic giỏo
dc con ngi m trc ht l vic phỏt trin con ngi mt cỏch ton din.Trong
cụng cuc i mi hin nay, khi yu t con ngi c c bit coi trng thỡ tim
nng trớ thc cựng vi sc mnh tinh thn v o c ca con ngi cng c
cao v phỏt huy mnh m trong mi lnh vc. Núi n vic phỏt trin giỏo dc
trc ht phi k n vic phỏt trin c- Trớ- Th- M. Mt con ngi yu t v
sc khe ,cũi cc v trớ tu, thp kộm v o c thỡ lm sao cú th lm ch
tnglai mt t nc trong thi kỡ hi nhp kinh t ton cu nh hin nay .
Bc Tiu hc l bc ó hon thnh ph cp, bt k ngi cụng dõn no, dự cụng
tỏc lao ng lnh vc no trong xó hi u tri qua nhng nm thỏng ngi trờn
gh nh trng Tiu hc. Lý lun v thc tin u khng nh rng nhng du n
trng Tiu hc cú mt nh hng sõu sc n cuc i con ngi. Chớnh vỡ vy,
vic giỏo dc o c c tt c mi ngi quan tõm v tin hnh ngay bc
Tiu hc.
ng trc tỡnh hỡnh ú, khng nh vic giỏo dc o c cho hc sinh l mt
yờu cu ht sc cp bỏch, quan trng cỏc nh trng v cụng tỏc ch nhim ca
ngi giỏo viờn. Nu o c c nõng cao s to nờn nhng chuyn bin c bn
cho cỏc mt giỏo dc ton din trong cỏc trng Tiu hc núi chung v Trng
Tiu hc Nga Thanh núi riờng. Xut phỏt t mc tiờu giỏo dc ton din cho tr, tụi
ó giỏo dc o c cho hc sinh trc ht l xõy dng nn np, ni quy ngay t
bui u nhn lp.
II. THC TRNG CA VN NGHIấN CU MT S BIN PHP GIO DC O
C CHO HC SINH LP 2A TRNG TIU HC NGA THANH.
1. Thc trng:
Thc t mụi trng giỏo dc trong nhng nm gn õy ó xy ra nhiu iu
nghch lý nh hc trũ ỏnh thy giỏo, con cỏi cói li cha m, anh ch em ỏnh, chi
ln nhau. Cú mt s gia ỡnh ớt con hoc him mun con nờn thng nuụng chiu
con quỏ mc dn n tr cng sinh ra h hng. Xó hi thi bui kinh t th trng,
bựng n internet.T nn xó hi cng ó nh hng khụng nh n tõm hn ca cỏc
em qua nhng b phim vừ thut thiu tớnh giỏo dc lnh mnh, nhng trũ chi in
t bo lc gõy kớch ng,t nn c bc, s .c m ra khp mi ni núi
2
chung và xung quanh địa bàn xã nga Thanh nói riêng cũng đã thu hút một số học
sinh tham gia, nhất là học sinh đang trong lứa tuổi nhỏ, các em thích bắt chước,
thích làm theo.
Về phía học sinh ở trường tôi còn chưa ngoan, còn có các biểu hiện: đánh nhau,
nói tục, chửi bậy gây mất đoàn kết. Một số học sinh nữ thì rứt tóc, trêu chọc nhau
trên đường… có em tính khí ngang ngược hay đánh bạn, chửi nhau …Tất cả đều do
ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể tới tác động từ hoàn
cảnh gia đình và tác động của bên ngoài xã hội
Ở trường Tiểu học Nga Thanh nơi tôi đang công tác hiện nay có 27 cán bộ,
giáo viên trong đó có 16 lớp với 401 học sinh.Trong đó có 19 giáo viên có trình độ
Đại học, 5 giáo viên trình độ Cao đẳng và 4 giáo viên có trình độ Trung cấp. Có 2
đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường trẻ, trình độ năng lực quản lí cũng như
trình độ chuyên môn vững vàng .Hằng năm, chuyên môn nhà trường đều tổ chức
phong trào thi đua: dạy tốt- học tốt.Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực và nhiều phong trào thi đua khác.
1.1. Thuận lợi:
Trong năm học này, trường thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Nga Sơn “Thi Giáo viên Giỏi cấp trường”. tuyển chọn Giáo viên
dự thi giáo viên giỏi cấp huyện và đạt tỉ lệ 96% Giáo viên Giỏi cấp trường. Sau mỗi
lần thi chúng tôi đều rút ra kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy và nâng
cao tay nghề.
Lớp 2A năm học 20013-20014 do tôi phụ trách gồm có 24 em thuộc hầu hết là
con em trong xã. Các em đều là con em của các gia đình làm nghề thủ công truyền
thống. Bố mẹ các em đều rất trẻ, khoẻ, và quan tâm tới việc học tập của các em.
Các em đi học chuyên cần, đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trường chúng tôi gặp một số khó khăn đó là một vài
giáo viên còn coi nhẹ môn Đạo đức. Môn Đạo đức chưa chú ý giáo dục kĩ năng
giao tiếp, ứng xử cho học sinh, còn thờ ơ thiên về giáo dục nội dung qua phương
pháp giảng giải và thuyết trình, chưa cho các em đi sâu vào thực hành hành vi đạo
đức.
Đối với các em học sinh, các em sống trong môi trường xã hội hết sức phức tạp.
Các em lớp tôi chủ nhiệm hầu hết tập trung ở xóm 5 và xóm 6. Đây là hai xóm có
nhiều điểm tụ tập của các quán internet, chiêm chích ma tuý, số đề, cờ bạc,… Mặt
khác, cha mẹ các em đều đi làm ăn xa để con lại ở nhà với ông bà.Có em sinh ra
không có bố, lại bị mẹ ruồng rẫy bỏ rơi cho cố ngoại…Có em mẹ đi làm ô sin, ở
3
nhà với bố, bố thì rượu chè, cờ bạc.Vì thế, nhiều em thiếu đi hẳn sự quan tâm yêu
thương chăm sóc chu đáo của bố, mẹ. Chính vì thế, nên tính khí của các em đó cục
cằn, nóng nảy, khác hẳn với những em được giáo dục đầy đủ. Kết quả đạo đức của
lớp tôi chủ nhiệm lúc đầu năm làm cho tôi băn khoăn, trăn trở trước tình hình thực
tế gia đình của một số em nói trên. Một số em chưa ngoan, trong lớp không tích
cực, tự giác hợp tác học bài cùng bạn, hay bỏ học theo anh chị lớn hư hỏng đi chơi
điện tử. Một số em khác chưa có ý thức tham gia các hoạt động của trường, lớp;
thường vi phạm nội qui. Không những bản thân tôi mà nhiều giáo viên bộ môn
khác khi bước chân vào lớp đều cảm thấy buồn khi cách cư xử, nói năng thô tục
của đa số các em trong lớp.
Từ lí do nêu trên, tôi đã đề ra cho mình một mục tiêu là phải chú trọng giáo dục
đạo đức cho các em song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học.Vào
đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
phù hợp với mục đích của giáo dục đạo đức hiện nay nhằm trang bị cho học
sinh một số chuẩn mực về hành vi đạo đức, bồi dưỡng về mặt tình cảm và
thái độ, hình thành kỹ năng ứng xử, hành vi đạo đức cho học sinh.Và từ đó
tôi lấy nó làm nền tảng cải tiến, vận dụng cho những năm học kế tiếp.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2
Từ những tuần đầu của năm học tôi đã kiểm tra, khảo sát, kết hợp với giáo viên
bộ môn điều tra cho thấy tình hình đạo đức đầu năm của các em lớp 2A với kết quả
như sau:
Lớp 2A – Sĩ số 24 em . Năm học 2013- 2014.
Thời
điểm
Sĩ số
Đầu năm
24/24
THĐĐ
Số lượng
19
Tỉ lệ
CTHĐĐ
Số lượng
79
05
Ghi chú
Tỉ lệ
21
5em
CTHĐĐ
Với kết quả nêu trên, bản thân tôi đã trăn trở và đề ra một số biện pháp để đưa
chất lượng dạy và học của lớp mà trước hết là giáo dục đạo đức cho các em học
sinh lớp 2A do tôi làm chủ nhiệm. Tôi xin trình bày một số biện pháp chủ yếu có
liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh lớp 2A
Trường Tiểu học Nga Thanh- Nga Sơn
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4
1. Giáo viên tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của từng em:
Đứng trước tình hình thực tế trên, sau những ngày đầu nhận lớp tôi đã tìm hiểu
tâm lí, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ của từng em. Thực tế qua những giờ học, giờ
chơi và trực tiếp trò chuyện với các em thì thấy các em có những biểu hiện nói
năng thiếu văn hoá, gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi không biết chào hỏi, lễ phép,
nói, trả lời thiếu chủ ngữ…
Tôi cũng đã tìm hiểu trực tiếp qua giáo viên chủ nhiệm của các em năm trước hỏi
về phương pháp giáo dục đạo đức của cô như thế nào thì được cô trao đổi lại: Cô
vẫn sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức thông qua các tiết đạo đức chính khoá,
tiết đạo đức thực hành, vận dụng các hành vi chuẩn mực đạo đức trong sách để giáo
dục các em. Song chỉ trong một thời gian ngắn của kì nghỉ hè các em về sống ở gia
đình, tiếp xúc với nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau ở trong cộng đồng, dân cư
… những thông tin đó đã làm cho các em thay đổi nhanh chóng.
Ngoài ra, tôi còn đến nhà gặp gỡ, tìm hiểu gia đình của từng em để biêt thêm
hoàn cảnh, đời sống cũng như nguyện vọng của bố mẹ các em xem có nhu cầu gì từ
phía nhà trường và giáo viên đối với con em họ. Tôi còn tìm hiểu qua bạn bè của
các em để biết thêm về sở thích, cá tính của từng em.
Qua tìm hiểu những kênh thông tin trên tôi đã lập kế hoạch giáo dục cho từng
tháng, lên chỉ tiêu thi đua cũng như có những động viên khen thưởng kịp thời đối
với từng em trong lớp.Có kết quả giáo dục đạo đức cụ thể cho từng em sau mỗi đợt
thi đua.
2. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc xây dựng nội quy của lớp
dựa trên nội quy của Đội.
Sau khi ổn định đội ngũ cán bộ tự quản của lớp. Tôi cùng học sinh sinh hoạt
lớp sinh hoạt Sao xây dựng một số nội quy của lớp dựa trên nội quy của ĐộiTrường đề ra. Giáo viên và học sinh thống nhất đưa ra các nội quy như sau:
- Đi học đầy đủ- đúng giờ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trực nhật- lao động vệ sinh hàng ngày trước giờ vào học5 - 7 phút.
- Tích cực- Tự giác –hợp tác trong học tập và lao động.
- Đoàn kết- giúp đỡ lẫn nhau.
- Kính thầy- yêu bạn.
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
5
- Khiêm tốn, thật thà trong học tập và sinh hoạt.
Nội quy trên đều được tất cả các em học sinh biểu quyết tán thành. Sau đó hàng
tuần tôi cùng các em tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp để các em bình xét thi đua
giữa các cá nhân với cá nhân, giữa các tổ với nhau xem trong tuần các em đã thực
hiện như đúng nội quy trên chưa hay có em còn vi phạm. Mục đích của việc làm
này là giúp các em tự mình thấy những gì mình đã làm được và chưa làm được
trong tuần để từ đó các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi mặt và đồng thời
cũng thúc đẩy được phong trào thi đua trong học tập. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn
các em sinh hoạt ngoại khoá do Nhà trường tổ chức thông qua các chủ điểm 20-11,
22-12, 3-2, 26-3...nhằm giáo dục ý nghĩa truyền thống, hình thành ý thức đạo đức.
Qua đó, các em có dịp được trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng sống và hình thành ở
các em thói quen, văn hoá ứng xử trong sinh hoạt, giao tiếp với mọi người xung
quanh tốt hơn.
Việc tiếp theo là tôi hướng cho các em cử một ban theo dõi xem có ban nào trong
tuần vi phạm nội quy trên. Trong quá trình thực hiện, nếu bất cứ em nào vi phạm
nội quy của lớp thì đều được các bạn nhắc nhở. Bởi nội quy đó là do chính các em
xây dựng nên ,được thống nhất cao và được dán ở một góc học tập nơi tất cả các
em đều dễ đọc, dễ thấy.
Ví dụ như em Phạm Thị Cúc hay đi học muộn. Khi cả trường đã vào học, lớp đã
ổn định nề nếp vào học được 5 phút em Cúc mới lễ mễ xin phép cô vào lớp. Khi
em bước chân vào đến cửa lớp, thì tất cả 23 ánh mắt đều đổ dồn về phía em làm ồn
ào mất trật tự ảnh hưởng trực tiếp việc cả lớp đang chăm chú nghe cô đọc mẫu. Mặt
khác, vào đến chỗ ngồi, em còn phải lấy sách vở đồ dùng ra học tập cũng đã làm
ảnh hưởng ít nhất 2 bạn ngồi bên cạnh. Em đi học muộn liên tiếp vài ba ngày như
thế. Đến ngày thứ tư buộc cô phải tìm hiểu lý do vì sao em hay đi học muộn, thì
được biết em thường thức xem phim khuya, đi ngủ muộn, dậy muộn, ăn sáng muộn
nên đến lớp thường muộn hơn các bạn ít nhất là từ 5 đến 10 phút. Sau buổi học em
Cúc được các bạn mời phải đọc 5 lần nội quy của lớp, cùng với sự nhắc nhở của
giáo viên chủ nhiệm. Từ đó trở đi em không còn thức khuya để xem phim và có
thói quen đi học đúng giờ, ăn sáng khẩn trương và đến trường đúng giờ quy định.
Ví dụ: Em Phạm Văn Điệp ở lớp tôi.
Về lực học: Em tiếp thu rất nhanh, khá thông minh, nhưng về đạo đức em rất
hiếu động, hay nói tự do và trêu chọc bạn, tan học về theo các anh chị lớp 4,5 chơi
điện tử.Chính vì thế em hay có biểu hiện đánh lại các bạn với lí do rất đơn giản. Em
thường bướng bỉnh nhưng cũng rất hay mau nước mắt. Vì vậy, cuối giờ học, tôi
6
thường ngồi tâm sự với em, lấy nội dung của các bài học và những tấm gương
trong sách vở để giáo dục em và nói để em hiểu: “Nếu em hay trêu chọc bạn, xô
đẩy bạn ngã, túm tóc giật bạn… như vậy làm cô rất buồn. Tôi cũng phân tích để em
thấy tác hại của việc đi học về muộn la cà chơi dọc đường, nếu em ở trí của người
làm cha, làm mẹ thì em sẽ nghĩ như thế nào về người con như thế. Cô có con như
em thì cô cũng rất buồn chứ không riêng gì bố mẹ em. Em nghĩ gì về việc làm của
mình? Cô tin rằng, một người con hiếu thảo, thông minh, nhạy bén và ngoan như
em thì em sẽ sớm khắc phục được những gì cô vừa trao đổi. Những ngày tiếp theo
tôi thường xuyên gọi em lên bảng, khi làm đúng tôi và cả lớp đều vỗ tay khen ngợi
và động viên để em luôn thấy rằng cô và các bạn luôn gần gũi, yêu quí em. Cuối
tuần sinh hoạt lớp tôi đã tuyên dương em trước lớp.Tôi cũng đã nhận ra trong ánh
mắt em loé lên niềm vui, niềm phấn khởi.
Sau đó, tôi luôn tìm cách để lôi cuốn em tham gia vào hoạt động ngoài giờ lên
lớp như tham gia thể dục thể thao, múa hát, đóng tiểu phẩm cùng các bạn... Vì hoạt
động này có tác dụng thư giãn, gây cảm xúc, cung cấp những hiểu biết về xã hội để
từ đó tạo cho em nhiều cảm xúc và chiều sâu về tư tưởng, tình cảm, giúp em hòa
đồng với bạn, học được nhiều lời hay ý đẹp. Được sụ giúp đỡ của tôi và tập thể
lớp, hiện nay em Phạm Văn Điệp đã trở thành học trò giỏi, có tinh thần đoàn kết
giúp bạn, được các bạn trong lớp tin yêu,quý mến.
3. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
Cũng như các môn học khác, giáo dục đạo đức cho sinh thông qua tiết hoạt động
giáo dục ngoài giờ lớp đem lại hiệu quả. Bởi vì qua các môn học khác, giáo dục
đạo đức mang tính sách vở lý thuyết. Việc giáo dục đạo đức qua tiết học Hoạt động
ngoài giờ lên lớp đem lại cho các em niềm vui- sự háo hức chờ đợi. Bởi vì các em
được tiếp xúc vời người thực việc thực. Chắc chắn sẽ đi sâu vào tâm hồn các em
hơn là việc giảng giải lý thuyết dài dòng.
Ví dụ:
Ngày 22 tháng 12 vừa qua, nhà trường phối hợp với hội cựu chiến binh xã tổ chức
tọa đàm mời một Bác cựu chiến binh đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ đến
nói chuyện với các em về cuộc kháng chiên chống Mỹ cứu nước mà Bác đã trực
tiếp tham gia trong một trận chiến đấu. Qua câu chuyện Bác kể các em đã hiểu thế
nào là chiến tranh, lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc và ý chí kiên cường quật
khởi, đức hi sinh anh dũng của thế hệ cha anh.
7
Từ sau buổi nói chuyện đó giáo dục lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ
quê hương của các em ngay từ thời niên thiếu. Các em thích tìm hiểu, sưu tầm
khám phá những mẩu chuyện, bức tranh về hai cuộc chiến tranh của dân tộc cũng
như một số em còn thích vẽ tranh về anh bộ đội cụ Hồ.
Hay hồi đầu tháng 11, nhà trường có đón đoàn nghệ thuật của hội người khuyết
tật trung ương về giao lưu văn nghệ tại trường. Các em đã được thưởng thức các
tiết mục do chính các diễn viên khuyết tật không chuyên biểu diễn. Có những em
còn được mời lên sân khấu để giao lưu phỏng vấn,…
Cũng từ những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đó đã giúp các em hiểu giá trị
cuộc sống, ý thức đạo đức trách nhiệm cũng như tình thương của các em dành cho
người khuyết tật nói riêng và nhân loại nói chung, qua buổi giao lưu đó các em có ý
thức vươn rèn luyện mình và vươn lên trong học tập. Sau buổi giao lưu đó nhiều
em đã tự bỏ tiền dành dụm bấy lâu nay của mình ra để ủng hộ các anh chị bị khuyết
tật với số tiền của cả trường là 2 triệu đồng. Hơn thế nữa, tôi còn nhận thấy trong
một bài tập làm văn viết về một việc làm tốt mà em đã tham gia thì hầu hết các em
đều biết dùng từ có hình ảnh và bài viết có cảm xúc chân thực.
8
Sau nhiều buổi hoạt động ngoại khóa như trên tôi đã có dịp quan sát gương
mặt của các em có cả những nụ cười hồn nhiên và có cả những giọt nước mắt rơi
được giấu kín. Điều đó làm cho tôi nhận ra rằng giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua các hình thức khác nhau đều đem lại hiệu quả khác nhau. Song con
đường ngắn nhất, hiệu quả nhất vẫn là việc các em được trực tiếp tham gia chứng
kiến,”mắt thấy-tai nghe” người thực,việc thực đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc
giáo dục trên sách vở.
9
4. Giáo dục đạo đức cho học sinh kết hợp với một số biện pháp khác.
4.1. Nêu gương điển hình
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ dựa vào lời nói và ý nghĩ.Tấm gương
về những hành động và hành vi đạo đức của những người khác có tác động to lớn
trong giáo dục đạo đức đối với học sinh tiểu học.Vì vậy phương pháp nêu gương
cũng là một trong những phương pháp hết sức quan trọng.Ý nghĩa sư phạm của
phương pháp nêu gương là ở chỗ trẻ có xu hướng muốn bắt chước, muốn làm theo
những hành động, hành vi mà các em cho là đúng đắn, có giá trị và ý nghĩa lớn
lao.Nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhân cách và tình cảm đạo đức
của học sinh. Khi quan sát, phân tích những tấm gương về hành vi đạo đức, học
sinh có điều kiện nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung của đạo đức.
Khi sử dụng phương pháp nêu gương, tôi đã lựa chọn các tấm gương sao cho gần
gũi với các em. Có thể nêu ra những tấm gương ngay trong lớp, trong trường như
những gương vượt khó để học tập đạt kết quả cao.Ví dụ như em Lê Thùy Dung
hoàn cảnh gia đình rất khó khăn bố đi làm ăn xa, mẹ từ sáng đến tối ở công ti, nhà
có 3 chị em trong đó Dung là chị cả, sau giờ học ở trường về nhà em phải trông em
giúp em nhưng em vẫn học bài và làm bài đầy đủ, đi học đúng giờ và là một học
10
sinh giỏi của lớp. Hay bạn Quyên các bạn đều thấy hoàn cảnh gia đình của bạn, bố
mẹ đi làm ăn xa nhà chỉ có hai chị em gái nhưng bạn luôn là con ngoan trò giỏi,
Hay bạn Linh ở Huế chuyển về hoàn cảnh gia đình rất khó khăn chưa có nhà để ở,
em phải ở nhà với bà ngoại để bố mẹ đi làm ăn xa trong khi đó bà em lại ốm đau
luôn. Dù khó khăn là như thế nhưng em luôn dẫn đầu lớp trong học tập.
Tôi luôn dùng học sinh tốt giáo dục nhẹ nhàng làm gương cho học sinh chưa
ngoan noi theo.Trong lớp có học sinh thường hay vi phạm nội qui, tôi đã đưa ra
những gương tốt để học sinh đó tự so sánh đối chiếu với việc làm của mình với
việc làm của bạn, việc làm nào đáng khen hơn? Từ đó, các em tự điều khiển hành
vi của mình sao cho phù hợp. Trong trường hợp này tôi cũng không chê bai em
trước lớp vì làm như vậy sẽ làm em xấu hổ, tự ti trước tập thể.
Ví dụ: Khi tôi đang say sưa giảng bài, em Trịnh văn Định đã vẩy mực vào áo bạn,
gây mất trật tự trong giờ học. Tôi ngừng giảng giây lát rồi nhìn thẳng vào mặt em
để em biết là tôi đã nhìn thấy hành vi xấu của mình và không bằng lòng với hành vi
đó. Sau giờ học, tôi gặp riêng em Định và nói rõ việc làm của em làm cô rất buồn
và vi phạm nội qui lớp học. Tôi nhẹ nhàng khuyên bảo và yêu cầu em chấm dứt
việc làm đó. Hoặc cuối giờ tôi đưa ra những em hăng hái phát biểu, chú ý nghe
giảng (vì đây cũng là hình thức phê bình học sinh có hành vi xấu)
4.2. Động viên khen thưởng
Trường tiểu học Nga Thanh trong những năm qua đã và đang làm tốt công
tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện
tốt vào các đợt cuối năm, qua các đợt thi đua theo chủ đề chủ điểm của năm học.
Song để khuyến khích học sinh chăm chỉ, có ý thức rèn luyện tốt, tiến bộ nhanh
ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch khen thưởng hàng tháng cho những học
sinh tiến bộ về đạo đức và học lực để thúc đấy các em tiến bộ về mọi mặt.
Khi một học sinh mặc dù có những biểu hiện về đạo đức chưa ngoan nhưng
cũng có lúc em làm được việc tốt thì tôi luôn động viên kịp thời đúng lúc, đúng chỗ
để kích lệ em. Hình thức động viên khen thưởng này có thể trong giờ học hoặc giờ
sinh hoạt Đội hay buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ. Chúng ta cũng không câu nệ là
phải có phần thưởng bằng hiện vật mới có tác dụng mà khen thưởng học sinh có thể
là một lời khen, một cái gật đầu trìu mến hay một ái vỗ vai,một tràng vỗ tay của các
bạn chứ chúng ta cũng không nên quan niệm là khen thưởng cho học sinh phải
bằng giấy khen và hiện vật có giá trị .
11
Ví dụ : Trong lớp tôi có em Bùi Thị Ngọc Ánh không muốn tham gia vào hoạt
động lao động vệ sinh, hoặc có làm nhưng chưa thể hiện tính tự giác, ý thức trách
nhiệm. Để giáo dục cho em yêu thích, tham gia vào hoạt động này, tôi thường
xuyên tạo điều kiện để em được ngắm nhìn những thành quả lao động của các bạn
và ân cần hỏi xem những nhận xét của em như thế nào về những thành quả lao
động đó. Sau đó tôi cùng em tham gia vào việc lao động nhằt lá, quét sân trứớc cửa
hè của lớp mình. Tôi hướng dẫn em cách lao động, cũng như việc sắp xếp đồ dùng
sao cho ngăn nắp. Tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho em chăm sóc cây cảnh ở
trong lớp. Vì tôi nghĩ thông qua công việc này sẽ giáo dục em sự kiên trì, chịu khó,
sức khỏe, lao động dẻo dai không sợ vất vả. Thông qua lao động, nhiều điều học
được về lý thuyết sẽ trở nên sáng rõ hơn đối với em. Và quan trọng hơn là nhờ vào
lao động mà kiến thức học sẽ được củng cố đào sâu, trí tuệ phát triển. Kết quả sau
một thời gian em đã hoạt bát nhanh nhẹn thích tham gia vào các hoạt động như lao
động, vệ sinh lớp, chăm sóc cây. Khi em đã hoàn thành công việc, tôi khen ngợi,
động viên em trước lớp để khuyến khích em lần sau có thể làm được nhiều việc
Tốt hơn nữa
4.3. Giáo dục bằng tình thương, tinh thần trách nhiệm
12
Để giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên luôn phải gần gũi, khuyến khích
động viên giúp đỡ các em và một điều không thể thiếu là giáo viên cần phải kiên
trì. Giáo viên cũng có thể là người bạn, người mẹ, người chị đối với các em. Trong
lớp, giáo viên phải luôn niềm nở, vui vẻ. Phải là người dễ gần ,dễ mến để các em
bộc bệch tâm sự điều em cần chia sẻ… Giáo viên luôn là chỗ dựa về tinh thần
cùng là người “cầm cân, nẩy mực”, không thiên vị về một em nào đó trong lớp.
Trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh, các em mong đợi ở giáo viên nụ cười
nhiều hơn, gật đầu nhiều hơn, khuyến khích nhiều hơn. Tha thứ nhiều hơn…
Ví dụ: Trong lớp tôi có em Mai Văn Bằng không chú ý học bài mà hay treo chọc và
hay làm việc riêng, hay đánh bạn. Trong trường hợp này, tôi không dùng phương
pháp giáo dục nặng nề là bắt học sinh phải học thuộc lòng những câu đạo đức như
bắt chép lời khuyên bảo vài trang để phạt học sinh. Nếu làm vậy thì kết quả không
cao, học sinh sẽ nhớ được những dòng chữ được xem là chuẩn mực đạo đức trong
khi đó em sẽ không biết phải thực hiện như thế nào.Sửa sai cho mình bằng cách
nào.
Giáo viên cũng không nên dùng hình thức trách phạt học sinh như bắt học sinh
đứng, hay hay úp mằt vào tường, mời cha mẹ lên cô trao đổi… …làm như vậy là
tổn thương đến tâm hồn các em.
Trong trường hợp này, tôi gần gũi học sinh hơn, tôi tìm hiểu hoàn cảnh nào
khiến em hay đánh bạn như vậy, và tìm ra những tình huống thực tế để học sinh có
thể lựa chọn, phê phán đúng, sai hoặc tốt, xấu. Sau đó tôi mới đưa ra kết luận,
hướng học sinh vào cái hay, cái đẹp, cái phải học tập.Tôi đã phân
tích để em hiểu bạn cũng như mình, em đánh được bạn, thì bạn khác cũng có thể
đánh được em. Cảm giác của em khi bị người khác đánh như thế nào thì cảm giác
của bạn khi bị em đánh cũng vậy, đau đớn về thân xác.Tìm hiểu kĩ ra thì được biết
em Mai Văn Bằng ở nhà thường xem phim võ thuật cùng với anh nên em bắt chước
và thường lấy bạn gái ngồi bên để thử nghiệm. Kết quả là bạn gái bị đâu và cáo tội
bạn với cô. Sau những lần tâm sự, phân tích hành vi đúng sai của mình em Bằng đã
nhận ra hành vi đánh bạn của mình là không đúng.Trái với những bài giảng về đạo
đức mà em đã được học. Hơn thế nữa, em còn vi phạm tới nội quy của lớp đã đề ra.
Cách giáo dục này của tôi, tôi nghĩ là có hiệu quả có sức khoan sâu, lắng đọng vào
tâm hồn các em. Đúng như tôi mong đợi, sau những lần cô trò tâm sự, em Bằng
không bao giờ còn đánh bạn gái nữa. Em dần dần biết yêu quí và giúp đỡ các bạn
gái trong lớp..
Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý đến hành vi lời nói của mình, khi các em làm được một
việc tốt, dù là nhỏ thì tôi khen và động viên kịp thời để học sinh phấn chấn và thấy
13
rằng : Cô không bỏ rơi và hắt hủi mình, cô luôn quan tâm và yêu thương mình. Khi
học sinh mắc lỗi mình phải lựa chọn cách giải quyết sao cho phù hợp với hoàn cảnh
sống và đặc điểm tâm lí của từng em tránh để học sinh lòng thù hận,và ác cảm với
cô giáo hay tính mặc cảm tự ti của các em cũng sẽ không tốt sẽ ảnh hưởng tới tâm
hồn cho các em.
IV. KIỂM NGHIỆM.
Người giáo viên Tiểu học là ông thầy tổng thể, người chịu trách nhiệm toàn bộ
kế hoạch dạy học và giáo dục của một lớp.Mục tiêu của bậc Tiểu học là coi trọng
việc phát triển nhiều mặt của học sinh.Vì vậy, người giáo viên có trách nhiệm to
lớn trong việcgiáo dục đạo đức cho các em. Học sinh đến trường để học cách sống,
kĩ năng giao tiếp để trở thành người phất triển toàn diện. Học cách sống là học cách
cư xử ở mọi nơi, mọi lúc, đúng chuẩn mực đạo đức.Người giáo viên phải xây dựng
được bầu không khí trong lành, lòng thương yêu,sự tin cậy từ phía các em và cha
mẹ các em.
14
Giáo viên phải hiểu được trẻ về đặc điểm phát triển của trẻ,lựa chọn biện pháp
giáo dục phù hợp với cả lớp và với từng học sinh.
Giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức thông qua những tình huống cụ thể, hết
sức tránh lý thuyết khô khan, dài dòng và hô hào mệnh lệnh.
Trong năm học 2013 -2014, đầu năm lớp tôi có một số em có những biểu hiện
chưa ngoan như: lười học, nói tục ,chửi tục, trong lớp hay trêu chọc bạn, ít chú ý
học, đi học về hay la cà chơi dọc đường bị kẻ xấu lợi dụng làm việc không tốt…
Một số em chưa tích cực tự giác tham gia vào lao động vệ sinh trường, lớp. Do nắm
được đặc điểm tâm lý của học sinh và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
học sinh trong nhà trường, tôi đã luôn luôn gần gũi, động viên các em và áp dụng
những biện pháp giáo dục đạo đức sao cho thích hợp cho từng đối tượng để kết quả
giáo dục của lớp ngày một nâng cao.
Kết quả cuối học kỳI, II lớp tôi đạt được kết quả như sau:
Lớp 2A – Sĩ số 24 em . Năm học 2013- 2014.
Thời
điểm
Sĩ số
Cuối kì I
THĐĐ
CTHĐĐ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
24/ 24
22
92
2
8
Cuối kì II 24/24
24
100
0
0
Ghi chú
Học lực cuối kỳ II tất cả các em trong lớp đều đạt học lực khá, giỏi. Lớp được
Đội xếp loại là lớp có nề nếp tự quản tốt, đi đầu trong phong trào “Đôi bạn cùng
tiến, nhóm bạn học chăm”. Tất cả các em trong lớp đều biết lễ phép chào hỏi người
lớn, các em không còn nói tục, nói tự do,biết nói câu có đủ chủ- vị. Học sinh có ý
thức tự học và vươn lên trong học tập. Học sinh trong lớp đều thực hiện tốt các nội
quy, quy định của lớp và của trường.Trong lớp, các em đã tiến bộ rõ rệt, có ý thức
tự học bài và làm bài đầy đủ, nghe thầy đua bạn. Bên cạnh đó các em luôn có tinh
thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Cụ thể các em đã quyên
góp được 200 000 ngàn đồng ủng hộ 2 bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.Ủng
hộ trẻ khuyết tật và mua tăm cho hội người mù Nga Sơn với số tiền là 320 000, ủng
15
hộ nghĩa tình biên giới và hải đảo với số tiền là 70 000, ủng hộ vùng cao bá Thước
với số tiền là 240 000….và nhiều việc làm thiết thực khác.
Trong gia đình, các em luôn là con ngoan, trò giỏi, làm tròn bổn phận với ông
bà cha mẹ. Em Phạm Thị Cúc luôn đi học chuyên cần, Em Bùi Thị Ngọc Ánh tích
cực tham gia vào các hoạt động của trường, lớp, luôn gương mẫu đi đầu trong lao
động về sinh trường, lớp.Cô giáo không còn phải đi sớm để nhắc nhở việc lao động
về sinh chuyên hằng ngày như hồi đầu năm. Em Phạm Văn Điệp không bỏ học
nghe theo kẻ xấu xúi dục hay đi chơi điện tử với các anh chị nữa. Em Phạm văn
Bằng không trêu chọc, đánh các bạn mà vươn lên trở thành học sinh tốt luôn giúp
đỡ bạn bè, được các bạn yêu, thầy cô yêu quý.
Việc giáo đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết sức khó khăn đòi
hỏi giáo viên phải kiên trì và một điều không thể thiếu là giáo viên phải có lòng yêu
nghề, mến trẻ, luôn yêu quí và tôn trọng các em. Không nóng giận, quát tháo, đánh
đập, chê bai các em khi các em bị mắc lỗi. Với những kiến thức ít ỏi tôi đã học hỏi
được ở sách vở, bạn bè, và những đồng nghiệp đi trước đã giúp tôi thành công ít
nhiều trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2A.
Đến thời điểm này, lớp 2A do tôi phụ trách đã được tập thể sư phạm đánh giá
cao về nề nếp và đảm bảo chất lượng giáo dục đề ra.Thực tế qua ba lần kiểm tra
định kì trong năm học lớp tôi không những hoàn thành chỉ tiêu về mặt chất lượng
giáo dục mà chất lượng giáo dục hạnh kiểm cũng được đánh giá cao.. Có được kết
quả trên là nhờ vào sự kiên trì, tình yêu nghề, mến trẻ . Sự quan tâm, đôn đốc sát
sao, chỉ bảo tận tâm của bản thân tôi đối với các em và lòng tin, sự quý mến của
các bậc phụ huynh- học sinh đã giúp tôi hoàn thành được mục tiêu giáo dục của
trường đề ,và bản thân đề ra ngay từ đầu năm học.
C. kÕt luËn VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
16
Việc đánh giá một hành vi đạo đức nào đó của học sinh cũng như đánh giá nhân
cách đạo đức của học sinh phải căn cứ trước hết vào kết quả hành vi đó, nếp sống
của học sinh đó. Không nên áp đặt, ác cảm về lẽ sống mà để cho học sinh kiểm
điểm và đánh giá về động cơ và lẽ sống của mình một cách trung thực. Phải tìm
hiểu tình huống cụ thể của hành vi đó, hoặc hoàn cảnh sống của học sinh thì việc
đánh giá hành vi hoặc nhân cách mới đúng được. Có đánh giá đúng mới có tác
dụng giáo dục được học sinh.
Tóm lại, trong quá trình giáo dục đạo đức cho các em coøn nhieàu vấn đề phải
quan tâm trong đó người giáo viên phải khéo léo lựa chọn phương pháp giáo dục
đạo đức cho trẻ và biết kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường- Gia đình và xã
hội. Cuối cùng người giáo viên phải xây dựng cho mình uy tín thật trước học sinh
và cha mẹ các em. Tránh tình trạng xây dựng cho mình uy tín bằng quyền uy. Khi
có uy tín với học sinh, các em sẽ tin yêu và quí trọng cô giáo cũng như cô nói gì trò
nghe và làm theo.
2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với giáo viên: Khi giáo dục đạo đức cho các em giáo viên phải luôn tế nhị,
khéo léo, tự nhiên và niềm nở, dẽ gần và khoan dung, tránh cáu gắt,lạnh lùng và
quá khắt khe với các em. Giáo viên nên khuyến khích và khen ngợi các em kịp
thời, đồng thời luôn thay đổi không khí lớp học để luôn có được: không khí học
tập thoải mái. Từ đó sẽ có: Tiếng cười nhiều hơn, tiếp xúc bằng ánh mắt nhiều
hơn, thân thiện nhiều hơn…
* Đối với xã hội: Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đối với các tụ
điểm chơi điện tử sao cho học sinh được vui chơi lành mạnh.
* Đối với gia đình: Cha mẹ, anh chị, ông bà không nên có những hành vi đạo đức
không tốt, thô bạo, không lành mạnh ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của các em.
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ mà bản thân tôi đã tích luỹ được
trong quá trình dạy học. Tôi luôn mong muốn được sự góp ý chân thành của các
bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
17