Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.78 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.....................................................................2
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HỮU LŨNG VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO..............................................................4
1.1. Khái quát chung về đơn vị......................................................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn.........................................4
1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Hữu Lũng................................................................................5
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện Hữu Lũng..........................................................................................10
1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.....................................11
2.1.1. Mục tiêu của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong năm
2014.............................................................................................................12
1.1.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực ở UBND
huyện Hữu Lũng..........................................................................................18
2.3.1. Hiện Trạng nhân lực của phòng hiện tại:..........................................21
2.3.2. Phân tích và đánh giá nguồn nhân lực của phòng.............................21
1.2. Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo...................................................28
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đói nghèo.............................................28


1.2.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế..........................................................28
1.2.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam..............................................29
1.2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xóa đói
giảm nghèo..................................................................................................29
1.2.3. Lý luận chung về xóa đói giảm nghèo bền vững...............................30
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN.......................................................32
2.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hữu Lũng............32
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên.........................................................................32


2.1.1.1. Địa hình..........................................................................................32
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn...........................................................................32
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng......................................33
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. .....................................37
2.1.4. Đặc điểm về dân số............................................................................37
2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo của huyện Hữu Lũng.........................37
2.2.1. Thực trạng ........................................................................................37
2.2.2. Nguyên nhân của nghèo đói..............................................................40
2.2.3. Công tác xóa đói giảm nghèo của Huyện Hữu Lũng........................45
2.2.4. Kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện Hữu Lũng..........................................................................................46
2.2.5. Ưu điểm, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Hữu
Lũng.............................................................................................................52
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN HỮU LŨNG.........55
3.1. Một số giải pháp về xóa đói giảm nghèo của huyện............................55
3.2. Một số kiến nghị...................................................................................56
3.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước................................................................56
3.2.2. Đối với UBND huyện Hữu Lũng......................................................57

3.2.3. Đối với từng hộ gia đình....................................................................58
PHẨN KẾT LUẬN........................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung viết tắt
Ủy ban nhân dân
Xóa đói giảm nghèo
Lao động thương binh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Hội đồng nhân dân
Mặt trân tổ quốc

Chữ viết tắt
UBND
XĐGN
LĐTBXH
BHXH
BHYT
HĐND
MTTQ


PHẦN MỞ ĐẦU
Được sự hướng dẫn thực tập của giáo viên và qua tìm hiểu thực tế về các
chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm
nghèo ở huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng sơn. Kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu
và thu nhập, việc làm, đời sống vật chất tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của

nhân dân huyện nói chung. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại huyện em
nhận thấy vấn đề nghèo đói của huyện rất là phổ biến, cần có những bước đi cần
chính xác mới có thể khắc phục được. Chính vì vậy em đã chọn đề tài thực tập
của mình là: Tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hữu lũng – Lạng
sơn.
Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên báo cáo thực tập
không thể tránh được những thiếu xót, hạn chế. Em xin trân thành cảm ơn và rất
mong sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn thực tập và các bác, các chú, các
anh, chị công tác tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để báo cáo thực
tập của em được hoàn thành tốt hơn.
1. Lý do chọn đề tài.
Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây,
nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những
bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là năm 2006 nước ta đã chính thức là
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân
tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, đại bộ phận đời sống
nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận nhỏ dân cư ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa… đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được
những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại, …Chính vì vậy,
sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nó không chỉ là
mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới,
mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hóa
giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc
gia là Xóa đói giảm nghèo thì trước tiên là phải rút ngắn phân hóa giàu nghèo.
1


Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng
vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cho họ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều

kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo
đói. Huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng sơn là một trong những huyên sớm triển khai
thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.UBND huyện đã thành lập ban chỉ
đạo xóa đói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư
cơ sở hạ tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay xóa đói giảm nghèo, xây dựng các mô
hình xóa đói giảm nghèo…Với lý do trên em đã chọn đề tài thực tập của mình
là: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Hữu lũng – Lạng
sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu thực trạng để lấy đó làm
cơ sở nghiên cứu những vấn đề xung quanh xóa đói giảm nghèo, vị trí và tầm
quan trọng của xóa đói giảm nghèo trong đời sống xã hội nói chung và với
huyện Hữu lũng nói riêng. Từ đó đề xuất ra những phương án giải quyết cụ thể
cho công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hữu lũng – Lạng sơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế về thực trạng xóa đói
giảm nghèo từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Không gian
Tại địa bàn huyện Hữu lũng – Lạng sơn
4.2. Thời gian
Sử dụng số liệu từ năm 2010 đến năm 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài báo cáo của mình em đã sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá, so sánh, tổng hợp, đưa ra kết luận chung nhất
nhằm thể hiện rõ mục đích của đề tài.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
2



Nhằm nắm bắt được tình hình nghèo đói đang diễn ra trong huyện, những
nguyên nhân và thực trạng của nó. Đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm đấy
lùi đói nghèo trong huyện. Đối với bản thân, đây là cơ hội để em trau dồi thêm
những kiến thức không chỉ về mặt lí luận mà còn cả thực tế. Có được cái nhìn
đầy đủ và toàn diện hơn về vấn đề nghèo đói. Tích lũy được những kinh nghiệm
thực tế để phục vụ cho quá trình làm việc sau này và quan trọng hơn là cả niềm
vinh dự, tự hào được mang một phần nhỏ sức lực vào xây dựng quê hương
mình.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 chương sau:
Chương 1. Tổng quan về UBND huyện Hữu lũng và cơ sở lý luận về xóa
đói giảm nghèo.
Chương 2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Hữu lũng –
Lạng Sơn.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác xóa
đói giảm nghèo tại huyện Hữu lũng – Lạng sơn.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HỮU LŨNG VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1. Khái quát chung về đơn vị.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn.
Địa chỉ: Số 03 Khu An Ninh - Thị trấn Hữu Lũng - Huyện Hữu Lũng Tỉnh Lạng Sơn.
Số điện thoại liên hệ: (025) 3 825. 753

Gmail:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng
Sơn tiền thân là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hữu
4


Lũng - tỉnh Lạng Sơn. Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn của công việc và điều kiện hoàn cảnh thực tế, có thể
tóm tắt quá trình hình thành và phát triển như sau:
Năm 1988, Phòng Lao động được sát nhập với Phòng Thương binh - Xã
hội thành Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Năm 1995, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được tách ra thành 2 cơ
quan là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội huyện.
Năm 2001, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sát nhập với Phòng
Tổ chức Chính quyền thành Phòng Tổ chức - Lao động - Xã hội.
Năm 2005, Phòng Tổ chức - Lao động - Xã hội đổi tên thành Phòng Nội
vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội.
Từ tháng 4/2008 đến nay, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày
04/02/2008, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội chia thành 2 cơ
quan là Phòng Nội vụ và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội huyện Hữu Lũng
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2012 của Trưởng
phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hữu Lũng về việc Ban hành
Quy chế làm việc của phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu Lũng.
* Vị trí của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hữu Lũng
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND huyện Hữu Lũng.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác

của UBND huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra chuyên
môn, nghiệp vụ của sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Điều 1. Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH Về Chức năng, nhiệm vụ của
phòng.
*Chức năng của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Hữu Lũng.
5


Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: Chính sách thương binh liệt sĩ, người có công; Lao động
việc làm, dạy nghề; Tiền lương, tiền công; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp; An toàn lao động, người có công; Công tác bảo trợ xã hội; Xóa đói giảm
nghèo; Bình đẳng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ; Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Công
tác tệ nạn xã hội; Công tác vệ sinh an toàn lao động – phòng chống cháy nổ.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện Hữu Lũng
1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các Quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban
nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên

địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức
phi chính phủ hoạt động trên địa bàn huyện thuộc lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật đối với các
cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã
hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
6


6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng
niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.
7. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
bình đẳng giới thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân các xã, thị
trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực người lao động, người
có công và xã hội.
9. Phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân
chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
10. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người
có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu
cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ
về lĩnh vực người lao động, người có công và xã hội.
12. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện và Sở

Lao động – Thương binh và Xã hội.
13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế
độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản
lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Uỷ ban
nhân dân huyện.
14. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công điều hành của Uỷ
ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giao.
Điều 2. Công tác tổ chức
- 01 Trưởng phòng
7


- 01 Phó trưởng phòng
- 05 Chuyên viên
- 01 Hợp đồng của Sở LĐ-TB&XH tỉnh tăng cường
Điều 3. Nhiệm vụ cụ thê của cán bộ , công chức
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, trưởng
phòng phân công nhiệm vụ cụ thể;
 Trưởng phòng:
Là người đứng đầu phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phụ
trách chung chịu trách nhiệm trước chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước
pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
Gián tiếp quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực chuyên môn trong phòng thông
qua Phó phòng.
 01 Phó phòng
Giúp Trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực:
Công tác tổ chức, tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới.. và là chủ tài khoản.
Công tác Lao động việc làm, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế,
bảo hiểm thất nghiệp.
Quản lý nguồn vốn 120 tạo việc làm.
Tổng hợp báo cáo các tháng, quý, năm. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó
phòng ủy quyền điều hành hoạt động của phòng.


Các cán bộ phụ trách các lĩnh vực
 Bà: Nguyễn Thị Thanh Dung
Công tác kế toán, giúp trưởng phòng quản lý tài chính, tài sản của cơ quan

và các nguồn quỹ “bảo trợ trẻ em”, “quỹ đền ơn đáp nghĩa”.
Công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của cơ quan.
 Ông: Triệu Đức Hoan
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, lao động việc làm, an toàn vệ sinh
lao động. Bảo hiểm thất nghiệp, xây dựng báo cáo tháng, quý, năm.
Công tác quản lý nguồn vốn 120 tạo việc làm.
Tiền lương, tiền công, BHXH
8


 Bà: Phạm Thị Phương Trinh
- Công tác trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Công tác cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi.
- Mua sắm Văn phòng phẩm trong cơ quan.
 Ông: Vi Văn Lai
Công tác chính sách đối với người có công (hồ sơ mai táng phí người hoạt
động khánh chiến, người bị nhiễm chất độc hóa học, người có công từ trần, cán
bộ lão thành cách mạng, tiền khổi nghĩa, thanh niên xung phong cựu chiến binh,

người bị bắt tù đầy). Chế độ trợ cấp và BHYT người có công, hồ sơ chế độ ưu
đãi học sinh, sinh viên, Quản lý hồ sơ nhận và trả kết quả theo lĩnh vực của
nghành.
Theo dõi tiếp khách các đoàn đến liên hệ công tác, kiêm thủ quỹ cơ quan.
 Ông: Phạm Đình Vũ, cán bộ Hợp đồng của Sở LĐ-TBXH
Phụ trách lĩnh vực công tác chính sách Người có công (hồ sơ người hoạt
động kháng chiến-Giải phóng dân tộc, hồ sơ người kháng chiến bị địch bắt tù
đày, người bị nhiễm chất độc hóa học, hỗ trợ nhà ở).
BHYT, cựu chiến binh, Thanh niên xung phong, người hoạt động kháng
chiến.
Theo dõi quỹ “bảo trợ trẻ em” và Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.
 Ông: Trần Văn Quản
Phụ trách mảng công tác Giảm nghèo, Bảo trợ xã hội, các đối tượng tàn
tật.
Cấp thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng tàn tật, cấp thẻ BHYT
cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, tất cả các cán bộ, công chức còn nhận nhiệm vụ khác khi được lãnh
đạo phân công.

9


1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Hữu Lũng

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

C.viên

Công
tác
phòng,
chống
tệ nạn
xã hội,
lao
động
việc
làm.

Ghi chú:

C.viên
công
tác trẻ
em,
bình
đẳng
giới, vì
sự tiến
bộ của
phụ
nữ, cấp
BHYT

Cán sự
BHYT
cựu
chiến

binh,
người
hoạt
động
khánh
chiến,
tiền
lương
tiền
Công

Chuyên
viên
bảo
hiểm
thất
nghiệp,
công
tác
giảm
nghèo,
bảo trợ
xã hội

Cán sự
chuyên
trách
người
có công


Kế
toán
viên

Trực tiếp
Gián tiếp

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
được cấu tạo, thiết kế theo mô hình trực tuyến. Trưởng phòng là người thủ
trưởng đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện và pháp
luật. Nên ông có trách nhiệm và nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát bộ máy cơ cấu tổ
chức, từ Phó phòng đến các cán bộ nhân viên trong phòng đều chịu sự giám sát
trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua Phó phòng theo cấu trúc bậc thang quyền lực.
Ông Trưởng phòng là người phụ trách trực tiếp hoặc gián tiếp 2 lĩnh vực chính
10


thông qua hoặc không thông qua Phó Phòng đó là lĩnh vực kế toán và Công tác
người có Công. Ngoài ra có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn
tất cả các lĩnh vực trong tổ chức vì ông là người đứng đầu của tổ chức.
Phó phòng là người tham mưu cho Trưởng phòng, chỉ dưới quyền điều
hành của thủ trưởng, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác phòng chống tệ
nạn xã hội, lao động việc làm. Công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ,
BHYT. BHYT cựu chiến binh, người hoạt động kháng chiến, tiền lương, tiền
công. Bảo hiểm thất nghiệp, công tác giảm nghèo, Bảo trợ xã hội... có nhiệm vụ
thay Trưởng phòng gián sát, điều hành chỉ đạo tất cả các lĩnh vực của phòng.
Kiểm tra, thúc dục nhân viên dưới quyền điều hành của mình hoàn thành nhiệm
vụ được giao trước thời hạn, rồi Phó phòng có nhiệm vụ kiểm tra,tổng hợp tất cả
lại rồi làm báo cáo lại cho Trưởng phòng. Ngoài ra, Phó phòng có quyền quyết
định một số việc trong thẩm quyền của mình khi không có mặt Trưởng phòng.

Qua sơ đồ cơ cấu ta thấy được sự phân công công việc tỉ mỉ, chặt chẽ,
chịu sự chỉ đạo của người đứng đầu, mỗi cán bộ được phân công đảm nhiệm các
lĩnh vực hoạt động nhất định thuộc về chuyên môn và chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và Phó phòng và lĩnh vực mình làm, chế độ báo cáo từ dưới trở
lên góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Từ đó ta cũng có thể nhìn thấy được công việc quản lý của trưởng phòng
và phó phòng đối với các lĩnh vực là dễ dàng vì cơ cấu phòng được tổ chức theo
mô hình trực tuyến. Trưởng phòng có thể gián tiếp giám sát hoạt động của tổ
chức thông qua phó phòng để giảm bớt công việc. Còn phó phòng trực tiếp quản
lý điều hành hoạt động và kiểm tra công việc từng lĩnh vực, các cán sự hay
chuyên viên trong phòng có sự ngang cấp thì giúp đỡ, chia sẻ công việc cùng
nhau. Từ việc phân công công việc rõ ràng, tỉ mỉ như vậy sẽ đem lại hiệu quả
công việc cao.
1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Trong mỗi tổ chức, cơ quan trong quá trình hoạt động tổ chức nào cũng
vậy, luôn luôn phải hướng đến và đặt ra một mục tiêu định trước. Mục tiêu ấy là
mục tiêu dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn nhưng tất cả đều hướng đến sự vận
11


hành tốt tổ chức của mình, cùng nhau làm việc thi đua để hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình và cũng là đưa đến thành công của tổ chức.
Mục tiêu của tổ chức có thể được đưa ra bởi các cá nhân khác nhau và
cũng có thể được thống nhất từ ý kiến của tập thể. Ở các hoàn cảnh và thời gian
khác nhau, mục tiêu được đưa ra cũng khác nhau, nhưng quá trình đưa ra mục
tiêu phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định. Mục tiêu đưa ra phải có tính cụ
thể, nhìn thấy, đo lường được, thích hợp với tổ chức và phải thực hiện được
trong mọi hoàn cảnh. Mục tiêu cũng có khi đạt được, có khi không đạt được.
2.1.1. Mục tiêu của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong
năm 2014

* Mục tiêu định tính
Lĩnh vực công tác Thương binh liệt sỹ - người có công: Chi trả đầy đủ, kịp
thời cac loại chế độ, chính sách cho các đối tượng tiếp, nhận và giải quyết đúng
theo thẩm quyền và quy định của nhà nước đối với các loại hồ sơ đề nghị giải
quyết các loại chế độ của đối tượng
Lĩnh vực công tác Bảo trợ xã hội và Bảo vệ trẻ em và vì sự tiến bộ của
phụ nữ: Tiến hành tham mưu kịp thời cho UBND huyện thực hiện chính sách
Bảo trợ xã hộ đối với các loại đối tượng như người già cô đơn không nơi nương
tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biết khó khăn, người dân
vùng sâu, vùng xa hộ nghèo…với các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp nuôi
con nuôi, cứu đói giáp hạt, chế độ BHYT cho người nghèo và công dân các xã
đặc biệt khó khăn
Lĩnh vực công tác Lao động – Việc làm: Với chức năng là cơ quan tham
mưu cho UBND huyện về lĩnh vực lao động việc làm, phòng đã phối hợp với
các Công ty có chức năng tuyển lao động đi làm việc trong và ngoài nước, chỉ
đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến
quần chúng nhân dân, cùng Ngân hàng CSXH tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận,
thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định cho vay các dự vay vốn tạo
việc làm tại chỗ, chỉ đạo Trung tâm dạy nghề và các cơ sở tham gia đào tạo nghề
mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân nhằm nâng cao tỷ lệ lao động
12


qua đào tạo, từng bước tạo việc làm và thu nhập ổn định và góp phần giảm tỷ lệ
lao động thất nghiệp và hộ nghèo toàn huyện.
Lĩnh vực công tác phòng, chống tệ nạn xã hội: đã phối hợp với các cơ
quan liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt chương trình phòng, chống
tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện thông qua công tác theo dõi, kiểm tra, nắm bắt,
triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm mua bán, tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy,
lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc hoàn thành 100% chỉ tiêu tỉnh giao, tăng

cường công tác kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành 178 góp phần đảm bảo an
ninh - trật tự trên địa bàn huyện.
* Mục tiêu định lượng
Mục tiêu định lượng trong năm 2014 của từng lĩnh vực được cụ thể hóa
và rõ ràng như sau:
• Đối với công tác lao động – việc làm, đào tạo dạy nghề
Tham mưu cho UBND huyện xây dựng và ban hành văn bản
+ Kế hoạch số 16/KH-BCĐ ngày 25/01/2014 của BCĐ huyện về Hướng
dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động
– PCCN lần thứ 16 năm 2014 tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Tổng
hợp báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về
ATVSLĐ – PCCN lần thứ 15 năm 2014 và kết quả kiểm tra công tác ATVSLĐ
– PCCN tại 18 doanh nghiệp trên địa bàn huyện gửi Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội tỉnh
+ Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 03/4/2014 về việc kiện toàn Ban
chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” của huyện
Phối hợp với Công an huyện, Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên – Môi
trường, Đài truyền thanh – TH, liên đoàn lao động huyện tiếp tục tiến hành kiểm
tra việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao
động – PCCN lần thứ 16 năm 2014 đối với 18 doanh nghiệp trọng điểm trên địa
bàn huyện
13


Tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tổ chức hội nghị sơ kết công tác đào
tạo nghề năm 2012-2013 và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông
thôn năm 2014 theo quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện và chỉ đạo
Trung tâm dạy nghề, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Nông lâm Đông bắc

xây dựng kế hoạch đào tạo, triển khai tuyển sinh học nghề năm 2014 trên địa
bàn huyện với tổng số 15 lớp cho 450 học viên (trong đó: Nhóm nghề Nông
nghiệp: 10 lớp bằng 300 học viên; nhóm nghề phi nông nghiệp:05 lớp bằng 150
học viên)
Dự tính kết quả thực hiện tổ chức được 22 lớp dạy nghề với trên 680 học
viên, trong đó
+ Đào tạo theo kế hoạch của BCĐ huyện 15 lớp = 450 học viên, đạt 100%
kế hoạch
+ Các cơ sở khác tham gia đào tạo 07 lớp = 230 học viên (Trung tâm dạy
nghề huyện sẽ tổ chức sát hạch Luật giao thông đường bộ cấp giấy phép lái xe
hạng A1 khóa K11-HL cho 105 học viên)
Tham mưu cho UBND huyện tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động các
gia đình có người thân đi lao động có thời hạn tại Hàn Quốc hết hạn hoặc sắp
hết hạn lao động về nước, phối hợp với công ty Vĩnh Cát tiếp tục tổ chức hội
nghị tư vấn tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động tại Macao. Dự kiến kết
quả đạt được toàn huyện năm 2014 có:
+ Có 40 người tham gia xuất khẩu lao động, trong đó Công ty cổ phần đầu
tư Vĩnh Cát 15 người, công ty Cổ phần đầu tư và Quan hệ Quốc tế Thăng Long
là 25 người
+ Trên 1.000 người đi lao động tại các doanh nghiệp trong nước
Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc và
tổng hợp kết quả điều tra, ghi chép, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu chung – cầu
lao động, điều tra lao động – Tiền Lương năm 2014 trên địa bàn huyện với kết
quả dự tính như sau:
+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cho 52 cán bộ xã, thị trấn về điều tra về Cung
cầu lao động
14


+ Tiếp tục cập nhật Thông tin biến động nhu cầu sử dụng lao động tại các

doanh nghiệp: Số doanh nghiệp được giao cập nhật biến động 81 doanh
nghiệp,số doanh nghiệp đã thực hiện được là 81.
+ Cập nhật biến động Cung lao động: Kết quả điều tra năm 2014 toàn
huyện , điều tra 28.124 hộ dự kiến có 11.713 hộ có biến động về thông tin cung
lao động và nộp kết điều tra về BCĐ tỉnh theo đúng quy định.
• Công tác Phòng, chống tệ nạn xã hội
Xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ năm 2014 đội
178 huyện và tổ chức kiểm tra trên 25 lượt các cơ sở kinh doanh dịch vụ về công
tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, dự kiến không có cơ sở nào vi phạm
Tiếp tục phối hợp với Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch triển khai công tác xây dựng xã, phường lành mạnh
không có tệ nạn mại dâm năm 2014 tại xã Đồng Tân, hoàn thiện kế hoạch thực
hiện thí điểm mô hình phòng ngừa mại dâm tại cộng đồng, kết hợp các biện
pháp giảm tác hại về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS tại Thị trấn Hữu Lũng
Tham mưu cho UBND huyện thực hiện ban hành một số văn bản
+ Kế hoạch về thực hiện công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không
có tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2014
+ Quyết định về việc kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành 178 huyện, tiếp
tục thực hiện kiểm tra năm 2014
+ Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm huyện năm 2014
Lập hồ sơ và tiến hành họp Hội đồng tư vấn, trình Chủ tịch UBND huyện
ra quyết định đưa những đối tượng đi cai nghiện bắt buộc theo chỉ tiêu, dự kiến
đạt 100% kế hoạch
• Công tác thương binh liệt sỹ, người có công
Tiếp tục thực hiện chi trả các loại trợ cấp gồm:
+ Trợ cấp hàng tháng cho 11.070 đối tượng bằng 6.434.922.000đ
+ Trợ cấp mai tang phí cho thân nhân người có công với các mạng từ trần
01 người, số tiền 12.984 triệu đồng
15



+ Trợ cấp tiền ăn thêm ngày lễ, tết cho thương binh suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên 07 người, số tiền 6.16 triệu đồng
Tổ chức 08 đoàn đi thăm, chúc Tết và tặng quà cho các đối tuowngj là
Mẹ, Vợ liệt sĩ cô đơn, cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa,
Thương, Bệnh binh hạng nặng và cán bộ chủ chốt đã nghỉ hưu
Tiếp tục chuyển các loại quà: Quà của Chủ tịch nước tới các gia đình
chính sách, người có công là 832 xuất; quà của UBND tỉnh và 01 cuốn lịch đến
gia đình chính sách, người có công với cách mạng là 843 xuất
Tiếp tục tham mưu với UBND huyện tổ chức các hoạt động thăm hỏi tặng
quà cho các gia đình, đối tượng chính sách và viếng nghĩa trang liệt sỹ huyện
nhân dịp 67 năm ngày Thương binh liệt sỹ.
Dự tính tiếp nhận khoảng 1.900 hồ sơ đề nghị giải quyết các loại chế độ.
Trong đó: 29 hồ sơ mai tang phí người hoạt động kháng chiến; 04 hồ sơ mai
tang phí bệnh binh, 01 hồ sơ mai táng phí chế độ 142; 29 hồ sơ mai táng phí đối
tượng cựu chiến binh; 04 hồ sơ tuất liệt sỹ; 01 hồ sơ trợ cấp cán bộ tiền khởi
nghĩa; 62 hồ sơ cấp bù học phí học sinh sinh viên; 38 hồ sơ chế độ ưu đãi học
sinh sinh viên, khoảng 1.600 hồ sơ chế độ chi phí học tập năm 2013-2014 cho
học sinh và các loại hồ sơ chế độ khác
Tiếp tục tham mưu cho UBND huyện và phối hợp với các xã Minh Sơn,
Đồng tiến tiếp nhận và an táng hài cốt 03 liệt sỹ vào nghĩa trang của huyện
Dự tính cấp phát 7893 thẻ BHYT năm 2014 cho các đối tượng, gồm:
+ Đối tượng thanh niên xung phong 61 thẻ
+ Đối tượng cựu chiến binh 707 thẻ
+ Đối tượng người hoạt động kháng chiến 25 thẻ
Phối hợp với Trạm Y tế các xã, thị trấn tổ chức khám sức khoer đi điều
dưỡng theo chỉ tiêu năm 2014 cho 65 đối tượng Người có công
Lập danh sách đề nghị Sở LĐ – TB&XH tỉnh: cấp kinh phí cho các đối
tượng người có công điều dưỡng tại gia đình 131 người; tổ chức đo khám và cấp

chân, tay giả cho 10 đối tượng; cắt chế độ BHYT cho đối tượng Cựu chiến binh
đã từ trần.
16




Công tác Bảo Trợ xã hội
Tiếp tục chi trả các loại trợ cấp
+ Trợ cấp hàng tháng cho trên 19.558 lượt đối tượng
+ Trợ cấp mai táng phí cho người tổ chức mai táng đối tượng bảo trợ xã

hội 16 người
+ Trợ cấp đột xuất cho người bị tai nạn lao động
Tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ, trong đó 157 hồ sơ đề nghị hưởng BTXH,
38 hồ sơ chế độ mai táng phí đối tượng BTXH, 01 hồ sơ chuyển chế độ trợ cấp
Tham mưu cho UBND huyện ban hành:
+ Quyết định phê duyệt cho đối tượng là người nghèo của 26/26 xã, thị
trấn được cấp thẻ BHYT
+ 20 quyết định hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, 40 quyết định trợ cấp
đối tượng người gia 80 tuổi
+ 62 quyết định cắt trợ cấp xã hội thường xuyên và hỗ trợ mai táng phí
cho thân nhân đối tượng BTXH
+ Quyết định về việc rà soát điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2014
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho đội ngũ điều tra viên các
xã, thị trấn về nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014
+ Hoàn thành công tác thẩm định và trình UBND huyện ban hành quyết
định cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghòe tại 26/26 xã, thị trấn
+ Phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổ chức tập huấn sử
dụng phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội cho cán bộ văn hóa xã hội 26

xã, thị trấn


Công tác chăm sóc trẻ em
Tổng hợp quỹ bảo trợ trẻ em trên toàn huyện năm 2014
Tham mưu cho UBND huyện ra các quyết định: Quyết định công nhận xã,

phường phù hợp với trẻ em năm 2013 đối với 16 xã trên địa bàn huyện gồm:
Yên Vượng, Sơn Hà, Minh Sơn, Hòa lạc, Đồng Tân, Hồ Sơn, Tân Thành, Hữu
Liên, Minh Tiến, Thanh Sơn, Thiện Kỵ, Quyết Thắng, Hòa Bình, Minh Hòa
Tổng hợp kết quả và báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
17


công tác thực hiện “Ngôi nhà an toàn năm 2013” tại 02 xã Sơn Hà và Thị trấn
Hữu Lũng
Tổng hợp báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh với số
lượng trẻ em mồ côi là 376 em, báo cáo trẻ em bị tàn tật hệ vận động là 56 em
Tham mưu cho UBND huyện ban hành:
+ Quyết định kiện toàn Hội đồng quỹ Bảo trợ trẻ em của huyện
+ Quyết định kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện
Nhân dịp ngày Tết thiếu nhi, tổ chức thăm hỏi tặng quà cho cháu mới sinh
và bị bệnh đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, mỗi xuất là
200.000 đồng với tổng trị giá 9.800.000đ
Nhân dịp ngày Tết Trung thu tham mưu cho UBND huyện tổ chức 05
đoàn đi thăm hỏi, tặng quà tại 08 đơn vị mầm non, trường THCS nội trú.
Tiếp tục phối hợp với đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành rà soát việc cấp thẻ
BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT
trên 26 xã, thị trấn



Công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tham mưu cho UBND huyện ban hành 02 văn bản: Quyết định

kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ huyện và văn bản hướng dẫn các xã, thị
trấn tổ chức kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ
1.1.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực ở
UBND huyện Hữu Lũng.
Chuyên hiện nay phòng LĐ-TB&XH huyện có 08 cán bộ, chuyên viên
làm việc viên tại phòng. Trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 06 cán
bộ, phụ trách từng lĩnh vực khác nhau.
Biên chế hành chính của phòng LĐ – TB&XH do UBND huyện quyết
định trong tổng biên chế hành chính của huyện do UBND tỉnh giao.
Việc quản lý và sử dụng biên chế hành chính của phòng LĐ – TB&XH
thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
Thực trạng nguồn nhân lực của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
được thể hiện qua bảng sau:
18


STT

Năm sinh
Họ và Tên

Nam

Nữ


Chức
vụ


nghạch

Trình độ đào tạo
Trình độ
chuyên
môn

Trình
độ
chính
trị
Cao cấp

Tin học

1.

Trần Văn Ba

1962

Trưởng
phòng

01.003


Cử nhân
kinh tế

2.

Lã Hữu Việt

1958

Phó
phòng

01a.003

Cao đẳng

3.

Nguyễn Thị
Thanh Dung

Kế
Toán

01.003

Đại học

B


4.

Trần Văn
Quản

1983

Chuyên
viên

01a.003

Cao đẳng

A

Triệu Đức
1975
Hoan
Phạm Phương
Trinh
Vi Văn Lai
1958

Chuyên
viên
1977 Chuyên
viên
Cán Sự


01.003

Đại học

A

01.003
01.004

5.
6.
7.
8.

Phạm Đình


1981

1962

Cán sự

Ngoại
ngữ

A

Nùng


ĐV

30 năm

Kinh

ĐV

33 năm

Tày

ĐV

11 năm

Kinh

ĐV

5 năm

Nùng

ĐV

16 năm

Đại học


Kinh

ĐV

12 năm

Trung cấp

Tày

ĐV

28 năm

Trung cấp

Kinh

ĐV

25 năm

Trung
cấp
B

A



(Nguồn Phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu Lũng)

20


2.3.1. Hiện Trạng nhân lực của phòng hiện tại:
Về số lượng: Cả phòng gồm có 08 người,
- 06 Nam (chiếm 75%)
- Nữ có 02 người (chiếm 25%)
Về độ tuổi:
- Từ 40-55 tuổi: 5 người (chiếm 62,5%)
- Từ 30-40 tuổi: 3 người (chiếm 37,5%)
 Độ tuổi trung bình là 45 tuổi
2.3.2. Phân tích và đánh giá nguồn nhân lực của phòng.
Về số lượng
Phòng LĐ-TB&XH hiện nay có 08 người làm việc tại phòng, trong khi đó
chỉ tiêu về nhân lực của phòng là 10 người. Trong đó có 7 biên chế và có 1 hợp
đồng của sở tăng cường, phòng có 6 Nam và 2 Nữ. (Nam chiếm 75%, Nữ chiếm
25%).
Phòng LĐTBXH huyện Hữu Lũng đang bị mất cân bằng về giới tính và
thiếu nhân lực, cần phải bổ sung một cách hợp lí. Và cơ quan đang dự định sẽ
tuyển thêm 2 cán bộ trong tháng 9/2014. Với chính sách an sinh cần phải bảo vệ
Phụ nữ và Trẻ em ngày càng được mở rộng, cần bổ sung thêm cán bộ Nữ giới
phụ trách vấn đề.
* Phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng nhân lực của tổ chức
• Trình độ học vấn:
Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ, công chức Phòng LĐTB&XH
huyện Hữu Lũng là tập thể lao động được đào tạo ở nhiều ngành, nghề khác
nhau nhưng có trình độ chuyên môn khá đồng đều, cụ thể:
Trình độ Đại học: Có 04/08 người, (chiếm 50%). Trong đó có Trưởng

phòng là cử nhân Kinh tế, các cán bộ, nhân viên còn lại tốt nghiệp các trường
Đại học chuyên ngành Kế toán tài chính, Quản trị nhân lực và Công tác xã hội.
Trình độ Cao đẳng: có 02 người (chiếm 25%). Chuyên nghành Quản trị
nhân lực, công tác xã hội.
Trình độ Trung cấp: có 02 người (chiếm 25%). Chuyên ngành Bảo hiểm,
Quản trị nhân lực.
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu nêu trên, ta có thể nhận thấy đội ngũ
21


người lao động trong cơ quan đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về trình độ,
cũng như chuyên môn được đào tạo, vì cơ bản họ được đào tạo những chuyên
ngành đúng theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách hoặc ít nhiều cũng liên quan
đến lĩnh vực chuyên môn hiện tại. Việc phân công công việc đúng trình độ
chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể áp dụng đúng lý
thuyết học được vào thực tiễn công việc, giúp cho việc giải quyết công việc đạt
hiệu quả tốt nhất.
• Về trình độ Tin học và ngoại ngữ
Đối với thời đại ngày nay, Tin học và ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng đối
với người lao động nó có yếu tố khẳng định về sự hiểu biết cũng như giao tiếp
của con người gần như phải có đối với sinh viên các trường đào tạo Đại học hiện
nay. Trong tổ chức cũng vậy, cần phải được qua lớp đào tạo 2 chứng chỉ đó thì
mới khẳng định được sự hiểu biết cũng như học vấn của cán bộ mình ví dụ như
là: áp dụng tin học văn phòng trong làm việc cũng như sử lý công việc, Tiếng
anh trong giao tiếp khi công tác cũng như tiếp xúc với người nước ngoài.
Phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu lũng hiện nay về cơ bản là đáp ứng được
như là; có chứng chỉ Tin học 04/8 người, trong đó có 3 bằng A, 1 bằng B
(Chiếm 50%). Về Tin học có 02/8 người có 1 bằng A, 1 bằng B (chiếm 25%).
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo cần có
phương án lên kế hoặc đề cử các cán bộ này đi học để nâng cao trình độ chuyên

môn cũng như sức mạnh cho tổ chức.
• Về trình độ lý luận chính trị:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước,
cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, vì vậy trình độ lý luận về chính trị là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được quan tâm trong quá trình
công tác. Nó giúp cho cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng trong tư tưởng,
đồng thời giúp các cán bộ nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, tạo niềm tin cho nhân dân. Hiện nay phòng có 2 người
có bằng lý luận chính trị. Là trưởng phòng (lớp Chính trị cao cấp), và Phó phòng
(Trung cấp). Từ bằng cấp đó, chứng minh được các lãnh đạo của phòng đã qua
22


×