Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

GIAO AN DIA LI 11 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.52 KB, 64 trang )

Trường THPT Trà Cú

- Tuần: 1
- Tiết PPCT : 1
- Ngày dạy: 17 / 08 / 2015

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát
triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
3/ Thái độ:
- Xác định trách nhiệm học tập của bản thân để thích ứng với cuộc CMKH&CNHĐ.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó, xác định trách nhiệm
của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ xã hội tại địa phương, ứng phó
với biến đổi khí hậu toàn cầu.
4. Định hướng phát triể năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bảm đồ.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:


1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp ( 1 phút)
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Ở lớp 10 các em đã đựơc học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội
đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế xã hội của các
nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới ( 12 phút).
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp
1


Trường THPT Trà Cú

Hoạt động của GV và HS

*Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và
hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:
+ Hiện nay trên thế giới được phân thành
những nhóm nước nào?
+ Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì
về GDP bình quân đầu người, đầu tư nước
ngoài, nợ nước ngoài, chỉ số HDI?
*Bước2: Một HS trình bày, các HS khác bổ
sung.
*Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1

SGK để xác định các nước có GDP/người cao
và thấp? Các nước đố được xếp vào nhóm
nước nào?
*Bước4: HS trả lời, GV nhận xét và kết luận:

Nội dung kiến thức
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM
NƯỚC:
.- TG có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

khác nhau, được chia làm 2 nhóm nước: phát
triển và đang phát triển.
+ Các nước phát triển:
+ Các nước đang phát triển:
- Nước đang phát triển có sự phân hóa:
NICs, trung bình, chậm phát triển.
- Phân bố:
+ Các nước đang phát triển phân bố chủ
yếu ở Nam bán cầu ( GDP thấp).
+ Các nước phát triển phân bố chủ yếu ở
Bắc bán cầu ( GDP cao, HDI cao, FDI
nhiều.)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm
nước ( 12 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở, chia nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
Hoạt động của GV và HS
*Bước1: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. GV
giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như

sau, thời gian 5-7 phút.
+Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu
hỏi và nhận xét tỉ trọng GDP/người của hai
nhóm nước: Phát triển và đang phát triển
+Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận
xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
của các nhóm nước.
+Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các
kênh chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt
về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa
nhóm nước phát triển và đang phát triển.
GV phát phiếu học tập.
*Bước2: Đại diện các nhóm lên bảng trình
bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Bước3: GV kết luận các ý đúng của mỗi
nhóm đồng thời bổ sung những phần còn

Nội dung kiến thức
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM
NƯỚC:
Giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số ktxh:
Tiêu chí
GDP/ người

Cơ cấu GDP
theo khu vực
kinh tế


Nhóm nước
PT
Cao và rất
cao

Tỉ trọng khu
vực III
>70%, khu

Nhóm nước
đang PT
Thấp hơn
mức TB của
thế giới và
thấp hơn
nhiều ở các
nước PT
Tỉ trọng khu
vực I còn
cao, khu vực
2


Trường THPT Trà Cú

thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính
xác:
*Bước4: Chuyển ý: Các em biết gì về nền
kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri
thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế nào?
Chúng ta nghiên cứu sang phần III.

Tuổi thọ
HDI

vực I rất nhỏ. III còn thấp
<50%.
Cao >75 tuổi Thấp, nhất là
các nước
châu Phi
Cao
Thấp

Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại ( 12 phút).
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

*Bước1: GV giới thiệu khái quát các cuộc
cách mạng khoa học và kĩ thuật trong lịch sử
KN: Là cuộc cách mạng làm xuất hiện và
nhân loại.
bùng nổ công nghệ cao -> Xuất hiện cuối thế

*Bước2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và
kỉ 20 đầu thế kỉ 21.
hiểu biết để tìm hiểu cuộc cách mạng
- Bốn ngành công nghệ trụ cột.
KH&CN hiện đại .
Sự tác động của cuộc CMKH-CN giện đại
+ Công nghệ sinh học.
tác động như thế nào đến môi trường và
+ Công nghệ vật liệu.
BĐKH?
+ Công nghệ năng lượng.
( Công nghệ năng lượng sạch giúp sử dụng
+ Công nghệ thông tin.
hiệu quả nhiên liệu, giảm sự phát thải khí
- Tác động:
nhà kính, giảm nhẹ tác động của BĐKH).
+ Làm xuất hiện nhiều ngành mới ( điện
*Bước3: Đại diện HS trình bày, các HS khác
tử, tin học,…)
bổ sung và lấy ví dụ
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
*Bước4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến
+ Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
thức:
VD về nền kinh tế trí thức:
- Để thu được 500 USD tập đoàn than và
khoáng sản VN bán 5 tấn than đá.
ND ĐBSCL bán 2 tấn gạo.
Trung Quốc bán 1 xe máy trọng lượng 100kg
Hãng Sony bán 1 tv -> 10kg

Hãng Nokia bán 1 điện thoại -> 0,1kg.
Hãng Intel bán 1 chíp máy tính -> 0,01kg.
Hãng Microsoft bán 1 phần mềm ->0,001 kg.
4. TỔNG KẾT ( 7 PHÚT)
a. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát
triển với nhóm nước đang phát triển.
3


Trường THPT Trà Cú

b. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền
kinh tế xã hội thế giới.
5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 PHÚT)
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện nhw thế nào và tạo ra
những hệ quả gì?
2. Tìm hiểu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới: EU, ASEAN, APEC,
NAFTA, MERCOSUR.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần: 2
Tiết PPCT : 2
Ngày dạy: 24 / 08 / 2015

Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết
kinh tế khu vực.

2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ
chức liên kết kinh tế khu vực
3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của
bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
- Phân tích được tác động hai mặt của toàn cầu hóa và giải thích được cơ sở hình thành nên
các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Nhận thức được ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến môi trường và BĐKH.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư
duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, bản đồ một số tổ chức khu vực.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học, bảng 2 ở SGK.
4


Trường THPT Trà Cú

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số + Nề nếp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
- Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền

kinh tế xã hội thế giới?
- Chấm vở bài tập.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề: Toàn cầu hoá và khu vực hoá, là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều những vấn đề đó.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và biểu hện của xu hướng toàn cầu
hóa kinh tế ( 15 phút).
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
* Bước1: GV yêu cầu Hs dựa vào Sgk và
kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: Toàn
cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân nào
dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa?
* Bước2: Đại diện HS trả lời , GV nhận xét
và đi đến kết luận.
* Bước3: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu các biểu hiện của xu
hướng toàn cầu hóa kinh tế, liên hệ ở Việt
Nam.
- Nhóm 2: Tìm hiểu các hệ quả của xu hướng
toàn cầu hóa kinh tế.
- Nhóm 3: Xu hướng toàn cầu hóa có ảnh
hưởng đến BĐKH toàn cầu hay không?
Nguyên nhân dẫn dến BĐKG?
* Bước4: Đại diện các nhóm lên trình bày,
các nhóm khác bổ sung.

* Bước5: GV bổ sung và chuẩn kiến thức:
- Toàn cầu hóa có thể cung cấp công nghệ
sạch cho thế giới làm giảm sự phát thải khí
nhà kính.
- Toàn cầu hóa làm gia tăng mức độ khai thác
tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng ở các
nước đang phát triển, gây giảm khả năng hấp
thụ khi cacbonic của tự nhiên.

Nội dung kiến thức
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH
TẾ
- Toàn cầu hoá: là quá trình liên kết các quốc
gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có
khu vực kinh tế ( KT, VH , KH… )
1/ Toàn cầu hóa kinh tế.
a/ Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng
KH&CN.
- Nhu cầu phát triển của từng nước.
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn
cầu, đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
b/ Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ty xuyên quốc gia được hình
thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn.
2/ Hệ quả của toàn cầu hóa.
a/ Mặt tích cực.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng
kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa
5


Trường THPT Trà Cú

- TG có khoảng 60 nghìn công ty xuyên quốc
gia ( 1995: 37 nghìn cty) trong đó có 500
công ty xuyên quốc gia khổng lồ, chiếm 1
nửa thị trường thế giới.
- Các công cty hàng đầu thế giới:
1. Microsoft (HK). 6. Wal-Mart Stoer (HK)
2. General Electric (HK). 7. Intel ( HK)
3. NTT Mobile Nhật). 8. NTT (Nhật)
4. Sisco Systems (HK). 9. Exxon Mobil (HK)

học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc
tế.
b) Tiêu cực :
- Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu
nghèo, trong từng quốc gia và giữa các nước
trên thế giới.
- Số lượng người nghèo trên TG tăng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hoá kinh tế ( 15 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS

*Bước1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết
kinh tế khu vực?
- Hãy kể tên và xác định trên bản đồ các tổ
chức kinh tế lớn và một số tổ chức liên kết
tiểu vùng?
*Bước2: HS trả lời, GV kết luận.
*Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2 ở
SGK để tìm hiểu về một số tổ chức liên kết
kinh tế khu vực, sau đó cho HS trả lời tiếp
các câu hỏi:
- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào?
Đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Theo em, con người có tác động như thế
nào đến BĐKH, đặc biệt là đối với sự suy
giảm đa dạng sinh học?
- Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế
với các nước ASEAN hiện nay?
*Bước4: HS trình bày, GV nhận xét, chuẩn
kiến thức và lấy ví dụ liên hệ ở nước ta.

Nội dung kiến thức
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH
TẾ
1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a/ Nguyên nhân hình thành :
+ Do sự phát triển không đều và sức ép
cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
+ Nên các quốc gia có những nét tương
đồng chung đã liên kết lại với nhau

b/ Các tổ chức lớn:
EU, APEC, ASEAN, NAFTA …
2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế :
a) Mặt tích cực :
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
- Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư
dịch vụ.
- Thức đẩy mở rộng thị trường các quốc gia,
tạo lập thị trường rộng lớn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
b)Mặt tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề như: tự
chủ về kinh tế và chính trị , quyền lực quốc
gia,…

4. TỔNG KẾT ( 7 PHÚT)

Hoàn thành sơ đồ sau:

Khái niệm

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Biểu hiện

Hệ quả

6



Trường THPT Trà Cú

5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 3 PHÚT)
- Làm bài tập số 3 SGK trang 12.
- Đọc bài 3- Một số vấn đề mang tính toàn cầu và tìm hiểu trước các vấn đề:
1. Vấn đề mang tính toàn cầu là những vấn đề như thế nào? Hiện nay thế giới đang đối
mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu nào?
2. Tìm nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp khắc phục các vấn đề về dân số
và môi trường đang diến ra hiện nay?
Trà Cú, ngày.......tháng.....năm 2015
Duyệt của Tổ trưởng

Nguyễn Thị Ngọc Thưởng

Tuần : 3
Tiết PPCT : 3
Ngày dạy: / 08 / 2015

Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở
các nước phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước
đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu
quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp

tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.
- Xây dựng sơ đồ mối quan hệ nhân quả các các vấn đề về môi trường với sự phát triển kinh
tế - xã hội.
- Nhận thức được sự tác động của con người dẫn đến BĐKH toàn cầu và có những ứng phó
với BĐKH.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử
dụng tranh, ảnh,..
7


Trường THPT Trà Cú

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
- Tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
- Bảng số liệu 3.1, 3.2 ở SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tìm hiểu trước một số vấn đề dân số và môi trường ở địa phương
- Đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số + Nề nếp lớp học ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
dẫn đến hệ quả gì?
- Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực? Nguyên nhân hình thành nên các tổ chức

liên kết kinh tế khu vực?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế
- xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những
thách thức gì? Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước. Đó là nội dung chúng
ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số ( 9 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở, chia
nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
Hoạt động của GV và HS
*Bước1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV
phân công nhiệm vụ như sau:
- Nhóm 1,2: Dựa vào nội dung SGK và
phân tích bảng số liệu 3.1, trả lời những
câu hỏi ở mục I.1 điền vào nội dung bảng.
- Nhóm 3,4: Dựa vào nội dung SGK và
phân tích bảng số liệu 3.2, trả lời những
câu hỏi ở mục I.2 điền vào nội dung bảng.
Vấn đề
Bùng nổ Già hóa
dân số
dân số
Biểu hiện
Hậu quả
Giải pháp
*Bước2: Các nhóm cử đại diện lên trình
bày, các nhóm khác bổ sung.


Nội dung kiến thức
I. DÂN SỐ
1. Bùng nổ dân số :
a) Biểu hiện:
- Dân số TG tăng nhanh (nhất là nửa sau TK
20)
- Sự bùng nổ dân số hiện nay chủ yếu ở các
nước dang phát triển .
b/ Hậu quả : Bùng nổ dân số là nguyên nhân
gián tiếp gây ra biến đổi khí hậu do nhu cầu sử
dụng nhiên liệu hóa thạch, gia tăng lượng khí
thải.
- Gây sức ép nặng nề đối với TN môi trường,
phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hoá dân số :
8


Trường THPT Trà Cú

*Bước3: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến
thức và liên hệ ở Việt Nam.
+ Tại sao dân số tăng nhanh sẽ gây sức
ép lớn đối với môi trường và BĐKH toàn
cầu?
+ Để giải quyết vấn đề môi trường,
BĐKH ở các nước đông dân chúng ta
cần phải làm gì?


Dân số thế giới ngày càng già đi
a) Biểu hiện:
- Tuổi thọ dân số TG ngày càng tăng.
- Tỉ lệ nhóm dưới 15T ngày càng giảm, tỉ lệ
người trên 65T ngày càng tăng.
b) Hậu quả :
- Thiếu lao động trong tương lai.
- Chi phí lớn cho phúc lợi người già.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trường ( 20 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở, chia
nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiện II. MÔI TRƯỜNG:
vụ cho các nhóm như sau: (GV phát phiếu học tập) (Nội dung ở bảng tóm tắt)
- Nhóm 1:Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả lời
câu hỏi SGK.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn.
- Nhóm3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước
ngọt, biển và đại dương.Trả lời câu hỏi SGK.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng
sinh học.Trả lời câu hỏi SGK.
*Bước2: Các nhóm lên trình bày kết quả các nhóm
khác bổ sung.
*Bước3: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức ở
phiếu học tập.
*Bước4: Tích hợp GD bảo vệ môi trường
vàBBĐKH thông qua các vấn đề về môi trường

đã nêu: (Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của
các vấn đề về môi trường và liên hệ ở địa phương)
Một số vấn đề về môi trường toàn cầu:
Vấn đề môi
trường

1. Biến đổi khí
hậu toàn cầu

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

- Trái Đất nóng
lên.
- Mưa axit.

- Lượng khí CO2 gia
tăng là nguyên nhân
trực tiếp gây ra biến đổi
khí hậu.
- HĐ công nghiệp và
sinh hoạt là nguyên
nhân gián tiếp gây ra
BĐKH do đưa 1 lượng
lớn khí nhà kính.


- Băng tan-> Mực nước
biển dâng gây ngập lụt
nhiều nơi.
- Thời tiết, khí hậu thất
thường, thiên tai
thường xuyên.

- Giảm lượng CO2
trong sản xuất và
sinh hoạt.
- Trồng và bảo vệ
rừng.

9


Trường THPT Trà Cú
2. Suy giảm
tầng ôzôn

Tầng ôzôn bị
mỏng dần và lỗ
thủng ngày càng
lớn.

Các chất khí CFCs
trong sản xuất công
nghiệp.


Ảnh hưởng đến sức
khoẻ, mùa màng,sinh
vật.

- Cắt giảm lượng
CFCS trong sản xuất
và sinh hoạt.
- Trồng nhiều cây
xanh.

3. Ô nhiễm
nguồn nước
ngọt, biển và
đại dương

Nguồn nước
ngọt, nước biển
đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng.

- Chất thải từ sản xuất,
sinh hoạt chưa qua xử
lí.
- Tràn dầu, rửa tàu,
đắm tàu trên biển.

- Thiếu nguồn nước
ngọt, nước sạch sạch.
- Ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.


- Xử lí chất thải
trước khi thải ra.
- Đảm bảo an toàn
khai thác dầu và
hàng hải.

4. Suy giảm
đa dạng sinh
học

Nhiều loài sinh
vật bị tuyệt chủng
hoặc đứng trước
nguy cơ tuyệt
chủng.

Khai thác thiên nhiên
quá mức.

- Một số loài sinh vật
không có khả năng
thích ứng với môi
trường BĐKH sẽ bị
tuyệt chủng.
- Mất đi nhiều loài sinh
vật, nguồn gen quý,
nguồn thuốc chữa
bệnh, nguồn nguyên
liệu…


- Xây dựng các khu
bảo vệ thiên nhiên.
- Triển khai luật bảo
vệ rừng.

HĐ 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác đang thách thức nhân loại. ( 5 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV đặt câu hỏi: Cho hs nêu một số biểu hiện III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ
của thực trạng xung đột sắc tộc, xung đột tôn KHÁC :
giáo ?
- Xung đột sắc tộc, tôn
- GV đặt câu hỏi: Để hạn chế vấn đề này, các
giáo.
nước trên TG cần phải làm gì ?
- Khủng bố, bạo lực, chiến
+ GV: Tổ chức đối thoại thay cho đối đầu. Lên
tranh biên giới,...gây mất
án việc dùng vũ lực để giải quyết xung đột.
ổn định XH thiệt hại về
+ GV: Trong những năm cuối TK 20 đầu 21,
người và của.
nhân loại đứng trước 1 thực trạng nguy hiểm
- Các hoạt động KT ngầm
đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế phát triển đe
đã trở thành mối đe dọa
doạ an ninh toàn cầu.

với hòa bình và ổn định
- GV đặt câu hỏi: Cho hs nêu 1 số vụ khủng bố
thế giới.
tiêu biểu ở Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, IRắc,
Nga… ?
=> Các quốc gia và cộng
+ 11/9/2001 ở HKỳ, máy bay do các phần tử
đồng quốc tế cần phải hợp
khủng bố lái lao vào làm sập toà tháp đôi tại
tác giữ gìn hòa bình của khu
NewYóoc, làm hàng nghìn người chết và bị
vực và thế giới.
thương.
+ Năm 2003: Vụ đánh bom đồng loạt tại 4 ga
xe lửa ở thủ đo Mađric (TBN), làm gần 200
người chết và 1400 người bị thương.
10


Trường THPT Trà Cú

+ Năm 2006: Vụ tấn công vào nhà thờ Hồi
giáo ở IRắc, làm 270 người chết và 600 người
bị thương.
- GV đặt câu hỏi: Để hạn chế vấn đề này, TG
cần phải làm gì ?
+ GV: Để chống khủng bố, cộng đồng TG đã
thành lập cơ quan cảnh sát quốc tế INTEPÔN
để phối hợp bắt giữ , tội phạm, ngăn chặn
khủng bố, cam kết phối hợp chống khủng bố

quốc tế và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan…
+ GV: Cần có sựu hợp tác tích cực giữa các
quốc gia và cộng đồng quốc tế để giải quyết
các vấn đề trên.
4. TỔNG KẾT ( 5 PHÚT)
a. Trình bày khái quát về bùng nổ dân số, già hoá dân số thế giới và hậu quả của chúng?
b. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có nhiều hành động bảo vệ môi trường?
c. Sắp xếp các dữ kiện sau vào sơ đồ cho hợp lí và giải thích:
1. Thiệt hại cho sản xuất và đời sống 4. Trái Đất nóng lên
2. Băng tan
5. Nước biển dâng
3. Sản xuất, sinh hoạt tạo ra nhiều CO2
6. Lũ lụt gia tăng

5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 PHÚT)
- Về nhà làm bài tập số 3 SGK trang 16.
- Đọc trước nội dung bài thực hành và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu
hóa đối với Việt Nam.

Tuần : 4
Tiết PPCT : 4
Ngày dạy: / / 2015
Bài 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
11


Trường THPT Trà Cú

TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức: Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang
phát triển.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo
về một vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Thái độ: Học sinh thấy được những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta
từ đó có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện.
- Nhận thức được sự tác động của cuộc CM KH-KT trong việc chuyển giao công nghệ sẽ gây
tác động đến BĐKH và cách ứng phó với BĐKH.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh,
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án. Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí,kinh doanh.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu
hóa đối với Việt Nam.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chu yếu ở các nước đang phát
triển, sự già hoá dân số đang diễn ra ở các nước phát triển?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt
Nam. Vì vậy nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những
khó khăn Việt Nam sẽ đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành ( 5 phút)
Bước 1: GV cho HS đọc SGK xác định yêu cầu của bài thực hành.
HS đọc các thông tin trong SGK xác định yêu cầu của bài thực hành và tìm hiểu những thông

tin nào là cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Viết báo cáo và trình bày báo cáo ( 25 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở, chia nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 7 nhóm giao nhiệm vụ và yêu cầu cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Làm việc với ô kiến thức số 1.
+ Nhóm 2: Làm việc với ô kiến thức số 2.
+ Nhóm 3: Làm việc với ô kiến thức số 3.
+ Nhóm 4: Làm việc với ô kiến thức số 4.
12


Trường THPT Trà Cú

+ Nhóm 5: Làm việc với ô kiến thức số 5.
+ Nhóm 6: Làm việc với ô kiến thức số 6.
+ Nhóm 7: Làm việc với ô kiến thức số 7.
- Đọc thông tin ở ô kiến thức kết hợp với hiểu biết của mình để rút ra kết luận về hai nội dung
, những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đang đặt ra với các nước đang phát triển.
- Các nhóm trao đổi, bàn bạc về các kêt luận của từng cá nhân trong nhóm. Cuối cùng, rút ra
kết luận thống nhất.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức.
Bước 3: GV yêu cầu HS trên cơ sở kết luận rút ra từ các ô kiến thức, tổng hợp nêu kết luận
chung về hai mặt:
- Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
- Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
Nội dung bài báo cáo viết theo những nội dung chính trong bảng tóm tắt sau:
Nội dung

Cơ hội
Thách thức
1.Tự do hoá thương
Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất Trở thành thị trường tiêu thụ
mại:
phát triển.
cho các cường quốc kinh tế.
2. Cách mạng khoa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về
học - công nghệ:
hướng tiến bộ, hình thành và phát
trình độ phát triển kinh tế.
triển nền kinh tế tri thức.
3.Sự áp đặt lối sống,
Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của
Giá trị đạo đức bị biến đổi
văn hoá của các siêu
nhân loại.
theo hướng xấu, ô nhiễm xã
cường
hội, đánh mất bản sắc dân tộc.
4.Chuyển giao công
Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại Trở thành bãi thải công nghệ
nghệ vì lợi nhuận:
hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
lạc hậu cho các nước phát
triển.
5. Toàn cầu hoá công
Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp

Gia tăng nhanh chóng nợ nước
nghệ:
và vượt các nước phát triển.
ngoài, nguy cơ tụt hậu.
6.Chuyển giao mọi
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với
Sự cạnh tranh trở nên quyết
thành tựu của nhân
tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh
liệt, nguy cơ hoà tan.
loại:
chóng vào nền kinh tế thế giới.
7.Sự đa phương hoá,
Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn
Chảy máu chất xám, gia tăng
đa dạng hoá quan hệ
cầu để phát triển kinh tế đất nước.
tốc độ cạn kiệt tài nguyên.
quốc tế:
Bước 3: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Toàn cầu hoá gây áp lực đối với sử dụng tự nhiên làm cho môi trường suy thoái như thế
nào?đều đó sẽ gây tác động đến BĐKH như thế nào?
+ Tại sao nói các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu cho các nước đang phát
triển gây ô nhiễm MT?
- Cơ hội: Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho cho các nước đang phát triển khai thác các thành tựu
KH-CN thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu phát khí thải nhà kính.
- Thách thức: áp lực đối với tự nhiên, suy giảm diện tích rừng, giảm khả năng hấp thụ khí
cacbonic của tự nhiên. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các
13



Trường THPT Trà Cú

công nghệ lổi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển, làm gia tăng lượng khí thải
tại các nước đang phát triển.
4. TỔNG KẾT ( 6 PHÚT)
a.GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát
triển.
b.Đánh giá kết quả tiết học, đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.
5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 3 PHUT)
- Về nhà hoàn thành bài thực hành.
- Đọc bài 5- Một số vấn đề của châu lục và khu vực (T1), trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiện nay châu Phi đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, xã hội và kinh tế?
Để giải quyết những vấn đề đó các nước châu Phi cần phải làm gì?
2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước châu Phi rơi vào tình trạng kém phát
triển?
Trà Cú, ngày......tháng.......năm 2015
Duyệt của tổ trưởng

NguyễnThị Ngọc Thưởng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần: 5
Tiết PPCT : 5
Ngày dạy: / / 2015

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được châu Phi là một châu lục khá giàu khoáng sản, sinh vật song có nhiều khó khăn
do khí hậu khô, nóng, tài nguyên suy kiệt...

- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song số dân sống trong nghèo đói rất lớn, luôn
bị chiến tranh, bệnh tật đe doạ.
- Kinh tế tuy có khởi sắc nhưng cơ bản phát triển chậm. Đa số các quốc gia vẫn đóng vai trò
cung cấp nguyên vật liệu thô cho các nước phát triển.
2. Kĩ năng : Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của
châu Phi.
3. Thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.
- Giải thích được nguyên nhân của các vấn đề về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các
nước châu Phi.
- Nhận thức được sự tác động của con người đến TNTN gây ô nhiễm môi trường và BĐKH
toàn cầu.
14


Trường THPT Trà Cú

- Áp dụng thực tế tại địa phương về ý thức chống BĐKH.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư
duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Phi, Hình 5.1 ở SGK, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài; Tìm một số tranh ảnh về cảnh quan và con người châu
Phi, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân châu Phi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Chấm vở thực hành của một số học sinh. ( 5 phút)
3. Bài mới:

Châu Phi: là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số, sau châu Á và Châu Mỹ, và lớn thứ
ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.244.050 km²
(11.677.240 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của
Trái Đất. Với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới.
Nói tới Châu Phi, người ta thường hình dung ra một châu lục đen, nghèo đói, xung đột,
bệnh tật…Tại sao châu lục đã từng có những nền văn minh rực rỡ, xuất hiện sớn nhất trong
lịch sử của xã hội laòi người đến nay lại có thực trạng như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề,
chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên của châu Phi .( 10 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1 và kiến
thức SGK trả lời các câu hỏi:
- Hiện nay các nước châu Phi đang đứng trước
những vấn đề gì về mặt tự nhiên?
- Những vấn đề đó gây ra khó khăn gì cho các nước
châu Phi?
- Để giải quyết những vấn đề về tự nhiên, các nước
châu Phi cần phải tiến hành những giải pháp gì, tại
sao?
Bước 2: Một Hs trả lời, các Hs khác bổ sung. Bước
3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức:
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi
của các công ty tư bản nước ngoài hiện nay ở châu
Phi đã gây nên vấn đề gì đối với môi trường tự
nhiên?

Nội dung kiến thức

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ
NHIÊN:
- Khí hậu đặc trưng: khô nóng.
- Cảnh quan chính: hoang mạc, xa
van.
- Tiềm năng về TNKS: Dầu mỏ,
khí tự nhiên, kim loại quý,…Bị
khai thác mạnh.=> Cạn kiệt
- Rừng ven hoang mạc bị khai
thác mạnh -> sa mạc hoá.
- Biện pháp khắc phục:
+ Khai thác hợp lý tài nguyên
thiên nhiên.
+ Tăng cường thủy lợi hoá.

15


Trường THPT Trà Cú

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về dân cư và xã hội của châu Phi ( 12 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở, chia
nhóm.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu các vấn đề về dân
cư của châu Phi.
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu các vấn đề về xã

hội của châu Phi.
Các nhóm dựa vào nội dung SGK, một
số hình ảnh để trình bày đặc điểm , ảnh
hưởng và giải pháp của Châu Phi.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày
kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn hoá kiến thức.

Nội dung kiến thức
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ
HỘI:
1) Dân cư :
- Dân số tăng nhanh.
- Tỷ lệ sinh cao.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Trình độ dân trí thấp.
=> Tiềm năng LĐ dồi dào.
2) Xã hội :
- Xung đột sắc tộc.
- Tình trạng đói nghèo nặng nề.
- Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét...
- Chỉ số HDI thấp.
* Nhiều tổ chức quốc tế giúp đở.
* VN hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kĩ thuật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế của châu Phi ( 12 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích bảng 5.2

và nội dung SGK trình bày thực trạng nền
kinh tế châu Phi, nguyên nhân và gải pháp
phát triển theo bảng sau:
Đặc điểm
Nguyên
nhân
Giải pháp
Bước 2: HS dựa vào SGK và bảng số liệu để
trình bày
Bước 3: GV nhận xét và kết luận:

Nội dung kiến thức
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ:
Đặc điểm - Đa số các nước châu Phi
nghèo, kinh tế kém phát
triển.
- Gần đây kinh tế có khởi
sắc, tốc độ tăng GDP khá
cao và ổn định.
Nguyên
- Do sự thống trị lâu dài của
nhân
thực dân.
- Trình độ quản lí non yếu.
- Chính trị, xã hội không ổn
định.
- Điều kiện tự nhiên khó
khăn.
Giải pháp - Kêu gọi sự giúp đở cộng
đồng quốc tế.

- Phát triển giáo dục, y tế.
16


Trường THPT Trà Cú

- Đào tạo cán bộ quản lí.
4. TỔNG KẾT ( 5 phút)
a. Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và
bảo vệ tự nhiên?
b. Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển các nước châu Phi cần thực hiện những giải pháp
gì?
c. Phân tích các nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?
5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 PHÚT)
- Về nhà làm bài tập số 2 SGK trang 23.
- Đọc bài 5- T2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh và trả lời các câu hỏi:
1. Hiện nay các nước Mĩ Latinh đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, dân cư
và xã hội?
2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần 6
Tuần : 6
Ngày dạy: / 09 / 2015

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT)
Tiết 2- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, song nguồn tài
nguyên được khai lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân chúng, gây tình trạng không công bằng,
mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.

- Biết và giải thích được tình trạng kinh tế thiếu ổn định của các nước Mĩ La tinh, khó khăn
do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước này.
2. Kĩ năng : Phân tích lược đồ (bản đồ), bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề Mĩ
La tinh.
3. Thái độ: Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ La tinh đang cố gắng thực
hiện để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế không ổn định của các nước Mĩ
La tinh.
- Sự tác động của đàn gia súc ở Nam Mỹ phát thải nhiều khí metan gây BĐKH. Cách ứng
phó trong thực tiển tại địa phương.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư
duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
17


Trường THPT Trà Cú

- Giáo án, Bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Hình 5.3 ở SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

Phân tích những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển? Biện pháp
giải quyết?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Mặc dù đã tuyên bố độc lập trên 200 năm, song nền kinh tế của hầu hết các
nước khu vực này vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống của nhân dân lao động ít
được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư rất lớn. Vậy đó là khu vực nào.
Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu khu vực Mĩ La tinh.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La tinh(12phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở, chia
nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: GV treo bản đồ và giới thiệu khái
quát về vị trí, phạm vi lãnh thổ của khu vực
Mĩ La tinh.
Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1,2: Dựa vào hình 5.3 và nội dung
SGK, tìm hiểu các vấn đề về tự nhiên của Mĩ
La tinh.
- Nhóm 3,4: Dựa vào bảng 5.3 và nội dung
SGK tìm hiểu các vấn đề về dân cư, xã hội
của Mĩ La tinh.
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các
nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV bổ sung và chuẩn hoá kiến thức:
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và
BĐKH.
+ Tại sao tài nguyên thiên nhiên ở các nước

Mĩ La tinh đang bị suy giảm nghiêm trọng?
+ Vấn đề đô thị hoá tự phát ở đã dẫn đến vấn
đề gì về môi trường ở các nước Mĩ Latinh?
+ Chăn thả gia súc với số lượng lớn sẽ tác
động như thế nào đến BĐKH?

Nội dung kiến thức
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN,
DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1) Về tự nhiên :
- Giàu TNKS: Kim loại màu, kim loại quý,
nhiên liệu.
- Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm và
xavan cỏ.
- Đất đai, khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi
gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới.
2) Về dân cư và xã hội :
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp
trong xã hội rất lớn.
- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn
37 – 62%
- Cải cách ruộng đất không triệt để.
- Đô thị hóa tự phát

18


Trường THPT Trà Cú

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La tinh ( 20 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: GV hướng dẫn HS phân tích biểu đồ
tốc độ tăng GDP của Mĩ la tinh từ đó rút ra
nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của
khu vực này trong những năm qua.
Bước 2: HS nhận xét, GV kết luận.
Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 5.4 để
so sánh quy mô GDP và nhận xét về nợ nước
ngoài của các nước Mĩ La tinh.
Bước 4: HS so sánh, nhận xét, GV bổ sung
và chuẩn kiến thức:
Bước 5: GV Cho HS trả lời câu hỏi: Nguyên
nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La
tinh phát triển không ổn định?
Bước 6: HS dựa vào SGK và kiến thức đã
học để trả lời. GV kết luận.

Nội dung kiến thức
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1) Thực trạng :
- Nền kinh tế tăng trưởng không đều.
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Nợ nước ngoài cao.
- Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
2) Nguyên nhân :
- Các thế lực thiên chúa giáo cản trở.
- Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng

đắn.
- Duy trì chế độ phong kiến lâu dài.
3) Biện pháp :
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục, cải cách kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hoá, tăng cường
mở cửa.

4. TỔNG KẾT ( 5 PHÚT).
1. Dựa vào bảng số liệu sau: Tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh giai đoạn 1985 –
2004 ( %)
Năm
1985
1990
1995
2000
2002
2004
GDP (%)
2,3
0,5
0,4
2,9
0,5
6,0
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2004?
2.Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế Mĩ La tinh phát triển không ổn định?
5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 2 PHÚT).
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài 5- T2: Một số vấn đề ở khu vực TNÁ và Trung Á tìm hiểu các vấn đề:

1. So sánh những đặc điểm về tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực TNÁ và Trung
Á?
2. Tại sao nói khu vực TNÁ là “điểm nóng” của thế giới?
3. Hiện nay ở khu vực TNÁ và Trung Á đang có những vấn đề gì? Nguyên nhân sâu xa
của những vấn đề đó?
Trà Cú, ngày.....tháng.....năm 2015
Duyệt của tổ trưởng

19


Trường THPT Trà Cú

Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 7
Tiết PPCT : 7

Ngày dạy:
/ / 2015
Ngày soạn: / /2015

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT).
Tiết 3- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các
vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.

2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây
Nam Á và khu vực Trung Á.
- Phân bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị thời sự quốc tế.
3. Thái độ: HS biết được những mâu thuẩn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của
các nước và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Có thái độ lên án những hành động khủng bố
đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
- Hiểu được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được gọi là “Điểm nóng” của thế giới và
giải pháp giải quyết.
- Khai thác dầu khí đã tác động gián làm gia tăng hàm lượng các chất khí nhà kính ->BĐKH
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư
duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Vẽ biểu đồ hình 5.8 SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số +Nề nếp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển?
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Vị trí mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, sự tồn tại

20


Trường THPT Trà Cú

các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt và các
phần tử cực đoan trong các tôn giáo, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên noài ..đang là
những nguyên nhân chính gây nên sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (17 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở, chia
nhóm
2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY
giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây
NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:
Nam Á và Trung Á.
Khu
Tây Nam Á
Trung Á
Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm, giao
vực
nhiệm vụ cho các nhóm:
Diện
7,0 triệu km2
5,6 triệu km2

- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á
tích
- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.
Vị trí địa - Nằm ở ngã ba - Nằm ở trung
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và

của 3 châu lục
tâm của châu
hình 5.5, 5.7, bản đồ tự nhiên châu Á, tiến
Á-Âu-Phi.
Á
hành phân tích để hoàn thành nội dung của
- Giáp với
- Giáp với
bảng sau:
ÂĐD, ĐTH,
nhiều khu vực
Khu vực
Tây Nam Á
Trung Á
Biển Đỏ, Biển
của Châu Á và
Vị trí địa lí
Đen
châu Âu.
Ý nghĩa của
Ý nghĩa Có vị trí chiến
Là cầu nối
vị trí địa lí
của vị trí lược quan trọng giữa phương

Đặc điểm tự
địa lí
về kt-ct-quân
Đông và
nhiên
sự.
phương Tây.
Đặc điểm dân
Đặc
- Có khí hậu
- Khí hậu lục
cư và xã hội
điểm tự khô nóng.
địa khô hạn.
nhiên
- Cảnh quan chủ - Cảnh quan
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các
yếu là hoang
nhiều thảo
nhóm khác bổ sung ( GV kẻ sẳn bảng ở trên
mạc, bán h.mạc nguyên, h. mạc
bảng)
- Nhiều dầu mỏ, - Dầu khí,
Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho
khí tự nhiên.
vàng, muối
biết ở hai khu vực có điểm gì giống nhau?
mỏ, urani.
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức:
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Đặc
- Là cái nôi văn - Đa dân tộc,
Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở điểm
minh thế giới.
mật độ dân số
các nước TNÁ và Trung Á cần chú ý đến vấn
dân cư
- Đa số dân cư
thấp.
đề gì? Tại sao?
và xã
theo đạo Hồi.
- Phần lớn dân
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm
hội
- Xung đột,
cư theo đạo
chung của hai khu vực, chúng ta sẽ nghiên
chiến tranh,
Hồi
cứu tiếp để xem những điểm chung này có
khủng bố
- Chính trị
mối quan hệ gì tới các sự kiện diễn ra tiếp
thường xuyên . thiếu ổn định.
21


Trường THPT Trà Cú


theo hay không?
* Hai khu vực có cùng điểm chung là:
- Cùng có vị trí địa lí - chính trị rất chiến
lược.
- Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên
khác.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
- Cùng đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn
tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn
khủng bố.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á ( 5 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, trực quan, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC
và nội dung mục II.1 để thấy vai trò của khu TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung 1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:
cấp dầu mỏ trên thế giới:
- Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp
- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô dầu mỏ cho thế giới.
nhiều nhất, ít nhất?
- Dầu mỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
-Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng
những sự canh tranh ảnh hưởng của các thế
nhiều nhất, ít nhất?
lực khác nhau.
- Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn

dầu thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu
thô cho thế giới, tại sao?
Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác
bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận
Khai thác nhiên liệu hóa thạch ở khu vực
TNA và Trung Á là nguyên nhân gián tiếp
dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các chất khí
nhà kính->BĐKH
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề xung đột tôn giáo, nạn khủng bố của khu vực Tây Nam Á
và khu vực Trung Á (10 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin 2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng
trong bài và hiểu biết của mình, em hãy cho
bố:
biết:
a. Thực trạng:
22


Trường THPT Trà Cú

- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa - Xung đột giai dẳng giữa người Ảrập và
qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì
người Do Thái.
đáng chú ý?
- Các cuộc chiến tranh dành tài nguyên.

- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á - Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn
được cho diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho khủng bố ở nhiều quốc gia.
đến nay vẫn chưa chấm dứt?
b. Nguyên nhân:
- Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài
- Theo em các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nguyên, môi trường sống.
nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong
giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
khu vực?
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ
- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì?
lợi.
Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại
c. Hậu quả:
sao?
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia và trong
Bước 2: HS trình bày.
khu vực.
Bước 3: GV kết luận và GV tổng kết mọi
- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được
xung đột đều liên quan đến quyền lợi, để giải cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát
quyết các vấn đề phải hiểu rõ tính lịch sử của triển.
vấn đề, phải khách quan, công bằng, bình
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế
đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế.
của thế giới.
4. TỔNG KẾT ( 5 PHÚT)
a.Khu vực Tây Á, khu vực Trung Á có những đặc điểm gì nổi bật?

b.Tại sao khu vực này thường xảy ra xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố?
Nguyên nhân, hậu quả?
5. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 PHÚT):Về nhà tự ôn tập từ bài 1đến bài 5 để chuẩn bị cho
kiểm tra 1 tiết
*Hướng dẫn ôn tập:
-Học theo hệ thống câu hỏi SGK từ bài 1đến hết bài 5.
- Xem lại các dạng bài tập vẽ biểu đồ ở trong SGK
Trà Cú, ngày tháng năm 2015
Duyệt của tổ trưởng

Nguyễn Thị Ngọc Thưởng

Tuần: 8
Tiết: 8

Ngày dạy: / /2015
Ngày soạn: / /2015

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu: Sau tiết ôn HS cần:
23


Trường THPT Trà Cú

- Nắm lại các kiến thức liên quan đến phần đặc điểm của nền kinh tế thế giới, các Châu
lục, các khu vực.
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của một số khu vực quốc gia trên thế giới.
- Nhận xét, phân tích, tổng họp sa sánh các sự vật hiện tượng địa lí, xây dựng biểu đồ, sử
dụng và khai thác bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa lí KT-XH thế giới và khu

vực.
II/ Chuẩn bị.
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các dạng bài tập, các bang đồ địa lí tự
nhiên và các nước trên thế giới.
- Học sinh xem lại bài củ từ bài 1 đến bài 5.
III/ Tiến trình ôn tập.
GV đặt câu hỏi về các kiến thức đã học để học sinh trả lời nhằm hệ thống lại kiến thức cho
học sinh.
Nêu lên những vấn đề cần ôn tập.
- Sự tương phản về trình độ KT-XH của các nhóm nước.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
- Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
- Một số vấn đè của Châu Phi.
- Một số vấn đè của Mỹ Latinh.
- Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
Phần bài tập:
Xem lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, phân tích tính toán số liệu, vẽ bản đồ,
biểu đồ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần 9
Tiết 9
Ngày kiểm tra: / /2014
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS nắm vững những kiến thức đã học trong phần địa lí kinh tế - xã hội thế giới làm cơ sở để
tiếp thu những kiến thức mới.
2. Kĩ năng:
HS tự kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân mình và kĩ năng làm việc một cách
độc lập, phát huy được tính chủ động tích cực và sáng tạo của HS.
3. Thái độ:

HS tự đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân và thấy được sự cần thiết phải
tự lực nỗ lực trong học tập.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực vẽ biểu đồ.
24


Trường THPT Trà Cú

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV chuẩn bị đề kiểm tra, đáp án và thang điểm.
- HS chuẩn bị các đồ dùng: bút viết, bút chì, thước kẽ.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Hình thức kiểm tra tự luận.
IV. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Cấp độ

Nhận biết

Thông hiểu

Tên CĐ
Sự tương phản …
các nhóm nước

Điểm (2.5đ)

Tỉ lệ 25%
Xu hương toàn cầu Trình bày các biểu
hóa.
hiện của toàn cầu
hóa

Số điểm: 2,5 đ
Tỉ lệ: 25%
Một số vấn đề mang
tính toàn cầu.
Số điểm: 2,0đ
Tỉ lệ: 20%
Một số vấn đề Châu
lục- khu vực:
- Châu Phi.
- Châu Mĩ Latinh.
- Tây Nam Á-Trung
Á.
Số điểm: 3,0đ
Tỉ lệ: 30%
Tổng điểm: 10
điểm.
Tỉ lệ: 100%

Vận dụng
Mức
Mức cao
thấp

Vẽ biểu đồ và nhận

xét bảng số liệu về
GDP/người, cơ cấu
GDP phân theo khu
vực kinh tế của
từng nhóm nước.
2,5đ
Cơ hội và
thách
thức của
toàn cầu
hóa đối
với Việt
Nam.
1,5đ

1,0đ
Sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường.
2,0đ
Biết được tiềm
năng phát triển
kinh tế của các
châu lục, khu vực.

Giải thích
được một
số vấn đề
về KTXH Mĩ
La Tinh.
1,0đ


2,0đ
Số điểm: 3,0đ
30%

Số điểm 4,5 điểm.
45%

Số điểm 2,5 điểm.
Tỉ lệ: 25%

III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ôn định lớp : Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Phát đề
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×