Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

TIỂU LUẬN các NHÂN tố tác ĐỘNG đến CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH TRONG các DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 183 trang )

xxiii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại được chi phối bởi thông tin, chất lượng thông tin (CLTT) là mối bận
tâm hàng đầu của phần lớn các tổ chức (Mouzhi Ge, 2009). Thông tin là nhân tố chính yếu
tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng và cung cấp những
sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Laudon & Laudon, 2007). Ruzevicius
& Gedminaite (2007) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào CL (Chất
lượng) của thông tin và các tổ chức không chỉ xem xét thông tin là một yếu tố hỗ trợ, mà còn
là một sản phẩm hỗ trợ cho quá trình quản lý. Ruzevicius & Gedminaite (2007) cho rằng
quản trị CLTT trở thành một trong những nhân tố chính của quản trị tổ chức.
Thông tin kế toán (KT) được xem là thành phần chính yếu của thông tin quản lý, đảm
nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin tài chính cho các DN (Gelinas & ctg, 1999; James
A. Hall, 2011). Joseph & ctg (2002) cho rằng thông tin KT nghèo nàn sẽ là một đe dọa cho
khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Gelinas (2012) cho biết thông tin KT được sử dụng
để giúp người dùng đưa ra quyết định có ích, vì vậy, CLTT BCTC, dĩ nhiên là cần thiết
để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả (Kieso & ctg, 2007). CL thông tin do KT
cung cấp được coi như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và
khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014).
Về khía cạnh thực tiễn, đã có rất nhiều sự kiện liên quan đến BCTC kém CL và điều
này gây tác động nghiêm trọng đến thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế thế giới. Năm 2002, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Hoa kỳ đã phạt Xeroxmột công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp quản lý tài liệu tại Hoa Kỳ vì
những sai lệch của thông tin trình bày trên BCTC. Cụ thể, doanh thu của Xerox đã bị khai
khống thêm hơn 3 tỷ USD, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1,5 tỷ USD. Trường hợp
kế tiếp là của công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ WorldCom. Cho đến tháng 6
năm 2002, ban kiểm toán nội bộ WorldCom phát hiện công ty này che giấu khoản chi phí


xxiv


3,8 tỷ USD kể từ năm 2001, đồng thời, lợi nhuận 1,4 tỷ USD năm 2001 và 130 triệu USD
trong quý 1 năm 2002 đều là báo cáo sai (Genk.vn, 2012). Health South Corporation- một tổ
chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ đã gặp phải vụ bê bối tài chính có
quy mô lớn, theo đó người sáng lập của công ty đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, sửa
chữa thổi phồng các số liệu doanh thu, điều chỉnh các số liệu KT với mức độ phóng đại lãi
ròng lên tới 1,4 tỉ USD. Mới đây, các cơ quan chức năng tại Nhật Bản đã phát hiện liên tục
trong hàng chục năm gần đây, ban lãnh đạo của tập đoàn Toshiba đã chủ định sử dụng thủ
thuật KT để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp BCTC nhằm mục đích che
giấu những khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đồng thời đánh lạc hướng
nhà đầu tư. Chỉ tính trong khoản thời gian từ 2008-2014, tập đoàn Toshiba đã khai khống
doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ (Ngọc Khuê, 2015).
Tại Việt Nam, rất nhiều các vụ việc xảy ra trong khoản thời gian gần đây gây ra tác
động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào CLTT
BCTC của các DN, đặc biệt là các DN niêm yết (Trần, 2009). Các DN thường khai cao
doanh thu và thu nhập, ghi giảm chi phí trên BCTC. Việc ghi giảm chi phí thường thực hiện
thông qua vốn hóa chi phí, không trích lập đầy đủ dự phòng, đặc biệt là dự phòng giảm giá
đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi,…(Trần, 2009; Trần 2012). Điển hình là
trường hợp của công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, báo cáo kiểm toán năm 2007 do Công ty
Kiểm toán và dịch vụ Tin học AISC thực hiện thông báo lãi 2,25 tỷ đồng, nhưng sau đó
cũng chính công ty này kiểm toán lại có kết quả lỗ 6,8 tỷ đồng (Hồng Sương, 2008). Trước
đó, công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn đã nhầm lẫn về việc công bố kết quả kinh doanh quý
3-2007. Theo đó, sau khi trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố thông tin tổng
lợi nhuận quý 3-2007 của Viglacera Từ Sơn gần 1,3 tỉ đồng thì nhà đầu tư phát hiện lợi
nhuận quý 3 chỉ ở mức 600 triệu đồng (Hồng Sương, 2008). Đối với công ty Bibica, việc che
dấu khoản lỗ trên BCTC năm 2002 được thực hiện bằng cách ghi nhận vào chi phí xây dựng
cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ là 5,565 tỷ đồng và ghi nhận sai
doanh thu 1,337 tỷ đồng. Bibica công bố lỗ năm 2002 là 2,7 tỷ đồng rồi sửa thành 5,4 tỷ


xxv


đồng sau vài ngày và con số lỗ thực tế được công bố sau đó lên đến 12,7 tỷ đồng. BCTC
kém CL cũng được đề cập cho trường hợp công ty đồ hộp Hạ Long, theo kết quả điều tra,
hơn 100 tỷ đồng trong phần doanh thu của năm 2001 là con số ảo (Phạm & Vương, 2009).
BCTC không đảm bảo CL đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường
tài chính và nền kinh tế. Các nghiên cứu cho thấy gian lận về KT dẫn đến CLTT BCTC
không được đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008-2009 (Nguyễn, 2010). Sự kiện Enron đã gây nhiều thiệt hại cho các
công ty tín dụng, bảo hiểm, năng lượng, ngân hàng trên thế giới (ít nhất 5 tỷ USD) do đã đầu
tư hoặc kinh doanh với Enron. Đối với các công ty tài chính ở Nhật Bản, vụ đổ bể của Enron
làm cho họ thiệt hại 8 tỷ USD. Ảnh hưởng của vụ Enron cũng lan sang các nước phía bờ kia
của Thái Bình Dương khi các công ty đại gia như Roll Royce của Anh và tập đoàn truyền
thông Kirch cũng như các đồng nghiệp Mỹ, đang phải đối diện với các vấn đề liên quan đến
giá trị thật của cổ phiếu (Trùng Quang, 2002). Tại Nhật Bản, việc trình bày thông tin sai lệch
trên BCTC đã làm tập đoàn Toshiba đang phải đối mặt với mức phạt từ 2,4 tỉ đến 3,2 tỉ USD
và quan trọng nhất là đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh của một trong những thương
hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ
việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4/2015. Sai lệch thông tin trên BCTC của
WorldCom là một trong những nguyên nhân làm giá trị cổ phiếu WorldCom từ đỉnh 63,5
USD/cổ phiếu vào ngày 18/6/1999 đã lao dốc xuống 6,74 USD/cổ phiếu và tiếp tục giảm chỉ
còn 20 cent/cổ phiếu cho đến khi tuyên bố phá sản vào đêm 21/7/2002 (Genk.vn, 2012). Tại
Việt Nam, BCTC không đảm bảo CL đã làm cho lòng tin của nhà đầu tư cũng như hình ảnh
của các DN bị ảnh hưởng. Sau khi gian lận BCTC bị phát hiện, cổ phiếu của các công ty
Bông Bạch Tuyết, đồ hộp Hạ Long đã bị đình chỉ giao dịch trên TTCK trong một khoản thời
gian nhất định. UBCKNN cũng đã đưa ra quyết định đình chỉ hoạt động kiểm toán của Công
ty dịch vụ tư vấn tài chính KT và kiểm toán AASC đối với các BCTC năm 2002 của Công ty
cổ phần Đồ hộp Hạ Long ,...


xxvi


Xem xét về vai trò và thực trạng của CLTT trong các tổ chức, tác giả kết luận rằng vấn
đề CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói riêng hiện diện rộng khắp các tổ chức và là một
trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh tế tri thức hiện
nay. Nguyễn & Hoàng (2012) trong một nghiên cứu về mức độ công bố thông tin của các
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM cho thấy hạng mục thông tin
được tự nguyện công bố khá ít, nội dung một số thông tin không cụ thể, không chi tiết; CL
tự nguyện công bố thông tin không cao, các hạng mục thông tin được tiết lộ chủ yếu mô tả
định tính như công bố về những thông tin chiến lược, còn những thông tin mang tính chất
định lượng rất ít,...Nguyễn (2014) trong một nghiên cứu khảo sát về CLTT KT tại các DN
Việt Nam cho thấy CLTT KT vẫn còn khá nhiều hạn chế thể hiện ở việc tổ chức thông tin
KT chưa được thực hiện có tính hệ thống; nội dung lạc hậu, trùng lắp; các phương pháp kỹ
thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông
tin hiện đại; chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định; báo cáo KT phục vụ quản lý chưa đầy
đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc; chưa có sự thống nhất, phân tích sâu sắc về
tình hình kinh doanh cho các công ty, vì vậy, thông tin do các báo cáo KT mang lại cho nhà
quản lý còn hạn chế. Không khó để nhận thấy ở nhiều DN niêm yết, để làm đẹp những số
liệu trên BCTC, kế toán đã dùng nhiều thủ thuật kế toán để chế biến số liệu (An Hà, 2012).
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về
CLTT BCTC, xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm gia tăng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam là một vấn đề cần thực hiện và có ý
nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ vai trò, thực trạng về CLTT BCTC trên thế giới và tại Việt Nam, mục tiêu
nghiên cứu được tác giả xác định như sau:
 Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT
BCTC.


xxvii


 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
Một: Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam;
Hai: Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC và đo lường các nhân tố tác động đến
CLTT BCTC;
Ba: Tìm hiểu sự khác biệt về tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC giữa các nhóm
DN (nhóm DN đã niêm yết với chưa niêm yết; Nhóm DN nhỏ với nhóm DN vừa & lớn)
Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
Mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC? mức độ tác động
như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu 2: CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được đo
lường như thế nào? thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu 3: có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT
BCTC giữa nhóm các DN đã niêm yết và chưa niêm yết hay không? Quy mô DN có làm
thay đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC hay không?
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp ở dạng thiết kế hỗn hợp khám phá, cụ thể:
Phần nghiên cứu định tính: được tác giả sử dụng để xác định các nhân tố tác động
đến CLTT BCTC; xây dựng, hoàn thiện thang đo CLTT BCTC và thang đo các nhân tố tác
động đến CLTT BCTC. Nghiên cứu này được thực hiện bằng nghiên cứu tình huống với
công cụ được sử dụng là thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với đại diện của Vụ Chế Độ
KT-Kiểm toán Việt Nam; các đối tượng là nhà đầu tư đồng thời đảm trách công việc quản lý
KT, KSNB, quản lý công nghệ thông tin (IT), lãnh đạo, kiểm toán tại các DN; các giảng
viên đại học tại TP.HCM có kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn về KT.
Phần nghiên cứu định lƣợng: giúp đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động
đến CLTT BCTC; kiểm định tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC thông qua các phép


xxviii


kiểm định thích hợp; đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC bằng mô
hình hồi qui; tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC
giữa các nhóm DN. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát với công cụ
được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, internet chủ yếu cho các đối tượng phụ trách
KT của các DN tại Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: chất lượng thông tin BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT
BCTC trong các DN tại Việt Nam.
Phạm vi: đề tài được giới hạn trong phạm vi các DN phi tài chính tại Việt Nam (không
nghiên cứu các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư).
5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã có những đóng góp như sau:
Về khía cạnh lý thuyết: hoàn thiện lý thuyết về CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói
riêng:
 Xác định 10 nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam bằng
nghiên cứu định tính lẫn định lượng. Trong đó có 2 nhân tố mang đặc thù riêng của các
DN Việt Nam, chưa được đưa vào các nghiên cứu trước đó.
 Xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các DN Việt Nam theo hướng tiếp
cận toàn diện quan điểm về thành phần và cấp bậc của khái niệm CLTT BCTC được ban
hành bởi FASB & IASB 2010
 Qua phân tích hồi qui, tác giả đã xác định mô hình hồi qui tuyến tính tối ưu với 8 nhân
tố tác động đến CLTT BCTC, trong đó có hai nhân tố đặc thù riêng của nghiên cứu này
là Áp lực về thuế và CL phần mềm kế toán (PMKT). Bên cạnh đó, kết quả của luận án
giúp khẳng định kết quả của các nghiên cứu trước thông qua 6 nhân tố còn lại. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng nêu rõ sự khác biệt về đặc điểm niêm yết và quy mô DN có làm thay
đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC.


xxix


Về khía cạnh ứng dụng: nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng
CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng. Bên cạnh đó,
thông qua kết quả từ kiểm định và mô hình hồi qui, nghiên cứu còn giúp xác định và điều
tiết các nhân tố góp phần làm gia tăng CLTT BCTC, cụ thể:
 Đối với các nhân tố bên trong DN như Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Năng lực nhân viên
KT, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Hiệu quả của HTKSNB (Hệ thống kiểm soát nội
bộ), Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, nghiên cứu là một căn cứ để giúp các DN
nhận diện và thực hiện các giải pháp để gia tăng CLTT BCTC thông qua việc kiểm soát
các nhân tố này. Riêng đối với nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận, nghiên cứu còn là căn
cứ để Nhà Nước, các bên chủ sở hữu DN nhìn nhận hành vi của các nhà quản lý trong
các DN có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý và thấy được tác động của
nó đến CLTT BCTC từ đó đưa ra những quy định Pháp lý, những giải pháp quản lý phù
hợp nhằm gia tăng CLTT BCTC.
 Đối với khám phá từ các nhân tố như Áp lực từ thuế, Kiểm toán độc lập, Niêm yết,
nghiên cứu giúp ngành thuế nhìn nhận lại cách thức, vai trò của mình khi làm việc tại
các DN; khẳng định vai trò quan trọng của Kiểm toán độc lập đối với CLTT BCTC; của
UBCKNN khi quản lý và giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án có kết cấu bao gồm 5 chương:
Phần mở đầu: trình bày thực trạng, vai trò của CLTT BCTC đối với sự tồn tại và phát triển
của các tổ chức trong thời đại thông tin hiện nay. Dựa trên nền tảng này, vấn đề nghiên cứu
của đề tài được tác giả xác định. Bên cạnh đó, thông qua việc trình bày những hạn chế trong
nghiên cứu về CLTT BCTC, tác giả xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Chương này
cũng giới thiệu tổng quát phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: chương này trình bày các nghiên cứu có liên
quan đến đánh giá CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Trên cơ sở đó,


xxx


tác giả đánh giá những thành quả và hạn chế của các nghiên cứu trước. Các nội dung được
trình bày ở chương này tạo một căn cứ vững chắc, giúp khẳng định khe hổng nghiên cứu; sự
cần thiết của nội dung nghiên cứu; sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: chương này làm rõ các khái niệm chính yếu và cơ sở lý thuyết
có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố và CLTT
BCTC.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu và những luận cứ
thuyết phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp này. Kế tiếp, luận án trình bày một cách
chi tiết, thông qua các lưu đồ, bảng biểu, các bước công việc cụ thể cho phần nghiên cứu
định tính và định lượng.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: phân tích và trình bày kết quả của nghiên cứu định tính và
định lượng. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha; kiểm
định giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA được xác định. Chương này
còn trình bày kết quả kiểm định tác động của các nhân tố đã được khám phá ở phần nghiên
cứu định tính đối với CLTT BCTC và đo lường tác động của các nhân tố này thông qua mô
hình hồi qui bội MLR .
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết luận và kiến nghị chính yếu của
nghiên cứu. Từng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu được giải quyết thông qua luận giải trên
cơ sở lý thuyết nền kết hợp với kết quả phân tích có được ở chương 4. Chương này còn trình
bày những đóng góp của nghiên cứu trên những khía cạnh: nghiên cứu và thực tiễn. Kết thúc
chương, những hạn chế và phương hướng nghiên cứu kế tiếp được xác định.
Phần Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án
Phần Danh mục tài liệu tham khảo
Phần Phụ


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nội dung chính yếu của chương là trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến
đánh giá CLTT BCTC, các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.
Mục tiêu chương giúp cung cấp những luận giải cần thiết của đề tài và tạo nền tảng để đề tài
có thể kế thừa về cơ sở lý thuyết, các phương pháp và kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tổng
quan các nghiên cứu còn giúp tác giả tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các hướng
nghiên cứu, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng cho nghiên cứu này.
Phác thảo nội dung nghiên cứu trình bày theo Sơ đồ (SĐ) 1.01.

SĐ 1.01: Phác thảo nghiên cứu chương 1
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BCTC
1.1.1. CÁC BƢỚC CÔNG VIỆC
Nghiên cứu về CLTT đã được đề cập từ những năm 60 (Mouzhi Ge, 2009), được xem


2

là một nhánh của nghiên cứu về Hệ thống thông tin (HTTT) và được phân thành hai lĩnh vực
chủ yếu: thông tin quản lý và thông tin KT (Mouzhi Ge, 2009; Pamela & Jack, 2011). Xuất
phát từ phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ quan tâm đến lý thuyết về CLTT trong lĩnh vực KT,
cụ thể là trên BCTC.
Đầu tiên, tác giả sẽ trình bày tổng quan các hướng nghiên cứu về CLTT BCTC. Sau
đó, tác giả sẽ trình bày các khuôn mẫu, nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC. Phần tiếp theo,
tác giả rút ra xu hướng phát triển của nghiên cứu tạo nền tảng cho việc đề xuất khuôn mẫu
đánh giá CLTT BCTC ở chương 3.

SĐ 1.02: Phác thảo các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về CLTT BCTC
1.1.2. TỔNG QUAN CÁC HƢỚNG NGHIÊN CỨU VỀ CLTT BCTC
Vấn đề cốt lõi của nghiên cứu về CLTT BCTC là tìm hiểu phương thức xác định và
đánh giá CLTT BCTC (Geert Braam & Ferdy van Beest, 2013 ;Andra Gajevszky, 2015).
Tùy thuộc vào đặc điểm, mục tiêu nghiên cứu, có nhiều cách thức khác nhau được sử dụng

để đánh giá CLTT BCTC (Yijiang Zhao, 2005; Andra Gajevszky, 2015), cụ thể:
PHƢƠNG PHÁP THỨ NHẤT
Nội dung: Phương pháp này sử dụng lợi nhuận (Reported Earnings) như là đại diện cho
CLTT BCTC, thông qua đánh giá CL của lợi nhuận trên BCTC để suy ra kết luận về CL của
BCTC. Các tác giả xem xét các Hành vi quản trị lợi nhuận (Earnings management) ảnh
hưởng tới CL của lợi nhuận trên BCTC như thế nào. Kết luận rút ra từ nghiên cứu là hành vi
này ảnh hưởng tiêu cực tới CL của lợi nhuận từ đó làm giảm CL của BCTC. Các nghiên cứu
tiêu biểu là Healy & Wahlen (1999); Dechow & ctg (1995), …
Ƣu điểm và hạn chế: phương pháp này có ưu điểm là có thể thu thập thông tin trực tiếp trên
các BCTC của các công ty niêm yết hay trên website của các công ty. Bên cạnh đó, hạn chế


3

của phương pháp này là khó có thể phân biệt giữa lợi nhuận mà giám đốc DN có thể chi phối
(Discretionary Earnings) và lợi nhuận mà giám đốc DN không thể chi phối (nonDiscretionary Earnings). Ngoài ra, cách thức đánh giá này chỉ tập trung vào một yếu tố duy
nhất là lợi nhuận để suy đoán CL của BCTC nên bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trên
BCTC như các thuyết minh hay thông tin phi tài chính khác.
PHƢƠNG PHÁP THỨ HAI
Nội dung: đánh giá mối quan hệ giữa số liệu lợi nhuận trên BCTC với phản ứng của thị
trường chứng khoán, qua đó đo lường tính Thích hợp của thông tin trên BCTC. Dòng nghiên
cứu này gồm có các nghiên cứu của Barth, Beaver, Landsman (2001); Holthausen & Watts
(2001); Nichols & Wahlen (2004); Schipper & Vincent (2003). Cơ sở của các nghiên cứu
này là sử dụng giá cổ phiếu làm tiêu thức đại diện cho giá trị thị trường của DN, còn số liệu
trên BCTC phản ánh giá trị của DN theo các quy định của chuẩn mực KT. Khi lợi nhuận
trên BCTC thay đổi mà dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong giá cổ phiếu của DN thì có
nghĩa con số lợi nhuận phản ánh được sự thích hợp của thông tin kế toán.
Ƣu điểm và hạn chế: phương pháp này có ưu điểm là đánh giá mối quan hệ giữa số liệu lợi
nhuận trên BCTC với phản ứng của thị trường chứng khoán, qua đó đo lường tính Thích hợp
của thông tin trên BCTC; có thể thu thập thông tin trực tiếp trên các BCTC của các công ty

niêm yết hay trên website của các công ty. Tuy nhiên hướng nghiên cứu này cũng có hạn chế
là dựa trên giá cổ phiếu trong khi đó giá cổ phiếu không phải luôn phản ánh chính xác giá trị
doanh nghiệp do những yếu tố khác của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hướng nghiên
cứu này cũng bỏ qua những nội dung quan trọng khác trên BCTC như các thuyết minh hay
các thông tin phi tài chính trong khi chính các thông tin này cũng có khả năng ảnh hưởng tới
phản ứng của thị trường chứng khoán.
PHƢƠNG PHÁP THỨ BA
Nội dung: phương pháp này không sử dụng lợi nhuận như là đại diện của BCTC mà tập
trung vào một hay một số yếu tố cụ thể của BCTC như: CL của các công bố thông tin trên


4

BCTC (với các nghiên cứu của Roudaki 2011; Billings 2011; Caramanolis-Cotelli & Birgul
1999; Daske & Gebhardt 2006; Beretta & Bozzolan, 2006); tính kịp thời của việc ghi nhận
các khoản lỗ (với các nghiên cứu của Leuz, Nanda & Wysocki, 2003; Barth, Landsman &
Lang 2008; Ball & Shivakumar 2005); số lần BCTC phải trình bày lại hay tổn thất giá trị thị
trường do BCTC phải trình bày lại (với các nghiên cứu của Wu 2001; Hirschey, Smith &
Wilson 2012); Hirst & ctg (2004) tập trung vào tính thiết thực của giá trị hợp lý; Beretta &
Bozzolan (2004) chú ý đến CL của KSNB và rủi ro công bố thông tin; Gaeremynck &
Willekens (2003) xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và quyết định hữu ích của
thông tin trên BCTC.
Ƣu điểm và hạn chế: những nghiên cứu này tuy sử dụng những thông tin phi tài chính hay
các thuyết minh BCTC để thông qua đó đánh giá CL BCTC nhưng vẫn không khắc phục
được nhược điểm là dùng một yếu tố của BCTC để tổng quát hóa cho toàn bộ BCTC. Ngoài
ra, hai đặc điểm CL cơ bản của BCTC là tính Thích hợp và Trình bày trung thực chưa được
xem xét một cách cụ thể.
PHƢƠNG PHÁP THỨ TƢ
Nội dung: đánh giá CLTT BCTC dựa trên các thuộc tính về CLTT được quy định bởi các tổ
chức nghề nghiệp (IFRS Framework, FASB Conceptual Framework) hoặc của Nhà nước về

KT (Tổng hoạch đồ KT Pháp, Luật Thương mại Pháp). Vận dụng trong nghiên cứu, cách
thức này có hai hướng tiếp cận: đánh giá CLTT BCTC thông qua đo lường một số thuộc tính
đại diện cho CLTT hoặc theo hướng đo lường toàn bộ các thuộc tính về CLTT. Tiêu biểu
cho hướng nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu của Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot
(2000); Ferdy van Beest & ctg (2009); Geert Braam & Ferdy van Beest (2013).
Ƣu điểm và hạn chế: Phương pháp này có ưu điểm là đo lường CLTT BCTC một cách trực
tiếp nhưng cũng có hạn chế là việc đo lường và đánh giá gặp nhiều khó khăn do dữ liệu
thường phải được thu thập một cách trực tiếp.


5

Tổng quan cho thấy phương pháp đánh giá CLTT BCTC đa dạng, mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đánh giá
CLTT BCTC theo phương pháp dựa trên các thuộc tính về CLTT (phương pháp thứ tư) với
lý do sau đây:
 Cả ba phương pháp đầu tiên đều có hạn chế là dùng một yếu tố của BCTC để tổng quát
hóa cho toàn bộ BCTC mà bỏ qua nhiều thuộc tính CLTT cơ bản khác. Phương pháp thứ
tư cho phép tiếp cận toàn diện các thuộc tính về CLTT, đảm bảo việc đánh giá và đo
lường CLTT BCTC được đầy đủ và thuyết phục hơn.
 Các nghiên cứu theo ba phương pháp đầu tiên đều hướng đến đối tượng là các DN Niêm
yết. Trong khi đó, một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án là tìm hiểu tác động
của quy mô DN và nhân tố Niêm yết đến CLTT BCTC, vì vậy đối tượng khảo sát phải
đảm bảo có sự hiện diện của DN nhỏ, vừa, lớn; niêm yết và chưa niêm yết. Điều này cho
thấy đánh giá CLTT BCTC theo phương pháp thứ tư là phù hợp với đặc điểm và mục tiêu
nghiên cứu của luận án.
Ở nội dung kế tiếp, tác giả trình bày các phương pháp đánh giá CLTT BCTC thông qua
các thuộc tính về CLTT. Việc tìm hiểu và giải thích các mô hình đo lường CLTT theo các
phương pháp còn lại không thuộc nội dung nghiên cứu chuyên sâu của đề tài.
1.1.3. ĐÁNH GIÁ CLTT BCTC THEO CÁC THUỘC TÍNH CHẤT LƢỢNG

1.1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính CL
Vào năm 1966, AAA đã công bố một báo cáo về nền tảng lý thuyết của KT- A
statement of Basic Accounting Theory (Paul E. Fertig, 1967) nhằm thiết lập những điều cơ
bản của lý thuyết KT. Trong báo cáo này, AAA cho rằng tính Hữu ích (Usefulness), được
xác định bởi người sử dụng là tiêu chí để đánh giá bao quát thông tin (AAA, 1966). AAA
(1966) cũng khuyến cáo rằng tính Thích hợp (Relevance), tính Có thể xác minh được
(Verifiability), Không sai lệch (Freedom from bias) và Khả năng xác định số lượng
(Quantifiability) được xem như là những tiêu chuẩn để đảm bảo thông tin KT hữu ích. Như


6

vậy, trong những năm 60, sự Hữu ích của thông tin KT được xem là tiếp cận đầu tiên của
nền tảng lý thuyết về CLTT BCTC. Công bố của AAA (1966) đã được ca ngợi là một bước
khởi điểm cho những nghiên cứu hướng về CLTT KT sau này (Hicks 1966). Tuy nhiên công
bố này vẫn còn nhiều hạn chế vì không cung cấp một danh sách đầy đủ các thuộc tính cần
thiết có liên quan đến tính Hữu ích của thông tin KT (Snavely, 1967).
Phải đến năm 1980, FASB mới đưa ra một công bố chi tiết về những thuộc tính cụ thể
nhằm đảm bảo tính Hữu ích của thông tin BCTC (FASB, 1980). Về phía IASC, tổ chức này
cũng ban hành khuôn mẫu trình bày các thuộc tính CLTT BCTC vào năm 1989 và khuôn
mẫu này được chỉnh sửa vào năm 2001 (IASB, 2001) khi tổ chức này được thay thế bởi
IASB vào cùng thời điểm trên.
Nghiên cứu về tính Hữu ích của thông tin BCTC tiếp tục được phát triển bởi FASB và
IASB theo thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa hai tổ chức này vào năm 2002 bằng sự ban
hành các thuộc tính về CLTT BCTC vào các năm 2006 và 2010. Theo Laughlin (2007), tính
Hữu ích của thông tin BCTC vẫn tiếp tục là một chủ đề được đề cập và là một nội dung được
nhấn mạnh trong các công bố của FASB và IASB về khuôn mẫu khái niệm của mình.
Bên cạnh các tổ chức nghề nghiệp, các thuộc tính CLTT BCTC cũng được đề cập từ
phía các cơ quan Nhà Nước như Luật Thương Mại Pháp (Code de Commerce); Tổng hoạch
đồ Kế toán Pháp (PCG); Luật Kế toán Việt Nam (Quốc Hội 2003, 2015),…

Các thuộc tính về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp và các cơ
quan Nhà Nước đã tạo một nền tảng vững chắc về cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu cơ bản
có liên quan đến đánh giá, đo lường CLTT BCTC (Céline Michailesco, 2010).
1.1.3.2. Các thuộc tính đánh giá CLTT từ các tổ chức nghề nghiệp
KHUÔN MẪU CỦA FASB
Các thuộc tính về CLTT được FASB ban hành trong khuôn mẫu các khái niệm về KT
vào năm 1980 (Carmichael, 1980; Cheri L. Reither, 1997). Mặc dù các khuôn mẫu này đã
được FASB chỉnh sửa và bổ sung nhiều lần sau đó, các thuộc tính về CLTT vẫn không thay


7

đổi (Cheri L. Reither, 1997; Céline Michailesco, 2010). Khuôn mẫu của FASB thiết lập các
thuộc tính hữu ích thành một hệ thống các khái niệm hướng tới cung cấp thông tin chủ yếu
cho các nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin để ra các quyết định về đầu tư, cho
vay hoặc tương tự. Thông tin phải liên quan đến lĩnh vực và mục đích của người sử dụng,
cung cấp những tiên đoán và phản hồi của người sử dụng và luôn luôn sẵn sàng cun g cấp
cho người sử dụng thì được xem là thích hợp. Thông tin trình bày một cách trung thực, trung
lập nội dung của sự kiện và có đầy đủ bằng chứng để kiểm tra tính xác thực thì được xem là
đáng tin cậy. Tính Thích hợp và tính Đáng tin cậy có mối quan hệ với sự nhất quán của nó
trong việc đánh giá và trình bày và so sánh các kết quả của một DN theo thời gian và giữa
các DN với nhau. Cuối cùng thông tin cần đảm bảo người dùng có thể hiểu được. SĐ 1.03
trình bày các thuộc tính CLTT của FASB.

SĐ 1.03: Các thuộc tính đánh giá CLTT của FASB (1980) (Carmichael, 1980)
KHUÔN MẪU CỦA IASB
Vào tháng 4 năm 2001, IASB đã đưa ra khuôn mẫu các khái niệm làm nền tảng cho
việc lập và trình bày BCTC trên cơ sở chỉnh sửa khuôn mẫu được ban hành trước đó bởi
IASC. Theo đó, CL được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thông tin trình bày



8

trên các BCTC trở nên hữu ích đối với những người sử dụng thông tin. IASB đã đưa ra bốn
đặc trưng chính có liên quan đến CL của thông tin BCTC: Có thể hiểu được; Thích hợp;
Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh. Ngoài ra, IASB còn nêu lên những ràng buộc cần phải
tuân thủ để cho thông tin đạt được đặc trưng Thích hợp và Đáng tin cậy, đó là: Kịp thời; Sự
tương quan giữa chi phí và lợi ích; Sự cân bằng giữa những thuộc tính CL. Các thuộc tính
CLTT của IASB được trình bày theo SĐ 1.04.

SĐ 1.04: các thuộc tính CLTT của IASB 2001 (IASB 2001)
THEO QUAN ĐIỂM HÒA HỢP GIỮA FASB & IASB
Thỏa thuận Norwalk được ký ngày 18 tháng 11 năm 2002 giữa FASB & IASB đã đặt
nền móng của dự án hội tụ giữa hai cơ quan thiết lập tiêu chuẩn KT lớn nhất thế giới. Vào
tháng 10 năm 2004, hai tổ chức này đã thành lập một đề án nhằm thiết lập những tiêu chuẩn
cho việc trình bày thông tin trên BCTC nhằm hướng đến việc cải thiện tính hữu ích của
BCTC và phát triển một khuôn khổ khái niệm chung giữa hai tổ chức. Chương trình này bao
gồm 8 bước, trong đó, mục tiêu đưa ra khuôn mẫu chung về các tiêu chí thuộc CLTT BCTC
đã được công bố vào tháng 7 năm 2006. Theo đó, những thuộc tính có liên quan đến CLTT
bao gồm: Thích hợp, Trình bày trung thực, Có khả năng so sánh. Những đặc tính ràng buộc
đến CLTT bao gồm: Trọng yếu, Tương quan giữa chí phí và lợi ích.
Vào năm 2010, khuôn mẫu các khái niệm tiếp tục được sửa đổi, với tên là “Khuôn
mẫu các khái niệm cho BCTC 2010” nhằm tạo một nền tảng vững chắc cho các chuẩn mực
KT tương lai trên cơ sở dựa trên nguyên tắc thống nhất về bản chất, hội tụ quốc tế . Theo đó,


9

mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những
nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định

về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010).
FASB & IASB 2010 khẳng định rằng Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính
CL nền tảng của thông tin trên BCTC. Thông tin đảm bảo Thích hợp khi nó mang giá trị Dự
đoán, giá trị Xác nhận hay cả hai (IASB, 2010). Thông tin đảm bảo Trình bày trung thực khi
nó mang các giá trị Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của thông tin. Bên cạnh đó, khuôn
mẫu cũng nêu rõ các thuộc tính làm gia tăng CL thông tin: bao gồm Có khả năng so sánh,
Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được (IASB, 2010). Các thuộc tính CLTT của
FASB & IASB được trình bày ở SĐ 1.05.

SĐ 1.05: Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB & IASB 2010 (IASB, 2010)
1.1.3.3. Các thuộc tính CLTT từ phía quy định của Nhà nƣớc.
THEO KẾ TOÁN PHÁP
Tại Pháp, CLTT BCTC được đề cập trong Luật Thương mại (Code de Commerce) và
Tổng hoạch đồ KT Pháp (PCG). Luật Thương mại Pháp nêu rõ các BCTC hàng năm phải
mang tính Hợp thức, Trung thực và Cung cấp một hình ảnh đúng sự thật về tình hình tài sản,
tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN (Odile Barbe & ctg, 2008). PCG cũng quy
định ba thuộc tính chi phối đến CLTT BCTC nêu trên và nhấn mạnh thuộc tính Cung cấp


10

hình ảnh đúng sự thật (Odile Barbe & ctg, 2008) và yêu cầu KT phải tuân thủ những quy tắc,
thủ tục đã được ban hành với sự trung thực nhằm cung cấp cho người sử dụng những thông
tin được xem là có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá và ra quyết định của người sử
dụng (Odile Barbe & ctg, 2008). SĐ 1.06 trình bày các thuộc tính CLTT BCTC của Pháp.

SĐ 1.06: Thuộc tính CLTT BCTC của Kế toán Pháp (Odile barbe- Dandon & ctg (2008)
THEO KẾ TOÁN VIỆT NAM
Luật KT Việt Nam (2003, 2015) không có mục riêng để nêu các đặc tính có liên quan
đến CLTT BCTC, tuy nhiên khi so sánh nội dung trình bày trong chương “Những quy định

chung” với phần khuôn khổ khái niệm của AAA, FASB, IASB, PCG, có thể thấy rằng
những thuộc tính về CL được liệt kê tại mục “Yêu cầu KT” và tại chuẩn mực chung (Bộ Tài
chính, 2002). Theo đó, các thuộc tính thuộc về CLTT BCTC bao gồm: Trung thực, Khách
quan, Đầy đủ, Kịp thời, Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh.
Chuẩn mực chung cũng nêu rõ là các thuộc tính nêu trên phải được thực hiện đồng
thời. Ví dụ: Trung thực phải bao hàm Khách quan; Kịp thời nhưng phải Đầy đủ, Có thể hiểu
được và Có khả năng so sánh. Các thuộc tính CLTT BCTC theo quy định của KT Việt Nam
được trình bày tại SĐ 1.07.


11

SĐ 1.07: Các thuộc tính CLTT theo Luật Kế toán Việt Nam
1.1.3.4. Đánh giá CLTT BCTC từ phía các nhà nghiên cứu độc lập
Nghiên cứu của Jonas & Blanchet (2000): trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm,
hạn chế của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức
(FASB; Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ) kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc thảo
luận với các các chuyên gia là các thành viên của Ủy ban kiểm toán, kiểm toán viên và nhà
quản lý DN, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC. Theo
nghiên cứu này, CLTT BCTC là một thang đo bậc 4, được đo lường bởi năm thành phần là:
Thích hợp; Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh; Nhất quán và Rõ ràng, cụ thể:
 Thích hợp là một thang đo bậc 3 được đo lường bởi hai thành phần bậc 2 là Giá trị dự
đoán, Giá trị phản hồi và thành phần bậc 1 (Kịp thời: 4 biến quan sát). Giá trị dự đoán
được đo lường bởi hai thành phần bậc 1 là Dự đoán từ lợi nhuận (3 biến quan sát) và Giá
trị phân biệt (3 biến quan sát).
 Đáng tin cậy là một thang đo bậc 2, được đo lường bởi bốn thành phần bậc 1 là Có thể
xác định được (4 biến quan sát); Trình bày trung thực (4 biến quan sát); Trung lập (3 biến
quan sát) và Đầy đủ (3 biến quan sát).
 Có khả năng so sánh là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát
 Nhất quán: là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát

 Rõ ràng: là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát
Nghiên cứu của Jonas & Blanchet (2000) mới chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định
tính, hai tác giả chưa tiến hành kiểm định thang đo và tiến hành phần nghiên cứu định lượng
giúp đo lường CLTT BCTC bằng con số cụ thể.
Nghiên cứu của Ferdy van Beest & ctg (2009): nghiên cứu hướng đến việc đo lường
CLTT BCTC trong các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan trong khoản thời gian
2005 và 2007. Dựa trên các tiêu chí về CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2008,
nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo CLTT BCTC. Thang đo này là một thang đo


12

bậc 2, bao gồm năm thành phần bậc 1 là: Thích hợp (4 biến quan sát); Trình bày trung thực
(5 biến quan sát); Có thể hiểu được (5 biến quan sát); Có khả năng so sánh (6 biến quan sát);
Kịp thời (1 biến quan sát). Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ (KT theo
US GAAP) có điểm trung bình là 3,47 và 3,58 tương ứng với năm 2005 và 2007. CLTT
BCTC tương ứng trong các DN Anh và Hà Lan (KT theo IFRS) là 3,46 và 3,57.
Nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy van Beest (2013): nghiên cứu này hướng đến việc
đo lường CLTT BCTC trong các DN niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng là thực nghiệm, dữ liệu thu thập là thông tin trên BCTC của năm 2010. Dựa
trên các tiêu chí về CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010, nhóm tác giả đã
tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC. Thang đo này là một thang đo bậc 2,
bao gồm năm thành phần bậc 1 là: Thích hợp (13 biến quan sát); Trình bày trung thực (7
biến quan sát); Có thể hiểu được (6 biến quan sát); Có khả năng so sánh (6 biến quan sát);
Kịp thời (1 biến quan sát). Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ (kế toán
theo US GAAP) và các DN Anh (kế toán theo IFRS) có điểm trung bình là 2,94 và 3,18.
Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Hồng & Dƣơng Thị Khánh Linh (2014): nghiên cứu
này hướng đến mục tiêu đo lường CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam dựa trên cơ sở
tổng quát các đặc điểm về CLTT BCTC được ban hành bởi IASB & FASB. Thang đo CLTT
BCTC của nghiên cứu là thang đo bậc 2, bao gồm sáu thành phần: Thích hợp; Trình bày

trung thực; Có khả năng so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu được. Để đo
lường CLTT BCTC, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện 137 mẫu khảo sát với ba nhóm đối
tượng là KT viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư. Kết quả cho thấy các thành phần CLTT
BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,45. Trong đó, thuộc tính
Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được có giá trị trung bình cao nhất. Các đối tượng hầu
như đều nhận thấy rằng BCTC có sự nhất quán về chính sách KT và mức độ trình bày thông
tin trên BCTC khá rõ ràng, trong khi đó các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức độ trung
bình.


13

Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Lan (2014): nghiên cứu này
hướng đến mục tiêu xây dựng quy trình đánh giá CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. Dựa
trên quan điểm của riêng mình, nhóm tác giả đã xây dựng quy trình gồm 3 bước để đánh giá
CLTT BCTC của DN, cụ thể: lựa chọn BCTC để phân tích trên cơ sở ưu tiên BCTC đã được
kiểm toán và được quyết toán thuế; kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên
BCTC trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kỳ hiện hành với kỳ trước và kiểm tra
những bằng chứng xác minh thông tin; Đánh giá CL tài sản và nguồn vốn trên BCTC.
Nghiên cứu này dừng lại ở việc xây dựng quy trình chung, chưa xây dựng thang đo và chưa
tiến hành đo lường thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016): mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung
vào nghiên cứu sự tác động của các đặc tính Quản trị công ty với CLTT BCTC của công ty
niêm yết tại Việt Nam. Tác giả đã tham khảo các thuộc tính đo lường CLTT BCTC của
FASB & IASB 2010 để xây dựng thang đo, theo đó thang đo CLTT BCTC là một thang đo
bậc hai, bao gồm 5 thành phần bậc 1 là: Thích hợp (5 biến quan sát); Trình bày trung thực (6
biến quan sát); Có thể hiểu được (3 biến quan sát); Có khả năng so sánh (4 biến quan sát);
Kịp thời (1 biến quan sát). Để đo lường CLTT BCTC, tác giả tham khảo các tài liệu liên
quan như Báo cáo thường niên và BCTC quý 4 của 195 công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Kết quả khảo sát CLTT BCTC cho thấy 18 DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung

bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu, kém.
1.1.4. NHẬN XÉT XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ
CLTT BCTC
Tác giả tổng hợp các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC từ phía quy định của tổ chức
nghề nghiệp (AAA, FASB, IASB); cơ quan Nhà Nước và nghiên cứu độc lập (trong khoản
thời gian từ năm 1980 đến 2016) (Bảng 1.01). Kết quả tổng hợp được trình bày tại PL 1.01.
Bảng 1.01: Căn cứ tổng hợp các thuộc tính đo lường CLTT BCTC cho nghiên cứu


14

Kết quả tổng hợp theo PL 1.01 giúp tác giả đưa ra những kết luận sau về xu hướng phát
triển của nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC:
 Các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC khá đa dạng, tổng cộng đã có đến 15 thuộc tính
đánh giá CLTT BCTC được xác định.
 Ở giai đoạn trước khi thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa FASB & IASB vào năm
2002, quan điểm của các nhà nghiên cứu về các thuộc tính CLTT BCTC khá khác biệt,
cả về số lượng các thuộc tính lẫn tên gọi của nó. Kể từ khi FASB & IASB cùng ban
hành chung khuôn mẫu các khái niệm làm nền tảng cho việc lập và trình bày BCTC (lần
đầu vào năm 2006), quan điểm của các nhà nghiên cứu đã đi dần đến điểm hội tụ và
thống nhất. Các nghiên cứu trong giai đoạn này đã chú ý đến việc tham chiếu các thuộc
tính đo lường CLTT công bố bởi FASB & IASB (Ferdy van Beest & ctg, 2009; Geert
Braam & Ferdy van Beest, 2013; Masood Pour Kiani & ctg, 2014),…
 Các nghiên cứu trong mọi giai đoạn phát triển đều xem các thuộc tính đánh giá CLTT
BCTC được công bố bởi các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp như AAA, IASB, FASB,…là
nền tảng chính yếu cho nghiên cứu. Trong đó, các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC
được công bố bởi FASB & IASB (2010) là mang tính hội tụ cao nhất.
1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC
1.2.1. CÁC BƢỚC CÔNG VIỆC
Trong mục này, tác giả sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu liên quan đến các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC. Kế tiếp, tác giả sẽ trình bày các mô hình nhân tố tiêu biểu đã
được các nhà nghiên cứu khám phá. Phần tiếp theo, tác giả rút ra những đặc điểm và hạn chế


15

của các nghiên cứu trước nhằm tạo nền tảng cho việc đề xuất phương pháp nghiên cứu thích
hợp giúp xác định các nhân tố cho nghiên cứu của mình ở chương 3. Trình tự các bước công
việc được trình bày theo SĐ 1.08.

SĐ 1.08: các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT
BCTC
1.2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT đã được tiến hành từ những năm 70
và đa phần có nguồn gốc từ lĩnh vực thông tin quản lý (Hongjiang Xu & ctg 2003).
Trong lĩnh vực thông tin quản lý, nghiên cứu được cho là tiên phong được tiến hành
bởi Crosby (1979), ông đã nghiên cứu tác động của Hành vi và văn hóa đến CLTT. Juran
(1979) đã nêu lên các vấn đề có liên quan đến kiểm soát CL bao gồm: Thiết kế CL, Phù hợp,
Khả năng và Lĩnh vực dịch vụ. Deming (1982) đã tổng hợp những nghiên cứu của mình
thành “Hệ thống các kiến thức sâu sắc” và đưa ra 14 nguyên tắc để quản trị CL. Các lý
thuyết trên được đánh giá đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho nghiên cứu về CL tổng thể
và Quản trị CL (Hongjiang Xu & ctg, 2003). Dựa trên nền tảng các lý thuyết đó, các nghiên
cứu trong lĩnh vực này tiếp tục hoàn thiện lý thuyết bằng việc khám phá thêm các nhân tố
như: Đào tạo (Snell & Dean 1992); Vai trò, kiến thức của nhân viên (Oliver Vidal 1988),…
Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT trong lĩnh vực KT là một đề tài
thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện
(Hongjiang Xu & ctg, 2003). Thông thường, khi xác định các nhân tố tác động đến CLTT
BCTC, các nhà nghiên cứu tiếp cận theo các phương pháp:



16

 Kế thừa các thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý: các nhà nghiên
cứu tiến hành liệt kê các nhân tố tác động đến CLTT từ các nghiên cứu thuộc lĩnh vực
thông tin quản lý kết hợp với nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố phù hợp
với đặc điểm và phạm vi nghiên cứu. Các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: Hongjiang
Xu & ctg (2003); Hongjiang Xu (2003b); Hongjiang Xu (2009); Nader Rezaei
(2013); Masood Pour Kiani & ctg (2014),...Theo cách thức này, các nhân tố trong mô
hình nghiên cứu có một sự trùng lắp rất rõ so với các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thông
tin quản lý.
 Nghiên cứu độc lập của riêng lĩnh vực CLTT BCTC: theo hướng tiếp cận này, các
nhà nghiên cứu tham khảo các cơ sở lý thuyết như lý thuyết Đại diện (Agency
theory), lý thuyết Xử lý thông tin (IP theory); lý thuyết Sự khuyếch tán kỹ thuật
(Technology Diffusion theory) kết hợp với nghiên cứu định tính đưa ra các nhân tố
tác động đến CLTT BCTC. Mô hình này sau đó sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu
định lượng. Tiêu biểu bao gồm: Noor Azizi Ismail (2009); Céline Michailesco
(2010), Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatika (2014),…Môt số nhân tố trong
mô hình được xem là những khám phá riêng biệt của nghiên cứu thuộc lĩnh vực
CLTT BCTC.
 Kế thừa các mô hình của các nghiên cứu trước đó về CLTT quản lý lẫn CLTT BCTC:
các nhà nghiên cứu tham khảo các mô hình nghiên cứu về CLTT trong lĩnh vực KT
lẫn thông tin quản lý, sau đó tiến hành lựa chọn các nhân tố được xem là phù hợp với
phạm vi và đặc điểm nghiên cứu của mình thông qua nghiên cứu định tính. Tiêu biểu
có các nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013); Rapina (2014),…
Ở phần nội dung tiếp theo, tác giả trình bày các mô hình nghiên cứu, tổng hợp các nhân
tố đã khám phá từ các nghiên cứu trước nhằm tạo nền tảng giúp xác định phương pháp
nghiên cứu thích hợp nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.


17


1.2.3. NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỘC LẬP
1.2.3.1. Nghiên cứu từ các tác giả nƣớc ngoài.
Nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg (2003)
Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT KT công bố
trên BCTC trong các DN tại Australia. CLTT KT của nghiên cứu được xác định dựa trên các
thuộc tính CLTT của BCTC: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Nghiên cứu này
được tiến hành thông qua nhiều bước. Cụ thể:
 Dựa trên quá trình tổng hợp, tham chiếu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó
của các tác giả thuộc lĩnh vực thông tin quản lý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác
định các nhân tố tác động đến CLTT trong lĩnh vực thông tin quản lý (PL 1.02) và rút
ra bốn nhóm nhân tố chính tác động đến CLTT đưa vào mô hình nghiên cứu: Con
người, Hệ thống, Tổ chức và nhân tố Bên ngoài.
 Tiếp theo, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp nghiên
cứu tình huống thông qua thảo luận tay đôi với các nhóm đối tượng bao gồm: đối
tượng sản xuất thông tin KT; đối tượng quản lý hệ thống; đối tượng sử dụng thông
tin; quản lý cấp cao cơ sở dữ liệu về vai trò của các nhóm nhân tố trên đối với CLTT.
Số lượng mẫu được lựa chọn cho nghiên cứu tình huống là 4 DN tại Australia. Sau
đó, bằng phương pháp thống kê và miêu tả tác giả tiến hành so sánh dữ liệu của các
tình huống với nhau để phân tích những điểm tương đồng và khác biệt từ các dữ liệu
được thu thập từ các tình huống.
Mô hình nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg (2003) gồm 4 biến độc lập và 1 biến
phụ thuộc (SĐ 1.09). Kết quả phân tích từ nghiên cứu tình huống cho thấy các nhóm nhân tố
về Con người, Hệ thống và Tổ chức được xem là tác động đến CLTT BCTC.


×