Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 114 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

TRN TH LUT

giáo dục phòng, chống bạo lực học đ-ờng
cho học sinh các tr-ờng trung học phổ thông
huyện sông mã, tỉnh sơn la

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Chuyờn ngnh: Lý lun v Lch s giỏo dc
Mó s: 60 14 01 02

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Phm Vit Vng

H NI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè. Em xin bày tỏ sự biết
ơn chân thành và sâu sắc đến:
- PGS.TS Phạm Viết Vượng – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong từng giai đoạn, từng bước để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
- Ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm, cùng em học sinh trường
THPT Chiềng Khương - Sông Mã - Sơn La và trường THPT Mường Lầm –
Sông Mã – Sơn La đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
- Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo Khoa Tâm lý – giáo dục, Đại


học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian em
học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức, trình độ, kỹ năng còn hạn hẹp
nên luận văn của em còn nhiều thiếu xót.
Kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô để luận văn
tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Học viên

Trần Thị Luật


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Chữ viết đầy đủ

1

BL

Bạo lực

2

BLHĐ


Bạo lực học đường

3

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

4

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

5

GDPCBLHĐ

Giáo dục phòng chống bạo lực học đường

6

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

7

GVBM


Giáo viên bộ môn

8

HVBLHĐ

Hành vi bạo lực học đường

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PC

Phòng chống

11

PCBLHĐ

Phòng chống bạo lực học đường

12

PPGD


Phương pháp giáo dục

13

THPT

Trung học phổ thông

14

TL

Tỷ lệ

15

TNXH

Tệ nạn xã hội

16

SL

Số lượng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:

Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bàng 3.1.

Bàng 3.2.

Bàng 3.3.

Bảng 3.4.

Bàng 3.5.

Bàng 3.6.

Thực trạng nhận diện các hành vi BLHĐ của học sinh ......................28
Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Chiềng Khương .............30
Hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh .........32
Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh ......33
Thực trạng phương pháp giáo dục phòng chống BLHĐ cho
học sinh ...............................................................................................36
Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh ...........38
Thực trạng nhận diện các hành vi BLHĐ của học sinh ......................41

Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Mường Lầm .............42
Hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho học
sinh ......................................................................................................44
Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh ............45
Thực trạng phương pháp giáo dục phòng chống BLHĐ cho học
sinh ......................................................................................................47
Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh ...........48
Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của giáo viên) ......................................................................................77
Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của cán bộ quản lý)..............................................................................78
Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của công an).........................................................................................79
Tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của giáo viên) ......................................................................................81
Tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của cán bộ quản lý)..............................................................................82
Tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương (ý kiến
của công an).........................................................................................83


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
8. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ......................................................................................................................5
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề.........................................................................5
1.2. Một số vấn đề về bạo lực học đƣờng .............................................................7
1.2.1. Khái niệm bạo lực ......................................................................................7
1.2.2. Khái niệm bạo lực học đường ....................................................................8
1.2.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường .......................................................11
1.2.4. Hậu quả của bạo lực học đường ...............................................................14
1.3. Giáo dục ph ng chống bạo lực học đƣờng .................................................16
1.3.1. Khái niệm giáo dục phòng chống bạo lực học đường: .............................16
1.3.2. Mục đích giáo dục phòng chống bạo lực học đường: ..............................17
1.3.3. Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường: .............................18
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng: ...................................................................................................................19
1.4.1. Giáo dục nhà trường .................................................................................20
1.4.2. Sự quan tâm giáo dục của gia đình...........................................................21
1.4.3. Tất cả các lực lượng xã hội cùng tham gia. ..............................................22
1.4.4. Sự tự ý thức của học sinh .........................................................................22
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................24
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ....................................................................................25



2.1. Khái quát về cơ sở nghiên cứu.....................................................................25
2.1.1. Trường THPT Chiềng Khương ................................................................25
2.1.2. Trường THPT Mường Lầm ......................................................................27
2.2. Thực trạng bạo lực học đƣờng của học sinh THPT huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La ...........................................................................................................27
2.2.1. Thực trạng nhận diện bạo lực học đường ở trường THPT Chiềng
Khương ...............................................................................................................27
2.2.2.Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Chiềng Khương ..............30
2.2.3. Thực trạng hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh trường THPT Chiềng Khương. ..........................................32
2.2.4. Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh
trường THPT Chiềng Khương. ..........................................................................33
2.2.5. Thưc trạng phương pháp giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh
trường THPT Chiềng Khương. ..........................................................................35
2.2.6. Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh
trường THPT Chiềng Khương. ..........................................................................37
2.2.7. Thực trạng nhận diện bạo lực học đường tại trường THPT Mường
Lầm .....................................................................................................................41
2.2.8. Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Mường Lầm ..................42
2.2.9. Thực trạng hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh trường THPT Mường Lầm. ...............................................44
2.2.10. Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh
trường THPT Mường Lầm. ................................................................................45
2.2.11. Thưc trạng phương pháp giáo dục phòng chống BLHĐ cho học
sinh trường THPT Mường Lầm. ........................................................................47
2.2.12. Thực trạng hình thức giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh
trường THPT Mường Lầm. ................................................................................48
2.3. Nguyên nhân của bạo lực học đƣờng ở các trƣờng THPT huyện

Sông Mã, tỉnh Sơn La ..........................................................................................50
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................53
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SÔNG
MÀ, TỈNH SƠN LA ................................................................................................54
3.1. Các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng .........................54


3.1.1. Tích hợp nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường vào
giảng dạy các môn học. ......................................................................................54
3.1.2. Đưa nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường vào tiết
sinh hoạt lớp cuối tuần. ......................................................................................55
3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục phòng chống bạo lực học
đường qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. ..............................................61
3.1.4. Sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục đối với những học sinh
có biểu hiện bạo lực học đường..........................................................................64
3.1.5. Phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra bạo lực học đường để kịp thời
ngăn chặn, phòng ngừa. ......................................................................................68
3.1.6. Phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục phòng chống bạo lực
học đường. ..........................................................................................................70
3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................76
3.2.1. Tính cần thiết của các biện pháp ..............................................................76
3.3.2. Tính khả thi của biện pháp .......................................................................81
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86
1.Kết luận ...............................................................................................................86
2.Kiến nghị.............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin và hội nhập
quốc tế, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân đã được cải thiện, tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo
ra những hiện tượng tiêu cực trong giới trẻ, tệ nạn bạo lực học đường xảy ra
đã đến mức báo động, đang là mối quan tâm không chỉ của ngành giáo dục
mà của toàn xã hội. Tình trạng bạo lực học đường diễn ra ở cả thành thị, nông
thôn, đồng bằng và miền núi, cả ở nam sinh lẫn nữ sinh.
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, đang
phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, cuộc sống xã hội đang thay đổi
nhanh chóng, các em có điều kiện để học tập, vui chơi, tiếp nhận thông tin đa
dạng, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tiêu cực gây
nên những nhận thức và hành vi sai lệch, có thể dẫn đến phá vỡ những giá trị
chuẩn mực đạo đức xã hội, làm mất đi tương lai của chính các em.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đạo đức và pháp luật cho thanh
niên học sinh cần được nhà trường quan tâm, nhằm giúp các em có ý thức
đúng về cuộc sống tương lai, để học tập và rèn luyện, tránh xa những tệ
nạn xã hội, những hành vi bạo lực học đường.
Sông Mã là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Nam của
tỉnh Sơn La, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn, dân trí thấp, nhiều tập
quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, hạ tầng cơ sở yếu kém, giao thông không thuận
tiện. Huyện có hai trường THPT Chiềng Khương và trường THPT Mường
Lầm mới thành lập, nằm sát vùng biên giới Việt - Lào. Với hơn một nửa số
học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn,
cha mẹ lao động nặng nhọc, vất vả ít có điều kiện quan tâm đến con cái.



2

Trong nội bộ học sinh đã có hiện tượng chia bè nhóm gây mất đoàn kết,
đã xảy ra bạo lực học đường, ảnh hưởng không tốt đến bầu không khí tập thể,
đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Để ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường nhà trường cần phải tìm
ra các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh miền núi, cổ động
phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục.
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tệ nạn xã hội, về
bạo lực học đường, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập tới vấn đề bạo lực
học đường của học sinh trung học phổ thông miền núi nói chung và cho học
sinh Sơn La nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh các trường THPT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La” góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài có mục đích
đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
THPT ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Qúa trình giáo dục đạo đức và pháp luật
cho học sinh THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh trường THPT .
4. Giả thuyết khoa học
Học sinh THPT ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã có những hành vi bạo
lực học đường, nếu được phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp giáo dục
phù hợp thì có thể ngăn chặn được các hành vi tiêu cực đó.



3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục phòng chống bạo
lực học đường cho học sinh trường THPT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La .
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho
học sinh THPT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La .
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh THPT.
6.2.Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm
2017.
6.3. Khách thể khảo sát:
- 120 học sinh và 20 giáo viên trường THPT Chiềng Khương
- 100 học sinh và 15 giáo viên trường THPT Mường Lầm, huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý
thuyết để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát:
- Quan sát hoạt động học tập, vui chơi, giao tiếp của học sinh trường
THPT Chiềng Khương và trường THPT Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La để phát hiện những biểu hiện bạo lực học đường.



4

- Quan sát hoạt động phối hợp giáo dục phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh của gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội.
7.2.2. Phương pháp điều tra:
Xây dựng các phiếu hỏi dành cho hai đối tượng là giáo viên và học sinh
nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực
trạng việc giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường
THPT Chiềng Khương và trường THPT Mường Lầm huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo
viên và học sinh của trường THPT Chiềng Khương và trường THPT Mường
Lầm huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để làm rõ hơn những kết quả thu được qua
phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm tính khả thi,
tính hiệu quả của các biện pháp.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
Sử dụng các công thức thống kê để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu
thực tiễn.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, đề tài được trình bày trong 3
chương.


5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ở nước ngoài:
Bạo lực học đường (BLHĐ) là một hiện tượng phổ biến trong giới trẻ ở
nhiều nước, vì ảnh hưởng nguy hại của nó nên đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu từ lâu.
Các nhà tâm lý học, xã hội học và tội phạm học đã chú trọng nghiên
cứu về bản chất, hình thức thể hiện, nguyên nhân, hệ quả và các biện pháp
phòng chống bạo lực học đường và cho rằng tâm lý lứa tuổi, cùng với nhóm
bạn tiêu cực là nguyên nhân chính dẫn đến BLHĐ.
Những năm 2008, 2010 ở Mỹ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh
tật (Center for disease control and prevention - CDC) đã khảo sát trên quy mô
lớn, với tên gọi là “Hiểu biết về BLHĐ” (Understanding school violence). Kết
quả nghiên cứu cho thấy tình trạng bạo lực học đường ở Mỹ là rất đáng lo
ngại. Mức độ bạo lực không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, mà còn có cả
những trường hợp gây tử vong.
Một công trình nghiên cứu khác của Glew GM năm 2005 trên 3530 học
sinh tiểu học tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt – hành vi tâm lý xã hội cần điều
chỉnh và sự ảnh hưởng kết quả học tập ở trường tiểu học” đã khẳng định hành
vi bắt nạt trong trường tiểu học có ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập,
tâm lý buồn chán, thiếu an toàn, bị phụ thuộc của học sinh và kỷ luật của nhà
trường ... [19]


6

Công trình nghiên cứu của Wang. J và cộng sự năm 2009 được tiến
hành với tên gọi: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể

chất, lời nói, quan hệ và trên Internet” đã cho thấy có 4 hình thức bắt nạt
trong trường học chúng có mối liên quan với các đặc điểm về nhân học xã
hội, với sự tâm giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nhóm bạn bè.
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”
là tên một đề tài nghiên cứu khác về bạo lực học đường được Liang H và
cộng sự được tiến hành năm 2007. Đề tài đã khảo sát 5074 học sinh vị thành
niên đang học từ lớp 8 đến lớp 11 ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam
Phi, đã chỉ rõ mối liên quan giữa hành vi bạo lực với các hành vi nguy hiểm
khác ở thanh thiếu niên cần được ngăn chặn kịp thời. [18]
Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia…
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phòng chống, ngăn ngừa tệ nạn xã
hội (TNXH) dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả Mã Ngọc Thể với công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm
bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ em” (1998), đã nhận
thấy tình trạng gia tăng của các hành vi phạm pháp của các em tuổi vị thành
niên. [8]
Đề tài “Nguyên nhân BLHĐ” do hai tác giả Lê Thị Hồng Thắm và Tô
Gia Kiên thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu đa dạng, kiểm tra chéo các
thông tin của các đối tượng cung cấp cho thấy BLHĐ đang diễn ra rất phổ
biến cần được ngăn chặn kịp thời.
Đề tài “Thực trạng BLHĐ hiện nay” của tác giả Phan Mai Hương trình
bày kết quả khảo sát thực trạng BLHĐ cũng đưa ra các nhận xét tương tự. [5]


7

Như vậy, các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đều khẳng định
BLHĐ là hiện hữu và đang gia tăng đến mức báo động, do nhiều nguyên nhân

và cần tìm ra các giải pháp ngăn ngừa cụ thể, phù hợp với từng quốc gia, từng
vùng miền, địa phương.
1.2. Một số vấn đề về bạo lực học đƣờng
1.2.1. Khái niệm bạo lực
Bạo lực là khái niệm được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Dưới góc độ chính trị học, bạo lực có những định nghĩa như sau:
- “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay
để lật đổ chính quyền” [1]
- “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp, lật đổ” [10]
- Bạo lực là cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia để giải quyết các mâu
thuẫn đang tồn tại.
Dưới góc độ xã hội học khái niệm này được các tác giả trình bày:
- Bạo lực là một phương thức hành xử hung bạo trong các mối quan hệ
xã hội.
- Bạo lực là hành vi dùng vũ lực gây thương tích về thân thể, tổn hại về
tinh thần và tài sản cho người khác.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Bạo lực là sự đe dọa, hay
dùng sức mạnh thể chất, quyền lực để trấn áp người khác, nhóm người hay
một cộng đồng người, làm tổn thương về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển,
hay gây tử vong…” [12]
Từ những định nghĩa như trên, chúng tôi cho rằng: Bạo lực là hành vi
đe dọa hay sử dụng sức mạnh gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho
người khác.


8

Bạo lực là hành vi gây nguy hiểm cho con người với các mức độ như:
bắt nạt, đe dọa, sỉ nhục, trấn lột tài sản, xúc phạm thân thể, đánh đập, hành hạ,

giết người....
1.2.2. Khái niệm bạo lực học đường
Hiện nay các nhà nghiên cứu còn có nhiều tranh luận về khái niệm bạo
lực học đường, nên chưa có một định nghĩa thống nhất:
Theo tác giả Trần Viết Lưu, BLHĐ là những lời nói, hành vi mang tính
miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa
thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, gây tổn thương
đến tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thậm chí dẫn đến tử vong.
Theo tác giả Phạm Văn Khanh [13] có 3 mức độ tiếp cận để định nghĩa
bạo lực học đường:
Một là, BLHĐ là những hành vi xâm hại giữa học sinh với nhau đang
học cùng một trường, diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
Hai là, BLHĐ là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh
hoặc giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra
bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
Ba là, BLHĐ là những hành vi xâm hại mà chủ thể gây ra là học sinh,
người bị hại là bất kỳ ai, diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà
trường.
Cách tiếp cận thứ ba được nhiều người tán thành nhất vì nó có ý nghĩa
thực tiễn đối với công tác giáo dục học sinh.
Qua các nghiên cứu kể trên chúng tôi cho rằng:
Bạo lực học đường là những hành vi đe dọa hay sử dụng sức mạnh để
xâm hại đến tinh thần, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người khác xảy ra
trong môi trường học đường.


9

Bạo lực học đường có nhiều mức độ như: bắt nạt, chửi nhau, đánh
nhau, đe dọa, trấn lột, sử dụng hung khí gây thương tích, tinh thần hoảng

loạn… riêng ở nữ sinh còn có hình thức chà đạp nhân phẩm như lột quần áo,
quay clip để đưa lên mạng sỉ nhục nhau…
Nguy hiểm hơn khi gần đây BLHĐ trở nên “chuyên nghiệp” hơn có
những nhóm chuyên đi bắt nạt, trấn lột học sinh, “đánh hội đồng”, gọi thêm
“đàn anh” đến tham gia, bên cạnh đó là hiện tượng rất đông học sinh và cả
người lớn đứng xem như một trò tiêu khiển, cổ vũ, reo hò mà không có một
biện pháp can thiệp nào cả.

Học sinh đứng xem không ai can thiệp
Như vậy, BLHĐ là hành vi thô bạo, bất chấp đạo lý, luật pháp, là một
biểu hiện của tệ nạn xã hội, là vấn đề mà ngành giáo dục, văn hóa và pháp
luật phải tham gia ngăn chặn kịp thời.
Những đặc điểm của bạo lực học đường:
- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức, đối tượng tham gia là giới
trẻ lêu lổng chơi bời, khó kiểm soát.


10

- Có tính lan truyền do a dua, bắt chước.
- Có nhiều nguyên nhân, nhiều phương thức, thủ đoạn gây bạo lực. Kẻ
hay gây bạo lực có thể kết cấu với nhau thành ổ nhóm manh động.
- BLHĐ có quan hệ với các hiện tượng tệ nạn xã hội (TNXH) khác và
có sự chuyển hóa lẫn nhau. BLHĐ là một trong các nguyên nhân dẫn đến tội
phạm.
- BLHD thường xảy ra ở những nơi đông học sinh, nhiều trường học,
công tác quản lí của nhà trường, địa phương còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
Theo điều tra của Vụ Học sinh, Sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đối tượng tham gia bạo lực học đường
phần lớn là học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bao

gồm cả ở nam sinh và nữ sinh. Số liệu gần đây nhất cho thấy trong một năm
học toàn quốc xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau (5 vụ/ngày). Cứ
khoảng 5.000 học sinh thì có một vụ bạo lực, cứ 9 trường thì có một trường
có học sinh đánh nhau ...

Bạo lực ở nữ sinh


11

1.2.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường
Bạo lực học đường có các nguyên nhân khác nhau:
Một là, nguyên nhân từ bản thân học sinh:
Do sự phát triển nhanh về sinh lý của lứa tuổi vị thành niên, tâm lý
chưa ổn định, cái tôi cá nhân quá cao (lứa tuổi ăn chưa đủ no, lo chưa tới độ)
khiến các em thấy bức bối. Đây là lứa tuổi bùng phát năng lượng, khi chưa có
cơ hội giải phóng dễ dẫn đến bạo lực. Bạo lực trở thành trò vui của một số
thanh, thiếu niên khi chúng không tìm thấy niềm vui trong học tập, mà sử
dụng bạo lực như một cảm hứng.
Một số em học sinh khác lười học, lêu lổng chơi bời, đàm đúm, thiếu
hiểu biết về đạo đức, pháp luật, sai lệch trong nhận thức và hành vi, kỹ năng
ứng xử non nớt, khi có những kích động từ bên ngoài khiến các em không
làm chủ được bản thân mình.

Bạo lực ở nam sinh
Một số trường hợp học sinh lập thành các nhóm khích bác nhau, do
không thực hiện được các yêu cầu của nhau, dẫn đến lăng mạ, bạo lực.
Có những học sinh đánh nhau là do tâm lý bắt chước người hùng trong
các phim bạo lực.



12

Có những học sinh đánh nhau xuất phát từ ghen tuông, yêu đương bồng
bột. Có cả những học sinh đánh nhau vì say rượu, vì “cái nhìn” không thân
thiện… có cả những trường hợp không có lý do xác đáng.
Hai là, nguyên nhân từ phía gia đình:
Học sinh THPT sống chủ yếu dựa vào gia đình nên bị ảnh hưởng bởi
những người xung quanh, đặc biệt là lối sống, cách cư xử, giao tiếp của ông
bà, cha mẹ, anh chị em, cùng những người thân khác.
Thực tế cho thấy học sinh có hành vi BLHĐ phần lớn sống trong những
gia đình không hoàn hảo, cha mẹ ly hôn, ly thân, hoặc khó khăn, túng quẩn về
kinh tế…
Nhưng cũng không ít trường hợp các bậc cha mẹ mải mê bon chen
kiếm tiền và cũng có những gia đình khá giả lại quá nuông chiều con cái, sẵn
sàng đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của con em. Gia đình, bố mẹ thiếu quan
tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến tâm lý, tình
cảm của các em để có thể kịp thời uốn nắn giáo dục.
Có cả một số gia đình sử dụng phương pháp giáo dục chưa phù hợp,
thường xuyên nặng lời, quát mắng, sỉ nhục con em, gây nên tổn thương về
tâm lý, hình thành những nhận thức không đúng về giá trị sống. Hậu quả của
lối giáo dục này tạo nên tính ích kỷ, chai lỳ, bướng bỉnh, hung dữ, từ đó dẫn
đến việc các em có những hành vi sai lệch.
Ba là nguyên nhân từ phía xã hội:
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự phân hóa giàu nghèo,
thất nghiệp, thu nhập thấp, nghèo đói, tệ nạn xã hội nảy sinh…đã tác động
đến tâm lý, tình cảm của học sinh.
Các em nhận thức chưa cao rất dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng,
ngoại lai, đua đòi, ăn chơi thiếu lành mạnh...
Sự phát triển kinh tế cũng như gia tăng chất lượng cuộc sống, người

đông thiếu việc làm ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến các TNXH văn hóa


13

phẩm đồi trụy, ma túy, mại dâm... tràn lan. Mặt khác trong xã hội có nhiều
gương xấu.... trật tự gia đình bị đảo lộn, nhận thức của học sinh bị dao động,
tâm lý bất ổn dẫn đến chản nản, tự ti không tin tưởng vào cuộc sống tương lai.
Do ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,
súng..). Nhiều trò chơi trên mạng là trò chơi là đánh nhau, giết người. Trên
các phương tiện truyền thông đại chúng hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều,
các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen… đua nhau trình chiếu trên tivi,
internet, hoặc phát tán qua băng đĩa.
Các game hành động võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém
giết, các câu chuyện đấu đá băng nhóm thu hút các bạn trẻ, do đó không tránh
khỏi những ảnh hưởng xấu. Tuổi trẻ có xu hướng bắt chước, thử nghiệm, làm
theo những hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Vai trò của các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên,
Hội học sinh trong một số nhà trường chưa được phát huy.
Chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhà trường và gia đình chưa
phối hợp kịp thời và có hiệu quả trong việc giáo dục, ngăn chặn các hành vi
BLHĐ.

Nữ sinh làm nhục nhau


14

Bốn là, nguyên nhân từ phía nhà trường:
Nội dung giáo dục trong nhà trường có phần nặng về lý thuyết, ít liên

hệ với thực tế cuộc sống, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, chưa
cuốn hút học sinh.
Phương thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa
chưa phù hợp, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh nhận
thức được các bài học về lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm
của bản thân, để nhận diện và lên án các hành vi bạo lực...
Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự sâu sát với học trò, chưa thường
xuyên liên hệ với gia đình để quản lý và giáo dục học sinh.
1.2.4. Hậu quả của bạo lực học đường
Đối với học sinh là nạn nhân:
Về mặt thể chất: Các em có thể bị chấn thương gây đau đớn, thương tật,
thậm chí là án mạng.
Về mặt tinh thần: Các em luôn ở trong trạng thái lo lắng, mất tự tin khi
đến trường, sợ tái diễn bạo lực, sợ trả thù, trở nên lầm lì, ít nói, việc ăn ngủ
cũng không yên, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, có những trường
hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát cho mình.
Về mặt học tập: Các em luôn lo sợ nên không thể tập trung vào việc
học hành, kết quả học tập sa sút, thường xuyên bỏ tiết, bỏ buổi, tiến đến bỏ
học vĩnh viễn trở thành thất học.
Đối với học sinh là thủ phạm:
Bạo lực học đường là mầm mống của tội phạm, dẫn đến tha hóa lương
tâm, đạo đức, gây nguy hại cho xã hội. Các em mất định hướng cho sự phát
triển nhân cách, làm xấu đi hình ảnh của người học sinh và giới trẻ.
Kẻ gây ra bạo lực thường bị mọi người xa lánh, căm ghét, do đó có thể
hung bạo hơn và trở thành tội phạm…


15

Những học sinh chứng kiến hành vi bạo lực cũng có thể bị ảnh hưởng

tiêu cực, một số em cảm thấy sợ hãi khi đi học, lo lắng bị hành hung, học tập
sa sút.
Một số em sợ hãi BLHĐ đứng ngoài nhìn không dám can thiệp, nếu
kéo dài mãi tình trạng này có thể trở nên vô cảm trước nỗi đau của bạn bè.
Một số em khi thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị, vô can
thì có thể hùa theo, a dua, lâu dần có thể trở thành kẻ tham gia bạo lực.
BLHĐ làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, khi lối sống buông
thả, bất cần, mất niềm tin vào bản thân, gia đình, xã hội từ đó sẽ đánh mất
tương lai của chính mình.
Đối với nhà trường:
Bạo lực học đường làm mất uy tín, danh dự của nhà trường, của thầy cô
giáo, làm mất lòng tin của phụ huynh, của nhân dân, chất lượng giáo dục bị
giảm sút.
Đối với xã hội:
Bạo lực học đường là hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội về một bộ
phận học sinh, giới trẻ - lực lượng nòng cốt của tương lai đất nước đang “lệch
lạc” giữa ngã ba đường.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà
phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường làm mất trật tự xã hội, gây
hoảng loạn cho cho mọi người, làm xấu đi truyền thống đạo đức xã hội, suy
thoái văn hóa.
Bạo lực học đường thường xuyên diễn ra thì nó đã làm cho môi trường
xã hội không còn lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự
“ô nhiễm môi trường xã hội” sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.


16

Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang hiển

hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã
hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ
và tương lai của đất nước.
1.3. Giáo dục ph ng chống bạo lực học đƣờng
1.3.1. Khái niệm giáo dục phòng chống bạo lực học đường:
Giáo dục phòng chống bạo lực học đường là quá trình giáo dục nhằm
loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống học đường, đây là nhiệm vụ của các cấp,
các ngành, các địa phương, của toàn xã hội, trong đó nhà trường có vị trí quan
trọng hàng đầu, là lực lượng chủ công trong tuyên truyền, giáo dục học sinh,
hướng dẫn gia đình và tổ chức phối hợp các lực lượng trong xã hội tham gia.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đó là lời tổng kết của cha ông cho nên
giáo dục phòng chống BLHĐ bắt đầu từ giáo dục nhận thức, hình thành lối
sống tích cực trong giới trẻ, làm cho các em có thói quen hành vi lành mạnh
để hướng tới tương lai đẹp đẽ.
Giáo dục phòng chống BLHĐ là phát hiện kịp thời những biểu hiện bạo
lực trong nhà trường, ngoài nhà trường, từ lúc còn manh nha để kịp thời dập
tắt, không cho tệ nạn phát triển, lan rộng trên địa bàn, trong nhà trường.
Giáo dục phòng chống BLHĐ là đấu tranh, xử lí nghiêm minh những
hành vi bạo lực trong học sinh, nhằm góp phần giữ vững an ninh, trật tự trong
nhà trường và ngoài xã hội.
Theo tác giả Huỳnh Văn Tình “Giáo dục phòng chống bạo lực học
đường là tìm ra những biện pháp mang tính bền vững tác động đến học sinh
nhằm nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy
ra”. [13]


17

Giáo dục phòng chống BLHĐ là sử dụng các biện pháp tâm lý, giáo
dục và pháp lý để từng bước xóa bỏ những nguyên nhân, những điều kiện của

tệ nạn bạo lực, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, bảo vệ thuần
phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục phòng chống BLHĐ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình,
xã hội, cần xây dựng các cơ chế phối hợp, đồng bộ để giáo dục ngăn chặn nạn
bạo lực, làm cho trường học trở nên lành mạnh, an toàn, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Giáo dục phòng chống BLHĐ là quá trình lâu dài của nhà trường, của
các ngành, các cấp, các đoàn thể tổ chức xã hội, của mọi công dân, mọi gia
đình và cần có các biện pháp đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ tệ
nạn kịp thời.
Tóm lại : Giáo dục phòng chống BLHĐ là sử dụng các biện pháp tâm
lý, giáo dục và pháp lý, là nhiệm vụ của nhà trường, của chính quyền, các
đoàn thể địa phương, của mọi gia đình, mọi thầy cô giáo nhằm ngăn chặn và
đẩy lùi tệ nạn bạo lực ra khỏi học đường.
1.3.2. Mục đích giáo dục phòng chống bạo lực học đường:
Mục đích phòng chống bạo lực học đường là:
- Giúp học sinh có những hiểu biết về bản chất, nguyên nhân, hậu quả
và các hình thức bạo lực đang len lỏi, xâm nhập vào đời sống nhà trường.
- Giúp học sinh hình thành kĩ năng phát hiện, đấu tranh, đẩy lùi và bài
trừ tệ nạn BLHĐ trong nhà trường .
- Giúp học sinh nâng cao ý thức tham gia đấu tranh phòng ngừa, bài trừ
tệ nạn BLHĐ xâm nhập trường học.
- Giúp nhà trường, nhà giáo phát hiện, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các
loại tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự kỷ cương của nhà trường, góp phần đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội.


18

- Làm cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của nhà trường được đảm bảo,

uy tín của nhà trường được giữ vững.
Tóm lại, mục đích giáo dục phòng chống BLHĐ là gi p cho học sinh
có kiến thức, thái độ, kỹ năng phòng ngừa bạo lực và đẩy lùi tệ nạn này ra
khỏi nhà trường, làm cho nhà trường luôn là môi trường lành mạnh, an toàn
để học tập và tu dưỡng phấn đấu cho tương lai.
1.3.3. Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường:
Giáo dục phòng chống BLHD cần sử dụng nhiều biện pháp đa dạng,
linh hoạt và phù hợp với lứa tuổi học sinh, với tình hình thực tế ở các địa
phương và nhà trường:
- Một là, nâng cao chất lượng học tập văn hóa, khoa học... nhằm trang
bị cho các em hiểu biết về giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, về lòng nhân
ái, bao dung, tình đoàn kết, ý chí phấn đấu cho cuộc sống hạnh phúc tương
lai. Tích hợp giáo dục phòng chống BLHĐ vào dạy học tất cả các môn học
trong nhà trường. Trong quá trình giảng dạy chỉ ra cho học sinh biết các con
đường, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội phù hợp với trình độ học
sinh, đặc điểm gia đình, địa phương, nhà trường, để thu hút sự quan tâm của
các em nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục.
- Hai là, quán triệt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong việc
sử dụng các nội dung, hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều
kiện thực tế địa phương và nhà trường.
- Ba là, tổ chức các hoạt động tập thể như vui chơi, văn nghệ, thể thao,
du lịch lành mạnh, bổ ích nhằm thu hút học sinh tham gia để tránh xa các tệ
nạn xã hội (TNXH) và BLHĐ.
- Bốn là, tổ chức nói chuyện chuyên đề phòng chống BLHĐ, thi vẽ
tranh, thi tìm hiểu, làm báo tường... về phòng ngừa BLHD, giao lưu với các tổ
chức xã hội, kí cam kết không tham gia BLHĐ.


×