Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

QUẢN lý HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG THPT HUYỆN tứ kỳ TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.31 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
*********

VŨ VĂN SÁNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG THPT
HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số

: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2016 tôi đã được
học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại khoa Quản lý giáo dục, trường
ĐHSP Hà Nội. Trong thời gian đó bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô trong khoa Quản lý giáo dục, các khoa khác và
phòng Đào tạo sau đại học của nhà trường. Trên cơ sở đó tôi đã có điều kiện thuận
lợi để hoàn thành khóa học.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trương Xuân Cừ đã
cho các ý tưởng định hướng và hết lòng giúp đỡ trong suốt quá trình tôi nghiên cứu
và hoàn thành luận văn với đề tài: “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG


BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG THPT HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH
HẢI DƯƠNG”
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
các em học sinh thuộc các trường: THPT Tứ Kỳ, THPT Cầu Xe, THPT Hưng Đạo,
THPT Tứ Kỳ II; các bậc cha mẹ học sinh; các đồng chí thuộc phòng kinh tế -hạ
tầng; các đồng chí công an; lãnh đạo phòng giáo dục huyện Tứ Kỳ; đã nhiệt tình
giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có được những thông tin, những
dữ liệu cần thiết hoàn thành luận văn.
Trong quá trình hoàn thành luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô; các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Vũ Văn Sáng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ
GV
CMHS
CBQL
CB
ĐTN
GDKNS
GD&ĐT
GVCN
KNS
NV

THCS
THPT

Ý NGHĨA
Bạo lực học đường
Giáo viên
Cha mẹ học sinh
Cán bộ quản lý
Cán bộ
Đoàn thanh niên.
Giáo dục kỹ năng sống.
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên chủ nhiệm
Kỹ năng sống.
Nhân viên
Trung học cơ sở.
Trung học phổ thông.


MỤC LỤC

HÀ NỘI, NĂM 2016.........................................................................................1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương năm học 2015-2016.............................................................................40
Bảng 2.2: Số lượng học sinh khảo sát tại các trường THPT...........................41

Bảng 2.3: Số vụ BLHĐ và số học sinh liên quan trong ba năm học gần đây. 44
Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh về bạo lực học đường...............................44
Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân của bạo lực học đường.. .45
Bảng 2.6: Nhận thức của học sinh về hậu quả của bạo lực học đường...........46
Bảng 2.7: Nguyên nhân từ cá nhân học sinh...................................................49
Bảng 2.8: Nguyên nhân từ bạn bè...................................................................50
Bảng 2.9: Nguyên nhân từ cha mẹ, hoàn cảnh gia đình.................................51
Bảng 2.10: Nguyên nhân từ nhà trường..........................................................52
Bảng 2.11: Nguyên nhân từ yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội.. .54
Bảng 2.12: Nhận thức về hậu quả của BLHĐ đối với nạn nhân ....................55
và người gây ra bạo lực...................................................................................55
Bảng 2.13: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, các
tổ chức trong nhà trường trong công tác phòng ngừa BLHĐ..........................59
Bảng 2.14: Tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh.........................60
Bảng 2.15: Tập trung xây dựng các phong trào trong nhà trường.................63
Bảng 2.16: Trang bị kỹ năng sống cho học sinh.............................................64
Bảng 2.17: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng ............................67
trong và ngoài nhà trường...............................................................................67
Bảng 2.18: Khen thưởng và kỷ luật trong trường học.....................................69
Bảng 3.1. Khảo nghiệm vê tính cân thiêt và tính khả thi cửa các biện pháp...99


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, các
tổ chức trong nhà trường trong công tác phòng ngừa BLHĐ..........................60
Biểu đồ 2.2: Tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh......................62
Biểu đồ 2.3: Tập trung xây dựng các phong trào trong nhà trường................64
Biểu đồ 2.4: Trang bị kỹ năng sống cho học sinh...........................................66
Biểu đồ 2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng ..........................68

trong và ngoài nhà trường...............................................................................68
Biểu đồ 2.6. Khen thưởng và kỷ luật trong trường học...................................70
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
.......................................................................................................................100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, ở Việt Nam vấn nạn bạo lực học đường đang có chiều
hướng gia tăng cả về số lượng và sự phức tạp, gây ra sự bức xúc trong dư luận. Nó
trở thành mối lo ngại của các bậc cha mẹ học sinh, của ngành giáo dục và toàn xã
hội. Hiện nay, cùng với sự phát trIUiển của công nghệ thông tin, điện thoại thông
minh trở nên phổ biến, khi có bạo lực học đường xảy ra các em học sinh thường ghi
lại bằng các video, sau đó phát tán trên mạng Internet để tung hô, cổ vũ tạo ra
những luồng dư luận trái chiều. Bạo lực học đường cũng đã trở thành những chủ đề
nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết và báo mạng, đài phát
thanh, đài truyền hình. Chỉ cần vào Google tìm kiếm với cụm từ “Bạo lực học
đường” thì trong khoảng 0,36 giây cho kết quả 2.480.000 kết quả là hình ảnh, video,
bài viết có liên quan đến bạo lực học đường. Hoặc chúng ta chỉ cần vào trang
Youtube tìm kiếm bạo lực học đường sẽ được những hình ảnh, những đoạn phim
của học sinh với những cảnh đấm, đá nhau có khi rất dã man.
Thực tiễn cho thấy bạo lực học đường không những không giảm mà còn có
chiều hướng gia tăng ở tất cả các cấp học, số vụ và tính chất phức tạp. Điều này đã
ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục thế hệ trẻ. Bạo lực học đường đang là một
trong những lực cản lớn đối với thực tiễn giáo dục, làm cho môi trường học đường
bị ô nhiễm, mất an toàn. Khi bạo lực học đường xảy ra cùng với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin sẽ nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội dẫn đến những hiệu ứng
xấu trong học sinh, gây hoang mang, lo lắng cho các bậc làm cha mẹ và xã hội; lòng
tin của xã hội đối với việc giáo dục đạo đức của các nhà trường giảm đi. Nó gây ra
sự ám ảnh cho người chứng kiến và nỗi đau về sự suy thoái của một bộ phận thế hệ

trẻ còn đang tuổi cắp sách đến trường. Những nhà nghiên cứu về bạo lực học đường
đưa ra dự báo nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì bạo lực học đường sẽ tiếp
tục gia tăng hơn nữa. Nhận thức được điều đó nên hầu hết các cấp quản lý giáo dục
đặc biệt là Hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
đã và đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa bạo lực học đường
1


diễn ra và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên đây là một hiện tượng
phức tạp lại có liên quan tới nhiều thành phần, nhiều tổ chức trong xã hội nên các
giải pháp mà các Hiệu trưởng của các nhà trường đưa ra chưa có sự đồng bộ, hiệu
quả của một số giải pháp chưa cao, mới chỉ dừng lại ở mức độ xảy ra vụ việc rồi
mới giải quyết, thiếu vận dụng lý thuyết và đi sâu tìm hiểu các biện pháp phòng
chống bạo lực học đường. Từ những lý do nêu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác phòng chống bạo lực học đường xảy ra, tác giả chọn đề tài:
“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRONG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý để phòng chống
bạo lực học đường hiện nay tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả hơn trong phòng chống
bạo lực học đường ở các đơn vị trường học trên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý phòng chống bạo lực học đường của Hiệu trưởng các trường THPT
trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương đã có nhiều biện pháp quản lý phòng chống bạo lực học đường và đạt được
những kết quả nhất định. Song trên thực tế, bạo lực học đường vẫn diễn ra, thậm chí
ở một số trường còn gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp. Nếu Hiệu trưởng
mỗi nhà trường đề xuất được các biện pháp quản lý phòng chống bạo lực học đường
dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao thì sẽ góp phần
quan trọng vào việc ngăn ngừa bạo lực học đường xảy ra.
2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường các
trường THPT.
5.2. Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường các
trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường ở
các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo lực
học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương gồm:
- Trường THPT Tứ Kỳ;
- Trường THPT Cầu Xe;
- Trường THPT Hưng Đạo;
- Trường THPT Tứ Kỳ II (trường dân lập).
6.3. Giới hạn về khách thể điều tra
04 Hiệu trưởng và 08 Phó hiệu trưởng.

30 giáo viên chủ nhiệm khối 10, 11, 12.
50 giáo viên bộ môn.
04 Bí thư và 06 Phó bí thư ĐTN.
20 Chi hội trưởng chi hội phụ huynh, thành phần ban đại diện cha mẹ học
sinh nhà trường.
360 học sinh (mỗi trường 90 em) đại diện cho học sinh của các trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận để xây dựng các cơ sở lý luận
cho đề tài.
3


Thực hiện nghiên cứu các tài liệu, văn bản, sách báo có liên quan đến đề tài.
Từ kết quả nghiên cứu này, tổng hợp, khái quát hóa tìm ra những vấn đề chung nhất
làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động phòng chống
bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi phù hợp với các đối tượng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
cán bộ đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, đại diện cha mẹ
học sinh và học sinh, thực hiện tổng hợp các thông tin từ từng loại phiếu để có các
số liệu cần thiết cho nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lý của Hiệu
trưởng trong việc phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để bổ sung cho phương pháp điều tra. Thực hiện
quan sát các hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
hoạt động tư vấn trong các nhà trường, sinh hoạt tập thể, các giờ ra chơi, các tụ
điểm quanh cổng trường đặc biệt là các quán cầm đồ, quán game, nơi học sinh hay

tụ tập.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên chủ
nhiệm lớp, đại diện cha mẹ học sinh để có thêm thông tin, bổ sung cho kết quả
nghiên cứu của hai phương pháp trên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công thức Spearman để xử lý các số liệu thu thập được qua các
phiếu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời thực hiện đánh giá mức độ
tin cậy của phương pháp điều tra trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học cho đề tài.
Sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu.

4


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
các cụm từ viết tắt, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học
đường trong các trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo lực học đường
trong các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo lực
học đường các trường THPT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả.
9.1. Những luận điểm cơ bản:
Từ việc nghiên cứu tài liệu, luận văn nêu nên các luận điểm cơ bản về quản
lý, quản lý giáo dục, các chức năng của quản lý, nhà trường, trường THPT. Khái
niệm bạo lực, BLHĐ, những yếu tố liên quan đến quản lý hoạt động phòng chống
BLHĐ của Hiệu trưởng; những nội dung quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động
phòng chống BLHĐ.

9.2. Những đóng góp mới của tác giả
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Tìm hiểu các biện pháp phòng chống BLHĐ đã tiến hành ở các nhà trường,
đánh giá được những ưu, khuyết điểm của các biện pháp.
Đề xuất những cải tiến các biện pháp đã tiến hành và một số giải pháp mới.
Trong các biện pháp đều chỉ rõ mục đích, nội dung, những điểm cần tiến hành và
điều kiện khi triển khai các biện pháp và mối quan hệ giữa các biện pháp để khi áp
dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Một vài nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới.
Tình trạng bạo lực học đường ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang diễn
ra dưới nhiều hình thức, mức độ phức tạp và tính chất nghiêm trọng ngày càng tăng
từ những vụ ẩu đả giữa các học sinh cho đến những vụ thảm sát kinh hoàng. Bạo
lực học đường đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh
thần của học sinh, là mầm mống của bạo lực trong xã hội nói chung. Trước tình
trạng này, đã có nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề này.
Trong một công trình nghiên cứu của Glew GM và các cộng sự tiến hành
năm 2005 trên 3530 học sinh lớp 3, 4, 5 tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt, tâm lý xã hội
điều chỉnh và kết quả học tập ở bậc tiểu học” với mục tiêu xác định tỉ lệ bắt nạt
trong trường Tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập,
hành động kỷ luật và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn và phụ

thuộc[5].
Liang H và các cộng sự nghiên cứu đề tài “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy
hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” tiến hành tại Anh năm 2007. Nghiên cứu nhằm
kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8
(tuổi trung bình là 14,2) và lớp 11 (tuổi trung bình 17,4) ở 72 trường học ở Cape và
Durban, Nam Phi đã làm rõ mối liên quan giữa hành vi bạo lực, các hành vi nguy
hiểm ở thanh thiếu niên[10].
Mỹ là quốc gia báo động đỏ về tình trạng bạo lực học đường. Theo kết quả
nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ được công bố trên tạp chí Journal of
Developmental and Behavioural Pediatrics, có gần 90% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6
tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp, ngoài ra 59% thừa nhận đã
từng có hành động bắt nạt những em khác. Trong khi đó, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết,
6


cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại nước này thì có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại
trường. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi ngày tại
nước này có 160.000 học sinh không dám đi học vì sợ bị bắt nạt ở trường. [20].
Hàn Quốc cũng được coi là một trong những quốc gia có nạn bạo lực học
đường nhức nhối trên thế giới. Theo kết quả khảo sát của Quỹ Phòng chống bạo lực
thanh thiếu niên Hàn Quốc, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường, 63% nạn nhân
phải “nếm” đòn bạo lực ngay khi mới học Tiểu học. Con số này càng ngày càng gia
tăng và tệ nạn này xảy ra nghiêm trọng đối với học sinh nữ hơn học sinh nam. Đáng
lưu ý, nhiều học sinh đã không ý thức được hành vi bạo lực của mình. Khoảng 36%
học sinh Hàn Quốc coi việc bắt nạt như một trò đùa, 20% thừa nhận hành vi bắt nạt
bạn là không có lý do đặc biệt. Theo điều tra, số học sinh thường xuyên bắt nạt các
bạn học khác thường hay xem phim bạo lực, hoặc do hoàn cảnh gia đình. 51,5%
người được hỏi thừa nhận, thường xuyên chơi và xem phim, game bạo lực[20].
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường ở Việt Nam đang có chiều

hướng gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động giáo dục thế hệ trẻ. Đã có
một số nghiên cứu, các bài báo khoa học đăng trên trên các tạp chí như: Nghiên cứu
của PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Bình trường ĐHSP Hà Nội với tiêu đề “Một số
biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hành vi gây hấn học đường” đăng trên tạp chí
Khoa học giáo dục đã điều tra đánh giá thực trạng, khảo sát đánh giá của HS, SV về
các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hành vi gây hấn học đường mà các nhà
trường đã thực hiện, khảo sát những đề xuất của HS, SV. Từ đó, tác giả đề xuất các
biện pháp thực hiện để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi gây hấn học đường.
Tác giả Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “Hành
vi bạo lực ở thanh thiếu niên – con đường đường hình thành và cách tiếp cận đánh
giá” đã chỉ ra con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp cận,
đánh giá hành vi bạo lực học đường[11].
Tác giả Nguyễn Văn Lượt với bài báo khoa học “Bạo lực học đường:
Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế” đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân
7


tâm lý xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh và một
số biện pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường hiện nay.
Đề tài nghiên cứu có tên “Hành vi gây hấn của học sinh Phổ thông trung
học”, năm 2008-2010 do Trần Thị Minh Đức chủ chì đã tìm hiểu nhận thức của học
sinh THPT về hành vi gây hấn; chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của hành vi gây hấn
ở học sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý –
xã hội của học sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây hấn, đưa ra một số
giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây hấn ở học sinh THPT.
Một số nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố tác động đến bạo lực học
đường:
- Hung tính ở trẻ em (Phạm Mạnh Hà, Hoàng Trang, 2002);
- Cách thức cha, mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ (Lưu
Song Hà, 2008);

- Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ
vị thành niên (Mã Ngọc Thể, 2004);
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng các công trình trên đây chủ yếu đi tìm hiểu
và vạch ra thực trạng của bạo lực học đường, dự đoán chiều hướng gia tăng, có
những công trình nghiên cứu về mặt tâm lý-xã hội của hành vi bạo lực. Tuy nhiên,
chưa có nhiều đề tài đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động phòng
chống bạo lực học đường tại các trường THPT. Do đó, nghiên cứu “Quản lý hoạt
động phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT” là vấn đề mới, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần làm phong phú thêm lý luận về vấn đề bạo lực
học đường và đặc biệt là việc quản lý các hoạt động trong nhà trường THPT để
phòng chống bạo lực học đường diễn ra làm cho môi trường giáo dục của nhà
trường ngày càng tốt hơn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Quản lý.
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý.
Trong thực tiễn, quản lý là một hoạt động cần thiết và quan trọng trong tất cả
8


các lĩnh vực hoạt động của con người. Ở bất kỳ nơi nào, lĩnh vực nào con người tạo
lập nên nhóm xã hội thì ở đó cần đến quản lý, bất kể đó là nhóm chính thức hay
không chính thức, quy mô nhóm lớn hay nhỏ. Tổ chức nào có hoạt động quản lý
hiệu quả thì sự thành công lớn và phát triển mạnh.
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học.
Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau cũng như từ những vấn đề đặc
trưng khác nhau mà nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra các định nghĩa
khác nhau về quan lý. Sau đây là một số định nghĩa về quản lý của một số tác giả:
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý = Quản + lý”, trong đó “Quản” có
nghĩa là giữ, “lý” có nghĩa là chỉnh sửa, nói cách khác “Quản lý = Ổn định + phát triển”.
Trong cuốn giáo trình Tâm lý học quản lý của Vũ Dũng đã đưa ra định nghĩa

về quản lý: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có
hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”. Từ nội hàm của khái niệm
quản lý cho thấy:
+ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. Tức là,
hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại với một nhóm người. Còn đối với cá nhân,
anh ta tự điều khiển hoạt động của mình.
+ Quản lý bao gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác
thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
+ Hoạt động quản lý gồm hai hoạt động cấu thành: Chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý.
+ Khi nói đến hoạt động quản lý chúng ta chủ yếu nói đến hoạt động quản lý
con người.
+ Hệ thống quản lý được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và thống nhất.[4]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và tác giả Nguyễn Quốc Chí thì “Quản lý
là những tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức[ 3]
Trong cuốn tài liệu “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”,
9


tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa “Quản lý là những tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách
thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến[12]
Theo Trần Kiểm thì “Quản lý là việc chủ thể quản lý dùng quyền lực tác động
đến con người và các nguồn lực khác nhằm đưa tổ chức đạt mục tiêu đã định” [ 9]
Theo F.W. Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật, biết rõ ràng, chính xác
cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”.[4]
Theo Mary Parker Follet (Mĩ) thì “Quản lý là nghệ thuật khiến công việc
được thực hiện thông qua người khác”.[4]

Theo Fayel thì “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
điều chỉnh và kiểm soát ấy” .[4]
Từ góc độ kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mĩ thì cho rằng: “ Quản lý là
đưa những nguồn vốn về con người và của cải vào các đơn vị tổ chức và năng động
để đạt được mục tiêu, một mặt bằng cách đảm bảo thảo mãn tối đa người hưởng lợi,
mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện cho người cấp vốn”.[4]
Harold Koontz viết “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phổi
hợp những lỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá
thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của
cá nhân ít nhất” .[7]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Hoạt động quản
lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức. [3]
Nói đến quản lý là nói đến hoạt động của con người, diễn ra ở một nhóm.
Trong hoạt động này có người quản lý và người bị quản lý, hai đối tượng này có
những ràng buộc nhất định có thể bằng những quy định, những luật lệ, chủ thể quản
lý có một quyền lực nhất định đối với khách thể quản lý, ví dụ trong một nhà trường
10


thì Hiệu trưởng có những quyền lực nhất định đối với giáo viên, nhân viên trong
nhà trường đó được pháp luật quy định. Quản lý luôn hướng đến một mục đích cụ
thể, để đạt được mục đích đó thì cần có kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của các tác giả, trong khuôn khổ của
luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý như sau:
“Quản lý là những tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) diễn ra trong một tổ chức thông

qua các hoạt động (chức năng): kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm
tra phù hợp với những quy luật nhằm đạt được mục đích của tổ chức”
1.2.1.2. Các chức năng của quản lý.
Hoạt động quản lý diễn ra trong một tổ chức, một nhóm người và luôn có
mục đích nhất định. Để đạt được mục đích của quản lý, quản lý phải thực hiện đủ
bốn chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng của quản lý, để
đạt được mục đích của quản lý thì trước hết cần thực hiện chức năng này. Kế hoạch
hóa là việc xác định các mục tiêu, mục đích mà tổ chức cần hướng tới trong tương
lai (gần hoặc xa) đồng thời xác định con đường, biện pháp, cách làm, các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) cần thiết để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Các
nội dung chủ yếu của chức năng này gồm:
a) Xác định và xây dựng mục đích, mục tiêu cho tổ chức;
b) Xác định và đảm bảo về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực)
của tổ chức để đạt được mục đích, mục tiêu đề ra.
c) Lựa chọn những hoạt động cần thiết, thứ tự thực hiện để đạt được mục
đích, mục tiêu đó.
- Chức năng tổ chức: Chức năng này của quản lý là thực hiện các công việc
qua đó tạo nên được cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận
trong một tổ chức một cách tối ưu nhất, để các thành viên, các bộ phật hoàn thành
các công việc với hiệu quả cao nhất qua đó đạt được mục đích, mục tiêu của tổ
chức.
11


- Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo): Là quá trình tác động đến con người bằng
các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm đúng theo kế hoạch,
nhiệm vụ được phân công. Chỉ đạo hàm việc việc liên kết, liện hệ với người khác và
động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ
chức. Tạo động lực để các thành viên trong tổ chức tích cực hoạt động bằng các

biện pháp động viên, khen thưởng kể cả trách phạt.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng của quản lý với chức năng
này, chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động theo dõi, giám sát việc làm của các
thành viên, các bộ phận. Để tránh những sai sót, kiểm tra phải được tiến hành từ khi
bắt đầu các công việc có thể thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Kết quả
kiểm tra cần được phân tích, đánh giá trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động điều
chỉnh, sửa chữa, uốn nắn kịp thời.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau về giáo dục nên những khái
niệm quản lý giáo dục có nội dung khác nhau. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục. Sau đây là một số
quan điểm:
Tác giả Trần Kiểm trong cuốn Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý
giáo dục đưa ra quan điểm quản lý vĩ mô (một nền/một hệ thống giáo dục) và quản
lý vi mô (một trường học/ tổ chức giáo dục cơ sở) trong giáo dục. Theo đó thì
“Quản lý cấp vĩ mô được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của
hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có
chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đòa tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
của xã hội”. Hoặc “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội/tính trồi
(emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ
thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo
sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động”. Còn “Quản lý vi mô,
12


quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có
hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên,
cán bộ, nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông

tin, v.v...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Thanh thì “Quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các
hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục của nhà nước”. Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
có ba bộ phận chính, đó là:
- Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là các cơ quan có thẩm
quyền (cơ quan lập pháp, hành pháp).
- Khách thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là HTGDQD và mọi
hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội.
- Mục tiêu giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho xã hội, và phát triển nhân cách công dân.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật chủa chủ thể quản lý (hệ thống
giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục
của Đảng, thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu
dự kiến , tiến lên trạng thái mới về chất.
Theo M.I. Kônđacốp, chuyên gia giáo dục của Liên Xô trước đây thì: “Quản
lý giáo dục là tác động có thệ thống, có kế hoạch có ý thức và hướng đích của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến
trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ
sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng như những quy luật
của qúa trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em”
Quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước đối với
giáo dục là tập hợp những tác động hợp quy luật được thể chế bằng pháp luật của
13


chủ thể quản lý đến các phân hệ quản lý, nhằm làm cho hệ thực hiện được mục tiêu

giáo dục.
Mỗi một quốc gia có một hệ thống giáo dục quốc dân riêng phù hợp với điều
kiện tự nhiên, văn hóa và mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn của quốc gia đó.
Ở Việt Nam việc quản lý giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục quốc dân vận
hành và thực hiện đường lối giáo dục của Đảng vì giáo dục chịu sự chi phối đường
lối của Đảng. Đây là nét đặc trưng của giáo dục xã hội chủ nghĩa, lấy mục tiêu giáo
dục là sự phát triển của con người. Trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiều phân
cấp quản lý về giáo dục, cấp nhỏ nhất trong hệ thống đó là quản lý giáo dục trong
một nhà trường.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm
quản lý giáo dục ở cấp nhà trường như sau: “Quản lý giáo dục là những tác động
có định hướng, có mục đích của Hiệu trưởng đến các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực, tin lực), đến các hoạt động giáo dục, đến các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài
phù hợp với các quy luật để thực hiện được đường lối giáo dục của Đảng”
1.2.3. Quản lý nhà trường.
1.2.3.1. Nhà trường, trường phổ thông.
Theo điều 48 Luật giáo dục năm 2005 thì:
(1). Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại
hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước thầnh lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư cơ sở vật
chất và đảm bảo kinh phí hoạt động.
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế kinh tế cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo
kinh phí hoạt động bằng vốn ngân sách ngoài nhà nước.
(2). Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều
được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp
14



giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ
thống giáo dục quốc dân. [17]
Theo điều 4, thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 quy định về
loại hình và hệ thống trường trung học thì:
(1). Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập
và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho chi
thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo;
b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là
ngoài ngân sách nhà nước.
(2). Các trường có một cấp học gồm:
a) Trường trung học sơ sở;
b) Trường trung học phổ thông;
(3). Các trường có nhiều cấp học gồm:
a) Trường tiểu học và trung học cơ sở;
b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;
c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông;
(4). Các trường chuyên biệt gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Trường chuyên, trường năng khiếu;
c) Trường dành cho người tàn tật, người khuyết tật;
d) Trường giáo dưỡng;
Theo điều 6, thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 quy định về
phân cấp quản lý trường học thì:
(1). Trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là
cấp THCS do phòng giáo dục và đào tạo quản lý;
(2). Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là

cấp THPT do Sở giáo dục và đào tạo quản lý;
15


(3). Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện
phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.
Theo Trần Kiểm thì “Trường học là tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc
cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, xét về bản chất, trường học là tổ chức
mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội
và bản chất sư phạm”
Theo Đặng Quốc Bảo “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra
quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy – Trò.
Trường học là một bộ phận cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục
quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” .[2]
Nhờ có giáo dục mà con người thực hiện việc truyền kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người của các thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, giúp thế hệ sau kế
thừa, phát triển một cách sáng tạo qua đó làm cho bản thân con người và xã hội liên
tục phát triển. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng
quan trọng đó của giáo dục thông qua con đường chính là dạy học.
1.2.3.2. Quản lý nhà trường.
Nhà trường là một đơn vị, một phần tử trong hệ thống giáo dục quốc dân
thực hiện việc đào tạo thế hệ trẻ theo đường lối của Đảng. Hoạt động trọng tâm
trong nhà trường là hoạt động giáo dục thông qua con đường cơ bản là dạy học. Xét
cho cùng thì quản lý nhà trường là quản lý con người và các hoạt động sư phạm của
con người, trong nhà trường phải kể đến hai lực lượng chính là giáo viên và học
sinh, họ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về
mọi mặt hoạt động của nhà trường, trong công tác quản lý hàng ngày, hiệu trường
sẽ có tác động đến giáo viên và học sinh, tức họ là đối tượng quản lý của hiệu
trưởng. Để các hoạt động của nhà trường có hiệu quả cao thì giáo viên và học sinh
phải chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động dạy và học một cách sáng tạo,
tức họ là chủ thể quản lý. Như vậy trong nhà trường, việc quản lý không chỉ là trách

nhiệm riêng của người Hiệu trưởng mà trách nhiệm chung của tất cả các thành viên
(giáo viên, nhân viên, học sinh...)
16


Quản lý trong nhà trường cũng gồm các yếu tố: chủ thể quản lý, đối tượng bị
quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Tuy nhiên quản lý trong nhà trường
khác với quản lý vận hành của một cỗ máy, khác với việc quản lý một dây truyền
sản xuất trong một nhà máy, xí nghiệp ở chỗ không thể máy móc và cứng nhắc
(theo kiểu lập trình sẵn) mà phải mang tính mềm dẻo, linh hoạt, tùy thuộc vào từng
tình huống, từng công việc cụ thể. Nói cách khác trong quản lý nhà trường ngoài
tuân theo các quy luật quản lý, quy luật tâm lý, quy luật xã hội, quy luật kinh
tế...còn mang tính nghệ thuật cao. Điều này thể hiện trong thực tế có trường hợp
người Hiệu trưởng rất thành công trong công tác quản lý ở trường này nhưng lại
thất bại trong quản lý ở trường khác mặc dù cùng cấp học. Nhà trường là một tổ
chức mang tính xã hội, giáo viên và học sinh vừa là đối tượng bị quản lý, lại vừa là
chủ thể quản lý. Theo tác giả Trần Kiểm thì xét về bản chất “Quản lý con người
trong nhà trường là tổ chức một cách hợp lý lao động của giáo viên và học sinh, là
tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc
đào tạo con người” .[9]
1.2.4. Bạo lực
Có nhiều định nghĩa khác nhau về bạo lực, tùy theo từng quan điểm, từng
lĩnh vức nghiên cứu. Sau đây là một số định nghĩa về bạo lực:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp
hoặc lật đổ” .[18]
Theo từ điển Anh-Việt: “violence” được dịch sang tiếng Việt là “bạo lực, sự
cưỡng bức, sự dữ dội, sự mãnh liệt, tính hung dữ”
Từ điển tâm lý học không có từ “bạo lực” nhưng có từ “xâm kích” được giải
nghĩa gần với từ “bạo lực”. Đó là “Hành vi của cá nhân hay tập thể gây thiệt hại về
tâm lý hoặc thể chất, thậm chí trừ diệt người hay nhóm khác”

Theo từ điển xã hội học “bạo lực” có nghĩa là dùng sức mạnh để giải quyết
mọi tranh chấp giữa các bên đối địch nhau. Trong chiến tranh xã hội (giữa các giai
cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái ...) bạo lực là dùng mọi hình thức sức mạnh (vũ khí,
trừng phạt bằng luật pháp, quần chúng, thậm chí cả khủng bố) để chiến thắng và tiêu
17


diệt đối thủ. Chiến tranh (bao gồm cả nội chiến) là hình thức bạo lực cao nhất.
Trong tiếng Việt có những từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa với từ “bạo lực”
như: hành vi bạo lực, bắt nạt, gây hấn, lấn át, hiếu chiến, côn đồ, công kích, hung
tính, nhục mạ v.v...
Trên cơ sở tìm hiểu các quan điểm, định nghĩa khác nhau về “bạo lực”, trong
khuôn khổ luận văn này tác giả sử dụng khái niệm về “bạo lực” như sau: “ Bạo lực
là hành vi một người hoặc nhóm người dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói hay các
hành động khác để đe dọa, cững bức, xúc phạm...làm tổn hại đến tinh thần, thể
chất, vật chất của người hoặc nhóm người khác”
1.2.5. Bạo lực học đường.
Khái niệm “Bạo lực học đường” là một khái niệm mới xuất hiện trong những
năm gần đây do vậy chưa có sự thống nhất trong cách gọi.
Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và
chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt
trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của
một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn
trong việc tự bảo vệ bản thân” .
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại
một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người
khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt
được quyền lực trên người khác”.
Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt
động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các

hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và
lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến
bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã
được liệt kê như là bạo lực học đường.
Có quan điểm cho rằng “Bạo lực học đường là bất kỳ hành vi nào vi phạm
một nhiệm vụ giáo dục của nhà trường hoặc môi trường học đường gây nguy hiểm
18


cho mục đích của nhà trường như: xâm lược, chống lại người hoặc tài sản, ma túy,
gián đoạn và gây rối loạn”.
Mặc dù chưa có sự thống nhất trong cách gọi nhưng khi nói tới “bạo lực học
đường” thì ta có thể hiểu đó là hệ thống những lời nói, hành vi mang tính miệt thị,
dọa nạt, những hành động côn đồ (có thể kèm theo hung khí) xâm phạm thân thể
người khác để lại sự lo sợ, hoảng loạn, thương tích thậm chí dẫn đến tử vong đối
với trẻ em đang độ tuổi đến trường.
Những hành vi trong học sinh như kết băng nhóm, bè phái để tạo sức mạnh
dọa bạn bè, trấn lột, bảo kê cho bạn, gây mất trật tự, tạo xung đột, đánh nhau cũng
được coi là bạo lực học đường.
Bạo lực học đường cũng có thể xảy ra giữa học sinh với nhau, giữa thanh
niên hư ngoài nhà trường với học sinh hoặc giữa người lớn (cha, mẹ, người thân
thậm chí thầy, cô giáo) với học sinh và ngược lại.
Từ việc nghiên cứu các quan điểm về bạo lực học đường, tác giả xin đưa ra
khái niệm về bạo lực học đường như sau: “Bạo lực học đường là hành vi của con
người làm tổn hại đến thể chất, tinh thần, vật chất đối với con người có liên quan
đến môi trường học đường”.
Trong khuôn khổ của luận văn này người viết chỉ đề cấp đến bạo lực học
đường diễn ra đối với học sinh trường THPT.
1.3. Nhận diện và phân loại bạo lực học đường.
1.3.1. Nhận diện hành vi bạo lực học đường

Bạo lực học đường nhìn một cách chung nhất là các hành vi lệch chuẩn, thực
tế cho thấy những hành vi này thường tập chung ở một số dạng sau:
+ Sử dụng vũ lực với nhau: Là những hành vi sử dụng sức mạnh cơ bắp,
hung khí để hành hung người khác.
+ Sử dụng lời nói, cử chỉ, đe dọa, khủng bố, lăng mạ, bêu rếu người khác.
Bạo lực học đường chủ yếu diễn ra đối với học sinh có trường hợp còn
ngược từ học sinh tới giáo viên, nhân viên.

19


×