Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đoàn kết huyện tràng định tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.11 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG THỊ MÙI
Tên đề tài:
ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG THỊ MÙI
Tên đề tài:
ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp
Khoa

: K43B - QLĐĐ
: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Quý Ly

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là bước cuối cùng và rất quan trọng của mỗi
sinh viên trong quá trình học tập và tu dưỡng tại trường. Thời gian thực
tập em đã được tiếp cận với thực tế, với những công việc cụ thể, qua đó
giúp em củng cố lại những kiến thức đã học đồng thời giúp em nhận
thức được những khó khăn của cuộc sống do đó bản thân em phải không
ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác để
vững vàng khi ra trường. Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản Lý Tài nguyên đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất trong những
năm học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Quý
Ly đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành t ốt khóa luân tốt
nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ UBND xã Đoàn
Kết và các ban ngành của xã đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc
thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề hoàn
thành tốt bản khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiêm còn hạn chế nên đề tài này
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bản khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nông Thị Mùi


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các văn bản do huyện Tràng Định ban hành có liên quan
đến quá trình quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2012-2014 ............. 11
Bảng 4.1: Tình hình biến động dân số qua một số năm (cuối năm) ............... 22
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Đoàn Kết năm 2014....................... 24
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản có liên quan tới quá trình quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn xã Đoàn Kết – huyện Tràng Định – tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2014. .................................................... 28
Bảng 4.4: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của xã Đoàn Kết – huyện
Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn ............................................................ 29
Bảng 4.5: Kết quả điều tra thu thập bản đồ xã Đoàn Kết năm 2014 .............. 31
Bảng 4.6: Tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất đai trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất của xã Đoàn Kết – huyện Tràng Định – tỉnh Lạng
Sơn gai đoạn 2010 đến năm 2020. ................................................... 32
Bảng 4.7: Kế hoạch sử dụng đất của xã Đoàn Kết – huyện Tràng Định – tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015. .................................................... 34
Bảng 4.8: Tình hình giao đất, cho thuê đất của xã Đoàn Kết ......................... 35
giai đoạn 2012- 2014 ....................................................................................... 35
Bảng 4.9: Kết quả thu hồi đất tại xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, Tỉnh lạng
sơn từ năm 2011 đến năm 2014. ...................................................... 36
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất tại xã từ năm 2012 đến
2014 .................................................................................................. 38

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của
hộ gia đình tại xã giai đoạn 2012 – 2014 ......................................... 39
Bảng 4.12: Kết quả thống kê diện tích nhóm đất chính trên địa bàn xã ......... 40


iii

Bảng 4.13: Tình hình biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng của
xã năm 2014 so với năm 2012 ......................................................... 41
Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách nhà nước về đất đai của xã Đoàn Kết giai
đoạn 2012 – 2014 ............................................................................. 44
Bảng 4.15: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo , tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2012 – 2014 ................... 48


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai của xã đoàn kết ....................................................... 26
Hình 4.2: Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng của xã Đoàn Kết giai đoạn
2012- 2014 ....................................................................................... 36
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thư tranh chấp,
tố cáo trong giai đoạn 2012 – 2014 .................................................. 49


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐGHC

: Địa giới hành chính

GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dung đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

QH-KHSDĐ

: Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân

V/v

: Về việc

BTNMT


: Bộ Tài nguyên và Môi trường

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QSD

: Quyền sử dụng

KH

: Kế hoạch


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4

2.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai ............ 4
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta. .. 6
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh lạng sơn trên địa
bàn huyện tràng định giai đoạn 2012 - 2014..................................................... 7
2.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước................. 7
2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn........................ 10
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 12
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành .................................................................... 12
3.2.1. Địa điểm: ............................................................................................... 12
3.2.2.thời gian .................................................................................................. 12


vii

3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 12
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của xã Đoàn Kết, huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. ............................................................................ 12
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................................. 13
3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Đoàn
Kết, giai đoạn 2012 - 2014 theo 13 nội dung quy định trong Luật Đất đai
2003 ................................................................................................................. 13
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn xã: ...................................................................... 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 14

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 16
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................... 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 16
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 18
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ............. 22
4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Đoàn kết, huyện Tràng Định, Tỉnh Lạng
Sơn................................................................................................................... 23
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Đoàn Kết ............................................... 23
4.2.2 Cơ cấu đất đai của xã Đoàn Kết năm 2014 ............................................ 26
4.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn xã Đoàn Kết
– Huyện Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2014 theo 13 nội dung
quy định trong luật Đất Đai 2003.................................................................... 26
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................... 26
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính. .................................................................................... 29


viii

4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. ............................. 30
4.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................. 31
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng ................................................................................................................. 35
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 38
4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai ...................................................................... 40
4.3.8 quản lý tài chính về đất đai .................................................................... 42
4.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất

động sản........................................................................................................... 45
4.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền sử dụng và nghĩa vụ của người
sử dụng đất ...................................................................................................... 46
4.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ....................................................... 47
4.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất ............................................... 47
4.3.13 Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai .......................................... 50
4.4 Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn xã
Đoàn Kết – huyện Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2014. ....... 51
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn xã Đoàn Kết – huyện Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2012 – 2014. ........................................................................................... 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của con người và mỗi quốc gia.
Từ xưa đến nay cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đất đai
ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình, đất đai là tài nguyên
gốc là điểm xuất phát cho mọi sự phát triển. Là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở văn hóa xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp

liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất
đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các
quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt
quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản
lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử
dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy
đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh
tế xã hội do các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức
tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người
sử dụng đất.
Thêm vào đó hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử
dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất
gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội.
Đối với xã Đoàn Kết, là một xã miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, hạ tầng cơ sở và kỹ thuật mặc dù đã và đang được đầu tư nhưng chưa


2
đồng bộ và phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Việc đo đạc
bản đồ kéo dài trong nhiều năm nên công tác quản lý và đưa vào sử dụng còn
nhiều bất cập. Nhiều diện tích trước đây cấp theo bản đồ cũ hay cấp không tờ
không thửa khi đo đạc lại có sự thay đổi cả về diện tích và mục đích sử dụng.
Hiện trạng sử dụng đất có sự thay đổi nhiều so với hồ sơ địa chính, việc cập
nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được kịp thời, do đó, đã ảnh
hưởng lớn đến việc quản lý đất đai tại địa phương. Đặc biệt là công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư một số dự án trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý
Nhà nước về đất đai còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Do đó, đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai để xác định được
những mặt tồn tại và yếu kém nhằm tìm ra những nguyên nhân và khắc phục
để công tác quản lý đất đai chặt chẽ và hiệu quả hơn góp phần phát triển kinh
tế, ổn định xã hội là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài
Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự quan tâm giúp đỡ của
xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, Tỉnh Lạng Sơn, cùng với sự hướng dẫn của
thầy giáo Th.s: Nguyễn Qúy Ly. Em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Đoàn Kết,
huyện Tràng Định ,tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2014”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã
Đoàn Kết, huyện Tràng Định,Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2014 theo 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử
dụng đất đai của xã Đoàn Kết giai đoạn 2012-2014.


3
- Tìm ra những nguyên nhân và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã
Đoàn Kết giai đoạn 2012-2014 sẽ tiến hành đánh giá những thành tựu và hạn
chế để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm
quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về

đất đai của xã Đoàn Kết, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản
lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai
* Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai:
Là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai
nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa
phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Để thống nhất về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả
nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống
nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ
hoang hoá gây lãng phí.
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động
trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất; trong việc phân phối và phân phối
lại vốn đất đai theo qui hoạch và kế hoạch chung thống nhất; trong việc điều
tiết các nguồn lợi từ đất đai; trong việc thanh tra, kiểm tra chế độ quản lí và sử
dụng đất đai.
- Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
* Chức năng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai:
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao
gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta
thấy có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các

quyền năng này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những
quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. Hoạt động trên thực tế của các cơ


5
quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
được thể hiện bằng 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định tại
khoản 2 Điều 6 - Luật Đất đai 2003), tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước
phải biết rõ các thông tin về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của
việc quản lý và sử dụng đất đai.
Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo
quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất.
Thứ ba: Nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử
dụng đất đai.
Thứ tƣ: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất.
* Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai, giữa lợi ích
của nhà nước với lợi ích của người dân.
- Tiết kiệm và hiệu quả.
* Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai:
- Phương pháp thu thập thông tin đất đai:
Sử dụng các phương pháp như: thống kê, toán học, điều tra xã hội học.
- Phương pháp tác động đến con người: sử dụng các phương pháp như:
phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền
giáo dục.
* Công cụ quản lý nhà nƣớc về đất đai:
- Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một
Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để
điều chỉnh hành vi của con người.

- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công cụ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý


6
Nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật Đất đai năm 2003 quy định “ Nhà nước
quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”.
- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế.
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước, từ năm 1992 đến nay Quốc hội, chính phủ, các
Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất
đai, cụ thể như sau:
- Hiến pháp năm 1992;
- Luật Đất đai 1993.
- Luật Đất Đai 2003.
- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị Định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị Định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị Định 105/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ
tái định cư;
- Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 198/2004/NĐ-CP


về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.


7
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP

quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 106/2010/TT-BTC hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- TT số 153/2011/TT-BTC ngày 11-11-2011 hướng dẫn về thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp;
2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai ở nƣớc ta, ở tỉnh lạng sơn
trên địa bàn huyện tràng định giai đoạn 2012 - 2014
2.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước.
* Cơ cấu tổ chức:
Năm 2002 Bộ tài nguyên và Môi trường được thành lập. Trong cơ cấu
của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các đơn vị chuyên trách quản lý nhà

nước về đất đai là: Vụ đất đai, Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai và các đơn vị
sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai là Trung tâm Điều tra, Quy hoạch đất
đai và Viên Nghiên cứu địa chính, Tổng cục Quản lý đất đai. Tại cấp tỉnh,
một số địa phương đã thành lập chi cục quản lý đất đai thuộc sở Tài nguyên
và Môi trường. Đến nay, tổ chức của ngành ở cấp tỉnh có cơ cấu hoàn chỉnh
gồm 63 Sở Tài nguyên và Môi trường với đầy đủ các phòng, ban chức năng


8
về quản lý đất đai và các đơn vị sự nghiệp. Tại cấp huyện cơ quan quản lý đất
đai là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra các địa phương đã thành lập
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ( đến nay đã có 528 Văn phòng cấp
huyện) trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Tại cấp xã có cán bộ địa
chính thường xuyên kiêm nhiêm thêm nhiệm vụ quản lý về xây dựng và một
số chức năng quản lý nhà nước khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
* Những đóng góp của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai:
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua đã
giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ đất đai;
góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội,
cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng
nhận; người sử dụng đất được thực hiện các quyền đã tạo ra và phát huy được
nguồn lực từ đất đai, đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống góp
phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chính sách, pháp luật đất đai cũng
đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tạo điều kiện cải thiện
đời sống cho nhân dân.
Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính. Tại hầu hết các địa phương đã hoàn thành
xong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện tốt
việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới với các nước láng giềng như: Trung
Quốc, Lào, Campuchia ( đã xây dựng được 256 vị trí mốc). Tổ chức tập huấn

kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phân giới, cắm mốc địa giới hành chính và
tuyên truyền nhân dân cùng bảo vệ.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính: Theo báo cáo của các địa
phương, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích
23.165.175 ha đạt 70,1 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đo đạc bản đồ địa
chính theo các loại tỷ lệ như sau: tỷ lệ 1:200 là 15.074 ha, tỷ lệ 1:500 là
169.477 ha, tỷ lệ 1:1.000 là 1.119.797 ha, tỷ lệ 1:2.000 là 2.967.918 ha, tỷ lệ 1:


9
5.000 là 2.819.184 ha và tỷ lệ 1:10.000 là 14.927.681 ha. Sản phẩm đo đạc
bản đồ đã được sử dụng để lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất. (Theo
Vũ Quý Lân – 2011).
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đã xây dựng được hệ thống
văn bản, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất khá đầy đủ, khoa học. Đến nay, ở cấp quốc gia hoàn thành việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được chính phủ xét duyệt; có
90 % đơn vị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 80 % đơn vị hành
chính cấp xã hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Hiện nay các địa phương đang tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2020.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: cả
nước có 141.812 tổ chức sử dụng đúng mục đích đất được Nhà nước giao, cho
thuê, chiếm 91,26% tổng diện tích đất được giao, cho thuê; Gần 10% tổng
diện tích đất còn lại bị sử dụng sai mục đích.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đã cấp giấy chứng
nhận đối với đất nông nghiệp được 14.429.800 giấy với diện tích 7.636.000
ha ( đạt 85,7% diện tích); đất lâm nghiệp đã cấp 1.213.000 giấy với diện tích
8.841.600 ha ( đạt 69,4% diện tích) đất ở nông thôn cấp 11.146.000 giấy với
diện tích 409.00 ha( đạt 80,4% diện tích); đất ở đô thị cấp 3.448.00 giấy với

diện tích 79.920 ha ( đạt 71,7 % diện tích); đất chuyên dùng cấp 115.800
giấy với diện tích 284.170 ha( đạt 39,8% diện tích). (Chu Pha ̣m Ngo ̣c
Hiể n - 2012).
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: công tác thống kê và kiểm kê đất
đai định kỳ đã dần đi vào nề nếp với số lượng tỉnh hoàn thành ngày càng
nhiều đã tổ chức, chỉ đạo hoàn thành 4 đợt tổng kiểm kê đất đai các năm 1995,
2000, 2005 và 2010.


10
Công tác quản lý tài chính về đất đai: Hiện nay, hàng năm nguồn thu từ
giao đất, cho thuê đất chiế m khoảng 7,25% tổng thu từ đất khoảng 45.405 tỷ
đồng. Với chủ trương đẩy mạnh kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường,
nguồn lực đất đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng nhất
cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thu
20 - 22% tổng thu ngân sách.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai: Từ năm 2008 đến nay, thu hồ i cho nhà nước
351,5 ha đấ t ; số vu ̣ v iê ̣c tranh chấ p , khiế u na ̣i, tố cáo trong liñ h vực đấ t đai
chiế m từ 60% đến 70% trên tổ ng số các vu ̣ viê ̣c khiế u na ̣i , tố cáo trong cả
nước. Riêng ta ̣i Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường tiế p nhâ ̣n số vu ̣ viê ̣c tranh chấp,
khiế u na ̣i tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai thường chiếm trên 98%. (Chu
Phạm Ngọc Hiển - 2012).
2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn
Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới có diện tích tự nhiên 8.331,2
km2, có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 10 huyện.
Để hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, ngày 30/9/2003
UBND tỉnh có Quyết định số 1820/ QĐ-UB về việc thành lập sở tài nguyên
và môi trường trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở tổ chức bộ máy của
địa chính và tiếp nhận bàn giao các tổ chức thực hiện chức năng quản lý về tài

nguyên nước,tài nguyên khoáng sản, môi trường. tháng 8 năm 2006 UBND
tỉnh có Quyết định 1161/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 về việc kiện toàn cơ cấu
tổ chức của sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Lạng Sơn.Đến nay sở có 7
phòng chuyên môn và 5 đơn vị trực thuộc sở và tổng số cán bộ công chức,
viên chức là 75 người.
Từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần thúc
đẩy đầu tư, phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.


11
2.2.3 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Tràng Định
Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây bắc của
tỉnh Lạng Sơn, diện tích tự nhiên là 94.119,71 ha, gồm 17 đơn vị hành chính,
trong đó có 22 xã và 01 thị trấn. Trong những năm qua tình hình quản lý đất
đai của huyện ngày một hoàn thiện, các văn bản quy định phù hợp với đời
sống của người dân, giúp người dân an tâm đầu tư sản xuất nâng cao đời sống
văn hóa, kinh tế chính trị ngày một ổn định và phát triển.
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
UBND huyện Tràng Định thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo
các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp
thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Bảng 2.1 : Tổng hợp các văn bản do huyện Tràng Định ban hành có liên
quan đến quá trình quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2012-2014
STT
1

2


3

4

Nội dung ban hành
Tên văn bản
Về việc đính chính quy định
QĐ số:
về giá các loại đất năm 2011
80/2011/HĐND
trên địa bàn huyện
Về việc cấp GCNQSD đất,
QĐ số:
quyền sở hữu nhà và các tài
501/2011/QĐsản khác gắn liền với đất cho
UBND
các hộ gia đình.
Về việc thực hiện rà soát
KH số:
việc sử dụng đất ven sông
162/2013/UBND
Về việc hướng dẫn lập hồ sơ
cấp GCNQSD đất, quyền sở
HD số:
hữu nhà và các tài sản gắn
173/2013/UBNDliền với đất cho tổ chức, cơ
TCKH
quan nhà nước đang sử dụng
đất trên địa bàn huyện.


Cơ quan ban hành
UBND huyện

UBND huyện

UBND huyện

UBND huyện

(Nguồn: phòng tài nguyên và môi trường huyện Tràng Định )


12
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- các số liệu liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn xã Đoàn Kết- huyện Tràng Định- Tỉnh Lạng Sơn.
- các văn bản pháp quy về đất đai trên cả nước và của tỉnh Lạng Sơn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá đất đai của xã Đoàn Kết-huyện Tràng Địnhtỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2014 theo 13 nội dung công tác quản lý nhà
nước về đất đai của luật đất đai 2003 .
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm:
Đề tài nghiên cứu tại xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
3.2.2.thời gian
Thời gian tiến hành: từ ngày 05/01/2015 đến tháng 05/04/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của xã Đoàn Kết, huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thủy văn
+ Các nguồn tài nguyên
+ Cảnh quan môi trường


13
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
+ Khu vực kinh tế tiêu thủ công ngiệp, thương mại và dịch vụ
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Đoàn Kết, huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn.
3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Đoàn Kết, giai đoạn 2012 - 2014 theo 13 nội dung quy định trong Luật
Đất đai 2003
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Đoàn Kết theo 13
nội dung quy định trong luật đất đai 2003.
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.


14
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã:
- Nghiên cứu các văn bản luật và dưới luật về quản lý đất đai, đặc biệt
là nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai 2003.
- phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu sơ cấp thông qua nội dung quản lý quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất, giải quyết đơn thư.
+ Thu thập số liệu thứ cấp qua việc kế thừa những tài liệu, số liệu tại
các cơ quan chức năng ( báo cáo, bảng biểu thống kê …).
-Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả thực trạng công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên cơ sở luật đất đai, các văn bản pháp luật,
phân tích, xử lý số liệu thông qua phần mềm tin học.

-Sử dụng những văn bản pháp quy để so sánh đối chiếu xem công tác
quản lý đất đai của xã đã và chưa làm được gì.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản luật và văn bản dưới luật về quản lý đất đai,
đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất
đai 2003.
- Phương pháp thu thập tài liệu, bao gồm:


15
+ Thu thập tài liệu sơ cấp thông qua các nội dung quản lý quy hoạch –
kế hoạch sử dụng đất, thu hồi giải quyết các đơn thư.
+Thu thập tài liệu thứ cấp qua việc kế thừa những tài liệu, số liệu tại cơ
quan chức năng có liên quan ( báo cáo, bảng biểu thống kê,…)
-Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thông qua phần mềm tin học; đối
chiếu so sánh với các quy định hiện hành của luật.


×